Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

DẠY tác PHẨM CHỮ NGƯỜI tử tù của NGUYỄN TUÂN từ góc NHÌN mâu THUẪN NGHỆ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.5 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Đối thoại là một hình thái ý thức mới trong tiếp nhận văn học nói chung, trong
dạy học văn nói riêng. Giờ học đối thoại và tổ chức đối thoại trong giờ học văn là
một trong những phương pháp quan trọng trong việc dạy văn trong nhà trường.
Nhưng để vận dụng và tổ chức giờ học đối thoại trong một giờ lên lớp cụ thể ở nhà
trường thì không phải giáo viên nào cũng làm được. Nó đòi hỏi sự tổng hợp nhuần
nhuyễn nhiều phương pháp, kĩ năng của người dạy. Tương ứng, học sinh cũng phải
có sự giao lưu cần thiết với giáo viên để giờ học diễn ra hiệu quả
Cả giáo viên và học sinh phải cùng nhau tương tác để phát hiện mâu thuẫn
trong tác phẩm văn học. Đây là vấn đề là vấn đề mấu chốt trong giờ dạy học văn theo
hướng hiện đại. Ở bài tiểu luận này, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể về việc
khai thác khía cạnh mâu thẫn trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) - một
tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 11.

1


NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1 Giờ học đối thoại – yêu cầu chung
Như đã nói ở phần đầu thì đối thoại là một hình thái ý thức mới đặc trưng
trong tiếp nhận văn học và cả trong dạy học văn. Giờ học đối thoại và tổ chức đối
thoại trong giờ học văn là một trong những phương pháp quan trọng trong việc dạy
văn trong nhà trường. Tổ chức giờ học đối thoại chính là sự trao đổi giữa giáo viên
và học sinh một cách bình đẳng và tôn trọng.
Cần tổ chức cho học sinh tham dự vào những tình huống, mâu thuẫn văn học,
vào hành động sáng tạo với nhà văn, tạo điều kiện để các em phát hiện, bộc lộ quan
điểm, cách hiểu, chủ kiến riêng của mình. Tạo tình huống mâu thuẫn là đưa học sinh
vào những tình huống, mâu thuẫn của tác phẩm để học sinh tìm hiểu, phán đoán, tự
đặt ra câu hỏi, thảo luận, lí giải, đối thoại, tìm câu trả lời và tham dự vào sự sáng tạo
như thể hiện mình và trải nghiệm cùng chúng. Các tình huống mâu thuẫn không chỉ


là những sự kiện, biến cố của truyện, tình huống đạo đức, các xung đột xã hội, mâu
thuẫn giữa nội dung và hình thức, sự va chạm giữa các quan điểm, giọng điệu,.. mà
còn là những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình học sinh tiếp nhận những giá trị
chân, thiện, mĩ, mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
1.2 Về tác giả Nguyễn Tuân và “Chữ người tử tù”
Nguyễn Tuân sinh năm 1910 trong một gia đình nhà Nho. Quê ông ở làng
Nhân Mục (còn gọi là làng Mọc), ngoại thành Hà Nội. Thời gian học trung học ở
Nam Định, ông tham gia bãi khóa chống chính quyền thực dân Pháp, sau đó bỏ học.
Nguyễn Tuân viết văn, viết báo và sớm nổi tiếng với loạt truyện ngắn đăng trên các
báo Tao đàn, Tiểu thuyết thứ bảy. Ông được đánh giá là tác giả tiêu biểu cho trào lưu
văn xuôi lãng mạn thời kì cuối, trước Cách mạng tháng Tám. Ngoài tập truyện ngắn
có giá trị Vang bóng một thời, những tác phẩm khác của Nguyễn Tuân giai đoạn này
đều kín đáo ẩn chứa tinh thần dân tộc.
Thời kì đầu, các sáng tác của Nguyễn Tuân ghi lại những cảm nghĩ, nhận xét
tài hoa, độc đáo của nhà văn trên đường xê dịch khắp non sông, đất nước: (Một
chuyến đi, Thiếu quê hương…). Bên cạnh đó, ông tập trung viết về những thú chơi
2


tao nhã, cầu kì, tinh tế của người xưa, thể hiện một khía cạnh của nền văn hóa cổ
truyền dân tộc và về những con người nghệ sĩ mà tài năng và nhân cách kết hợp với
nhau đến mức tuyệt vời. (Các truyện ngắn trong Vang bóng một thời, nhân vật Huấn
Cao trong Chữ người tử tù…).
Ngoài ra, có những tác phẩm phản ánh tình trạng khủng hoảng tinh thần của
tác giả trước thời cuộc rối ren lúc đó, dẫn đến lối thoát tiêu cực là tìm sự quên lãng,
khuây khỏa bằng những thú vui có hại: (Chiếc lư đồng mắt cua…).
Văn phong độc đáo của Nguyễn Tuân thể hiện rõ từ thời kì sáng tác trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sau Cách mạng, cùng với nhiều văn nghệ sĩ khác, Nguyễn Tuân tham gia
kháng chiến, theo chân bộ đội đi chiến dịch hoặc vào vùng địch hậu, đi thực tế Tây

Bắc… Thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông vào tận Vĩnh Linh, Quảng Trị… Nhiều tập
tùy bút ra đời, tiếp nối sở trường của ông về thể loại ấy: Đường vui (1949), Tùy bút
kháng chiến (1955), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)
Nguyễn Tuân làm việc rất nghiêm túc, việc gì cũng nghiên cứu, điều tra kĩ
lưỡng, ông có vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng. Trong khi viết, ông thường chú trọng
lời văn sao cho thật mới, thật hay, có dấu ấn Nguyễn Tuân rõ rệt, không thể lẫn lộn
với ai. Văn ông hay, thấm thía nhưng lắm lúc cũng thành cầu kì. Nguyễn Tuân có
những đóng góp rất lớn cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Có thể thấy, trong cả cuộc đời cầm bút sáng tác của mình thì Chữ người tử tù
là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân và tiêu biểu nhất cho
tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của ông trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Tác phẩm ra mắt lần đầu trên tạp chí Tao đàn, số 1 (1/3/1939) lấy tên Giòng
chữ cuối cùng, với lời đề từ: Ngày xưa có một tử tù viết chữ đại tự rất đẹp- Truyện cổ
nước Nam. Năm 1940, tác phẩm được in lại trong tập Vang bóng một thời và đổi tên
là Chữ người tử tù.
Đến với tác phẩm “ Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, là đến với những mâu
thuẫn. Phát hiện, ca ngợi, khẳng định, vĩnh cửu hóa cái đẹp là thiên chức của người
nghệ sĩ. Nguyễn Tuân là một trong những nghệ sĩ ấy. Với ông, cuộc đời là một hành
trình đi tìm và ca ngợi cái đẹp. Chữ người tử tù là một bông hoa đẹp trên con đường
3


sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Vẻ đẹp ấy được tạo nên bởi những mâu thuẫn,
đối nghịch trong nghệ thuật.
2. Dạy học tác phẩm Chữ người tủ tù từ góc nhìn khai thác mâu thuẫn nghệ
thuật
2.1Mâu thuẫn đầu tiên đó chính là sự đối nghịch trong tình huống truyện
Với Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng một tình huống truyện đặc
sắc, giàu kịch tính. Vậy câu hỏi ở đây được đặt ra là Huấn Cao là một người như thế
nào?Viên quản ngục là người ra sao? ở họ có nét gì chung? Họ gặp nhau trong hoàn

cảnh éo le như thế nào?
Đó là sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn nghệ sĩ trong hoàn cảnh éo le : chốn ngục tù.
Huấn Cao vốn là một nhà nho tài hoa nổi tiếng khắp vùng, một anh hùng chọc trời
khuấy nước, đứng lên chống lại triều đình. Viên quản ngục lại là một người có tấm
lòng biệt nhỡn liên tài, có sở thích thanh tao “một ngày kia treo ở nhà mình một câu
đối do chính ông Huấn viết”.
Thật oái ăm thay, giữa chốn ngục tù tối tăm ấy, người tài hoa là người tử tù,
người sùng kính cái đẹp, khao khát cái đẹp lại là viên quản ngục. Xét trên bình diện
nghệ thuật, họ đều là những con người đồng điệu tâm hồn. Xét trên bình diện xã hội,
họ là những con người đối nghịch nhau – tử tù và viên quản ngục. Chính tình huống
đầy mâu thuẫn đó đã tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn cho tác phẩm.
2.2 Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn trong cảnh cho chữ
Cảnh chơi chữ, cho chữ vốn thường diễn ra trong khung cảnh như thế nào?
Trong tác phẩm này, nó diễn ra trong khung cảnh nào? Tại sao viên quản ngục lại
ngưỡng mộ và kính nể với Huấn Cao? Tại sao Huấn Cao ít cho chữ lại cho chữ một
viên quản ngục?
Nghệ thuật chơi chữ là thú vui thanh tao cao của tầng lớp nho sĩ, trí thức. Bởi
vậy, nó được thể hiện ở những nơi trang nhã chốn thư phòng.Ấy vậy mà ở trong tác
phẩm này, cảnh cho chữ diễn ra trong nhà tù ẩm ướt, chật hẹp với những phân gián,
phân chuột. Viết chữ trong tư thế cổ đeo gông, chân vướng xiềng.
Hơn nữa, ta thấy ở đây có một sự đặc biệt trong việc xây dựng nhân vật viên
quản ngục và đặc biệt trong thái độ của viên quản ngục dành cho Huấn Cao. Vì nếu
4


viên quản ngục chỉ là một người quản ngục bình thường, một công cụ trấn áp của bộ
máy thống trị thì viên quản ngục này chỉ có thể coi Huấn Cao là một tên tội phạm
nguy hiểm chứ không ngưỡng mộ và tha thiết như thế.
Về phần Huấn Cao, ông đâu thể dễ dàng cho chữ cho một tên tiểu nhân vô lại
trong đám cặn bã mà ông căm ghét bởi ông vốn “ không vì vàng bạc quyền thế ép

mình viết chữ bao giờ”, tính ông vốn khoảnh trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Cả
đời ông chỉ có viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân.
Như vậy chính vì sự cảm kích trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài và sự thành tâm của
viên quản ngục mà Huấn Cao đã cho chữ.
2.3 Thứ ba, sự đối nghịch giữa ánh sáng và bóng tối
Sự đối nghịch giữa ánh sáng và bóng tối được thể hiện như thế nào trong tác
phẩm này? Từ đó, em suy nghĩ gì về điều tác giả muốn gửi gắm thông qua sự đối
nghịch giữa ánh sáng và bóng tối?
Cảnh cho chữ diễn ra vào một đêm khuya dưới ánh sáng đỏ rực của những bó
đuốc tẩm dầu trong nhà lao ẩm ướt. Ánh sáng trong đêm cho chữ ấy đã xua tan đi
bóng tối lâu nay ngự trị trong chốn ngục tù. Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối
không chỉ mang giá trị tả thực mà còn mang ý nghĩa biểu tượng nhân sinh sâu sắc
của lương tâm, lương tri, của thiên lương trong sáng đã xua tan đi bóng tối của cường
quyền bạo lực.
2.4 Thứ tư, sự đối nghịch giữa cái đẹp và cái xấu xa
Có sự thay đổi như thế nào trong vị trí như thế nào khi viên quản ngục cúi đầu
lắng nghe mấy lời khuyên răng của người tù? Cảnh tượng ấy gợi cho em điều gì về
tư tưởng của tác giả?
Không gian nhà lao chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạn nhện, đất bừa bãi phân
chuột phân gián là hiện thực và đồng thời đó cũng là biểu hiện của cái xấu xa thấp
hèn của chốn ngục tù nơi con người sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc. Thế nhưng nổi bật
trên cái nền không gian bẩn thỉu, hôi hám ấy là màu trắng của tấm lụa bạch mới tinh,
là mùi thơm của mực, là hình ảnh của ba con người quây quần bên tấm lụa, bên
những nét chữ đẹp.
5


Tất cả tạo nên một sự thay đổi lớn. Không còn phân biệt giữa cái ngục và tử tù.
Cái đẹp của thiên lương trong sáng đã xua tan tất cả những cái xấu xa dơ bẩn để kết
nối những con người đứng trên hai chiến tuyến đối lập xích lại gần nhau hơn, đồng

cảm nhau hơn và cùng trân trọng, thưởng thức cái đẹp.

6


KẾT LUẬN
Như vậy, Chữ người tử tù là một tác phẩm chứa đựng sự mâu thuẫn trong nghệ
thuật khá rõ nét. Chính sự mâu thuẫn ấy đã tạo nên những nét độc đáo cho tác phẩm
và để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Từ những gọi ý này, giáo viên
có thể tổ chức giờ dạy học văn của mình theo hướng hiện đại, đưa học sinh và cả quá
trình dạy học vào những sự tương tác để từ đó giờ học đạt hiệu quả cao hơn.
Cần nhiều hơn nữa những sự khai thác mâu thuẫn kiểu như trên để dẫn dắt
người học vào một thế giới đầy hấp dẫn mà các tác phẩm văn học đưa lại. Có như thế
giờ học văn mới không còn nhàm chán. Học sinh trở thành người học tích cực và
giáo viên là người khơi gợi, dẫn dắt, định hướng để các em bước vào hành trình tự
khám phá nét hay, nét đẹp theo quan niệm của mỗi học sinh về tác phẩm văn học.

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mã Giang Lân (chủ biên) (2000), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt
Nam 1900 – 1945, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2007), Phân tích bình giảng tác phẩm
văn học 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Mai Xuân Miên (2014), Bài giảng chuyên đề Tiếp nhận văn học và dạy
học văn, Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định.
4. Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Nhiều tác giả (2003), Tuyển tập mười năm tạp chí Văn học và Tuổi trẻ,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.


8



×