Tải bản đầy đủ (.doc) (389 trang)

BAI GIANG DA LIEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 389 trang )

Bài giảng Da Liễu
BỆNH DA NHIỄM KHUẨN
BỆNH CHỐC
1. ĐỊNH NGHĨA
Chốc là bệnh nhiễm khuẩn da phổ biến, hay lây và tự lây truyền. Bệnh đặc trưng bởi bọng nước
nông, rải rác, nhanh chóng hoá mủ, rập vỡ đóng vảy tiết.
2. NGUYÊN NHÂN
- 50-70% trường hợp bệnh là do tụ cầu vàng, còn lại là liên cầu hoặc phối hợp cả 2
- Liên cầu: chủ yếu là Liên cầu nhóm A, nguồn gốc chính là ở đường hô hấp trên hoặc tổn
thương da.
- Tụ cầu vàng: xâm nhập vào da qua các vết nứt nhỏ gây nhiễm trùng nông.
- Yếu tố thuận lợi: Tuổi nhỏ, thời tiết nóng ẩm, mùa hè, điều kiện ở chật trội, vệ sinh kém hoặc
có bệnh da phối hợp như chấy rận, ghẻ, herpes simplex, côn trùng cắn, viêm da cơ địa.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1.

Chẩn đoán xác định

3.a.1. Lâm sàng
- Khởi phát là dát đỏ xung huyết, ấn kính hoặc căng da mất màu, kích thước 0,5-1cm đường
kính; sau đó bọng nước nhanh chóng phát triển trên dát đỏ.
- Bọng nước kích thước 0,5-1cm đường kính, nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ viêm, hoá
mủ nhanh sau vài giờ thành bọng mủ.
- Bọng nước nhanh chóng dập vỡ trong vũng vài giờ hoặc vài ngày, đóng vảy tiết màu vàng nâu
hoặc nâu nhạt giống màu mật ong. Nếu cậy vảy sẽ thấy ở dưới là vết trợt nông màu đỏ, bề mặt
ẩm ướt. Ở đầu, vảy tiết làm tóc bết lại.
- Khoảng 7-10 ngày sau vảy tiết bong đi để lại dát hồng, ẩm ướt, nhẵn ít lâu sau lành hẳn không
để lại sẹo hoặc để lại dát thâm tăng sắc tố.
- Vị trí: tổn thương thường ở vùng da hở như tay, mặt, cổ, chi dưới; đặc biệt chốc ở đầu thường
do chấy rận gây ra.
- Hay có phối hợp tổn thương khác như: viêm bờ mi, chốc mép.


- Triệu chứng toàn thân: thường không sốt, đôi khi có hạch viêm do phản ứng hoặc có viêm cầu
thận nhất là ở trẻ em nhưng tiên lượng lành tính.
- Triệu chứng cơ năng: ngứa nhiều hoặc ớt.
1


Bài giảng Da Liễu
- Tiến triển: các bọng nước lành sau 1-2 tuần, nhưng bệnh có thể dai dẳng do tự lây truyền, vệ
sinh kém.
3.a.2. Cận lâm sàng
-

Nhuộm Gram: thấy cầu khuẩn Gram (+) xếp thành chuỗi hoặc từng đám, kèm theo là bạch

cầu đa nhân trung tính
3.2

Nuôi cấy để xác định chủng gây bệnh và làm KSĐ giúp cho điều trị những trường hợp khó.
Chẩn đoán phân biệt

3.2.1. Nấm da: rất dễ nhầm trong trường hợp chốc không có bọng nước
-

TTCB là các mụn nước nhỏ và vảy da ở bờ tổn thương hình đa cung.

-

XN nấm (+)

3.2.2. Thuỷ đậu

-

Do Varicella Zoster Virus gây nên

-

Gặp ở trẻ trong độ tuổi học cấp 1, 2, có thể gặp ở người lớn

-

Có yếu tố dịch tễ, hay xảy ra vào mùa đông, xuân

-

Lây qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với tổn thương

-

Thời kì lây bệnh: cả trước và sau khi có tổn thương da 4-5 ngày

-

ủ bệnh: 2 tuần

-

Có triệu chứng nhiễm virus: hắt hơi, sổ mũi, đỏ mắt, sốt nhẹ, mệt, nhức đầu

-


TTCB: mụn nước kích thước 3mm tương đối đồng đều, trên nền da đỏ, xuất hiện đồng loạt

ở mặt, thân mình, sau đó nhanh chóng hoá mủ, lõm giữa, đóng vảy tiết. Có thể có ngứa, nhất là
ở trẻ nhỏ. Lành sau 10 ngày, không để lại sẹo trừ khi có bội nhiễm
-

Điều trị: với trẻ nhỏ giống như điều trị bệnh chốc.

-

Trẻ lớn, người lớn: acyclovir

3.2.3. Herpes simplex
-

Bệnh hay gặp, hay tái phát, do Herpes simplex virus (HSV) gây ra

-

TTCB là các mụn nước nhỏ chứa dịch trong, xếp thành chùm, khi vỡ tạo vết

loét

nông, hình đa cung, đau rát. Vị trí hay gặp ở phần bán niêm mạc như môi (thường do HSV 1),
sinh dục (do HSV 2).
3.2.4. Bệnh Zona (Herpes Zoster)
-

Do Varicella Zoster Virus gây ra
2



Bài giảng Da Liễu
-

TTCB là các mụn nước, bọng nước xếp thành đám, thành chùm phân bố dọc theo

đường đi của dây thần kinh ngoại biên.
-

Cơ năng: đau rát nhiều, nhất là những bệnh nhân tuổi trờn 65 nếu không điều trị sớm

và thích hợp sẽ có nguy cơ đau sau Zona.
-

Thoái triển sau 1- 2 tuần.

-

Ở bệnh nhân suy giảm MD, thương tổn Zona có thể loét sâu, hoại tử, lâu lành

3.2.5. Pemphigus Vulgaris (Pemphigus thông thường)
-

Là bệnh tự miễn, xuất hiện đột ngột, gặp ở tuổi 40 -60

-

TTCB là bọng nước đơn dạng, nhăn nheo, mọc trên nền da lành, dễ vỡ để lại vết trợt


đỏ ướt, dấu hiệu Nikolsky (+). Mùi rất hôi.
-

Có tổn thương niêm mạc miệng, mắt hoặc sinh dục

-

Tổn thương niêm mạc có thể xuất hiện trước tổn thương da vài tháng.

-

Chẩn đoán TB Tzanck (+)

-

GPB: bọng nước nằm ở thượng bì, giữa lớp tế bào Malpighi.

-

MD huỳnh quang: Lắng đọng IgG và bổ thể C3 thành dải ở màng tế bào Malpighi.

3.2.6. Bullous pemphigoid
-

Là bệnh mạn tính, tự miễn, gặp chủ yếu ở tuổi trên 60

-

TTCB có nhiều dạng khác nhau như bọng nước, mụn nước, sẩn mề đay…, nhưng


hay gặp nhất là bọng nước căng trên nền da đỏ hoặc bình thường, kích thước lớn, thường phân
bố ở mặt gấp của cơ thể. Ngứa nhiều. Dấu hiệu Nikolsky (+). Bọng nước khi lành thường
không để lại sẹo
-

Hiếm khi có tổn thương niêm mạc

-

Có tự kháng thể kháng lại KN hemidesmosome: KN BP230 (BPAg1) và BP180

(BPAg2)
-

GPB: bọng nước ở dưới thượng bì: có thể ở dưới lớp TB sinh sản hoặc giữa màng

đáy.
-

MD huỳnh quang: IgG và bổ thể C3 lắng đọng thành dảI ở màng đáy

3.2.7. Viêm da dạng Herpes của Duhring Brocq
-

Gặp ở tuổi 20 -40

-

Thường có tiền triệu
3



Bài giảng Da Liễu
-

Tổn thương đa dạng: bọng nước, mụn nước, dát đỏ, sẩn phù.

-

Bọng nước căng bóng, hình bán cầu, chứa dịch trong, khó vỡ, khó nhiễm trùng, xếp

thành chùm. Phân bố ở mặt duỗi của cơ thể.
-

Có dấu hiệu tăng nhạy cảm với Gluten: đau bụng, ỉa chảy, tổn thương da nặng lên

khi chế độ ăn nhiều Gluten
-

Tiến triển từng đợt, toàn trạng ít bị ảnh hưởng.

-

Test KI 50%: (+) ở 70-80% số bệnh nhân

-

Mô bệnh học: bọng nước nằm dưới thượng bì, ở lớp lá trong của màng đáy (lamina

lucida)

-

MD huỳnh quang: Lắng đọng IgA dạng hạt ở màng đáy (dermal-epidermal junction).

3.2.8. Hội chứng bong vảy da do tụ cầu (Staphylococcal Scalded Skin Syndrome)
-

Xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Trước đây gọi là bệnh Ritter hay đỏ da bong

vảy ở trẻ sơ sinh.
-

Rất hiếm gặp ở người lớn, nếu có thì thường ở người có suy giảm miễn dịch.

-

Do ngoại độc tố của tụ cầu vàng nhóm 2 phage type 71.

-

Biểu hiện: sốt, da đỏ và nhạy cảm xuất hiện từ cổ, nách, bẹn, sau vài giờ hoặc vài

ngày tổn thương lan rộng, bong vảy da lan toả thành mảng lớn. Dấu hiệu Nikolsky (+). Không
có tổn thương ở bàn tay, bàn chân, niêm mạc.
-

Tổn thương nông, ngay dưới lớp hạt nên lành rất nhanh

-


Tại tổn thương: nhuộm Gram không thấy cầu khuẩn

-

Nuôi cấy không phân lập được tụ cầu vàng tại tổn thương. Thường có tụ cầu ở mũi,

họng, tai, kết mạc. Vì vậy nên lấy bệnh phẩm ở niêm mạc vì tổn thương da là do ngoại độc tố
của tụ cầu.
• Điều trị: Cloxacilline, Dicloxacilline, truyền dịch.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
-

Kết hợp thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân

-

Kiểm soát ngứa thật tốt vì khi ngứa gãi làm cho dịch tiết tại tổn thương lan rộng và phát

tán vi khuẩn ra vùng da lành gây tổn thương mới
-

Chú ý điều trị biến chứng nếu có
4


Bài giảng Da Liễu
4.2.

Sơ đồ/phác đồ điều trị


4.3.

Điều trị cụ thể

4.3.1. Tại chỗ:
- Làm bong vảy: Đắp nước muối 9%o hoặc nước thuốc tím 1/10000, dung dịch Jarish,
mỡ kháng sinh như Fucidin, Bactroban Erythromycin...
- Bọng nước: chấm dung dịch màu: milian, castellani, xanh methylen...
- Ngâm tắm bằng nước muối 9/1000, nước thuốc tím 1/10 000, dung dịch Betadin hoặc
Lactacyd pha loãng.
4.3.2. Toàn thân:
- Sử dụng kháng sinh nhóm Beta lactam, Cephalosporine, Macrolide, Quinolone
- Nếu do tụ cầu kháng Erythromycine, dùng 1 trong các thuốc sau:
-

Augmentin 25mg/kg/ngày

-

Cephalexine 40-50mg/kg/ngày

-

Cephaclor 20mg/kg/ngày

-

Clindamycine 15mg/kg/ngày


Thời gian dùng KS: 5-7 ngày.
-

Kháng Histamine tổng hợp nếu có ngứa.

-

Nếu chốc kháng thuốc hoặc chốc loét phải điều trị theo kháng sinh đồ

-

Nếu có biến chứng: chú trọng điều trị các biến chứng.

5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
5.1. Tại chỗ
- Chàm hoá: ngoài tổn thương của chốc còn xuất hiện thêm các tổn thương của chàm đó là
các mụn nước tập trung thành từng đám, phân bố quanh tổn thương chốc hoặc rải rác khắp cơ
thể, ngứa nhiều. Khi điều trị cần phối hợp điều trị chàm.
- Chốc loét: có thể nói đây là biến chứng của chốc thông thường không được điều trị hoặc
đây là 1 thể lõm sàng đặc biệt của chốc


Do liên cầu, tụ cầu phát triển xuyên qua trung bì tạo ra vết loét.



Điều kiện thuận lợi: vệ sinh kém, tiểu đường, giảm bạch cầu, trẻ suy dinh dưỡng hoặc

sau sởi do giảm sức đề kháng.


5


Bài giảng Da Liễu


Lúc đầu là chốc thông thường, nếu không được điều trị bọng nước sẽ lan rộng, sau khi

vỡ để lại vết loét sâu xuống trung bì với dấu hiệu “punched-out” trên phủ vảy tiết màu vàng
xám bẩn, bờ rắn, gờ cao, màu tím. Vị trí hay gặp ở chi dưới. Nếu không điều trị, loét có thể
rộng >2-3cm. Tổn thương lâu lành, để lại sẹo xấu.


Có thể biến chứng viêm cầu thận cấp giống chốc thông thường.



Điều trị: giống điều trị bệnh chốc nhưng dài ngày hơn, dùng KS vài tuần.
- Viêm quầng, viêm mô bào: lúc này vi khuẩn xâm nhập sâu vào da, lan rộng hơn. TTCB của

viêm quầng là mảng đỏ, phù nề, cứng, đau, giới hạn rõ, bờ nổi cao. Khi tổn thương ăn sâu
xuống tổ chức dưới da sẽ gây viêm mô bào. Lúc này tổn thương không gờ cao nhưng sờ cứng,
giới hạn không rõ với vùng da lành, có thể có bọng nước hoặc hoại tử.
5.2. Toàn thân
-

Nhiễm khuẩn huyết

-


Viêm màng não

-

Viêm cơ

-

Viêm cầu thận cấp: chiếm 2-5% các trường hợp chốc, chủ yếu ở trẻ <6 tuổi nhưng tiên

lượng tốt hơn ở người lớn. Tuýp huyết thanh gây VCTC là tuýp 41, 55, 57, 60, chuỗi M-tuýp2.
Nếu có biến chứng gây VCTC thì thời gian trung bình từ lúc có bệnh chốc đến khi có biến
chứng khoảng 3 tuần.
6. PHÒNG BỆNH
- Chú ý phòng bệnh cho trẻ nhỏ, nhất là sau khi mắc bệnh do vi rút như sởi.
- Tắm rửa vệ sinh ngoài da, cắt tóc, cắt móng tay.
- Tránh ở lâu những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng.
- Điều trị sớm và tích cực, tránh trà sát, gãi nhiều gây biến chứng.
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cole C, Gazewood J. Diagnosis and treatment of impetigo. Am Fam Physician. Mar 15
2007;75(6):859-64.
2. Moulin F, Quinet B, Raymond J, Gillet Y, Cohen R. [Managing children skin and soft
tissue infections]. Arch Pediatr. Oct 2008;15 Suppl 2:S62-7.
3. Treating impetigo in primary care. Drug Ther Bull. Jan 2007;45(1):2-4.

6


Bài giảng Da Liễu
4. Broccardo CJ, Mahaffey S, Schwarz J, et al. Comparative proteomic profiling of

patients with atopic dermatitis based on history of eczema herpeticum infection and
Staphylococcus aureus colonization. J Allergy Clin Immunol. Jan 2011;127(1):186-93,
193.e1-11.
5. Yamasaki O, Tristan A, Yamaguchi T, et al. Distribution of the exfoliative toxin D gene
in clinical Staphylococcus aureus isolates in France. Clin Microbiol Infect. Jun
2006;12(6):585-8.
6. Daskalaki M, Rojo P, Marin-Ferrer M, Barrios M, Otero JR, Chaves F. PantonValentine leukocidin-positive Staphylococcus aureus skin and soft tissue infections among
children in an emergency department in Madrid, Spain. Clin Microbiol Infect. Jan
2010;16(1):74-7.
7. Geria AN, Schuartz RA. Impetigo Update: New Challenges in the Era of Methicillin
Resistance. Cutis. 2010;85(2):65-70.
8. Geng W, Yang Y, Wu D, et al. Molecular characteristics of community-acquired,
methicillin-resistant Staphylococcus aureus isolated from Chinese children. FEMS
Immunol Med Microbiol. Apr 2010;58(3):356-62.
9. Liu Y, Kong F, Zhang X, Brown M, Ma L, Yang Y. Antimicrobial susceptibility of
Staphylococcus aureus isolated from children with impetigo in China from 2003 to 2007
shows

community-associated

methicillin-resistant

Staphylococcus

aureus

to

be


uncommon and heterogeneous. Br J Dermatol. Dec 2009;161(6):1347-50.

7


Bài giảng Da Liễu
NHỌT
1.

ĐỊNH NGHĨA
Nhọt (Furuncle) là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh.

Bệnh thường gặp về mùa hè, nam nhiều hơn nữ. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên
bệnh thường gặp hơn ở trẻ em.
2.

NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân gây bệnh là tụ cầu vàng (staphylococcus aereus). Bình thường vi khuẩn này

sống ký sinh trên da nhất là các nang lông ở các nếp gấp như rãnh mũi má, rãnh liên mông…
hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi. Khi các nang lông bị tổn thương kết hợp với những điều
kiện thuận lợi như tình trạng miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, bệnh nhân mắc bệnh tiểu
đường… vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
3.

TRIỆU CHỨNG

3.1. Lâm sàng
-


Biểu hiện ban đầu là sẩn nhỏ, mầu đỏ ở nang lông sưng nề, chắc, tấy đỏ. Sau 2 ngày đến
3 ngày, tổn thương lan rộng hóa mủ tạo thành ổ áp xe ở giữa hình thành ngòi mủ. Đau
nhức là triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là ở các vị trí mũi, vành tai, đôi khi làm
cho trẻ quấy khóc nhiều. Vị trí thường gặp là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mông và chân, tay. Số
lượng tổn thương có thể ít hoặc nhiều, kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt
mỏi, hội chứng nhiễm trùng.

-

Bệnh có thể khỏi nhưng có thể kéo dài thành nhiều đợt liên tiếp.

-

Biến chứng nhiễm khuẩn huyết có thể gặp nhất là ở những bệnh nhân suy dinh dưỡng.
Nhọt ở vùng môi trên, má có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch xoang hang và nhiễm khuẩn
huyết nặng.

-

Nhọt cụm còn gọi là nhọt bầy hay hậu bối là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở da gồm
một số nhọt xếp thành đám. Bệnh thường gặp ở những người bị suy dinh dưỡng, giảm
miễn dịch hoặc mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, hen phế quản, lao phổi

-

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Ở giai đoạn sớm cần chẩn đoán phân biệt với
viêm nang lông, herpes da lan tỏa, trứng cá và viêm tuyến mồ hôi mủ

3.2. Cận lâm sàng
8



Bài giảng Da Liễu
- Tăng bạch cầu trong máu ngoại vi
- Máu lắng tăng
- PCT có thể tăng, nhất là ở những bệnh nhân có nhiều tổn thương
- Xét nghiệm mô bệnh học: Ổ áp xe ở nang lông, cấu trúc nang lông bi phá vỡ, giữa là tổ
chức hoại tử xung quanh thâm nhập nhiều các tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung
tính.
- Nuôi cấy mủ có tụ cầu vàng phát triển
4.

ĐIỀU TRỊ BẰNG KHÁNG SINH

Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên tránh tự lây nhiễm ra các vùng da khác bằng xà phòng
lifebouy, Septivon…
Ở giai đoạn sớm chưa có mủ: tránh nặn, kích thích vào tổn thương.
Giai đoạn có mủ cần phẫu thuật rạch rộng làm sạch tổn thương
Cần kết hợp điều trị tại chỗ và kháng sinh toàn thân
Dung dịch sát khuẩn: có thể dùng một trong các dung dịch sát khuẩn sau
+ Betadine 10%, Povidine 10%
+ Hexamidine 0,1%
+ Chlorhexidine 4%
Sát khuẩn ngày 2- 4 lần trong thời gian 10 -15 ngày
- Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: dùng một trong các thuốc sau
+ Kem hoặc mỡ Fucidin 2% ( A xít fucidic), bôi 1- 2 lần ngày
+ Mỡ Neomycin , bôi 2- 3 lần/ngày.
+ Kem Flamazine 1% ( Silver sulfadiazine), bôi 1-2 lần/ngày
+ Mỡ mupirocine 2% (bactroban) bôi 3 lần/ngày
+ Erythromycin ( eryfluid) 1-2 lần/ngày

+ Clindamycine ( Dalacin T) 1-2 lần/ngày
Bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị từ 7-10 ngày
Kháng sinh toàn thân bằng một trong các kháng sinh sau.
+ Penicillin M (cloxacilline) 2g/ngày
+ Amoxilline và a xít clavulanic( augmentine)
Trẻ em 80mg/kg/ngày chia ba lần, uống ngay khi ăn
9


Bài giảng Da Liễu
Người lớn 1,5-2 g/ngày chia hai lần, uống ngay trước khi ăn
+ Macroloide (Roxythromycine, Rulid) viên 150mg
Trẻ em 5-8mg/kg/ngày chia hai lần, uống trước bữa ăn 15 phút
Người lớn 2viên/ngày chia hai lần, uống trước bữa ăn 15 phút.
+ Azithromycine 500mg ngày đầu tiên sau đó 250mg/ngày /4 ngày uống trước bữa ăn 1 giờ
hoặc sau bữa ăn 2 giờ
+ Pristamycine (pyostacine)
Trẻ em 50mg/kg/ngày chia 2 lần, uống trong bữa ăn
Người lớn 2-3g/ngày chia hai lần, uống trong bữa ăn
+ Fucidine viên 250mg
Trẻ em liều 30-50mg/kg/ngày chia hai lần, uống trong bữa ăn
Người lớn 1-1,5 g/ngày chia hai lần, uống ngay trước khi ăn
+ Thời gian điều trị từ 7- 10 ngày
5. PHÒNG BỆNH
Vệ sinh các nhân sạch sẽ: cắt móng tay, rửa tay hàng ngày
Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da
Nâng cao thể trạng
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kling J. PCR screening cuts in-hospital infection. Medscape Medical News [serial
online]. May 14, 2013;Accessed May 19, 2013.

2. Vander Have KL, Karmazyn B, Verma M, Caird MS, Hensinger RN, Farley FA.
Community-associated

methicillin-resistant

Staphylococcus

aureus

in

acute

musculoskeletal infection in children: a game changer. J Pediatr Orthop. Dec
2009;29(8):927-31
3. Jamal N, Teach SJ. Necrotizing fasciitis. Pediatr Emerg Care. Dec 2011;27(12):1195-9;
quiz 1200-2.
4. Jaramillo D. Infection: musculoskeletal. Pediatr Radiol. May 2011;41 Suppl 1:S127-34.
5. Chou H, Teo HE, Dubey N, Peh WC. Tropical pyomyositis and necrotizing fasciitis.
Semin Musculoskelet Radiol. Nov 2011;15(5):489-505.

10


Bài giảng Da Liễu
6. Lane JW, Tang J, Taggard D, Byun R. Successful use of daptomycin and linezolid,
without surgical intervention, in the treatment of extensive epidural abscess and
bacteremia due to methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA). Infect Dis Clin
Pract. Sept 2011;19(5):362-364.
7. Abdel-Haq N, Quezada M, Asmar BI. Retropharyngeal Abscess in Children: The Rising

Incidence of Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus. Pediatr Infect Dis J. Jul
2012;31(7):696-9. .
8. McNeil JC, Hulten KG, Kaplan SL, Mahoney DH, Mason EO. Staphylococcus aureus
Infections in Pediatric Oncology Patients: High Rates of Antimicrobial Resistance,
Antiseptic Tolerance and Complications. Pediatr Infect Dis J. Sep 11 2012.

11


Bài giảng Da Liễu
VIÊM NANG LÔNG
1.

ĐỊNH NGHĨA

Viêm nang lông (Folliculitis) là tình trạng viêm nông ở một hoặc nhiều nang lông ở bất kỳ
vùng da nào trừ lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu
niên và người trẻ.
2.

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân chủ yếu là tụ cầu vàng và Pseudomonas aeruginosa
Ngoài ra còn có thể do các nguyên nhân khác như
Nấm: Trichophyton rubrum hoặc Malassezia filliculitis (Pityrosporum filliculitis).
Virus herpes simplex thường gây viêm nang lông vùng quanh miệng.
Viêm nang lông không do vi khuẩn
-

Pseudo- follicititis hay gặp ở vùng cằm do cạo râu gây hiên tượng lông chọc thịt


-

Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch

-

Viêm nang lông Decanvans hay gặp vùng da đầu gây rụng tóc vĩnh viễn

-

Viêm nang lông ở những người công nhân tiếp xúc với dầu mỡ như thợ lọc dầu, thợ
máy. Công nhân xăng dầu…

Một số yếu tố thuận lợi
- Các yếu tố tại chỗ
+ Mặc quần áo quá chật ,
+ Da ẩm ướt
+ Tăng tiết mồ hôi
+ Gãi cào
+ Cạo râu
+ Nhổ lông
+ Các thuốc hoặc mỹ phẩm gây kích ứng
+ Dùng thuốc bôi corticoid lâu ngày
Toàn thân
+ Béo phì
+ Tiểu đường
12



Bài giảng Da Liễu
+ Giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
+ Suy thận, chạy thân nhân tạo
+ Thiếu máu do thiếu sắt đôi khi kết hợp đối với những trường hợp viêm nang lông mạn
tính
3.

TRIỆU CHỨNG

3.1. Lâm sàng
Tổn thương cơ bản là những sẩn nhỏ ở nang lông, trên có vảy tiết, không đau.Viêm nang lông
có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, trừ ở long bàn tay bàn chân. Vị trí thường gặp
nhất là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay, đùi, sinh dục, cẳng tay và cẳng chân ..sau vài
ngày tiến triển, tổn thương có thể khỏi không để lại sẹo. Số lượng tổn thương nhiều hay ít tùy
theo từng trường hợp. Hầu hết các trường hợp chỉ có một vài tổn thương đơn độc và dễ dàng bỏ
qua. Nhiều bệnh nhân có nhiều thương tổn, tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến sức khỏe và
chất lượng cuộc sống.
Một số biến chứng có thể gặp như chàm hóa, hoặc viêm lan tỏa xuống phía dưới nang lông
hình thành nhọt, viêm mô bào hoặc nhiễm khuẩn huyết.
3.2. Cận lâm sàng
Nuôi cấy vi khuẩn có thể thấy vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc Pseudomonas aeruginosa
Soi nấm trực tiếp nhuộm Parker có thể thấy nấm Malassezia
4.

ĐIỀU TRỊ

Loại bỏ các yếu tố thuận lợi
Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên tránh tự lây nhiễm ra các vùng da khác bằng xà phòng
lifebouy, Septivon…
Tránh cào gãi, kích thích vào tổn thương

Đối với những trường hợp nhẹ, chỉ cần dùng dung dịch sát khuẩn kết hợp với kháng sinh bôi tại
chỗ
- Dung dịch sát khuẩn: có thể dùng một trong các dung dịch sát khuẩn sau
+ Betadine 10%, Povidine 10%
+ Hexamidine 0,1%
+ Chlorhexidine 4%
Sát khuẩn ngày 2- 4 lần trong thời gian 10 -15 ngày
13


Bài giảng Da Liễu
- Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: dùng một trong các thuốc sau
+ Kem hoặc mỡ Fucidin 2% ( A xít fucidic), bôi 1- 2 lần ngày
+ Mỡ Neomycin , bôi 2- 3 lần/ngày.
+ Kem Flamazine 1% ( Silver sulfadiazine), bôi 1-2 lần/ngày
+ Mỡ mupirocine 2% (bactroban) bôi 3 lần/ngày
+ Erythromycin ( eryfluid) 1-2 lần/ngày
+ Clindamycine ( Dalacin T) 1-2 lần/ngày
Bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị từ 7-10 ngày
Trường hợp nặng cần phối hợp điều trị tại chỗ kết hợp với toàn thân bằng một trong các kháng
sinh sau.
+ Penicillin M (cloxacilline) 2g/ngày
+ Amoxilline và a xít clavulanic( augmentine)
Trẻ em 80mg/kg/ngày chia ba lần, uống ngay khi ăn
Người lớn 1,5-2 g/ngày chia hai lần, uống ngay trước khi ăn
+ Macroloide (Roxythromycine, Rulid) viên 150mg
Trẻ em 5-8mg/kg/ngày chia hai lần, uống trước bữa ăn 15 phút
Người lớn 2viên/ngày chia hai lần, uống trước bữa ăn 15 phút.
+ Azithromycine 500mg ngày đầu tiên sau đó 250mg/ngày /4 ngày uống trước bữa ăn 1 giờ
hoặc sau bữa ăn 2 giờ

+ Pristamycine (pyostacine)
Trẻ em 50mg/kg/ngày chia 2 lần, uống trong bữa ăn
Người lớn 2-3g/ngày chia hai lần, uống trong bữa ăn
+ Fucidine viên 250mg
Trẻ em liều 30-50mg/kg/ngày chia hai lần, uống trong bữa ăn
Người lớn 1-1,5 g/ngày chia hai lần, uống ngay trước khi ăn
+ Thời gian điều trị từ 7- 10 ngày
5.

PHÒNG BỆNH
-

Vệ sinh cá nhân

-

Tránh các yếu tố thuận lợi như môi trường nóng ẩm, các hóa chất dầu mỡ

-

Điều trị sớm khi có tổn thương ở da.
14


Bài giảng Da Liễu
-

Trường hợp tái phát cần lưu ý vệ sinh tốt loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da như vùng rãnh
mũi má, rãnh liên mông


6.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bragg J, Pomeranz MK. Papulopustular drug eruption due to an epidermal growth
factor receptor inhibitors, erlotinib and cetuximab. Dermatol Online J. 2007;13(1):1.
2. Roe E, Garcia Muret MP, Marcuello E, Capdevila J, Pallares C, Alomar A. Description
and management of cutaneous side effects during cetuximab or erlotinib treatments: a
prospective study of 30 patients. J Am Acad Dermatol. Sep 2006;55(3):429-37.
3. Walsh SR, Johnson RP. Vaccinia Folliculitis After Primary Dryvax Vaccination. Infect
Dis Clin Pract. Mar 2007;15(2):132-4.
4. Fox GN, Stausmire JM, Mehregan DR. Traction folliculitis: an underreported entity.
Cutis. Jan 2007;79(1):26-30.
5. Nervi SJ, Schwartz RA, Dmochowski M. Eosinophilic pustular folliculitis: a 40 year
retrospect. J Am Acad Dermatol. Aug 2006;55(2):285-9
6. Yu Y, Cheng AS, Wang L, Dunne WM, Bayliss SJ. Hot tub folliculitis or hot hand-foot
syndrome caused by Pseudomonas aeruginosa. J Am Acad Dermatol. Oct 2007;57(4):596600.
7. Dong H, Duncan LD. Cytologic findings in Demodex folliculitis: a case report and
review of the literature. Diagn Cytopathol. Mar 2006;34(3):232-4.

15


Bài giảng Da Liễu
HỘI CHỨNG BONG VẢY DA DO TỤ CẦU
(SSSS: Staphylococcal Scalded Skin Syndrome)
1.

ĐẠI CƯƠNG

Hội chứng bong vảy da do tụ cầu (hay bệnh Ritter) được mô tả lần đầu vào năm 1878 bởi bác sĩ

người Đức Gotfried Ritter von Rittershain. Đây là một bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ do độc tố của tụ
cầu vàng gây ra và có thể gây thành dịch ở trẻ sơ sinh trong bệnh viện.
2.

NGUYÊN NHÂN

Tụ cầu vàng (S. Aureus) tiết ra độc tố gây bong da lưu hành trong máu bệnh nhân. Có 2 loại
độc tố khác nhau là Exfoliatin A và B (ETA, ETB). Các độc tố này tác động làm phân cắt
desmoglein 1 (thường nằm ở lớp hạt của thượng bì). Desmoglein 1 là một protein quan trọng
của desmosomes - thành phần giúp các tế bào thượng bì gắn kết với nhau. Do đó bệnh nhân bị
hội chứng này thường xuất hiện bọng nước khu trú nông, dễ vỡ và bong vảy mảng rất nhanh.
3.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng.
Lâm sàng
- Thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ em. Có thể xuất hiện trên người lớn nhất là bệnh nhân bị
suy thận (do không đào thải được độc tố) hoặc suy giảm miễn dịch
- Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng ban đầu có thể là thương tổn chốc hoặc nhọt
- Khởi phát, bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi, khó chịu, kích thích, đau họng và đau rát da. Sau đó
xuất hiện ban đỏ màu cam hoặc màu hồng nhạt thường ở quanh miệng.
- 1-2 ngày sau thương tổn xuất hiện thêm ở các nếp kẽ, mông, tay, bàn chân và có thể đỏ da
toàn thân. Thương tổn là các bọng nước rất nông, nhanh chóng trợt tạo thành lớp vảy da mỏng,
nhăn nheo như giấy cuốn thuốc lá. Dấu hiệu Nikolsky dương tính.
- Thương tổn khỏi không để lại sẹo.
- Có thể xuất hiện viêm kết mạc.
Cận lâm sàng
-


Bọng nước nguyên vẹn thường vô trùng.

-

Nếu nghi ngờ SSSS, nên lấy bệnh phẩm nuôi cấy vi khuẩn từ nước tiểu, máu, vòm họng,

rốn, vùng da bất thường hoặc bất kì vị trí nào nghi ngờ nhiễm khuẩn. Cấy máu hầu như âm tính
ở trẻ em, thường dương tính ở người lớn.
16


Bài giảng Da Liễu
-

Xét nghiệm tế bào Tzanck có thể dương tính, ít tế bào viêm.

-

Sinh thiết da chỉ làm để chẩn đoán phân biệt nhất là với hội chứng Lyell. Trên tiêu bản có

thể thấy bọng nước nằm ở phần dưới của lớp hạt, bong vảy và rất ít hoại tử.
Chẩn đoán phân biệt
-

Hội chứng Lyell: nguyên nhân thường gặp do thuốc. Da bị hoại tử phần thượng bì gây bong

tróc. Thương tổn niêm mạc thường gặp. Tiên lượng rất nặng. Chẩn đoán phân biệt dựa vào lâm
sàng, bệnh sử và sinh thiết da.
-


Bỏng nắng: bong da giai đoạn muộn

-

Chốc bọng nước lớn

-

Ban đỏ do virut. Hội chứng nhiễm virut. Sau đó xuất hiện ban đỏ. Ít bong vảy da

-

Pemphigus thể đỏ da: bệnh bọng nước tự miễn, cũng tác động vào dermoglein 1. Ít gặp ở trẻ

em.
4.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc chung
-

Điều trị kháng sinh chống tụ cầu vàng đường tĩnh mạch

-

Bồi phụ nước – điện giải, nâng cao thể trạng

Điều trị cụ thể
-


Tùy tình hình dịch tễ để lựa chọn kháng sinh

-

Tụ cầu vàng nhạy cảm methicillin: Oxacillin 150 mg/kg/ngày chia điều 6h/lần trong 5-7

ngày.
-

Tụ cầu vàng kháng methicillin: Vancomycin 40 – 60 mg/kg/ngày chia đều 6h/lần trong

7-14 ngày.
-

Điều trị hỗ trợ: Kem, mỡ dưỡng ẩm để nâng cao khả năng hồi phục của da

5.

TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

-

Đáp ứng tốt với điều trị và thường khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày

-

Tỉ lệ chết 3% ở trẻ em, 50% ở người lớn và 100% ở người lớn có bệnh kèm theo như suy

thận hay suy giảm miễn dịch

-

Các biến chứng gặp phải liên quan đến nhiễm khuẩn tụ cầu vàng: nhiễm khuẩn huyết, viêm

phổi…
6.

PHÒNG BỆNH
17


Bài giảng Da Liễu
Vì bệnh có thể gây thành dịch ở trẻ em, nên cách ly trẻ cho đến khi điều trị khỏi. Nâng cao thể
trạng, điều trị sớm các ổ nhiễm khuẩn bằng kháng sinh đủ liều.
7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wolters Kluwer Health, (2013) Uptodate
2. Jeffrey B.T., Nico M. (2008), Gram-Positive Infections Associated with Toxin
Production, Fitzpatrick's Dermatology in General Medicine, 7th Edition
3. Analisa V.H., Warren R.H. (2008), Bacterial diseases, Dermatology 2nd Edition
4. Hay R.J., Adriaans B.M. (2010), Bacterial infections, Rook’s textbook of dermatology.
5. Roberto E. (2008), Staphylococcal scalded skin syndrome, Tropical dermatology.

18


Bài giảng Da Liễu
TRỨNG CÁ
(Acné)

1. ĐỊNH NGHĨA
Trứng cá (acne) là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống
nang lông tuyến bã.
Bệnh biểu hiện bằng nhiều loại tổn thương khác nhau như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ,
mụn bọc, nang...khu trú ở vị trí tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực.
80% trường hợp trứng cá gặp ở tuổi trưởng thành; tuy nhiên bệnh thường gặp hơn ở lứa tuổi
thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì.
Trứng cá không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên do tồn tại dai dẳng, mụn,
sẩn hay sẹo lồi, sẹo lõm ở vùng mặt làm giảm tính thẩm mỹ nên ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng cuộc sống người bệnh.
3. CĂN NGUYÊN, BỆNH SINH
Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 3 yếu tố chính. Đó là tăng sản xuất chất bã,
sừng hóa cổ nang lông và vai trò của vi khuẩn P.acne.
3.1. Tăng tiết chất bã
Bình thường chất bã được nang lông tuyến bã tiết ra làm da, lông, tóc ẩm, mềm mại, mượt mà.
Trong trứng cá: do nội tiết tố androgen của cơ thể, đặc biệt testosteron tiết ra nhiều sẽ gắn vào
các thụ thể đặc hiệu có trên bề mặt các tế bào tuyến bã, kích thích tuyến bã phát triển, dãn rộng
làm tăng bài tiết chất bã. Việc sản xuất hoóc môn của cơ thể tăng cao nhất vào những năm
trưởng thành nên trứng cá thường gặp ở người trẻ; nam giới bị nặng hơn nữ do lượng
testosteron sản xuất nhiều hơn.
3.2. Sừng hóa cổ nang lông
Bình thường các tế bào của tuyến bã và cổ nang lông khi chết sẽ được đào thải ra ngoài qua cổ
nang lông. Trong trứng cá, các tế bào này không được đào thải ra sẽ gây bít tắc, làm cổ nang
lông hẹp lại, ngăn chặn sự di chuyển của chất nhờn trong lòng ống tuyến, từ đó gây tích tụ chất
nhờn trong lòng tuyến, dần dần làm phình tuyến bã.
3.3. Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes
Vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes) là một loại trực khuẩn có tính đa dạng và kị khí,
hiện diện rất nhiều trên da của bệnh nhân trứng cá. Sự bít tắc cổ nang lông đã tạo điều kiện
thuận lợi cho vi khuẩn P.acne sinh sôi, phát triển. Các vi khuẩn này sẽ chuyển hóa các acid béo
19



Bài giảng Da Liễu
tự do có trong tế bào chết và chất nhờn bị tích tụ trong lòng tuyến làm viêm tấy nang lông và cổ
nang lông tạo nên mụn trứng cá dạng sẩn, mụn mủ, cục và nang.
3.4. Một số yếu tố khác liên quan đến hình thành mụn trứng cá
- Tuổi: trứng cá thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, 90% trường hợp ở lứa tuổi 13-19, sau đó
bệnh giảm dần, nhưng trứng cá có thể bắt đầu ở tuổi 20-30 hoặc muộn hơn thậm chí tới tuổi 5059.
- Giới: nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/nam ≈ 2/1, nhưng bệnh ở nam giới thường nặng hơn nữ.
- Yếu tố gia đình: có ảnh hưởng rõ rệt đến bệnh trứng cá. Theo Goulden cứ 100 bệnh nhân bị
trứng cá thì 50% có tiền sử gia đình. Theo Phạm Văn Hiển nếu bố hoặc mẹ hoặc cả hai bị trứng
cá thì 45% con trai của họ ở tuổi đi học bị trứng cá.
- Yếu tố thời tiết, chủng tộc: khí hậu nóng ẩm, hanh khô liên quan đến bệnh trứng cá; người da
trắng và da vàng bị bệnh trứng cá nhiều hơn người da đen.
- Yếu tố nghề nghiệp: Khi tiếp xúc với dầu mỡ, với ánh nắng nhiều…làm tăng khả năng bị
bệnh.
- Yếu tố stress: có thể gây nên bệnh hoặc làm tăng nặng bệnh trứng cá
- Chế độ ăn: một số thức ăn có thể làm tăng bệnh trứng cá như Sô-cô-la, đường, bơ, cà phê…
- Các bệnh nội tiết: một số bệnh Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang…
làm tăng trứng cá
- Thuốc: một số thuốc làm tăng trứng cá, trong đó thường gặp là corticoid, isoniazid, thuốc có
nhóm halogen (iod, brom), androgen, (testosteron), lithium, hydantoni…
- Một số nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng phương pháp và
lạm dụng mỹ phẩm làm ảnh hưởng đến bệnh trứng cá.
3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
3.1. Trứng cá thể thông thường (trứng cá của người trẻ - acne juvelair, acne vulgaris)
Là hình thái thường gặp nhất. Tổn thương rất đa dạng
- Bắt đầu từ tuổi dậy thì, người bệnh thường có hiện tượng tăng tiết chất bã nhờn như da mỡ,
nhờn, trơn bóng; tóc nhờn, lỗ chân lông giãn rộng.
- Trên nền da nhờn xuất hiện các tổn thương nhân trứng cá (comedon) hay mụn đầu đen (point

noir) do chất bã bài tiết và tế bào biểu mô cô đặc lại mà thành. Ở giai đoạn này người bệnh

20


Bài giảng Da Liễu
thường không đi chữa. Sau đó tùy mức độ viêm nhiều hay ít, nông hoặc sâu mà có các tổn
thương mụn đầu đen, đầu trắng, sẩn, mụn mủ, mụn bọc hay ổ áp xe.
+ Vị trí: thường gặp ở mặt, trán, cằm, má, phần trên lưng, trước ngực; ít khi xuống quá thắt
lưng.
3.2. Các thể lâm sàng trứng cá nặng
- Trứng cá dạng cục, dạng kén: hay gặp ở nam. Tổn thương sâu hơn trứng cá thường và hình
thành các kén có nguồn gốc nang lông. Các kén này có thể áp xe hoá, tạo nên nhiều hốc, để lại
sẹo xấu, dúm dó. Bệnh luôn phối hợp nhiều trứng cá, da mỡ. Nếu gặp ở nữ, luôn biểu hiện kèm
theo kiểu nam như có lông, râu, da mỡ nhiều. Ví trị thường gặp là mặt, cổ, xung quanh tai.
- Trứng cá bọc (Acné conglobata): là loại trứng cá mủ mạn tính, dai dẳng. Bắt đầu ở tuổi thiếu
niên, trứng cá có tổn thương dạng cục. Tổn thương hay để lại lỗ dò, luôn luôn để lại sẹo lõm do
hình thành mạch lươn, khi sập xuống để lại sẹo lõm.
- Trứng cá tối cấp (hay còn gọi là trứng cá bọc cấp tính, trứng cá có sốt và loét): bệnh xảy ra
đột ngột với sốt, mệt mỏi, tăng bạch cầu đa nhân, hồng ban nút và tổn thương trứng cá.
3.3. Các thể lâm sàng khác
- Trứng cá trẻ sơ sinh: xảy ra trong tháng đầu của trẻ sơ sinh. Tổn thương sẩn bằng đầu ghim ở
tháp mũi, má, trán. Tồn tại 5-7 ngày. Điều trị mỡ Salicylic
- Trứng cá bội nhiễm: do nhiễm nấm, vi khuẩn; không bao giờ tự khỏi. Điều trị cần phối hợp
kháng sinh, vitamin A acid
- Trứng cá do thuốc: do thuốc nội tiết, Azathioprin, thuốc có iod, thuốc tránh thai. Corticoid có
thể gây tổn thương trứng cá ở mặt, lưng, phía ngoài 2 cánh tay, không có nhân.
- Trứng cá muộn ở phụ nữ: Gặp ở phụ nữ từ 30-40 tuổi, nguyên nhân do cường nội tiết sinh
dục (nhất là buồng trứng), thường kèm theo rụng tóc.
- Trứng cá do hóa chất: do mỹ phẩm, do các chất halogen (clor, brom, iod), do xăng, dầu, dầu

mazut (còn gọi trứng cá hạt dầu: thường ở vùng mu bàn tay, cẳng tay, không có nhân)
- Trứng cá đỏ: tổn thương chủ yếu là giãn mạch, lỗ chân lông giãn rộng, mụn mủ, không có
nhân. Vị trí thường gặp là má, mũi, cằm, quanh miệng. Tiến triển từng đợt, liên quan đến chu kì
kinh. Nguyên nhân có nhiều giả thuyết như bôi thuốc chứa corticoid, do dermodex
- Mũi cà chua: do tuyến bã hai bên cánh mũi tiết nhiều, quá sản.
3.4. Tiến triển chung của trứng cá

21


Bài giảng Da Liễu
Đa số tự khỏi. Tuy nhiên bệnh có thể kèm theo các rối loạn như nhiễm trùng, trứng cá đỏ, viêm
tổ chức dưới da. Nếu tổn thương mọc quanh miệng mũi, có mủ, khi nặn không vô khuẩn có thể
gây nhiễm khuẩn huyết, viêm xoang tĩnh mạch nông
4. CHẨN ĐOÁN
4.1. Chẩn đoán xác định
- Chủ yếu dựa vào lâm sàng: mụn cám, sẩn, mụn mủ, mụn bọc, nang tập trung chủ yếu ở
vùng tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực; ít khi xuống quá thắt lưng.
- Cận lâm sàng (một số trường hợp): tìm nấm, vi khuẩn, demodex
4.2. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm nang lông
- Giang mai 2 dạng trứng cá
- Dày sừng quanh nang lông
- Á lao sẩn hoại tử
4.3. Phân độ trứng cá
Theo Karen McCoy (2008), bệnh trứng cá chia thành ba mức độ
- Mức độ nhẹ: < 20 tổn thương không viêm, hoặc < 15 tổn thương viêm hoặc tổng số lượng
tổn thương < 30
- Mức độ vừa: 20-100 tổn thương không viêm hoặc 15- 50 tổn thương viêm, hoặc 20-125 tổng
tổn thương

- Mức độ nặng: > 5 nang, cục hoặc > 100 tổn thương không viêm, hoặc tổng tổn thương viêm
> 50 hoặc > 125 tổng tổn thương.
5. ĐIỀU TRỊ
5.1. Mục tiêu
+ Chống tiết nhiều chất bã
+ Chống dày sừng cổ tuyến bã
+ Chống nhiễm khuẩn
5.2. Thuốc điều trị
5.2.1.Thuốc bôi tại chỗ
- Retinoids (biệt dược Tretinoin, Adapalene và Tazarotene)
+ Tác dụng: tiêu nhân mụn, ngăn sự hình thành nhân mụn, chống viêm…
22


Bài giảng Da Liễu
+ Tác dụng phụ: thường gặp nhất là khô da, đỏ da, kích ứng da, hồng ban tróc vảy, nhạy cảm
ánh sáng…thường trong tháng đầu điều trị, nhưng cũng có thể trong suốt quá trình điều trị.
- Benzoyl peroxide
+ Tác dụng: diệt khuẩn với phổ tác dụng rộng. Thuốc làm giảm đáng kể P.acnes và acid béo tự
do ở tuyến bã, ngoài ra tác dụng chống viêm và tiêu nhân mụn.
+ Dạng thuốc: cream, gel và chất làm sạch có nồng độ từ 2.5-10%.
+ Tác dụng phụ: thường gặp nhất là khô da và nhạy cảm ánh sáng. Nên bôi thuốc vào buổi
chiều để làm giảm nhạy cảm ánh sáng.
- Kháng sinh
+ Tác dụng: diệt P.acnes, chống viêm trực tiếp thông qua ức chế sự hóa ứng động của
neutrophil.
+ Dạng thuốc: dung dịch tan trong cồn (ví dụ clindamycine và erythromycine) hoặc gel và
lotions để làm giảm kích thích da. Hiện nay dùng dạng phối hợp thuốc có thể làm giảm sự đề
kháng (ví dụ erythromycine 3% với benzoyl peroxide 5% hay clindamycine 1% với benzoyl
peroxide 5%).

- Acide azelaic
+ Tác dụng: trên sừng phểu ống, ngăn chặn nhân mụn, kìm khuẩn, không thấy tình trạng vi
trùng đề kháng
+ Dạng thuốc: cream 20%
+ Tác dụng phụ: ngứa và cảm giác bỏng tại chỗ.
5.2.2.Thuốc dùng toàn thân
- Kháng sinh
+ Doxyxyclin: 100 mg/ngày x 30 ngày
+ Tetracyclin 1,5 g x 8 ngày hoặc 0,25 g/ngày x 30 ngày (hoặc cho đến khi khỏi)
+ Azithromycin
Tháng 1: ngày 2 viên
Tháng 2: ngày 1 viên
Tháng 3: tuần cho 2 viên
Tác dụng phụ: thuốc gây nhạy cảm với ánh sáng (tetracycline, doxycycline), chóng mặt
(minocycline), rối loạn tiêu hóa (erythromycine)
23


Bài giảng Da Liễu
- Isotretinoin
+ Tác dụng: ức chế sự sản xuất tuyến bã, thúc đẩy quá trình tiêu sừng
+ Liều dùng: Tấn công: 0,5-1 mg/kg/ngày x 4 tháng. Duy trì: 0,2-0,3 mg/kg/ngày x 2-3 tháng
+ Tác dụng phụ: mệt mỏi, rụng tóc, khô da, bỏng nắng, bong da mặt môi, loét miệng, kích
thích mắt. Lưu ý: do chu kỳ bán huỷ 395 ngày nên không dùng thuốc trong thời kỳ mang thai,
cho con bú gây quái thai: Khớp sọ thoái hoá nhanh gây não bé, khó đẻ. Dùng phối hợp với
tetracycline làm tăng áp lực nội sọ, gây u. Cốt hoá sớm: không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi
- Hormon
Thuốc đối kháng androgen-Diane 35: mỗi viên chứa 0.035mg Ethinylestradion và 2mg
Cyproterone acetate (CPA)
+ Cơ chế tác dụng: CPA là chất có khả năng kháng androgen mạnh do tranh chấp với

Dihydrotestoteron để gắn vào thụ thể của mô đích. Dạng acetate có tác dụng ức chế tăng tiết
LH và FSH theo cơ chế điều hòa ngược nên tác dụng kháng androgen càng mạnh.
+ Cách dùng: vỉ 21 viên, bắt đầu uống viên đầu tiên khi có hành kinh, mỗi ngày uống 1 viên,
nghỉ 7 ngày. Thời gian dùng thuốc từ 3-6 tháng
+ Tác dụng phụ: đau đầu, căng tức ngực, mệt mỏi, buồn nôn
- Thuốc khác: Vitamin B2; Biotin; Bepanthen; kẽm
6. TƯ VẤN
- Hạn chế dùng thuốc có brom, corticoid
- Rửa mặt bằng xà phòng
- Ăn ít đường, chocola, chất béo, đồ rán
- Tránh làm việc quá sức, hạn chế stress
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Eichenfield LF, Krakowski AC, Piggott C, Del Rosso J, Baldwin H, Friedlander SF, et
al. Evidence-based recommendations for the diagnosis and treatment of pediatric acne.
Pediatrics. May 2013;131 Suppl 3:S163-86.
2. Smith RN, Mann NJ, Braue A, Makelainen H, Varigos GA. The effect of a high-protein,
low glycemic-load diet versus a conventional, high glycemic-load diet on biochemical
parameters associated with acne vulgaris: a randomized, investigator-masked, controlled
trial. J Am Acad Dermatol. Aug 2007;57(2):247-56
24


Bài giảng Da Liễu
3. Fanelli M, Kupperman E, Lautenbach E, Edelstein PH, Margolis DJ. Antibiotics, Acne,
and Staphylococcus aureus Colonization. Arch Dermatol. Aug 2011;147(8):917-21.
4. Fernandez-Obregon AC. Azithromycin for the treatment of acne. Int J Dermatol. Jan
2000;39(1):45-50.
5. Koulianos GT. Treatment of acne with oral contraceptives: criteria for pill selection.
Cutis. Oct 2000;66(4):281-6.
6. Lee JW, Yoo KH, Park KY, Han TY, Li K, Seo SJ, et al. Effectiveness of Conventional,

Low-dose and Intermittent Oral Isotretinoin in the Treatment of Acne: A Randomized,
Controlled Comparative study. Br J Dermatol. Nov 29 2010;
7. Halvorsen JA, Stern RS, Dalgard F, Thoresen M, Bjertness E, Lien L. Suicidal ideation,
mental health problems, and social impairment are increased in adolescents with acne: a
population-based study. J Invest Dermatol. Feb 2011;131(2):363-70.
8. Papageorgiou P, Katsambas A, Chu A. Phototherapy with blue (415 nm) and red (660
nm) light in the treatment of acne vulgaris. Br J Dermatol. May 2000;142(5):973-8.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×