Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phân tích BCTC của tập đoàn Vinamilk năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (654.47 KB, 22 trang )

Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÀI BÁO CÁO
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

Nhóm 1 ( N02)

Giảng viên:

Huế, tháng 4 năm 2017


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCKQKD
BCĐKT
BCTC
DN
DT
LN
EPS
LNST
NN
NT
ROS


VCSH
SXKD

Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo tài chính
Doanh nghiệp
Doanh thu
Lợi nhuận
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Lợi nhuận sau thuế
Năm nay (2017)
Năm trước (2016)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Vốn chủ sở hữu
Sản xuất kinh doanh


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng em quyết định chọn: “Phân tích báo cáo tài chính Tập Đoàn sữa Vinamilk
năm 2017” làm đề tài của nhóm trước hết là để có cái nhìn tổng quan, chi tiết hơn, cũng
như có cơ hội áp dụng những gì đã được học vào việc phân tích Báo cáo Tài chính của
một doanh nghiệp cụ thể. Chúng em hiểu rằng, đối với một nền kinh tế cạnh tranh, hội
nhập quốc tế như nước ta hiện nay thì việc đưa ra một Báo cáo Tài chính với độ chính
xác cao là rất quan trọng. Doanh nghiệp thông qua Báo cáo Tài chính sẽ đánh giá được
tình hình kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn,…của mình, cũng như có cơ sở để đề ra

những chính sách, giải pháp, chiến lược cụ thể giúp tối đa hóa lợi nhuận, giá trị doanh
nghiệp và xác định rõ ràng tiềm năng, tương lai của doanh nghiệp.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tình hình tài chính của công ty thông qua các BCTC. Trên cơ sở đó
đánh giá và đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý tài chính
và nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh của công ty.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Tình hình tài chính của Tập Đoàn sữa Vinamilk năm 2017, bảng CĐKT,
bảng BCKQKD.
Phạm vi: Đề tài giới hạn trong phạm vi hoạt động tài chính tại Tập Đoàn sữa
Vinamilk năm 2017 thông qua các số liệu trong BCTC hợp nhất sau kiểm toán của công
ty năm 2017
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Áp dụng một số phương pháp khoa học như: phương pháp thống kê, phương pháp
tổng hợp, so sánh, phân tích BCTC của công ty.
V. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài hoàn thành với nội dung 3 phần:
Phần 1: Đặt vấn đề


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Phân tích BCTC của Tập Đoàn sữa Vinamilk năm 2017
Chương 3: Giải pháp
Phần 3: Kết luận và kiến nghị

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin cơ bản:
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam, tên khác là Vinamilk.
Mã chứng khoán HOSE : VNM.
Loại hình : Công Ty Cổ Phần.
Giấy phép thành lập : 155/2003QĐ-BCN.
Giấy phép kinh doanh : 0300588569.
Mã số thuế : 0300588569.
Vốn điều lệ: 14.514.534.000.000 (09/2016).
Địa chỉ trụ sở chính : Tòa nhà Vinamilk – Số 10 Tân Trào, P.Tân Phú – Q.7 , TP
HCM.
 Website: www.vinamilk.com.vn









2. Thông tin cổ phiếu:





Mã chứng khoán: VNM
Sàn niêm yết: HOSE
Ngày bắt đầu niêm yết : 28/12/2005
Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 1.451.263.614,00 cổ phiếu


3. Ngành nghề kinh doanh chính:


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

Vinamilk cung cấp hơn 250 chủng loại sản phẩm với các ngành hàng chính:
 Sữa nước: sữa tươi 100%, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất, sữa tiệt trùng, sữa
organic, thức uống cacao lúa mạch với các nhãn hiệu ADM GOLD, Flex, Super
SuSu.
 Sữa chua: sữa chua ăn, sữa chua uống với các nhãn hiệu SuSu, Probi, ProBeauty.
 Sữa bột: sữa bột trẻ em Dielac, Alpha, Pedia, Grow Plus, Optimum Gold, bột dinh
dưỡng Ridielac, sữa bột người lớn như Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent,
CanxiPro, Mama Gold.
 Sữa đặc: Ngôi Sao Phương Nam (Southern Star) và Ông Thọ.
 Kem và phô mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc Kem, Nhóc
Kem Ozé, phô mai Bò Đeo Nơ.

4. Vị thế và thành tích của Công ty:
Với vị thế của một thương hiệu lớn trong lịch sử 40 năm phát triển, Công ty Sữa Việt
Nam (Vinamilk) luôn khẳng định vị trí và vai trò dẫn đầu trong ngành sữa Việt Nam.
Đạt được giải thưởng này, sản phẩm sữa nước ADM của Vinamilk đã vượt qua hơn 100
sản phẩm được đề cử đến từ 70 quốc gia. Ngoài ra, Vinamilk còn được nhiều giải thưởng
khác về doanh nghiệp như đứng thứ nhất trong top 40 công ty giá trị nhất Việt Nam của
Forbes Việt Nam năm 2016.
Đến nay, Vinamilk đã có hệ thống 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam, tự hào là
những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn quốc tế Thực hành nông nghiệp tốt
toàn cầu (Global G.A.P.). Các trang trại của Vinamilk đều có quy mô lớn với toàn bộ bò
giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ, và New Zealand.
Tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và hộ

nông dân có ký kết hợp đồng hợp tác phát triển đàn bò và bán sữa cho Vinamilk là hơn
120.000 con bò, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu để sản xuất ra trên 3 triệu
ly sữa/ một ngày. Trong các năm sắp tới, Vinamilk dự kiến sẽ tiếp tục nhập bò giống cao
cấp từ các nước Mỹ, Úc, New Zealand để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang
trại mới.


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

Trong các năm vừa qua, thị trường sữa tiếp tục đạt mức tăng trưởng khả quan và tiềm
năng tăng trưởng của thị trường sữa Việt Nam còn rất lớn trong những năm tới. Khi thu
nhập và mức sống của người dân Việt Nam được nâng cao trong những năm tới, thì nhu
cầu những sản phẩm dinh dưỡng từ sữa sẽ ngày một phát triển. Là công ty sữa hàng đầu ở
Việt Nam với hơn 50% thị phần trong ngành sữa, đứng đầu ở hầu hết các ngành hàng như
sữa nước, sữa bột, sữa chua và sữa đặc, Vinamilk luôn tiên phong với các sản phẩm sữa
chất lượng quốc tế, đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng ngày một cao và đa dạng của người
Việt Nam.
Hơn 38 năm hình thành và phát triển, với bản lĩnh mạnh dạn đổi mới cơ chế, đón đầu
áp dụng công nghệ mới, bản lĩnh đột phá, phát huy tính sáng tạo và năng động của tập
thể, Vinamilk đã vươn cao, trở thành điểm sáng kinh tế trong thời Việt Nam hội nhập
WTO. Vinamilk đã trở thành một trong những Doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên
tất cả các mặt, đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Với
những thành tích nổi bật đó, Công ty đã vinh dự


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

nhận được các Danh hiệu cao quý:

5.Định hướng phát triền:

 TẦM NHÌN


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người“
 SỨ MỆNH
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp
hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống
con người và xã hội”
Giá trị cốt lõi : “ Trở thành biểu tượng và niềm tin hàng đầu của Việt Nam về sản
phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người ”
 TRIẾT LÝ KINH DOANH
Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì
thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của
Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng.

 CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG
Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản
phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh,
tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VINAMILK NĂM 2017


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1


1. Phân tích các tỷ số tài chính:
1.1 Tỷ số thanh khoản:
a) Tỷ số thanh khoản hiện thời:
Tỷ số thanh khoản hiện thời =
==1,99
- Ý nghĩa: Mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của tập đoàn Vinamilk năm 2017 có khoảng
1,99 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng thanh toán.
-Đánh giá: 1,99 > 1
Giá trị tài sản ngắn hạn của tập đoàn lớn hơn tài sản nợ ngắn hạn, do đó tài sản của công
ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tình hình thanh khoản của
doanh nghiệp tốt.
-So sánh:
+ Tỷ số thanh khoản hiện thời năm nay < năm trước (2.89) thể hiện khả năng
thanh khoản của công ty năm 2016 giảm.
+ Tỷ số thanh khoản hiện thời của Vinamilk < Tỉ số thanh khoản hiện thời của
ngành Thực phẩm và Đồ uống (2,02). Mặc dù tỷ số thanh khoản hiện thời của Vinamilk
năm 2017 vẫn lớn hơn 1 nhưng so với năm trước và mức trung bình của ngành thì
Vinamilk vẫn chưa tốt lắm.
Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán hiện hành từ năm 2014 đến năm
2017


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

b) Tỷ số thanh khoản nhanh:
Tỷ số thanh khoản nhanh =
= =1,60
- Ý nghĩa: Mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của tập đoàn Vinamilk năm 2017 có khoảng
1,60 đồng tài sản ngắn hạn có thể huy động ngay để thanh toán.
- Đánh giá: 1,60 > 1. Điều này cho thấy giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản

nhanh lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay tài sản ngắn hạn có thể đảm bảo cho việc thanh
toán ngay các khoản nợ ngắn hạn nếu các chủ nợ đòi tiền cùng một lúc. Tình hình thanh
khoản nhanh của DN nhìn chung không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay các
khoản nợ ngắn hạn.
- Nhìn vào hai tỷ số thanh khoản ta thấy tỷ số thanh khoản nhanh thấp hơn so với tỷ số
thanh khoản hiện thời. Điều này có nghĩa giá trị hàng tồn kho và giá trị tài sản ngắn hạn
có tính thanh khoản kém khác của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tài sản ngắn hạn.
- So sánh:
+ Tỉ số này của NN lớn hơn của NT (2.19), cho thấy khả năng thanh khoản nhanh
của năm nay thấp hơn năm ngoái.
+ Tỉ số này của VNM lớn hơn so với Ngành Thực phẩm và Đồ uống (1,42). Nhìn
chung khả năng thanh toán nhanh của công ty này đạt trên mức trung bình so với Ngành.
1.2 Tỷ số hiệu quả hoạt động:
a) Tỷ số hoạt động hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho =
= = 6.28 (vòng)
Số ngày tồn kho = = = 58 (ngày)


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

-Ý nghĩa: Hàng tồn kho của công ty quay được 6,28 vòng một năm để tạo ra doanh thu.
Nên bình quân một năm, tồn kho của tập đoàn mất hết 58 ngày.
-Đánh giá: Vòng quay hàng tồn kho là 6,28 vòng khiến cho số ngày tồn kho là 58 ngày,
Vinamilk đã đầu tư nhiều vào hàng tồn kho làm cho tỷ số thanh khoản nhanh của công ty
chỉ đạt ở mức trung bình.
-So sánh: Vòng quay hàng tồn kho NN lớn hơn NT (5,87 vòng) dẫn đến số ngày tồn kho
nhỏ hơn năm ngoái khoảng 4 ngày. (NT=62 ngày).
b) Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân = 365

= x 365
=16.67
-Ý nghĩa: Năm 2017 bình quân công ty mất khoảng 17 ngày cho một khoản phải thu.
-Đánh giá: Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của tập đoàn Vinamilk khá thấp, đã thể
hiện doanh nghiệp này không bị đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp phải những
khoản nợ khó đòi, tốc độ thu hồi nợ nhanh và đạt hiệu quả quản lý cao. Ngoài ra còn cho
thấy tính lưu động của tài sản mạnh, năng lực thanh toán ngắn hạn rất tốt, về một mức độ
nào đó có thể khoả lấp những ảnh hưởng bất lợi của tỷ suất lưu động thấp. Cần theo dõi
các khoản phải thu để theo dõi nợ quá hạn và có biện pháp xử lí thích hợp.
c) Vòng quay tổng tài sản:
Vòng quay tổng tài sản =
= = 1,60
-Ý nghĩa: Trung bình mỗi đồng tài sản của DN tạo ra được khoảng 1,60 đồng doanh thu.


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

-Đánh giá: Tỷ số vòng quay tổng tài Vinamilk chưa thực sự sử dụng tài sản của mình
một cách hiệu quả, chưa hoạt động gần hết công suất.
-So sánh:
+Vòng quay tổng tài sản của NN tuy có nhỏ hơn NT (1,60<1,65), tức hiệu quả sử dụng
có giảm nhưng giảm nhẹ, không đáng kể.
1.3 Tỷ số quản lý nợ:
a) Tỷ số nợ trên tổng tài sản:
Tỷ số nợ trên tổng tài sản = = =0,31
-Ý nghĩa: Khoảng 31% giá trị tài sản của công ty Vinamilk được tài trợ từ nợ vay. Hay
nói cách khác cứ 100 đồng tài sản thì có 31 đồng nhờ đi vay mà có.
-Đánh giá: Tỷ số này của công ty nằm ngoài khoảng 50 - 70% có nghĩa doanh nghiệp
hiện ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản. Về mặt tích cực, khả năng tự chủ tài chính của
cao. Tuy nhiên, mặt khác công ty không tận dụng được lợi thế đòn bẩy tài chính và đánh

mất cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.
-So sánh:
+ Tỉ số này có tăng so với NT (0,24), có thể nói đây là một mặt tiêu cực khi tỉ lệ nợ trên
tổng tài sản đã tăng lên
+ Tỉ số này của Vinamilk bé hơn so với Ngành Sản xuất Thực phẩm (0,31> 0.12) cho
thấy VNM đã sử dụng tiền đi vay nhiều hơn ngành để tạo ra lợi nhuận.


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

Hình 1.2 Biểu đồ biểu diễn tỷ số nợ so với tổng tài sản của VNM
(Nguồn: )
b) Tỷ số nợ so với VCSH:
Tỷ số nợ so với VCSH = =


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

Hình 1.3. Biểu đồ biểu diễn tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu của VNM
(Nguồn: )
- Ý nghĩa: Tỉ số nợ so với VCSH năm 2017 của Vinamilk là 0,45 có nghĩa là mức độ sử
dụng nợ của DN gấp 0.45 lần VCSH.
- Đánh giá: Tỉ số nợ với VCSH của Vinamilk thấp hơn 1. Chứng tỏ công ty sử dụng nợ ít
hơn là sử dụng VCSH để tài trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ
tài chính và khả năng còn được vạy nợ cao. Mặt trái là DN không tận dụng được lợi thế
đòn bẩy tài chính và đánh mất bộ tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ.
- So sánh: Tỉ số nợ so với VCSH NN > NT (0,31). Điều này chứng tỏ là việc tự chủ tài
chính của công ty là thấp và khả năng vay không ổn định.
1.4 Tỷ số khả năng sinh lợi:
a)Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:

Tỷ số lơi nhuận trên doanh thu = 100
= 20,1%
- Ý nghĩa: Cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được 20,1 đồng lợi nhuận.
- Đánh giá: Năm 2016 VNM có tỉ số doanh thu trên doanh thu là 20,1 lớn hơn 0 nên DN
kinh doanh có lãi
- So sánh: Tỉ số LN trên doanh thu năm nay lớn hơn năm trước (20.1% > 20.01%)
b)Tỷ lệ LN ròng trên tài sản (ROA):


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

Hình 1.4: Hệ số thu nhập trên tài sản ROA(%) của Tập đoàn Vinamilk
(Nguồn: )
ROA = 100

- Ý nghĩa: Bình quần cứ mỗi 100 đồng tài sản của VNM tạo ra được 32,1 đồng LN cho
cổ đông.
- Đánh giá: Doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận trên lượng đầu tư ít.
- So sánh: +ROA năm nay < năm trước (32.94%) cho thấy Tỷ suất lợi nhuận so với tổng
tài sản của VNM có giảm nhẹ.
+ROA của VNM cao hơn nhiều lần so với ROA bình quân ngành Thực phẩm
và đồ uống (6.91%). Điều này cho thấy, mặc dù ROA của doanh nghiệp có giảm nhẹ so
với năm ngoái, nhưng so với trung bình toàn ngành thì VNM vẫn ở mức cao.
c)Tỷ số LN ròng trên VCSH (ROE):


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

(Ngu
ồn: )

Hình 1.5: Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) (%) của Tập đoàn Vinamilk

ROE = 100

- Ý nghĩa: Bình quần cứ mỗi 100 đồng VCSH của DN tạo ra được 44,42 đồng lợi nhuận
dành cho cổ đông.
- Đánh giá: Năm 2016 VNM có tỉ số ROE cao hơn năm trước (43,22%) cho thấy DN sử
dụng đồng vốn cổ đông có hiệu quả tức là DN đã cân đối được với vốn đi vay khác để
khai thác lợi thế của mình và cao hơn so với mức trung bình của ngành.
1.5 Tỷ số giá trị thị trường:
a) Tỷ số P/E (Price/Earning Ratio):
Tỷ số P/E = = 32,8
-Ý nghĩa: Để kiếm được 1 đồng lợi nhuận của công ty, các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ 32,8
đồng. Điều này chứng tỏ vị thế, tiềm năng của VNM được đánh giá cao.


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

-So sánh:
Chỉ tiêu
Tỷ số P/E

2015
21,92

2016
21,54

2017
32,8


-Nhận xét Mặc dù tỷ số P/E của năm 2016 có giảm nhẹ so với năm 2015 nhưng đến năm
2017 tỷ số này đã tăng mạnh và đạt mức 32,8. Điều này chứng tỏ, giá cổ phiếu tại thời
điểm này đang ở mức cao, doanh nghiệp không có vấn đề về tài chính
b) Thu nhập mỗi cổ phiếu
EAT - Pd
= 6.36 (nghìn đồng)
Ns
-Ý nghĩa: Nếu mỗi nhà đầu tư năm giữ 1 cổ phiếu thường của VNM thì sẽ nhận được cổ
EPS =

tức là 6,36 nghìn đồng
-So sánh:
Chỉ tiêu
EPS (nghìn đồng)

2015
5,84

2016
5,83

2017
6,36

-Nhận xét: Từ năm 2015 sang 2016, thu nhập trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp giảm
từ 5840 đồng xuống 5830 đồng, có thể thấy trong năm 2015 doanh nghiệp có sự giảm
không đáng kể về doanh thu nên làm con số EPS giảm. Đến năm 2016, EPS của doanh
nghiệp tăng mạnh lên 6.360 đồng cho thấy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn
mang lại lợi nhuận cao hơn

2. Phân tích cơ cấu:
2.1. Theo bản CĐKT:
Cơ cấu tài sản của Tập đoàn Vinamilk có sự thay đổi về tài sản ngắn hạn và tài sản dài
hạn, tỷ trọng nợ tăng lên
+ Tài sản ngắn hạn tăng 4,98% so với năm 2016 và tài sản dài hạn giảm 4,98% so
với năm 2016.


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

+ VCSH giảm 7,41% so với năm 2016.
+ Trong khi đó công ty đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng nợ ngắn hạn trong khi
nợ dài hạn giảm không đáng kể.

Năm 2016

Năm 2017

Giá trị

Tỷ trọng
Giá trị
(%)

Tài sản dài hạn

10.704.828.639.6
75

36,44


Tài sản ngắn hạn

18.673.827.685.7
89

63,56

Nợ phải trả

6.972.707.036.87
9

23,73

Nợ ngắn hạn

6.457.497.982.89
4

21,98

Nợ dài hạn

515.209.053.985

VCSH

22.405.949.288.5
85


Tỷ
trọng

14.359.884.047.968

41,42

20.307.434.789.529

58,58

10.794.261.023.636

31,14

10.195.562.827.092

29.41

1,75

598.698.196.544

1,73

76,27

23.873.057.813.861


68,86

Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu bảng CĐKT Tập đoàn sữa Vinamilk năm 2016 và năm 2017
(Nguồn: Bảng CĐKT tập đoàn sữa VInamilk năm 2016, 2017)
2.2. Theo bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Giá vốn hàng bán

Năm 2016

Năm 2017

Giá trị

Giá trị

46.794.339.400.274

26,806,931,066,476


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

Chi phí bán hàng

10,758,752,992,255

11,536,533,571,799

Chi phí quản lý DN


1,053,251,528,978

1,267,606,271,090

DT hoạt động tài chính

722,560,775,263

816,316,778,53

LNST

9,363,829,777,490

10,278,174,553,166

Chi phí thuế TNDN

1,873,796,793,406

1,950,770,830,970

LN thuần từ hoạt động
46,794,339,400,274
KD

51,041,075,885,109

Chi phí tài chính


102,450,313,571

87,037,548,276

Thu nhập khác

182,321,601,244

213,080,586,430

Chi phí khác

104,985,689,883

210,553,389,939

Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu bảng BCKQKD Tập đoàn sữa Vinamilk

3. Phân tích Du Pont:
ROA = ROS vòng quay tổng TS
Năm 2016

Năm 2017

ROA

31,83

29,7


ROS

19,98

20,17

Vòng quay tổng TS

1,65

1,59

Bảng 2.3: Phân tích Du Pont


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

Nhận xét: ROA giảm nhẹ do tác động của vòng quay tổng tài sản giảm, mặc dù ROS có
tăng nhẹ.

PHẦN 3: KẾT LUẬN:
Cùng với sự phát triển đổi mới của đất nước, Công ty CP Sữa Việt Nam –
Vinamilk cũng đã có được những bước tiến vượt bậc. Dấu ấn sâu đậm nhất của chặng
đường này chính là đã tạo dựng một thương hiệu Vinamilk không chỉ mang tầm quốc gia
mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Hơn chục năm phát triển, Vinamilk luôn là lá cờ đầu,
là doanh nghiệp Việt đi tiên phong trong quá trình xây dựng ngành sữa Việt Nam ngày
một lớn mạnh, thông qua đó góp phần xây dựng và đóng góp vào sự phát triển của nước
nhà.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu

tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất.
Bên cạnh những lợi thế sẵn có thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng
loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công. Việc phân tích tình hình tài chính
sẽ giúp các doanh nghiệp xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình và Công ty cổ phần sữa
Vinamilk cũng không nằm ngoài điều kiện này.
Do đó, phân tích, nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của Công ty để có biện pháp
xử lí và khắc phục sớm là điều cần thiết quan trọng và cũng là mục tiêu chính của đề tài :
“ Phân tích báo cáo tài chính của công ty Cổ Phần sữa Vinamilk”.
Bằng việc kinh doanh có kinh nghiệm và hiệu quả, Công ty Cổ Phần sữa Vinamilk
đã thành công trong việc khuyếch đại nguồn vốn một cách đáng kể, tổng lợi nhuận sau
thuế cao vượt mức so với dự kiến giúp doanh nghiệp trở nên tự chủ hơn trong kinh doanh
và đầu tư. Nói chính xác, doanh nghiệp đang có một tình hình tài chính khả quan và tiềm
năng.
Trong điều kiện thuận lợi như vậy, việc giữ lại một lượng lớn LNST để tái cấu trúc,
tái đầu tư, xây dựng công ty con là hoàn toàn có thể hiểu được và là chủ trương đang
được đẩy mạnh của công ty Cổ Phần sữa Vinamilk.


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1

Luôn tập trung cải tiến cơ cấu tổ chức, chính sách quản lý phù hợp với xu thế, định
hướng phát triển, tiến tới gần hơn tới mục tiêu phát triển bền vững.
Thêm vào đó, với nền tảng vững chắc là đội ngũ cán bộ, nhân viên có khả năng
điều hành, thích ứng nhanh, thực hiện hoạt động kinh doanh tốt, Công ty hoàn toàn có thể
tự tin, mạnh dạn thực hiện những chính sách, chiến lược đổi mới để ngày càng phát triển
hơn.
Những chiến lược kinh doanh đã đề ra ở trên tuy chỉ mang tính chất tham khảo,
nhưng hi vọng thông qua những phân tích, đánh giá, và đề ra chiến lược dựa vào những
dữ liệu mới nhất có thể giúp Vinamilk có thêm những sự lựa chọn cần thiết cho việc

hoạch định chiến lược phát triển, phụng sự sứ mạng, phục vụ cộng đồng của Công ty.


Nhóm 1 (N05) – Tài chính doanh nghiệp 1



×