ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
Đề tài:
Ứng dụng công nghệ GIS trong việc quản
lý hệ thống chợ ở Thành phố Đà Nẵng
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Trương Văn Cảnh
Nhóm sinh viên thực hiện: Trương Văn Dàng, Đặng Huy
Lam, Tôn Nữ Trà Giang
Lớp
: 10CDL
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013
1
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và soạn thảo đề tài nghiên cứu khoa học,
ngoài sự nổ lực của bản thân, chúng tôi còn nhận được sự quan tâm, giúp đở tận
tình từ nhiều từ nhiều tổ chức và cá nhân như:
Ban chủ nhiệm khoa Địa Lí, Trường Đại Học Sư Phạm - Đại Học Đà
Nẵng và đặc biệt là Ths. Trương Văn Cảnh – Giảng viên trực tiếp hướng dẫn
chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Các cô, chú lãnh đạo, các anh chị của Sở Công Thương Thành phố Đà
Nẵng, và anh Nguyễn Đức Việt-09CDL.
Đến nay đề tài nghiên cứu khoa học đã được hoàn thành, chúng tôi xin
chân thành cảm ơn và kính chúc thầy cô, các chú lãnh đạo, các anh chị sức khỏe
- hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn
Nhóm sinh viên thực hiện
Trương Văn Dàng
Đặng Huy Lam
Tôn Nữ Trà Giang
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan, công trình nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ GIS
trong việc quản lý hệ thống chợ ở Thành phố Đà Nẵng”. Là của riêng chúng tôi
và chưa được công bố trên phương tiện thông tin đại chúng. Các số liệu sử dụng
trong đề tài là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Nếu có gì sai sót chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BẢN ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................ 2
4.1. Về nội dung .................................................................................................... 2
4.2. Về không gian ................................................................................................ 2
5. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................... 2
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 2
6.1. Quan điểm nghiên cứu.................................................................................. 2
6.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc.................................................................... 2
6.1.2. Quan hệ thực tiễn ........................................................................................ 3
6.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3
6.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa .................................................................. 3
6.2.2. Phương pháp sử dụng công nghệ xây dựng bản đồ .................................... 3
B. PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................... 4
1.1. Khái quát chung về chợ và mạng lưới chợ ................................................ 4
1.1.1. Khái niệm về chợ ........................................................................................ 4
1.1.2. Lịch sử ra đời.............................................................................................. 5
1.1.3. Phân loại chợ............................................................................................. 5
1.1.3.1. Theo quy mô chợ. ..................................................................................... 5
1.1.3.2. Phân loại theo phạm vi ảnh hưởng của chợ ............................................ 6
1.1.3.3. Phân theo tính chất chợ ........................................................................... 6
1.1.3.4. Phân theo lịch chợ.................................................................................... 6
1.1.3.5. Phân theo chức năng kinh doanh ............................................................. 6
1.1.3.6. Phân loại theo tính chất khu vực.............................................................. 6
1.1.4. Vai trò của chợ ........................................................................................... 6
1.2. Tổng quan về GIS......................................................................................... 9
1.2.1. Định nghĩa về GIS...................................................................................... 9
1.2.2. Các thành phần trong hệ một GIS ............................................................ 9
1.2.3. Chức năng và mô hình của hệ một GIS.................................................. 10
1.3. Tổng quan TP.Đà Nẵng ............................................................................. 11
1.3.1 Vị trí địa lý ................................................................................................. 11
1.3.2. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 11
1.3.3. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 13
1.3.3.1. Dân cư – nguồn lao động ....................................................................... 13
1.3.3.2. Về kinh tế ................................................................................................ 14
1.3.3.2. Cơ sở hạ tầng của TP.Đà Nẵng ............................................................. 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI CHỢ THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG .......................................................................................................... 17
2.1. Hiện trạng mạng lưới chợ tại Thành phố Đà Nẵng ................................ 17
2.1.1. Tổng số chợ trên địa bàn thành phố ....................................................... 17
2.1.2. Tình hình đầu tư phát triển chợ giai đoạn 2005-2010 trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng ....................................................................................................... 18
2.1.3. Những tồn tại về cơ sở hạ tầng của các chợ hiện nay ........................... 20
2.2. Hiện trạng quản lý các chợ tại Thành phố Đà Nẵng .............................. 21
2.2.1. Loại hình quản lý chợ hoặc tổ quản lý chợ: ........................................... 21
2.2.2. Loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ: ............ 22
2.2.3. Công tác quản lý nhà nước đối với các chợ trên địa bàn thành phố .... 23
2.3. Vai trò của hệ thống thông tin địa lý trong công tác tổ chức không gian
mạng lưới chợ. ................................................................................................... 25
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ HỆ THỐNG CHỢ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................................................. 27
3.1. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu ............................................................. 27
3.1.1. Quy trình chung ....................................................................................... 27
3.1.2. Quy trình cụ thể........................................................................................ 28
3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu về chợ .................................................................. 28
3.2.1. Dữ liệu không gian................................................................................... 28
3.2.2. Dữ liệu thuộc tính. ................................................................................... 30
3.3. Quy trình thực hiện .................................................................................... 31
3.3.1. Dữ liệu không gian................................................................................... 31
3.3.2. Dữ liệu thuộc tính .................................................................................... 33
3.4. Khả năng khai thác thông tin và cập nhật dữ liệu .................................. 38
3.4.1. Khả năng khai thác thông tin của hệ thống cơ sở dữ liệu ..................... 38
3.4.2. Khả năng cập nhật dữ liệu ...................................................................... 40
3.4.3. Khả năng liên kết cơ sở dữ liệu và thể hiện trên bản đồ ....................... 42
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 43
1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 43
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 45
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
Tên bảng
Bảng 1: Hiện trạng chợ trên các quận, huyện của thanhh phố
Trang
17
Đà Nẵng
2
Bảng 2: Kết quả đầ tư theo địa bàn quận, huyện
20
3
Bảng 3: Bảng thuộc tính các chợ
30
DANH MỤC BẢN ĐỒ
1. Bản đồ hành chính Thành phố Đà Nẵng
2. Bản đồ hệ thống chợ của Thành phố Đà Nẵng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. GIS (Geographic Information System): hệ thống thông tin địa lí
2. HTTT: hệ thống thông tin
3. BK toàn thư: bách khoa toàn thư
4. BKVN: bách khoa Việt Nam
5. VLXD: vật liệu xây dựng
6. DIFC ( Danang International Fireworks Competition): cuộc thi bắn pháo
hoa Đà Nẵng
7. BQL: ban quản lí
8. Tổ QL: tổ quản lí
9. UBND: Ủy ban nhân dân
10.HTX: hợp tác xã
11.CSDL – QL: cơ sở dữ liệu quản lí
12.CSDL: cơ sở dữ liệu
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà con người đã sản
xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó đi trao đổi với
người khác để lấy một loại hàng hóa nào đó. Về sau cùng với sự ra đời của tiền
tệ thì chợ không chỉ là nơi trao đổi mà diễn ra việc mua và bán hàng hóa - một
bên là những người có sản phẩm sẽ đem ra để bán, còn một bên là khách hàng
dùng tiền để mua các sản phẩm cần thiết cho mình hoặc các sản phẩm để đem
bán lại.
Cùng với sự phát triển đi lên của Tp Đà Nẵng, các khu chợ trong thành
phố ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển góp phần vào sự phát triển
chung. Tuy nhiên, việc quản lý các khu chợ vẫn chủ yếu thực hiện dưới hình
thức các bảng biểu, văn bản nên không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định
và quan trọng nhất là thiếu tính trực quan. Việc quản lý bất cứ một loại hình nào,
một tổ chức nào... cũng luôn đòi hỏi những phương pháp, những công cụ để làm
sao giúp cho người quản lý đưa ra quyết định nhanh nhất, hợp lý nhất và hiệu
quả nhất. Do đó, công cụ GIS như một đề xuất thực hiện.
Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin - ngành khoa học máy tính đã
xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và để hệ thống chợ trên địa bàn
phát triển tương xứng với vai trò phát triển kinh tế - xã hội vốn có, cần có một
hệ thống tổ chức quản lý chợ khoa học, hợp lý về mặt không gian để chợ không
chỉ phát huy được hết vai trò của nó mà còn phát triển phong phú về loại hình
chợ trên địa bàn thành phố. Với các lợi ích mà hệ thống thông tin địa lý (GIS) có
thể mang lại góp phần vào việc quản lý mạng lưới chợ ở thành phố Đà Nẵng.
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ GIS trong việc
quản lý hệ thống chợ ở thành phố Đà Nẵng”
2. Mục tiêu của đề tài
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hệ thống chợ nhằm quản lý hệ thống
chợ một cách hiệu quả và thiết thực, vừa dễ dàng lại vừa tiết kiệm thời gian so
với các phương pháp quản lý thông thường.
2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận về chợ và GIS.
- Nghiên cứu hiện trạng quản lý chợ tại Thành phố Đà Nẵng.
- Nghiên cứu hệ thống thông tin địa lý (GIS) và ứng dụng của GIS trong
quản lý chợ tại Thành phố Đà Nẵng.
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Về nội dung
Nội dung nghiên cứu của đề tài này là tiến hành điều tra khảo sát, thu thập
thông tin và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chợ trên địa bàn Thành phố Đà
Nẵng.
4.2. Về không gian
Tại các chợ phân bố trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
5. Lịch sử nghiên cứu
- Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc áp dụng khoa học kỹ thuật cũng
như công nghệ thông tin vào trong các lĩnh vực đời sống sản xuất đang ngày
càng phổ biến. Và cũng trong xu thế đó ứng dụng GIS cũng ngày càng được
quan tâm, cụ thể là đã có rất nhiều đề tài của nhiều tác giả nghiên cứu về nó, có
thể kể đến một số đề tài như:
“ Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tại phường Sơn
Phong, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”. Ths Ngô Hữu Hoạnh
“ Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý cây xanh đô thị tại thành phố
Đà Nẵng”.Sv.Trần Đức Việt, 2012….
- Về ứng dụng GIS trong quản lý mạng lưới chợ có:
“Ứng dụng HTTT địa lý (GIS) trong việc quản lý các chợ trên địa bàn quận
Thủ Đức”. Khóa luận tốt nghiệp Sv Ngụy Tôn Ngọc
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Quan điểm nghiên cứu
6.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chợ dựa trên công nghệ GIS đòi hỏi
các yếu tố được thiết lập phải có mối quan hệ liên kết với nhau, theo một hệ
3
thống cấu trúc chung, các thành phần trong hệ thống có mối tương tác lẫn nhau.
6.1.2. Quan hệ thực tiễn
Đây là quan điểm cần thiết cho quá trình nghiên cứu được dễ dàng và có
tính khoa học hơn. Nhất là trong việc sử dụng GIS để hỗ trợ công tác quản lý
chợ thì việc ứng dụng thực tiễn là điều hết sức quan trọng.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu địa lý, trong quá trình
nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành đi thực địa trong địa bàn Thành phố Đà Nẵng
và đặc biệt nghiên cứu cụ thể các chợ có trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Đồng
thời thu thập bổ sung, cập nhật thêm những dữ liệu cần thiết phục vụ cho quá
trình nghiên cứu.
6.2.2. Phương pháp sử dụng công nghệ xây dựng bản đồ
- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu
- Số hóa các bản đồ, liên kết dữ liệu chợ trên cơ sở sử dụng phần mềm
Mapinfo.
6.2.2. Phương pháp thu thập, xử lí, phân tích, tổng hợp tài liệu
Đây là một phương pháp rất quan trọng được áp dụng trong quá trình
nghiên cứu. Cần phải tiến hành thu thập tài liệu, số liệu từ các cơ quan ban
ngành có liên quan. Các tài liệu, số liệu khai thác từ các nguồn: các báo cáo của
Sở Công Thương Thành phố, các đề tài luận văn tốt nghiệp, nghiên cứu khoa
học, sách vở, báo chí, các trang web và thông qua việc điều tra khảo sát. Tài liệu
thu thập dưới dạng văn bản, số liệu quan trắc, đo đạc, tính toán…Các tài liệu sau
khi đã thu thập cần phải xử lí, phân tích, so sánh, tổng hợp chúng một cách
thống nhất. Với nguồn tài liệu thu thập được sẽ là cơ sở để tiến hành phương
pháp nghiên cứu trong phòng.
Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng mạng lưới chợ ở thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Ứng dụng GIS trong việc tổ chức không gian mạng lưới chợ
4
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái quát chung về chợ và mạng lưới chợ
1.1.1. Khái niệm về chợ
Theo một cách hiểu chung nhất thì chợ chính là nơi diễn ra hoạt động mua
bán, trao đổi hang hoá và dịch vụ bằng tiền tệ.
Theo từ điển Tiếng Việt, Trung tâm từ điển NXB Đà Nẵng, chợ là nơi
công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày, những buổi nhất định.
Theo từ điển BK Toàn thư, tập 1.H. Trang 486. Trung tâm biên soạn từ
điển BKVN. Chợ là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ, chợ vốn
là nơi tập trung hoạt động mua bán hàng hóa giữa người sản xuất, người buôn
bán, người tiêu dùng. Quy mô tính chất của chợ phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế, chợ có vai trò chủ yếu là nơi tiêu thụ hàng hóa, đồng thời cũng có
ảnh hưởng kích thích ngược lại đối với sản xuất. Vùng miền núi, chợ còn là nơi
sinh hoạt văn hóa của các đồng bào dân tộc. Quy mô và tính chất của chợ rất đa
dạng có chợ quê tự sản tự tiêu, có loại chợ mang tính chất khu vực hay một vùng
rộng lớn. Vì vậy có thể xem chợ là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội
của một địa phương.
Trong Tiếng Anh, từ “market” được xem như chợ và cũng có nghĩa là thị
trường, nơi gặp nhau giữa cung và cầu hàng hóa tại một địa điểm nhất định bằng
những phương thức trao đổi, thanh toán nhất định.
Theo quan niệm của các nhà kinh tế, chợ là loại hình thương nghiệp có
tính chất truyền thống, là một bộ phận của thị trường xã hội, nơi tập trung diễn
ra các mua bán hàng hóa, dịch vụ của dân cư thuộc các thành phần kinh tế ở
những địa điểm quy định.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội,
thị hiếu tiêu dùng ngày càng được nâng cao đã xuất hiện nhiều hình thức kinh
doanh thương mại mới mà tiền đề của nó là chợ như siêu thị, trung tâm thương
mại.
5
1.1.2. Lịch sử ra đời
Có thể nói Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà con
người đã sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó
đi trao đổi với người khác để lấy một loại hàng hóa nào đó cần thiết cho nhu cầu.
Ban đầu, chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi hàng hóa dư thừa với nhau,
dựa trên một thước đo là sự thỏa thuận của hai bên. Về sau cùng với sự ra đời
của tiền tệ thì chợ không chỉ là nơi trao đổi mà diễn ra việc mua và bán hàng hóa
- một bên là những người có sản phẩm sẽ đem ra để bán, còn một bên là khách
hàng dùng tiền để mua các sản phẩm cần thiết cho mình hoặc các sản phẩm để
đem bán lại.
1.1.3. Phân loại chợ.
1.1.3.1. Theo quy mô chợ.
a) Chợ hạng 1
- Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện
đại theo quy hoạch.
- Được đặp ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh,
thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ
chức họp thường xuyên.
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ
chức dầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hang hóa, kho bảo quản
hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an
toàn thực phẩm…
b) Chợ hạng 2
- Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được xây dựng kiên cố hoặc bán
kiên cố theo quy định.
- Được đặp ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp
thường xuyên hay không thường xuyên.
- Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức
các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hang hóa, kho bảo quản hang
hóa, dịch vụ đo lường.
6
c) Chợ hạng 3
- Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư
xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
- Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã,
phường và địa bàn phụ cận.
1.1.3.2. Phân loại theo phạm vi ảnh hưởng của chợ: Chợ tình, Chợ có ảnh
hưởng liên huyện, Chợ có ảnh hưởng trong huyện, Chợ ảnh hưởng liên xã, Chợ
có ảnh hưởng trong xã, phường.
1.1.3.3. Phân theo tính chất chợ: Chợ trung tâm, Chợ đầu mối, Chợ thường,
Chợ biên giới.
1.1.3.4. Phân theo lịch chợ: Chợ họp thường xuyên, Chợ họp theo phiên.
1.1.3.5. Phân theo chức năng kinh doanh: Chợ tổng hợp, Chợ chuyên doanh.
1.1.3.6. Phân loại theo tính chất khu vực: Khu vực thành thị, khu vực thị tứ, khu
vực nông thôn ngoài ra còn có các chợ tự phát.
1.1.4. Vai trò của chợ
Trong những năm qua, mạng lưới chợ ở nước ta nói chung và Đà Nẵng
nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt
là từ thập niên 80 và những năm đầu của thập niên 90. Đây là giai đoạn mà
mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại chưa hình thành và phát triển, chợ
vẫn là nơi tiêu thụ hàng hóa chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất cũng như là
nơi mua sắm chủ yếu của người dân. Tuy nhiên, hiện nay chợ vẫn giữ một vai
trò rất quan trọng thể hiện trên các mặt sau:
a) Về mặt kinh tế
Chợ là một bộ phận quan trọng trong cấu thành mạng lưới thương nghiệp xã hội:
Đối với vùng nông thôn: Chợ vừa là nơi tiêu thụ nông sản hàng hoá, tập
trung thu gom các sản phẩm, hàng hoá phân tán, nhỏ lẻ để cung ứng cho các thị
trường tiêu thụ lớn trong và ngoài nước, vừa là nơi cung ứng hàng công nghiệp
tiêu dùng cho nông dân và một số loại vật tư cho sản xuất nông nghiệp ở nông
thôn.
Ở khu vực thành thị: Chợ cũng là nơi cung cấp hàng hoá tiêu dùng,
7
lương thực thực phẩm chủ yếu cho các khu vực dân cư. Tuy nhiên hiện nay đã
xuất hiện khá nhiều hình thức thương mại cạnh tranh trực tiếp với chợ, vì thế
bên cạnh việc mở rộng hay tăng thêm số lượng chợ chúng ta sẽ đầu tư nâng cấp
chất lượng hoạt động của chợ và đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ của chợ.
Hoạt động của các chợ làm tăng ý thức về kinh tế hàng hoá của người
dân, rõ nét nhất là ở miền núi, vùng cao từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, góp
phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, miền núi. Trong
các phiên chợ, các buổi chợ là cơ hội của người dân giao lưu trao đổi, mua bán,
lưu thông hàng hoá của mình, cập nhật thông tin, ý thức xã hội, nó làm tăng khả
năng phản ứng của người dân với thị trường, với thời thế và tự mình có thể ý
thức được công việc làm ăn buôn bán của mình trong công cuộc đổi mới.
Chợ là một nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Mặc dù Nhà
nước chưa có thể nâng cấp đủ hệ thống chợ ở nước ta, chưa đặc biệt quan tâm
đầu tư phát triển, nhưng các chợ trong cả nước đã đem lại cho Ngân sách Nhà
nước khoảng 300.000 triệu đồng mỗi năm (chưa kể các nguồn thu từ thuế trực
tiếp).
Sự hình thành chợ kéo theo sự hình thành và phát triển các ngành nghề
sản xuất. Đây chính là tiền đề hội tụ các dòng người từ mọi miền đất nước tập
trung để làm ăn, buôn bán. Chính quá trình này làm xuất hiện các trung tâm
thương mại và không ít số đó trở thành những đô thị sầm uất.
b) Về giải quyết việc làm
Chợ ở nước ta đã giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho người
lao động. Hiện nay trên toàn quốc có hơn 2,3 triệu người lao động buôn bán
trong các chợ và số người tăng thêm có thể tới 10%/năm.
Nếu mỗi người trực tiếp buôn bán có thêm 1 đến 2 người giúp việc (phụ
việc bán hàng, tổ chức nguồn hàng để đưa về chợ, đưa hàng tới các mối tiêu thụ
theo yêu cầu của khách…) thì số người lao động có việc tại chợ sẽ gấp đôi, gấp
ba lần số lượng người chỉ buôn bán ở chợ, và như thế chợ giải quyết được một
số lượng lớn công việc cho người lao động khi hoạt động.
8
c) Về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Có thể nói, chợ là một bộ mặt kinh tế - xã hội của một địa phương và là
nơi phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của một
vùng dân cư. Tính văn hoá ở chợ được thể hiện rõ nhất là ở miền núi, vùng cao,
vùng sâu, vùng xa.
Đối với người dân: Đồng bào đến chợ ngoài mục tiêu mua bán còn lấy chợ
làm nơi giao tiếp, gặp gỡ, thăm hỏi người thân, trao đổi công việc, kể cả việc
dựng vợ gả chồng cho con cái. Chợ còn là nơi hò hẹn của lứa đôi, vì vậy người
dân miền núi thường gọi là đi "chơi chợ" thay cho từ đi chợ mua sắm như là
người dưới xuôi thường gọi. Các phiên chợ này thường tồn tại từ rất lâu đời, và
nó là những bản sắc văn hoá vô cùng đặc trưng của các dân tộc ở nước ta.
Đối với chính quyền: ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa chợ là địa
điểm duy nhất hội tụ đông người. Tại chợ có đại diện của các lứa tuổi, tất cả các
thôn bản và các dân tộc. Vì thế, đã từ lâu Chính quyền địa phương đã biết lấy
chợ là nơi phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước, là nơi tuyên truyền cảnh giác và đấu tranh với những phần tử xuyên
tạc đường lối của Đảng. Từ phong trào kế hoạch hoá gia đình đến kỹ thuật chăm
sóc cây trồng vật nuôi, vệ sinh phòng dịch… đều có thể được phổ biến một cách
hiệu quả ở đây. Chính vì lý do đó, chợ miền núi hay miền xuôi đều được bố trí ở
trung tâm cụm, xã (nhất là miền núi). Trong mỗi chợ đều giành vị trí trung tâm
làm công tác tuyên truyền.
Trên thực tế, một số chợ truyền thống có từ rất lâu đời đang trở thành một
địa điểm thu hút khách du lịch (như Chợ Tình Sa Pa, chợ Cầu Mây ở Nam
Định…). Nếu được đầu tư thoả đáng cả về cở sở vật chất cũng như sự quan tâm
quản lý của Nhà nước, đây sẽ là các địa danh hấp dẫn đối với khách du lịch
trong và ngoài nước, và nó sẽ là tiềm năng về kinh tế du lịch quốc gia.
Hiện nay, khi mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ
đã hình thành và phát triển mạnh, mặc dù vẫn có tầm quan trọng trong sinh hoạt
của người dân, nhưng không vì thế mà chợ mất đi vai trò của mình mà có thể nói
chợ đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình và sự phát triển mạng lưới chợ chính
9
là sự hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh doanh mới, đó
là siêu thị và trung tâm thương mại.
1.2. Tổng quan về GIS
1.2.1. Định nghĩa về GIS
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – GIS) nằm
trong hệ thống công nghệ thông tin, nhưng được phát triển chuyên sâu cho việc
quản lý cơ sở dữ liệu gắn với các yếu tố địa lý, không gian và bản đồ. GIS là
một hệ thống quản lý thông tin dữ liệu không gian đa dạng, được phát triển dựa
trên cơ sở công nghệ máy tính, phần mềm, ảnh viển thám với mục đích lưu trữ,
cập nhật, quản lý, hợp nhất, tổng hợp, mô hình hóa, phân tích và đưa ra các giải
pháp ở nhiều lĩnh vực và cấp độ khác nhau tùy theo mục tiêu người sử dụng.
1.2.2. Các thành phần trong hệ một GIS
Theo quan điểm 5 thành phần thì công nghệ GIS gồm 5 hợp phần cơ bản:
phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp.
Hình 1: Sơ đồ các thành phần của một hệ GIS
Phần cứng (Hardware): Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ
GIS hoạt động. Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng
phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên
kết mạng.
Phần mềm (Software): Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các
10
công cụ cần thiết để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành
phần chính trong phần mềm GIS là:
+ Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý
+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS)
+ Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý
+ Giao diện đồ hoạ người - máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng
Dữ liệu (Geographic Data): Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong
một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể
được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương
mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí
có thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu.
Con người (People): Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người
tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế.
Người sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy
trì hệ thống, hoặc những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công
việc.
Phương pháp (Methods): Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế
và luật thương mại là được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.
1.2.3. Chức năng và mô hình của hệ một GIS
- GIS có các chức năng chính:
+ Lưu trữ
+ Phân tích
+ Truy vấn
+ Hiển thị thông tin
- Mô hình của một hệ GIS: Một cách khái quát, có thể hiểu một hệ GIS như
là một quá trình sau:
Dữ
liệu
vào
Quản lý dữ liệu
Xử lý
số liệu
Phân tích và
mô hình
Dữ liệu ra
11
1.3. Tổng quan TP.Đà Nẵng
1.3.1 Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến
108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh
Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Nằm ở trung độ của đất nước, trên trục
giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng
không. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách
Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của
Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.
1.3.2. Đặc điểm tự nhiên
a. Địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi.
Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi
chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc
lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi
trường sinh thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm
mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự,
đất ở và các khu chức năng của thành phố.
b. Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ
cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu
cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu
nhiệt đới ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến
tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa
đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C. Độ ẩm không khí trung
bình là 83,4%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm. Số giờ nắng
bình quân trong năm là 2.156,2 giờ.
12
c. Tài nguyên – thiên nhiên
- Tài nguyên Đất: Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên là 1.255,53 km².
Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 512,21 km²; đất nông nghiệp là 117,22 km²; đất
chuyên dùng là 385,69 km²; đất ở 30,79 km² và đất chưa sử dụng 207,62 km².
Đất ở Đà nẵng có các loại: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất
phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng…
- Tài nguyên Rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm
3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ lệ che phủ rừng
là 49,6%. Trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m³. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa
kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh
thái và phát triển du lịch với các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo
tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử
môi trường Nam Hải Vân.
- Tài nguyên Biển: Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên
15.000 km², có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải
sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài. Tổng trữ lượng hải sản các loại là
1.136.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác 150.000 – 200.000 tấn.
Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê,
Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Quanh khu vực bán
đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại
hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được
tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt…
- Tài nguyên Khoáng sản: khoáng sản ở Đà Nẵng gồm các loại: cát
trắng, đá hoa cương, đá xây dựng, đá phiến lợp, cát, cuội, sỏi xây dựng, laterir,
vật liệu san lấp, đất sét, nước khoáng. Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển
vọng về dầu khí.
d. Sông ngòi
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh
Quảng Nam.
13
+ Sông Hàn
+ Sông Cu Đê
+ Sông Cổ Cò (là một loại sông đang lấp, khác với địa danh sông Cổ Cò ở
tỉnh Sóc Trăng)
+ Sông Yên
+ Sông Vĩnh Điện
+ Sông Cầu Đỏ
+ Sông Túy Loan
+Sông Phú Lộc
+Sông Chu Bái
1.3.3. Điều kiện kinh tế xã hội
1.3.3.1. Dân cư – nguồn lao động
Dân số trung bình của Đà Nẵng năm 1997 là 672,468 người, đến năm
2010 là 926.018 người, đạt tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 1997 - 2010
là 2,4%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng dân số bình quân của cả nước trong
cùng giai đoạn là 1,2%/năm; trong đó tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố
trong cả giai đoạn 1997 - 2010 là 1,2%.
Do tốc độ đô thị hóa nhanh nên tỉ lệ tăng dân số cao và mật độ dân số
cũng tăng theo, từ 539 người/km2 năm 1997 lên mức 721 người/km2 năm 2010.
Dân số Đà Nẵng tăng nhanh chủ yếu là do nhập cư. Hầu hết dân nhập cư đến từ
các tỉnh lân cận như Huế, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Ngãi. Tỉ lệ nhâp cư sẽ
tang lên 2.6% trong giai đoạn năm 2015 và 3.8% cho giai đoạn năm 2015 –
2020. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều giữa các quận, huyện; trong đó dân
số tập trung cao nhất ở hai quận nội thành là Thanh Khê (19.064 người/km2) và
Hải Châu (9.185 người/km2) và thấp nhất là ở huyện Hòa Vang với mật độ 164
người/km2. Về cơ cấu giới tính, năm 2010, tỉ lệ dân số nam của thành phố Đà
Nẵng chiếm 48,68%, nữ chiếm 51,32%; tỉ lệ này không có sự thay đổi nhiều so
với năm 1997 (48,63% và 51,37%). Đà Nẵng là thành phố có lực lượng lao động
đông, phần lớn lao động trong các khu công nghiệp. Dân số trẻ nên nhu cầu về
việc làm là rất lớn, dự tính đến năm 2020, Đà Nẵng phải tạo them 50.000 việc
14
làm mới.
1.3.3.2. Về kinh tế
a) Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tháng 5/2012 ước đạt
1.227 tỷ đồng, lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 5.660 tỷ đồng, đạt 34,1% kế
hoạch năm, tăng 6,2% so với cùng kỳ 2011, trong đó: công nghiệp trung ương
tăng 5,5%; công nghiệp địa phương tăng 3,3% và công nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 14,2% .
b) Sản xuất thuỷ sản - nông – lâm
Giá trị sản xuất thuỷ sản - nông - lâm tháng 5/2012 ước đạt 102 tỷ đồng,
lũy kế 5 tháng ước đạt 358,5 tỷ đồng, đạt 54,4% kế hoạch năm, tăng 2,3% so với
cùng kỳ 2011, trong đó: thuỷ sản tăng 2,5%; nông nghiệp tăng 2,2% và lâm
nghiệp bằng 100% so với cùng kỳ 2011.
Công tác phòng cháy chữa cháy và bảo vệ rừng được tập trung tăng cường.
Tuy nhiên, trong tháng thời tiết nắng nóng, hanh khô nên đã xảy ra 04 vụ cháy
rừng, trong đó có vụ cháy lớn ở khu vực rừng Hải Vân, các lực lượng chức năng
đã kịp thời xử lý dập cháy, thiệt hại 96,61 ha (36,26 ha cỏ tranh, lau lách, cây
bụi và 60,35 ha rừng trồng).
c) Lĩnh vực dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 5/2012 ước đạt 4.400 tỷ đồng,
lũy kế 5 tháng đạt 21.320 tỷ đồng, đạt 42,2% kế hoạch năm, tăng 26.2% so với
cùng kỳ 2011.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2012 tăng 0,3% so tháng trước, trong đó cao
nhất là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,87%, nhóm giao thông tăng
1,55%, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,82%, nhóm ăn uống ngoài gia
đình tăng 0,78% v.v.., riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,18%,
nhóm nhà ở điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0, 95%. So với tháng 12/2011,
chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2012 tăng 3,02% và tăng 8,56% so với cùng kỳ
2011.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tháng 5/2012 ước đạt 136 triệu
15
USD, lũy kế 5 tháng ước đạt 641,5 triệu USD, đạt 38,4% kế hoạch năm, tăng
19,7% so với cùng kỳ 2011, trong đó: xuất khẩu hàng hóa ước đạt 313,5 triệu
USD, đạt 35,4% kế hoạch, tăng 19,1%; xuất khẩu dịch vụ ước đạt 328 triệu
USD, đạt 41,8% kế hoạch, tăng 20,2%.
Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 329 triệu USD, đạt 35% kế hoạch năm,
tăng 13,7% so với cùng kỳ 2011. Mặt hàng nhập khẩu chính vẫn là máy móc
thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, hóa chất, sắt thép, dược phẩm…
Hoạt động du lịch: Tổng lượt khách đến tham quan, du lịch trong tháng
5/2012 ước đạt 234,5 nghìn lượt người, lũy kế 5 tháng ước đạt 1.082,1 nghìn
lượt người, đạt 41,9% kế hoạch năm, tăng 11% so với cùng kỳ 2011, trong đó
khách quốc tế ước đạt 313,4 nghìn lượt người, đạt 57% kế hoạch, tăng 19%. Đặc
biệt, trong dịp lễ 30/4-1/5 thành phố đã tổ chức thành công Cuộc thi trình diễn
pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2012 (DIFC 2012), thu hút khoảng 365.000 lượt
khách, tăng 21,67% so với DIFC 2011. Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch
5 tháng ước đạt 2.337 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2011.
Hoạt động vận tải được tăng cường, đảm bảo yêu cầu vận chuyển trên địa
bàn thành phố. Đôn đốc việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định
tại Nghị định số 91/2009/NĐ- CP ngày 21/10/2009 của Chính Phủ về kinh
doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Khối lượng luân chuyển
hành khách 5 tháng ước đạt 912,3 triệu khách.km, đạt 26,1% kế hoạch năm, tăng
36,2% so cùng kỳ 2011; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 1.977,3 triệu
tấn.km, đạt 164,8% kế hoạch, tăng 45,2%; tổng sản lượng hàng hóa qua cảng
ước đạt 1.824,3nghìn tấn, đạt 45,6% kế hoạch, tăng 18%; doanh thu vận tải ước
đạt 2.014 tỷ đồng, đạt 50,4% kế hoạch, tăng 32,7%.
1.3.3.2. Cơ sở hạ tầng của TP.Đà Nẵng
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đường giao thông
thông dụng là: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
Tổng số km đường trên địa bàn thành phố (không kể các hẻm, kiệt và
đường đất) là 382,583 km. Trong đó: quốc lộ 70,865 km; tỉnh lộ 99,716 km;
đường huyện 67 km; đường nội thị 181,672 km. Chiều rộng trung bình của mặt
16
đường là 08m. Mật độ đường bộ phân bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km2,
ngoại thành là 0,33 km/km2.
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều
dài khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam.
Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam.
Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá
thuận lợi. Từ đây, có các tuyến đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt
Nam và trên thế giới. Với 02 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn
nằm ở vị trí khá thuận lợi, trang thiết bị hiện đại và một đội ngũ công nhân lành
nghề, Cảng Đà Nẵng đảm bảo thực hiện tốt việc vận chuyển hàng hóa đến các
nơi khác trên thế giới.
Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha (diện tích cả
khu vực là 842 ha), với 2 đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m; có khả
năng cho hạ cách các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320. Hàng tuần,
tại sân bay Đà Nẵng đó khoảng 84 chuyến bay nội địa, 6 chuyến bay quốc tế đến
Hồng Kông và Thái Lan.
Hệ thống cấp nước và cấp điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất đang dần
được nâng cấp, xây dựng mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống của
người dân cũng như cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông tin liên lạc phát triển mạnh, được hiện đại hóa và trở thành trung
tâm lớn thứ ba trong cả nước.
17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI CHỢ THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG
2.1. Hiện trạng mạng lưới chợ tại Thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Tổng số chợ trên địa bàn thành phố
Hiện nay trên địa bàn toàn thành phố có 85 chợ đang hoạt động. Trong đó có 62
chợ được phân bố ở khu vực thành thị, chiếm hơn một nữa số lượng chợ. 23 chợ còn
lại tậ trung ở vùng nông thôn. Trong tổng số 85 chợ hiện nay có 8 chợ hạng một (tính
cả chợ đầu mối) chiếm 9.4%, 18 chợ hạng hai chiếm 21.2% và nhiều nhất vẫn là chợ
hạng ba với 59 chợ (bao gồm chợ tạm) chiếm 69.4%.
Bảng 1: Hiện trạng chợ trên các quận, huyện của thanhh phố Đà Nẵng
Hiện trạng chợ tại
Stt các Quận, Huyện
Phân hạng chợ
Số
chợ
Hạng
Hạng
1
2
Hạng 3 Chợ
tạm
Số hộ
KD
1
Q. Hải Châu
17
5
1
6
5
4.576
2
Q. Thanh Khê
16
1
3
9
3
2.670
3
Q. Liên Chiêu
9
1
2
6
4
Q. Sơn Trà
11
1
5
4
1
2.091
5
Q. Ngũ Hành Sơn
5
2
2
1
639
6
Q. Cẩm Lệ
8
2
2
4
1.065
7
H. Hòa Vang
19
3
11
5
1.550
Tổng cộng
85
18
40
19
14.569
8
1.978
( Ghi chú: Trong 8 chợ hạng 1, có 2 đầu mối chuyên ngành đó là: chợ Đầu mối
Hòa Cường và chợ Đầu mối Thủy sản Thọ Quang)
Chợ trên địa bàn thành phố tập trung nhiều nhất ở các quận huyện sau: Q. Hải
Châu, Q. Thanh Khê, Q. Sơn Trà và huyện Hòa Vang. Trong đó nhiều nhất là huyện
Hòa Vang với 19 chợ. Do đây là huyện có diện tích lớn nhất thành phố và tập trung
dân số khá đông. Tuy nhiên, Hòa Vang là một huyện ngoại ô nên vẫn chưa có chợ
hạng nhất, chủ yếu là chợ hạng ba và số lượng chợ tạm cao (5 chợ tạm).
Nhìn chung trong toàn thành phố, số lượng chợ hạng một còn ít (8 chợ), nhiều