Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.81 KB, 2 trang )
Nghệ thuật lãnh đạo
Không ai sinh ra đã có sẵn trong mình những tố chất lãnh đạo bẩm sinh. Để trở thành một
nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải có ý chí, có nỗ lực quyết tâm, có tích luỹ kinh nghiệm, biết
không ngừng trau dồi kiến thức và học hỏi để hoàn thiện mình.
Năng lực lãnh đạo là cả một quá trình mà tại đó một cá nhân có ảnh hưởng lên những
người khác để họ hoàn thành một mục tiêu và một hướng dẫn nào đó theo phương cách nối
kết với nhau sao cho có hiệu quả nhất. Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng
chính các kỹ năng leadership của mình, chẳng hạn như lòng tin, sự tôn trọng, cách ứng
nhân xử thế, tính cách, kiến thức hoặc kỹ năng. Mặc dù vị trí của bạn với tư cách nhà quản
lý, nhà giám sát, trưởng các phòng ban,… sẽ đem lại cho bạn thẩm quyền để chỉ đạo người
khác hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu của công ty, tuy nhiên, quyền lực này không
khiến bạn trở thành nhà lãnh đạo theo đúng nghĩa của nó được. Đơn giản, nó chỉ giúp bạn
ngồi vào vị trí “sếp” mà thôi. Còn năng lực lãnh đạo đem lại sự khác biệt vì nó khiến tự
bản thân các nhân viên có mong muốn đạt được các mục tiêu cao hơn, trong khi “làm sếp”
thường chỉ đơn thuần là “sai khiến” người khác.
Các nguyên tắc năng lực lãnh đạo:
Để có khả năng thể hiện, hiểu biết và thực hiện năng lực lãnh đạo (leadership), bạn hãy
tuân thủ 11 nguyên tắc lãnh đạo sau:
1/ Hãy hiểu chính bản thân mình và hãy nỗ lực tự hoàn thiện mình. Để hiểu chính mình,
bạn phải hiểu rõ các đặc tính của bản thân: bạn là ai, bạn biết những gì và bạn đang làm gì.
Còn việc nỗ lực tự hoàn thiện mình đồng nghĩa với việc không ngừng phát huy các đặc
tính đó. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tự học, qua các khoá học chính
thức, qua suy ngẫm chiêm nghiệm và giao tiếp với người khác.
2/ Hãy là một người giỏi chuyên môn: Với vai trò là nhà lãnh đạo, bạn phải biết rõ về công
việc của mình đồng thời có sự hiểu biết vững vàng về các công việc của nhân viên dưới
quyền.
3/ Tìm kiếm và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm đối với hành động của bạn: Hãy tìm kiếm
các cách để dẫn dắt công ty vươn tới những tầm cao mới. Và khi gặp rắc rối, mà điều này
thì sớm muộn gì chắc chắn cũng sẽ đến với bạn - không bao giờ được đổ lỗi cho người
khác. Hãy phân tích tình huống, thực hiện những biện pháp chấn chỉnh, và tiếp tục bước
tới để đương đầu với những thách thức tiếp theo.