Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với chuối tây nuôi cấy mô tại Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––



MA THỊ DIỄM




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CHUỐI TÂY NUÔI CẤY MÔ
TẠI BẮC KẠN

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO THANH VÂN




Thái Nguyên - 2012

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được sử dụng, công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn



Ma Thị Diễm

ii
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến:
PGS.TS. Đào Thanh Vân, Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên đã
tận tình, chu đáo truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu,
chỉ dẫn cho tôi từng bước để thực hiện và hoàn thành đề tài.
Ban lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn, các
đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện về thời gian cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn lãnh đạo, bà con nông dân 2 xã Xuất Hoá, Nông
Thượng, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện
để tôi tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu khoa học tại địa phương.
Tác giả luận văn




Ma Thị Diễm

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 5
1.1.1. Cơ sở khoa học 5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 5
1.2. Nguồn gốc, sự phân bố và hệ thống phân loại chuối 6
1.2.1. Nguồn gốc và phân bố 6
1.2.2. Phân loại 8
1.2.3 Một số giống chuối được trồng phổ biến ở Việt Nam 10
1.3. Đặc điểm thực vật học, sinh thái học của cây chuối 13
1.3.1. Các nghiên cứu về đặc điểm thực vật học 13
1.3.2. Những nghiên cứu về sinh thái học 16
1.4. Một số nghiên cứu về kỹ thuật đối với cây chuối 20
1.5. Tình hình sản xuất chuối trên thế giới và Việt Nam 24
1.5.1. Tình hình sản xuất chuối trên thế giới 24
1.5.2. Tình hình sản xuất chuối của Việt Nam 26
1.5.3. Tình hình sản xuất chuối tại Bắc Kạn 29


iv
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 33
2.2. Nội dung nghiên cứu 33
2.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 34
2.4. Tình hình sâu bệnh hại 35
2.5. Thành phần của một số vật liệu tham gia thí nghiệm 35
2.5.1 Phân bón lá KanhumatP 35
2.5.2 Phân bón lá Vibio 35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Đặc điểm tự nhiên, khí hậu và sản xuất chuối tại thị xã bắc kạn 36
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 36
3.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dốc địa hình đến sinh trưởng,
phát triển của chuối nuôi cấy mô tại xã Nông Thượng 38
3.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng,
phát triển của chuối nuôi cấy mô tại xã Nông Thượng 42
3.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón qua lá đến sinh
trưởng, phát triển của chuối nuôi cấy mô tại xã Nông Thượng 46
3.1.5. Nghiên cứu ảnh hưởng hình thức canh tác đến sinh trưởng,
phát triển của chuối nuôi cấy mô tại xã Nông Thượng 49
3.1.6. Tình hình sâu bệnh hại 51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53
5.1. Kết luận 53
5.2. Đề nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 56


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CV% : Sai số thí nghiệm.
EU : Liên minh châu Âu.
FAO : Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc.
LSD
05
: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95%.
NST : Nhiễm sắc thể.
TT : Thứ tự.
CS : Cộng sự.
UNTACD : Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển.
Cắt + Tủ : Biện pháp kỹ thuật cắt tỉa lá kết hợp với tủ gốc


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Phân loại các nhóm chuối ở Việt Nam theo đặc điểm hình thái 9
Bảng 1.2: Khối lượng quả/ buồng và cấp buồng cây chuối theo từng
tháng thu hoạch 17
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng chuối của 10 nước có sản
lượng lớn trên thế giới năm 2010 25
Bảng 1.4. Diện tích chuối cho thu hoạch tại một số vùng 27
Bảng 1.5. Sản lượng chuối tại một số vùng 28
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ chuối tại xã Nông
Thượng và Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn 30
Bảng 1.7. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chuối
tại thị xã Bắc Kạn 31
Bảng 3.1. Một số yếu tố thời tiết tại Thị xã Bắc Kạn 37
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của địa hình đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát

triển của chuối tây nuôi cấy mô tại xã Nông Thượng 39
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của địa hình đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của chuối tây nuôi cấy mô 40
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của địa hình đến một số chỉ tiêu về quả của chuối
tây nuôi cấy mô 41
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng,
phát triển của chuối tây nuôi cấy mô 43
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu về quả của chuối
tây nuôi cấy mô 44
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của chuối tây nuôi cấy mô tại xã Nông Thượng 45
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thời vụ đến tình hình sâu hại đến xã Nông Thượng 46

vii
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến các chỉ tiêu sinh trưởng
cuối cùng của chuối tây nuôi cấy mô 47
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của chuối tây nuôi cấy mô 47
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến một số chỉ tiêu về quả
của chuối tây nuôi cấy mô 48
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của hình thức canh tác đến các chỉ tiêu hình thái
của chuối tây nuôi cấy mô 49
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của hình thức canh tác đến một số chỉ tiêu về quả
của chuối tây nuôi cấy mô 50
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của hình thức canh tác đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất của chuối tây nuôi cấy mô 51
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của thời vụ đến tình hình sâu hại của chuối nuôi
cấy mô tại xã Nông Thượng 52



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chuối Musa spp. được trồng phổ biến trên 100 nước và có diện tích
trồng khoảng 10 triệu ha sản lượng hàng năm khoảng 88 triệu tấn. Cây chuối
được xếp là loại cây ăn quả đặc biệt quan tâm. Trong thời gian gần đây các
nhà khoa học đã đầu tư nghiên cứu nhằm tạo ra được những cây giống có chất
lượng cao, cho năng suất cao và phẩm chất tốt mà giá thành có thể chấp nhận
được thuận lợi để triển khai vào sản xuất ở quy mô thương mại.
Chuối là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia và
vùng miền trên thế giới, đồng thời cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong
thương mại rau quả của toàn cầu, là cây có ưu thế xuất khẩu đứng đầu về khối
lượng và đứng thứ hai về kim ngạch, sau cam trong cơ cấu xuất khẩu trái cây
của thế giới. Đây cũng là loại hàng hoá nhạy cảm về kinh tế, chính trị, xã hội.
Theo đánh giá của FAO, tổng kim ngạch xuất khẩu chuối đạt 16,8 triệu tấn
vào năm 2010. Cùng với gạo, lúa mỳ thì chuối là một trong số những mặt
hàng chủ lực của nhiều nước đang phát triển.
Ở Việt Nam cây chuối đã được trồng phổ biến từ lâu đời rải rác trong
các vườn gia đình khắp cả nước từ đồng bằng, trung du, đến miền núi và có
vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân. Quả chuối được sử dụng làm
lương thực, ăn tươi, làm bánh, kẹo, nước giải khát, bột dinh dưỡng cho trẻ
em…Ngoài sản phẩm quả các bộ phận khác của cây chuối đều có thể sử dụng
vào mục đích khác như thân giả dùng để chăn nuôi, cây non và hoa dùng làm
rau, các phần khác có thể làm phân bón…hoặc phơi khô làm chất đốt.
Sản lượng chuối ở nước ta luôn đứng đầu trong tổng các loại cây ăn
quả. Người ta ước tính, 1 ha trồng chuối đem lại giá trị sản phẩm bằng 3,8 ha
trồng lúa, bằng 10 ha trồng lạc và bằng 6 ha trồng ớt. Ngoài ra các phụ phẩm
của sản xuất chuối như thân, lá, vỏ quả … là nguồn phân bón và thức ăn gia

2

súc giàu dinh dưỡng. Với những đặc điểm trên, cây chuối đã và đang trở
thành một trong những cây trồng tiềm năng có thể mang lại hiệu quả kinh tế
cao góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo của người dân, đặc biệt đối
với những người nông dân dân tộc vùng núi và trung du phía Bắc.
Hiện nay, chuối được đánh giá là một trong ba cây ăn quả chính cam,
chuối, dứa và diện tích trồng không ngừng tăng lên. Năm 2010 diện tích chuối
trong cả nước là 119.500 ha với sản lượng chuối 1.660.800 tấn.
Hiện nay năng suất chuối ở Việt Nam còn rất thấp trung bình là 13,14
tấn/ha. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến năng suất thấp là do
sản xuất đang sử dụng nhiều giống cũ với chất lượng chưa đồng đều, chưa có
quy trình chính thức trong sản xuất và phát triển sản xuất. Vì vậy, việc chọn
lựa các biện pháp canh tác phù hợp với điều kiện của địa phương để tăng năng
suất là hết sức cần thiết.
Cây chuối yêu cầu mật độ trồng rất cao trung bình 1 ha chuối cần
1.500 cây giống, chuối là cây ăn quả ngắn ngày, nhanh cho thu hoạch nhưng
nhanh phải trồng lại để có thể đạt năng suất cao và chất lượng quả tốt đảm
bảo yêu cầu xuất khẩu. Trong khi đó, các cây ăn quả khác thường chỉ cần vài
trăm cây/ha; không chỉ thế mà hàng chục năm sau chưa phải trồng lại.
Chính vì thế mà việc cung cấp cây giống đủ về số lượng và chất lượng
là vấn đề khó khăn, và muốn để sản phẩm chuối xuất khẩu trở thành một mặt
hàng mạnh có sức cạnh tranh thì việc xây dựng những vùng trồng tập trung,
những trang trại lớn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất mới có thể
đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất. Hai giống chuối bản địa Phấn
Vàng và chuối Bắc Kạn với đặc điểm như năng suất cao, chất lượng tốt, phù
hợp với nhiều địa phương có các điều kiện địa hình thổ nhưỡng khí hậu khác
nhau hiện đang được trồng khá rộng rãi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, tuy
nhiên do các đặc điểm về điều kiện sản xuất của địa phương cùng với tập

3
quán canh tác của bà con nông dân dẫn đến hiệu quả sản xuất và chất lượng

sản phẩm vẫn chưa cao.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi phía Bắc, có điều kiện tự nhiên thuận lợi
cho phát triển các loại cây ăn quả và đã hình thành nhiều vùng sản xuất cây ăn
quả đặc sản nổi tiếng: cam, quýt, mơ, chuối
Chuối là loại cây ăn quả được trồng ở hầu hết tất cả các huyện, thị của
tỉnh Bắc Kạn, trong đó tập trung ở Thị xã Bắc Kạn với diện tích trên 500 ha
hàng năm đạt sản lượng 8.000 tấn.
Chuối trồng tại Thị xã Bắc Kạn tập trung ở một số xã: Thanh Vận, Xuất
Hóa, Nông Thượng với chủ yếu là giống chuối tây do người dân nhân giống
và phát tán. Việc trồng chuối đã đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho một
số hộ dân. Tuy nhiên việc phát triển cây chuối còn mang tính tự phát, chưa
chú trọng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc canh tác loại cây ăn quả
này nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, việc nhân giống chuối
chủ yếu bằng chồi liên tục qua nhiều thế hệ nên giống bị thoái hoá, nhiều sâu
bệnh hại lan truyền… nên ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng chuối
tây tại TX Bắc Kạn.
Cây chuối tây nuôi cấy mô đã được trồng thử nghiệm ở nhiều địa
phương: Thái Nguyên, Bắc Giang, Hưng Yên cho kết quả tốt. Để đáp ứng yêu
cầu chuyển đổi và điều chỉnh kinh tế nông lâm nghiệp trong quá trình phát
triển kinh tế của thị xã Bắc Kạn, khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương
tạo ra nguồn hàng hoá phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xuất khẩu, góp phần xoá
đói giảm nghèo, từng bước ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân các
dân tộc trên địa bàn thì việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trồng
và chăm sóc chuối tây nuôi cấy mô vào sản xuất là vấn đề rất cần thiết, do vậy
đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với chuối tây nuôi cấy
mô tại Bắc Kạn” vừa có cơ sở khoa học vừa có tính thực tiễn cao.

4
2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1 Mục tiêu

Xác định một số biện pháp kỹ thuật đối với chuối tây nuôi cấy mô
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất chuối
tây tại thị xã Bắc Kạn.
2.2 Yêu cầu
Đánh giá tình hình và xác định yếu tố hạn chế trong sản xuất chuối tại
thị xã Bắc Kạn.
Nghiên cứu một số biện pháp canh tác chuối tây nuôi cấy mô tại thị xã
Bắc Kạn.
2.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa trong việc định hướng khả
năng sinh trưởng phát triển của chuối tây nuôi cấy mô. Lựa chọn được biện
pháp kỹ thuật canh tác thích hợp,…góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất
chuối tây tại thị xã Bắc Kạn.
Bổ sung tư liệu để xây dựng hoàn thiện một số biện pháp kỹ thuật trong
sản xuất chuối tây tại thị xã Bắc Kạn.

5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của cây chuối nuôi cấy mô để
phát hiện các biểu hiện hình thái, các hiện tượng sinh lý của cây, nhằm xác
định được giai đoạn, chu kỳ sinh trưởng khác nhau của cây chuối như thân, lá,
hoa, quả. Trên cở sở đó nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác,
có ảnh hưởng tốt đến năng suất, chất lượng chuối. Góp phần nâng cao sản
lượng chuối, tăng thu nhập cho người dân.
Chuối là cây ăn quả ngắn ngày, khả năng thích nghi rộng, sau trồng 12
- 24 tháng là đã cho thu hoạch tùy thuộc vào điều kiện trồng trọt và vật liệu
nhân giống. Cây chuối được trồng từ vật liệu nuôi cấy mô tế bào có các ưu

điểm nổi bật: sạch bệnh, cây sinh trưởng khỏe, đồng đều, năng suất cao, chất
lượng đảm bảo như cây mẹ. Hiện nay chuối trồng từ cây nuôi cấy mô tế bào
rất phổ biến trên thế giới và cũng đã được áp dụng tại các vùng trồng chuối
thâm canh: Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Nông Thượng và Xuất Hóa là hai xã có kinh nghiệm trồng cây chuối tây
từ lâu đồng thời cũng là vùng có diện tích trồng chuối tập trung nhất của thị
xã Bắc Kạn hiện nay.
Điều kiện tự nhiên và xã hội tại xã Nông Thượng và Xuất Hóa tương đối
phù hợp cho việc thực hiện các mô hình dự án cũng như việc mở rộng mô
hình đối với một số xã, phường trên địa bàn thị xã sau này.
Xuất phát từ nhu cầu thay đổi tập quán canh tác của người dân địa
phương để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả từ việc trồng chuối.

6
1.2. Nguồn gốc, sự phân bố và hệ thống phân loại chuối
1.2.1. Nguồn gốc và phân bố
Từ xa xưa việc trồng và nhân giống chuối đã tồn tại. Ở châu Đại Dương,
nơi mà nghề nông đã có sớm nhất khoảng 8.000 năm trước Công nguyên
vùng này đầu tiên đã thấy xuất hiện chuối Austramusa, loài này đã được coi là
một trong những cây nông nghiệp đầu tiên. Chúng được thu thập nhờ các
cuộc thám hiểm, người ta tìm thấy chúng đầu tiên ở New Guinea (Simmonds,
1966) và được di chuyển đến Thái Bình Dương từ thời tiền sử (Krich, 1978).
Khoảng 4000 năm trước Công nguyên việc giao lưu văn hóa và nông nghiệp
được phát triển sớm nhất ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á (Yên, 1993).
Philippin cũng là một nước được trao đổi các cây trồng khác nhau trong đó có
những cây thuộc chi Emusa (Krich, 1978), mà sau này được xác định là nhóm
chuối có kiểu gen AAB và ABB (Simonds, 1996).
Về sau người châu Âu đã quay trở lại thăm dò nhiều dạng chuối ở khu
vực này để xác minh lại, trong đó có cả những nơi xa xôi như châu Đại

Dương (Longdon, 1993) [1].
Việc sử dụng và trồng chuối ở Ấn Độ cũng đã xuất hiện từ hàng nghìn
năm trước đây, chúng đã được viết trong kinh thánh và được khắc họa trên
tường ở các thánh đường (Rcynolds, 1927 và Kervegant, 1935). Ở về phía
Tây của trái đất diện tích trồng chuối và chuối ăn luộc cũng ngày càng
được mở rộng trong thời gian gần đây (Kervegant, 1935).
Sự mô tả về chuối một cách rõ ràng và sớm nhất do người Hy Lạp cổ
xưa thực hiện từ 325 năm trước Công nguyên. Trong cuộc hành trình của
Alexrander đến Ấn Độ (Rcynolds, 1927 và Kervegand, 1935). Sau đó
khoảng 100 năm sau Công nguyên người Ả Rập đã thống trị mảnh đất từ
Ấn Độ đến Tây Ban Nha (Kinder và Higeman, 1974) và chuối lại được
quan tâm phát triển. Đặc biệt là chuối ăn tươi và chuối ăn luộc đã được đưa
đến Bắc Phi và phát triển rộng ở đây, mặc dù mảnh đất này rất khô cằn.

7
Rcynolds, (1927) đã dựa vào những hóa thạch và các bức vẽ trên các hang
động cho rằng chuối cũng được trồng và phát triển được 15 thế kỷ ở châu
Phi, trong đó Đông Phi chủ yếu trồng 2 loài chuối có kiểu gen AA và
AAA vùng gần xích đạo phát triển chủ yếu chuối ăn luộc mang kiểu gen
AAB. Vansina, (1984 - 1990) đã giải thích về sự xuất hiện chủ yếu của
chuối mang kiểu gen AAB ở châu Phi và cả ở Ấn Độ là một phần do sự
thích nghi về khí hậu, song chủ yếu là nhu cầu cấp bách về lương thực ở
những nước này.
Đến thế kỷ X do ảnh hưởng của nền văn minh Ả Rập, mối quan hệ
giữa các nước được mở rộng. Thời kỳ này chuối là mặt hàng được trao đổi
mạnh nhất trên thị trường, cả ở những nước xa xôi như Trung Quốc
(Davidson, 1974). Người ta cho rằng chuối được di chuyển đến Mỹ nhờ
người Bồ Đào Nha từ thế kỷ XIV và sau đó được phát triển mạnh vào năm
1607 (Kervegant, 1935). Trong thời gian gần đây sự thu thập và phổ biến
về chuối đã có cơ sở khoa học, hơn nữa chuối đã được đưa ra thương

trường làm mặt hàng xuất khẩu chính. Điều này đã gây sự chú ý đầu tư của
các nhà khoa học về chất lượng và năng suất của các giống chuối. Ngày
nay, chuối đã được phát triển rộng khắp trên thế giới, chuối không chỉ quan
trọng do được xuất khẩu nhiều mà còn ở sự đa dạng về mặt hình thái và
chủng loại [1].
Như vậy, chuối đã có một lịch sử phát triển lâu dài đầu tiên là những
dạng hoang dại mọc rải rác ở New Guinea sau đó được thuần hóa và lan
rộng nhờ dân chúng, các nhà thám hiểm và qua các cuộc chinh chiến. Ở
châu Á chuối đã được xuất hiện từ 4000 năm trước Công nguyên. Vì vậy
có thể nói chuối có nguồn gốc từ châu Á.
Như tại Philippin có 43 loài chuối, Malaysia có 32 loài chuối,
Indonesia có 9 loài, New Guinea có 54 loài, Easterm Australia có 8 loài,
Fiji có 10 loài, Hawai 19 loài, Thái Lan 18 loài, Ấn Độ 57 loài [7].

8
1.2.2. Phân loại
Cây chuối có tên khoa học là Musa sp, họ chuối Musaceae, gồm 2 loài
Ensete và Musa. Chuối ăn được thuộc chi Eumusa, loài Musa paradisiaca,
loài này có bộ NST tam bội 3n = 33. loài này được bắt nguồn từ 2 loài
chuối dại: Musa acuminata và Musa balbisiana có bộ nhiễm sắc thể nhị
bội 2n = 22. Chuối tam bội không có hạt còn chuối nhị bội thì có hạt.
Sự phân loại các giống thuộc chi Eumusa đã được đề cập đến bởi
công trình phân loại của Kzur, (1865), sau đó là học giả Chesmen, (1945)
và gần đây nhất là học giả Simmonds và Slepherd, (1955).
Theo các tác giả nghiên cứu về cây chuối (mà đại diện là Simmonds,
1966), tất cả các giống chuối ăn được thuộc chi Eumusa, có thể hình thành
do lai tự nhiên giữa hai loài Musa acuminata và Musa balbisiana, trong
kiểu gen đều có gen A và gen B. Chi Eumusa có bộ NST cơ sở n = 11 (các
chi khác có bộ NST cơ sở n = 10 hoặc 14). hiện nay trên thế giới có trên
300 giống chuối khác nhau được xếp trong 9 - 10 loài của chi Eumusa

(trong đó có đến 150 giống được tạo thành do đột biến mầm) và họ phân
loại chủ yếu dựa vào nhiễm sắc thể A hoặc B, cụ thể như: Musa acuminata
(A) và Musa balbisiana (B).
Các loài chuối trồng hiện nay thuộc dòng Musa acuminata gồm:
- Loại chuối có lưỡng bội thể AA: cây có đặc điểm màu lá xanh vàng,
vỏ mỏng, cây mảnh mai, quả ngắn, mập, thịt quả ngọt, thơm nhưng do vỏ
mỏng, vận chuyển gặp nhiều khó khăn nên ít xuất khẩu. Là loại chuối tiêu
thụ nội địa ăn tráng miệng tốt [19].
- Loại chuối có tam bội thể AAA: nhóm này gồm hầu hết các loài
chuối trồng xuất khẩu hiện nay như Grosmichel, cây cao trồng nhiều ở
châu Mỹ Latinh, Cavendish, Lacatan, Grandenaine, và Naine, giống chuối
tiêu ở Việt Nam cũng thuộc nhóm này [19].

9
- Loại tam bội thể có tính trội Acuminata (AAB) : loại này quả thường
phải nấu mới ăn được, trồng nhiều ở châu Phi và châu Mỹ. Ở Việt Nam có
giống chuối tây (chuối sứ) thuộc nhóm này [19].
- Loại tam bội thể có tính trội Balbisiana (ABB): cây to cao, quả to, có
cạnh, dùng lấy bột. Ở Trung Mỹ loại chuối này có thể được trồng để che
bóng cho cao su, cà phê lúc còn nhỏ [19].
Ở Việt Nam các nhóm chuối được phân loại theo hình thái như sau:
Bảng 1.1: Phân loại các nhóm chuối ở Việt Nam theo đặc điểm hình thái
TT
Nhóm
chuối
Các giống
(tên khác)
Đặc
điểm
thân

Đặc điểm hoa quả
Tính thích
nghi chống
chịu
1
Chuối tiêu
Tiêu cao
Tiêu lùn
Tiêu nhỡ
Cao 2-
3,5 m
Quả dài cong, vỏ dày 5
cạnh. Mùa Đông nhiệt
độ thấp thì quả ngon,
mùa Hè quả nhũn
Sinh trưởng
khoẻ, thích
hợp khí hậu
khô lạnh
2
Chuối mật


Quả 5 cạnh

3
Chuối tây
(chuối
mốc)
Chuối tây

Tây hồng
Tây phấn
Tây sứ
Cao 3-4
m
Quả to mập, thơm ít,
mùa Hè quả ngon, mùa
Đông quả sượng
Dễ bị bệnh
vàng lá
Panama
4
Chuối
ngốp
Ngốp cao
Ngốp thấp
Cao 3-5
m
Quả lớn, vỏ dày, khi
chín nâu đen, thịt nhão,
hơi chua
Chịu bóng,
chịu hạn, ít
chồi. Thích
hợp với đất đồi
5
Chuối ngự
Ngự tiến
Ngự mắn
Chuối cau

Quảng
Cao
2,5-3 m
Quả ngắn nhỏ, vỏ sáng,
thịt quả chắc, thơm đặc
biệt

6
Chuối lá


Quả dài 4 cạnh

7
Chuối hột


Quả to, thẳng, 5 cạnh,
có hạt

8
Chuối
rừng


Hoa đỏ, quả hình tam
giác, có nhiều hạt,
không ăn được

9

Chuối sợi


Không ăn được

Trần Thế Tục, Đoàn Thế Lư, [21]

10
1.2.3 Một số giống chuối được trồng phổ biến ở Việt Nam
Theo GS.TS. Trần Thế Tục thì các giống chuối ở miền Bắc được xếp
vào 4 nhóm cơ bản là [21]:
- Nhóm chuối tiêu
- Nhóm chuối tây
- Nhóm chuối ngốp
- Nhóm chuối ngự
Sau đây là một số giống chuối đang được trồng phổ biến tại Việt Nam:
1.2.3.1 Chuối tiêu (Musa acuminata)
Còn được gọi là chuối già ở miền Nam. Đây là giống được trồng phổ
biến nhất, hàng năm cho sản lượng cao nhất và cũng đóng vai trò quan trọng
trong xuất khẩu chuối ở nước ta. Giống chuối này có phẩm chất tốt, thích hợp
nhất để ăn tươi, hàm lượng đường và vitamin cũng cao nhất [3].
Dựa vào thân giả người ta chia chuối tiêu thành:
- Chuối tiêu lùn: cao 1,2 - 1,6m, buồng chuối thường sát đất, cây có khả
năng chống đỡ rất tốt song thường bị nghẹn buồng do các lá nằm rất sát nhau.
- Chuối tiêu vừa: cây cao 2 - 2,5m, dễ dàng chăm sóc, sản lượng cao,
phẩm chất tốt, được trồng chủ yếu ở ven các sông lớn và chiếm sản lượng
chính trong chuối tiêu xuất khẩu.
- Chuối tiêu cao: cây cao 2,5 - 3m, chịu được khô hạn, thích hợp với
vùng đồi trung du, nghèo dinh dưỡng. Loài này quả to, đầu tròn múp, dễ nứt
vỏ, vị chua và không được thơm như hai loại trên [22].

Chuối tiêu thích hợp với vùng có khí hậu mùa đông lạnh. Giống chuối tiêu
ở miền Bắc đạt 13 - 14 kg/buồng, năng suất trung bình 12 - 15 tấn/ha [23].
Các giống chuối tiêu có vỏ dày, khi chín có màu vàng, ruột quả vàng, ăn
ngọt và thơm. Độ thơm ngon của chuối một phần phụ thuộc vào điều kiện
thời tiết khí hậu khi quả chín. Chuối tiêu ở miền Bắc ngon hơn ở miền Nam,

11
chuối chín vào mùa Đông ngọt và thơm hơn vụ Hè Thu tại vì vào vụ Hè Thu
khi chín gặp nhiệt độ cao chuối sẽ nhanh bị nhũn và ít hương thơm [22].
Nhóm chuối tiêu có khả năng chống chịu bệnh Panama nhưng lại rất
mẫn cảm với bệnh Sigatoka. Chúng cũng yêu cầu điều kiện đất tốt, độ
ẩm cao [23].
Giống chuối tiêu vừa Phú Thọ được trung tâm nghiên cứu cây ăn quả
Phú Hộ - Viện Nghiên cứu Rau quả tuyển chọn từ tập đoàn các giống chuối
được thu thập từ các nguồn khác nhau trong nước và đã được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống chính thức năm 2006 [22].
1.2.3.2 Chuối tây (Musa paradisina )
Có tên gọi khác là chuối gòn, chuối sứ, chuối xiêm [5]. Được trồng phổ
biến ở nước ta do có tính thích nghi rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất,
sản lượng chỉ sau chuối tiêu. Khả năng chống chịu (chống đổ, chịu úng hạn) tốt
hơn chuối tiêu. Mùa Hè chuối tây chín đủ thì phẩm chất tốt hơn mùa Đông,
nếu chín kỹ thì hàm lượng đường còn cao hơn cả chuối tiêu.
Đặc điểm: cây cao 2,5 - 4,5m, màu xanh, lá dài rộng, mặt dưới lá thường
phủ một lớp phấn trắng. Gốc lá hình tim, cuống lá tròn song vẫn hở. Buồng có
dạng hình trụ, có 5 - 10 nải. Quả tròn, ngắn, thẳng, dài 15 - 18cm
Đường kính quả 2,5 - 4cm. Vỏ quả mỏng, khi chín có màu vàng đậm.
Thịt quả chắc, màu vàng đậm, ăn rất ngọt, có vị chua nhẹ [20].
Có thể nói chuối tây là loại chuối dễ trồng, ít yêu cầu chăm sóc phức tạp
như chuối tiêu và chuối ngự, khả năng chống gió bão, chịu úng, chịu hạn tốt,
tiềm năng năng suất cao. Nếu lựa chọn được giống tốt, trồng và chăm sóc

trong điều kiện thâm canh thì đây là cây ăn quả có nhiều tiềm năng phát triển
thành vùng hàng hóa [3].
1.2.3.3 Chuối ngự
Hay còn được gọi là chuối cau. Bao gồm: ngự thóc, ngự trâu. Là giống
chuối ngon thường được người xưa đem tiến vua. Giống này có xuất xứ từ

12
Đại Hoàng - Lý Nhân - Hà Nam, là giống chuối thơm ngon nổi tiếng [22].
Tương truyền trước đây dùng để tiến vua nên còn có tên gọi khác là chuối
ngự tiến. Xu hướng hiện nay của người tiêu dùng là các sản phẩm quả tươi có
chất lượng cao nên chuối ngự bán được giá hơn so với chuối tây và chuối tiêu.
Đây là giống có phẩm chất tốt, năng suất thấp nhưng hiệu quả kinh tế không
thua kém hai giống trên do giá bán cao [24].
Đặc điểm: thân gầy yếu cao 2 - 3m, quả nhỏ, vỏ quả mỏng, màu sáng
đẹp, dễ bị nứt, thịt quả chắc, có ánh kim, vị thơm đặc biệt. Buồng ngắn hình
trụ có 5 - 8 nải, quả ngắn 10 - 12cm, quả tròn múp đầu. Nếu quả chín vào
tháng 4 - 8 sẽ cho phẩm chất tốt hơn quả chín vào mùa Đông. Chuối ngự có
thể phát triển tốt và cho giá trị xuất khẩu quả tươi cao ở những vùng có điều
kiện thuận lợi về đất đai và giao thông [5], [9], [24].
1.2.3.4 Chuối lá (chuối mật)
Có hai loại chuối mật, tùy theo đầu mút của quả chuối mà người ta chia
ra mật đầu thoi và mật bồ kết.
Đặc điểm: thân cây gần giống chuối tây, màu nâu đen xen xanh thẫm,
cao 3 - 4m. Lá có phủ phấn mặt dưới nhưng màu sắc xanh biếc hơn chuối tây.
Buồng hình trụ 4 - 8 nải, quả to, đường kính 3 - 5cm, dài 18 - 22cm. Quả
thường có 5 cạnh rõ rệt, vỏ dày, thịt quả nhão xốp, vị chua ngọt [24].
Chuối mật có khả năng chống chịu rất cao, ít đổ gãy, ít sâu bệnh, không
kén đất nên có thể phát triển ở nhiều vùng đồi núi.
1.2.3.5 Chuối cơm (chuối mắn)
Cây nhỏ thấp (2 - 2,5m), buồng nhỏ hình trụ 3 - 5 nải, quả nhỏ đường

kính 2 - 2,5cm, dài 7 - 10cm, quả múp đầu. Gồm chuối mắn cau (quả ngắn) và
chuối mắn mít (thơm gần như chuối ngự) [24].
Loài này không kén đất, có ý nghĩa trong tập quán tuy nhiên ý nghĩa
kinh tế không được cao.

13
1.3. Đặc điểm thực vật học, sinh thái học của cây chuối
1.3.1. Các nghiên cứu về đặc điểm thực vật học
1.3.1.1. Bộ rễ
Chuối không có rễ cái mà chỉ có rễ tơ và rễ cọc. Đối với cây con thực
sinh rễ sơ cấp cũng chỉ tồn tại một thời gian ngắn, sau đó nhường chỗ cho
các rễ phụ mọc ra từ thân. Kích thước của rễ đạt từ 5,1 - 5,7mm đối với các
dòng lưỡng bội, từ 6,2 - 8,5mm đối với nhóm tam bội và lớn hơn 7,4mm là
các nhóm tứ bội. Rễ thường mọc ra từ vách các tổ chức bó mạch của thân
ngầm dưới đất. Khi còn non rễ có màu trắng, khi già có màu nâu vàng. Với
điều kiện bình thường một cây chuối có thể có từ 200 - 300 rễ và tối đa là
500 - 1.000 rễ [24].
Rễ phân bố trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là thành phần
cơ giới, độ xốp đất, mực nước ngầm và chế độ canh tác, chăm sóc. Nhiệt độ
thích hợp nhất cho rễ hoạt động là 25 - 30
o
C. Khi bị tổn thương mô phân sinh
đỉnh thì sẽ sinh ra các rễ con nhỏ hơn rễ chính, gọi là rễ thứ cấp tạo thành
chùm rễ ở các đầu rễ chính [21], [24]. Theo Fawcerr, (1913) rễ chuối có thể
ăn sâu 5.2m và theo chiều ngang 2 – 3,5m
1.3.1.2. Thân chuối
Được chia làm 2 phần: thân thật và thân giả.
- Thân thật hay còn gọi là thân ngầm, nằm dưới đất, nó là đoạn thân hình
tròn dẹt. Trên thân có nhiều đốt, các đốt đều có mầm sinh trưởng, từ đó mọc
lên các chồi con để thay thế cho cây mẹ ở những chu kỳ tiếp theo cũng từ thân

mẹ. Cũng chính từ thân mọc ra các rễ và từ đỉnh sinh trưởng mọc ra các lá.
Vì vậy thân thật tích lũy dinh dưỡng để cung cấp cho các chồi, rễ và lá.
Nó có liên quan chặt chẽ đến thời gian trỗ buồng và năng suất của cây chuối.
Thân thật có thể sống nhiều năm dưới đất, nó là cơ quan sinh sản để duy trì
nòi giống.

14
Theo Lâm Nhật Minh, (Trung Quốc) thì trước khi chuối ra hoa, sự phát
triển thân thật giảm hẳn về chiều ngang, nhưng khoảng cách giữa các đốt lại
thưa ra, đó là thời kỳ phân hóa hoa.
- Thân giả: được cấu tạo bởi bẹ lá, tùy theo loài và chế độ chăm bón mà
thân giả có thể cao hay thấp, to hay nhỏ, màu sắc và độ bền chắc khác nhau.
Do đó khả năng chống đổ, chống sâu bệnh cũng khác nhau. Trong quá trình
phát triển, thân giả cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh sâu bệnh, đặc biệt là sâu
đục thân [24].
Để phát triển tốt thân thật yêu cầu điều kiện ngoại cảnh tương tự yêu cầu
của rễ. Đối với thân giả cần chú ý phòng chống gió bão làm gãy cây.
1.3.1.3. Lá chuối
Bao gồm phiến lá, gân lá, cuống lá, các bẹ lá xếp theo hình xoắn ốc ôm
lấy nhau tạo thành thân cứng nâng đỡ các phiến lá gọi là thân giả. Hình thái
phiến lá là một chỉ tiêu phân định giống, các bẹ lá phát sinh từ thân thật phân
bố theo mặt cắt ngang là 1/3 - 2/5 đối với cây con tức là một vòng tròn cắt
ngang có từ 2,5 - 3 lá và 3/7 - 4/9 đối với cây trưởng thành tức là một vòng
tròn cắt ngang có từ 2,1 - 2,2 lá, góc độ phân bố là 120 - 160
o
. Sự ra lá của
cây chuối phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm đất. Trong điều kiện thuận lợi thì tốc
độ ra lá là 7 - 10 ngày/lá, lá to, dày, xanh đậm. Nếu gặp hạn, thiếu dinh
dưỡng thì 20 - 30 ngày ra một lá, lá nhỏ, mỏng, xanh nhạt [24].
Tuổi thọ của lá thay đổi theo vị trí lá trên cây, chế độ dinh dưỡng,

nước. Nhìn chung các lá đầu thường có tuổi thọ ngắn 30 - 60 ngày, các lá ở
vị trí giữa có tuổi thọ từ 75 - 125 ngày, các lá từ 17 - 33 có tuổi thọ cao
nhất 125 - 165 ngày, các lá sau có tuổi thọ thấp hơn [24].
Qua các nghiên cứu thấy diện tích lá và năng suất của cây có tương
quan rất chặt. Nhìn vào bộ lá có thể đánh giá tình hình sinh trưởng của cây và
là căn cứ để quyết định việc bón phân đem lại hiệu quả tốt.

15
1.3.1.4. Hoa và quả chuối
Chuối ra một chùm hoa gồm rất nhiều thùy, mỗi thùy được bao bọc bởi
một lá bắc màu tím đỏ. Cấu tạo một hoa đơn gồm đủ các bộ phận đế, đài,
tràng, nhị, nhụy song căn cứ vào hình thái hoa mà người ta chia ra hoa cái,
hoa đực và hoa lưỡng tính [24].
Hoa chuối thuộc loại hoa tự và được sắp xếp trên trục tạo thành các
chùm, mỗi chùm có một lá bắc bao bọc. Tuy nhiên sự sinh trưởng, phát
triển thành quả của các chùm trên hoa tự là không giống nhau, số chùm hoa
phát triển thành quả biến động từ 6 - 12 nải đối với nhóm chuối tiêu và 4 -
12 nải đối với nhóm chuối tây [24].
Theo các nhà nghiên cứu khi cây chuối đạt 28 - 55 lá thì phân hóa và
ra hoa, sự phân hóa kéo dài 60 - 85 ngày trước khi hoa nhú ra khỏi thân
giả. Cây chuối có thể ra hoa quanh năm khi đã tích lũy đủ lượng dinh
dưỡng cần thiết. Vì vậy thời vụ trồng, chế độ chăm sóc là vô cùng quan
trọng đối với sự ra hoa của cây chuối [24].
Sự phát triển thành quả sau khi nở hoa phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ, chế độ nước và môi trường.
Thời gian ra hoa biến động từ 80 - 100 ngày đối với các giống thuộc nhóm
AAA và lên đến 180 ngày đối với các giống thuộc nhóm ABB [21].
1.3.1.5. Chồi con và sự đẻ chồi của chuối
Từ thân thật, các chồi bên hình thành các chồi con. Khi bộ rễ hoạt động
mạnh cũng là thời kỳ các chồi bên phân hóa và sinh trưởng mạnh để hình

thành chồi con, đó là thời kỳ ẩm độ và nhiệt độ thích hợp trước khi phân hóa
hoa. Thường thì sau trồng 6 - 7 tháng cây chuối bắt đầu ra chồi con [24].
Sau khi hình thành, các cây con và cây mẹ có mối quan hệ mật thiết,
đến khi cây con đã hình thành bộ rễ tương đối hoàn chỉnh ảnh hưởng của cây
con đến năng suất và chất lượng của cây mẹ cũng rất khác nhau.

16
Do đặc điểm ra chồi nên sau khi trồng một vài năm, bụi chuối sẽ rất
rậm rạp và năng suất giảm dần. Vì vậy trong kỹ thuật thâm canh cần chú ý
biện pháp tỉa chồi thích hợp để kéo dài tuổi thọ và năng suất của vườn chuối.
1.3.1.6. Hoạt động của cây con thực sinh
Phần lớn các giống chuối ăn được thuộc nhóm tam bội nên việc hình
thành hạt không xảy ra. Việc nhân giống bằng hạt chỉ áp dụng với các giống
thuộc nhóm lưỡng bội hoặc thông qua việc lai giữa các dạng đa lưỡng bội hóa.
Kỹ thuật dung hợp tế bào trần cũng cho phép nhận được các phôi mới
để tạo cây con. Bằng kỹ thuật này cây con thường có sức sinh trưởng yếu và
có xu hướng trở về dạng bố mẹ ban đầu [24].
Nhìn chung năng lực nảy mầm của các phôi thường yếu và hạt rất dễ
mất sức nảy mầm nên thường phải nuôi cấy trong môi trường nhân tạo.
1.3.2. Những nghiên cứu về sinh thái học
1.3.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quyết định sự phân bố, sinh trưởng, phát triển và
năng suất của cây chuối. Vùng được coi là lý tưởng để trồng chuối là từ 20
o

Nam - 20
o
Bắc, có nhiệt độ tối thấp không dưới 16
o
C và nhiệt độ tối cao

không quá 35
o
C. Trên thế giới các vùng có nhiệt độ bình quân 24 - 25
o
C
trồng chuối tốt, khi nhiệt độ xuống dưới 10 - 12
o
C cây ngừng sinh trưởng,
quả bé, phẩm chất giảm.
Kết quả nghiên cứu của bộ môn Rau quả trường Đại học Nông nghiệp I
Hà Nội cho biết thu hoạch chuối ở các tháng khác nhau thì khối lượng buồng
và cấp buồng khác nhau. Thể hiện qua bảng 1.2.

17
Bảng 1.2: Khối lƣợng quả/ buồng và cấp buồng cây chuối theo từng
tháng thu hoạch
Tháng
thu
hoạch
Khối lƣợng
buồng (kg)
Số lƣợng
buồng quả
theo dõi
Tỉ lệ buồng
loại A (trên
15kg/buồng)
Tỉ lệ buồng
loại B (13-15
kg/buồng)

Tỉ lệ buồng
loại C (6-12
kg/buồng)
2
6,7
77
4/77
51/77
22/77
3
7,5
73
4/73
62/73
7/73
4
8,8
98
12/98
83/98
3/98
5
10,7
107
23/107
84/107
0
6
14,8
271

126/271
145/271
0
7
14,5
244
140/244
104/244
0
Trần Thế Tục, Đoàn Thế Lư, [21]
Trên thế giới các vùng có nhiệt độ bình quân 24 - 25
o
C trồng chuối tốt,
khi nhiệt độ xuống dưới 10 - 12
o
C cây ngừng sinh trưởng, quả bé, phẩm chất
giảm. Nếu nhiệt độ giảm đến -1
o
C cây có thể chết. Nhiệt độ ảnh hưởng đến
nhịp điệu sinh trưởng, thời gian ra lá, ra hoa và ảnh hưởng mạnh đến phẩm
chất, trọng lượng quả. Theo Ganey, (1980) nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng
thân lá là 26 - 28
o
C, từ 29 - 30
o
C là nhiệt độ tối thích đối với sự phát triển của
quả [1], [17], [21].
Khi nhiệt độ quá cao trong thời gian ngắn cũng ảnh hưởng đến năng
suất, phẩm chất quả như quá trình hóa nâu quả, tích lũy tinh bột, chuyển hóa
và tạo thành các este thơm cũng như độ chắc của thịt quả.

1.3.2.2. Nước
Nhu cầu nước của chuối là rất lớn, người ta thấy lượng nước cần cho
chuối tốt nhất là 150 - 200 mm/tháng. Thí nghiệm tưới phun ở Ghine cho thấy
chuối đạt năng suất cao nhất ở lượng mưa 180 mm/tháng [24].
Theo tính toán lượng nước thoát ra qua bề mặt lá đạt mức 600
mg/m
2
/ha. Như vậy cây chuối có diện tích là 13,5m
2
thì cần 25 lít nước ở
ngày nắng, 18 lít nước nếu ngày có mây và 9,5 lít trong ngày mưa [20].

×