Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.8 KB, 69 trang )

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HANOSIMEX
NVLTT
CPNVLTT
CPNCTT
CPSXC
CNSX
BHXH
BHYT
KPCĐ
SP
TSCĐ
SCL
SPDD
TK

Trần Thị Thoan

Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội
Nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Công nhân sản xuất
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn


Sản phẩ
Tài sản cố định
Sửa chữa lớn
Sản phẩm dở dang
Tài khoản

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................
CHƯƠNG 1:............................................................................................................
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ........................................
QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN......................................
DỆT MAY HÀ NỘI.................................................................................................
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội..............3
1.1.1 Danh mục sản phẩm..............................................................................................3
1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng...........................................................................................5
1.1.3 Tính chất của sản phẩm.........................................................................................6
1.1.4 Loại hình sản xuất.................................................................................................7
1.1.5 Thời gian sản xuất.................................................................................................7
1.1.6 Đặc điểm sản phẩm dở dang.................................................................................7

1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Tổng công ty Cổ phần Dệt may
Hà Nội................................................................................................................... 7
1.2.1. Quy trình công nghệ.............................................................................................7

1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất.........................................................................................9

1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội....10
1.3.1 Bộ máy quản lý của Tổng công ty.......................................................................10
1.3.2. Các phòng ban chức năng..................................................................................12

CHƯƠNG 2:..........................................................................................................
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI...............
2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội.......14
2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp............................................................15
2.1.1.1 Nội dung kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp......................................15
2.1.1.2 Tài khoản sử dụng........................................................................................16
2.1.1.3 Chứng từ sử dụng.........................................................................................17
2.1.1.4 Quy trình ghi sổ kế toán chi phí nguyên vật liệu..........................................21
2.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp....................................................................25
2.1.2.1 Nội dung kế toán chi phí nhân công trực tiếp..............................................25
2.1.2.2 Tài khoản sử dụng........................................................................................26
2.1.2.3 Chứng từ sử dụng.........................................................................................27
2.1.2.4 Quy trình hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp của chi phí nhân công
trực tiếp.....................................................................................................................30
2.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung...........................................................................34
2.1.3.1 Nội dung kế toán chi phí sản xuất chung.....................................................34
2.1.3.2 Tài khoản sử dụng........................................................................................36
2.1.3.3 Chứng từ sử dụng.........................................................................................36
2.1.3.4 Quy trình ghi sổ kế toán và ghi sổ tổng hợp chi phí sản xuất chung............38

Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D



Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

2.1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang......43
2.1.4.1. Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang............................................................43
2.1.4.2. Tổng hợp chi phí sản xuất chung................................................................44

2.2. Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại Tổng công ty Cổ phần Dệt
may Hà Nội.........................................................................................................46
2.2.1- Đối tượng và phương pháp tính giá thành của Tổng công ty Cổ phần Dệt May
Hà Nội..........................................................................................................................46
2.2.1.1 Đối tượng tính giá thành của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội........46
2.2.1.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm của Tông công ty Cổ phần Dệt may
Hà Nội......................................................................................................................46
2.2.2. Quy trình tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội 47

CHƯƠNG 3:..........................................................................................................
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH.............................
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
HÀ NỘI..................................................................................................................
3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán CFSX và tính giá thành SP tại
công ty và phương hướng hoàn thiện...............................................................49
3.1.1 Ưu điểm...............................................................................................................49
3.1.2 Nhược điểm.........................................................................................................51

3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Tổng công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội......................................................53

KẾT LUẬN............................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................

Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng biểu
Biểu số 2.1: Sản lượng các loại sản phẩm sợi quý 3 năm 2009...............................16
Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho.....................................................................................18
Biểu số 2.3: Bảng kê số 3........................................................................................20
Biểu số 2.4: Bảng phân bổ NVL chính, NVL phụ của Tổng công ty Cổ phần Dệt
may Hà Nội Quý 3 năm 2009..................................................................................21
Biểu số 2.5: Sổ chi tiết TK 621................................................................................23
Biểu số 2.6: Sổ cái tài khoản 621............................................................................24
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621......................................................................................24
Năm 2009................................................................................................................24
Biểu số 2.7: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương......................29
Biểu số 2.8: Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp.................................................30
Biểu số 2.9: Sổ cái tài khoản...................................................................................33
Ngày 30 tháng 09 năm 2009...................................................................................33
Người lập bảng Kế toán trưởng..............................................................................33
(ký, họ tên) (ký, họ tên)..........................................................................................33
Biểu số 2.10: Phiếu chi............................................................................................36

Biểu số 2.11: Bảng tổng hợp khấu hao quý 3 năm 2009..........................................38
Biểu số 2.12: sổ chi tiết chi phí sản xuất chung.......................................................40
Biểu số 2.13: Sổ cái tài khoản 627...........................................................................42
Ngày 30 tháng 09 năm 2009...................................................................................42
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc...................................................................42
(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu).......................................................42
Biểu số 2.14: Bảng tính giá bông, xơ tồn cuối quý 3 năm 2009..............................43
Biểu số 2.15: Sổ tổng hợp tài khoản CPSXKD dở dang..........................................44
Biểu số 2.16: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất..........................................................48
Biểu số 2.17: Thẻ tính giá thành sản phấm sợi đơn.................................................48

Sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sợi......................................................................
Sơ đồ 2.1. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết và ghi sổ kế toán tổng hợp chi
phí nguyên vật liệu........................................................................
Sơ đồ 2.2. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp chi phí nhân công
trực tiếp..........................................................................................
Sơ đồ 2.3. Quy trình ghi sổ chi tiết và ghi sổ tổng hợp chi phí sản xuất
chung tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội........................

Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

Trần Thị Thoan

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh


Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

1

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

LỜI MỞ ĐẦU
Đã hơn 3 năm kể từ ngày Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương Mại Thế
giới WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Một số mặt
hàng đã có chỗ đứng trên trường quốc tế. Những chính sách ưu đãi trong tiến
trình hội nhập khiến hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động hơn. Tuy
nhiên bên cạnh những cơ hội đó là những khó khăn, thách thức mà các doanh
nghiệp Việt Nam phải đối mặt như sự cạnh tranh không chỉ với những đối thủ
trong nước mà cả những doanh nghiệp nước ngoài. Và để có thể tồn tại, phát
triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này thì phương châm đặt ra cho
các nhà quản trị là “tiết kiệm – hiệu quả - chất lượng”. Ngày nay sự cạnh
tranh không chỉ bằng chất lượng sản phẩm mà còn cạnh tranh cả bằng giá sản
phẩm. Và nhân tố quyết định nên giá bán sản phẩm chính là giá thành sản
phẩm. Quản lý tốt chi phí sản xuất nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm tăng
lợi thế cạnh tranh trên thị trường và tăng lợi nhuận là nhiệm vụ đặt ra cho các
kế toán viên trong doanh nghiệp. Điều này cho thấy vai trò hết sức quan trọng
của thông tin kế toán đặc biệt là thông tin về chi phí sản xuất.
Hiện nay, trong những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thì Dệt may
chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2009, hàng Dệt may Việt Nam đã vượt qua Giày da
về kim ngạch xuất khẩu. Là một trong những con chim đầu đàn của ngành
Dệt may Việt Nam – Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội đã và đang

khẳng định vị thế của mình không chỉ ở thị trường trong nước mà còn trên thị
trường quốc tế. Qua quá trình thực tập tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà
Nội, được tiếp xúc thực tế đã giúp em có những hiểu biết nhất định về công
tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Tổng công ty. Với mong
muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào công tác quản lý chi phí sản xuất
của Tổng công ty nên em đã chọn đề tài “ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY HÀ NỘI ”

Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

2

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

Nội dung bài viết của em gồm có 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí
tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội.
Chương 3:Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội.
Do điều kiện về thời gian cũng như trình độ của bản thân còn nhiều hạn
chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô và cô chú trong công ty để em hoàn

thiện bài viết được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của
T.S Nguyễn Hữu Ánh cũng như các cô chú trong công ty đã giúp đỡ em thực
hiện bài viết này.

Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

3

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

CHƯƠNG 1:
ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ
QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY HÀ NỘI
1.1. Đặc điểm sản phẩm của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội
1.1.1 Danh mục sản phẩm
Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp quy mô
lớn với nhiều nhà máy, phân xưởng và nhiều loại sản phẩm phong phú, đa
dạng. những mặt hàng chủ lực của Tổng công ty như:
• Các sản phẩm về sợi: sợi nhồi cọc, sợi OE, sợi TEXTURE PE+, sợi
slub;
• Các sản phẩm về vải dệt kim, sản phẩm may dệt kim;
• Các sản phẩm vải DENIM, sản phẩm may DENIM;
• Các sản phẩm quần áo như: quần áo phục vụ nhiều đối tượng khách
hàng, quần áo thời trang, khăn bông…;

Mỗi nhà máy phân xưởng sản xuất những mặt hàng khác nhau cũng
như dây chuyền sản xuất khác nhau vì vậy trong giới hạn chuyên đề này em
chỉ xin đề cập đến nhà máy Sợi Hà Nội.
Nhà máy Sợi Hà Nội với diện tích nhà xưởng lên đến 54.680 m2 và
năng lực sản xuất sợi đơn là 12.000MT/năm – 112.000 cọc sợi và năng lực
sản xuất sợi xe là 1.500MT/năm – 6080 cọc. Tổng công ty Dệt may Hà Nội
ngày càng mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, nhiều tiến bộ khoa
học được áp dụng trong công nghệ sản xuất sợi. Máy móc thiết bị hiện đại
được cung cấp từ những hãng nổi tiếng trên thế giới như: Marzoli, Toyoda,
Schlafhorst, SSM và Rieter. Năm 2005, Tổng công ty đã đầu tư thêm dây
chuyền sợi hiện đại có thiết bị cấp lõi và đổ sợi tự động. Các máy ống tự động
được trang bị hệ thống cắt lọc điện tử hiện đại cho chất lượng sợi cao. Các
máy móc công nghệ này đều được điều khiển và kiểm soát qua màn hình vi

Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

4

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

tính. Với hệ thống dây chuyền hiện đại đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ
thuật cao Nhà máy Sợi đã cho ra những mặt hàng sợi đa dạng: cotton, các loại
sợi hóa học đảm bảo tỷ lệ pha trộn đúng theo quy định đạt chất lượng sản
phẩm tốt.
Nhà máy sợi Hà Nội chuyên sản xuất hai nhóm sản phẩm là nhóm sản

phẩm sợi đơn và nhóm sản phẩm sợi xe. Trong mỗi nhóm chi tiết thành các
loại cụ thể như sau:
Các loại sản phẩm sợi đơn:
• Ne 60(65/35) CK
• Ne 45(65/35) CK
• Ne 28(65/35) CK
• Ne 30 PE
• Ne 40 cotton CK
• Ne 42 cotton CT
• Ne 8 slub cotton CT
Các loại sản phẩm sợi xe:
• Ne 60(65/35) CK
• Ne 45/2(65/35) CK
• Ne 46/2 PE
• Ne 42/2 PE
• Ne 40/2 cotton CT
• Ne 42/2 cotton CK
• Ne 28/2 cotton CK
Dưới đây là một số hình ảnh của nhóm sản phẩm sợi đơn và nhóm sản phẩm
sợi xe:
Sợi 100% cotton chải thô, chải kỹ: Ne = 16-40.

Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

5


GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

Sợi 100% cotton Ne = 6 – 20 : sản lượng 4000 tấn/năm.

Sợi Polyeste Texture + Spandex : sản lượng 200 tấn/năm.

Sợi texture PE : sản lượng 500 tấn/năm.

Sợi Slub: sản lượng 5000 tấn/năm.

Nhà máy sợi Hà Nội sử dụng đơn vị tính là Kilogam để tính giá thành
đơn vị cho các loại sản phẩm sợi.
1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng
Tổng công ty đã đầu tư mạnh mẽ vào dây chuyền máy móc hiện đại ,
kiên định với phương châm “ đầu tư liên tục, đầu tư mạnh mẽ, đầu tư có hiệu
quả”. Sau khi đầu tư Nhà máy Sợi đã tăng 15% năng lực sản xuất, nâng cao
chất lượng sản phẩm. Sản phẩm sợi của công ty đạt chất lượng cao, được tiêu
thụ rộng rãi không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước
Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

6

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh


ngoài. Mở ra thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Hiện HANOSIMEX có
quan hệ buôn bán với trên 50 công ty nước ngoài thuộc 36 quốc gia trên thế
giới. Những năm 1993 – 1997, thị trường xuất khẩu chính của Tổng công ty là
Nhật Bản ( chiếm 80 – 90% kim ngạch xuất khẩu), từ năm 2002 - 2008, Mỹ
trở thành thị trường chính ( chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu của Tổng công
ty). Và hiện nay, Hoa kỳ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Tổng công
ty, chiếm 57% thị trường xuất khẩu, tiếp theo là EU (18%) và Nhật Bản (9%).
Công ty đã ngày càng đứng vững trên thị trường Dệt may, xứng đáng là
con chim đầu đàn trong ngành dệt may Việt Nam.
Về chính sách chất lượng, công ty áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng quốc tế ISO 9002 - 2000 với phương châm “ đảm bảo chất lượng sản
phẩm và những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển
lâu dài của công ty ”.
Sản phẩm của HANOSIMEX luôn được duy trì quản lý nghiêm ngặt
theo hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và được khách hàng bình chọn “ hàng Việt
Nam chất lượng cao” nhiều năm liền và được tặng giải thưởng “ Sao vàng đất
Việt” trong 2 năm liền cùng nhiều giải thưởng cao quý khác như: Giải thưởng
chất lượng Việt Nam, Cúp giành cho doanh nghiệp tiêu biểu tại Hội chợ quốc
tế hàng Việt Nam, chứng nhận top 5 ngành hàng được yêu thích nhất…
Thương hiệu của HANOSIMEX ngày càng chiếm được lòng tin của
người tiêu dùng trong và ngoài nước.
1.1.3 Tính chất của sản phẩm
Nhà máy sợi Hà Nội sản xuất hai nhóm sản phẩm sợi đơn và sợi xe
theo quy trình công nghệ sản xuất phức tạp. Quy trình công nghệ chế tạo sản
phẩm bao gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, kết
thúc giai đoạn 1 là tạo ra nhóm sản phẩm sợi đơn, và sợi đơn là nguyên vật
liệu đầu vào để sản xuất ra sợi xe. Chi phí phát sinh trong giai đoạn nào được
tập hợp riêng cho giai đoạn đó. Theo đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và
chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp riêng cho từng nhóm sản phẩm, chi
phí sản xuất chung được tập hợp cho toàn nhà máy sợi và phân bổ cho từng

nhóm sản phẩm. Chi phí sản xuất tại nhà máy Sợi Hà Nội được áp dụng theo

Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

7

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

phương án có tính giá thành bán thành phẩm. Bán thành phẩm ở đây chính là
sản phẩm sợi đơn, sau đó sợi đơn được sản xuất ra sẽ chuyển qua dây chuyền
sản xuất sản phẩm sợi xe.
1.1.4 Loại hình sản xuất
Tổng công ty Hà Nội ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ, Tổng công
ty sản xuất theo hình thức hàng loạt với khối lượng lớn, kết hợp với sản xuất
theo đơn đặt hàng.
1.1.5 Thời gian sản xuất
Do đặc điểm sản xuất sản phẩm là sản xuất hàng loạt với khối lượng
lớn nên thời gian sản xuất thường ngắn và Nhà máy sợi Hà Nội áp dụng kỳ
tính giá thành theo quý. Hàng quý, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành cũng như đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của từng nhóm sản phẩm.
1.1.6 Đặc điểm sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang của Nhà máy Sợi Hà Nội chia làm hai giai đoạn: sản
phẩm dở dang của giai đoạn 1 là giai đoạn sản xuất sợi đơn và sản phẩm dở
dang là giai đoạn 2 của sản phẩm sợi xe.
Trong giai đoạn 1 giá trị sản phẩm dở dang chính là giá trị bông, xơ còn

tồn lại trên dây chuyền sản xuất..
Trong giai đoạn 2 giá trị sản phẩm dở dang là giá trị sợi còn đang trên
dây chuyền sản xuất.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Tổng công ty Cổ phần Dệt
may Hà Nội.
1.2.1. Quy trình công nghệ
Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội bao gồm nhà máy, nhiều phân
xưởng sản xuất nhiều mặt hàng, chủng loại sản phẩm phong phú đa dạng, mỗi
loại sản phẩm lại được sản xuất trên hệ thống dây chuyền máy móc hiện đại
với quy trình công nghệ sản xuất khác nhau. Trong giới hạn bài viết này, em
chỉ xin giới thiệu quy trình sản xuất sợi của nhà máy Sợi:

Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

8

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sợi
Quy trình sản xuất sợi đơn
Kiện bông

Bông chải
cotton


Cúi chải
cotton

Cúi trộn
peco
Ghép
Trộn

Kiện xơ
PE

Bông chải
PE

Băng ghép 1

Cúi chải
PE

Cuộn cúi

Cúi chải
kỹ

Quả sợi đơn

Ống

Quả sợi con


Quả sợi thô

Băng ghép 2

Quy trình sản xuất sợi xe
Quả sợi
đơn

Đậu

Quả đậu

Xe

Quả sợi xe

Theo quy trình sản xuất sợi, với nguyên liệu là bông và xơ PE
Bông và xơ PE được xé nhỏ đưa vào máy bông để làm tơi và loại bỏ
tạp chất, sau đó đưa sang máy chải để loại trừ tối đa tạp chất và tạo thành cúi

Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

9

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh


chải. Các cúi chải sau đó trộn ghép thành cúi trộn peco trên máy ghép. Việc
pha trộn tỷ lệ cotton, PE được tiến hành trên giai đoạn này. Các cúi ghép lại
được kéo thành sợi thô trên máy thô, sợi thô được đưa qua máy sợi con, kéo
thành sợi đơn.
Sợi đơn là nguyên liệu cho sản xuất sợi xe, quả sợi đơn qua máy đậu để
chập sợi, rồi qua máy để xe sợi, tiếp theo là qua máy ống để đánh ống cuối
cùng thành quả sợi xe.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Với lịch sử phát triển lâu đời, Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội
hiện nay bao gồm nhiều công ty con và các công ty liên kết như:
Các công ty con:
1. Công ty Cổ phần May thời trang Hà Nội
2. Công ty Cổ phần May Hà Nội
3. Công ty Cổ phần Dệt Nhuộm Hà Nội
4. Công ty Cổ phần Dệt khăn Hà Đông
5. Công ty Cổ phần Dệt – May Hoàng Thị Loan
Các công ty liên kết
1. Công ty Cổ phần May Đông Mỹ
2. Công ty Cổ phần Dịch vụ cơ điện
3. Công ty Cổ phần kinh doanh Dịch vụ Hà Nội
Riêng tại nhà máy Sợi Hà Nội, thời kỳ trước đây gồm hai phân xưởng
sản xuất nhưng nay đã gộp hai phân xưởng này thành một phân xưởng lớn với
nhiều tổ sản xuất và các tổ phụ trợ khác nhau như:
- Tổ bông chải: xé bông tạo thành các cúi chải.
- Tổ ghép thô: ghép cúi chải và làm đều cúi chải đưa vào may kéo sợi
thô.
- Tổ sợi con: kéo từ sợi thô thành sợi con có độ nhỏ theo tiêu chuẩn.
- Tổ máy ống: đánh ống từ nhiều quả sợi con thành quả sợi đơn.
- Tổ đậu xe: chập sợi đơn và xe các sợi đơn thành sợi xe.

- Tổ phụ trợ gồm các tổ như: tổ suốt da, tổ điện, tổ thông gió, các tổ
bảo toàn, tổ vận chuyển..

Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

10

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội
1.3.1 Bộ máy quản lý của Tổng công ty
Do đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty Hà Nội là quy mô lớn, với
nhiều công ty con, nhiều nhà máy, nhiều phân xưởng nên bộ máy quản lý của
Tổng công ty được thực hiện theo mô hình trực tuyến chức năng. Đây là mô
hình thích hợp với một công ty lớn, đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất như
Tổng công ty HANOSIMEX. Nó có ưu điểm như giúp định hướng hoạt động
theo kết quả cuối cùng, tập trung các nguồn lực thích hợp cho các bộ phận sản
xuất khác nhau đồng thời giúp giải quyết tốt hơn các trục trặc cũng như là
phản ứng nhanh nhạy hơn với thị trường.
Trong đó, Tổng giám đốc là ủy viên của Hội đồng quản trị Tập đoàn
Dệt May Việt Nam, chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty Cổ phần Dệt
may Hà Nội, là người đại diện theo pháp luật và điều hành hoạt động của
Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội.
Tổng giám đốc có nhiệm vụ:
 Trình hội đồng quản trị về cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ

trong Tổng công ty; đồng thời trình hội đồng quản trị các chiến lược phát
triển, kế hoạch chương trình hành động và phương án bảo vệ, cạnh tranh, khai
thác các nguồn lực của Tổng công ty…
 Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức
thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, dự án đầu tư mới…;quyết
định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày mà không cần
quyết định của hội đồng quản trị.
 Quyết định kế hoạch sử dụng các nguồn nhân lực, mức thù lao, các
chế độ và điều khoản liên quan đến hợp đồng lao động cho cán bộ công nhân
viên.
 Phê duyệt các hợp đồng kinh tế; quản lý vốn nhà nước tại Tổng
công ty và các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
 Đề nghị Hội đồng quản trị triệu tập cuộc họp bất thường để giải
quyết các vấn đề vượt quá quyền hạn của Tổng giám đốc hoặc những biến
động lớn trong Tổng công ty.
Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

11

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

 Thực hiện báo cáo thường xuyên, đột xuất cho Hội đồng quản trị và
Ban kiểm soát.
 Phụ trách trực tiếp phòng kế toán tài chính: nắm bắt và hiểu rõ tình
hình tài chính của công ty, quản lý và phê duyệt những khoản chi lớn ngoài

những khoản chi đã được phê duyệt mang tính chất thường xuyên và nằm
trong định mức.
Bên dưới Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc điều hành, kế toán
trưởng và bộ máy giúp việc.
Các Phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc đề nghị Vinatex bổ nhiệm,
ký hợp đồng, giúp tổng giám đốc điều hành Hanosimex theo phân công và ủy
quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước
pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công hoặc ủy quyền.
Tổng công ty bao gồm 6 Phó tổng giám đốc ở các vị trí sau:
Phó tổng giám đốc - Điều hành sản xuất sợi: có chức năng quản lý,
điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vực
Sợi, kiêm hoạt động lĩnh vực công nghệ thông tin.
Phó tổng giám đốc – Điều hành sản xuất Dệt nhuộm: có chức năng
quản lý, điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc
lĩnh vực Dệt nhuộm như chỉ đạo hoạt động của nhà máy Dệt DENIM, trung
tâm Dệt kim Phố Nối, đồng thời tham gia điều hành, quản lý và đại diện vốn
nhà nước cho Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông.
Phó tổng giám đốc – Điều hành sản xuất May: có chức năng quản
lý, điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vực
may; đồng thời tham gia điều hành, quản lý và đại diện vốn nhà nước cho
Công ty Cổ phần May Đông Mỹ.
Phó tổng giám đốc – Điều hành kỹ thuật kiêm đại diện lãnh đạo phụ
trách hệ thống quản lý chất lượng: có chức năng quản lý, điều hành kỹ thuật
thiết bị; điều hành, quản lý sản xuất lĩnh vực cơ khí, điện ở Tổng công ty; thay
mặt Tổng giám đốc điều hành việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO – 9002 :2000. Trực tiếp giám sát bộ phận quản lý
chất lượng nhằm duy trì nghiêm ngặt tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm.

Trần Thị Thoan


Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

12

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

Phó tổng giám đốc - Điều hành kinh doanh: có chức năng điều hành
lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, nội địa và công tác thương hiệu, mẫu
thời trang; đồng thời tham gia điều hành, quản lý Công ty Cổ phần Thương
Mại Hải Phòng.
Phó tổng giám đốc – Điều hành quản trị nhân sự và hành chính kiêm
đại diện lãnh đạo phụ trách hệ thống trách nhiệm xã hội: có chức năng quản
lý, điều hành lĩnh vực Quản trị nhân sự, Đời sống, Bảo vệ, Hành chính, Y tế;
thay mặt Tổng giám đốc điều hành việc xây dựng và áp dụng hệ thồng trách
nhiệm xã hội.
1.3.2. Các phòng ban chức năng
Để giúp Ban giám đốc quản lý chặt chẽ và có hiệu quả tới các nhà máy
còn có các phòng ban chức năng gồm:
 Phòng Kế toán – Tài chính: là phòng thuộc sự quản lý trực tiếp của
Tổng giám đốc, giúp Tổng giám đốc về công tác kế toán như phân tích tình
hình tài chính của công ty, cân đối thu – chi, thực hiện công tác tín dụng,huy
động và sử dụng vốn một cách hiệu quả, kiểm tra phân tích kết quả sản xuất
kinh doanh, báo cáo quyết toán, tính và trả lương cho công nhân viên, thực
hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước của Công ty.
 Phòng kỹ thuật đầu tư có chức năng nghiên cứu quy trình công nghệ
sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ khoa học một cách hợp
lý phù hợp với điều kiện của công ty. Lên kế hoạch mua sắm các vật tư, linh

kiện để sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất. Đồng
thời xây dựng các định mức nguyên vật liệu sao cho hợp lý với mỗi loại sản
phẩm và hướng dẫn công nhân thực hiện công nghệ mới.
 Phòng xuất nhập khẩu có chức năng nghiên cứu thị trường, các đối
tác, các hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu… như tìm hiểu thị
trường nước ngoài,tìm kiếm bạn hàng, tìm kiếm nguồn nhập khẩu nguyên vật
liệu ổn định, lâu dài và chi phí rẻ cho Tổng công ty. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu các sản phẩm cho công ty, tham mưu cho Tổng giám đốc
trong việc nhập khẩu phụ liệu, hóa chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị để
phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

13

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

 Phòng kinh doanh có chức năng xem xét các công việc liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh như lập kế hoạch kinh doanh, tìm hiểu thị
trường tiềm năng của mình cũng như thị trường của các đối thủ cạnh tranh,
đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm, tổ chức các hoạt động tiếp thị quảng
cáo, khuyếch trương thương hiệu, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
công ty trên thị trường. Đồng thời kiểm soát những khoản chi phí phát sinh
cho hoạt động tiêu thụ như: chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo, tiếp thị.
 Phòng quản trị nhân sự có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc

trong công tác quản trị nguồn nhân lực như tìm kiếm nguồn nhân lực có tay
nghề đảm bảo đủ nguồn nhân lực đáp ứng cho kế hoạch sản xuất, tổ chức bộ
máy cán bộ, đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi, ký kết hợp lao động, đảm bảo
chính sách đãi ngộ đối với nhân viên…
 Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu
chuẩn ISO 9002 từ đầu vào của sản phẩm cho đến đầu ra của sản phẩm.
Ngoài ra công ty còn có một số phòng ban khác như phòng kinh doanh,
phòng quản trị hành chính, phòng đời sống, trung tâm y tế…,mỗi phòng ban
đều có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
giúp cho công ty hoạt động một cách hiệu quả và không bị chồng chéo.

Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

14

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY HÀ NỘI
2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội


Phân loại chi phí sản xuất:


Chi phí sản xuất có rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau về cả nội
dung, tính chất, công dụng, vai trò , vị trí…trong quá trình sản xuất. Để thuận
lợi cho công tác quản lý và hạch toán ta cần tiến hành phân loại chi phí sản
xuất. Và với mỗi tiêu thức phân chia khác nhau thì ta có những loại chi phí
sản xuất khác nhau.
Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội là một công ty chuyên sản xuất
các loại sợi, vải, quần áo với nhiều nhà máy, phân xưởng. Mỗi nhà máy sản
xuất từng loại sản phẩm khác nhau do đó để thuận lợi cho việc tập hợp và tính
giá thành của mỗi loại sản phẩm Tổng công ty đã phân loại chi phí sản xuất
theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Cách phân chia này dựa
trên công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Tuy
nhiên Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội là một công ty có quy mô lớn
với nhiều công ty con cũng như nhiều các nhà máy, phân xưởng. Mỗi nhà
máy, phân xưởng khác nhau lại có nguyên vật liệu, máy móc thiết bị sản xuất
khác nhau vì vậy trong khuôn khổ chuyên đề này em chỉ đề cập đến Nhà máy
sợi Hà Nội. Theo đó chi phí sản xuất bao gồm:
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về
nguyên, vật liệu chính, phụ, nhiên liệu … phát sinh tại nhà máy Sợi. Trong
giai đoạn 1 sản xuất ra sợi đơn nguyên vật liệu chính là bông, xơ được nhập
khẩu từ Mỹ, nguyên vật liệu phụ là ống giấy, túi PE. Sang giai đoạn 2 là giai
đoạn sản xuất sợi xe thì nguyên vật liệu chính là sản phẩm sợi đơn của giai
đoạn 1 chuyển sang.

Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập


15

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

• Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các
khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với
tiền lương phát sinh.
• Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh phục vụ cho toàn phân
xưởng ngoài chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp như: xăng dầu,
phụ tùng, hóa chất, nhiên liệu, tiền ăn ca, bồi dưỡng độc hại, lương phải trả
cho nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài như: chi phí điện,
nước…
Với đặc điểm sản xuất hàng loạt nhiều mặt hàng sản phẩm khác nhau
nên cách phân chia hợp lý này tạo ra sự kiểm soát dễ dàng hơn về định mức
chi phí của mỗi khoản mục chi phí phát sinh cho từng đối tượng. Đồng thời
cũng phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được thuận tiện hơn.
 Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất.
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và
quan trọng của tổ chức kế toán quá trình sản xuất. Đây là việc xác định nơi
phát sinh chi phí và chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.
Đặc điểm sản xuất của Nhà máy Sợi là sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn
theo từng nhóm sản phẩm vì vậy đối tượng kế toán chi phí sản xuất là theo
từng nhóm sản phẩm sợi. Cụ thể sản phẩm sợi được phân chia thành 2 nhóm
đó là : nhóm sản phẩm sợi đơn và nhóm sản phẩm sợi xe. Trong đó chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp riêng
cho từng nhóm sản phẩm, chi phí sản xuất chung được tập hợp cho cả nhà
máy sợi sau đó phân bổ theo tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất của từng
nhóm sản phẩm.
Như vậy trên cơ sở đối tượng kế toán chi phí sản xuất đã được xác

định, phương pháp kế toán chi phí san xuất là phương pháp kế toán chi phí
theo nhóm sản phẩm sợi và theo toàn nhà máy Sợi.
2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1 Nội dung kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Là một doanh nghiệp sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ
trọng lớn. Trong sản xuất sợi, nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

16

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

• Nguyên vật liệu chính: gồm xơ sợi hóa học, bông xơ thiên nhiên các
loại được nhập khẩu từ Mỹ. Bông lại được chia thành: bông cấp 1, cấp 2, cấp 3.
• Vật liệu phụ: gồm ống giấy, túi PE và các bao bì đóng gói như các
loại túi nilon, giấy lót, kẹp nhựa, hộp carton…
Mặc dù tại Việt Nam cũng đã hình thành được một số vùng chuyên
canh với năng suất tương đối khá như: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải
Trung Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long nhưng nguồn nguyên liệu chính
để sản xuất sợi tại nhà máy Sợi vẫn phải chủ yếu dựa vào bông nhập khẩu từ
nước ngoài. Thị trường nhập khẩu bông của Tổng công ty phần lớn là các
nước Châu Phi.
Đối với Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội, đối tượng kế toán chi
phí sản xuất là các nhà máy, các phân xưởng. Đối với Nhà máy Sợi Hà Nội
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp cho riêng từng nhóm sản phẩm

sợi đơn và sợi xe. Và mỗi nhóm sản phẩm chi phí nguyên vật liệu lại được
phân bổ cho từng loại sản phẩm theo chi số sợi.
Biểu số 2.1: Sản lượng các loại sản phẩm sợi quý 3 năm 2009
Sợi đơn
Sợi xe
Loại sản phẩm
Sản lượng
Loại sản phẩm
Sản lượng
Ne 60(65/35)
25.679,592
Ne 60/2(65/35)CK
14.893,305
Ne 45(65/35)
176.716,13
Ne 45/2(65/35)CK
54.126,245
Ne 28(65/35)
73.339,065
Ne 46/2 PE
26.353,63
Ne 30 PE
1.029.917,644
Ne 42/2 PE
13.910,4
Ne 40 cotton CK
129.821.545
Ne 40/2 cotton CT
155,825
Ne 42 cotton CT

42.693,06
Ne 42/2 cotton CK
2.214,9
Ne 8 slub cotton CT
43.992,215
Ne 28/2 cotton CK
7.025,81
……………………
………………….
Tổng
3.234.910,992
Tổng
292.305,275
( Nguồn cung cấp từ phòng kế toán)
2.1.1.2 Tài khoản sử dụng
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tổng công ty sử
dụng tài khoản 621. Nội dung phản ánh như sau:
Bên Nợ: tập hợp giá trị nguyên vật liệu xuất dung trực tiếp cho sản xuất
sợi đơn và sợi xe.

Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

17

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh


Bên Có: - giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Trong đó tài khoản 621H1 được mở để phản ánh chi phí nguyên vật
liệu phát sinh trực tiếp tại nhà máy Sợi và được chi tiết thành 2 tiểu khoản:
• TK 621H11: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Sợi đơn.
• TK 621H12: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Sợi xe.
Ngoài ra còn có các tài khoản khác liên quan đến việc hạch toán chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp là tài khoản 152, tài khoản 154.
TK 152 được chi tiết thành những tiểu khoản sau:
• TK 1521: chi phí nguyên vật liệu chính
• TK 1521H1: Bông, xơ
• TK 152 G: ống giấy
• TK 1522: nguyên vật liệu phụ
• TK 1522H11: hóa chất
• TK 1522H21: vật tư bao gói
• TK 1522H51: phụ liệu
• TK 1522H61: vật liệu xây dựng
• TK 1523: Nhiên liệu
• TK 1523H1 : xăng dầu
• TK 1523H2: nhiên liệu khác
• TK 1524: Phụ tùng thay thế
• TK 1524H1: phụ tùng xây dựng
• TK 1527: phế liệu
• TK 1528: vật liệu khác
TK 154 cũng được chi tiết thành các tiểu khoản sau:
• TK 154H1: chi phí sản xuất dở dang ở nhà máy sợi Hà Nội
• TK 154H11: chi phí sản xuất dở dang của sợi đơn
• TK 154H12: chi phí sản xuất dở dang của sợi xe
2.1.1.3 Chứng từ sử dụng


Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

18

Chứng từ sử dụng trong quy trình ghi sổ nguyên vật liệu bao gồm:
phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu.
Trong kỳ, khi các nhà máy, phân xưởng có nhu cầu về nguyên vật liệu
sẽ phải lập phiếu xin lĩnh vật tư gửi lên phòng kinh doanh. Căn cứ vào kế
hoạch sản xuất và định mức nguyên vật liệu phòng kinh doanh xét duyệt và
phê chuẩn chủng loại, số lượng vật tư xuất kho. Đồng thời lập phiếu xuất kho.
Bộ phận xin lĩnh vật tư mang phiếu xuất kho chuyển qua cho thủ kho, căn cứ
vào tính hợp lệ thủ kho sẽ xuất vật tư cho bộ phận , phân xưởng cần sử dụng.
Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho
Mẫu số: 02-VT
Đơn vị: Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
Bộ phận: Nhà máy Sợi Hà Nội Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 30 tháng 8 năm 2009
Số PX6
Họ và tên người nhận hàng: Trần Thị Thanh. Địa chỉ: Bộ phận lĩnh vật tư
Lý do xuất kho: dùng cho sản xuất sản phẩm quý 3 năm 2009………………

Xuất tại kho: Bông xơ………………………………………………………..
Xuất cho nhà máy Sợi Hà Nội……………………………………………….
STT

Tên hàng

ĐVT

Số lượng
Yêu cầu
Thực xuất

Đơn giá

Thành tiền

1

Bông cấp 1

Kg

750.000

750.000

30.108

22.581.000.000


2

Bông cấp 2

Kg

607.508

607.508

27.750

16.785.154.317

1430.165

1430.165

Cộng

39.366.154.317

Tổng số tiền: ba mươi chín tỷ ba trăm sáu mươi sáu triệu một trăm
năm tư nghìn ba trăm mười bảy đồng.
Người lập
phiếu

Người nhận
hàng


(ký, họ tên)

(ký, họ tên)

Trần Thị Thoan

Thủ kho

Kế toán
trưởng

Giám đốc

(ký, họ tên)

(ký, họ tên)

(ký, họ tên)

Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

19

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

Phiếu xuất kho được tập hợp và chuyển cho kế toán nguyên vật liệu
làm căn cứ ghi sổ, kế toán nhập số liệu từ chứng từ vào máy bằng việc sử

dụng phần mềm kế toán Fast Accounting. Trên màn hình giao diện của phần
mềm, kế toán chọn phân hệ nghiệp vụ hàng tồn kho, sau đó chọn nhập dữ liệu
rồi chọn mục phiếu xuất kho. Dữ liệu được nhập vào máy bao gồm các thông
tin về mã vật tư, tên vật tư, đơn vị tính, TK ghi Có, TK ghi Nợ, số lượng. Đơn
giá xuất kho vật tư của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội được xác định
theo phương pháp hệ số giá. Kế toán chỉ cần nhập số lượng xuất kho còn đơn
giá vật tư sẽ do máy tự động tính. Đơn giá vật tư được tính theo công thức:
Giá thực tế NVL xuất kho = Hệ số giá x Giá hạch toán NVL xuất kho
Trong đó:
Hệ số giá
NVL

GTT NVL tồn kho đầu kỳ + GTT NVL nhập kho trong kỳ
=

GHT NVL tồn kho đầu kỳ + GHT NVL nhập kho trong kỳ

GTT NVL: giá thực tế nguyên vật liệu
GHT NVL: giá hạch toán nguyên vật liệu
Nghiệp cụ phát sinh trên sẽ được định khoản:
Nợ TK 621H1: 39.366.154.317
Có TK 1521H1: 22.581.000.000
Có TK 1521H2: 16.785.154.317
Sau khi xác định giá trị vật tư xuất kho theo phương pháp giá hạch
toán, phần mềm kế toán máy sẽ tự động phân bổ và cập nhập số liệu vào bảng
kê số 3, bảng kê số 4, và sổ chi tiết tài khoản 152, tài khoản 621.
Bảng kê số 3 có mẫu như sau:

Trần Thị Thoan


Lớp: Kế toán 48D


Chuyên đề thực tập

20

GVHD: TS. Nguyễn Hữu Ánh

Biểu số 2.3: Bảng kê số 3
BẢNG KÊ SỐ 3
Tính giá thành thực tế nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ
Tháng 9 năm 2009

1
2
3
4
5
6

TK 1521H1
Giá HT
Giá TT
I. Số dư đầu tháng
15.063.258.179 15.063.258.179
II. Số phát sinh trong tháng
93.962.429.273 96.688.071.454
Từ NKCT số 1
18.254.891.654

Từ NKCT số 2
34.892.156.387
Từ NKCT số 5
43.541.023.413
III. Cộng số dư đầu tháng và số 109.025.687.452 111.751.329.633

7
8
9

phát sinh trong tháng
IV. Hệ số chênh lệch
V.Xuất dùng trong tháng
VI. Tồn kho cuối tháng

STT

Chỉ tiêu

1.025
87.618.423.445 89.808.884.025
6.344.005.830 6.194.244.558

TK 1522H11
Giá HT
Giá TT
856.423
856.423
3.523.990
3.396.958

1.281.848
1.127.684
987.426
4.380.413
4.253.381

TK152H21
Giá HT
Giá TT
6.324.578
6.324.578
3.125.587.345 3.081.740.578
863.815.202
1.075.240.135
1.142.685.241
3.131.911.923 3.089.570.690

0.971
3.345.535
907.411

0.986
3.131.020.078 3.088.779.875
7.216.423
7.115.393

3.445.901
934.512

(nguồn cung cấp từ phòng kế toán)


Trần Thị Thoan

Lớp: Kế toán 48D


×