Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 137 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thị Mai Dung


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tác giả đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân.
Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học Trƣờng Đại học Lâm Nghiệp, Cục
Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thành phố tỉnh Phú Thọ, UBND
huyện Tân Sơn, phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê, phòng Tài nguyên Môi
trƣờng huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Cô giáo hƣớng dẫn luận văn TS. Phạm Thị Tân và các thầy cô giáo đã trực
tiếp giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ và các hộ
nông dân ở 3 xã của huyện Tân Sơn: ã Tân Phú, ã ong Cốc và ã

inh Đài.

Tác giả xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.


Tác giả in cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chƣa đƣợc sử dụng bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong đề tài đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 5 năm2017
Tác giả luận văn

Phạm Thị Mai Dung


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

LỜI CA

ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢ

ƠN ................................................................................................... ii

MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ............................................................ ix
DANH MỤC CAC BIỂU ĐỒ .......................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ... 4

TRONG SẢN XUẤT CH CỦA H N NG D N ........................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ nông dân ..... 4
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4
1.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ....... 8
1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế ..................................................................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ nông dân 20
1.2.1. Thực tiễn về sản xuất và kinh doanh chè trên thế giới ......................... 20
1.2.2. Thực tiễn sản xuất và kinh doanh chè ở Việt Nam ............................... 24
1.2.3. Thực tiễn sản xuất và kinh doanh chè ở tỉnh Phú Thọ.......................... 29
1.2.4. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè
......................................................................................................................... 32
1.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan .............................................. 35
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂ

CƠ BẢN CỦA HUYỆN T N SƠN TỈNH PHÚ THỌ

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU ............................................................ 37
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ..................... 37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện ................................................................ 37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện..................................................... 39


iv

2.1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tân Sơn ... 43
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 44
2.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận ............................................................................ 44
2.2.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát và mẫu điều tra............ 45
2.2.3. Phƣơng pháp thu thông tin .................................................................... 49
2.2.4. Phƣơng pháp ử lý và phân tích số liệu ................................................ 50

2.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ............................................................. 51
3.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ . 54
3.1.1. Diện tích sản xuất chè của huyện .......................................................... 54
3.1.2. Năng suất, sản lƣợng chè của huyện ..................................................... 57
3.1.3. Tình hình tiêu thụ chè của huyện .......................................................... 58
3.2. Thực trạng sản xuất chè của nhóm hộ nghiên cứu................................... 60
3.2.1. Đặc điểm cơ bản của hộ điều tra ........................................................... 60
3.2.2. Tình hình sản xuất chè của hộ điều tra ................................................. 67
3.2.3. Tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ ...................... 76
3.3. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn huyện
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ .................................................................................... 80
3.3.1. Chi phí sản xuất chè của các hộ ............................................................ 80
3.3.2. Doanh thu từ cây chè của các hộ........................................................... 83
3.3.3. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ .......................................... 85
3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của các hộ
nông trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ............................................ 89
3.5. Đánh giá chung về thực trạng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của
các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ .......................... 92
3.5.1. Những thành công đạt đƣợc .................................................................. 92
3.5.2. Những tồn tại, hạn chế .......................................................................... 94
3.5.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 94


v

3.5.4. Ứng dụng phân tích SWOT trong phát triển sản xuất và nâng cao hiệu
quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Tân Sơn ............................. 95
3.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của các hộ nông
trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ...................................................... 98
3.6.1. Căn cứ ác định giải pháp ..................................................................... 98

3.6.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của các hộ nông
trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.................................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GO: Tổng giá trị sản xuất
HTX: Hợp tác xã
IC: Chi phí trung gian
Đ: ao động
MI: Thu nhập hỗn hợp
NN và PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
O S: Phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND: Ủy ban nhân dân
VA: Giá trị tăng thêm


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng


Trang

1.1

Diện tích trồng chè thế giới phân theo châu lục

21

1.2

Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè của một số nƣớc trên thế giới năm

21

2015
1.3

Các luồng thƣơng mại chè chính trên thị trƣờng thế giới năm 2015

23

1.4

Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè các tỉnh trọng điểm

24

1.5


Số liệu xuất khẩu chè Việt Nam năm 2010-2015

28

1.6

Đặc điểm khí hậu – thủy văn của huyện Tân Sơn năm 2016

38

1.7

Cơ cấu sử dụng đất huyện Tân Sơn năm 2016

39

1.8

Đặc điểm dân số và lao động huyện Tân Sơn năm 2016

40

1.9

Cơ cấu kinh tế huyện Tân Sơn giai đoạn 2014-2016

42

3.1


Diện tích chè huyện Tân Sơn giai đoạn 2014-2016

56

3.2

Năng suất, sản lƣợng chè của huyện Tân Sơn giai đoạn 2014-2016

58

3.3

Phân phối số hộ điều tra trong các xã nghiên cứu

61

3.4a

Diện tích đất sản xuất chè các hộ điều tra (theo loại hộ trồng chè)

62

3.4b

Diện tích đất sản xuất chè các hộ điều tra

62

3.5a


Tình hình nhân lực của các hộ điều tra(theo loại hộ trồng chè)

63

3.5b

Tình hình nhân lực của các hộ điều tra(theo tình trạng KT của hộ)

63

3.6

Vốn bình quân của hộ điều tra

65

3.7a

Phƣơng tiện sản xuất chè của hộ (theo loại hộ trồng chè)

66

3.7b

Phƣơng tiện sản xuất chè của hộ (theo tình trạng kinh tế của hộ)

66

3.8a


Diện tích, năng suất bình quân và sản lƣợng chè các hộ điều tra

68

3.8b

Diện tích, năng suất bình quân và sản lƣợng chè các hộ điều tra

69

3.9a

Cơ cấu giống chè nhóm hộ điều tra (theo loại hộ trồng chè)

71

3.9b

Cơ cấu giống chè nhóm hộ điều tra (theo tình trạng kinh tế của hộ)

72

3.10

Các hình thức tổ chức sản xuất của hộ

73

3.11


Định mức phân bón sử dụng cho 1 ha chè kinh doanh/năm

75

3.12a

Chi phí sản xuất cho ha chè của hộ trồng chè trong 1 năm

80


viii

3.12b

Chi phí sản xuất cho ha chè của hộ trồng chè trong 1 năm

82

3.13a

Kết quả sản xuất 1 ha chè một năm của hộ (theo loại hộ trồng chè)

84

3.13b

Kết quả sản xuất 1 ha chè một năm của hộ

84


3.14a

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của các hộ nông86
dân (theo loạ

3.14b

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trongsản xuất chè của các hộ

88

nông dân
3.15

Ảnh hƣởng các yếu tố đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của các

91

hộ nông dân ở huyện Tân Sơn (theo ý kiến của hộ)
3.16

Phân tích ma trận SWOT trong phát triển sản xuất chè của hộ nông
dânhuyện Tân Sơn, Phú Thọ

96


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
3.1

Tên hình
Chuỗi phân phối tiêu thụ sản phẩm chè của nông dân huyện Tân
Sơn

3.2

Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm của các hộ sản xuất chè sản xuất
chè của các hộ nông dân ở huyện Tân Sơn (theo ý kiến của hộ)

Trang
59

79

DANH MỤC CAC BIỂU ĐỒ

STT

Tên hình

Trang

1.1

Nhập khẩu chè của thế giới năm 2015


59

3.1

Tỷ trọng các kênh tiêu thụ chè của các hộ điều tra

79


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những cội nguồn của cây chè, nơi đây
c điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu vô c ng thuận lợi cho cây chè phát triển và
mang lại chất lƣợng cao. Hiện nay, sản phẩm chè của Việt Nam đã đƣợc uất khẩu
rộng khắp trên 118 quốc gia và các v ng lãnh thổ trên thế giới. Trong đ , thƣơng
hiệu CheViet đã đƣợc đăng ký và bảo hộ tại 77 thị trƣờng quốc gia và khu vực.
Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lƣợng c ng nhƣ
kênh ngạch uất khẩu chè.Cây chè hiện nay đang dần đƣợc coi là cây trồng chủ lực
g p phần vào công cuộc

a đ i giảm nghèo, g p phần nâng cao kinh tế chủ chốt

cho ngƣời dân ở v ng sâu, v ng a, v ng núi cao,

hông chỉ vậy, cây chè còn giúp

phủ anh đất trống, đồi trọc, bảo vệ môi trƣờng.

Phú Thọ là tỉnh vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có nhiều tiềm năng để phát
triển cây chè, nên từ lâu cây chè đã tìm đƣợc chỗ đứng khá vững chắc ở nơi đây.
Chè ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao và g p
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.Sản phẩm chè đã trở
thành một trong những mặt hàng uất khẩu đem lại vị trí quan trọng tiềm năng của
tỉnh nhà.Hiện nay, sản xuất chè trên địa bàn tỉnh xếp thứ 4 về diện tích, thứ 3 về sản
lƣợng trong số 35 tỉnh trồng chè trên cả nƣớc. Trong sản xuất nông nghiệp, cây chè
là cây trồng truyền thống và đƣợc ác định là cây trồng chủ lực của tỉnh.
C ng nhƣ phần lớn các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh, huyện Tân Sơn, có
những điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây chè, với tổng diện tích hiện có 1.907
ha, năng suất đạt 117,3 tạ/ha, cho thu nhập bình quân 35-40 triệu đồng/ha. Việc sản
xuất, kinh doanh chè đã giúp đỡ đƣợc công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập cho các
hộ dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên do kỹ thuật canh tác của ngƣời dân còn hạn
chế, chƣa đúng yêu cầu, việc thu hoạch bảo quản sau thu hoạch chƣa đạt tiêu chuẩn
nên hiệu quả mang lại chƣa cao, kết quả chƣa tƣơng ứng với tiềm năng, lợi thế,
chƣa thực sự phát huy vai trò là cây kinh tế m i nhọn để phát triển kinh tế hộ nông
dân. Bên cạnh đ , sản xuất chè của các hộ dân đang phải đối mặt với hàng loạt các
vấn đề nhƣ: sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ chế biến lạc hậu, sử dụng đầu vào


2

kém hiệu quả làm tăng chi phí các yếu tố đầu vào, giảm sản lƣợng và giá cả đầu ra,
áp dụng khoa học, kỹ thuật chƣa hợp lý và một số ảnh hƣởng của các nhân tố khách
quan khác nhƣ thời tiết, khí hậu...trong khi giá cả thị trƣờng vật tƣ đầu vào thiếu ổn
định, thị trƣờng tiêu thụ chè bấp bênh dẫn tới ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất,
kinh tế và nhất là ảnh hƣởng đến trực tiếp các hộ gia đình trực tiếp sản xuất chè rất
lớn.Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản uất, kinh doanh thì ngƣời trồng chè cần chú
trọng những vấn đề gì trong tất cả các khâu sản uất, chế biến và tiêu thụ chè vẫn là
vấn đề thời sự và cấp bách khi tiếp cận và mở rộng thị trƣờng mới c ng nhƣ nâng

cao giá trị uất khẩu. Do đ , đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực trạng, thấy rõ đƣợc
các tồn tại, hạn chế để từ đ đề ra các giải pháp phát triển sản xuất chè của vùng, góp
phần cải thiện, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân của huyện.
Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “
qu

n t s n u t

n n

n tr n

n u n

n

n
n

u
n

”là vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông
dân, từ đ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống h a cơ sở lý luận và thƣc tiễn về hiệu quả kinh tếtrong sản xuất

chè của hộ nông dân.
-Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân
trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Xác định những yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của hộ
nông dân sản xuất chè trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. ố tượng nghiên cứu c

ề tài

Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài làhiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông
dân trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.


3

Đối tƣợng khảo sát là các hộ nông dân sản xuất chè trên địa bàn huyện Tân
Sơn, tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu c

ề tài

3.2.1. Phạm vi về nội dung
Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh tế sản xuất chè của các hộ
nông dân.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
3.2.3. Phạm vi về thời gian

- Số liệu thứ cấp: Trong quá trình thực hiện, các tài liệu, số liệu đƣợc thu
thập trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016.
- Số liệu sơ cấp: đƣợc thu thập trong giai đoạn từ cuối năm 2016 đến đầu
năm 2017.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thƣc tiễn về hiệu quả kinh tế và đánh giá hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp n i chung và sản uất chè n i riêng.
- Thực trạng hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân trên địa bàn
huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của
các hộ trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc thể hiện
trong 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế trong sản uất chè
của hộ nông dân.
Chƣơng 2: Đặc điểm cơ bản của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ và phƣơng
pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: ết quả nghiên cứu và thảo luận.


4

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG SẢN XUẤT CH CỦA H

N NG D N

1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của hộ nông dân

1.1.1. M t số

n m

n

1.1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế
*

n m

u qu

n t :

Hiệu quả kinh tế là một phạm tr kinh tế phản ánh mặt chất lƣợng của các hoạt
động sản uất.

ục tiêu của sản uất là đáp ứng mức sống ngày càng tăng về vật chất

và tinh thần của toàn ã hội, trong khi nguồn lực sản uất ã hội ngày càng trở nên
khan hiếm. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền
sản uất ã hội.
Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt đƣợc các
mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đ . Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻ
thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế, và xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vi
các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh doanh của một doanh
nghiệp. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu
về và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc hiệu quả đ . Trong đ kết quả thu về chỉ là kết quả
phản ảnh những kết quả kinh tế tổng hợp nhƣ là: doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản

lƣợng công nghiệp... nếu ta xét theo từng yếu tố riêng lẻ thì hiệu quả kinh tế là thể
hiện trình độ và sử dụng các yếu tố đ trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản
ảnh kết quả kinh tế thu đƣợc từ việc sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh [20].
Xuất phát từ g c độ nghiên cứu khác nhau, đến nay c nhiều quan điểm khác
nhau về hiệu quả kinh tế.

ột số quan điểm nhƣ:

- Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì : Hiệu quả sản uất diễn ra khi ã
hội không thể tăng sản lƣợng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản
lƣợng hàng hoá khác.

ột nền kinh tế c hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản

uất của n . Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ c hiệu
quả các nguồn lực của nền sản uất ã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực


5

sản uất trên đƣờng giới hạn khả năng sản uất sẽ làm cho nền kinh tế c hiệu quả
cao. C thể n i mức hiệu quả ở đây mà tác giả đƣa ra là cao nhất, là lý tƣởng và
không thể c mức hiệu quả nào cao hơn nữa [32].
- C một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế đƣợc ác định bởi quan hệ tỷ
lệ giữa sự tăng lên của hai đại lƣợng kết quả và chi phí. Các quan điểm này mới chỉ
đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần tham gia
vào quy trình kinh tế [21].
-


ột số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế đƣợc ác định bởi tỷ số giữa

kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra để c đƣợc kết quả đ . Điển hình cho quan điểm
này là tác giả Milton Friedman, theo ông : Tính hiệu quả đƣợc ác định bằng cách
lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh . Đây là quan điểm
đƣợc nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của
các qúa trình kinh tế [31].
ột khái niệm đƣợc nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nƣớc quan tâm chú ý và
sử dụng phổ biến đ là: hiệu quả kinh tế của một số hiện tƣợng (hoặc một qúa trình)
kinh tế là một phạm tr kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt đƣợc
mục tiêu đã ác định. Đây là khái niệm tƣơng đối đầy đủ phản ánh đƣợc tính hiệu quả
kinh tế của hoạt động sản uất kinh doanh [23].
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế trên, theo tác giả c thể đƣa ra khái
niệm về hiệu quả kinh tế nhƣ sau: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản
ánh mặt chất lượng của quá trình sản xuất được xác định bằng cách so sánh kết
quả đầu ra của sản xuất với các chi phí đầu vào sản xuất”.
Từ khái niệm khái quát này, c thể hình thành công thức biểu diễn khái quát
phạm tr hiệu quả kinh tế nhƣ sau:H = K/C
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tƣợng (quá trình kinh tế) nào đ ;



kết quả thu đƣợc từ hiện tƣợng (quá trình) kinh tế đ và C là chi phí toàn bộ để đạt
đƣợc kết quả đ . Và nhƣ thế c ng c thể khái niệm ngắn gọn: Hiệu quả kinh tế phản
ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được
với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.Quan điểm này đã đánh giá đƣợc tốt nhất
trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện động của hoạt động kinh tế. Theo


6


quan niệm nhƣ thế hoàn toàn c thể tính toán đƣợc hiệu quả kinh tế trong sự vận
động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy
mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.
*

n

t

u qu

n t

hi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đƣa ra những quan
điểm khác nhau nhƣng đều thống nhất chung bản chất của n . Ngƣời sản uất muốn
c lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đ là: nhân lực, vật
lực, vốn

Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt đƣợc sau một quá trình sản uất

kinh doanh với chi phí bỏ ra thì c hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì
hiệu quả kinh tế càng lớn và ngƣợc lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao
năng suất lao động ã hội và tiết kiệm lao động ã hội. Nâng cao năng suất lao động
ã hội và tiết kiệm lao động ã hội là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, hai
mặt này c mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tƣơng ứng của nền
kinh tế ã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu
cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt đƣợc hiệu quả tối đa về chi phí nhất
định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây đƣợc hiểu theo ngh a rộng bao gồm cả chi phí
để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội [21].

*

n

t

n n

o

u qu

n t tron s n u t

Bản chất của nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản uất chè là nâng cao năng
suất chè và tiết kiệm chi phí sản uất chè trên một đơn vị sản phẩm đƣợc sản uất
ra. Hiệu quả kinh tế trong sản uất chè c ng bao gồm hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật trong sản uất chè chính là hiệu quả của ngƣời nông dân
bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình sử dụng một lƣợng đầu và thích hợp (phân
b n, thuốc bảo vệ thực vật

) để sản uất ra một khối lƣợng chè lớn hơn trên c ng

một đơn vị diện tích, trong c ng một khoảng thời gian của vụ của năm. Hiệu quả kỹ
thuật trong sản uất chè của nông hộ là mức giảm lƣợng đầu tƣ cho một đơn vị sản
phẩm sản uất ra. Sản uất chè đạt hiệu quả phân bổ khi giảm đƣợc chi phí trên một
đơn vị sản phẩm hoặc tăng giá bán trên một đơn vị sản phẩm đầu ra [9].
1.1.1.2. Khái niệm nông hộ dân và kinh tế hộ nông dân
* Khái ni m h nông dân:
Hiện c ng c khá nhiều các quan điểm về hộ nông dân, tuy nhiên nhìn chung



7

các quan điểm đều có những điểm chung nhƣ sau:
- Hộ nông dân là những hộ sống ở nông thôn, có ngành nghề sản xuất chính là
nông nghiệp, nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài hoạt động
nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (nhƣ tiểu thủ
công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ...) ở các mức độ khác nhau [23].
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một đơn vị tiêu d ng. Nhƣ vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập
tuyệt đối mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn của nền kinh tế
quốc dân.

hi trình độ phát triển lên mức cao của CNH, HĐH, thị trƣờng, xã hội

càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào
các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một vùng, một nƣớc [20].
* Khái ni m về kinh t h nông dân:
Kinh tế hộ nông dân là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế. Kinh tế
hộ nông dân chủ yếu dựa vào lao động gia đình, mục đích hoạt động của loại hình kinh
tế này trƣớc hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. N là đơn vị kinh tế tự chủ căn
bản, dựa vào tích l y là chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi đ i
nghèo vƣơn lên làm giàu từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa [21].
*H n n

ns n u t

ở u n


n

ntn

- Hộ nông dân sản xuất chè của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ có khả năng đa
dạng hóa các hoạt động kinh tế của hộ, do đ họ có thể giảm thiểu bớt rủi ro; là đơn
vị sản xuất có quy mô nhỏ nhƣng hiệu quả, có khả năng thích nghi và sự điều chỉnh
rất cao. Hộ có khả năng đa dạng hóa các hoạt động kinh tế của hộ, do đ họ có thể
giảm thiểu bớt rủi ro.
- ao động quản lý và lao động trực tiếp trong hộ nông dân có sự gắn bó chặt
chẽ vớ nhau theo quan hệ huyết thống. Tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao
động trực tiếp rất cao.
- Quy mô sản uất nhỏ lẻ, manh mún.
- Tiềm lực, nguồn lực (nhƣ vốn, lao động

) để sản uất yếu nên các hộ

nông dân sản uất chè không dự trữ đƣợc các vật tƣ, yếu tô đầu và cho sản uất chè.
Do đ , khi c biến động tăng giá đầu và các hộ chịu sự tác động lớn.


8

- Trình độ dân trí thấp, vì thế cho d c đủ nguồn lực để đầu tƣ cho sản uất
chè thì hộ nông dân c ng không đủ kiến thức để tính đoán đƣợc mức dự trữ tố ƣu.
- Hộ nông dân sản uất chè của huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ c địa hình đồi núi,
sản uất của các hộ chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện tự nhiên, nhất là và m a mƣa.
- Điều kiện sản uất của hộ nông dân còn nghèo, giao thông đi lại kh khăn,
khả năng tiếp cận thị trƣờg k m, nguồn thông tin bị hạn chế dẫn đến kinh tế chậm
phát triển. Để hộ nông dân trồng chè ở Phú Thọ phát triển đƣợc thì ngoài sự cố gắng

của bản thân ngƣời dân, họ còn cần sự quan tâm của nhà nƣớc để c định hƣớng và
giải pháp phát triển cho từng v ng cụ thể [14].
1.1.2.

n

u qu

n t v t u

uẩn

n

u qu

n t

1.1.2.1. ánh giá hiệu quả kinh tế
Đánh giá hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa kết quả thu đƣợc với toàn
bộ chi phí các yếu tố đầu và của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật,
quản lý...). Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau nhƣng c
quan hệ mật thiết với nhau.

ết quả thể hiện quy mô, khối lƣợng của một sản phẩm

cụ thể và đƣợc thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tùy thuộc và từng trƣờng hợp. Hiệu quả
là đại lƣợng để đánh giá kết quả đ đƣợc tạo ra nhƣ thế nào, mức chi phí cho một
đơn vị kết quả đ c chấp nhận đƣợc không [21].
Hiệu quả luôn gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể. Trong sản xuất

một sản phẩm cụ thể luôn c mối quan hệ sử dụng yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra.
Từ đ , chúng ta ác định đƣợc hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm là bao
nhiêu? Mức chi phí nhƣ vậy có hiệu quả không? Tuy nhiên, hiệu quả và kết quả phụ
thuộc và từng ngành, từng hoạt động ở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xa hội, môi trƣờng.
Đánh giá hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lƣợng hóa các yếu tố đầu vào (chi
phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm). Việc lƣợng hóa hết và cụ thể các yếu tố nào để
tính toán hiệu quả thƣờng gặp kh khăn nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Chẳng
hạn, đối với các yếu tố đầu vào nhƣ tài sản cố định (đất nông nghiệp, vƣờn cây lâu
năm ) đƣợc sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhƣng không
đồng đều. Mặt khác, giá trị hao mòn kh

ác định chính xác nên việc tính khấu hao

tài sản cố định và phân bổ chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chất tƣơng đối [21].


9

1.1.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả
kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc nâng cao
hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu uyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu chuẩn
là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lƣợng theo tiêu chuẩn đã lựa
chọn ở từng giai đoạn.

ỗi thời kỳ phát triển kinh tế - ã hội khác nhau thì tiêu chuẩn

đánh giá hiệu quả c ng khác nhau. Tuỳ theo nội dung của hiệu quả mà c tiêu chuẩn
đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân và hiệu quả của doanh nghiệp. Vì vậy, nhu cầu thì
đa dạng, thay đổi theo thời gian và tuỳ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng

vào sản uất...

ặt khác, nhu cầu c ng gồm nhiều loại: Nhu cầu tối thiểu, nhu cầu c

khả năng thanh toán và nhu cầu theo ƣớc muốn chung. C thể coi thu nhập tối đa trên
một đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay.
Đối với toàn ã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thoả
mãn các nhu cầu sản uất và tiêu d ng của ã hội bằng của cải vật chất sản uất ra,
trong nền kinh tế thị trƣờng còn đòi hỏi yếu tố chất lƣợng và giá thành thấp để tăng
khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì tiêu
chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công lao
động bỏ ra.
Đối với cây chè tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ta phải đứng trên g c độ
hạch toán kinh tế, tính toán các chi phí, các yếu tố đầu vào đồng thời tính toán đƣợc
đầu ra từ đ . Xác định mối tƣơng quan kết quả giữa đầu vào bỏ ra và kết quả đạt
đƣợc và đ chính là lợi nhuận [13, 21].
a. Lợi nhuận (ch tiêu k t qu )
Là giá trị chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí sản xuất và đƣợc tính
bằng tiền.
Công thức tính : π = TR – TC
Trong đó:π: Lợi nhuận
TR (Doanh thu): Là tổng giá trị sản phẩm thu đƣợc trong một vụ sản xuất
TC (Tổng chi phí): Là toàn bộ chi phí sản xuất (gồm cả chi phí lao động đi
thuê theo giá cả thị trƣờng)


10

b. Thu nhập hỗn hợp (ch tiêu k t qu )
Là tổng giá trị thu đƣợc sau một quá trình sản xuất và đƣợc tính bằng tiền

Công thức tính: Thu nhập hỗn hợp = Lợi nhuận + Chi phí công lao động nhà
Trong đó: Chi phí công lao động nhà là phần công sức lao động của gia đình
tự bỏ ra trong quá trình sản xuất, đƣợc quy đổi tƣơng ứng với công lao động thuê và
đƣợc thể hiên bằng tiền [1].
Trong đề tài này chỉ tiêu hỗn hợp đƣợc sử dụng để ác định kết quả sản xuất
chè của hộ nông dân ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

c. Tỷ su t thu nhập trên chi phí (ch tiêu hi u qu )
Là chỉ tiêu thể hiện: Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu đƣợc bao nhiêu đồng
thu nhập hỗn hợp.
Công thức tính: RMI/TC =
Trong đó: RMI/TC: Tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên chi phí
MI: Là thu nhập
TC: Là tổng chi phí
d. Tỷ su t lợi nhuận trên chi phí (ch tiêu hi u qu )
Là chỉ tiêu thể hiện cứ mỗimột đồng chi phí tham gia vào sản xuất sẽ đƣợc
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Công thức tính:RPr/Tc=
Trong đó:π: Lợi nhuận
TC: Tổng chi phí
1.1.3.

n loạ

u qu

n t

Mọi hoạt động sản xuất của con ngƣời và quá trình ứng dụng kỹ thuật tiến
bộvào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên, kết quảcủa các hoạt

động đ không chỉ duy nhất đạt đƣợc về mặt kinh tế mà đồngthời còn tạo ra nhiều
kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con ngƣời. Những kết quả đạt
đƣợc đ là: nâng cao cuộc sống, giải quyết công ăn việc làm, góp phần ổn định
chính trị và xã hội, trật tự an ninh, xây dựng xã hội tiên tiến, cải tạo môi trƣờng,
nâng cao đời sống tinh thần và văn hoá cho nhân dân tức là đã đạt hiệu quả về mặt


11

xã hội.Đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, ngoài những hiệu quả chung về kinh tế xã
hội, còn có hiệu quả rất lớn về môi trƣờng mà ngành kinh tế khác không thể có
đƣợc. C ng c thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá nhân, một
đơn vị, nhƣng

t trên phạm vi toàn xã hội thì nó lại ảnh hƣởng xấu đến lợi ích và

hiệu quả chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân loại chúng để có kết luận
chính xác.
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành 3 phạm trù: Hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Ba phạm trù này tuy khác nhau
về nội dung nhƣng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Hiệu quả kinh tế
đƣợc hiểu là mối tƣơng quan so sánh giữa lƣợng kết quả đạt đƣợc về mặt kinh tế và
chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đ .
hi ác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thƣờng ít nhấn mạnh quan hệ
so sánh tƣơng đối (phép chia) mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh tuyệt đối (phép
trừ) và chƣa em

t đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽgiữa đại lƣợng tƣơng đối

và đại lƣợng tuyệt đối.

Kết quả kinh tế ở đây đƣợc biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng thu
nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Nếu nhƣ hiệu quả kinh tế là mối tƣơng quan so sánh giữa lƣợng kết quảkinh tế
đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra, thì hiệu quả xã hội là mối tƣơng quan so sánh giữa
kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra.
Hiệu quả về kinh tế, xã hội thể hiện mối tƣơng quan giữa các kết quả đạt đƣợc
tổng hợp trong các l nh vực kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt đƣợc các kết
quả đ . Có thể nói hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định nhất và nó
đƣợc đánh giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với hiệu quả xã hội. Để làm rõ phạm
trù hiệu quả kinh tế có thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định từ đ thấy rõ
đƣợc nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả kinh tế.
Xét trong phạm vi và đối tƣợng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia phạm
trù hiệu quả kinh tế thành:
- Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng ngành
sản xuất vật chất nhƣ công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ... trong từng
ngành lớn có lúc phải phân bổ hiệu quả kinh tế cho những ngành hẹp hơn.


12

- Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế tính chung toàn bộ nền sản
xuất xã hội.
- Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: là xét riêng cho từng vùng, từng tỉnh,
từng huyện...
- Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp là xem xét cho từng doanh nghiệp, vì doanh
nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng rẽ và lấy lợi nhuận làm mục tiêu cao
nhất, nên nhiều hiệu quả của doanh nghiệp không đồng nhất với hiệu quả của quốc
gia. C ng vì thế mà nhà nƣớc sẽ có các chính sách liên kết v mô với doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ. Căn cứ vào
yếu tố cơ bản của sản xuất và phƣơng hƣớng tác động vào sản xuất thì có thể phân

chia hiệu quả kinh tế thành từng loại:
+ Hiệu quả sử dụng vốn
+ Hiệu quả sử dụng lao động.
+ Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị.
+ Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lƣợng...
+ Hiệu quả áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật và quản lý...[19, 21]

1.1.4. Phát triển s n xu t chè và các nhân tố n

ưởng tới hi u qu kinh t

trong s n xu t chè c a h nông dân
1.1.4.1.

ngh a của việc phát triển sản xuất ch

Chè là cây công nghiệp dài ngày c giá trị kinh tế cao, n c vai trò vô c ng
quan trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn h a của con ngƣời. Sản
phẩm chè hiện nay đƣợc tiêu d ng ở khắp các nƣớc trên thế giới, kể cả các nƣớc
không trồng chè c ng c nhu cầu lớn về chè.
Đối với nƣớc ta, sản phẩm chè không chỉ để tiêu d ng nội địa mà còn là mặt
hàng uất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ g p phần ây dựng đất nƣớc. Đối với
ngƣời dân thì cây chè đã mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định, cải tiện đời sống
kinh tế văn h a ã hội, tạo ra công ăn việc làm cho bộ phận lao động dƣ thừa nhất là
ở các v ng nông thôn. Nên so sánh cây chè với các loại cây trồng khác thì cây chè c
giá trị kinh tế cao hơn hẳn,vì cây chè c chu kì kinh tế dài, n c thể sinh trƣởng và
phát triển và cho sản phẩm liên tục khoảng 30-40 năm, nếu chăm s c tốt thì chu kì


13


này còn k o dài hơn nữa .

ặt khác chè là cây trồng không tranh chấp đất đai với cây

lƣơng thực, n là loại cây trồng thích hợp với các v ng đất trung du và miền núi.
Chính vì vậy cây chè không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn g p phần cải thiện
môi trƣờng , phủ anh đất trống đồi trọc. Nên kết hợp với trồng rừng theo phƣơng
thức nông – lâm kết hợp tạo nên một vành đai anh chống

i mòn rửa trôi, g p phần

bảo vệ một nền nông nghiệp bền vững.
Nhƣ vậy, phát triển sản uất chè đã và đang tạo ra một lƣợng của cải vật chất
lớn cho ã hội, tăng thu nhập cho ngƣời dân, cải thiện mức sống ở khu vực nông
thôn. N g p phần vào việc thúc đẩy nhanh hơn công cuộc công nghiệp h a – hiện
đại h a nông nghiệp nông thôn, giảm bớt chênh lệch về kinh tế ã hội giữa thành thị
và nông thôn, giữa v ng núi cao và đồng bằng 11, 28].
1.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân
Cây chè c đặc điểm từ sản uất đến chế biến đòi hỏi phải c k thuật khá cao
từ khâu trồng, chăm s c, thu hoạch đến chế biến và bảo quản. Vì thế để phát triển
ngành chè hàng h a đạt chất lƣợng cao cần phải quan tâm, chú trọng từ những khâu
đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tƣ hợp lí, loại bỏ dần những phong tục tập
quán trồng chè lạc hậu. Để tạo ra đƣợc những sản phẩm hàng h a c sức cạnh tranh
cao, thu hút khách hàng và các nhà đầu tƣ sản uất trong và ngoài nƣớc. Nếu coi cây
chè là cây trồng m i nhọn thì cần phải thực hiện theo hƣớng chuyên môn h a để nâng
cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm chè. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh tế
sản xuất chè của hộ nông dân bao gồm:
(1)Nhóm nhân tố nguồn lực c a h nông dân:
Trong hộ nông dân, các nguồn lực chủ yếu của hộ là đất đai, lao động và vốn

cho sản xuất.
-

ất đai của hộ nông dân bao gồm: đất đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, đất thuê (theo vụ hay lâu dài), đất khoán, thầu bên ngoài. Việc sử dụng đất
đai của hộ nông dân phụ thuộc vào độ phì, quy mô diện tích và vị trí thửa ruộng.
Mặt khác, việc sử dụng đất đai của hộ nông dân còn phụ thuộc vào chính sách đất
đai của Nhà nƣớc, địa phƣơng. Đặc trƣng nổi bật của hộ nông dân nƣớc ta hiện nay
là quy mô diện tích đất canh tác rất nhỏ bé, biểu hiện rõ nét một nền kinh tế tiểu


14

nông. Quy mô đất đai của một hộ nông dân ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng rất nhỏ
và manh mún, điều này ảnh hƣởng rất lớn tới việc phát triển nền nông nghiệp hàng
hóa có tính cạnh tranh cao trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. Quy mô diện tích
đất đai của hộ có ảnh hƣởng tới ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ của KHCN, các hộ có
quy mô nhỏ ngại thay đổi công nghệ, các hộ có diện tích lớn thì hiệu quả kinh tế cao
hơn hộ có diện tích nhỏ. Vì thế, để khuyến khích các hộ nông dân trồng chè ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật thì việc dồn điền đổi thửa c ng là một yêu cầu đặt ra [9].
- Nguồn lao động của hộ: Một nguồn lực rất quan trọng khác của hộ nông dân
đ là nguồn lao động trong gia đình. Nguồn lao động này gồm lao động chính và
lao động quy của hộ. Trong sản xuất nông nghiệp, các hộ chủ yếu dựa vào nguồn
lao động này và thƣờng đƣợc sử dụng linh hoạt theo nhiều chiều một cách hiệu quả.
Đây là sự khác biệt cơ bản giữa lao động hộ nông dân và các thành phần kinh tế
khác. Sức lao động trong hộ nông dân c đặc trƣng là họ không đƣợc coi là hàng
h a. ao động này chủ yếu đƣợc sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sự
nghỉ ngơi của gia đình họ. Ở những gia đình c tỷ lệ số lao động trên số nhân khẩu
thấp thì thời gian nghỉ giảm đi hay n i cách khác là họ phải làm việc vất vả hơn và

ngƣợc lại. ao động trong hộ nông dân ở Việt Nam hiện nay có một số đặc điểm: đa
dạng nhƣng ít chuyên sâu, mang tính thời vụ; dƣ thừa nên việc tìm kiếm việc làm
trong nông thôn gặp nhiều kh khăn mà thu nhập lại thấp; trình độ học vấn và kỹ
năng của ngƣời lao động thấp, ít đƣợc đào tạo, chủ yếu là tự đào tạo và truyền nghề,
tôn sùng kinh nghiệm. Điều này hạn chế đến việc tiếp thu kỹ thuật và công nghệ
mới, nhất là ứng dụng các tiến bộ trong sản xuất của các hộ trồng chè trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ. Thực tế hiện nay ở các vùng nông thôn cho thấy, hầu hết các lao động
trẻ khỏe, c học vấn đều dời các làng quê thuần nông lên các thành phố tìm kiếm cơ
hội việc làm, tăng thu nhập cho hộ. Mặc dù vậy, một hệ lụy đang diễn ra trong v ng
là lao động còn lại cho sản xuất nông nghiệp n i chung và sản xuất của các hộ trồng
chè nói riêng chủ yếu lại là lao động nữ. Việc sử dụng nhiều lao động nữ trong sản
xuất nông nghiệp phần nào c ảnh hƣởng tới khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất. Để sử dụng và nâng cao nguồn nhân lực trong hộ nông dân cần đẩy
mạnh đào tạo kỹ năng lao động thông qua các hoạt động khuyến nông. Xét về lâu


15

dài, việc đầu tƣ cho giáo dục và công tác khuyến nông là những phƣơng tiện hữu
hiệu nhằm nâng cao năng lực cho nguồn lao động này, g p phần nâng cao năng suất
lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập cho hộ nông dân [9, 11].
- Nguồn vốn cho sản xuất: là nguồn lực không thể thiếu của hộ. Nguồn vốn
trong hộ nông dân bao gồm tiền và hiện vật mà hộ có hoặc đi vay để phục vụ sản
xuất. Ở nƣớc ta, do quy mô sản xuất của hộ nông dân nhỏ, lẻ, năng suất lao động
thấp nên khả năng tích tụ vốn của đại đa số hộ nông dân còn rất thấp. Theo số liệu
tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn của Tổng cục thống kê (2012), vốn tích l y
của các hộ nông nghiệp nƣớc ta năm 2012 ở mức thấp, trung bình khoảng 6,8
trđ/hộ, trong khi vốn tích l y của các loại hộ khác cao hơn (hộ vận tải là 16,8 trđ/hộ,
hộ thƣơng mại là 14,21 trđ/hộ và hộ thủy sản là 11,3 trđ/hộ).
Sản xuất của các hộ nông dân trồng chè c ng cần đầu tƣ thâm canh, do vậy

cần nguồn vốn lớn hơn, đặc biệt là phân đạm, NP , tƣới tiêu. Với nguồn vốn rất
hạn chế nhƣ trên để đảm bảo cho các hộ nông dân sản xuất chè đạt hiệu quả kinh tế
cao cần có sự đầu tƣ giúp đỡ tiền mua phân b n, tƣới tiêu thông qua hình thức cho
vay, hỗ trợ lãi suất ..vv..[16, 22].
- Trình độ của chủ hộ: Trình độ văn h a, am hiểu khoa học kỹ thuật, tổ chức
quản lý và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của lao động trong hộ nông dân c ý
ngh a quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lƣợng chè. Vì vậy, tập huấn kỹ
thuật cho nông dân áp dụng kỹ thuật tiến bộ là rất cần thiết. Mỗi một nông dân có
khả năng tiếp thu ở mức độ nhất định, do vậy năng suất cây trồng n i chung và chè
nói riêng luôn có sự khác biệt giữa các hộ [15].
(2) Nhóm nhân tố thu c về kỹ thuật trong s n xu t chè:
- Giống ch : Chè là loại cây trồng c chu kỳ sản uất dài, giống chè tốt c ý
ngh a đặc biệt quan trọng đối với sản uất. Giống c ảnh hƣởng tới năng suất c ng
nhƣ chất lƣợng của chè thành phẩm. Vì vậy, đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản
xuất chè cần quan tâm đến nguồn gốc giống và chất lƣợng loại giống mà hộ nông
dân sử dụng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giống chè mà các hộ nông dân sử
dụng vẫn là giống chè Trung du (năm 2015 chiếm 65,43% diện tích trồng chè của
cả tỉnh). Các giống chè mới nhập nội và các giống chè trong nƣớc chọn lai tạo có


16

năng suất là chất lƣợng cao vẫn còn chiếm tỷ lệ hạn chế (năm 2015 chiếm 34,57

%). Giống chè ảnh hƣởng tới năng suất búp, chất lƣợng nguyên liệu do đ c ng
ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm chè, đến hiệu quả sản uất kinh doanh và cạnh
tranh trên thị trƣờng.

ỗi sản phẩm chè đòi hỏi một nguyên liệu nhất định, mỗi


v ng, mỗi điều kiện sinh thái lại thích hợp cho một hoặc một số giống chè. Vì vậy,
để g p phần đa dạng h a sản phẩm chè và tận dụng lợi thế so sánh của mỗi v ng
sinh thái cần đòi hỏi một tập đoàn giống thích hợp với điều kiện mỗi v ng [22].
- Biện pháp và kỹ thuật canh tác: Sản xuất chè không chỉ c đầu tƣ phân b n
mà cần phải áp dụng các biện pháp quản lý canh tác tổng hợp, bao gồm quản lý
dinh dƣỡng (phân bón: sử dụng phân b n cân đối, áp dụng biện pháp canh tác hữu
cơ, hạn chế sử dụng phân b n vô cơ, h a chất trừ sâu), nƣớc (tƣới tiết kiệm), áp
dụng quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), áp dụng quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt GAP...

hi nghiên cứu, đánh giá cần tìm hiểu biện pháp canh

tác mà các hộ áp dụng so với biện pháp canh tác đã đƣợc khuyến cáo, từ đ

ây

dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế
của các hộ nông dân trồng chè. Cụ thể:
+ Tưới nước cho ch : Chè là cây ƣa nƣớc, trong búp chè c hàm lƣợng nƣớc
lớn, song chè rất sợ úng và không chịu úng. Chè gặp khô hạn sẽ bị cằn cỗi, hạn chế
việc hút các chất dinh dƣỡng từ đất, khô hạn lâu ngày sẽ làm giảm sản lƣợng thậm
chí còn chết. Do đ , việc tƣới nƣớc cho chè là biện pháp giữ ẩm cho đất để cây sinh
trƣởng phát triển bình thƣờng, cho năng suất và chất lƣợng cao.
+ Mật độ trồng ch : Để c năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè cho
thích hợp, mật độ trồng chè phụ thuộc vào giống chè, độ dốc,điều kiện cơ giới h a.
Nhìn chung t y điều kiện mà ta bố trí mật độ chè khác nhau, nếu mật độ quá thƣa
hoặc quá dầy thì sẽ làm cho năng suất sản lƣợng thấp , lâu kh p tán, không tận dụng
đƣợc đất đai, không chống đƣợc

i mòn và cỏ dại, vì vậy cần phải bố trí mật độ


chè cho hợp lý.
+

ốn ch : Đốn chè là biện pháp kỹ thuật không những c ảnh hƣởng đến

sinh trƣởng phát triển của cây chè mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, chất


×