Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

skkn kinh nghiệm giảng dạy tác phẩm chữ người tử tù của nguyễn tuân theo đặc trương thể loại.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.38 KB, 35 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học vấn đề đầu tiên mà chúng ta
quan tâm là hình thức biểu hiện của nó . “Tên gọi thể loại tự nó có
chức năng phân loại hình thức của tác phẩm”. Tác giả Trần Đình Sử
trong cuốn Lí luận văn học đã nêu “ thể loại – hình thức chỉnh thể của
tác phẩm văn học”
Vấn đề thể loại có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận tác phẩm
văn chương. Việc nhận biết tác phẩm ở thể loại nào giúp người giáo
viên bước đầu tìm hiểu và hình thành những định hướng phân tích
theo đặc trưng của của thể loại đó cho học sinh.
Nhà văn sáng tác theo thể loại thì người đọc cũng cảm nhận theo
thể loại và người giảng dạy cũng giảng dạy theo thể loại. Nói cách
khác, phương thức cấu tạo hình tượng mà tác giả đã sử dụng khi sáng
tác quy định phương thức cảm thụ hình tượng của người đọc. Sự cảm
thụ của chúng ta đối với tác phẩm tự sự, trữ tình và kịch không giống
nhau. Khi giảng dạy tác phẩm tự sự, chúng ta cần chú ý phân tích tình
tiết và chi tiết nghệ thuật, điểm nhìn của người trần thuật, cách kể,
giọng kể, nhịp điệu kể, tình huống truyện, đề tài của tác phẩm Khi
1
giảng dạy tác phẩm trữ tình, chúng ta cần xác định chủ đề trữ tình,
mạch cảm hứng, tâm tư của nhân vật trữ tình thể hiện qua nhạc điệu.
Tuy nhiên ranh gới giữa ba thể loại tự sự, trữ tình, kịch không rõ
ràng. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải xác định được chất của loại trong
thể .Chẳng hạn như truyện ngắn “ Chữ người tử tù ” ( Nguyễn Tuân)
là một truyện ngắn viết theo bút pháp lãng mạn với sự kí tưởng hóa
nhân vật và biện pháp đối lập. Tuy vậy truyện ngắn náy lại có những
trang trữ tình ngoại đề và độc thoại nội tâm rất sâu sắc và những trang
viết đầy kịch tính mà nổi bật là cảnh cho chữ. Nếu chỉ phân tích nhân
vật thì không thể khai thác hết nội dung tác phẩm, cũng như nét tài
hoa trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Khi phân tích “ Chữ


người tử tù ” cần xác định đầy đủ đây là một truyện ngắn trữ tình lãng
mạn giàu kịch tính.
Vì những lí do trên đây nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Kinh
nghiệm giảng dạy tác phẩm Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân ) theo
đặc trưng thể loại ” .
II. MỤC ĐÍCH NGHÊN CỨU
Năm học 2012 -2013 là năm học tiếp tục thực hiện những đổi
mới về phương pháp và chất lượng giáo dục. Vì vậy việc tìm ra những
2
phương pháp, cách tiếp cận, truyền đạt những bài học, kiến thức để
tạo ra những giờ học thực sự hay thu hút, hấp dẫn và đạt về độ sâu là
vấn đề đang được nhiều giáo viên quan tâm, suy ngẫm và hướng đến.
Trên thực tế trong phân phối chương trình bài học, lượng kiến thức
về lý luận văn học đang còn ít. Vì vậy đối với cả giáo viên và học sinh
chưa có nhiều điều kiện tìm hiểu sâu về lý thuyết, đặc trưng cụ thể của
từng thể loại ivăn học. Đồng thời phương châm dạy - học tác phẩm
văn học trong chương trình từ cụ thể đến khái quát hay chính là việc
qua một, một số tác phẩm để tìm ra đặc trưng của thể loại chung cho
dạng, nhóm tác phẩm nào đó là mục đích cần đạt đến trong mỗi gìơ
học.
Mục đích dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại đòi hỏi thầy – trò
trong quá trình giờ học là phát huy tính chủ động tích cực kết hợp với
phương pháp trong tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để làm rõ những đặc
điểm, đặc trưng của thể loại qua tác phẩm cụ thể được học.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Xuất phát từ mục đích của đề tài nên đối tượng và phạm vi nghiên
cứu trong đề tài của tôi là:
- Những kiến thức lý luận về thể loại văn học
3
- Tác phẩm “ chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân trong chương

trình giáo khoa văn 11
- Một số kỹ năng, phương pháp trong quá trình dạy học môn văn
nói chung và tác phẩm “chữ người tử tù” nói riêng.
Mặc dù tác phẩm phẩm “chữ người tử tù” đã được đưa vào trong
chương trình và giáo viên đã vận dụng đưa ra nhiều cách tìm hiểu,
tiếp cận. Tuy nhiên qua kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đưa ra cách
tiếp cận tác phẩm “nguời tử chữ tù” theo đặc trưng thể loại, hy vọng
sẽ đóng góp một cách tiếp cận, tìm hiểu về tác phẩm này và nâng cao
kiến thức lý luận văn học cho cả người dạy, người học.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm và sự phân chia thể loại văn học
4
Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm cho quy luật loại hình của
tác phẩm văn học, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có
một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại
chỉnh thể. Như vậy thể loại tác phẩm văn học bao gồm hai mặt tương
tác- nội dung và hình thức, nội dung quy định hình thức thể hiện nội
dung.
Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình
thành và tương đối ổn định trong quá trình phát triển của lịch sử văn
học, thể hiện sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc
điểm của các loại hiện tượng đời sống.
Thể loại văn học tồn tại để gìn giữ, đổi mới thường xuyên các khuynh
hướng văn học. Do đó mà thể loại văn học luôn vừa mới, vừa cũ, vừa
biến đổi, vừa ổn định.
Các nhà nghiên cứu dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác
phẩm văn học thành các loại và thể. Bất kì tác phẩm nào cũng thuộc
một loại nhất định và quan trọng hơn là có một hình thức thể nào đó.
Tác phẩm văn học có ba loại: Tự sự, trữ tình và kịch… và mỗi

loại bao gồm một số thể, cùng một loại nhưng các thể r ất sâu sắc.
2. Đặc trưng của thể loại truyện ngắn
5
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, là hình thức ngắn của tự
sự
Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương
diện của đời sống và mang nhiều dáng vẻ khác nhau đời tư, thế sự,
hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn.
Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một
sự kiện hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính
của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối
với cuộc đời.
Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng,
phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm
hồn con người vì vậy trong truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện
phức tạp và nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của tác giả ,
nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ
xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người, do đó
truyện ngắn lại có thể mở rộng nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa dạng
của cuộc sống.
6
Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn nhưng
chức năng của nó nói chung là để nhận ra một điều gì, cái chính của
truyện ngắn là gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người.
Kết cấu của truyện thường là một sự tương phản liên tưởng bút
pháp trần thuật thường là chấm phá.
Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết
có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý tạo cho tác phẩm những
chiều sâu chưa nói hết.
Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn

cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng mang tính chất thể loại
3. Tác dụng của việc dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thể
loại
Trong ý đồ thiết kế và thực hiện chương trình dạy học Ngữ văn,
thể loại là một tiêu chí quan trọng. Một trong những yêu cầu quan
trọng của chương trình Ngữ văn là hình thành ở học sinh những hiểu
biết về các kiểu văn bản và nắm được các phương thức biểu đạt chủ
yếu (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận…). Nghĩa là
nắm được cái đặc trưng của mỗi loại văn bản. Hầu hết các văn bản
được lựa chọn để học là các tác phẩm văn học (hoặc đoạn trích tác
7
phẩm), vì thế mỗi kiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn lại thuộc
về một thể loại văn học nhất định. Những hiểu biết về thể loại có một
ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc tiếp nhận, phân tích các
tác phẩm có trong chương trình, mà còn cần thiết cho học sinh để đọc
hiểu được các tác phẩm khác ngoài chương trình mà các em bắt gặp
trong đời sống. Như thế là bởi vì: Thể loại văn học là sự thống nhất
giữa một loại nội dung và một dạng hình thức văn bản và phương thức
chiếm lĩnh đời sống, là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm. Đọc
hiểu văn bản phải đi từ dạng hình thức văn bản để cảm thụ phương
thức chiếm lĩnh đời sống, rồi từ đó hiểu được nội dung, ý nghĩa, các
khía cạnh tư tưởng nghệ thuật mà tác giả thể hiện qua văn bản; phải đi
từ việc nắm bắt và sử dụng những thông tin có ngay trong văn bản (có
ý kiến cho rằng đây là hoạt động đọc hiểu cấu trúc văn bản) đến
những thông tin có trong bài (đọc hiểu nội dung văn bản), rồi cao hơn
là khái quát liên hệ giữa những cái mà học sinh đã đọc với thế giới
bên ngoài (đọc hiểu ý nghĩa văn bản). Có thể đồng tình với quan niệm
cho rằng: tính chất của hoạt động đọc hiểu văn bản sẽ được quy định
theo nguyên tắc đọc hiểu văn bản phù hợp với đặc điểm thể loại của
văn bản.

8
Vì vậy, bên cạnh nhiều phương pháp để giáo viên và học sinh tiếp
cận tác phẩm thì phương pháp hiệu quả nhất vẫn là đọc hiểu tác phẩm
xuất phát theo đặc trưng thể loại.
II. CƠ SỞ THỰC TẾ CỦA VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng của cách tìm hiểu, khám phá, dạy, học tác phẩm
“ Chữ người tử tù” trong trường phổ thông hiện nay
Trên thực tế ở trường phổ thông việc dạy - học tác phẩm này đã
và đang gặp không ít trở ngại , vướng mắc. Bởi trong phân phối
chương trình học sinh chủ yếu được học các tác phẩm văn xuôi thiên
về tự sự . Dần dần cảm xúc và nhận thức của các em đã quen nương
theo cốt truyện, hệ thống nhân vật,tình tiết…Đến khi cần cảm thụ một
tác phẩm văn xưôi là truyện ngắn nhưng lại đậm chất trữ tình lãng
mạn và giàu kịch tính. Nghĩa là không còn những căn cứ quen thuộc
để tìm hiểu tác phẩm nên gặp lúng túng và khó phát hiện hết độ sâu
trong giá trị của tác phẩm.
Đối với người dạy thì đã quá quen thuộc với thao tác dạy môt
truyện ngắn thông thường nên khi phải tiếp cận và truyền đạt tác
phẩm truyện ngắn hiện đại , lại có những yếu tố của thể loại trữ tình,
9
kịch …gặp khó khăn trong việc khai thác những đặc sắc của tác phẩm
và sự truyền đạt cho học sinh.
Mặt khác, trong chương trình những bài học, số tiết kiến thức về lý
thuyết, lý luận văn học còn quá ít so với lượng kiến thức cần thiết cho
“ hành trang” tìm hiểu, khám phá từng tác phẩm thể.
Thông thường lâu nay khi tìm hiểu tác phẩm “ chữ người tử
tù” của Nguyễn Tuân giáo viên hay chọn cách khai thác theo hình
tượng nhân vật với những đặc điểm tính cách , chi tiết…và khó có thể
thấy hết được nét tài hoa trong ngòi bút của Nguyễn Tuân cũng như sự
độc đáo ở truyện ngắn “ chữ người tử tù”.

2. Một số kinh nghiệm thích hợp dạy học “chữ người tử tù”
theo đặc trưng thể loại
2.1. Vận dụng các phương pháp dạy học
2.1.1. Phương pháp đọc sáng tạo
Kênh vật chất tác động mạnh mẽ đến con người là kênh nghe,
khi đó ngôn ngữ mới hoàn chỉnh được hoạt động của nó. Văn tự
thường tác đạng qua kênh nhìn còn âm điệu thì phải qua kênh nghe.
Do đó việc đọc tác phẩm văn chương là một phương pháp quan trọng.
10
Phương pháp đọc sáng tạo được sử dụng hầu như thường trực
trong tiết học, từ lúc bắt đầu đến sau khi phân tích tác phẩm văn
chương. Đọc sáng tạo có nhiều biện pháp: Đọc hướng dẫn, đọc phân
tích, kể chuyện,hoặc thuộc lòng, phát biểu cảm nghĩ hay hoạt động
liên môn với hội họa, âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật. Mức thấp nhất là
đọc đúng ( tròn vành, rõ chứ, đúng chính âm,chính tả). Mức cao hơn
là đọc diễn cảm, đọc diễn tả sự cảm thụ, sự hiểu biết cảu người đọc, sự
tri âm cùng tác giả.
Trong công tác giảng dạy hiện nay, hoạt động đọc chưa được
chú ý đúng mức. Phần lướn học sinh đọc với giọng đều đều, không
biết nhấn đúng chỗ, đúng lúc, hoặc đọc bài thơ buồn mà đọc quá
nhanh. Kết quả là ấn tượng cảu học sinh về bài thơ hoặc truyện ngắn
rất mờ nhạt. Vì vậy hướng dẫn học sinh đọc đúng,đọc hay tác phẩm là
một yêu cầu cấp thiết.
Truyện ngắn “ Chữ người tử tù ” là một truyện ngắn trữ tình
lãng mạn giàu kịch tính. Vì vậy yêu cầu đầu tiên là đọc đúng thể loại
của nó. Chúng ta phải đọc để làm nổi bật tình huống kịch, nhân vật
chính trong đó có sự đối lập giữa nhân vật và không gian, nhân vật và
nhân vật, không gian trong tù và không gian ánh sáng bao quanh nhân
11
vật trong cảnh cho chữ. Bên cạnh chất giọng trữ tình cũng cần đọc với

giọng cứng cỏi, đanh thép trước những lời Huấn Cao nói với Quản
Ngục. Những lời lẽ tôn trọng, nhẫn nhịn của viên quản ngục và thầy
thơ lại cũng phải đọc với giọng điệu khác, thể hiện đúng thái độ khúm
núm của người bề dưới kính phục người tài trí. Bên cạnh đó, giáo viên
hướng dẫn học sinh chú ý đọc đúng các từ cổ đã được chú giải ở sách
giáo khoa. Đây là các từ quan trọng tạo nên không khí cổ xưa cho tác
phẩm.
Mục đích cuối cùng của việc đọc là người giáo viên hướng dẫn
học sinh chiếm lĩnh được tinh thần của tác phẩm. Tóm tắt tác phẩm và
nắm bắt hệ thống hình tượng của tác phẩm. Ở “ Chữ người tử tù” đó
là nắm bắt vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ
lại, nắm bút pháp miêu tả của Nguyễn Tuân từ đó định hướng cho việc
cảm thụ tác phẩm sâu và rõ.
2.1.2 Phương pháp gợi mở
Phương pháp này được khởi điểm từ phương pháp nêu vấn đề
trong lí luận dạy học đại cương. Phương pháp gợi mở chủ yếu cho
người đọc đi tìm để tự chiếm lấy tri thức cho mình. Các biện pháp sự
12
dụng trong phương pháp này chủ yếu là tồn tại ở dạng đàm thoại hoặc
làm bài độc lập theo các câu hỏi gợi mở của thầy :
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi có logic chặt chẽ,tình huống có
vấn đề
+ Xây dựng hệ thống bài tập
Với tác phẩm “ Chữ người tử tù” việc vận dụng phương pháp gợi
mở rất quan trọng. Đây là tác phẩm kết cấu theo lối “vẽ mây nẩy trăng”
tác giả để cho viên quản ngục và thầy thơ lại xuất hiện trước Huấn Cao
nhân vật trung tâm của tác phẩm, việc Nguyễn Tuân để Huấn Cao xuất
hiện sau gợi trí tò mò cho bạn đọc và làm cho hình tượng nhân vật này
được thắp sáng lên. Vì vậy xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở ở tác
phẩm này sẽ góp phần tạo hứng thú, bất ngờ cho học sinh.

Giáo viên có thể gợi mở vấn đề cho học sinh suy nghĩ về thái độ
của viên quản ngục và thầy thơ lại khi nghe tin Huấn Cao về trai giam
lĩnh án. Tại sao quản ngục lại quan tâm đên việc Huấn Cao xuất hiên,
“ Huấn Cao ! Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài
viết chữ rất nhanh và rất đep đó sao?”. Tại sao thái độ của thầy quản
lại nửa úp, nửa mở như đề phòng Huấn Cao, nửa như muốn nhân
nhượng ông ta ? Khi Huấn cao xuất hiện, hình ảnh Huấn Cao rắn rỏi,
13
hiên ngang không chút run sợ. Điều này có gì khác biệt Tại sao Quản
ngục biệt đãi Huấn Cao ? Tại sao tính Huấn Cao vốn khoảnh lại nhận
lời cho chữ viên quản ngục? Tại sao cảnh cho chữ lại là cảnh xưa nay
chưa từng co ? Theo bước phát triển của tác phẩm, hình tượng nhân vật
sẽ được hiện lên, các em sẽ nắm được đặc điểm, thái độ của họ thông
qua hệ thống câu hỏi gợi mở.
2.1.3 Phương pháp tái tạo
Thực ra đây là phương pháp nhớ một cách sáng tạo. Phương
pháp này đưa hoạt động của học sinh vào kiến thức có sẵn trong ngôn
ngữ hoặc trong bài giảng của giáo viên, sách giáo khoa đã được chọn
lọc để giải quyết những vấn đề mà cô giáo đưa ra.
Phương pháp này giáo viên cần trình bày theo kiểu nêu vấn đề,
học sinh tự giải quyết. Với “” Chữ người tử tù” giáo viên có thể
hướng dẫn học sinh phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao, viên
quản ngục và thầy thơ lại để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm, phân
tích cảnh cho chữ để chứng minh sự chiến thắng của cái đẹp trên cơ
sở kiến thức SGK, kiến thức bài giảng, học sinh trình bày bài theo
phương pháp đọc-hiểu,đọc-phân tích,đọc-bình giảng,đọc-nêu vấn đề,
14
vưa thuyết trình vừa gợi mở cho học sinh, tạo tâm thế người giáo viên
chủ động và tư thế học tập tích cực cho học sinh.
2.2. Kết hợp các con đường phân tích tác phẩm

Có thể có nhiều con đường chiếm lĩnh tác phẩm văn chương
nhưng thông thường, ta hay phân tích tác phẩm theo chiều ngang
( chia đoạn ) hay bổ dọc theo nhân vật hoặc tuyến nhân vật. Tuy vậy
cách tiếp cận này phù hợp với việc giảng ý trong văn chứ không phải
chiếm lĩnh tác phẩm qua hình tượng. Chúng ta có thể dưa chung lại
gần ở một số cách phân tích đơn giản.
2.2.1. Theo bước tác giả
Đây là biện pháp hữu hiệu khi đi sâu vào chiếm lĩnh tac phẩm
qua văn bản nghệ thuật. Nó khám phá quy trình mà tác giả đẩy ta đi từ
khời đầu đến kết thúc, giúp người đọc cảm thụ tác phẩm, tránh được
chủ quan, không đi chệch hướng, tỉnh táo trước quy luật khách quan
của sự cảm thụ và sự khách quan của bản thân hình tượng.
Trong “ Chữ người tử tù ” điểm xuất phát là thái độ trọng cái
đẹp của viên quản ngục – đó là ước muốn xin chữ Huấn Cao và biệt
đãi ông Huấn Cao trong những ngày cuối cùng. Từ đó câu chuyện
được chia ra làm hai phần : trước khi Huấn Cao xuất hiện và sau khi
15
Huấn Cao xuất hiện, quản ngục băn khoăn, nghĩ ngợ muốn biệt đãi
Huấn Cao mà không biết bằng cách nào ? Khi huấn Cao xuất hiện,
quản ngục đã mạn phép biệt đãi ông với ước vọng duy nhất là xin chữ.
Cuối cùng là cuộc hội ngộ của những tấm lòng yêu cái đẹp, cái thiện.
Bao trùm lên tác phẩm là thái độ của Nguyễn Tuân đối với cái đẹp tài
hoa và nhân cách con người mà ông trân trọng gọi bằng hai chữ “
thiên lương ”. Thái độ ấy thể hiện bằng bút pháp trữ tình giàu kịch
tính khi khắc họa nhân vật.
2.2.2. Theo đề tài, chủ đề
“ Chữ người tử tù ” viết về đề tài quá khứ với thú chơi chữ của
con người. Đây là một đề tài quen thuộc nhưng đến tác phẩm của
Nguyễn Tuân thú chơi chữ đã được nâng lên thành nghệ thuật. Từ đó
tác phẩm đã nêu cao niềm cảm phục sâu xa của tác giả đối với những

bậc anh hùng vì nghĩa lớn, thái độ trân trọng và đề cao cái đẹp của nhà
văn-đó là cái đẹp của thiên lương ,của tài hoa và nghĩa khí.
2.2.3. Theo hình tượng nhân vật
Phân tích hình tượng nhân vật là phải làm cho nhân vật thực sự
sống động trước mắt người đọc. Một phương tiện quan trong nhất để
16
tái hiện lại hình tượng là những chi tiết thần trong tác phảm phản ánh
ngoại hình, thái độ và tính cách nhân vật.
Trong “ Chữ người tử tù ” , các nhân vật hiện lên là :
- Hình tượng nhân vật Huấn Cao
- Hình tượng viên quản ngục và thầy thơ lại
- Sự hội ngộ của ba hình tượng. Cảnh cho chữ.
2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi
Phương pháp dạy học mới phát huy tính chủ thể của học sinh,
trong đó giáo viên đóng vai trò là đạo dieenx còn học sinh là diễn
viên, vì vậy phương pháp đàm thoại phát vấn là quan trọng. Nó tạo
nên không khí học tập trong lớp, quyết định thành công của giờ dạy,
Với “ Chữ người tử tù ” , ta có thể xây dựng hệ thống câu hỏi
cảm thụ như sau:
1) Sau khi đọc xong tác phẩm, tâm trạng của em như thế nào?
Tại sao em có tâm trạng ấy ?
2) Đọc xong tác phẩm, nhân vật nào gợi cho em ấn tượng mạnh
nhất ?
3) Em hãy hình dung hình ảnh “ Quản ngục băn khoăn ngồi bóp
thái dương ”. hình ảnh này nói lên điều gì ?
17
4) Tưởng tượng ra cảnh cho chữ và miêu tả lại.
5) Em có suy nghĩ gì về câu nói của viên quản ngục : “Không,
tôi nghe tên quen quen và thấy nhiều người nhắc tới cái danh đó luôn,
thì tôi cũng hỏi thế thôi. Thôi, cho thầy lui. À, nhưng mà thong thả.

Thầy bảo ngục tốt quét dọn cái buồng cuối cùng, có việc dùng đên.
Thầy liệu cái buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là
nguy hiểm không Thầy có nghe thấy người ta nói đến Huấn Cao,
ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn tài bẻ khóa vượt ngục nữa không? ”
6) Em suy nghĩ gì về hình ảnh : “ Trong khung cửa sổ có nhiều
song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm tinh tú, một ngôi sao
hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân trời không định. Tiếng
chó sủa ma, tiếng trống thành phủ, tiếng kiểng mõ canh nổi lên nhiều
nhiều. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay lên khỏi mặt đất, nâng đỡ lấy
một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”.
7) Khi Huấn Cao xuất hiện,hình ảnh ông có những đặc điểm gì
nổi bật ?
8) Khi Huấn Cao xuất hiện, thái độ của viên quản ngục như thế
nào? nó gợi lên những nét phảm chất gì của ông?
9)Tại sao Huấn Cao lại đề nghị cho chữ quản ngục?
18
10) Nguyễn tuân đã dùng nghệ thuật gì để miêu tả cảnh cho
chữ ? Nó có tác dụng như thế nào ?
11) Em hiểu gì về hai chữ “ Thiên lương”
12) Cái “vái” của viên quản ngục ở cuối tác phẩm gợi cho em ấn
tượng gì?
2.4. Tăng cường các biện pháp hoạt động liên môn
Giáp viên sử dụng một bức tranh chữ “ Hán ” của nghệ thuật thư
pháp làm đồ dùng dạy học trực quan.
Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức bài học
19
3. GIÁO ÁN THỬ NGHIỆM
Tiết 39-40-41
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Nguyễn Tuân

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn cao
- Quan niệm thẩm mĩ và tấm lòng yêu nước thầm kín của tác giả
- Những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: Xây dựng nhân vật tạo tình
huống, nghệ thống ngôn ngữ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật văn học và tìm hiểu
tác phẩm trên những phương diện đặc trưng thể loại
B. Phương tiện thực hiện
- Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài học, tài liệi tham khảo
- Học sinh: vở soạn, SGK
C. Phương pháp
Giáo viên tổ chức giờ dạy bằng cách kết hợp các phương pháp: nêu
gợi dẫn vấn đề, trao đổi, vấn đáp và các phương pháp dạy học tích
cực.
20
D. Tiến trình giờ học:
1. Ổn định
2. Bài cũ: Thế nào là ngữ cảnh? Các nhân tố của ngữ
cảnh?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và
trò
Nội dung cần đạt
21
Hoạt động 1: Sử
dụngphương pháp các
mảnh ghép
Nêu những nét cơ bản về
tác giả?

kể tên những tác phẩm
chính?
Nêu những hiểu biết về “
vang bóng một thời”?
Hoạt động 2: sử dụng
phương pháp
I. Tiêủ dẫn
1. Tác giả Nguyễn Tuân (1910 – 1987)
-Sinh ra trong ra trong một gia đình nhà
nho khi hán học đã tàn.
- Là nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính
độc đáo.
- sáng tác nhiều thể loại nhưng thành công
nhất là thể tuỳ bút.
2. Tác phẩm
- Truyện ngắn Chữ người tử tù- dòng chữ
cuối cùng in 1938 trên tạp chí Tao Đàn,
đến 1940 in trong tập “ Vang bóng một
thời”
+ Gồm 11 truyện ngắn
+ Nhân vật chính: Nhà nho chân chính, tài
hoa nhưng bất đắc chí -> cố giữ thiên
lương và sự trong sạch của tâm hồn.
II) Đọc hiểu văn bản
1) Nhân vật Huấn Cao
22
Khăn trải bàn
Câu hỏi mở
Nhân vật Huấn cao được
xuất hiện qua những vẻ

đẹp nào?
Tìm những chi tiết chứng
minh cho từng vẻ đẹp?
Cảnh ngộ của Huấn cao
được tác giả giới thiệu
như thế nào?
Tìm những chi tiết chứng
minh cho vẻ đẹp khí
phách của Huấn Cao.
a. Con người tài hoa- nghệ sĩ
- Xuất hiện gián tiếp qua suy nghĩ, lời bình
phẩm của thầy trò quản ngục.
+ Tài viết chữ nhanh, đẹp nổi tiếng cả vùng
tỉnh Sơn.
+ tài bẻ khoá vượt ngục
+ Nổi tiếng văn võ toàn tài cả: “ nếu phải
chém người như thếthấy tiêng tiếc”
-> con người tài hoa, nghệ sĩ. Đây là vẻ
đẹp, biểu hiện văn hoá dân tộc một thời:
nghệ thuật thư pháp.
b.con người khí phách, hiên ngang
Cảnh ngộ (hoàn cảnh) nhân vật: kẻ phản
nghịch ( giặc) cầm đầu những kẻ chống lại
triều đình, bị băt giam và đang chờ ngày ra
pháp trường.
- khi đến nhà ngục”
+ người đi đầu 6 tên tù, “ cổ mang gông dài
8 thước….
23
Trước sự đối đải và biết

được tấm lòng của quản
ngục Huấn cao đã có suy
nghĩ như thế nào?
Hoàn cảnh sống của
+ Lời nói “ rệp cứn tôi, đỏ cả cổ lên rồi”
+ Hành động dỗ gông xuống thành đá tạo
nên trận mưa rệp
-> Hành động, lời nói mạnh mẽ, không hề
run sợ trước uy quyền và cái chết.
- Khi ở trong ngục
+ Hành động: Thản nhiên nhận rượu thịt…
+ Lời nói: “ Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ
muốn một điều là nhà ngươi đừng đặt chân
vào đây” -> sự thách thức, ngạo mạn…
-> Chứng tỏ khí phách hiên ngang của một
anh hùng dũng liệt “ uy vũ bất năng khuất”
c. Con người và thiên lương trong sáng
- Huấn Cao bận tâm suy nghĩ đến tươm tất
của quản ngục, cân nhắc về cái tốt- xấu ở
đời.
- Cảm động trước “ tấm lòng…”
- Hành động
-> Con người trọng nhân cách: cái tài- đẹp
24
Quản Ngục có gì đặc
biệt?
Quản Ngục có phẩm chất
gì khiến Huấn Cao cảm
kích?
Điều mà nhà văn gửi

gắm khi xây dựng nhân
vật QN?
Vì sao Huấn Cao lại cho
phải gắn với tâm
2. Nhân vật Quản Ngục
- Hoàn cảnh: sống trong đề lao,nơi cái tốt-
xấu lẫn lộn >dễ làm con người ta thay đổi
về nhân cách
- Phẩm chất:
+ có vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ, sở thích cao
quý
+ trong cảm phục người tài, thể hiện qua
hành động biệt nhỡn với Huấn Cao
+ NT so sánh “ là thanh âm trong trẻo,
chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật
đều hỗn loạn xô bồ”
=> Trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm
hồn yêu cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân chính
trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được
phẩm chất nhân cách.
3. Cảnh cho chữ
- Động cơ: yêu mến, trân trọng cái thiện,
25

×