Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

Phân tích tác phẩm Câu Cá Mùa Thu của Nguyễn Khuyến powerpoint

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.24 KB, 25 trang )

Nguyễn
Khuyến


I. TÌM HIIỂU CHUNG
1. Tác giả
Nguyễn Khuyến là người tài
năng, có cốt cách thanh cao,
có tấm lòng yêu nước ,
thương dân, kiên quyết
không hợp tác với kẻ thù.

Chân dung Nguyễn Khuyến


I. TÌM HIIỂU CHUNG
2. Tác phẩm :
- Bài thơ “ Câu cá mùa thu” thể hiện vẻ đẹp
của cảnh thu , điển hình cho mùa thu làng
cảnh Việt Nam và tình yêu thiên nhiên , đất
nước cùng với tâm trạng u uẩn trước thời thế
của tác giả .
- Tác phẩm nằm trong chùm ba bài thơ : Thu
điếu , Thu ẩm , Thu vịnh của Nguyễn
Khuyến.


II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1 .Cảnh thu _ đặc trưng của nông thôn Bắc bộ
.
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,


Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo .
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí ,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo .
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt ,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”


a) Điểm nhìn để cảm nhận mùa thu của tác giả:

cao

Cảnh thu: gần

xa

gần


bầu trời

mặt ao

ngõ trúc

ao thu,thuyền câu


II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1 . Cảnh thu:
a) Điểm nhìn để cảm nhận mùa

thu của tác giả:
- Cảnh thu được đón nhận từ
gần đến cao , xa rồi từ cao ,
xa trở lại gần: từ mặt ao,
nhìn lên bầu trời, nhìn ra ngõ
trúc, rồi trở về với ao thu,
với thuyền câu.
 Không gian mùa thu, cảnh
sắc mùa thu mở ra nhiều
hướng thật sinh động.


b) Cảnh thu
- Không khí mùa thu được gợi lên từ “Ao thu lạnh lẽo”
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”
+ Từ láy “ lạnh lẽo”

nước thu se lạnh
khí thu hiu hắt
tâm trạng u uẩn
của thi nhân


b) Cảnh thu
- Không khí mùa thu được gợi lên từ
thu lạnh lẽo”

“Ao

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”

+ Từ láy “ lạnh lẽo” đặc tả làn nước thu se
lạnh , không khí đượm vẻ hiu hắt ,gợi tâm trạng
u uẩn của nhà thơ trong những tháng ngày ở
ẩn .


II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1 . Sáu câu thơ đầu miêu tả cảnh thu _
trưng của nông thôn Bắc bộ .
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo .
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí ,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo .
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt ,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

đặc


b) Cảnh thu
- Màu sắc thanh nhã .
hình thức liệt kê + tính từ :
“nước trong veo”
“sóng biếc”
“lá vàng”
“trời xanh ngắt”

màu sắc
thanh nhã,
trong sáng

và dịu dàng
của mùa thu.




Nền chủ đạo của bức tranh thu ấy là màu xanh :

xanh trong của nước
xanh biếc của sóng
xanh ngắt của trời
xanh rợp của trúc
xanh lục của bèo


b) Cảnh thu
- Màu sắc thanh nhã  Tác giả điểm xuyết vào bức tranh
thu, vệt trắng của tầng mây lơ lửng và chấm vàng của
chiếc lá thu rơi.


b) Cảnh thu
_ Màu sắc thanh nhã .
 Đúng như Xuân Diệu nhận xét:
“Cái thú vị ở bài Thu điếu là ở các điệu
xanh : xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre,
xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm
ngang của chiếc lá thu rơi”.



- Đường nét dịu dàng , phóng khoáng ;
Ao thu nhỏ
Sóng “hơi gợn tí”
Lá vàng “khẽ đưa vèo”
“Tầng mây lơ lửng”
“Ngõ trúc quanh co”
“Chiếc thuyền câu
bé tẻo teo”
Dáng người … tựa gối ,
ôm cần

Cái hồn dân dã
của cảnh thu ở
 đây là nét riêng
của làng quê
vùng đồng bằng
Bắc bộ.


c) Cảnh trong “Câu cá mùa thu” đẹp nhưng tĩnh
lặng, đượm buồn.
- Không gian tĩnh, vắng tiếng, vắng người:
+ Các chuyển động rất khẽ
“Sóng… hơi gợn tí”

tính từ + động từ miêu tả làn
sóng dịu nhẹ lăn tăn trên mặt ao.

“Tầng mây lơ lửng”


từ láy “lơ lửng”
những
áng mây trôi nhẹ trên
bầu trời trong vắt.

“lá vàng... khẽ đưa vèo”

Tính từ + động từ
chiếc
lá khẽ khàng rơi trước
làn gió thu dịu nhẹ.


c) Cảnh trong “Câu cá mùa thu” đẹp nhưng
tĩnh lặng, đượm buồn.
- Không gian tĩnh, vắng tiếng, vắng người:

+ Các chuyển động rất khẽ

 Nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm
nổi rõ sự tĩnh lặng của cảnh thu và
không gian thanh vắng .


c) Cảnh trong “Câu cá mùa thu” đẹp nhưng tĩnh lặng,
đượm buồn.
- Không gian tĩnh, vắng tiếng, vắng người:

“Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
+“Khách vắng teo” -> Không gian rất vắng

 Câu thơ vẽ nên chiều sâu của bức tranh và sự yên
ắng hoàn toàn của khung cảnh, gợi nỗi buồn sâu lắng.


c) Cảnh trong “Câu cá mùa thu” đẹp nhưng tĩnh lặng, đượm
buồn.
- Không gian tĩnh, vắng tiếng, vắng người:

+ Âm thanh nho nhỏ của tiếng cá đớp mồi:
“Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
Vần “eo” + nghệ thuật lấy động tả tĩnh
“veo”
“teo”
“vèo”
“bèo”
Tô đậm sự yên ắng , tĩnh mịch của không gian


1. Cảnh thu
 Cảnh thu vừa trong, vừa tĩnh là nét
đặc trưng của mùa thu ở nông thôn đồng
bằng Bắc Bộ , được cảm nhận bằng nhiều
giác quan: thị giác, thính giác và bằng cả
tâm hồn của thi nhân. Phải là người có
tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu nặng,
tác giả mới tạo nên được những vần thơ
đẹp đến như vậy.


2.Tình thu – Một tâm hồn thiết tha với quê

hương
“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được ,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo .”
- Nói chuyện câu cá nhưng thực ra nhà thơ
đang đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi
lòng.
- Cảnh phải cực yên và tâm phải cực tĩnh
thì nhà thơ mới nghe được cái “nốt lặng”
ấy của thiên nhiên.


- Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh: Tiếng lá

“khẽ đưa vèo” ở câu bốn và tiếng cá “đớp
động” ở câu tám , càng làm nỗi rõ sự tĩnh lặng
của không gian. Cái tĩnh lặng, vắng vẻ, đượm
buồn của cảnh thu đó cũng là nỗi buồn sâu kín
của bậc ẩn sĩ , tuy yêu nước nhưng đành bất
lực trước thời thế, xa lánh vòng danh lợi, tìm
đến thiên nhiên để gửi gắm tâm sự và giữ lấy
tâm hồn trong sạch của mình giữa dòng đời
trong đục, khi vận nước suy vong.


* Đánh giá:
- Nội dung:
Cảnh thu trong “Câu cá mùa thu” có vẻ
đẹp thanh sơ, bình lặng , rất mực thân
quen là “điển hình hơn cả cho mùa thu
của làng cảnh Việt Nam , hòa hợp với vẻ

đẹp thanh cao, buồn lặng, kín đáo của
tâm tâm hồn thi nhân.


- Nghê thuật:
+ Thơ xưa khi viết về mùa thu thường dùng những hình ảnh có tính
chất ước lệ như: sen tàn, cúc nở, lá ngô đồng rụng, rừng phong lá
đỏ. Còn mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến là hình ảnh tả thực,
gần gũi thân quen đậm đà màu sắc dân tộc.
+ Ngôn ngữ thơ bình dị, trong sáng có khả năng diễn đạt rất tinh
tế những biểu hiện của sự vật và lòng người.
+ Đặc biệt Nguyễn Khuyến đã sử dụng vần “eo” rất thần tình vì nó
không chỉ là nghệ thuật chơi chữ để biểu đạt nội dung mà nó còn
góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần , phù hợp
với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
+ Nghệ thuật lấy động tả tĩnh là một trong những nét đặc sắc của
thơ ca cổ điển phương Đông đã được Nguyễn Khuyến vận dụng rất
đắt.


III KẾT LUẬN:

- Bài thơ “Câu cá mùa thu” nói riêng và thơ
về làng quê của Nguyễn Khuyến nói chung
chính là con người của ông: một nhà nho
yêu nước thanh bạch, khí tiết, gắn bó sâu
nặng với làng quê , đất nước .
- Nguyễn Khuyến xứng đáng là “nhà thơ
của làng cảnh Việt Nam” .



×