Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thảo luận luật hôn nhân và gia đình buổi 1, 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.31 KB, 15 trang )

THẢO LUẬN HNGĐ BUỔI 1, 2
VẤN ĐỀ: KẾT HÔN, HỦY KẾT HÔN, GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ VIỆC
CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
I. Trả lời/ phân tích/ làm sáng tỏ các câu hỏi sau:
1. Xác định tuổi kết hôn của nam và nữ theo pháp luật hiện hành, cho ví dụ.
- Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014
quy định: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” thì được phép
kết hôn.
- Ví dụ: Đối với nam, sinh ngày 14/02/1998 thì đến ngày 14/02/2018 mới đủ
tuổi kết hôn. Đối với nữ, sinh ngày 14/02/1998 thì đến ngày 14/02/2016 mới
đủ tuổi kết hôn.
2. Xác định người đang có vợ, có chồng. Cho ví dụ về các trường hợp người
đang có vợ, có chồng không được kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng
với người khác.
- Định nghĩa về “người đang có vợ hoặc có chồng” được quy định tại khoản 4
Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT – TANDTC – VKSNDTC - BTP
như sau:
“4. Người đang có vợ hoặc có chồng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5
của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về
hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng)
của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987
mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng)
của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định
của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ
hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và
chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng)
của họ không bị tuyên bố là đã chết.”.



1


- Ví dụ về các trường hợp người đang có vợ, có chồng không được kết hôn
hoặc sống chung như vợ chồng với người khác:
 TH1 (điểm a khoản 4 Điều 2 TTLT 01): A và B là vợ chồng hợp pháp từ
năm 2000. Đến năm 2005, A đi công tác ở TP HCM quen biết C và sống
chung như vợ chồng với C. Như vậy, trong trường hợp này, A đã có vợ là
B và chưa ly hôn thì không được sống chung như vợ chồng với C.
 TH2 (điểm b khoản 4 Điều 2 TTLT 01): Được hai bên gia đình đồng ý,
năm 1980, ông A và bà B về chung sống như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn (không vi phạm điều kiện kết hôn). Đến năm 1990 A quen biết
chị C và sống chung như vợ chồng với chị C. Như vậy, trong trường hợp
trên, A và B đã xác lập quan hệ vợ chồng với chị B trước ngày
03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn và ly hôn với chị B nên A không
được sống chung như vợ chồng với chị C.
 TH3 (điểm c khoản 4 Điều 2 TTLT 01): Anh A và chị B kết hôn trái pháp
luật vào ngày 11/3/2001 và đã có con chung. Đến năm 2004, vụ việc bị
HLHPN phát hiện và yêu cầu Tòa hủy hôn. Nhưng, vì tại thời điểm này
họ đã đủ điều kiện kết hôn, có cuộc sống hạnh phúc và hai bên cùng yêu
cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân nên họ đã được Tòa án công
nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật. Đến năm 2005, A đi làm xa và có sống chung như vợ
chồng với chị C. Như vậy, trong trường hợp trên, quan hệ hôn nhân giữa
A và B đã được Tòa án công nhận bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật và họ chưa ly hôn nên A không được sống chung như vợ chồng
với C.
3. Xác định (có lý giải) cơ quan có thẩm quyền đăng ký việc kết hôn giữa anh
Minh và chị Tú, biết rằng anh Minh là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã H,

huyện K, thường trú tại xã H, huyện K còn chị Tú là phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân phường LC, thành phố ĐN, thường trú tại phường LC, thành
phố ĐN.
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân gia đình 2014: “Việc kết hôn
phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo
quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được
đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý”. Căn cứ
theo khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 về thẩm quyền đăng ký kết hôn và
2


nội dung Giấy chứng nhận kết hôn thì “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú
của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn”. Và theo khoản 1
Điều 12 Luật cư trú quy định: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp
mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi
thường trú hoặc nơi tạm trú.”.
- Như vậy, anh Minh và chị Tú phải đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi cư trú của anh Minh hoặc chị Tú, cụ thể là Ủy ban nhân dân xã H
hoặc Ủy ban nhân dân phường LC.

4. So sánh kết hôn trái pháp luật và không công nhận quan hệ vợ chồng.
Tiêu chí

Kết hôn trái pháp luật

Không công nhận quan hệ
vợ chồng
Khái niệm
Kết hôn trái pháp luật là việc
Không công nhận quan hệ

nam, nữ đã đăng kí kết hôn tại cơ vợ chồng là chế độ pháp
quan nhà nước có thẩm quyền
lý áp dụng đối với những
nhưng một bên hoặc cả hai bên vi trường hợp nam nữ có đủ
phạm điều kiện kết hôn theo quy điều kiện kết hôn theo
định tại Điều 8 của Luật này
quy định của Luật Hôn
(khoản 6, Điều 3). Là căn cứ hủy nhân và gia đình, chung
kết hôn trái pháp luật.
sống với nhau như vợ
chồng mà không đăng ký
kết hôn hoặc đăng kí kết
hôn tại cơ quan nhà nước
không có thẩm quyền
(không phân biệt có vi
phạm điều kiện kết hôn
hay không).
Hậu quả pháp - Quan hệ nhân thân: khi Tòa án - Về quan hệ nhân thân:

tuyên hủy kết hôn trái pháp luật, không công nhận nam, nữ
nam nữ phải chấm dứt quan hệ
là vợ chồng
vợ chồng và tùy thuộc vào từng
- Về quyền lợi con chung
điều kiện họ có thể kết hôn với
(nếu có): quyền lợi con
nhau hoặc không được phép.
chung được giải quyết
- Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và
như trường hợp cha mẹ ly

hợp đồng: Điều 16 Luật Hôn
hôn theo Điều 15 của
nhân và gia đình 2014.
Luật Hôn nhân và gia
- Quyền lợi con chung: giải quyết đình 2014.
3


như ly hôn.
- Về quan hệ tài sản,
- Về quan hệ cấp dưỡng: dựa trên nghĩa vụ và hợp đồng:
sự tự nguyện không bắt buộc.
được giải quyết theo Điều
16 Luật Hôn nhân và gia
đình 2014.
5. Quy định của pháp luật về các trường hợp nam nữ chung sống với nhau
mà không ĐKKH. Trình bày những đường lối giải quyết tranh chấp, yêu
cầu (về dân sự) phát sinh từ hành vi nam nữ chung sống với nhau mà
không ĐKKH.
- Quy định của pháp luật về các trường hợp nam nữ chung sống với nhau mà
không ĐKKH: việc nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không
ĐKKH thì không được pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng. Khi một hoặc
hai bên có yêu cầu Tòa án giải quyết nếu có xung đột xảy ra thì Tòa án thụ lý
giải quyết và tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng.
- Những đường lối giải quyết trang chấp, yêu cầu (về dân sự) phát sinh từ hành
vi nam nữ chung sống với nhau mà không ĐKKH:
 Về quan hệ nhân thân: không công nhận nam, nữ là vợ chồng
 Về quyền lợi con chung (nếu có): quyền lợi con chung được giải quyết
như trường hợp cha mẹ ly hôn theo Điều 15 của Luật Hôn nhân và gia
đình 2014.

 Về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng: được giải quyết theo Điều 16
Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp
đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp
không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để
duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

II. Phân tích một số nhận định
4


1. Việc nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn
không làm phát sinh quan hệ vợ chồng.
- Nhận định: Sai. Vì trường hợp trước ngày 03/01/1987 và không vi phạm
điều kiện kết hôn như luật định thì nam, nữ sống chug với nhau như vợ
chồng mà không đăng kí kết hôn vẫn được nhà nước công nhận là vợ chồng.
2. Những người có quan hệ huyết thống không được phép kết hôn với nhau.
- Nhận định: Sai. Vì theo điểm d, khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình
2014 thì chỉ những người có dòng máu trực hệ, giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời thì mới không được phép kết hôn.
3. Việc nam nữ bắt đầu sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001
trở đi, mà không đăng kí kết hôn sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng.
- Nhận định: Đúng. Theo quy định của Nghị quyết số 35/2000/QH10.
4. Việc đăng kí kết hôn khi một trong hai bên hoặc cả hai bên vi phạm điều
kiện kết hôn sẽ dẫn đến hệ quả hủy kết hôn trái pháp luật.
- Nhận định sai. Vì theo khoản 3 Điều 3 TTLT 01/2016, trường hợp nam, nữ có
đăng kí kết hôn nhưng việc kết hôn đăng kí tại không đúng cơ quan có thẩm

quyền (không phân biệt vi phạm điều kiện kết hôn hay không) mà có yêu cầu
Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng
Điều 9 LHNGĐ tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Việc đăng kí
kết hôn dẫn đến hệ quả kết hôn khi mà các bên đăng kí kết hôn đúng cơ quan
có thẩm quyền và một trong hai bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết
hôn. Ngoài ra khi xem xét yêu cầu liên quan đến vụ việc này Tòa án còn phải
căn cứ vào yêu cầu của đương sự (ý chí của các bên) để đưa ra quyết định hủy
kết hôn trái pháp luật.
5. Nam nữ kết hôn khi một trong hai bên vi phạm điều kiện kết hôn vào thời
điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật thì điều kiện kết
hôn đã được thỏa mãn nếu một bên yêu cầu giải quyết ly hôn, một bên không
có yêu cầu gì Tòa án sẽ cho ly hôn.
- Nhận định sai. Theo điểm b khoản 2 Điều 4 TTLT 01/2016, Tòa án sẽ quyết
định hủy việc kết hôn trái pháp luật mà không phải là cho ly hôn.
III. Tình huống
2.1
Anh Tuấn và chị Lâm là vợ chồng hợp pháp từ năm 2008. Năm 2014, chị
Lâm sang Thái Lan du lịch sau đó tiến hành phẩu thuật chuyển đổi giới
tính. Ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vợ ngày trở về và mất hết hy vọng
vào hôn nhân (việc chị Lâm phẫu chuyển giới tính tại nước ngoài anh Tuấn
5


không biết trước), tháng 8.2015, anh Tuấn đã nộp đơn yêu cầu Tòa án
nhân dân có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật của họ vì hiện tại,
chị Lâm và anh – hai bên trong quan hệ vợ chồng cùng giới tính. Theo bạn,
cơ quan chức năng giải quyết yêu cầu của anh Tuấn thế nào, tại sao ?
Trả lời:
Anh Tuấn và chị Lâm kết hôn năm 2008, đây là thời điểm cả hai bên cùng xác
lập mối quan hệ vợ chồng.

Đến năm 2004, chị Lâm sang Thái Lan du lịch sau đó chuyển đổi giới tính.
Thời điểm chị Lâm đổi giới tính, chị Lâm và anh Tuấn không có vi phạm điều
kiện kết hôn quy định tại Điều 8 LHNGĐ 2014. Theo Điều 2 TTLT 01/2016,
không có căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh Tuấn và chị Lâm.
Việc anh Tuấn cho rằng chị Lâm sau khi chuyển giới thì hai bên trong quan hệ
cùng giới thì phải hủy kết hôn là chưa phù hợp với các quy định pháp luật. Do
đó, Tòa án sẽ bác yêu cầu của anh Tuấn.
2.2
Được gia đình hai họ đồng ý, năm 1996, ông Tình và bà Nghĩa đã về sống
chung mà không đăng ký kết hôn (Khi về chung sống hai bên không vi phạm
điều kiện kết hôn quy định tại Luật HNGĐ năm 1986). Họ có con chung là N
sinh năm 2004. Bằng số tiền thu được do lao động (ông Tình thường mua xe
gắn máy cũ để tân trang rồi bán lại, bà Nghĩa ở nhà nội trợ ), tháng 2.2005,
ông Tình mua ngôi nhà 3A tại phường 5, quận 6, thành phố H và đứng tên
chủ sở hữu nhà. Quan hệ giữa ông Tình , bà Nghĩa sau đó mâu thuẫn trầm
trọng.
Tháng 4.2016, ông Tình làm đơn xin ly hôn bà Nghĩa và đề nghị Tòa án
giải quyết chia tài sản chung – 1 tỷ đồng mà hai người hiện có. Riêng ngôi nhà
3A trị giá 2 tỷ (định giá tại thời điểm tòa giải quyết vụ việc) được mua năm
2015, ông Tình yêu cầu Tòa án xác định đây là tài sản riêng của ông.
Theo anh, chị, ông Tình và bà Nghĩa có được pháp luật thừa nhận là vợ
chồng không? Cơ sở pháp lý?
Trả lời:
Năm 1999, ông Tình và bà Nghĩa về sống chung như vợ chồng mà không có
đăng kí kết hôn. Đối chiếu với điểm b khoản 3 NQ 35/2000 thì ông bà phải có
6


nghĩa vụ đăng kí kết hôn từ ngày 01.01.2001 đến ngày 01.01.2003. Sau ngày
01.01.2003 mà ông bà không thực hiện đăng kí kết hôn thì pháp luật không

công nhận ông bà là vợ chồng. Trên thực tế, trong khoảng thời gian này ông bà
đã không tiến hành đăng kí kết hôn, như vậy ông Tình và bà Nghĩa không được
pháp luật công nhận là vợ chồng.
Tòa án giải quyết vấn đề nhân thân, tài sản và con chung trong tình huống
trên như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho các bên?
- Quan hệ nhân thân: Tòa án ra bản án không công nhận ông Tình và bà Nghĩa
là vợ chồng.
- Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 TTLT 01/2016 thì Tòa án sẽ giải quyết vấn
đề tài sản và con chung theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của LHNGĐ.
 Về tài sản: Theo khoản 1 Điều 16, tài sản được giải quyết theo thỏa thuận
của các bên; trong trường hợp không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy
định của BLDS và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Và theo
khoản 2 Điều 16 thì giải quyết quan hệ tài sản phải đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ cũng được coi như lao động
có thu nhập. Như vậy, tài sản trị giá 1 tỷ đồng sẽ được cho một nửa do công
sức đóng góp của ông Nghĩa và bà Tình ngang nhau. Riêng ngôi nhà 3A trị
giá 2 tỷ đồng nếu bà Tình chứng minh được công sức đóng góp của mình thì
sẽ được chia một phần tương ứng. Thực tế thì trong quá trình ông Tình tích
góp tiền để mua căn nhà thì bà Tình có ở nhà làm công việc nội trợ để duy
trì cuộc sống của 2 người. Do đó, bà Tình sẽ được chia một phần tài sản
tương ứng với công sức đóng góp của mình.
 Về con chung: Theo Điều 15 thì sẽ được giải quyết theo quy định của luật
này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Điều 58 luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 qui định: “Việc trông nom,chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84
của Luật này”. Trong tình huống trên, Ông Tình và bà Nghĩa có một con
chung là N sinh năm 2004 và tại thời điểm hai người ly hôn N được 12 tuổi.
Căn cứ khoản 2 Điều 81 LHNGĐ, Tòa phải xem xét đến nguyện vọng của N
xác định N muốn sống chung với ai rồi mới quyết định giao cho cha hoặc
mẹ nuôi và người còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.


7


2.3.
Đủ điều kiện kết hôn theo Luật HNGĐ 1959 nhưng anh Anh Đăng và chị
Bích chỉ sống chung như vợ chồng từ năm 1982 tại phường 5, quận 6 thành
phố TH mà không đăng ký kết hôn. Hai người không có con chung nhưng
có khối tài sản chung trị giá 2 tỷ đồng (do chị Bích quản lý).
Tháng 8.1999, đang sống chung với chị Bích, anh Đăng đồng thời cưới chị
Phượng – người láng giềng sinh ngày 11.11.1985 và có hộ khẩu thường trú
cùng địa phương với anh (Việc cưới hỏi này được chị Bích đồng ý. Sau khia
cưới 3 người sống chung).
Năm 2002, anh Đăng và chị Phượng đăng ký kết hôn. Ngày 12.11.2002,
UBND xã KL, huyện NĐ, tỉnh NA nơi chị Phượng đăng kí tạm trú cấp giấy
chứng nhận kết hôn cho anh Đăng và chị Phượng.
Ngày 20.6.2016, do cuộc sống chung phát sinh mâu thuẫn, chị Bích yêu cầu
Tòa án nhân dân huyện NĐ giải quyết hủy việc kết hôn giữa anh Đăng và
chị Phượng.
Hỏi, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị Bích như thế nào, vì
sao?
Trả lời:
Anh Đăng và chị Bích sống chung như vợ chồng từ năm 1982. Đối chiếu điểm
a khoản 3 NQ 35/2000 thì mối quan hệ vợ chồng của họ được xác lập từ năm
1982.
Tháng 8.1999, khi đang sống chung với chị Bích, anh Đăng đồng thời cưới chị
Phượng (1985). Tại thời điểm cưới chị này anh Đăng là người đang có vợ và
chị Phượng cũng chưa đủ tuổi kết hôn.
Năm 2002, anh Đăng và chị Phượng đăng ký kết hôn. Tại thời điểm này chị
Phượng đã đủ tuổi theo quy định của pháp luật nhưng anh chị lại đăng ký kết

hôn không đúng cơ quan có thẩm quyền vì cơ quan tạm trú không phải là cơ
quan đăng ký.

8


Như vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 TTLT 01/2016 thì Tòa án sẽ không
công nhận quan hệ vợ chồng giữa anh Đăng và chị Phượng.
Nếu anh Đăng và chị Phượng tranh chấp tài sản và không thỏa thuận được
về quyền lợi con chung thì Tòa án phải giải quyết các vấn đề này ra sao cho
phù hợp với tinh thần pháp luật biết rằng anh Đăng, chị Phượng có con
chung là Quang, sinh ngày 04.12.2005 và hai bên có khối động sản chung –
do cùng được tặng cho chung – trị giá 200 triệu đồng.
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 TTLT 01/2016 thì Tòa án sẽ giải quyết vấn đề
tài sản và con chung theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của LHNGĐ.
- Về vấn đề tranh chấp tài sản: Theo khoản 1 Điều 16, tài sản được giải quyết
theo thỏa thuận của các bên; trong trường hợp không thỏa thuận được thì giải
quyết theo quy định của BLDS và các quy định khác của pháp luật có liên
quan. Và theo khoản 2 Điều 16 thì giải quyết quan hệ tài sản phải đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con. Trong trường hợp này, hai bên có
khối động sản chung do cùng được tặng cho chung trị giá 200 triệu đồng nên
sẽ được chia đôi (công sức đóng góp ngang nhau), anh Đăng và chị Phượng
mỗi người sẽ được chia tài sản trị giá 100 trăm triệu đồng.
- Về vấn đề quyền lợi con chung: Theo Điều 15 thì sẽ được giải quyết theo quy
định của luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Điều 58 luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 qui định: “Việc trông nom,chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83
và 84 của Luật này”. Tính đến ngày 20.6.2016 thì con chung của anh Đăng và
chị Phượng là bé Quang đã 10 tuổi nên Tòa án sẽ ưu tiên xem xét nguyện vọng

của bé Quang rồi quyết định giao bé Quang cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ
về quyền lợi mọi mặt của bé và bên còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.

2.4
Ông Hinh và bà Thắm kết hôn năm 2010.
Năm 2014, do bà Thắm biệt tích sau chuyến buôn bán đường xa 3 năm
chưa về, người thân thích của ông Hinh đã mai mối bà Nga (sinh ngày
2.3.1998, định cư tại Úc) để ông Hinh xe duyên chồng vợ. Ngày 28.3.2015,
9


ủy ban nhân dân xã G, huyện E, tỉnh BT đã cấp giấy chứng nhận kết hôn
cho ông Hinh và bà Nga.
Tháng 5. 2015, Tòa án huyện E, tỉnh BT thực hiện thủ tục tố tụng để tuyên
bố bà Thắm mất tích theo yêu cầu của ông Hinh. Hai tháng sau, Tòa giải
quyết cho ông Hinh được ly hôn bà Thắm. Phán quyết cho ly hôn có hiệu
lực ngày 26.7.2015.
Tháng 4.2016, Hội liên hiệp phụ nữ huyện B yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh
BT hủy hôn nhân của ông Hinh và bà Nga.
Theo quan điểm của nhóm, Toà án nên giải quyết việc này như sau:
Trả lời:
- Ông Hinh và bà Thắm kết hôn năm 2010. Năm 2014 do bà Thắm biệt tích 3
năm chưa về, ông Hinh đã cưới bà Nga (sinh 2.3.1998), định cư tại Úc). Ngày
28.3.2015, UBND xã G cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn cho ông bà. Xét
thấy, tại thời điểm kết hôn bà Nga chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại Điều
8 Luật HNGĐ. Và đối chiếu với điểm a khoản 4 Điều 2 TTLT 01/2016 thì ông
Hinh là người đang có vợ. Ngoài ra, bà Nga định cư tại Úc nên theo khoản 25
Điều 3, quan hệ hôn nhân giữa ông bà có yếu tố nước ngoài và theo điểm a
khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014 thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn
là Ủy ban nhân dân cấp huyện. Vì vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 TTLT

01/2016, Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng giữa ông Hinh
và bà Nga.
- Về tài sản: Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 TTLT 01/2016 thì Tòa án sẽ giải
quyết vấn đề tài sản theo quy định tại Điều 16 của LHNGĐ. Theo khoản 1
Điều 16, tài sản được giải quyết theo thỏa thuận của các bên; trong trường
hợp không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của BLDS và các quy
định khác của pháp luật có liên quan. Và theo khoản 2 Điều 16 thì giải quyết
quan hệ tài sản phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con;
công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung
được coi như lao động có thu nhập. Như vậy, 24 chỉ vàng 9999 được mừng
cưới chung sẽ được chia đôi (công sức đóng góp ngang nhau). Còn ngôi nhà
diện tích 100m2 trị giá 2 tỷ đồng nếu bà Nga chứng minh được công sức đóng
góp của mình trong đó thì sẽ được chia một phần tương ứng.
III. Đọc Bản án, Quyết định đính kèm và trình bày quan điểm
10


Câu 1: Đọc phần trích Bản án 111/2006/HNGĐ-ST ngày 28/11/2006 của TAND
thành phố Hà Nội và trên cơ sở pháp lý (có liên hệ với pháp luật hiện hành),
nêu quan điểm của người đọc về đường lối giải quyết quan hệ nhân thân, quan
hệ tài sản của Tòa án thể hiện trong bản án.
- Anh N và chị L sống chung như vợ chồng từ tháng 7 năm 1995 (có đám cưới)
nhưng không đăng ký kết hôn vì không đủ tuổi đăng ký kết hôn. Đến năm 1998 hai
anh chị không còn sống chng vì mâu thuẫn cho đến nay.
- Theo quy định tại điểm b mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của
Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình thì:
“Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến
ngày 01 tháng 1 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này
thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có
hiệu lực cho đén ngày 01 tháng 1 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng

ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật
không công nhận họ là vợ chồng.”
- Và điểm b Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
hướng dẫn như sau: “Kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn, thì
theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ không được
công nhận là vợ chồng; nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án
thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc
hội, khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, bằng bản án tuyên bố
không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản,
thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 để giải quyết theo thủ tục chung.”. Nên đường lối giải quyết quan hệ nhân
thân và quan hệ tài sản của Tòa án trong bản án là khá hợp lý.
- Về quan hệ tài sản: hai anh chị không có tài sản chung nên Tòa án không giải
quyết.
- Về quan hệ nhân thân: Tòa án nên ra phán quyết không công nhận quan hệ vợ
chồng giữa anh N và chị L thay vì hủy việc kết hôn nhân trái pháp luật. Tòa án đã
dựa vào quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để xác
định cháu Quân do ai nuôi dưỡng.
- Đối với Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì có sự thay đổi về độ tuổi của
xem xét nguyện vọng của con. Cụ thể là tại khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân và gia
11


đình năm 2000 quy định là 9 tuổi còn tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 là 7 tuổi.
Câu 2: Đọc Bản án số 29/2014/DS-PT ngày 12/09/2014 của TAND tỉnh Thừa
Thiên Huế và trên cơ sở pháp lý cho biết ý kiến của anh chị về việc xác định
thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng (giữa ông Định, bà Hương) và đường lối

giải quyết tài sản là nhà đất ( tại 29 Nguyễn Trãi, phường Thuận Hòa, TP Huế)
của TA thể hiện trong bản án. Liên hệ với pháp luật hiện hành, trình bày đủ các
trường hợp xác định thời kì hôn nhân.
i) Đường lối xử lý của Tòa án
Theo Bản án số 29/2014/ DS – PT, việc xác định thời điểm phát sinh quan hệ vợ
chồng là không hợp lí và đường lối giải quyết tài sản là hợp lí.
- Thứ nhất, về việc xác định thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng. Theo quy định
tại điểm c Mục 3 Nghị quyết 35/ 2000/ QH10 thì “c) Kể từ ngày 01 tháng 01
năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của
Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng
ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly
hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có
yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết". Ở đây, ông Định và bà
Hương đã về sống chung vào đầu năm 2002, đến ngày 21/5/2002 thì đăng kí kết
hôn. Như vậy, giai đoạn từ khi hai ông bà bắt đầu sống chung với nhau vào đầu
năm 2002 đến trước ngày 21/ 5/ 2002 thì hai ông bà không được công nhận là vợ
chồng.
- Thứ hai, về đường lối giải quyết tài sản. Áp dụng điểm c Mục 3 Nghị quyết
35/200/ QH10 và khoản 2, khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
thì tài sản sẽ được giải quyết theo hướng tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc sở hữu
của người đó, tài sản chung thì chia theo thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được
thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Về ngôi nhà 215 m2 tọa lạc tại 29 Nguyễn Trãi tuy
có trước khi đăng ký kết hôn nhưng ông Định không xuất trình được tài liệu
chứng cứ chứng minh. Còn bảy phòng trọ là tài sản có trong thời kì hôn nhân và
có xác nhận của UBND phường Thuận Hòa về việc ông Định bà Hương đã bỏ
tiền ra xây thêm bảy phòng trọ. Như vậy việc Tòa án xác định những tài sản trên
thuộc sở hữu chung của hai người là hợp lí.
12



ii)Các trường hợp xác định thời kì hôn nhân
Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày
đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.
Về thời điểm bắt đầu tồn tại quan hệ vợ chồng:
- Theo điểm a Mục 3 Nghị quyết 35/ 2000/ QH10: Trường hợp quan hệ vợ chồng
được xác lập trước 03/ 01/ 1987 mà chưa đăng kí kết hôn thì được khuyến khích
đăng kí kết hôn. Như vậy, với những trường hợp sống chung như vợ chồng (đủ
điều kiện kết hôn) trước 03/ 01/ 1987 thì quan hệ vợ chồng bắt đầu từ thời điểm
bắt đầu sống chung như vợ chồng.
- Theo điểm b mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10: Nam và nữ chung sống với nhau
như vợ chồng từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến ngày 01 tháng 1 năm 2001, mà
có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết
hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01
tháng 1 năm 2003. Trong trường hợp này, nếu sống chung như vợ chồng (đủ
điều kiện kết hôn) trong giai đoạn từ 03/ 01/ 1987 đến 01/ 01/ 2001 mà đăng kí
kết hôn trước 01/ 01/ 2003 thì thời điểm bắt đầu quan hệ vợ chồng là thời điểm
bắt đầu sống chung như vợ chồng. Còn nếu đăng kí kết hôn sau ngày 01/ 01/
2003 thì giai đoạn sống chung như vợ chồng trước đó không được công nhận,
thời điểm bắt đầu tồn tại quan hệ vợ chồng là thời điểm đăng kí kết hôn.
- Theo điểm c mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10: Kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị
quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Như vậy, kể từ ngày 01/
01/ 2001, thời điểm bắt đầu tồn tại quan hệ vợ chồng là thời điểm đăng kí kết
hôn.
Về thời điểm chấm dứt quan hệ vợ chồng: Bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có
hiệu lực pháp luật (Khoản 14 Điều 3 Luật HNGĐ 2014), kết hôn trái pháp luật bị
hủy (Khoản 1 Điều 12)
Câu 3: Đọc Quyết định GĐT số 180/2006/DS – ST ngày 27/7/2006 của Hội đồng

GĐT Tòa án nhân dân tối cao và trên cơ sở pháp lý (có liên hệ với pháp luật
hiện hành), cho biết quan điểm người đọc về:
i) Đường lối xử lý của Tòa án các cấp về quan hệ nhân thân giữa các đương sự
13


- Về việc Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng giữa anh Thắng và chị Thúy,
theo em quyết định của Tòa án là phù hợp bởi vì anh chị đã kết hôn với nhau vào
năm 1990 mà theo quy định tại mục 3 Nghị quyết 35/2000/NQ10 về thi hành Luật
hôn nhân và gia đình quy định như sau:
“b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987
đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của
Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật
này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ
không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định
về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật
không công nhận họ là vợ chồng.
c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và
điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu
có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ
chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3
Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết".
Như vậy, tuy anh Thắng và chị Thúy chung sống với nhau từ năm 1990 nhưng sau
ngày 1/1/2003 hai anh chị vẫn không đăng ký kết hôn nên không được công nhận
là vợ chồng.
- Về pháp luật hiện hành thì Luật hôn nhân gia đình năm 2014 cũng có quy định tại
khoản 1 Điều 14 như sau: “1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của
Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không

làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài
sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15
và Điều 16 của Luật này.”
ii) Nhận định và quyết định về tài sản, quyền lợi con chung của Hội đồng GĐT
Tòa án nhân dân Tối cao
- Vào thời điểm anh Thắng và chị Thúy ly hôn hai anh chị không được pháp luật
công nhận là vợ chồng, nhưng anh chị có yêu cầu ly hôn thì Tòa án vẫn thụ lý, và
14


theo điểm c Mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 quy định như sau: “c) Kể từ ngày
01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản
3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu
ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có
yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết". thì vấn đề tài sản sẽ được giải quyết
theo hướng tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc sở hữu của người đó, tài sản chung thì
chia theo thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, về
việc Tòa GDDT xác định tài sản là tài sản chung của anh Thắng và chị Thúy là hợp
lý vì có đầy đủ các căn cứ xác thực chứng minh nhà đất là tài sản chung giữa hai
người. Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân gia đình năm 2000.
- Luật hôn nhân gia đình năm 2014 tại khoản 1 Điều 16 quy định về tài sản thì giải
quyết theo thỏa thuận hoặc không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của
BLDS và pháp luật có liên quan.
- Về quyền lợi con chung được giải quyết theo khoản 2 Điều 17 Luật hôn nhân gia
đình năm 2000: “2. Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly
hôn.” Thì việc nuôi con sẽ do vợ chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì
Tòa án quyết định, trong trường hợp này hai cháu Lan (1991) và Linh (1995) đều
đã trên 9 tuổi nên phải xem xét đến nguyện vọng của hai cháu và hai cháu đều có

nguyện vọng được ở với mẹ nên Tòa GĐT xét việc Tòa phúc thẩm không xem xét
nguyện vọng của cháu Lan mà giao cháu cho anh Thắng nuôi là hoàn toàn hợp lý.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân gia đình năm 2000.
- Còn Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì quy định về quyền lợi con chung cơ
bản là giống với Luật năm 2000 chỉ khác là xem xét nguyện vọng của con từ 7 tuổi
trở lên. Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014.

15



×