Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau cải bắp trái vụ tại bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ LONG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU CẢI BẮP
TRÁI VỤ TẠI BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ LONG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU CẢI BẮP
TRÁI VỤ TẠI BẮC GIANG

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thuý Hà

Thái Nguyên - 2015



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực,
đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài
liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Nông học,
Phòng đào tạo và Nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Người viết cam đoan

Vũ Long

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy giáo
hướng dẫn, cơ quan chủ quản.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Nông học, đặc biệt tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thúy Hà - Người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện Đề tài. Cảm ơn các thầy cô của Trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên, Phòng đào tạo, Khoa Nông học, những người đã truyền thụ cho tôi những kiến
thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại
trường.
Và cuối cùng Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
các bạn sinh viên…Những người luôn quan tâm, chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ
trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Long

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM
ƠN

.............................................................................................................

ii

MỤC

LỤC.................................................................................................................. iii DANH MỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi DANH MỤC CÁC
BẢNG........................................................................................ vii DANH MỤC ĐỒ THỊ, CÁC

HÌNH .......................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1
2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài............................................................ 2
2.1. Mục đích ......................................................................................................... 2
2.2. Yêu cầu ........................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài............................................................................ 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở khoa học....................................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 5
1.1.3. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 5
1.2. Giá trị dinh dưỡng và vai trò của sản xuất rau trong nền kinh tế quốc dân ... 6
1.2.1. Giá trị của cây rau .................................................................................. 6
1.3. Khái quát quá trình hình thành phát triển rau trên thế giới và ở Việt Nam.. 12
1.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới ....................................... 12
1.3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ rau ở Việt Nam........................................ 14
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài .................. 20
1.4.1. Những nghiên cứu và ứng dụng vòm che trong sản xuất nông nghiệp
.................................................................................................. 20
1.4.2. Các nghiên cứu về phân bón lá cho cây rau......................................... 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


iv
1.5. Kết luận rút ra từ tổng quan .......................................................................... 24
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 26
2.1. Đối tượng, vật liệu và phạm vi nghiên cứu .................................................. 26

2.1.1. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 26
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 27
- Địa điểm : tại xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. ................. 27
2.1.3. Đặc điểm đất đai thí nghiệm. ............................................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu....................................... 27
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 27
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 27
2.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................................. 32
2.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển .................................................. 32
2.3.2. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại ................................................................. 32
2.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ....................................... 33
2.3.4. Sơ bộ hoạch toán kinh tế ...................................................................... 33
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 35
3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống Cải Bắp vụ đông xuân sớm
tại Hiệp Hòa, Bắc Giang ............................................................. 35
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng của một số giống Cải Bắp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang......
35
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, số lá và đường kính tán của một
số giống Cải Bắp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang ........................................ 37
3.1.3. Đường kính bắp, chiều cao bắp, độ chặt bắp của một số giống cải
bắp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang .............................................................. 41
3.1.4. Tình hình sâu bệnh hại trên một số giống cải bắp thí nghiệm tại
Hiệp Hòa, Bắc Giang .......................................................................... 42
3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống cải
bắp thí nghiệm tại Hiệp Hòa, Bắc Giang ............................................ 44
3.1.6. Hiệu quả kinh tế ................................................................................... 46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



v
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của vòm che đến năng suất và chất lượng cải bắp
vụ đông xuân sớm. ...................................................................................... 46
3.2.1. Ảnh hưởng của vòm che đến động thái tăng trưởng chiều cao cây, số lá
và đường kính tán của giống Cải Bắp KK.Cross tại Hiệp Hòa,
Bắc Giang............................................................................................ 46
3.2.2. Ảnh hưởng của các công thức che vòm đến đường kính bắp, chiều cao bắp,
độ chặt bắp giống cải bắp KK.Cross tại Hiệp Hòa, Bắc Giang
................................................................................................... 51
3.2.3. Ảnh hưởng của vòm che đến tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống
KK.CROSS tại Hiệp Hòa, Bắc Giang ...................................... 52
3.2.4. Ảnh hưởng của vòm che đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của giống cải bắp KK.Cross tại Hiệp Hòa, Bắc Giang ....... 53
3.2.5. Hiệu quả kinh tế ................................................................................... 55
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng,
phát triển của rau cải bắp ................................................................ 56
3.3.1. Ảnh hưởng của các công thức phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây, số lá và đường kính tán của giống Cải Bắp KK.Cross tại Hiệp Hòa, Bắc
Giang .................................................................................... 56
3.3.2. Ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến đường kính bắp, chiều
cao bắp, độ chặt bắp của giống KK.Cross ................................ 60
3.3.3. Ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến tình hình sâu bệnh
hại giống cải bắp KK.CRoss tại Hiệp Hòa, Bắc Giang ...................... 61
3.3.4. Ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cải bắp KK.Cross tại Hiệp Hòa, Bắc Giang
................................................................................................... 62
3.3.5. Hiệu quả kinh tế ................................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 66


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CLT&CTP

: Cây lương thực& cây thực phẩm

CNTP

: Công nghệ thực phẩm

cs

: Cộng sự

FAO


: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

K

: Kali

KHKTNN

: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp

NCKH

: Nghiên cứu khoa học

NN&PTNN

: Nông Nghiệp và phát triển nông thôn

NSSK NSTT

: Năng suất sinh khối

N

: Năng suất thực thu

NXB P

: Đạm


RAT

: Nhà xuất Bản

TGST USD

: Lâm

VSATTP

: Rau an toàn

VSV WTO

: Thời gian sinh trưởng
: Đơn vị tiền tệ của Mỹ
: Vệ sinh an toàn thực phẩm
: Vi sinh vật
: Tổ chức y tế thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của một số loại
rau ăn trong họ thập tự (National food review 1978, USDA)....................... 6
Bảng 1.2: Giá trị dinh dưỡng của cây rau và cây ngũ cốc (tính trong l00g trọng lượng
tươi)..................................................................................................... 7

Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới từ năm 2007 – 2012 .... 13
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lượng rau cải bắp trên thế giới từ năm
2007 – 2012 ................................................................................................ 13
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất rau của Việt Nam từ năm 2007 – 2012...................... 19
Bảng 1.6: Diện tích, năng suất và sản lượng cải bắp của Việt Nam năm 2007 – 2012 ... 20
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của một số giống Cải Bắp thí nghiệm ............ 35
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của một số giống cải bắp trong
thí nghiệm ................................................................................................... 37
Bảng 3.3 : Động thái ra lá của các giống của cải bắp trong thí nghiệm. .................. 38
Bảng 3.4. Động thái tăng trưởng đường kính tán các giống của cải bắp trong thí nghiệm
......................................................................................................... 40
Bảng 3.5. Đường kính bắp, chiều cao bắp, độ chặt bắp của một số giống cải
bắp thí nghiệm ............................................................................................. 42
Bảng 3.6. Tình hình sâu bệnh hại của một số giống cải bắp trong thí nghiệm ......... 43
Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống cải
bắp thí nghiệm ............................................................................................. 44
Bảng 3.8. Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ............ 46
Bảng 3.9 : Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống cải bắp KK.Cross
trong thí nghiệm .......................................................................................... 47
Bảng 3.10: Động thái ra lá của giống cải bắp KK.Cross trong thí nghiệm. ............. 49
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các công thức che vòm đến động thái tăng trưởng đường
kính tán giống cải bắp KK.Cross trong thí nghiệm ......................... 50


viii
viii
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các công thức che vòm đến đường kính bắp, chiều
cao bắp, độ chặt bắp giống cải bắp KK.Cross thí nghiệm .......................... 51
Bảng 3.13. Tình hình sâu bệnh hại cải bắp qua các công thức che vòm khác
nhau trong thí nghiệm ................................................................................. 53

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các công thức che vòm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của cải bắp KK.CROSS ......................................... 54
Bảng 3.15. Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức vòm che
thí nghiệm .................................................................................................. 55
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây giống cải bắp KK.Crosstrong thí nghiệm ................. 56
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến động thái ra lá của
giống cải bắp KK.Cross trong thí nghiệm................................................... 58
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến động thái tăng trưởng
đường kính tán giống cải bắp KK.Cross trong thí nghiệm.............. 59
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến đường kính bắp,
chiều cao bắp, độ chặt bắp của giống KK.Cross ......................................... 60
Bảng 3.20. Tình hình sâu bệnh hại cải bắp KK.CROSS trong thí nghiệm, .............. 61
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của các công thức phân bón lá đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của cải bắp KK.Cross............................................. 62
Bảng 3.22. Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm.......... 64


ix
DANH MỤC ĐỒ THỊ, CÁC HÌNH

Hình 1.1: Nước ép cải bắp sử dụng để làm giảm chứng viêm loét dạ dày ............... 11
Hình 1.2: Hệ thống siêu thị và chợ ở Hà Nội và TP. HCM năm 2009 ..................... 17
Hình 1.3: Sơ đồ kênh phân phối rau tổng quát của Việt Nam .................................. 18
Hình 3.1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số giống cải bắp thí nghiệm
......................................................................................................... 38
Hình 3.2: Động thái ra lá của một số giống cải bắp tham gia thí nghiệm................. 39
Hình 3.3: Động thái tăng trưởng đường kính tán của một số giống cải bắp thí nghiệm
......................................................................................................... 41
Hình 3.4: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của một số giống

cải bắp thí nghiệm .................................................................................... 45
Hình 3.5: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống KK.Cross qua các
công thức vòm che ...................................................................................... 48
Hình 3.6: Động thái ra lá của giống KK.Cross qua các công thức che vòm ............ 49
Hình 3.7: Động thái tăng trưởng đường kính tán của giống KK.Cross qua các
công thức che vòm ...................................................................................... 51
Hình 38: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống KK.Cross qua
các công thức che vòm ................................................................................ 55
Hình 3.9: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của KK.Cross qua các công
thức phân bón lá .......................................................................................... 57
Hình 3.10: Động thái ra lá của giống KK.Cross qua các công thức phân bón
lá .................................................................................................................. 58
Hình 3.11: Động thái tăng trưởng đường kính tán của giống cải bắp
KK.Cross qua các công thức phân bón lá ................................................... 59
Hình 3.12: Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất lý thuyết và năng suất
thực thu của giống KK.Cross ...................................................................... 63


11
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu của con người ngày càng tăng.
Trước kia nhu cầu của con người là “ăn no mặc ấm” ngày nay phát triển hơn la “ăn phải
ngon và mặc phải đẹp”. Nhu cầu về ăn uống về ăn uống của con người giờ không chỉ ngon
mà còn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Để đáp ứng phần nào đó nhu
cầu chính đáng của con người, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã không ngừng tìm tòi
nghiên cứu để đưa ra nhiều tiến bộ mới về nông nghiệp trong đó có những tiến bộ mới
cho nghề trồng rau.
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn hàng ngày dù

người giàu hay người nghèo, dù sang hay hèn. Người ta thường nói” cơm không rau như
đau không thuốc” để nhấn mạnh tầm quan trọng của rau đối với đời sống của nhân dân
ta. Rau là loại thực phẩm cung cấp các loại dinh dưỡng thiết yếu như: Vitamin, lipit,
protein, và các loại khoáng chất quan trọng như: Canxi, photpho, sắt… rất cần thiết cho sự
phát triển của cơ thể con người. Rau còn cung cấp lượng lớn chất xơ, làm tăng nhu mô
ruột và hệ tiêu hóa, là thực phẩm hỗ trợ sự di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, giúp
bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt. Trong mâm cơm, rau quả tươi góp phần quan trọng và
tăng sự hấp dẫn của các món ăn.
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với các loại rau xanh đang được xã hội đặc
biệt quan tâm. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ
thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt
cũng như lâu dài đối với sức khỏe cộng đồng. Trước vai trò của rau xanh và những thực
trạng trong sản xuất rau khi đời sống phát triển, nhu cầu về rau an toàn đạt chất lượng
cao ngày càng gia tăng cho thấy việc sản xuất ra nhiều loại rau với số lượng lớn, đảm
bảo an toàn là một nhiệm vụ quan trọng. Bên cạnh đó việc sản xuất rau trái vụ phục vụ
nhu cầu xã hội làm tăng thu nhập cho người dân cũng là một vấn đề đang quan tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


22
Cải bắp là một loại rau được ưa chuộng, có giá trị dinh dưỡng cao. Người ta có thể
chế biến được rất nhiều món ăn từ cải bắp như: luộc, sào, nấu, muối chua, kim chi, và làm
cả bánh ngọt. Các nhà y tế còn đánh giá rất cao về khả năng chữa bệnh của cải bắp. Sử
dụng loại rau này cho người bị tim mạch, viêm đường ruột tốt. Viêt nam cũng có điều
kiện khá thuận lợi cho sản xuất cải bắp và được ưa chuộng nên cải bắp được trồng rộng
rãi tuy vậy năng xuất cải bắp chưa cao (20-25 tấn/ha) và cũng chưa đạt tiêu chuẩn chất
lượng về rau sạch. Việc sản xuất vẫn theo lối cổ truyền, chưa áp dụng kỹ thuật sản xuất
mới, các vấn đề về ô nhiễm đất, nước, các chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên
rau đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng trước mắt cũng như lâu dài. Các

phương pháp sản xuất cũ tốn công lao động, sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật
(BVTV) đang là vấn đề nhức nhối của sản xuất hiện nay.
Xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang có truyền thống sản xuất rau cải bắp lâu
đời tuy nhiên ở đây vẫn chưa áp dụng kỹ thuật sản xuất rau an toàn vì vậy dẫn đến năng
suất, chất lượng rau chưa cao nên hiệu quả từ nghề trồng rau thấp chưa cải thiện đời
sống cho người nông dân.
Sản xuất rau sử dụng vòm che đã được nghiên cứu và ứng dụng cho kết quả tốt ở
nhiều nơi. Qua nhiều khảo sát thực tế đã cho thấy, sản xuất rau đặc biệt là rau cải bắp
bằng vòm che nông nghiệp được người dân rất hưởng ứng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế
trên địa bàn, để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị sử dụng của sản
xuất rau cải bắp tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật
sản xuất rau cải bắp trái vụ tại Bắc Giang”.
2. Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục đích
Lựa chọn được biện pháp kỹ thuật phù hợp sản xuất rau cải bắp trái vụ tại
Hiệp Hòa, Bắc Giang.
2.2. Yêu cầu
Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng, năng
suất và hiệu quả kinh tế của rau cải bắp trồng trái vụ tại Bắc Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


33
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc chọn giống Cải bắp phù hợp với
điều kiện sinh thái của Bắc Giang.
- Bổ sung thêm dữ liệu khoa học về kỹ thuật canh tác Cải bắp trái vụ phù hợp với
điều kiện sinh thái vùng Đông Bắc.

3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn của đề tài
- Đề tài góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, tăng năng suất và hiệu quả
kinh tế, khai thác tiềm năng đất đai, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho các
hộ nông dân.
- Đề tài góp phần đa dạng tập đoàn giống rau, hoàn thiện quy trình sản xuất cải
bắp trái vụ hiệu quả, phù hợp với sinh thái Bắc Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


44
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao
năng suất và sản lượng cây trồng. Khả năng thích ứng của giống với các điều kiện sinh thái
rất khác nhau. Muốn phát huy hiệu quả tối đa của giống, cần tiến hành nghiên cứu và
đánh giá khả năng thích ứng cũng như tiềm năng năng suất của các giống mới trước khi
đưa ra sản xuất đại trà, từ đó tìm ra những giống thích hợp nhất đối với từng vùng sinh
thái. Đối với những cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn như cây rau nói chung
và Cải bắp nói riêng thì điều kiện ngoại cảnh là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng và năng suất của cây, gặp điều kiện bất thuận có thể gây thiệt hại lớn, có khi
là mất trắng. Đối với những loại cây rau cải bắp, dưa, ớt, đậu đũa, côve … thì biện
pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp là giải pháp tối ưu. Vì như vậy sẽ kiểm soát
được độ ẩm trong đấ t, làm cho đất tơi xốp. Mặt khác, sử dụng màng phủ còn giảm
tối đa được công làm cỏ , cũng như hạn chế được sâu bệnh gây hại từ đó giảm
lượng thu ốc bảo vệ thực vật. Dùng màng phủ sẽ tạo cho người nông dân nhiều điều
kiện ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, giống mới vào nông nghiệp.

Ngoài ra, phân bón là dinh dưỡng không thể thiếu để cây trồng sinh trưởng và phát
triển thuận lợi. Song, cũng giống như các nhân tố đất, nước, thuốc BVTV, phân bón
luôn tiềm tàng, ẩn chứa rất nhiều nguy cơ ô nhiễm cho cây trồng đặc biệt là cây rau. Đó là
các nguy cơ ô nhiễm về sinh học (virus, vi khuẩn, nấm) và hóa học (các nguyên tố kim loại
nặng, hàm lượng nitơrat). Vì vậy, việc sử dụng phân bón hợp lý và an toàn cho cây trồng
nói chung, cây rau nói riêng là một việc làm cần thiết, phục vụ cho sức khỏe con người.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và
được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Tuy nhiên phân bón cũng chính là những
loại hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác
dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống con người,
gia súc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


55
1.1.2. Cơ sở thực tễn
Khi tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng diện tích đất cho xây dựng nhà ở lớn kéo theo
diện tích đất nông nghiệp thu hẹp nhất là diện tích cho trồng rau giảm mạnh. Xu thế của
người dân hiện nay là chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh hay làm công
nhân trong các khu nhà máy chế xuất, khu công nghiệp …vì sản xuất Nông Nghiệp kém hiệu
quả không cải thiện đời sống người dân. Từ thực tế trên mà các nhà lãnh đạo và các nhà
khoa học đang liên kết với nhau để đổi mới nông nghiệp, hướng tới nền nông nghiệp đô
thị phát triển nâng cao đời sống cho bà con nông dân.
Xuân Cẩm là một xã phía Tây Nam của huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang cũng có
truyền thống trồng rau màu lâu đời. Cây trồng chính mà người dân thâm canh như dưa
chuột, rau cải, bí các loại, mướp….Trong đó có cây cải bắp cũng là cây chủ lực. Tuy nhiên
chưa có đầu tư lớn trong sản xuất rau chất lượng cao, phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của
thị trường. Người vẫn chạy theo lợi nhuận chỉ quan tâm tới cung cấp số lượng chứ chưa
quan tâm tới chất lương của rau. Trong sản xuất vẫn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật,

thuốc độc cấm sử dụng, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới
chất lượng rau. Vì sản xuất rau theo truyền thống nên tốn nhiều lao động tưới nước, làm
cỏ, phòng trừ sâu bệnh hại nên hiệu quả kinh tế từ việc trồng rau, nhiều người dân đã
chuyển từ trồng rau truyền thống sang cây trồng khác hay bỏ hẳn nghề trồng rau.
Để đáp ứng như cầu của thị trường về nguồn rau sạch ổn định có rất nhiều các dự
án của nhà nước cũng như các dự án của các tổ chức phi chính phủ đang đầu tư vào xã để
nâng cao trình độ sản xuất Nông Nghiệp cũng như tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nông
nghiệp tại địa phương. Người dân địa phương rất nhiệt tình hưởng ứng áp dụng các biện
pháp kỹ thuật mới trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Đây cũng là thuận
lợi lớn cho những nhà chuyển giao khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp về nông thôn.
1.1.3. Cơ sở lý luận
Ở Việt Nam với khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, cây rau được trồng phổ biến và có
khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Rau là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn
hàng ngày, là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng, vi lượng, chất sơ cho cơ thể con
người. Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản nhất là rau xanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


66
đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Việc ô nhiễm sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại
nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá đã ảnh hưởng
không nhỏ đối với sức khỏe cộng đồng.
1.2. Giá trị dinh dưỡng và vai trò của sản xuất rau trong nền kinh tế quốc dân
1.2.1. Giá trị của cây rau
1.2.1.1. Giá trị dinh dưỡng
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g phần ăn được của một số loại rau ăn
trong họ thập tự (National food review 1978, USDA)
Cây
Chỉ tiêu


Cải bắp

Cải bao

Cải bìxen

Su hào

Bắc thảo

Nước (%)

92

91

85

90

95

Năng lượng (cal)

24

27

45


29

14

Chất đạm (g)

1.3

2.7

4.9

2.0

1.2

Chất bột đường (g)

5,4

5,2

8,3

6,6

3,0

Ca (mg)


49

25

36

41

43

P(mg)

29

56

80

51

40

K(mg)

233

295

390


372

253

Vitamin c (mg)

47

48

102

66

25

Vitamin A (I.U)

130

60

550

20

150

(Nguồn USDA, 1978) [31]

Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của các gia đình.
Rau cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của cơ thể con
người như: Vitamin, các chất khoáng…trong các loại rau gia vị còn có chất kháng sinh,
các chất thơm, các axit hữu cơ…một số rau đậu có protein nhưng những chất mà rau
cung cấp chủ yếunhất vẫn là các vitamin mà các thực phẩm khác như: thịt, trứng, sữa
không có hoặc có rất ít. Trong đó, rau cũng là loại cây chứa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


77
hàm lượng vitamin và chất khoáng cao hơn hẳn một số cây trồng khác. So sánh thành
phần dinh dưỡng của cây rau và cây ngũ cốc A.M.S Sharfudin và M.A shidique, 1985 đã
cho thấy rau đặc biết là rau ăn lá có hàm lượng vitamin và chất khoáng cao hơn lúa và lúa
mì nhiều lần .
Bảng 1.2: Giá trị dinh dưỡng của cây rau và cây ngũ cốc (tnh trong l00g trọng
lượng tươi)
Độ ẩm
(%)

Cacbon
Hydrate
(g)

Pr
(g)

Calo
(kcalo)

Caroten


Lúa

12,6

77,4

8,5

349

0,009

Lúa mỳ

12,8

71,2

11,8

346

Rau ăn lá

88,5

4,3

2,9


Rau ăn thân

87,5

9,1

Rau ăn quả

88

Rau ăn củ

80,7

Cây

Khoáng (mg)
VTMC

Canxi

Fe

0

0

2,8


0,064

0

41

4,9

36

6,80

54

145

9,0

1,6

44

0,58

19

84

0,7


8,4

2,2

46

1,00

25

35

0,8

16,2

1,5

89

1,34

11

24

0,7

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lượng rau chiếm từ 30 – 40% trong bữa
ăn hàng ngày. Trong khi xã hội ngày một phát triển nên việc dùng rau trong bữa ăn hàng

ngày càng tăng. Trong khẩu phần ăn của người dân hiện nay rau cung cấp khoảng
95 – 99% nguồn vitamin A, 60 – 70% nguồn vitamin B2, gần 100% vitamin C và các loại
vitamin khác [4]. Nếu trong khẩu phần ăn lâu ngày mà thiếu rau xanh thì thường xuất hiện
các triệu chứng như : khô da, sần sùi, mắt mờ, quáng gà...do thiếu vitamin A, lở loét
miệng, lưỡi, viêm ngứa, chủ yếu do thiếu vitamin B2, tê phù do thiếu vitamin B1, chảy
máu chân răng, mệt mỏi chân tay suy nhược...do thiếu vitamin C. Thiếu vitamin sẽ làm
giảm sức dẻo dai, hiệu suất làm việc giảm sút, bênh tật sẽ phát sinh, khi mắc bệnh cũng
như chữa bệnh lâu lành. Trong lao động, học tập, công tác và sinh hoạt hàng ngày mỗi
người đều cần một lượng vitamin nhất định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


88
1.2.1.2. Giá trị kinh tế
- Theo giáo trình trồng rau, năm 2000 của Tạ Thị Thu Cúc [7], rau là loại cây trồng
cho hiệu quả kinh tế cao: giá trị sản xuất 1 ha rau gấp 2-3 lần so với 1 ha lúa. Hiệu quả lớn
hay nhỏ còn phụ thuộc vào trình độ người sản xuất, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm và
chủng loại rau. Ở Việt Nam cũng đã có một số mô hình sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, lúa
và các cây khác. Nhìn chung, cây rau có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể gieo trồng
nhiều vụ trong năm do đó sản lượng trên đơn vị diện tích tăng.
- Rau là nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm: Nhiều loại rau được sử dụng
làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến thực phẩm như:
+ Công nghệ đồ hộp: dưa chuột, cà chua, măng tây…
+ Công nghệ sản xuất nước giải khát: cà chua, cà rốt…
+ Công nghệ bánh kẹo: Bí xanh, cà rốt, khoai tây…
+ Công nghiệp chế biến thuốc, dược liệu: tỏi, hành, rau gia vị …
+ Làm hương liệu: hạt mùi, ớt, cà chua…
- Rau góp phần phát triển các ngành kinh tế khác như: ngành chăn nuôi (là nguồn
thức ăn cho chăn nuôi), rau cung cấp một lượng thức ăn và chất xanh cho chăn nuôi, thúc

đẩy cho ngành chăn nuôi phát triển.
1.2.1.3 Giá trị khác
* Giá trị Y học
Rau không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn được sử dụng như cây liệu quý:
hành hoa, gừng, nghệ , tía tô, nụ non của cây súp lơ xanh, cà rốt, mộc nhĩ đen, nấm…đặc
biệt cây tỏi ta được xem là cây dược liệu quý trong nền y học cổ truyền của nhiều nước
như : Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam… người ta cho rằng, nếu ăn mướp đắng và bí ngô
một cách thường xuyên thì có thể phòng bệnh đái tháo đường
– một loại bệnh nan y. Trong rau cải có nhiều thành phần có tác dụng kìm hãm sự phát
triển của tế bào ung thư và ngăn ngừa các tế bào này tái phát. Thường xuyên ăn rau cải
cũng làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi tới 36%.
Cải bắp không chỉ là món ăn có nhiều vitamin quý mà còn là vị thuốc chữa được
một số bệnh như béo phì, sỏi thận, phòng bệnh tiểu đường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


99
Vitamin C trong Cải bắp là một loại vitamin thiên nhiên quý, đã kết hợp sẵn với
vitamin P thành phức hợp C (C complex trong rau quả) nên có giá trị sinh học cao hơn
nhiều các viên thuốc vitamin C.
Nên nhớ vitamin P còn được gọi là yếu tố thẩm thấu mao mạch, có tác dụng làm
bền mao mạch, giúp vitamin C khỏi bị oxy hoá và làm thành mạch vững bền nên ngừa
được chứng bầm da, xuất huyết dưới da, chảy máu lợi. Thiếu vitamin này, mao mạch dễ
bị vỡ, dễ bị xuất huyết dưới da, bầm da, xuất huyết nội tạng... Vitamin P có nhiều trong cải
bắp và kết hợp với vitamin C, vì trong thiên nhiên hai loại vitamin này thường kết hợp với
nhau.
Đặc biệt, trong nước ép cải bắp tươi có chứa vitamin U, một loại vitamin có tác
dụng chữa viêm loét dạ dày - tá tràng. Loại vitamin này được người ta tìm thấy ở nước
ép cải bắp tươi, do đó những người loét dạ dày - tá tràng, hoặc viêm dạ dày, viêm ruột

dùng nước này rất tốt. Ngoài ra, cải bắp được coi là một vị thuốc phòng chữa một số
bệnh có kết quả tốt.
Hạn chế xơ vữa động mạch và sỏi mật: Do cải bắp có nhiều vitamin C kết hợp với
vitamin P thành phức hợp C đã nói ở trên, nên có tác dụng làm bền vững thành
mạch.
Ngoài ra, chất xenluloza của cải bắp kết hợp với cholesterol và các axit mật, hạn chế
những chất này qua ruột vào máu nên có tác dụng đề phòng các bệnh xơ vữa động
mạch và sỏi mật.
Chữa loét dạ dày - tá tràng: Do trong nước ép cải bắp tươi có chứa vitamin U. Nhiều
người cho rằng nó còn tốt hơn cả vitamin U vì nước ép cải bắp không chỉ cung cấp
vitamin U đơn thuần mà còn làm tăng sức đề kháng của niêm mạc dạ dày và ruột, bình
thường hoá các quá trình chuyển hoá, làm vết loét mau lành.
Thức ăn chống béo phì: Do gần đây người ta phát hiện được trong cải bắp một chất
mới là axit tactronic có tác dụng ngăn chặn quá trình chuyển hoá gluxit thành lipit, chống
được bệnh béo phì.
Phòng chống các bệnh đường tiêu hóa: Qua nội soi, các chuyên gia Ấn Độ đã
chứng minh được sự hình thành một lớp màng nhầy ở dạ dày với hai chức năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


10
10
che chở và tái tạo niêm mạc dưới tác dụng của một số hoạt chất có trong rau cải bắp tươi.
Vì thế, sử dụng nước ép từ rau cải bắp có tác dụng giúp cho vết loét dạ dày và tá tràng
mau lành. Một cuộc nghiên cứu tiến hành trên 40 người bị loét dạ dày – tá tràng, họ
được uống mỗi ngày một cốc nước ép cải bắp (tương đương với ¼ lít) trong vòng 3
tuần liền. Kết quả nội soi cho thấy, những vết loét dạ dày đã dần được phục hồi.
Phòng tiểu đường: Các chất trong cải bắp có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa
glucid và giảm đường huyết, vì thế có tác dụng phòng bị tiểu đường tuýp.

Phòng ung thư: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tất cả các loại rau cải đều có tác dụng
phòng chống ung thư, trong đó rau cải bắp nổi trội hơn cả. Nghiên cứu cho thấy, mỗi tuần
ăn rau cải bắp 3 đến 4 lần có tác dụng giảm nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung
thư bàng quang và ung thư tiền liệt tuyến. Điều lưu ý cải bắp chứa một lượng chất goitrin,
chất này có tác dụng chống ô-xy hóa nhưng không tốt đối với rối loạn tuyến giáp hoặc
bướu cổ vì thế, với những người này nên hạn chế ăn rau cải bắp.
Phòng ung thư vú: Nghiên cứu mới nhất của nhà khoa học Mỹ cho thấy, phụ nữ
mỗi tuần ăn 2 – 3 lần rau cải bắp dưới dạng luộc, ăn sống, sẽ làm giảm nguy cơ ung thư
vú 20% so với những người chỉ ăn loại rau này vài lần/tháng. Lý do, trong rau cải bắp còn
chứa hoạt chất indol có tác dụng phòng chống ung thư vú. Tại Ba Lan, trung bình mỗi phụ
nữ ăn khoảng 12kg rau cải bắp/1 năm, trong khi đó phụ nữ Mỹ chỉ tiêu thụ 4,5kg/năm đó
cũng là một trong những nguyên nhân vì sao tỉ lệ phụ nữ Mỹ mắc ung thư vú cao hơn phụ
nữ Ba Lan.
Diệt khuẩn và giảm ngứa: Nếu ai hay bị mắc các căn bệnh ngoài da thì có thể yên
tâm bổ sung cải bắp vào thực đơn hàng ngày bởi cải bắp có chứa một lượng lớn lưu
huỳnh và tác dụng chính là diệt vi khuẩn và giảm ngứa. Chính vì vậy mà nếu ngay từ nhỏ,
chúng ta ăn nhiều cải bắp sẽ giúp bé có được làn da đẹp sau này.
Cải thiện tinh thần: Cải bắp có chứa tryptophan, một thành phần của protein.
Thành phần hóa học có thể làm dịu các dây thần kinh và thúc đẩy việc sản xuất serotonin,
đó là một loại hoóc môn hạnh phúc. Ngoài ra, cũng chứa selen không chỉ là nguyên tố vi
lượng mà còn có tác dụng cải thiện cảm xúc của con.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


11
11
Chống viêm và giảm đau: Giống như thuốc, cải bắp không chỉ có thể làm giảm các
triệu chứng đau khớp mà còn có thể ngăn ngừa và điều trị đau họng do cúm. Do đó những
bệnh nhân bị viêm khớp thường có thể ăn cải bắp. Đồng thời, để ngăn chặn sự viêm cổ

họng do cúm, bạn có thể ăn cải bắp nhiều hơn.

Hình 1.1: Nước ép cải bắp sử dụng để làm giảm chứng viêm loét dạ dày
Chữa táo bón: Nếu bạn đang bị chứng táo bón hành hạ thì hãy bổ sung rau cải bắp
vào chế độ ăn hàng ngày. Cải bắp rất nhiều chất xơ, một loại chất đặc biệt tốt cho hệ tiêu
hóa. Vì vậy mà cải bắp là loại thực phẩm trị chứng táo bón hiệu quả.
Giảm cân: Cải bắp là sự lựa chọn tuyệt vời đối với những người đang giảm cân.
Một chén cải bắp nấu chín chỉ chứa 33 calo. Chính vì vậy, mà bạn có thể ăn thật nhiều
cải bắp để tránh cảm giác đói. Ăn cải bắp vừa giúp bạn không tăng cân lại vừa giúp bạn
tránh tình trạng thiếu chất.
Tăng cường hệ thống miễn dịch: Cải bắp giàu vitamin C. Hàm lượng của vitamin C
chứa trong 200 gam cải bắp là gấp hai lần vitamin C chứa trong cam. Ngoài ra, cải bắp
cũng có thể cung cấp một số nhất định chất chống oxy hóa, trong đó có một vai trò quan
trọng trên cơ thể con người, chẳng hạn như vitamin E và tiền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


12
12
vitamin A (β-carotene). Những chất chống oxy hóa có thể bảo vệ cơ thể khỏi những
thiệt hại của các gốc tự do và có thể thúc đẩy việc cập nhật của các tế bào.
Trị ho: Theo Đông Y, cải bắp vị ngọt tính hàn, làm mát phổi, thanh nhiệt, trừ đàm
thấp, giải độc vì thế có thể trị ho, nhất là ho có đờm. Cách làm: Dùng 80-100g cải bắp,
nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn cải bắp sống.
* Giá trị xã hội
Khi ngành sản xuất rau được phát triển một cách nhanh chóng và vững chắc sẽ
góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dung đồng thời đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước.
Khi sản xuất rau được coi là một nghề thì những khu chuyên canh rau được mở
rộng sẽ có điều kiện để sắp xếp lao động một cách hợp lý, giải quyết việc làm cho nông

dân trong lúc nông nhàn.
1.3. Khái quát quá trình hình thành phát triển rau trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất, têu thụ rau trên thế giới
Trên thế giới rau đã trồng từ rất lâu đời, từ thời xưa người Hy Lạp, Ai Cập cổ đại đã
biết trồng và sử dụng rau như một nguồn lương thực. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới
trồng rất nhiều loại rau, diện tích trồng rau ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu rau xanh
tăng lên của người dân.
Theo Trung tâm rau quả thế giới, rau là loại cây có tốc độ tăng diện tích đất trồng
nhanh nhất trên thế giới. Nhiều khu vực trước đây trồng ngũ cốc và bông sợi hoặc bỏ
hoang thì nay đã chuyển sang trồng các loại rau có giá trị kinh tế cao (châu á cũng là khu
vực có tốc độ tăng diện tích đất trồng rau cao nhất trên thế giới hiện nay). Cho đến nay,
sản xuất rau ngoài đồng vẫn chiếm phần lớn diện tích và sản lượng rau của thế giới và có
lẽ sẽ chẳng có gì thay thế được hình thức sản xuất này.
Theo số liệu thống kê của FAO năm 2015 cho thấy năng suất, diện tích, sản lượng
trong các năm gần đây đều tăng, được thể hiện qua bảng 1.3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


13
13
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới từ năm 2007 – 2012
Năm

Diện tch
(triệu ha)

Năng suất
(tấn/ha)


Sản lượng
(triệu tấn)

2007

17,16

14,27

224,86

2008

17,50

14,21

248,71

2009

18,07

13,83

249,93

2010

18,87


13,89

262,44

2011

18,83

14,25

268,37

2012

18,95

14,33

269,85
(Nguồn: FAOSTAT, 2015)[30]

Qua bảng 1.3 cho ta thấy diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới
trong 5 năm qua có nhiều biến động.
Về diện tích: Năm 2007 diện tích rau trên thế giới là 17,16 triệu ha, sau đó tăng
dần qua các năm và đạt cao nhất vào năm 2012 với 18,95 triệu ha tăng 1,1 lần so với năm
2007.
Theo số liệu thống kê của FAO năm 2015 cho thấy năng suất, diện tích, sản lượng
rau cải bắp nói riêng trong các năm gần đây đều tăng, được thể hiện qua bảng 1.4
Bảng 1.4: Diện tch, năng suất, sản lượng rau cải bắp trên thế giới từ năm

2007 – 2012
Năm

Diện tch (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

2007

2,19

29,31

62,23

2008

2,23

29,03

64,86

2009

2,25

28,49


64,22

2010

2,26

28,43

64,44

2011

2,37

28,99

68,84

2012

2,39

29,31

70,10
(Nguồn: FAOSTAT, 2015)[30]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN



14
14
Về năng suất: năm 2007 đạt 14,27 tấn/ha, nhưng năm 2008 đến năm 2010
năng suất lại giảm xuống thấp nhất là năm 2008 là 13,83 tấn/ha. Do những khủng hoảng
về kỹ thuật sản xuất nên trong 3 năm đó sản xuất giảm xuống đến năm 2012 đã có tiến
bộ mới trong sản xuất nên năng xuất đã tăng lên cao hơn 2007 và có chiều hướng
tăng cao hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Tương ứng với sự tăng lên về diện tích thì sản lượng cũng biến động theo nó từ
224,86 triệu tấn (năm 2007) lên đến 269,85 triệu tấn (năm 2012). Năm 2012 tăng lên 1,2
lần so với năm 2007. Qua số liệu trên ta thấy sản lượng rau tăng lên qua các năm chứng
tỏ nhu cầu về rau xanh của con người trên thế giới ngày càng cao.
1.3.2. Tình hình sản xuất, têu thụ rau ở Việt Nam
Nước ta có lịch sử trồng rau từ rất lâu đời từ thời vua Hùng ta đã phát hiện thấy
bầu bí trong vườn gia đình. Năm 1929, ở nước ta đã trồng rau cải trắng và khoai tây.
Như vậy, nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ rất sớm. Những năm trước đây do nền kinh
tế còn chưa phát triển nên sản xuất rau còn manh mún, biện pháp kĩ thuật còn nhiều hạn
chế…là những nguyên nhân làm cho diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng rau
thấp chưa đáp ứng nhu cầu của nhân dân, chưa xứng với tiềm năng về đất đai, khí hậu,
cùng với tính cần cù, ham học hỏi của dân ta.
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam bắt đầu từ năm 1957, xuất khẩu đầu tiên sang
Trung Quốc. Giai đoạn 1960-1975 xuất khẩu tăng chậm do ảnh hưởng của chiến tranh. Từ
1976 xuất khẩu rau quả có xu hướng tăng nhanh vào thị trường Liên Xô và các nước
Đông Âu và đạt cực thịnh vào giai đoạn 1981-1985. Những năm 90 của thế kỷ XX xuất
khẩu rau quả giảm mạnh do các thị trường truyền thống thay đổi. Giá xuất khẩu rau quả
của Việt Nam thường thấp hơn các nước khác. Từ năm 2004, kim ngạch xuất khẩu rau quả
có xu hướng tăng lên khá ổn định.
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, người dân xã Quảng Minh, huyện Việt Yên, Bắc
Giang đã có tập quán trồng rau trái vụ. Tuy nhiên, phong trào khi đó còn nhỏ lẻ, sản phẩm
hàng hoá chưa nhiều. Chỉ đến khoảng 5 - 7 năm trở lại đây, mô hình này mới thực sự cho

thấy những hiệu quả kinh tế rõ rệt. Năm 2001, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


×