Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.24 KB, 10 trang )

Trò chơi dân gian Việt Nam
rong cuộc sống hằng ngày, có lẽ TRÒ CHƠI là một phần không thể
thiếu được đối với mỗi người chúng ta. Ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh đến
trưởng thành, từ thanh niên đến người cao tuổi, ít nhiều cũng gắn đời mình
với một vài TRÒ CHƠI...TRÒ CHƠI tạo nên sự vui tươi, thân mật và đoàn
kết...
Hưởng ứng chủ đề năm học “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”, Liên đội trường THCS Trung Sơn sưu tầm và triển khai một
số trò chơi dân gian vào các tiết ngoại khoá như một món quà tinh thần
mang lại cho các em học sinh những niềm vui trong cuộc sống, trong học
tập... từ đó giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước, giữ gìn những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
BAN BIÊN TẬP
Liên đội THCS Trung Sơn
1
Trò chơi dân gian Việt Nam
TRÒ CHƠI DÂN GIAN VIỆT NAM
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
CÔNG TÁC SINH HOẠT GIỮA GIỜ
THỨ THỜI GIAN HÌNH THỨC
GHI CHÚ
2 Sinh hoạt giữa giờ Thể dục
3 Sinh hoạt giữa giờ Ca múa hát tập thể
4 Sinh hoạt giữa giờ Tổ chức các trò chơi
5 Sinh hoạt giữa giờ HĐNGLL-Tổ chức trò chơi
6 Sinh hoạt giữa giờ Thể dục
7 Sinh hoạt giữa giờ Ca múa hát tập thể
Liên đội THCS Trung Sơn
2
Trò chơi dân gian Việt Nam
1. Mục đích:


Nhằm giúp cho học sinh rèn luyện thể chất, tính
nhanh nhẹn và dũng cảm.
2. Số lượng người tham dự:
Từ 10 người trở lên và một người làm trọng tài.
3. Cách chơi: Sau khi trọng tài phân chia đội sẽ tiến hành cuộc chơi.
- Trọng tài gọi số 1 có nghĩa là người mang số 1 trong hai đội A và B lên
cướp cờ. Trọng tài cũng có thể gọi 2 hoặc 3 số tuỳ ý.
- Nếu bên nào cướp cờ nhanh mà không bị đội bên kia bắp được kể như
là thắng và được ghi 1 điểm. Bằng ngược lại bị bắt sẽ bị thua.
- Cuộc chơi cứ vậy cho đến khi nào hết thời gian do trọng tài quy định thì
cuộc chơi mới kết thúc.
- Khi đã hết thời gian quy định, đội nào có tỉ số bàn thắng cao thì thắng
cuộc.
* Lưu ý: Mỗi em của hai đội khi được gọi lên cướp cờ phải đứng bên
phần đất của mình, không được đứng sang phần đất của đội bạn.
4. Hình thức phạt:
Đội thua sẽ cõng đội thắng 2 vòng từ mức của đội thắng.
1. Mục đích:
Giúp học sinh rèn luyện sức khoẻ và tinh thần vui vẻ, thoải mái.
2. Cách chơi:
- Ở giữa sân bãi, người ta chọn một điểm làm mốc, vạch đánh dấu để bên
nào kéo được đối phương qua vạch mốc về phía mình là bên đó thắng. Cũng
có thể quy định luật thắng là bên nào kéo đổ phía đối phương về phía
mình thì thắng cuộc. Việc này cần có một người được cử ra làm trọng tài để
xác định.
- Để cân bằng sức lực đôi bên và tạo ra sự hấp dẫn người ta lựa chọn mỗi
bên số em nhất định và có sức lực ngang nhau tham gia.
Liên đội THCS Trung Sơn
3
Trò chơi dân gian Việt Nam

- Khi tất cả đã sẵn sàng bước vào vị trí, người của mỗi phe nắm chắc lấy
dây kéo hoặc đã ôm chặt lấy nhau, đứng ở tư thế kéo cho thật chắc, người
trọng tài ra hiệu bắt đầu. Tất cả đều phải gồng lên, dồn hết sức lực của mình
để kéo. Cuộc chơi diễn ra quyết liệt. Cuộc chơi có thể thực hiện làm nhiều
lần với từng đội khác nhau. Việc này tuỳ thuộc ở những người chơi cùng
thảo thuận từ trước.
1. Mục đích
Tạo không khí tươi vui, sảng khoái cho học sinh. Ngoài ra, trò chơi còn
rèn luyện óc phán đoán chính xác cho học sinh.
2. Cách chơi:
- Trên một bãi đất trống, tuỳ số lượng người tham gia, người chơi đứng
vây thành vòng tròn. Những người tham gia đăng kí thành từng cặp , cũng
có khi cùng một lúc ba hay bốn người chơi, một người đóng làm dê, những
người kia đuổi bắt.
- Những người chơi đều bịt chặt mắt để không nhìn thấy gì. Một người
làm dê, hai người đuổi bắt hay ít hơn, nhiều hơn cũng được. Những người
bịt mắt vào sân, họ đứng ra nhiều chỗ cách xa nhau. Khi cuộc chơi bắt đầu,
mọi người di chuyển, người làm dê thỉnh thoảng phải kêu be be để mọi
người biết mà đuổi bắt. Mặt khác, khán giả bên ngoài cũng giả làm tiếng của
“dê” trong vòng chơi, nên những người đuổi bắt luôn bị lạc hướng. Cứ như
vậy cuộc chơi đến lúc dê bị bắt thì tốp khác vào thay thế và cuộc chơi tiếp
tục.
Liên đội THCS Trung Sơn
4
Trò chơi dân gian Việt Nam
1. Mục đích;
Rèn luyện tính nhanh nhẹn, tháo vát, cẩn thận.
2. Cách chơi:
- Các em bắt đầu chọn một người để “tìm” bằng cách “oẳn tù tì”. Em nào
thua sẽ tìm các em khác.

Ví dụ: Em “A” sẽ có nhiệm vụ tìm những em trốn.
- Đầu tiên A sẽ úp mặt vào tường và nhắm mắt (không được ngó xem các
bạn trốn nơi nào), bắt đầu đếm thật to và rõ “5 - 10 - 15 ........ 95 - 100” .
- Sau khi dứt tiếng 100, A sẽ bắt đầu tìm các bạn (còn về phần các em
khác, trong lúc A đếm sẽ lo đi trốn). Nếu tìm được em nào, A sẽ chạy thi
cùng em đó về tới chỗ mình vừa đếm số (tường) và dùng tay vỗ vào tường 3
cái (tùng - tùng - tùng), vừa vỗ vừa kêu. Nếu em đó chạy tới trước cũng sẽ
làm như vậy. Lần lượt cho đến hết. Ai chạy về trước sẽ thắng, ai chạy sau
thì thua. Em nào thua sẽ “năm - mười” thay cho A. Nếu nhiều em thua sẽ
“oẳn tù tì” để chọn một người bị. Nếu không có em nào thua, A sẽ “năm -
mười cho các bạn trốn.
1.Mục đích:
- Luyện cho người chơi sự nhanh nhẹn, tập trung chú ý quan sát tốt.
- Tạo sự đoàn kết, rèn luyện trí óc.
2. Cách chơi:
- Tập thể tạo thành vòng tròn. Người quản trò ở giữa vòng tròn sẽ chỉ bất
kì một người nào và hỏi; “Ai là vua”. Người đó sẽ hô to lên “Ta là vua”.
Hai người đứng bên cạnh “vua” ở bên trái và bên phải sẽ làm quân sĩ
chắp hai tay lại và hô lên “Tâu bệ hạ”. Cứ thế người quản trò sẽ đi khắp
vòng tròn và chỉ bất kì ai và trò chơi tiếp tục.
Liên đội THCS Trung Sơn
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×