Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

tài chính tiền tệ bài tập nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.66 KB, 3 trang )

2.1. Điều hành thu NSNN
Bên cạnh việc tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN năm
2016, trong năm 2016 đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện
phát triển sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Chính phủ đã tiếp tục rà soát để ban hành và
trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chính sách về tài chính, thuế phù hợp
với tình hình thực tế và thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, như: trình Quốc hội thông qua Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị
gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế...; đồng thời Chính phủ đã chỉ đạo triển khai
quyết liệt cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, nâng cao chất lượng công tác quản lý thu.
Cụ thể:
- Triển khai Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ, và Nghị
quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh
doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi để thu hút
vốn đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần tăng nguồn thu cho
ngân sách.
- Thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư
vấn pháp luật và hỗ trợ người nộp thuế; đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, quyết liệt xử lý nợ đọng thuế, thu đầy đủ, kịp thời các khoản
thu theo kết luận của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà nước;,...
2.2. Điều hành chi NSNN
- Công tác điều hành chi NSNN năm 2016 chặt chẽ, theo đúng dự toán được duyệt, bảo đảm sử
dụng ngân sách triệt để tiết kiệm, hiệu quả, đúng chế độ quy định, lồng ghép các chính sách; không ban
hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi NSNN khi chưa có nguồn đảm bảo. Các bộ, ngành, địa
phương đã chủ động thực hiện rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi, cắt giảm tối đa các khoản chi tổ chức
hội nghị, hội thảo, khánh tiết, hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; mua sắm tài
sản theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và trong phạm vi dự
toán được duyệt. Tập trung triển khai những nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và
giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán. Cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN, đảm
bảo chặt chẽ, đúng chế độ. Nhờ đó, kỷ luật tài chính được tăng cường, hiệu quả sử dụng NSNN có tiến
bộ.


3. Tình hình thực hiện thu, chi NSNN năm 2016
3.1. Thực hiện nhiệm vụ thu NSNN
Dự toán thu NSNN Quốc hội quyết định là 1.014,5 nghìn tỷ đồng; kết quả thực hiện đạt 1.101,38
nghìn tỷ đồng, vượt 8,6% so với dự toán. Trong đó:
a) Thu nội địa


Câu 1:
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán, đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo việc thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước là một phần nguồn tài chính quốc gia được tập trung để hình thành quỹ
tiền tệ của nhà nước nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu xác định phục vụ cho mục tiêu chung.
Thu ngân sách nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thể
trong nền kinh tế, phát sinh trong quá trình nhà nước huy động nguồn tài chính để hình thành quỹ tiền tệ
đáp ứng các nhu cầu chi tiêu.
Chi ngân sách nhà nước thể hiện quan hệ tiền đề hình thành trong quá trình phân phối và sử
dụng quỹ ngân sách nhà nước trang trải cho các chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện
các chức năng kinh tế xã hội mà nhà nước đảm nhận.

Dự toán thu là 785 nghìn tỷ đồng; kết quả thực hiện đạt 879,36 nghìn tỷ đồng, vượt 12,0% so dự
toán. Trong đó: Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vượt 2,8%; khu vực công
thương nghiệp - ngoài quốc doanh vượt 9,4%; thu từ nhà, đất vượt 97,5%; lệ phí trước bạ vượt 19,8%
so dự toán.
b) Thu từ dầu thô
Dự toán thu là 54,5 nghìn tỷ đồng, trên cơ sở sản lượng là 14,02 triệu tấn và giá bán 60
USD/thùng.Thực hiện thu từ dầu thô năm 2016 đạt 40,18 nghìn tỷ đồng, giảm 26,3% so dự toán; trên cơ
sở tính giá dầu thanh toán bình quân đạt 43,6 USD/thùng, giảm 16,4 USD/thùng so giá xây dựng dự
toán; sản lượng dầu thanh toán đạt 15,4 triệu tấn, tăng 1,38 triệu tấn so với kế hoạch.
c) Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu

Dự toán thu 172 nghìn tỷ đồng, trên cơ sở dự toán tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu
(XNK) là 270 nghìn tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo chế độ là 98 nghìn tỷ đồng.
Đánh giá cả năm, thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 173,3 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8%
so dự toán; trên cơ sở: tổng số thu từ hoạt động XNK đạt 271,3 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% so dự toán;
hoàn thuế GTGT 98 nghìn tỷ đồng, bằng 100% dự toán.
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt được kết quả nêu trên nhờ hoạt động xuất nhập
khẩu tăng trưởng cao hơn dự báo (kim ngạch xuất khẩu tăng 9,0%, kim ngạch nhập khẩu tăng 5,2%, kim
ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế tăng 8,8% so năm 2015), kết hợp với triển khai quyết liệt các giải pháp
quản lý thu, góp phần tăng thu cho NNN từ lĩnh vực này so với dự toán.


d) Thu viện trợ: Dự toán thu 3 nghìn tỷ đồng; thực hiện cả năm đạt 8,5 nghìn tỷ đồng, tăng
184,0% so dự toán do tăng số viện trợ ghi thu - ghi chi cho các dự án.
Tóm lại, với các giải pháp phấn đấu quyết liệt, kết quả thu NSNN năm 2016 vượt 8,6% so dự
toán; trong đó, theo phân cấp hiện hành, không kể số vượt thu viện trợ ghi thu - ghi chi cho các dự án,
thu NSTW giảm khoảng 396 tỷ đồng so dự toán; thu NSĐP vượt khoảng 82,39 nghìn tỷ đồng so dự toán,
không kể thu tiền sử dụng đất thì vượt 41,3 nghìn tỷ đồng so dự toán.
3.2. Thực hiện nhiệm vụ chi NSNN
Dự toán chi NSNN là 1.273,2 nghìn tỷ đồng. Thực hiện chi NSNN năm 2016 đạt 1.360 nghìn tỷ
đồng, bằng 106,8% so dự toán. Kết quả thực hiện chi tại một số lĩnh vực chủ yếu như sau:
a) Chi đầu tư phát triển : Dự toán chi 254,95 nghìn tỷ đồng. Kết quả thực hiện ước đạt 268,18
nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% so dự toán.
b) Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán chi 155,1 nghìn tỷ đồng. Kết quả thực hiện 155,1 nghìn tỷ đồng,
bằng dự toán; đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết.
c) Chi thường xuyên: Dự toán chi 824 nghìn tỷ đồng. Kết quả thực hiện đạt 836,76 nghìn tỷ đồng,
tăng 1,5% so dự toán; đảm bảo các nhu cầu chi theo dự toán đã được Quốc hội quyết định và xử lý kịp
thời các nhiệm vụ cấp thiết phát sinh. Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp trên 155 nghìn tấn gạo để cứu
trợ, cứu đói cho nhân dân và hỗ trợ học sinh vùng khó khăn.
3.3. Bội chi NSNN
Dự toán bội chi NSNN năm 2016 Quốc hội quyết định là 254 nghìn tỷ đồng, bằng 4,95%GDP. Với

kết quả thu, chi NSNN năm 2016 nêu trên, bội chi NSNN năm 2016 giữ ở mức dự toán là 254 nghìn tỷ
đồng, bằng 4,95%GDP kế hoạch.2



×