Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐẶC điểm NGÔN NGỮ THƠ NGUYỄN BÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.35 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Nguyễn Bính (1918 - 1966) là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
Ông là người yêu thơ và làm thơ từ tuổi niên thiếu. Chàng trai quê xứ Vũ Bản,
tỉnh Nam Định đã vinh hạnh nhận giải thưởng Tự Lực Văn Đoàn khi vừa tròn
mời tám tuổi với tập thơ Tâm hồn tôi. Đối với Nguyễn Bính đường vào thơ của
ông khá nhẹ nhàng, thơ mộng như cảnh làng quê yên ả đã truyền cho ông vốn
sống và sự cảm nhận cái chân – thiện – mĩ qua khung cảnh làng quê với bờ tre
nghiêng bóng bên đồng lúa vàng, với những hội hè thôn dã, những mối tình chân
quê của trai thanh gái đạm đã thêu dệt nên hồn thơ Nguyễn Bính. Dù cuộc đời và
con sóng của tạo hoá xoay vần có xô dạt Nguyễn Bính đến nhiều bến bờ lênh
đênh, xa lạ trên nhiều miền đất nớc, nhưng lúc nào và ở đâu hình ảnh chân quê
vẫn lung linh, xao động và thăng hoa trong hồn thơ của ông khiến cho nhiều
sáng tác của ông vừa lãng mạn, hư ảo vừa sâu thẳm thấm đợm tình quê, duyên
quê. Ông là nhà thơ của chân quê thôn dã, với một thứ ngôn ngữ mang đậm chất
dân gian dễ hiểu, gần gũi với cuộc sống đời thường được thể hiện qua sự kết hợp
tài tình với thể thơ dân tộc.
Trong bối cảnh lịch sử xã hội xuất hiện trào lưu hiện đại, cách tân, Âu hoá
nhưng Nguyễn Bính đã không bị cơn xoáy lốc ấy cuốn vào. Vẫn giữ lấy cái hồn
dân tộc, có nghĩa là chủ trương cách tân thơ ca theo con đờng trở về cội nguồn
dân tộc, phần nhiều là những người xuất thân với những ngời lao động ở nông
thôn như: Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ. . . .
Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính giản dị, đằm thắm thiết tha, đậm sắc hồn
dân tộc, một thứ ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, gần gũi với
ca dao dân ca mà ai đọc lên cũng có thể hiểu ngay trên bề mặt câu chữ. Đó là lí
do lí giải sức hút mạnh mẽ của hồn thơ được mệnh danh là: thi sĩ của đồng quê.
1


NỘI DUNG
1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác Nguyễn Bính
1.1 Vài nét về tiểu sử


Nguyễn Bính sinh vào năm 1918 với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm
Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh
Nam Định.
Ông mồ côi mẹ rất sớm, cha đi bước nữa, gia đình túng quẫn, nên khi lên 10
tuổi đã phải theo anh ruột là Nguyễn Mạnh Phác ra Hà Nội sinh sống.
Nguyễn Bính làm thơ khá sớm, tài năng thực sự nảy nở khi ông có bài thơ
được đăng báo đầu tiên là bài Cô hái mơ và đó cũng là tiền đề cho những tập thơ
tiếp theo. Trong ba năm, từ 1940 đến 1942, Nguyễn Bính đã cho ra đời bảy tập
thơ. Với những thi phẩm đó, đặc biệt là Lỡ bước sang ngang và Tâm hồn tôi
ông đã nhanh chóng được bạn đọc chú ý.
1.2 Sự nghiệp sáng tác
Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch,
truyện thơ... Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp
thi ca. Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc
nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Tiêu biểu là các tập thơ: Qua nhà (Yêu đương
1936), Những bóng người trên sân ga (Thơ 1937), Cô hái mơ (Thơ 1939),
Tương tư, Chân quê (Thơ 1940), Lỡ bước sang ngang (Thơ 1940), Tâm hồn tôi
(Thơ 1940), Hương cố nhân (Thơ 1941), Người con gái ở lầu hoa (Thơ 1942),
Mười hai bến nước (Thơ 1942)…

2


2. Ngôn ngữ đậm chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính
Thơ Nguyễn Bính là sự thể hiện con người và cuộc sống nơi làng quê với
một hình thức nghệ thuật rất riêng. Trong khi các nhà Thơ mới đang đổ xô đi tìm
những hính thức diễn đạt mới mẻ thì Nguyễn Bính trở về với cội nguồn dân tộc
mình, đó là những chất liệu dân dã quen thuộc trong hình ảnh, ngôn từ, thể thơ.
Cũng như ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Bính rất giàu
màu sắc, hình ảnh, nhạc điệu. Nhà thơ chọn cho mình cách biểu hiện tình cảm

trừu tượng, tác động trực tiếp vào giác quan người đọc những cảnh quan bình dị,
gần gũi rất đỗi thân quen. Đó là thế giới của dậu mùng tơi, giếng nước, cái ao,
hoa chanh, hoa bưởi… Có thể nhận thấy, trong sáng tác của mình thi sĩ đã sử
dụng rất nhiều vốn từ ngữ của làng quê. Là một người con của làng quê, ghi lại
cảnh vật quê hương theo một cách rất riêng:
“Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
(Tương tư)
“Tầm Tầm giời cứ đổ mưa
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm”
(Người hàng xóm)
Đặc biệt nhất là sử dụng những đại từ phiếm chỉ “ai, người, ta, mình” rất
khó xác định trong ca dao dân ca, nhưng đi vào thơ Nguyễn Bính thật hồn hậu và
tự nhiên. Vốn ngôn ngữ ấy thật là phổ biến, ai ai cũng biết dễ vận dụng từ đó làm
tăng khả năng khái quát tâm trạng của nhiều người, tăng khả năng đồng cảm
giữa những con người với nhau. Tác giả đã làm cho người đọc phải suy nghĩ vấn
vương trước những câu thơ mờ nghĩa như thế này:
“Tương tư thức mấy đêm rồi
3


Biết cho ai, hỏi cho người biết cho?”
Nhà thơ ảnh hưởng từ dân gian lối nói định ước, áng chừng. Đó là lối nói thiên
về cảm tính rất đặc trưng của người Việt Nam. Trong thơ ông ta thấy những từ
“hình như” được xuất hiện với một tần số rất cao:
“Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ tới anh”
“Em nghe họ nói mong manh
Hình như họ biết chúng mình với nhau”
Những từ “hình như” có chút gì mơ hồ, không xác định đã diễn tả một cách

thật tinh tế những tình cảm e ấp, ngượng ngùng của những tình cảm trong sáng,
nhẹ nhàng của những chàng trai, cô gái trong tình yêu.
Nguyễn Bính còn làm tăng sắc thái biểu đạt của ngôn ngữ bằng việc sử
dụng thánh thạo các biện pháp tu từ mà thơ dân gian hay dùng. Nói đến tình yêu
đôi lứa, tác giả thường hay nhắc đến “hoa – bướm, giầu – cau, bến – đò”, nói đến
tâm trạng người con gái khi về nhà chồng lại dùng “lỡ bước sang ngang”. Với sự
tưởng tượng phong phú dồi dào, Nguyễn Bính tạo ra những hính ảnh ví von so
sánh, nhân hóa, ẩn dụ thật sinh động. Đó thật sự là những nét kết hợp độc đáo tạo
sự thích thú ở người đọc.
So sánh ví von là cách diễn đạt rất hay thường được dùng trong ca dao để
biểu đạt ý tình. Đến với thơ Nguyễn Bính, ta sẽ thấy hàng loạt những hình ảnh so
sánh được sử dụng.
“Trong lũy tre xanh vui mùa hợp tác
Mái đỏ ngoi lên như những nụ hồng”
(Bài thơ quê hương)
4


“Sao hôm như mắt em ngày ấy
Rớm lệ nhìn tôi lúc xuống tàu”
(Đêm sao sáng)
Ngay cả những cung bậc cảm xúc trong tình yêu cũng được nhà thơ so sánh
như cao dao xưa “Tình anh như nước dâng cao/ Tình em như dải lụa đào tẩm
hương” :
“Tình tôi là giọt thủy ngân
Dù nghiền chẳng nát vẫn lăn vẫn tròn
Tình cô là đóa hoa đơn
Bình minh nở để hoàng hôn mà tàn”
(Oan uổng)
Ca dao vẫn so sánh: “Cổ tay em trắng như ngà/Đôi mắt em sắc như là dao

cau/Miệng cười như thể hoa ngâu/ Chiếc khăn đội đầu như thể hoa sen” thì
trong thơ Nguyễn Bính cũng có những câu như:
“Một đi làm nở hoa sen
Một cười làm rụng hàng ngàn hoa mai
Hương thơm như thể hoa nhài
Những môi tô đậm làm phai hoa đào
Nõn nà như như thể hoa cau
Thân hình yểu điệu như là hoa lan”
Nguyễn Bính còn chịu ảnh hưởng rõ nét từ ca dao dân ca khi ông sử dụng
rất nhiều những ẩn dụ đã trở thành môtip quen thuộc như : thuyền – bến, bướm –
hoa, cau – trầu, tằm – dâu…. Những hình ảnh ấy đi vào trong thơ Nguyễn Bính
được trao gửi thêm những lớp ý nghĩa mới, đem lại sự hấp dẫn rất riêng, trở
thành những biểu tượng đặc sắc trong thơ ông:
5


“Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau”
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài thì nhớ giầu không thôn nào”
“Hoa yêu dấu bướm cho nên bướm
Quả quyết yêu hoa đến trọn đời”
Bên cạnh việc sử dụng hai biện pháp tu từ quen thuộc là so sánh và ẩn dụ,
tác giả còn rất hay sử dụng biện pháp nhân hóa – một biện pháp nghệ thuật quen
thuộc trong ca dao. Người xưa vẫn trao gửi biết bao những tình cảm bằng cách
gán cho sự vật môt linh hồn, tâm trạng như con người : “Núi cao chi lắm núi
ơi/Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”, “Đêm qua ra đứng bờ ao/ Trông
cá cá lặn, trông sao sao mờ/ Buồn trông con nhện giăng tơ/ Nhện ơi nhện hỡi
nhện chờ mối ai”, “Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất/ Khăn thương nhớ
ai/ Khăn vắt lên vai…”. Khi đọc thơ Nguyễn Bính ta cũng thấy nhà thơ sử dụng

rất nhiều lần biện pháp nghệ thuật này. Thiên nhiên trên trang thơ ông không chỉ
là hình ảnh của làng quê bình dị, thơ mộng mà còn là bức tranh tâm trạng của
chính nhà thơ:
“Hôm nay lá thấy tôi buồn
Luồn theo cánh gió lá luồn theo song”
(Lá mùa thu)
“Đêm nay ngồi khóc trong trang lạnh
Trăng đắm chìm đi, gió thở dài”
(Diệu vợi)

6


“Tóc liễu hong dài nỗi nhớ nhung
Trăng nghiêng nửa mái gội mơ mòng”
(Bất chợt mùa thu)
2.1 Cách xưng hô
Mỗi địa phương có cách xưng hô riêng biệt, điều đó làm nên đặc trưng của
mỗi vùng miền. Cách xưng hô trong quan hệ giao tiếp của con người trong gia
đình và ngoài xã hội trong thơ Nguyễn Bính mang dấu ấn đậm nét của làng quê
nơi ông sinh sống.
Ưu điểm của người Việt ta trong vốn từ ngữ hằng ngày rất phong phú, đa
dang làm nên bản sắc dân tộc. Cùng một đối tượng nhưng trong những ngữ cảnh
khác nhau thì vận dụng, thay đổi sao cho đúng đắn, linh hoạt, phát huy hiệu quả
trong giao tiếp. Cách xưng hô trong thơ Nguyễn Bính mang đặc điểm này, rất
gần gũi tự nhiên:
Thầy u mình với chúng mình chân quê
(Chân quê)
Chị Nhi thường nói với u tôi
(Hoa với rượu)

Cách xưng hô trong gia đình, giữa mẹ và con cái hết sức tự nhiên, thân
thiện nhưng có ý nghĩa nhất chính là tình cảm được thể hiện, mặc dù cách xưng
hô bên ngoài có vẻ lạnh lùng nhưng không gì đo đếm được tình cảm của cha mẹ
dành cho con cái.
“Gái lớn ai không phải lấy chồng
Can gì mà khóc, nín đi không!
Nín đi, mặc áo ra chào họ

7


Rõ quí con tôi! Các chị trông!

Ruộng tôi cày cấy, dâu tôi hái
Nuôi dạy em cô tôi đảm đương
Nhà cửa tôi coi, nợ tôi giả
Tôi còn mạnh chán! Khiến cô thương!”
(Lòng mẹ)
Xưng hô giữa chị và em:
“Em ơi! Em ở lại nhà
… Chị đi một bước trăm đường xót xa”
Không chỉ thế, ta con gặp ở đó một lối xưng hô rất quen thuộc của ca dao
ngàn đời: hô bằng đại từ phiếm chỉ không xác định rõ đối tượng là một đặc điểm
của ca dao. Trong tình yêu đôi lứa, đó là cách rất khôn khéo mà chân thật để
chàng trai bày tỏ tình cảm của mình đối với cô gái. Vì thế ta thấy Nguyễn Bính
đã vận dụng triệt để và thành công cách xưng hô này vào trong những thi phẩm
của mình: “cô – tôi, cô – ta, tôi – em”.
“Một hôm thấy cô cười cười
Tôi yêu yêu quá nhưng hơi mất lòng”
(Qua nhà)

Hay là:

“Cô nhân tình bé của tôi ơi!
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi”
(Ghen)

8


Với cách xưng hô vừa gần vừa xa đấy chỉ là cái cớ để nhân vật trữ tình thổ lộ
tình cảm trong ca dao Việt Nam.
“Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu”
(Ca dao)
Chàng trai trong bài ca dao khôn khéo lấy cớ để bày tỏ tình cảm, đồng thời
ngỏ lời cưới xin với cô gái thì chàng trai trong bài thơ “Đàn tôi” của Nguyễn
Bính cũng thế.
“Đàn tôi đứt hết dây rồi
Không người nói hộ, không người thay cho”
2.2 Sử Dụng thành ngữ
Thơ Nguyễn Bính còn đậm màu sắc dân gian khi ông vận dụng một cách
sáng tạo những thành ngữ, ca dao. Có khi nhà thơ sử dụng một cách nguyên
vẹn: “Một đi bảy nổi ba chìm/ Trăm nghìn cay đắng, con tim héo dần” (Lỡ bước
sang ngang). Có khi chỉ dùng một vài yếu tố để gợi : “Năm tao bảy tuyết anh
hò hẹn/ Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng”. “Năm tao bảy tuyết” là biến thể của
thành ngữ “năm lần bảy lượt” có nghĩa là chàng trai cô gái đã thề nguyền, hẹn
ước một cách chắc chắn không thay đổi. Chính vì thế mà cô gái đã tin tưởng, hi
vọng bao nhiêu để rồi lại lỡ làng, lại thất vọng.

Trong thơ Nguyễn Bính còn có rất nhiều những thành ngữ mang tính biểu
tượng cao như : “lỡ bước sang ngang”, “tắt gió sang sông”, “kiếp con chim lìa
đàn”, “phìm đờn ngang cung”, “ngang sông đắm đò”…có cả những thành ngữ
như : “trắng như bông”, “lạnh nhưu tiền”, “vui như tết”... Đặc biệt nhà thơ còn

9


sự dụng những thành ngữ có số đếm theo cấp độ để thể hiện những cung bậc tình
cảm hết sức khác nhau. Như khi nói về nỗi nhớ của chàng trai trong tình yêu:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người”
Nếu như nói về số phận người con gái lấy chồng không hạnh phúc nhà thơ
đã mượn ý từ thành ngữ:
“Một đi bảy nổi ba chìm
Trăm nghìn cay đắng con tim héo dần”
Hay : “Vũng khô năm đợi mười chờ/ “Trăm hờn nghìn hận suốt mùa
đông”/ “Chao ôi!Ba bốn tao ân ái”/ “Trăm sầu nghìn tủi mình tôi chịu”…
Trong bài “Lỡ bước sang ngang” có tới những 18 thành ngữ, trong đó có những
thành ngữ sử dụng số từ một cách nhuần nhuyễn như : “Mẹ già một nắng hai
sương”/ “Chị đi một bước trăm đường xót xa”/ “Một vai ghánh vác giang sơn/
Một vai nữa ghánh muôn vàn nhớ thương”/ “Cách mươi mấy con sông
sâu/Và trăm vạn nhịp cầu chênh chênh”…
Không chỉ là việc sử dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo những thành
ngữ dân gian mà còn là việc cấu trúc chế tác ngôn từ theo lối thành ngữ với
những cụm từ đăng đối như: “cả gió dắt cau”, “bướm lại ong qua”, “sương
chiều gió sớm”, “nhạt thắm phai đào”, “gió lạnh sương sa”, “má đỏ môi
hồng”, “sương muối gió may”, “pháo đỏ rượu hồng”, sầu sớm thương
chiều”…. . Dân gian đã tạo nuôi dưỡng hồn thơ Nguyễn Bính và ngược lại thơ
ông đã làm giàu thêm cho ngôn ngữ dân gian. Nó thể hiện một kiểu tư duy dân

gian rất đặc trưng cụ thể mà hình tượng, tinh tế và sâu sắc làm nên vẻ đẹp của sự
dân dã, bình dị mà trong sáng thuần nhất.

10


2.3 Sử dụng chữ số
Một sở trường khác của nhà thơ trên hành trình tìm về cội nguồn dân tộc là
sử dụng những con số. Từ những con số vô hình vô cảm trong Toán học, qua
ngòi bút tinh tế của mình tác giả đã phả vào đó cái hồn dân tộc.
Dân gian ta mỗi khi nói đến cuộc đời những người phụ nữ, nhất là những cô
gái sắp đi lấy chồng thì hay mượn hình ảnh “mười hai bến nước” hay “chiếc
bách giữa dòng”, “chiếc thuyền nghiêng”. Dù là hình ảnh nào đi chăng nữa cũng
đều nói lên tính chất lênh đênh vô định, bé nhỏ không làm chủ được số phận của
người phụ nữ.
“Cha mẹ cho em sang chuyến đò nghiêng
Thuyền chòng chành đôi mạn em ôm duyên trở về”
(Ca dao)
Trang thơ Nguyễn Bính cũng có sự chênh vênh đó:
“Cách mấy mươi con sông xấu
Và trăm ngàn vạn nhịp cầu chênh vênh”
(Lỡ bước sang ngang)
Nếu như ca dao chỉ dừng lại ở 12 con số - mười hai bến nước thì Nguyễn
Bính dùng lên tới hàng mấy mươi, trăm, ngàn, vạn. Nếu trước kia chỉ là bến
nước thì còn chỗ neo đậu, nương nhờ nhưng con sông sâu và nhịp cầu chênh
vênh, lắc lẻo đồng nghĩa sự chông chênh càng tăng, hy vọng càng mong manh
hơn.
Không dừng ở đó, tác giả tiếp tục cuộc hành trình cùng với những con số.
dân gian ta khi nói đến đôi, cặp thì thường dùng con số hai (đôi uyên ương, đôi
vành khuyên, đôi mâm trầu,…) và điều đó tượng trưng hạnh phúc lứa đôi.


11


“Võng anh đi trước võng nàng
Cả hai chuyến võng cùng sang một đò”
Nhưng trong những trường hợp khác, nó mang ý nghĩa trái ngược là sự chia
ly, chia cắt. Và “Giấc mơ anh lái đò” là một minh chứng thiết thực.
“Con sông nó có hai bờ
Tôi chưa đổ trạng cô thôi lại nhà”
Khi con người ta đang yêu thì mọi vật trước mắt hiện lên là màu hồng, tình
yêu làm con người thêm yêu đời và tràn đầy nhựa sống.
“Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến anh”
(Mưa xuân)
Hơn thế, tình yêu còn là nguồn tiếp thêm sức mạnh cho con người vượt qua
bao thử thách lẽ thường.
“Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chả sang xem!”
Trong quan niệm của người phương Đông, con số 9 biểu thị sự may mắn,
hy vọng nhưng chàng trai trong “Giấc mơ anh lái đò” có lẽ vì thiếu sự may mắn
ấy mà không được như ước nguyện.
“Đồn rằng đám cưới cô to
Nhà trai thuê chín chiếc đò đón dâu
12



Nhà gái ăn chín nghìn cau
Tiền cheo, tiền cưới chừng đâu chín nghìn
Lang thang tôi dạm bán thuyền
Có người trả chín quan tiền, lại thôi!”
Nói đến thời gian, dân gian thường mượn con số 10 (mười năm), đây là
mốc thời gian cụ thể nhưng đối với sự chờ đợi của con người thì lại là thời gian
ước lệ, tâm tưởng.
Mười năm gối hận bên giường,
Mười năm nước mắt bữa thường thay canh.
Mười năm đưa đám một mình,
Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên .
Mười năm lòng lạnh như tiền,
Tim đi hết máu, cái duyên không về.
(Lỡ bước sang ngang)
Nguyễn Bính sử dụng số đếm theo cách cảm cách nghĩ của dân gian. Những con
số một, hai, ba, bốn… tưởng chừng chính xác cụ thể nhưng mang nghĩa tượng
trưng.
“Nhà em cách bốn quả đồi
Cách ba con suối, cách đôi cánh rừng
Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy, anh đừng yêu em”.

13


(Xa cách)
Cô gái bảo “xa cách” nhưng lại hóa gần bởi sự đếm ngược đầy dụng ý.
Các con số chỉ mang tính ước lệ cho khoảng không gian dần thu hẹp để dẫn tới
câu kết “Em van anh đấy, anh đừng yêu em” phải hiểu theo nghĩa khẳng định.

Quả là sáng tạo tài tình làm sao!
Với vài con số kể trên thì chưa nói đầy đủ khía cạnh bút pháp nghệ thuật
thơ Nguyễn Bính nhưng nó đã thể hiện một diện mạo trong cách sử dụng ngôn
ngữ dân dã của thi sĩ.
2.4 Từ ngữ và cách diễn đạt mộc mạc
Nhà thơ sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt mộc mạc mà người thôn quê
thường hay sử dụng như : “mẹ bảo”, “phải lòng”, “thế nào”, “chửa”, “thế là”,
“thế rồi”, “gớm”, “ừ thôi”, “rõ khéo”, “dẫu sao”, “nói chòng”, “chán tiệt”,
“chán mớ đời”, “chả nhẽ”, “khốn thay”, …. được Nguyễn Bính đưa vào trong
thơ một cách hết sức tự nhiên. Nó được kết hợp với những cách phát âm mang
đậm màu sắc vùng thôn quê Bắc bộ như : trồng – giồng, trăng – giăng, trầu
không – giầu không, trai làng – giai làng, trăng trối – giăng giối… Nó không
làm mất đi sự mềm mại, trữ tình của những câu thơ mà ngược lại nó đem đến
một hơi thở nồng nàn của thôn quê dân dã, bình dị. Nói về cảnh quê, người quê
mà dùng chính lời nói của thôn quê thì còn gì hợp hơn thế nữa.
Sự ảnh hưởng này còn có thể thấy rõ qua hệ thống những từ tình
thái như : à, ơi, hà, hử, nhé, nhỉ, ạ, hỡi kia….Điều này làm cho thơ Nguyễn Bính
gần với lời nói thường, mang đậm hơi điệu nói.
Ngoài ra, tác giả còn chêm xen rất nhiều những từ thuộc lời nói của miệng
của dân quê vào lời thơ cùng với cách tổ chức câu thơ theo cấu trúc ngữ đoạn

14


của khẩu ngữ làm cho những câu thơ của Nguyễn Bính mang đậm điệu nói dân
gian:
“Chết nhỉ! Đêm nay ngủ với chồng
Trời ơi!Gió lạnh!Gớm mùa đông”
(Giọt nến hồng)
“Nín đi!Mặc áo ra chào họ

Rõ quý con tôi các chị trông!”
(Lòng mẹ)

KẾT LUẬN
Cùng với thể thơ lục bát đều đặn sáu, tám với những vần những nhịp và vận
dụng linh hoạt ngôn ngữ dân tộc mang âm hưởng dân gian, người thi sĩ đồng quê
ấy cất lên những làn điệu quê hương ngọt ngào, đậm đà bản sắc Việt. Với nhà

15


thơ, ngôn ngữ thơ làm nên phong cách. Có thể nói rằng âm hưởng dân gian đã để
lại dấu ấn đậm nét trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính từ cách tác giả lựa chọn sử
dụng từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ. Nó làm nên một thế giới thơ không thể
lẫn với bất kì một nhà thơ nào trong phong trào thơ Mới. Nếu như những cây bút
như Thế Lữ, Xuân Diệu… chịu ảnh hưởng từ văn học lãng mạn phương Tây
sáng tạo nên những “bộ y phục tối tân”, “những câu chữ tân kì mới lạ”, nếu như
Vũ Đình Liên, Huy Cận “khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm
trong trời đất này” bằng cách quay về với Đường thi thì những nhà thơ như
Nguyễn Bính lại chọn cho mình một lối đi riêng đó là tìm về với nguồn cội trong
âm vang của những câu ca dao, dân ca, của lối nói dân gian mộc mạc, chất phác.
Nhưng giữa cả cái dòng chung ấy, ta vẫn thấy một Nguyễn Bính rất khác. Ông
quan sát, ông trải nghiệm, ông thấu hiểu. Cái nhìn ấy là cái nhìn của một người
nhà quê đích thực, của người sống ở thôn quê mà yêu mến cảnh quê, người quê,
và thấm đượm một tình quê sâu sắc. Sự lãng mạn bay bổng, chất trữ tình đằm
thắm, duyên dáng ý nhị của ca dao, chất bình dị, mộc mạc của lời ăn tiếng nói
hàng ngày đã tạo nên một phong cách Nguyễn Bính độc đáo.

16




×