Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

MỘT số câu hỏi lý THUYẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.45 KB, 6 trang )

MỘT SỐ CÂU HỎI LÝ THUYẾT – BÀI TẬP (P2)
Câu 1.
a. Một học sinh A dự định làm thí nghiệm pha loãng H 2SO4 như sau. Lấy một lượng
H2SO4 đặc cho vào cốc thủy tinh, sau đó đổ nước vào trong cốc và khuấy đều bằng đã
thủy tinh. Cách làm thí nghiệm như dự định của học sinh A sẽ gây nguy hiểm như thế
nào? Hãy đưa ra cách làm đúng và giải thích.
b. Nếu hiện tượng xảy ra và giải thích thí nghiệm sau: cho một ít đường trắng vào cốc
thủy tinh, rồi nhỏ từ từ 1 – 2 ml H2SO4 đặc vào.
Trả lời:
a. Cách làm thí nghiệm theo dự định của học sinh A có thể bị bỏng axit. Vì H 2SO4 tan rất
mạnh trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt. Nếu ta rót nước vào H 2SO4, làm nước dôi đột
ngột sẽ gây ra hiện tượng các giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm.
Cách làm đúng: Cho vào cốc thủy tinh một lượng nước đủ lớn, sau đó cho từ từ H 2SO4
đặc vào cốc nước, dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ. Vì làm như vậy lúc nào trong cốc cũng
có lượng nước lớn hơn nhiều so với lượng axit, nhiệt tỏa ra khi hòa tan bị nước hấp thụ,
nước không bị sôi đột ngột nên không có hiện tượng bắn các giọt axit ra ngoài.
b. Cho 1 – 2 ml H2SO4 đặc vào cốc chứa đường kính trắng thì màu trắng của đường
chuyển dần sang màu vàng, sau đó hóa nâu và cuối cùng có chất rắn xốp màu đen. Có bọt
khí sinh ra đẩy khối chất rắn màu đen lên trên miệng cốc.
Giải thích: H2SO4 đặc hút nước (bằng cách tách H và O từ phân tử đường) nên cỉ còn lại
C (màu đen, xốp). C tác dụng với H 2SO4 đặc tạo ra hỗn hợp khí gây ra sủi bọt và đẩy than
lên trên.

Câu 2. Bằng kiến thức hóa học, em hãy giải thích vì sao trong sản xuất nông nghiệp khi
bón phân cho cây trồng, người nông dân không trộn đạm 1 lá (NH 4)2SO4, phân đạm 2 lá
NH4NO3 hoặc nước tiểu với vôi trong Ca(OH)2 hay tro bếp (có hàm lượng K2CO3 cao)
Trả lời:
- Nước tiểu là dung dịch chứa nhiều chất tan, trong đó các hợp chất của N (đạm) do quá
trình phân giải protein tạo nên. Trong nước tiểu có chứa ure, ammoniac, muối amoni,
natri clorua…
- Dung dịch Ca(OH)2, tro bếp (NH4)2SO4, phân đạm 2 lá NH4NO3 hoặc nước tiểu (chứa


muối amoni) với vôi Ca(OH)2 hay tro bếp rồi bón vào đất, thì khi tiếp xúc với nước


(trong đất) sẽ phản ứng hóa học, giải phóng NH 3 làm thất thoáng lượng nguyên tố dinh
dưỡng đạm (N) đã bón vào đất.
Ca(OH)2 + 2 NH4NO3 → Ca(NO3)2 + 2 NH3 + 2 H2O
Ca(OH)2 + (NH4)2SO4 → CaSO4 + 2 NH3 + 2 H2O
Ca(OH)2 + (NH4)2CO3 (nước ure) → Ca(HCO3)2 + 2 NH3
K2CO3 + 2 NH4NO3 → 2 KNO3 + H2O + CO2 + 2 NH3
K2CO3 + (NH4)2SO4 → K2SO4 + H2O + CO2 + 2 NH3
K2CO3 + (NH4)2CO3 (nước ure) → 2 KHCO3 + 2 NH3
Câu 3. Khi làm nguội 1026,4 gam dung dịch bão hòa của hydrat R2SO4.nH2O (trong đó R
là kim loại kiềm, n nguyên thỏa mãn điều kiện 7< n <12) từ 80 o C xuống 10o C thì có
395,4 gam tinh thể R2SO4.nH2O tách ra khỏi dung dịch. Tìm công thức đúng của hydrat
trên. Biết độ tan của R2SO4 ở 80o C và 10o C lần lượt là 28,3 gam và 9 gam.
Trả lời:

Câu 4. Khi làm khan ancol (rượu) etylic có lẫn 1 ít nước người ta dùng các cách sau:
+ Cho CaO mới nung vào rượu.
+ Cho Na2SO4 khan vào rượu.
Hãy giải thích và viết PTHH nếu có?
Trả lời:
- CaO mới nung tác dụng mạnh với nước nên dùng CaO dư thì toàn bộ nước bị hấp thụ.
Tách bỏ phần rắn thu được ancol
CaO + H2O → Ca(OH)2 rắn


- Na2SO4 khan có khả năng hút nước tạo tinh thể hydrat, khi dùng Na 2SO4 khan (dư) thì
toàn bộ nước bị kết tính, tách bỏ chất rắn thu được ancol etylic
Na2SO4 + 10 H2O → Na2SO4.10H2O

Câu 5. Nêu hiện tượng trong các thí nghiệm sau, giải thích và viết phương trình hóa học
của các phản ứng xảy ra (nếu có)
a. Đưa bình đựng hỗn hợp khí CH4 và Clo ra ánh sáng, sau một thời gian cho nước vào
bình lắc nhẹ rồi cho vào 1 mẩu giấy quỳ tím.
b. Xăng có thành phần chính là hỗn hợp các hidrocacbon no, chủ yếu là các chất có tính
chất hóa học tương tự CH4. Để phát hiện nước có lẫn trong xăng có thể dùng CuSO 4
khan.
c. Cho dung dịch nước Brom loãng vào benzene và khuấy đều.
Trả lời:
a. Khi đưa bình hỗn hợp khí (Cl 2, CH4) ra ngoài ánh sáng thì màu vàng của clo bị nhạt
dần di lượng clo bị tiêu tốn trong phản ứng.
Các phản ứng có thể xảy ra:
as
CH4 + Cl2 → CH3Cl

+ HCl (khí hidroclorua)

as
CH4 + 2Cl2 → CH2Cl2 + 2HCl
as
CH4 + 3Cl2 → CHCl3 + 3HCl
as

CH4 + 4Cl2 → CCl4 + 4HCl
- Khi cho nước vào lắc nhẹ thì khí HCl tan trong nước và Cl 2 dư thì xảy ra phản ứng:
Cl2 + H2O → HCl + HClO
HClO → HCl + [O]
- Khi cho quỳ tím vào dung dịch thì quỳ tím hóa đỏ sau đó có thể mất màu nếu Cl 2 dư.
b. CuSO4 khan màu trắng, có khả năng hút ẩm. Khi cho CuSO 4 khan vào xăng, nếu có lẫn
nước thì xảy ra hiện tượng hidrat hóa CuSO4 làm cho dung dịch có màu xanh lam.

CuSO4 khan (trắng) + 5 H2O → CuSO4.5H2O (hidrat) (xanh lam)
c. Benzen không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng có khả năng hòa tan brom tốt hơn
nước. Khi cho dung dịch brom loãng vào benzene, lắc nhẹ thì thấy xuất hiện hỗn hợp
phân 2 lớp.
- Lớp trên là dung dịch chứa benzene hòa tan brom có màu da cam hoặc đỏ nâu.


- Lớp dưới là lớp nước, không màu.
Câu 6. Nêu hiện tượng và giải thích cho các thí nghiệm sau:
- TN1: Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn.
- TN2: Cho sợi dây đồng vào dung dịch AgNO3
- TN3: Cho mầu Na vào dung dịch CuSO4
- TN4: Cho dung dịch NH3 vào dung dịch FeCl3
Trả lời:
- TN1: bột nhôm cháy sáng chói trên lửa đèn cồn
4 Al + O2
Câu 7. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm oxi tác dụng với Natri. Vì sao trong thí
nghiệm đốt Natri người ta thường cho trước vào đấy 1 lớp cát mỏng. Nếu thay lớp cát
mỏng bằng nước có được không? Phải làm gì để xử lý natri còn dư sau phản ứng 1 cách
an toàn.
Trả lời:
- Thu khí oxi vào trong lọ thủy tinh miệng rộng. Trong lọ thủy tinh có chứa sẵn 1 ít cát.
- Cắt một mẩu natri (cỡ bằng hạt đậu) cho vào thìa đốt (bằng sắt), hơ nóng trên ngọn lừa
đèn cồn cho đến khi mẩu natri nóng chảy hoàn toàn (hoặc cháy ngoài không khí). Sau đó
đưa nhanh mẩu natri đang nóng vào lọ khí oxi.
t0

4 Na + O2 → 2 Na2O
- Phản ứng tỏa rất nhiều nhiệt, làm nhiệt độ trong bình tăng nhanh. Vì vậy cho vào đáy
bình 1 lớp cát mỏng để hấp thụ và phân tán nhiệt, trách hiện tượng vỡ nứt do nhiệt độ

tăng lên đột ngột.
- Không thể thay lớp cát bằng nước, vì khi cháy kim loại natri rơi xuống đáy bình tác
dụng mãnh liệt với nước, sinh ra H2 cháy mạnh trong bình gây nổ mạnh, nguy hiểm.
Na2O + H2O → 2 NaOH
2 Na + H2O → 2 NaOH + H2
t0

2 H2 + O2 → 2 H2O
- Để xử lý Na dư một cách an toàn, người ra cho mẫu natri dư vào cồn đặc 96 o thì natri bị
hòa tan và phản ứng trong rượu êm nhẹ và không gây nổ.


Câu 8. Trong thí nghiệm ở dưới đây,
người ta dẫn khí clo ẩm vào bình A có đặt
một miếng giấy quỳ tím khô. Dự đoán và
giải thích hiện tượng xảy ra trong 2 TH
sau:
TH1: Đóng khóa K
TH2: Mở khóa K
Trả lời:
- Đóng khóa K: khí clo đi vào trong bình A đã được H 2SO4 đặc hút ẩm làm khô, do đó
quỳ tím không đổi màu.
- Mở khóa K: khí clo ẩm đi vào bình A, làm cho quỳ tím hóa đỏ sau đó mất màu (do tính
oxi hóa của HClO)
PTHH: Cl2 + H2O → HCl + HClO
HClO → HCl + [O]
Câu 9. Nêu hiện tượng, viết các PTHH xảy ra khi cho SO2 lội chậm qua các dung dịch:
a. Ba(OH)2
b. K2Cr2O7 + H2SO4
c. Fe2(SO4)3

d. KMnO4
Trả lời:
a. Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, kết tủa tang dần đến cực đại. Sau 1 thời gian kết tủa tan
từ từ đến hết, dung dịch trở lên trong suốt.
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
SO2 + H2O + BaSO3 → Ba(HSO3)2
b. Dung dịch màu da cam nhạt dần và chuyển dần sang màu lục
3 SO2 + K2Cr2O7 (da cam) + H2SO4 → K2SO4 + Cr2(SO4)3 (xanh lục) + H2O
c. Dung dịch màu vàng nâu bị nhạt màu và chuyển dần sang màu lục nhạt (gần như
không màu)
SO2 + 2 H2O + Fe2(SO4)3 (vàng nâu) → 2 FeSO4 (lục nhạt) + 2 H2SO4
d. Dung dịch màu tím bị nhạt dần, sau đó mất màu


5 SO2 + 2 KMnO4 + 2 H2O → K2SO4 + 2 MnSO4 + 2 H2SO4
Câu 10. Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Hàm lượng
rượu trong máu người lái xe không được vượt quá 0,05 %. Để xác định hàm lượng đó
người ta chuẩn độ C2H5OH bằng K2Cr2O7 trong môi trường axit H2SO4, khi lấy Cr2O72- bị
khử thành Cr3+ còn lại C2H5OH bị oxi hóa thành axit axetic. Khi chuẩn độ 25,0 gam huyết
tương của máu của một người lái xa cần dùng 20,0 ml K 2Cr2O7 0,01M. Nếu người ấy lái
xe thì có hợp pháp không? Tại sao? (giả thiết trong thí nghiệm trên chỉ riêng C 2H5OH tác
dụng với K2Cr2O7).
Trả lời:

11. Màu của ngọn lửa
- Muối của Li cháy với ngọn lửa màu đỏ tía
- Muối Na ngọn lửa màu vàng
- Muối K ngọn lửa màu tím
- Muối Ba khi cháy có màu lục vàng
- Muối Ca khi cháy có ngọn lửa màu cam




×