Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN: Luật hôn nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.07 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Đề tài: Luật hôn nhân và gia đình năm 2013

Mục lục

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Lý luận về hôn nhân và gia đình.
Kết hôn và việc hủy kết hôn
Quan hệ giữa vợ và chồng
Quan hệ phát luật giữa cha mẹ và các con và giữa các thành viên trong gia đình
Chấm dử li hôn
Cấp dưỡng
Quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
Những thực trạng hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay


MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1. Lý luận chung về hôn nhân và gia đình
1.1 Khái niệm: Hôn nhân là một cách chung nhất có thể được xác định như một sự xếp
đặt của mỗi một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và đàn bà. Nó là
một hình thức xã hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển của mối quan hệ
giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt vfa cho phép họ sống chung với nhau, quy định quyền lợi


và nghĩa vụ của họ.
1.2 Đặc điểm của hôn nhân
Thứ nhất: Tính tự nguyện trong hôn nhân.
Hôn nhân là quan hệ giữa cá nhân với các nhân, do đó việc thể hiện ý chí ưng thuận
giữa các bên trong hôn nhân là một trong các điều kiện căn bản để hôn nhân có hiệu lực.
Hiện nay, pháp luật về hôn nhân và gia đình của các nước đều ghi nhận: Không có hôn
nhân khi không có sự tự nguyện.
Thứ hai: Tính bền vững (tính chất suốt đời) của hôn nhân
Tính bền vững của hôn nhân được các nhà làm luật đưa ra xuất phát từ những căn
nguyên khác nhau: có thể do yếu tố tôn giáo (Đạo cơ đốc coi hôn nhân là một thiết chế bất
biến gắn liền với suốt cuộc đời con người – xem khái niệm của Lord Penzance), tính bất
biến hôn nhân theo quan niệm tôn giáo có thể hiểu theo hai nghĩa: hôn nhân không thể
chấm dứt bằng ly hôn, do đó cấm ly hôn (quan điểm này hiện nay rất ít nước áp dụng) và
hôn nhân có tính bền vững nhưng vẫn có thể chấm dứt bằng ly hôn (đây là quan niệm phổ
biến hiện nay). Tính bền vững của hôn nhân cũng có thể xuất phát từ đạo đức truyền thống
và căn hóa của người phương Đông coi trọng tình nghĩa vợ chồng và yếu tố bền vững
trong hôn nhân và gia đình vv….
Thứ ba: Tính chất một sợ một chồng
Trong xu thế tiến bộ xã hội (đặc biệt sự bình quyền giữa nam và nữ), sự khẳng định
các nhân con người ngày càng lớn, đạo đức mới của con người không những phủ nhận kiểu
hôn nhận một chồng nhiều vợ, hoặc một vợ nhiều chồng như trước, mà đòi hỏi tình yêu
nam nữ phải biểu hiện trong mối quan hệ thủy chung một vợ, một chồng.
Vậy nên, hiện nay chế độ một vợ một chồng đã được ghi nhận trong hầu hết pháp luật
HN & DG của các nước (trù một số nước châu Phi, Trung cận Đông, Trung Á do ảnh
hưởngcủa yếu tố tôn giáo vả phong tục, tập quán vẫn thừa nhận chế độ đa thê trong phát
luật). Pháp luật HN & GD Việt Nam coi một vợ, một chồng là một trong các nguyên tắc cơ
bản của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa và là một trong các điều kiện để thừa
nhận việc kết hôn hợp pháp (Điều 2 khoản 1 điều 9 Luật HN & GĐ Việt Nam năm 2000).



Thứ tư: Hôn nhân chỉ tồn tại giữa những người khác nhau về giới tính
Thực chất ý nghĩa của hôn nhân là mục đích xây dựng gia đình, thể hiện trong việc
sinh đẻ, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, đáp ứng lẫn nhau những nhu cầu vật chất lẫn tinh
thần trong đời sống hàng ngày. Vì vậy, hôn nhân là sự lien kết giữa những người khác giới
là một đặc điểm vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã hội. Để đảm bảo mục đích của
hôn nhân được thực hiện; đồng thời, để bảo vệ yếu tố đạo đức truyền thống và tính tự
nhiên trong hôn nhân, pháp luật của đa số các nước trên thế giới đều cấm kết hôn giữa
những người cùng giới tính (Việt Nam quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật HN & GĐ năm
2000). Trong đó, một số nước coi hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính là tội
phạm . Tuy nhiên, hiện nay do xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đặc biệ do quá coi trọng
quyền tự do cá nhân, có nước đã thừa nhận hôn nhân của những người đồng giới (Luật hôn
nhân sửa đổi của Hà Lan có hiệu lực từ ngày 01.04.2001 đã cho phép những người cùng
giới kết hôn với nhau…). Việc thừa nhận hôn nhân đồng giới ở những nước này đã gặp sự
phản đối của dư luận rộng rãi trên thế giới.
Thứ năm: Tính chịu sự quy định của pháp luật
Với vị trí là một thiết chế xã hội, hôn nhân có vai trò là cơ sở xây dựng gia đình – tế
bào của xã hội. Điều đó không chỉ có ý nghĩa riêng tư mà còn có ý nghĩa xã hội. Bởi vì,
trên cơ sở phát sinh quan hệ vợ chồng, các quan hệ than thuộc trong gia đình (quan hệ trực
hệ và quan hệ giữa những người có họ hang khác) và các quan hệ thích thuộc (quan hệ
giữa một bên vợ hoặc chồng với những người trong họ nhà vợ hay trong họ nhà chồng)
được thiết lập và làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ đạo đức, pháp lý giữa các chủ thể
trong gia đình. Việc phát sinh tồn tại và chấm dứt hôn nhân đều có những ảnh hưởng tích
cực hoặc tiêu cực đến các quan hệ gia đình (trong nhiều trường hợp hôn nhân có ảnh
hưởng mang tính chất quyết định). Chủ nghĩa Mác – Lenin đã khẳng định: “Nếu hôn nhân
không phải là cơ sở của gia đình thì nó sẽ không phải là đối trượng của lập pháp” . Vì
vậy, cũng như các thiết chế xã hội khác hôn nhân phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
Tóm lại, trong giai đoạn phát triển của xã hội hiện nay, khái niệm hôn nhân mà nhà làm
luật các nước đưa ra đã có sự tiếp cận nhau hơn. Tuy nhiên, hôn nhân là một hiện tượng xã
hội, chịu ảnh hưởng sâu sắc bản chất giai cấp, tôn giáo, phong tục, tập quán, nên nội dung
các đặc điểm của hôn nhân ở các nước có điều kiện chính trị - kinh tế- xã hội khác nhau là

khác nhau. Căn cứ vào các quy định về hôn nhân trong Luật HN & GĐ Việt Nam năm
2000, chúng ta có thể hiểu hôn nhân theo pháu luật HN & GĐ Việt Nam như sau: sự lien
kết tự nguyện, theo quy định pháp luật giữa một người đàn ông và một người đàn bà,
nhằm chung sống suốt đời với tư cách là vợ chồng, vì mục đích xây dựng gia đình no ấm,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.


1.3 Khái niệm và chức năng cơ bản của gia đình
* Khái niệm: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi
các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng
hoặc quan hệ giáo dục.. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát
triển lâu dài. Thực tế gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã
hội.
* Chức năng cơ bản của gia đình:
- Chức năng sinh sản, tái sản xuất con người
Gia đình là nơi tái sản sinh con người, cung cấp thành viên, nguồn nhân lực cho
gia đình và xã hội. Theo dòng văn hóa, ở mỗi thời đại, việc sinh sản của gia đình có
những hệ quả nhận thức khác nhau về giới tính, số lượng con người. Mặt khác, sự sinh
sản trong gia đình giúp cho việc xác định cội nguồn của con người, từ đó tránh nạn
quần hôn, góp phần tạo nên tôn ty gia đình, trật tự xã hội, đảm bảo các điều kiện cơ bản
cho nòi giống phát triển.
Ngày nay, khoa học sinh sản phát triển cao nhưng sinh sản tự nhiên trong gia
đình vẫn là ưu thế bởi đó là điều kiện cơ bản dể bảo vệ nòi giống người, là cơ sở, nền
tảng cho mỗi người tham gia vào đời sống xã hội vì sự phát triển.
- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, hình thành nhân cách
Gia đình là nơi dưỡng dục về thể chất, tinh thần, hình thành nhân cách cho mỗi
con người trong xã hội. Từ trường học đầu tiên này, mỗi cá nhân được những người
thầy than yêu là cha mẹ, ông bà giáo dục kiến thức, kỹ năng sống để có thể thích ứng,
hòa nhập với đời sống cộng đồng. Nêu gương là cách giáo dục tốt nhất trong gia đình
(Cha mẹ thương yêu chân thành, tôn trọng, giúp đỡ nhau; cha mẹ, ông bà vừa yêu quý

vừa nghiêm khắc và bao dung với con cháu), giữa gia đình với họ hang, với láng giềng,
với cộng đồng (trọng nhân nghĩa, làm điều thiện, sống chan hòa, ghêt thói tham lam,
điều giả dối), qua đó giúp con cháu tiếp thu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng những bài
học cuộc đời nhưng lại tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển nhân
cách.
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tâm lý – tình cảm
Nhờ vào quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nên thành viên gia đình có
tình yêu thương và ý thức, trách nhiệm với nhau. Chính vì vậy, gia đình là nơi để mỗi
người được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, được thỏa mãn nhu cầu tình cảm, cân
bằng tâm lý, giải tỏa ức chế…từ các quan hệ xã hội.
Không phải ngẫu nhiên người ta gọi gia đình với cách gọi yêu thương, trìu mến,
âm áp. Trong gia đinh người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan, truyền lại


cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp. Nơi đó, con cái biết yêu kính, vâng lời cha
mẹ, vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn cực nhọc với nhau….Ở đó mỗi người cảm
nhận được sự gần gũi, than thương từ khoảng sân, mái nhà, chiếc giường…đến những
quan hệ họ hang than thiết.
Khi một thành viên gặp biến cố, gia đình, dofnh họ sẽ có sự quan tâm, chia sẻ
và có sự giúp đỡ để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi đi một nữa. Diều đó sẽ
tạo nên sợi dây vô hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình những người trong gia đinh,
dòng họ, than tộc lại với nhau. Mối quan hệ đồng bào cũng từ đó mà hình thàng trong
làng xóm, trong xã hội, trở thành nền tảng của tình yêu quê hương, đất nước, con
người.
- Chức năng kinh tế.
Đây là chức năng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình, góp
phần vào sự phát triển của xã hội. Lao động của mỗi thành viên gia đinh hoặc hoạt
động kinh tế của mỗi gia đình nhằm tạo ra nguồn lợi đáp ứng các nhu cầu đời sống vật
chất (ăn, ở, đi lại) lẫn nhu cầu tinh thần (học hành tiếp cận thong tin, vui chơi giải trí).
Gia đình còn là đơn vị tiêu dung, việc tiêu dung sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong xã

hội đã tác động vào sản xuất, tiền tệ, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.
Gia đinh là một thực thể xã hội, sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận. Như
vậy bản than gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các chức năng của gia đình
mới đem lại cho nó một giá trị đích thực. Cho đến nay các chức năng cơ bản của gia
đình vẫn còn giữ nguyên giá trị. Sự thừa nhận các chức năng của gia đình tức là đã thừa
nhận gia đình là một giá trị trong xã hội.
1.4 Khái niệm luật hôn nhân và gia đình:
+Định nghĩa:
Có thể hiểu khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình với các ý nghĩa khác nhau: Là
một môn học; là một văn bản pháp luật cụ thể và là một ngành luật.
Với ý nghĩa là một môn học, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là hệ thống
những khái niệm, quan điểm nhận thức, đánh giá mang tính chất lý luận về pháp luật
hôn nhân và gia đình và thực tiễn áp dụng, thi hành pháp luật hôn nhân và gia đình.
Với ý nghĩa là một văn bản pháp luật cụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình là đạo luật
trong đó có chứa đựng các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình. Ví dụ, Luật Hôn
nhân và gia đình 1959, Luật Hôn nhân và gia đình 1986, Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000.
Với ý nghĩa là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hôn nhân
và gia đình Việt Nam có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng, là tổng


hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thể chế hóa nhằm điều chỉnh
các quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm các quan hệ về nhân than và tài sản giữa vợ
và chồng giữa cha mẹ và con, và giữa những thành viên trong gia đình.
+Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là các quan hệ xã hội phát
sinh trong lĩnh vực hôn nhân và quan hệ về tài sản phát sinh giữa vợ và chồng, giữa cha
mẹ và các con và giữa những người than thích ruột thịt khác. Như vậy, đối tượng điều
chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là quan hệ về nhân than và về tài sản phát sinh
giữa các thành viên trong gia đình.

Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa những người
theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam và người nước
ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành công dân có ích cho xã hội; con có
nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm
sóc; phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm chăm
sóc giúp đỡ lẫn nhau.
- Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, của con trai
với con gái, các con đẻ và con nuôi.
1.5 các đặc điểm quan hệ pháp luật hôn nhân – gia đình:
Về hình thức thì quan hệ Pháp luật hôn nhân và gia đình và quan hệ luật dân sự đều
bao gồm các quan hệ nhân than và các quan hệ tài sản được các quy phạm pháp luật
điều chỉnh. Tuy nhiên giữa quan hệ pháp luật hôn nhân – gia đình và quan hệ pháp luật
dân sự có những đặc điểm khác biệt nhau:
Thứ nhất, quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình chủ yếu là các quan hệ nhân than
mang tính chất lâu dài, bền vững (nghĩa vụ và quyền nhân than giữa vợ - chồng..).
Ngược lại, quan hệ pháp luật dân sự chủ yếu là các quan hệ tài sản, luôn gắn liền với
một tài sản nhất định (quan hệ sở hữu, hợp đồng dân sự hoặc thừa kế…).
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ nhân than trong Luật Hôn nhân và gia đình không xuất
phát từ tài sản, còn quyền, nghĩa vụ tài sản không mang tính chất đền bù ngang giá và
gắn liền với nhân thân của các chủ thể không thể chuyển dịch cho người khác (việc cấp
dưỡng nuôi con, cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn). Quan hệ tài sản trong
Luật Dân sự mang tính chất đền bù ngang giá, tính chất hàng hóa tiền tệ và có thể


chuyển dịch cho người thứ ba thong qua thỏa thuận. Luật dân sự cũng điều chỉnh
những quan hệ nhân than những chủ yếu là các quan hệ nhân thân cóliên quan đến tài

sản (quyền tác giả đối với tác phẩm văn hóa nghệ thuật…) còn các quyền nhân than
khác là thứ yếu.
Thứ ba, các căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình dựa trên những
sự kiện đặc biệt hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nên mang tính chất lâu dài bền
vững. Còn quan hệ pháp luật dân sự phát sinh thong qua sự thỏa thuận theo hợp đồnh
dân sự hoặc theo quy định pháp luật như bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồnh nên chỉ
tồn tại trong một thời gian \xác định.
Thứ tư, Trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thì yếu tố tình cảm là nét đặc
trưng gắn bó giữa các chủ thể, trong nhiều trường hợp nó quyết định xác lập, tồn tại
hay chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Trong quan hệ pháp luật dân sự
thì các chủ thể tham gia nhằm xác thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mình trên
cơ sở thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng
xuất phát từ tình cảm như tặng co, thừa kế, thừa kế theo di chúc….nhưng không mang
tính chất lâu dài, bền vững như trong qư\uan hệ pháp luật hôn nhân – gia đình.
yếu tố tình cảm quyết định việc xác lập lập quan hệ pháp luật hôn nhân – gia đình
(kết hôn, nhận nuôi con nuôi) tồn tại quan hệ pháp luật hôn nhân – gia đình (tình nghĩa
vợ chồng) hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân – gia đình (ly hôn, chấm dứt việc
nuôi con nuôi).
2. Kết hôn và việc hủy kết hôn
2.1 Khái niệm kết hôn
Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về
điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Nói cách khác, hôn nhân được định nghĩa trong các hệ thống Pháp luậy như là sự
kết hợp giữa hai người, một nam một nữ, để chung sống, để dành cho nhau sự giúp đỡ
và hỗ trợ cần thiết, để tạo lập nên một gia đình. Điều này được xác lập theo quy định
của Pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kius kết hôn (Điều 8 khoản 2 – luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000). Ta cần hiểu Kết hôn thực sự là một giao dịch pháp lý long
trọng mà việc xác lập phải tuân theo những điều kiện được pháp luật quy định một cách
chặt chẽ, chi tiết.
2.2 Điều kiện kết hôn

- Tuổi kết hôn:
+ Sự khác biệt về giới tính: Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.
+ Tuổi kết hôn: nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên; nghiêm cấm tảo hôn.


+ Bệnh tật: Có năng lực kiểm soát hành vi dân sự
- Tự nguyện kết hôn:
+ Hôn nhân tự nguyện: Nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân được ghi nhận trong
rất nhiều văn bản chứ không chỉ trong luật Hôn nhân và gia đình. Kết hôn trước hết là
một quyền chứ không phải là nghĩa vụ, không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của người
kết hôn, mà phải dựa trên sự chấp thuận của hai người.
+ Không có sự lừa dối: Lừa dối trong hôn nhân là việc một bên cố ý làm cho bên kia
hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch để bên kia
chấp nhận xác lập giao dịch kết hôn (Điều 132 khoản 1 – Luật Dân sự 2005).
+ Không bị cưỡng ép của bên kia hoặc của người thứ ba (Điều 8 khoản 5 – Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000): Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết
hôn trái với nguyện vọng của hon. Cần lưu ý trong thực tiễn xét xử, cưỡng ép kết hôn
được hiểu là hành vi của một người thứ ba chứ không phải của một hai trong bên kết
hôn.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau (Điều 10 –
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).
+Cấm kết hôn với những người đang có vợ hoặc có chồng.
+ Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn: Người không nhận thức được
hành vi của mình, không bị cấm trong bộ luật Hôn nhân và gia đình, nhưng tùy vào
trường hợp mà Luật mới thừa nhận quyền kết hôn cho người không nhận thức được
hành vi của mình. Nếu người không nhận thức đuoqjc hành vi của mình quyết định kết
hôn trong lúc nhận thức được thì việc kết hôn không có giá trị do sự ưng thuận không
tồn tại. Ngược lại, nếu người không nhận thức được hành vi của mình quyết định việc
kết hôn trong lúc đang tỉnh táo thì việc kết hôn có giá trị.
+ cấm những người cùng dòng maksu trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba

đời.
+ Cấm cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi
với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ,
mẹ kế với con riêng của chồng.
+ Cấm kết hôn giữa những người cùng giới.
2.3 Hủy việc kết hôn trái pháp luật
- Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn
nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định.
- Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật (Điều 15 – Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000): là người kết hôn do bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối, hoặc người kết


hôn mà chưa đủ tuổi, kết hôn với người đang có vợ hoặc có chồng, với người mất năng
lực hành vi dân sự, kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ
trong phạm vi ba đời, kết hôn giữa cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi; giữa những
người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể,
bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
- Cơ quan có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật: Tòa án
- Hủy việc kết hôn trái pháp luật dựa trên những căn cứ sau:
+ Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật mà nam nữ vẫn kết hôn.
+ Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc cả hai bên nam nữ khi kết hôn
+ Người mất năng lực hành vi nhân sự mà vẫn kết hôn.
+ Hai người cùng giới tính kết hôn với nhau.
3.Quan hệ giữa vợ và chồng
Quan hệ giữa vợ và chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm quyền và
nghĩa vụ của vợ (chồng)n về nhân than và tài sản.
3.1 Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng
Quyền và nghĩa vụ về nhân than giữa vợ và chồng là những lợi ích tinh thần tình cảm,
không mang nội dung kinh tế và cũng không phụ thuộc vào yếu tố tài sản. Các nghĩa vụ
và quyền đó bao gồm cả tình yêu sự hòa thuận, sự tôn trọng lẫn nhau, việc xử sự trong

gia đình, quan hệ đối với cha mẹ, các con và các thành viên trong gai đình. Điều đó
được cụ thể như sau:
- Vợ chồng phải có nghĩa vụ quý trọng lẫn nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhua, cùng nhau
xây dựng gia đình no ấm. hình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững.
- Vợ chồng bình đẳng với nhua, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong
gia đình: QUyền và nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con, bình đẳng và nghĩa vụ thực hiện
chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng trong việc đại điện cho nhau trước
pháp luật, bình đẳng trong việc yêu cầu ly hôn,…
- Quyền lựa chọn nơi cư trú.
- Quyền lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham, gia các hoạt động kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội.
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng.
3.2 Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng:
QUyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng đóng vai trò quan trọng trong đời
sống gia đình, mang những nét đặc trưng gắn liền với nhân than vợ chồng. Nó bao
gồm: quyền sở hữ tài sản, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền thừa kế.
- Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng:


+ Quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp chất: vợ
chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhua trong việc chiếm, hữu, sử dụng, định đoạt, tài
sản chung….
+ Quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản riêng: vợ chồng có quyền sở hữu riêng
đối với tài sản riêng.
- Quyền thừa kế tài sản của nhua được quy định tại Điều 676 bộ luật Dân sự năm
2005 và Điều 31 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, người còn sống sẽ được thừa kế tài sản của vợ
hoặc chồng mình chết. Vợ, chồng thuộc hangf thừa kế thứ nhất theo luật cùng với cha
mẹ và các con của người chết. Ngoài ra vợ chồng còn được thừa kế tài sản của nhau
theo di chúc.

- Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng: Cấp dưỡng giữa vợ, chồng là việc
vợ chồng có nghĩa vụ đóng góp tiền bạc hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu cần thiết
của người kia khi vợ, chồng không cùng chung sống mà gặp khó khan, túng thiếu do
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3.3 Các trường hợp chia tài sản của vợ và chồng
3.3.1 Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa
án tuyên bố là đã chết
1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống
quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người
khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý tài
sản.
2. KHi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ choofng được chia đôi, trừ
những trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng
chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã cheestr được chia theo quy định cvuar pháp luật về
thừa kế.
3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ
hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế
phân chia di sản theo quy định của bộ luật Dân sự.
4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản
1,2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
3.3.2 Trong thời kì hôn nhân:
- Phương thức chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ
tài sản chung, trừ những trường hợp quy định tại điều 42 của Luật này; nếu không thỏa


thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được
công chứng theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc theo quy địhn của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung

của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
- hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhâ
1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia hoa lợi,
lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sran chung là tài sarnm
riêng của vợ, chồng, trừ những trường hợp vợ chồng thỏa thuận khác. Phần tài sản còn
lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ, chồng.
2. Thỏa thuận vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền và
nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.
4.Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và các con và giữa các thành viên khác trong gia
đình.
4.1 Quan hệ giữa cha mẹ và con cái dựa trêm sự kiện sinh đẻ
Việc đứa trẻ ra đời từ người cha, người mẹ nhất định được xác lập giữa hai bên có tồn
tại quan hệ hợp pháp hay không sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con.
Như vậy, cơ sở pháp lý của quan hệ trên là sự kiện sinh đẻ, mối quan hệ huyết hệ tự
nhiên. Tuy nhiên việc xác địhnh cha mẹ, con về mặt lý luật và thực tiễn áp dụng còn có
một số trường hợp khá phức tạp. Việc xác định cha mẹ, con dựa trên cơ sở suy đoán
pháp lý tại điều 63 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung
của vợ chồng.
Về nguyên tắc các trường hợp sau đây coi là con chung của vợ chồng
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nghĩa là sinh ra sau khi đã tổ chức đăng ký kết
hôn cho đến khi chấm dứt quan hệ hôn nhân do một bên chết trước hoặc do tòa án công
nhận. quyết định theo yêu vầu của vợ hoặc choodfng hoặc cả hai bên vợ chồng.
- Để đảm bảo lợi ích cho đứa trẻ pháp luật quy định con sinh ra trước ngày đăng ký
kết hôn (ngày tổ chức đăng ký kết hôn) nhưng được cả vợ chồng thừa nhận.
* Diều 65 của Luật Hôn nhân và gia đình
Trong quá trình điều tra Tòa án cần thu taahp các chứng cứ và kết hợp với các biện
pháp khác: giám định y học, khả năng sinh lý, điều tra dư luận, ã hội. abjn bè để xác
định mối quan hệ giữa họ, dựa vào hoàn cảnh của người mẹ terong thời kỳ nuôi con
qua lời khai của đương sự trong quá trình giải quyể vụ án.

Người có quyền yêu xác định cha mejh con chưa thành niên, con đã thành niên mất


năng lực hành vi dân sự bao gồm:
- các chủ thể có quyền trự c tiếp yêu cầu tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu càu
Tòa án giải quyết việc xác định cha, mẹ hay con:
+ Cha, mẹ hoặc người giám hộ của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng
lực hành vi dân sự, cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
+ Viện kiểm sát, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ.
- Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chỉ có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét yêu
cầu Tòa án xác định cha cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành
vi dân sự hoặc xác định côn cho cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
4.2 Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con dựa trên sự kiện nuôi con (từ điều 67
đến điều 78)
a. Định nghĩa: Nuôi con là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con cái giữa những người
nhận làm con nuôi vafb người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho người được nhận
làm con nuôi được trông nôm. Nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã
hội (Điều 67).
b. Điều kiện nuôi con nuôi:
*Điều kiện đối với con nuôi
- Về độ tuổi: Con nuôi phải là người dưới 15 tuổi trở xuống (trừ trường hợp người
được nhận làm con nuôi là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân
sự hoặc làm con nuôi người già yếu, cô đơn.
- Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của hai vwoj chồng hay nói
cách khác một nguwoif không thể làm con nuôi của nhiều người cùng một lúc mà chỉ
tham gia vào một quan hệ nuôi với tư cách là nuôi.
* Điều kiện ddooois với người nhận con nuôi
Người nhận nuôi cọn nuooi phải đảm bảo được các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Luật dân sự.
- Hơn người con nuôi 20 tuổi trở lên.

- Có tư cách đạo đức tốt.
- Có điều kiện thực tế đảm bảo trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
- Không phải là người bị hạn chế một số quyền của cha mẹ đối với con chưa thành
niên hoặc bị kết án mà chưa xóa tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hành hạ ông, bà, cha, mẹ,
con, cháu, người chưa thành niên phạm pháp, mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;
các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những
việc trái đạo đức xã hội. Trong trường hợp hai vợ chồng cùng nhận nuôi cả hai vợ


chồng đều phải đáp ứng các điều kiện quy định trên. Nếu một trong hai người không đủ
điều kiện này thì xem như không đảm bảo điều kiện vợ chồng cùng nhận nuôi và con
nuôi.
c Chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi
Việc xác lập nuôi con nuôi hướng tới mục đích là đảm bảo người con nuôi được chăm
sóc, giáo dục tốt; đồng thời gắn bó lâu dài giữa cha mẹ nuôi và con nuôi trên cơ sở thực
hiện tốt các quyền và nghĩa vụ pháp luật quy định. Trong một số trường hợp mục đích
trên không đạt được thì người đã thành niên; cha mẹ đẻ; nguwoif giám hộ con nuôi;
cha mẹ nuôi; Viện kiểm sát; Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em: Hội lien hiệp Phụ nữ
có quyền trực tiếp yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án chấm dứt
việc nuôi con nuôi trong những trường hợp sau:
-K hi người con nuôi có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của cha, me nuôi; ngược đãi hành vi cha mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tài sản của cha
mẹ nuôi mà bị Tòa án kết án bằng văn bản có hiệu lực pháp luật.
- Cha mẹ nuôi có hành vi lợi dụng viwwjc nuôi con để bóc lột sức lao động, xâm
phạm tình dục, vi phạm các điều nuôi con được quy định tại điều khoản 3 và điều
khoản 69 khoản 5 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Ngoài ra hai trường hợp trên thì việc con nuôi cũng chấm dứt trong trường hợp cha
mẹ và con nuôi dã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Quy định này
không được áp dụng đối với con nuôi chưa thành niên.

5.Chấm dứt hôn nhân
5.1 hôn nhân chấm dứt do vợ hoặc chồng chết:
- Khi vợ hoặc chồng chết quan hệ hôn nhân chấm dwust.
- Vợ hoặc chồng còn sống có quyền thừa kế di sản có quyền quản lý tài sản chung
của vợ chồng.
- Con chung do người còn sống nuôi dưỡng.
5.2 Hôn nhân chấm dứt do ly hôn:
5.2.1 Ly hôn là gì?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, do toàn án công nhận hoặc quyết định,
theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng.
5.2.2 Căn cứ ly hôn:
- Khi quan hệ vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài
mục đích hôn nhân không đạt được
- Khi vợ hoặc chồng bị tòa án tuyên bố mất tích.
- Sự tự nguyện của cả vợ và chồng.


5.2.3 Các trường hợp ly hôn
- Ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng
- Thuận tình ly hôn: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn nếu xét thấy
hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sran, việc trông nom,
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa
thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu
không thỏa thuận được hoặc tuy có thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi chính
đáng của vợ và con thì Tòa án quyết định.
5.2.4 Điều kiện hạn chế ly hôn
- Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì
chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.
- Nếu vợ chồng yêu cầu Tòa án ly hôn nhưng bị bác bỏ thì họ chỉ được khởi kiện lại
sau 1 năm tính từ ngày bản án bác đơn có hiệu lực pháp luật Hôn nhân và Gia đình năm

2014.
5.2.5 Hậu quả pháp lý của ly hôn
- Quan hệ nhân than: Khi bản án, quyết định của tòa án giải quyể cho vợ chồng ly
hôn có hiệu lực pháp luật, sẽ làm chấm dứt quan hệ nhân than giữa hai vợ chồng. Lúc
này các bên có quyền kết hôn với người khác.
- Quan hệ tài sản:
+ Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì
yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên
đó.
+ Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
1.Tài sản chung của vợ chồng về nguyê ntắc được chia đôi, nhưng có xem xét
hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, côg nsức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo
lập, duy trì, phá ttriể ntài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như
lao động có thu nhập
2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên
bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi than mình.
3. Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
4. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật theo giá trị; bên nào nhận
phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán
cho bên kia phần giá trị chênh lệch.


5. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng so vợ, chồng thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
6.Cấp dưỡng
6.1 Khái niệm
Cấp dưỡng có thể hiểu được như là việc một người chuyển giao không có đền bù
một số tài sản của mình chô một người khác đang sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, để

người sau này có thể sử dụng, định đoạt tài sản ấy nhằm đáp ứng các nhu cầu cần thiết
cho cuộc sống của mình.
Quyề nyêu cầu cấp dưỡng là quyền yêu cầu hỗ trợ vật chất để đáp ứng các nhu cầu
cấp dưỡng dựa trên các quyền cơ bản của con người: sinh ra và còn sống, mỗi
nguoqwif đều có quyền sống và xã hội phảo taho điều kiện thuận lợi cho con người
thực hiện quyền sống của mình; một trong những điều kiện vật chất sơ cấ pcủa sự sống
là có cái gì đó để ăn, để mặc, để ở….
Điều kiện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
- Điều kiện của người yêu cầu cấp dưỡng:
Không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Nếu tất cả những
người than thuộc đều có cuộc sống vật chất đầy đủ, thì không ai có nghĩa vụ cấp dưỡng
cho ai. Thậm chí, một người sống túng thiếu nhưng có khả năng tự giải quyết các vấn
đề đặt ra cho cuộc sống vật chất của mình bằng sức lao động của mình, cũng không có
quyền yêu cầu cấp dưỡng. Trừ những trường hợp cấp dưỡng cho vợ chồng sau khi ly
hôn, rằng nguwoif được cấp dưỡng, nếu không phải là người chưa thành niên, chỉ xác
lập được quyền yêu cầu cấp dưỡng trong trường hợp “không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình”.
- Điều kiện của người được yêu cầu cấp dưỡng
Có khả năng và có điều kiện cấp dưỡng. Neesutaast cả những người có lien quan đều
ở trong tình trạng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình thì
mỗi người đều phải tự xoay sở. Người được yêu cầu cấp dưỡng chỉ phải thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng một khi có khả năng vật chất và có điều kiện hỗ trợ cho người yêu
cầu.
Các mối quan hệ cấp dưỡng cụ thể
- Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn:
Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành
niên nhưng bị tàn tật, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và
mấ tkhả năng lao động có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Mứ ccấ pdưỡng cho con do cha mẹ thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu



cầu Tòa án giải quyết.
- Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ:
Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Nghĩav ụ cấp dưỡngg iữ aanh chị em:
Trong những trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao
động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống
chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự
nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự
nuôi mình.
- Nghĩa vụ cấ pdưỡgn giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu:
Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho
cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả
năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo
quy địhn tại Điều 58 của Luật này.
Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bài ngoại có nghĩa vụ cấp
dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao
động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy
định của Luật này.
- Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn
Khi ly hôn, nếu bên khó khan, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính
đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng thoe khả năng của mình.
Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩav ụ cấp dưỡng chấm dứt trong các truowefng hợp sau đây:
- Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động.
- Người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc tài sản để tự nuôi mình.
- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi.
- Người đượ ccấ pdưỡgn đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng.
- Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết.

- Bên người cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác
- các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
7. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Với chính sách “Hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các
nước trên thế giới”, ngày nay quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở
nước ta ngày càng phát triển. Việc điều chỉhn quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố


nước ngoài của nước ta không chỉ phụ thuộc vào pháp luật trong nước mà còn phụ
thuộc vào pháp luật nước ngoài, các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
Bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (Điều 2 – Nghị định của
chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều luật hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài)
- ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
trong quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài, được xác lập hoặc công nhận thep quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
vafNghij định này, được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với pháp luật và điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
- Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hoon, nhsjsn cha, mẹ, con, nuôi con nuôi nhằm mục
đích mua bán, bóc lột sức lao đọng, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ và trẻ em hoặc
vì mục đích trục lợi khác. Nghiêm cấm hoạt độpg nkinh doanh môi giới kết hôn, nhậ
ncha, mẹ, con, nuôi con nuôi nhằm mục đích kiếm lời dưới mọi hình thức.
Điều kiện kết hôn (Điều 10 – Nghị định của chính phủ về quy định chi tiết thi
hành một số điều kiện hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài)
- Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nguwoif nước ngoài, mỗi bên phải
tuân thoeo quy định pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nguwoif nước ngoài
còn phải tuân thoe quy định tại điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình của
Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn được tiến hành trước cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
- Trong việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việc Nam, trước cơ

quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của
nước mà họ là công dân hoặc thường trú (đói với người không wuoosc tịch) về điều
kiện kết hôn; ngoài ra, còn phải tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn
nhân vàg ia đình cuiar Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.
- Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan
hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản lien quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.



×