Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

SỰ đổi mới TRONG THƠ VI THÙY LINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.58 KB, 40 trang )

I) Tác giả
1) Cuộc đời và sự nghiệp
a) Cuộc đời
Vi Thùy Linh sinh ngày 4-4-1980 tại Hà Nội, là một nhà thơ
nữ của Việt Nam,cử nhân đại học báo chí năm 2001. Tuy là thế hệ
nhà thơ trẻ nhưng Vi Thùy Linh đã nhanh chóng trở thành một "hiện
tượng" trong nền thi ca Việt Nam đương đại. Vi Thùy Linh là nhà thơ
Việt Nam đầu tiên được mời thực hiện một đêm thơ riêng tại Paris
mang tên "Tình tự Hà Nội". Cô cũng là nhà thơ đầu tiên thực hiện
tour diễn Pháp – Châu Âu.
Vi Thùy Linh là một trong số những nhà thơ trẻ, một hiện
tượng trong thơ Việt Nam. Cũng là một tiếng thơ lạ. Ở thơ Vi Thùy
Linh đã bộc lộ rất nhiều những điều nên bàn cãi về thơ, về đạo đức,
về văn hóa và về xã hội Việt Nam. Đến với thơ của chị ta cảm nhận
cuộc sống như phơi trần bao nhiêu điều tốt đẹp lẫn xấu xa quanh ta,
cách triết lí mới lạ về cuộc sống, phía trước là bầu trời... ở đấy có
vinh quang, có hiểm họa. Thơ Vi Thùy Linh được viết theo trường
phái văn học hậu hiện đại vì vậy hình thức và nội dung phản ánh đều
mới lạ, điều ấy thu hút nhiều độc giả nhưng cũng tạo ra nhiều khó
khăn trên bước đường thơ của chị.
Rất nhiều bài thơ của Vi Thùy Linh được nhạc sĩ Ngọc Đại phổ nhạc
và được ca sĩ Trần Thu Hà trình bày trong Album Nhật Thực
Vi Thùy Linh - nổi lên như một nhà thơ nữ cực kỳ cá tính.
Không chỉ thành công trên lĩnh vực văn học mà chị còn tham gia vào
các hoạt động nghệ thuật khác như: điện ảnh, thời trang,....
b) Sự nghiệp


Khát (thơ, nxb Hội nhà Văn, 1999)
Linh (thơ, nxb Thanh Niên, 2000)
Có thơ in trong:


Thơ trẻ chọn lọc 1994-1998 (nxb Văn Hoá Thông Tin, 1998)
Thơ sáng tác trẻ (nxb Hội Nhà Văn, 2000)
Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000 (tập 1, nxb Hội Nhà Văn, 2000)
Một số truyện ngắn, tiểu luận, tuỳ bút đã in báo, tạp chí trong và
ngoài nước.
Là tác giả trẻ nhất được giới thiệu và in thơ trên tạp chí Europe số
tháng 4.2002 của Pháp.
Là đại biểu Việt Nam dự Liên Hoan Thơ Quốc Tế VII tại Pháp
(2003)
2) Những nét phong cách của thơ Vi Thùy Linh
-Thơ Vi Thùy Linh nói đến cái tôi một cách mạnh mẽ và quyết
liệt:
Có thể nói “cái tôi” trữ tình cá nhân, đặc biệt là “cái tôi” trong
tình yêu là một nét mới trong nội dung thơ giai đoạn 1975-2000.
Nếu như ở giai đoạn trước “cái tôi” cá nhân thường phải nhường chỗ
cho “cái ta” tập thể thì trong giai đoạn này, “cái tôi” trở nên mạnh
mẽ, say mê và luôn khát khao khẳng định mình, là “cái tôi” dâng
hiến đến tận cùng cho tình yêu. Đi ều n ày ta nhìn th ấy rất rõ trong
thơ Vi Thùy Linh.
Là mùa đầu cánh đồng Mẹ tôi sinh nở
Là cơn gió của đại ngàn Cha…


Khi bị gọi nhầm tên.
Tôi không nói gì.
Khi ai đó nói rằng, tôi giống người họ đã gặp
- Tôi bỏ đi
(Tôi)
-Vi Thùy Linh viết về tình yêu một cách chân thành
và thiên về nhục cảm

-Vi Thùy Linh là nhà thơ của tình yêu. Trong tập thơ
“Đồng tử” có chỗ Linh muốn thoát khỏi tình yêu để làm thơ khác,
Linh muốn làm thơ trí tuệ, thơ nhân sinh, nhưng mọi cố gắng dường
như đều đưa Linh về với khát vọng tình yêu. Tình yêu là khởi điểm
trong thơ Vi Thuỳ Linh, tình yêu là nguồn sáng tạo, là địa điểm xuất
phát đẩy chữ đầu thai trong một cuộc đời mới.
Trở về với thơ Vi Thùy Linh, những câu thơ hay của Linh đều
có tình, đều nặng tình, đều trữ tình, đều được tạo nên từ tình, một thứ
tình cảm lãng mạn da thịt, đến cuồng si. Tình yêu trong thơ Linh là
một thứ tình yêu không bao giờ đạt đích, một thứ tình chưa tìm tới
bến, mà càng lao vào, càng mù mịt đơn côi. Tình yêu trong thơ Linh
là thứ tình chưa thỏa, và chẳng bao giờ được thoả. Là sự phiêu lưu
không bến đỗ, là liều lĩnh, là đi bể không kim chỉ nam
Một mình trên thuyền với cánh buồm đỏ như trái tim căng
trong lồng ngực
“Vừa làm thuyền trưởng vừa là thủy thủ


Người không biết bơi liều mạng ra khơi ...
Kim la bàn theo hướng linh giác...
Hải âu lượn trong mắt biếc
Anh phía tâm ước của em
Thuyền dâng đỉnh song”
(Say nắng).
Thơ tình của Linh, do đó, không chỉ là thơ tình, ngay từ bài
đầu trong tập Đồng tử (sinh năm 1980) đã là bản truyên ngôn: thơ là
sự hợp cẩn giũa tình yêu và sáng tạo, trong thống khổ và hạnh phúc.
Linh tạo ra nhục cảm sáng tạo mà tình và chữ, nhục dục và
ngôn ngữ hoà tan trong động thức tình yêu. Nhục cảm sáng tạo từ
Linh, sẽ còn ngây thơ, quẫy động, đầy nước mắt, mãnh liệt không

chịu nhượng bộ bất cứ một áp lực đạo đức hay chính trị nào
-Vi Thùy Linh thích sự “cô đơn”. Chị vẽ ra trên khung giấy
hình ảnh một nhà thơ độc mã trên con đường sáng tạo; thế nhưng chị
cũng thường xuyên ca tụng sự hoà hợp của tâm hồn, của thể xác theo cách mà nỗi cô đơn sẽ trở thành thù địch với nó.Vi Thùy Linh
“dám mới”, thậm chí sốt sắng cải tạo tinh thần của thi ca. Dường như
chị không viết cái gì khác mình. Chị sống bằng chính con người thật
của mình trên trang giấy.Người đọc thấy ở Vi Thùy Linh có cái
“động” của một người thuộc thế hệ 8X, mới mẻ và hiện đại; có cái
buồn, cô đơn tạo nên phong thái của một nhà thơ; và cũng có cái
nồng nàn, “dữ dội và dịu êm”, đầy nữ tính… Chính những nét tính
cách hòa trộn ấy đã tạo nên một ViLi độc đáo, một ViLi không lẫn
vào đâu được.
3)Tập thơ khAt,tập thơ đầu tay của Vi Thùy Linh:


Khát xuất bản lần đầu tiên vào tháng 1/1999. Nhà thơ Nguyễn
Việt Chiến nhận xét: "Với Khát vọng sống, Khát vọng yêu và Khát
vọng Sáng tạo luôn tràn đầy trong tâm thế, cây bút trẻ này vượt lên
bằng cá tính thơ của mình để cùng những nhà thơ trẻ hôm nay báo
hiệu một ngày mới đang đến với thi ca đương đại Việt Nam". Còn
khi đọc lại Vi Thùy Linh, nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét: "Phải
nói Vi Thùy Linh là người dũng cảm và tự tin. Thơ chị có nội lực.
Chị vịn vào nội lực ấy mà đứng dậy trên hai chân của mình và sáng
bằng nước mắt. Đọc chị, ta luôn có cảm giác rợn ngợp như đang
đứng trước một ngọn núi lửa vừa mới tuôn trào với một sức mạnh
không thể ngăn cản nổi" khAt là tập thơ đầu tay của VTL, gây một
tiếng vang lớn, mang lại cho tên tuổi VTL một vị trí đứng trong nền
thi ca Việt Nam đương đại.
Tuy nhiên, trong bài viết Văn chương trẻ - Rất cần chiều sâu
và tầm nhìn văn hóa, Trần Trọng Bình lại có cái nhìn khác về KhAt:

“Có thể thấy, trong thơ Vi Thùy Linh tuy sự chân thành, thậm chí
“cuồng nhiệt” thì có thừa nhưng lại thiếu và đánh mất sự đằm thắm,
những dịu dàng, những tinh tế của con người (đặc biệt là người phụ
nữ Á Đông) trong lúc thụ hưởng những phút giây ngọt ngào nhất
của yêu đương, của ái ân. Ngoài ra sự “thiếu chiều sâu văn hóa”
trong thơ Vi Thùy Linh còn thể hiện trong cách ứng xử trong tình
yêu. Trong tình yêu hay trong cuộc sống nói chung con người phải
biết dung hòa giữa “cho” và “nhận”, trong sự “đòi hỏi hưởng thụ”
và đức hy sinh. Có vẻ như thơ Vi Thùy Linh khi đề cập đến vấn đề
này là thiên về “nhận” hơn là “cho”, thiên về đòi hỏi một chiều hơn


là sẵn sàng hy sinh…Vì vậy mà người đọc khó đồng cảm, khó nhớ,
khó thuộc…”.
Một tác phẩm văn học vô vị, vô hồn thường không lay động
độc giả, không làm họ để tâm, nghĩ ngợi về nó. Nhưng phần đông
công chúng đã không “làm lơ” với KhAt của Vi Thùy Linh. Đó dấu
hiệu thành công của tập thơ nói riêng và những thể nghiệm “cái tôi”
mới mẻ nói chung của văn chương đương đại Việt Nam.
II) Những đổi mới trong thơ Vi Thùy Linh thông qua tập
thơ KhAt
1) Những đối mới về nội dung thông qua từng đề tài cụ thể
1.1)Cái tôi cá nhân với nhiều sắc thái
1.1.1)Cái tôi phá chấp
Trong KhAt, Vi Thùy Linh rất biết cách “tự tỏa sáng để trở
nên lộng lẫy”. Chị nói về thơ của mình, nói về tính cách của bản thân
không ít hơn những lời phê bình về tác phẩm của chị.
Khẳng định cái tôi, Vi Thùy Linh muốn khẳng định giá trị của
bản thân. Một cái tôi cá nhân đặc thù, không giống ai, không thể
nhầm lẫn với bất cứ người nào:

Là mùa đầu cánh đồng Mẹ tôi sinh nở
Là cơn gió của đại ngàn Cha…
Khi bị gọi nhầm tên.
Tôi không nói gì.


Khi ai đó nói rằng, tôi giống người họ đã gặp
- Tôi bỏ đi
(Tôi)
Đó cũng là cái tôi tự do, tự lập không chấp nhận sự
gò bó, áp đặt:
Cha mẹ định quàng dây cương vào tôi
“Hãy để tự con đi!”
Độc mã
Quyết làm những gì mình muốn
(Tôi)
Cái tôi trong thơ Vi Thùy Linh là cái tôi dồi dào cảm hứng
lãng mạn, cái tôi cuồng nhiệt yêu đương và luôn đòi hỏi được đáp
đền xứng đáng. Phía nào cũng phải hết mình, bên nào cũng phải tận
lực:
Em mãi mãi muốn anh xiết chặt
Đừng đánh thức em như trong truyện cổ
Em không thể mở mắt bởi tiếng khô khốc từ những hàm răng
va nhau


qua cái hôn
quá vội
(Anh và thời gian)
Cái tôi này mạnh mẽ, thẳng thắn bộc lộ xúc cảm, niềm đam

mê trước người yêu để tâm hồn và thể xác họ sát lại gần nhau hơn.
Đó là tình yêu xuất phát từ cái tôi chân thành, không hề tính toán nên
“tôi” chẳng có gì để phải xấu hổ hay ngại nói lên cảm giác của mình:
Anh là suy nghĩ của em mỗi ngày thức dậy
Anh là niềm vui và nỗi buồn, là những gì trong em
đang có
Anh là đỉnh cao khát vọng dâng hiến
là hơi thở của
em…

(Sóng)
Vi Thùy Linh quan niệm: “Viết thơ làm văn phải có “cảm xúc
và tư chất”, vì nhờ chúng mà mỗi người có cái giọng riêng”. Nhân
vật “tôi” rất nhạy cảm và ý thức giá trị nghề nghiệp như một phần
làm nên giá trị của bản thân:
- Tôi không bán chữ.
Tôi làm thơ


- Cô sống bằng gì?
- Viết báo.
- Tôi chẳng viết nổi một dòng thơ
Quên đi
Đếm tiền sướng hơn chứ!
- Tôi làm thơ để giải tỏa những mong đợi
Con người tôi nếu trừ thơ, không còn là tôi
nữa
(Nhà thơ và những đối thoại)
Lời “trần tình” trong thơ hoàn toàn nhất quán với những phát
biểu của tác giả trước báo chí: “Nghề nghiệp giúp tôi sống ổn… tôi

tự lực để tạo dựng tên tuổi trong thơ và thơ ca cũng giúp tôi tự lực
trong cuộc sống” (…). Tôi không bao giờ nghĩ đến việc mình làm
tiền với thơ. Chỉ nghĩ đến việc đó thôi, tôi đã cảm thấy phản bội với
mình với thơ… mục đích của tôi không phải biến thành ngôi sao,
không phải để nổi tiếng, không phải để làm tiền”.
Cái tôi cá nhân trong thơ Vi Thùy Linh còn muốn thâu tóm cả
thế gian vào mình. Cho nên ở khía cạnh nào đó, có thể nói thơ của
chị là tiếng nói “nữ quyền”,là khát vọng “bắn nát sự cam phận” vốn
đã ăn sâu vào tiềm thức của nữ giới.


Cho nên độc giả thấy người phụ nữ trong thơ Vi Thùy Linh
thường vượt lên trên mọi rào cản để chiếm lĩnh vùng yêu, thay đổi
thế giới. Và cái tôi lúc này như một sự hóa thân, hòa quyện cùng vũ
trụ để “tình yêu sinh ra con người”:
Tôi thích cách sống cô Hồ
Đêm đêm tôi vẫn thường trò chuyện
Bằng thơ…
Hỡi Hồ Xuân Hương, bây giờ ngày càng nhiều những
người cô đơn
(Nửa đêm trò chuyện với cô
Hồ)
Vi Thùy Linh thích sống một cuộc đời “động”. Trong thơ Vi
Thùy Linh cái tôi cá nhân được khẳng định một cách tự tin. Một cái
tôi đầy cá tính, phá cách và phá chấp như chính người đã sáng tạo
nên nó.
1.1.2) Cái tôi cô đơn
Buồn và cô đơn là hai trạng thái tinh thần phổ biến trong Thơ
mới (1932 - 1941) nhưng lại hiếm gặp trong thơ ca giai đoạn 1945 1975. Đến cuối thế kỷ XX, nỗi buồn và sự cô đơn của cái tôi cá nhân
lại phục sinh trong thơ những cây bút trẻ, đặc biệt là trong

tập KhAt của Vi Thùy Linh.


Đầu tiên là cái cảm thấy lạc lõng, bơ vơ vì không
tìm “tri âm” trong cuộc sống:
Khi bị gọi nhầm tên
Tôi không nói gì
Khi ai đó nói rằng, tôi giống người họ gặp
-Tôi bỏ đi
Khi cha tôi bảo, sự dữ dội của tôi khiến Người lo sợ
Tôi âm thầm khóc.
(Tôi)
Vì sao
Em không tin có ngọn phồn linh và lời thiêng “Vừng ơi”
Em không thể nào lý giải!
Thơ là nỗi buồn trường cửu
(Những câu thơ mang vị mặn)
Đó còn là nỗi buồn và nỗi cô đơn trong hành trình tìm sự hoàn
mỹ, dẫu biết “hoàn mỹ” không bao giờ có thật:
Trong giấc mơ
Tim mãi kiếm tìm


Một vầng trăng không bao giờ khuyết
Một mùa trăng lênh đênh…
...
Hình như
Có nỗi buồn nằm nghiêng
Nơi bóng tối òa vỡ
(Không đề I)

Em chớp mi vào một cánh hoa tàn
Như chạm vào giới hạn
Giới hạn của sự trường tồn và vô vàn biến đổi
Giới hạn của ước mơ thực tại
Giới hạn của em với em…
(Tiếc nuối)
Có khi chúng đến từ thế giới hiện đại: vật chất thì đủ đầy, còn
tinh thần thì nghèo nàn, tẻ nhạt; lòng người lãnh đạm, thờ ơ:
Sự tiến hóa làm con người xa nhau hơn
Thậm chí ít có thời gian để cười và càng ít khóc


(Đôi

mắt

lửa

Puskin)
Khi đã thấy nhiều sự đối lập, nghịch lý trên mặt đất này
Tôi không còn ngạc nhiên như hồi còn bé
Nhưng cảm thấy buồn khi nhiều người coi đó là tất yếu
(Tảng băng trôi)
Trong bài Nhà thơ và những đối thoại, đối với họa sĩ, thơ được
đặt lên giá sách, thơ bị coi như một vật trang trí, một cái vỏ bề ngoài.
Thơ không làm ra tiền, thơ trở thành thứ không có giá trị.
Nỗi buồn còn đến từ cảm cảm giác bất lực trong việc níu giữ
bước đi tàn nhẫn của thời gian, bất lực nhìn những khoảnh khắc đẹp
nhất của cuộc đời bình thản trôi qua:
Ta lo âu một ngày

Bàn tay nhăn nheo những sợi tóc bạc ngã gục
Những sợi tóc không thể mọc thêm không bao giờ đen được
nữa
Màu trắng run lên
(Lặng lẽ)
Sợ nhịp đồng hồ


Người đàn bà rùng mình mỗi khi đêm nhào đến
(Lặng lẽ)
Thanh xuân sắp lìa xa
Những chiếc lá xác xơ gân như long mày quả phụ
Người đàn bà cầm tóc soi lên nắng
thấy-màu-lá-khô
(Thơ lá)
Những gam màu chết lặng
Tất cả bất lực
trước thời gian…
(Anh ơi! Mùa Đông)
Cái tôi cô đơn, buồn bã, lo âu từng xuất hiện trong Thơ mới
(1932 - 1945) nhưng trong thơ Vi Thùy Linh vẫn mang một nội dung
thẩm mỹ mới vì nó bộc lộ chân thật những suy nghĩ rất riêng của nhà
thơ về cuộc sống, về con người, về thơ hôm nay.
1.1.3) Cái tôi đa đoan:
Trong Gặp nhau cuối năm, Nguyễn Khải thố lộ: “Tôi thích cái
hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, bóng tối và ánh sáng,
màu đỏ và màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới


thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ”. Có thể

nói, hiện thực “ngổn ngang và bề bộn” đó tác động rất lớn đến người
nghệ sĩ. Ảnh hưởng của nó không chỉ thể hiện trong văn xuôi mà còn
cả trong thơ. Qua tập thơ KhAt của Vi Thùy Linh, ta thấy một cái tôi
đang ngơ ngác, quẩn quanh giữa những nghịch lý:
Con người là nỗi đau!
Phá vỡ thuyết tương đối nhưng lại tin sự tương ứng
Đập nát đơn điệu, khuôn khổ của cũ kỹ, nhàm chán và cam
chịu
Em tự làm mất đối xứng - bằng em
(Không thanh thản)
Trong cuộc sống thời bình ẩn chứa nhiều bất ổn. Những giá trị
xoay vần và đổi chỗ cho nhau: Đen và trắng, hy vọng và tuyệt vọng,
tin tưởng và hoài nghi, lý tính và cảm tính, hạnh phúc và khổ đau,
thành công và thất bại…
Con người sống trong bóng tối của hoài nghi. Cái tôi Vi Thùy
Linh thể hiện trong KhAt là cái tôi đang mê mải đi tìm chân lý giữa
một hiện thực ngổn ngang và bề bộn. Cái tôi “bập bênh”:
Bập bênh khóc-cười, bập bềnh số phận
Bập bênh cô đơn



Lẽ nào lại cân lên niềm vui và đau khổ
Cuộc đời làm sao đông đếm nổi
Bập bênh!?
Những buồn bã, cô đơn, sống hết mình cho tình yêu, tự khẳng
định bản thân mình thật ra chỉ là phương cách để tâm hồn đứng yên
trong bão tố. Cái tôi trong KhAt là một cái tôi đối kháng với những
nghịch lý của cuộc đời, vin vào những giá trị thực như: tình yêu, tình
thân, tình người… để đẩy lùi những giá trị ảo như tiền bạc, danh

vọng, hợp đồng, bằng cấp… Ta thấy điều này thể hiện qua các
bài: Cứ đi đi, Giamilya!, Nửa đêm trò chuyện với cô Hồ, Tôi lắng
nghe Van Gogh, Đôi mắt lửa Puskin, Gửi Exênhin, Tảng băng
trôi…
Mượn những chi tiết trong tiểu thuyết của Ts Aimatov hoặc
trong cuộc đời các nghệ sĩ nổi tiếng như Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Van Gogh, Puskin, Êxênhin, Hêmingway… để khắc họa
cuộc sống hôm nay với những rối ren, lọc lừa, bội phản, nghi kỵ,
chiến tranh, chết chóc:
Hỡi Hồ Xuân Hương, bây giờ ngày càng nhiều những người
cô đơn
Những người đàn bà đắp nguyên cả chăn mà vẫn lạnh
Sự ghen tuông, phản bội ghê gớm hơn thời Hồ Xuân Hương
sống


Có những người coi cặp bồ là mốt
Bọn trẻ biết yêu quá sớm
Ly hôn trở thành chuyện bình thường
(Nửa đêm trò chuyện với cô Hồ)
Những tác phẩm để đời bị sao chép, bị lấy trộm và bán đấu
giá
Không hết bức Chân dung tự họa người đàn ông một tai giá
bao nhiêu?
Khi mà bây giờ hầu như mọi thứ có thể mua
Từ trinh tiết đến tình cảm hợp đồng và bằng cấp!
(Tôi lắng nghe Van Gogh)
Sự tiến hóa làm con người xa nhau hơn
Thậm chí ít có thời gian để cười và càng ít khóc
...

(Đôi mắt lửa Puskin)
Khi đã thấy nhiều sự đối lập, nghịch lý trên mặt đất này

và cừu Dolly ra đời không cần có cha


(Tảng băng trôi)
1.2) Tình yêu đối lứa với nhiều cung bậc
1.2.1) Tình yêu tận hiến và tận hưởng
Tình yêu là một đề tài không mới. Trước Vi Thùy Linh, nhiều
nhà thơ đã viết về tình yêu và để lại ấn tượng khó phai trong lòng
người đọc. Yêu đương là chuyện của muôn đời, chuyện của muôn
người. Nhưng đọc KhAt ta vẫn thấy tình yêu rất mới. Trên 2/3 nội
dung của KhAt là dành cho tình yêu. Nó trở thành tâm điểm của tập
thơ.
Thơ là tiếng nói của tâm hồn. Thơ viết về tình yêu càng mang
đậm xúc cảm hồn nhiên, trong trẻo, tinh khiết của trái tim. Đọc thơ
Vi Thùy Linh ta thấy một tình yêu không vụ lợi, một tình yêu không
theo kiểu trào lưu, một tình yêu không sắc màu “thị trường”.
Đó là tiếng lòng của một cô gái đang yêu mãnh liệt, khát khao
dâng hiến đến tận cùng:
Anh yêu của em
Em yêu anh cuồng điên
Yêu đến tan cả em
Ào tung kí ức
(Người dệt tầm gai)
Em đã gửi anh những bài thơ của em


Ở đó, người đàn ông được tôn vinh trong hạnh phúc

Ở đó, người đàn bà luôn hiến dâng và chờ đợi
(Điều anh không biết)
Những gì em có
đều thuộc về anh
(Một mình tháng tư)
Mỗi người là một thế giới nhỏ
Em dâng anh thế giới của mình
(Không thanh thản)
Anh là suy nghĩ của em khi mỗi ngày thức dậy
Anh là niềm vui và nỗi buồn, là những gì trong em đang có
Anh là đỉnh cao khát vọng dâng hiến
là hơi thở của em…
(Sóng)
Em yêu anh như yêu hơi thở
Vắng anh, em thở vào bàn tay, hơi thở có khói của nước mắt



áp chặt bàn tay lên ngực
Ngay cả trong góc khuất tâm hồn em cũng có anh
(Anh)
Không như nàng Tô Thị chờ chồng, ôm hy vọng và nhẫn nhục
chịu đựng, tình yêu đích thực phải có hai mặt trao và nhận, tận hiến
và tận hưởng. Nhân vật trữ tình trong thơ Vi Thùy Linh yêu nồng
nàn bao nhiêu thì cũng đòi hỏi được đáp đền lại bấy nhiêu:
Em mãi mãi muốn anh xiết chặt
Đừng đánh thức em như trong truyện cổ
Em không thể mở mắt bởi tiếng khô khốc từ những hàm răng
va nhau qua cái hôn quá vội
(Anh và thời gian)

Sao anh không bế em ra khỏi cô đơn, ra khỏi những ngày
dằng dặc nhớ
Sao anh không làm khô nước mắt em bằng môi anh
(Nói với anh)
Anh ở đâu
Mắt anh ngủ nơi nào
Có yêu nhau có thương nhau thì vượt đêm mà về


Có nhớ nhau có khát khao nhau hãy cuộn tung thác nguồn
(Gọi nguồn)
Anh ơi!
Hãy ghì chặt em hãy hôn em, vượt qua khắc nghiệt
(Ở lại)
Em muốn nghe anh, nhưng không phải đôi môi ghé vào ống
nói
Hãy hôn em, chẳng cần lời!
(Khi em tựa cửa)
Tất cả nhân vật trữ tình trong KhAt đều là phụ nữ đang yêu
hoặc đã yêu một cách cuồng nhiệt. Họ được tôn vinh, được vỗ về,
được yêu thương. Họ luôn ý thức vượt thoát “tổ kén” của quá khứ,
“tổ kén” kìm hãm những khát vọng riêng tư của người phụ nữ, cái
“tổ kén” chối bỏ quyền đòi hạnh phúc, chối bỏ vị trí bình đẳng của
họ đối với nam giới trong hành trình tìm kiếm và chiếm lĩnh tình
yêu:
Em muốn nổ khối chữ trong mình
Thành lời: Em yêu anh
(Em-bí mật?)



Hình ảnh người đàn bà “dệt tầm gai” - đổi hạnh phúc bằng
niềm đau, đổi nụ cười bằng nước mắt. Rồi câu hỏi thản nhiên mà đau
xót:
“Dệt tầm gai đến bao giờ?”
(Người dệt tầm gai).
Hay hình ảnh người đàn bà tựa cửa
“Khi em tựa cửa
Là khi em cần anh”,
hay
“Em làm những việc quá sức mình, nhưng lại rất vụng về:
không biết khâu những gì đang khuyết
Em chỉ biết tựa cửa xâu những sợi tóc rụng qua lỗ kim”
(Khi em tựa cửa).
Đối lập với vẻ ngoài bình thản là một nội tâm sôi sục. Người
phụ nữ trong thơ Vi Thùy Linh sống rất thật với những cảm xúc của
bản thân. Họ luôn chủ động trên con đường tìm kiếm hạnh phúc.
Giá như đôi mắt em lá khoai để nỗi nhớ buồn không ở lại
Để em tìm đường anh về
Và trái tim em làm tổ giữa đời anh


Quỳ trong đêm, em cởi mình…
(Nói với anh)
Người phụ nữ trong bài Liên tưởng rất hiện đại nhưng cũng rất
nữ tính trong khát vọng yêu đương:
Đàn ông là lửa, đàn bà là bùi nhùi
Quỷ đi đến và thổi bùng lên
Em như bùi nhùi rơm
Ngày ngày đợi chờ
Ủ mình mùa mùa

Lửa anh nơi đâu?

Nếu anh không đến với em
Em sẽ đi tìm nơi trú ngụ của quỷ.
1.2.2)Tình yêu song hành tình dục
Tình yêu trong KhAt của Vi Thùy Linh là sự tổng hòa của hai
yếu tố gắn kết với nhau về tinh thần và hòa hợp nhau về thể xác.
Yêu nhau là nghĩ đến nhau và muốn thuộc về nhau. Đây là
một nhu cầu rất “đời” và rất “người”. Đó là những điều thầm kín mà
trước đây người ta cố lờ đi, đặc biệt lại là tiếng lòng của người phụ


nữ. Nên có thể xem đây là một đổi mới đáng ghi nhận của Vi Thùy
Linh.
Tuy nhiên tính dục trong thơ Vi Thùy Linh không dung dị là
một biểu hiện của tình yêu trọn vẹn. Nó còn được coi là phương thức
hóa giải sự cô đơn luôn chực chờ trong tâm trạng của nhân vật trữ
tình:
Có ai biết. em đã dịu dàng và nồng cháy bên anh
Có ai biết. đêm nay, em mong anh đi qua dù chỉ vô tình
quệt vào em như que diêm chạm lửa!
(Người đêm khuyết)
Em muốn ngủ bên anh như rễ cây trong đất…
… Đất của em ơi!
Hàng triệu tú cầu cùng đêm trườn qua những ngón mềm khi
chúng mình gắn nhau bằng hơi thở
Những ngón mềm trườn trên thân thể
(Một mình tháng tư)
Tính dục thể hiện những khát khao bản năng rất thầm kín của
người phụ nữ.



Em cố thoát khỏi tạp âm tiếng người ho, tiếng ợ khan của cô
gái đang
thì nghén, tiếng trở mình của người đàn bà mang thai đến
tháng
Nhưng không thoát khỏi em

Bởi vì trong đêm
Em bùng lên nỗi nhớ, khát khao và những điều thầm kín nhất
Bởi vì trong đêm, em là em toàn vẹn nhất
(Tiếng đêm)
1.2.3) Tình yêu là tôn giáo đại chúng
Trong tập thơ KhAt xuất hiện khá nhiều những từ ngữ của
Thiên Chúa giao như: “số phận”, “định mệnh”, “thánh giá”, “cõi
thiêng”, “Chúa đóng đinh”, “tín đồ”, “đức tin”, “thập tự”, “con
chiên”, “Cha đạo”, “nhà thờ”, “nguyện cầu”, “thánh đường”,
“thánh ca”, “kinh”, “Giáng sinh”… Điều đặc biệt là những từ ngữ
này lại gắn liền với chủ đề tình yêu. Vi Thùy Linh không phải nói về
tôn giáo mà mượn tôn giáo để nói về tình yêu:
Em cần anh
như con chiên cần Cha đạo


×