Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

đối thoại, độc thoại độc thoại nội tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.87 KB, 4 trang )

Tiết 64: ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS: Hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đồng thời thấy được tác dụng
của chúng trong văn bản tự sự.
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi viết văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
- GV: Tập hợp các ngữ liệu ở SGK và SGV
Đồ dùng dạy học: đèn chiếu.
Định hướng tích hợp: Với các văn bản và phần Tiếng Việt đã học.
- HS: Đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị bài theo các câu hỏi trong SGK.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV nêu câu hỏi:
Để làm nổi bật tính cách của nhân vật ông Hai nhà văn Kim Lân đã sử dụng những loại ngôn
ngữ nào?
- HS trả lời
- GV nhận xét, chuyển bài mới.
3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Nói đến tự sự là không thể nhắc đến nhân vật, bởi nhân vật là yếu tố trung tâm của tự sự.
Nhân vật trong tự sự được khắc họa qua nhiều phương diện: ngoại hình, hành động, ngôn ngữ…Ở
lớp 6, 7, 8 chúng ta đã được học về miêu tả nhân vật qua những phương diện trên. Lớp 9 để khắc họa
rõ nét tính cách nhân vật trong văn bản tự sự chúng ta sẽ đưa yếu tố
đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm vào khi xây dựng văn bản tự sự.
Hoạt động của thầy - trò Nội dung
 Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố đối
thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
- HS đọc đoạn trích
- GV chiếu ba câu đầu đoạn trích.
Có người hỏi:


- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
H. Trong ba câu đầu đoạn trích ai nói với ai, Có ít
nhất mấy người tham gia đối thoại?
- HS phát hiện.
- GV:
- Ba câu đầu đoạn trích: miêu tả cuộc nói chuyện của
những người phụ nữ tản cư. Có ít nhất hai người phụ
nữ tham gia, bởi có hai lượt lời (dấu hai chấm, gạch
ngang đầu dòng)
Đây là lời đối thoại của nhân vật.
H. Thế nào là đối thoại?
- HS trả lời:
- GV chiếu lên màn hình khái niệm đối thoại.
GV chiếu câu “Hà nắng gớm, về nào…” lên màn hình.
H. Câu “Hà nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với
ai? Đây có phải là lời thoại không? Vì sao?
I.Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và
độc thoại nội tâm
1. Đoạn trích SGK trang 176, 177
2. Nhận xét:
- Ba câu đầu đoạn trích:
Có người hỏi:
- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ
mà?...
- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Đây là lời đối thoại của nhân vật.
Đây là lời đối thoại của nhân vật.

Đối thoại: là hình thức đối đáp trò chuyện

giữa hai hoặc nhiều người. Đối thoại được
thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời
trao và lời đáp.
- Hà nắng gớm, về nào…
- HS trả lời và giải thích.
- GV: Nội dung câu nói không hướng tới một người
tiếp nhận nào, không liên quan đến chủ đề mà hai
người đàn bà tản cư trao đổi. Hơn nữa sau câu nói,
không có lời đáp lại. Thực ra đây là lời ông lão nói với
chính mình nói trống không, bâng quơ để tìm cách
thoát lui.
Đây là lời độc thoại của nhân vật.
H. Trong đoạn văn có câu văn nào tương tự?
- HS tìm.
- GV chiếu lên màn hình câu văn tương tự
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà
đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế
này.
H. Như vậy, chúng ta hiểu như thế nào là độc
thoại?
- HS trả lời
- GV chiếu lên màn hình khái niệm độc thoại.
- GV chiếu lên màn hình các câu văn:
- Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?
Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?
Khốn nạn, Bưbằng ẩy tuổi đầu…
H. Đây là những câu hỏi ai hỏi ai? Tại sao trước
những câu này không có gạch đầu dòng?
- HS nhận xét.
-GV: Đây là những câu hỏi của ông Hai nói với chính

mình. Những câu hỏi này không phát ra thành tiếng
mà chỉ diễn ra âm thầm trong suy nghĩ và tình cảm
của ông Hai. Thể hiện tâm trạng đau đớn dằn vặt của
ông trong giây phút khi nghe tin làng Chợ Dầu theo
giặc. Vì không phát ra thành lời, chỉ âm thầm trong
suy nghĩ nên không có dấu gạch ngang ở đầu dòng.
Đây là lời độc thoại nội tâm của nhân vật.
H. Thế nào là độc thoại nội tâm?
- HS trả lời
- GV chiếu khái niệm độc thoại nội tâm lên màn hình.
H. Các hình thức diễn đạt trong đoạn văn có tác
dụng gì?
- HS trả lời
- GV:
+ Hình thức đối thoại làm cho câu chuyện như có
không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm
dận của những người tản cư đối với dân làng Chợ
Dầu, tạo được tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân
vật.
+ Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm giúp nhà
văn khắc họa sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn của
nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc-
cái làng mà bấy lâu nay ông luôn lấy làm tự hào và
hãnh diện về nó.
- GV đưa ra bài tập trắc nghiệm.
Câu 1: Câu nào sau đây là lời đối thoại?
A.- Cha mẹ tiên sinh nhà chúng nó.
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì
vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian
bán nước để nhục nhã thế này.

Đây là lời độc thoại của nhân vật.
Độc thoại: là lời của ai đó, không nhằm
vào ai, hoặc nói với chính mình. Khi độc
thoại với chính mình thì có dấu gạch
ngang đầu dòng trước câu nói.
- Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian
đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng
hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ẩy tuổi
đầu…
Đây là lời độc thoại nội tâm của
nhân vật.
Độc thoại nội tâm:Là lời nói của một
người nào đó trong tưởng tượng, không nói
ra thành lời(suy nghĩ), không có gạch đầu
dòng.
B.- Hà nắng gớm, về nào…
C.- Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?
D.- Ông lão vờ vờ đứng lãng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.
Câu 2: Trong các câu sau câu nào là độc thoại nội
tâm
A. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão giàn ra.
B- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm
mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế
này.
C. “Hừ đánh nhau thì cứ đánh nhau, cày cấy thì cứ cày
cấy, tản cư cứ tản cư…Hay đáo để.”
D. Ông ghét thậm những anh cậy ta đây lắm chữ, đọc
báo lại cứ đọc thầm một mình, không đọc ra thành
tiếng cho người khác nghe nhờ mấy.
H. Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội

tâm?
- HS đọc ghi nhớ (SGK/ trang 178)
- GV chiếu lên màn hình bài học.
- Đối thoại: là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai
hoặc nhiều người. Đối thoại được thể hiện bằng các
gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.
- Độc thoại: là lời của ai đó, không nhằm vào ai, hoặc
nói với chính mình. Khi độc thoại với chính mình thì
có dấu gạch ngang đầu dòng trước câu nói.
- Độc thoại nội tâm:Là lời nói của một người nào đó
trong tưởng tượng, không ối ra thành lời(suy nghĩ),
không có gạch đầu dòng.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
GV chiếu đoạn văn ở bài tập 1 lên màn hình.
Mãi khuya, bà Hai mới chống gậy đứng dậy. Bà lẳng
lặng xuông bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn
những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo…Vẫn cái
giọng rì rầm, rì rầm thường ngày.
- Này, thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Gì?
Ông lão khẽ nhúc nhích.
- Tôi thấy người ta đồn…
Ông lão gắt lên:
- Biết rồi!
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt.
(Kim Lân, Làng)
Câu hỏi thảo luận: Phân tích tác dụng của hình
thức đối thoại trong đoạn trích.

- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét bổ sung
- GV trình chiếu lên màn hình.
Bài 2 / SGK trang 179
GV chiếu câu hỏi lên màn hình
Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn,
3. Kết luận
Ghi nhớ (SGK/ trang 178)
II. Luyện tập.
Bài 1/ SGK trang 178
Có ba lượt lời trao (lời của bà hai), nhưng
chỉ có hai lời đáp (của ông Hai).
- Lời thoại đầu không có câu trả lời.
- Lời thoại hai đáp lại bằng một từ
“gì”
- Lời thoại ba đáp lại bằng câu ngắn
“Biết rồi” với giọng gắt.
Cuộc đối thoại diễn ra không bình
thường, nhằm diễn tả tâm trạng chán
chường buồn bả, đau khổ và thất vọng
của ông hai trong cái đêm nghe tin làng
Chợ Dầu theo giặc.
Bài 2 / SGK trang 179
trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại
và độc thoại nội tâm?
- GV hướng dẫn HS viết đoạn văn.
4. Cũng cố:
GV chiếu lên màn hình câu hỏi cũng cố.
- Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để tạo được một khái niệm đúng

Thuật ngữ Nội dung
đối thoại Lời nói của một người nào đó trong tưởng tượng, không ối ra thành
lời(suy nghĩ), không có gạch đầu dòng.
độc thoại Đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Đối thoại được thể hiện
bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.
độc thoại nội tâm
Lời của ai đó, không nhằm vào ai, hoặc nói với chính mình. Khi độc thoại
với chính mình thì có dấu gạch ngang đầu dòng trước câu nói.
5. Dặn dò
- Học thuộc phần ghi nhớ (SGK/ trang 178)
- Làm bài tập 2 SGK trang 179
- Chuẩn bị luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.

×