Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

THIẾT KẾ MỘT BÀI DẠY HỌC VẬT LÝ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG BÀI TẬP SÁNG TẠO ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.78 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TIỂU LUẬN
BÀI TẬP VẬT LÍ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

Học viên cao học

: Lê Vũ Trường Sơn

GVHD

: TS. Nguyễn Thanh Hải

Chuyên ngành

: LL&PPDH môn Vật Lí

Khóa học

: K36

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

A. PHẦN MỞ ĐẦU


Trong công cuộc đổi mới của đất nước đã và đang đặt ra cho ngành Giáo
dục nhiệm vụ to lớn và hết sức nặng nề đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đê
thực hiện nhiệm vụ này, bên cạnh việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình
và sách giáo khoa ở mọi bậc học, chúng ta đã quan tâm nhiều đến việc đổi mới
phương pháp dạy học. Vấn đề này đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo
ngành Giáo dục quan tâm và nó đã được thê hiện rõ trong Luật giáo dục
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Đê tạo ra những con người lao động mới có năng lực sáng tạo cần có một
phương pháp dạy học mới đê khơi dậy và phát huy được tư duy sáng tạo của
người học. Vấn đề đặt ra là phải có những biện pháp cụ thê, dễ thực hiện và có
tính thực tiễn dạy học cao đê giáo viên có thê giúp học sinh phát huy năng lực tư
duy sáng tạo, giúp người học phát triên năng lực tư duy sáng tạo đê học và làm
việc tốt hơn.
Do đó, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra trong hoạt động giáo dục là phải
đổi mới phương pháp dạy học, trong đó đổi mới phương pháp dạy học Vật lí
cũng là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều. Vì thế nhiệm vụ của
người giáo viên là mở rộng trí tuệ, hình thành năng lực, kỹ năng cho học sinh
chứ không phải làm đầy trí tuệ của các em bằng cách truyền thụ các tri thức đã
có. Việc mở rộng trí tuệ đòi hỏi giáo viên phải biết cách dạy cho học sinh tự suy
nghĩ, phát huy hết khả năng, năng lực của bản thân mình đê giải quyết vấn đề
mà học sinh gặp phải trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
Do vậy, rèn luyện và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh là
một mục tiêu mà các nhà giáo dục phải lưu tâm và hướng đến.

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 1



Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số vấn đề cơ bản về tư duy sáng tạo
1.1. Khái niệm tư duy sáng tạo
- Theo Vugotxki L.X : Hoạt động sáng tạo là bất cứ hoạt động nào của
con người tạo ra được cái gì mới, không kê rằng cái được tạo ra ấy là vật cụ thê
hay là sản phẩm của trí tuệ hoặc tình cảm chỉ sống và biêu lộ trong bản thân con
người.
- Nhà tâm lý học Mỹ Willson M. cho rằng: “Sáng tạo là quá trình mà kết
quả là tạo ra những kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng dạng năng lượng, các
đơn vị thông tin, các khách thê hay tập hợp của hai ba yếu tố nêu ra”.
- Theo Chu Quang Tiềm, “Sáng tạo, căn cứ vào những ý tưởng đã có sẵn
làm tài liệu rồi cắt xén, chọn lọc, tổng hợp lại đê thành một hình tượng mới”.
Quan niệm này nhấn mạnh đến những cái đã biết làm cơ sở cho sự sáng tạo.
- Guilford J.P. (Mỹ) cho rằng: TDST là tìm kiếm và thê hiện những
phương pháp lôgíc trong tình huống có vấn đề, tìm kiếm những phương pháp
khác nhau và mới có việc giải quyết vấn đề, giải quyết nhiệm vụ. Do đó sáng tạo
là một thuộc tính của TD, là một phẩm chất của quá trình TD. Người ta còn gọi
đó là TDST.
- Trong cuốn “Sổ tay Tâm lý học”, tác giả Trần Hiệp và Đỗ Long cho
rằng: “Sáng tạo là hoạt động tạo lập phát hiện những giá trị vật chất và tinh thần.
Sáng tạo đòi hỏi cá nhân phải phát huy năng lực, phải có động cơ, tri thức, kĩ
năng và với điều kiện như vậy mới tạo nên sản phẩm mới, độc đáo, sâu sắc”.
- Theo từ điên triết học, “Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người

tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần, mới về chất. Các loại hình sáng tạo được
xác định bởi đặc trưng nghề nghiệp như khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật,
tổ chức, quân sự,…Có thê nói sáng tạo có mặt trong mọi lĩnh vực của thế giới
vật chất và tinh thần”.

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 2


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

Từ các khái niệm về TDST, có thê thấy mặc dù sáng tạo được giải thích ở
các góc độ khác nhau nhưng các tác giả đều thống nhất cho rằng: TDST là một
thuộc tính, một phẩm chất trí tuệ đặc biệt của con người; hoạt động sáng tạo
diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực; bản chất của sáng tạo là con người tìm
ra cái mới, cái độc đáo và có giá trị xã hội.
Vậy, có thê hiêu đơn giản rằng: TDST là tư duy có khuynh hướng phát
hiện và giải thích bản chất sự vật theo lối mới, hoặc tạo ra ý tưởng mới, cách
giải quyết mới không theo tiền lệ đã có.
1.2. Các đặc trưng tư duy sáng tạo
Trong nghiên cứu về TDST, đã có nhiều quan niệm về các đặc trưng
(thuộc tính) của TDST. Các quan niệm đều tập trung cho rằng tính linh hoạt, tính
thuần thục, tính độc đáo, tính nhạy cảm vấn đề, tính phê phán, tính độc lập, tính
chi tiết, khả năng giải quyết vấn đề theo cách mới là những đặc trưng của TDST.
Khi nghiên cứu về TDST, Guilford J.P., nhà tâm lý học Mỹ cho rằng: tư
duy phân kỳ (divergence thinking) là loại TDST, có đặc trưng: mềm dẻo
(flexibility), thuần thục (fluency), độc đáo (originality) và nhạy cảm vấn đề

(problemsensibility). Theo ông, TDST về bản chất là tìm kiếm và thê hiện những
phương pháp lôgíc trong tình huống có vấn đề, tìm kiếm những phương pháp
khác nhau và mới của việc giải quyết vấn đề, giải quyết nhiệm vụ. Do đó sáng
tạo là một thuộc tính của TD, là một phẩm chất của quá trình TD. Ông cũng
khẳng định năng khiếu sáng tạo có sẵn ở các mức độ biến thiên ở mọi cá thê
bình thường (tức mọi cá nhân bình thường đều có khả năng sáng tạo). Đồng thời
cho rằng quá trình sáng tạo có thê tái tạo tự giác (tức có thê dạy và học được với
một số lớn cá thê).
Tính mềm dẻo (flexibility)
Tính mền dẻo là khả năng dễ dàng chuyên từ hoạt động trí tuệ này sang
hoạt động trí tuệ khác. Đó là năng lực chuyên dịch dễ dàng nhanh chóng trật tự
của hệ thống tri thức, xây dựng phương pháp tư duy mới, tạo ra sự vật mới trong
mối liên hệ mới,… dễ dàng thay đổi các thái độ đã cố hữu trong hoạt động trí

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 3


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

tuệ của con người. Có thê thấy rằng tính mềm dẻo (linh hoạt) của TD có những
đặc điêm sau:
- Dễ dàng chuyên từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác; dễ
dàng chuyên từ giải pháp này sang giải pháp khác.
- Điều chỉnh kịp thời hướng suy nghĩ nếu gặp trỡ ngại.
- Suy nghĩ không rập khuôn, không áp dụng một cách máy móc những tri
thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có vào trong những điều kiện, hoàn cảnh mới

trong đó có những yếu tố đã thay đổi.
- Có khả năng thoát khỏi ảnh hưởng kìm hãm của những kinh nghiệm,
phương pháp, cách thức suy nghĩ đã có.
- Nhận ra vấn đề mới trong điều kiện đã quen thuộc, nhìn thấy chức năng
mới của đối tượng đã quen biết.
Tính thuần thục (fluency)
Tính thuần thục (lưu loát, nhuần nhuyễn) thê hiện khả năng làm chủ tư
duy, làm chủ kiến thức, kĩ năng và thê hiện tính đa dạng của các cách xử lý khi
giải quyết vấn đề. Đó chính là năng lực tạo ra một cách nhanh chóng sự tổ hợp
giữa các yếu tố riêng lẻ của tình huống, hoàn cảnh, đưa ra giả thuyết về ý tưởng
mới. Nó được đặc trưng bởi khả năng tạo ra một số lượng nhất định các ý tưởng.
Tính thuần thục của TD thê hiện ở các đặc trưng sau:
- Khả năng xem xét đối tượng dưới nhiều khía cạnh khác nhau; có cái
nhìn đa chiều, toàn diện đối với một vấn đề.
- Khả năng tìm được nhiều giải pháp trên nhiều góc độ và nhiều tình
huống khác nhau.
- Khả năng tìm được nhiều giải pháp cho một vấn đề từ đó sàng lọc các
giải pháp đê chọn được giải pháp tối ưu.
Tính độc đáo (originality)
Tính độc đáo là khả năng tìm kiếm và quyết định phương thức lạ và duy
nhất.
Tính độc đáo được đặc trưng bởi các khả năng sau:
- Khả năng tìm ra những liên tưởng và kết hợp mới.

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 4


Tiểu luận


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

- Khả năng tìm ra các mối liên hệ trong những sự kiện bên ngoài tưởng
như không có quan hệ với nhau.
- Khả năng tìm ra những giải pháp lạ tuy đã biết những giải pháp khác.
Ngoài ra, TDST còn được đặc trưng bởi nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn
như:
- Tính chi tiết (elaboration): là khả năng lập kế hoạch, phối hợp giữa các
ý nghĩ và hành động, phát triên ý tưởng, kiêm tra và chứng minh ý tưởng. Nó
làm cho TD trở thành một quá trình, từ chỗ xác định được vấn đề cần giải quyết,
huy động vốn kiến thức kinh nghiệm có thê sử dụng đê giải quyết đến cách giải
quyết, kiếm tra kết quả. Nghĩa là những ý tưởng sáng tạo phải thoát ra biến
thành sản phẩm có thê quan sát được. Chẳng hạn như một sáng chế khoa học,
một tác phẩm văn chương, một nguyên lý, hay một phương thức hành động.
- Tính nhạy cảm (problemsensibility) : là năng lực phát hiện vấn đề, mâu
thuẫn, sai lầm, bất hợp lý một cách nhanh chóng, có sự tinh tế của các cơ quan
cảm giác, có năng lực tự giác, có sự phong phú về cảm xúc, nhạy cảm, cảm nhận
được ý nghĩ của người khác. Tính nhạy cảm vấn đề biêu hiện sự thích ứng
nhanh, linh hoạt. Tính nhạy cảm còn thê hiện ở chỗ trong những điều kiện khắc
nghiệt, khó khăn, gấp rút về mặt thời gian mà chủ thê vẫn tìm ra được giải pháp
phù hợp, tối ưu,…
Các đặc trưng trên của TDST không tách rời nhau mà chúng có liên hệ
mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, trong đó tính độc đáo được cho là quan
trọng nhất trong biêu đạt sáng tạo, tính nhạy cảm vấn đề đi liền với cơ chế xuất
hiện sáng tạo. Tính mềm dẻo, thuần thục là cơ sở đê có thê đạt được tính độc
đáo, tính nhạy cảm, tính chi tiết và hoàn thiện.
1.3. Đặc điểm, nhân cách của người có tư duy sáng tạo
Nhiều nhà tâm lý học coi thuộc tính phẩm chất của những nhân cách sáng
tạo có ảnh hưởng rất lớn đến TDST của con người. Nhiều học giả nghiên cứu

sáng tạo đã tìm các chứng cứ đê khẳng định các thuộc tính nhân cách có liên
quan đến sáng tạo. Đó là các tên tuổi tiêu biêu như: Dacey J. & Lenmon K.
(1998), Csikszentmihalyi M. (1996), Winner E. (1996), Sternberg R.J & Lubart

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 5


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

T.L. (1995), Getzel J.W. (1975),… Sau những nghiên cứu, khảo nghiệm, các tác
giả đã chỉ ra rằng các phẩm chất nhân cách có liên quan mật thiết với quá trình
sáng tạo.
Dacey J. & Lenmon K. (1998) nghiên cứu 2036 nhà khoa học và đã thấy
những đức tính nổi bật của họ là: lòng tin, tinh thần say mê đối với công việc,
không sợ thất bại. Theo ông một đức tính quan trọng tồn tại trong các nhà khoa
học vĩ đại nhất là sự sẵng cáng đáng một khối lượng công việc đồ sộ mà không
sợ thất bại.
Barron F. (1195) đã đưa ra những phẩm chất sau đây của những người
sáng tạo: họ là người có cái tôi rõ rệt, có tình cảm bền vững, ổn định, có tính độc
lập và tự điều chỉnh cao.
Theo Alfred W. Munzent (Mỹ), người có TDST thường có những phẩm
chất sau: kiên trì, bền bỉ hướng về mục tiêu, linh hoạt năng động, tinh thần xả
thân hết mình trong sáng tạo và năng lực nhận thức cao, có cường độ chú ý khác
thường, dễ xúc động, nhạy cảm.
Một số nhà tâm lý học Liên xô (cũ) thì cho rằng những người sáng tạo có
những đặc điêm sau: có tính mục đích và kiên trì, say mê với công việc, độc đáo

trong cảm xúc và trí tuệ, có năng lực tự lập và tự chủ cao, có niềm tin mãnh liệt
và khả năng vượt qua những trở ngại bên ngoài.
Ngoài ra, khi nghiên cứu thuộc tính của các nhà khoa học, các nhà nghiên
cứu đã khái quát những thuộc tính tạo thành nhân cách sáng tạo của họ như:
phương pháp giải quyết khác thường; nhìn trước được các vấn đề; nắm được
mối liên hệ cơ bản; nhìn từ các con đường, các cách giải quyết khác nhau một
cách tích cực; chuyên từ mô hình này sang mô hình khác; nhạy cảm với các vấn
đề mới từ các vấn đề cũ đã giải quyết xong; biết trước kết quả; nắm được các tư
tưởng khác nhau trong một tình huống nào đó; phân tích các sự kiện theo một
trật tự tối ưu từ đó tìm ra tư tưởng chung; giải đáp được những tình huống đặc
biệt.
Tóm lai, mặc dù tính sáng tạo của TD được xây dựng trên mặt bằng trí lực
nhưng không phải tất cả những người có trí lực cao đều có TDST. Bởi vì, TDST

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 6


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

còn gắn bó mật thiết với những phẩm chất nhân cách của mỗi người. Chúng tôi
cho rằng những phẩm chất, thuộc tính như lao động chuyên cần, say mê, kiên trì
với công việc và lòng tin mãnh liệt cùng nhiều phẩm chất khác như: độc lập, tự
tin, tò mò, hiếu kỳ, dũng cảm, biết nghi ngờ, thích phiêu lưu, linh hoạt, nhạy
cảm,…là những phẩm chất tiêu biêu của người có TDST. Trong dạy học, muốn
phát triên TDST cho HS, người GV cần có những tác động nhằm khơi gợi, hình
thành những phẩm chất, thuộc tính của nhân cách sáng tạo cho HS. Đồng thời,

xem những thuộc tính phẩm chất nhân cách sáng tạo như một trong những điều
kiện cần đê phát triên TDST cho HS.
1.4. Trở ngại của lối mòn tư duy đối với tư duy sáng tạo
Trở ngại của lối mòn tư duy (còn gọi là tính “ì” tâm lý) đối với TDST
được nhiều học giả như Smith (1970,1971,1990), Simon H.A. (1946)., Merton
(1957), Mitroff (1987), Langrehr J.(2005) nghiên cứu.
Chúng ta biết rằng, trải qua một quá trình sống, trong não của chúng ta có
vô vàn lối mòn TD được hình thành. Những lối mòn TD này là những kĩ năng,
kinh nghiệm vô cùng quan trọng đối với hoạt động thực tiễn của con người. Tuy
nhiên cũng chính những lối mòn TD này làm cho đầu óc con người bị ràng buộc
bởi những hiêu biết thông thường hoặc kinh nghiệm quá khứ. Nó giống như một
chiếc hộp nhốt chặt tiềm năng sáng tạo của con người, làm cho con người không
thê bứt phá đê suy nghĩ sáng tạo. Theo các học giả, lối mòn TD (còn gọi là tính ì
tâm lý hay tâm lý quán tính) chỉ hoạt động tâm lý của con người có khuynh
hướng duy trì trạng thái hiện tại (những hiện tượng tâm lý cụ thê đã, đang trải
qua) và chống lại sự chuyên sang trạng thái (các hiện tượng tâm lý) mới. Tính
“ì” là thuộc tính cố hữu của bất kỳ hệ thống nào. Bộ não và tâm lý của con
người cũng là một hệ thống nên tất yếu sẽ luôn tồn tại tính “ì”. Những dạng
thường gặp của tính “ì” tâm lý là tính ì “thiếu” và tính ì “thừa”.
Tính ì “thiếu” sinh ra do con người thường xuyên tiếp nhận thông tin và
suy nghĩ theo những hướng nhất định, tạo ra các lối mòn TD trong não. Đến khi
gặp các vấn đề cần giải quyết, người ta có khuynh hướng suy nghĩ theo những

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 7


Tiểu luận


GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

lối mòn có sẵn mà quên đi những góc độ khác, những cách nhìn khác của vấn
đề, tất yếu dẫn đến tính bảo thủ, thành kiến.
Tính ì “thừa” sinh ra do sự ngoại suy liên tưởng trong quá trình TD của
con người đôi khi dẫn đến sự vượt quá phạm vi ứng dụng gây ra. Chẳng hạn một
ví dụ đơn giản về tính ì thừa: “Có 2 ngồi trong phòng và chơi cờ tướng. Họ chơi
5 ván. Mỗi người đều thắng 3 ván. Sao lại thế?”. Do ảnh hưởng của tính “ì” tâm
lý nên người ta thường lúng túng khi giải thích: “vì sao lại thế?” trong khi câu
giải thích là vì 2 người này chơi cờ với 2 người khác nhau. Vì não chúng ta có
xu hướng suy nghĩ theo kiêu “mặc định”: 2 người chơi cờ thì “mặc định” là họ
chơi với nhau. Trong khi câu đố không hề có những dữ kiện như vậy!
Tóm lại, lối mòn tư duy vô cùng hữu ích và cần thiết trong cuộc sống
hàng ngày. Nó giúp người ta không phải suy nghĩ về những gì đã quen. Tuy
nhiên, nó cũng là trở ngại cho việc khám phá những điều mới. Qua các ví dụ
trên, ta thấy lối mòn tư duy (tính “ì” tâm lý) có tác động cản trợ TDST của con
người. Đây cũng là vấn đề mà trong DH phát triên TDST cho HS, GV cần lưu ý
đê có tác động phù hợp nhằm khắc phục tính “ì” tâm lý gây cản trở đến TDST.

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 8


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

Chương II: THIẾT KẾ MỘT BÀI DẠY HỌC VẬT LÝ THEO HƯỚNG
TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG BÀI TẬP SÁNG TẠO ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ

DUY SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
Tiến trình dạy học bài: “Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có
mặt chân đế” –Vật lý 10 Cơ bản.
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Phân biệt được các dạng cân bằng (bền, không bền và cân bằng phiếm định).
- Phát biêu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế
2. Kỹ năng
- Xác định được một dạng cân bằng là bền hay không bền hay phiếm định.
- Xác định được mặt chân đế của một vật trên một mặt phẳng đỡ.
- Biết cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng.
- Vận dụng được kiến thức đê mô tả và giải thích các hiện tượng, giải các bài tập
Vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ dễ.
3. Thái độ:
- Rèn luyện thái đội hợp tác trong nhóm học tập, đồng tình với kiến thức mới và
thái độ nhìn nhận các hiện tượng bằng kiến thức khoa học.
- Có ý thức vận dụng những hiêu biết Vật lí vào đời sống.

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 9


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

B. Sơ đồ tiến trình xây dựng bài
ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ
Cho HS xem một số hình ảnh thực tế liên quan đến bài học.

Sử dụng các BTĐT dưới dạng CHTT tạo tình huống có vấn đề

Hình ảnh và câu hỏi về
cân bằng bền

Hình ảnh và câu hỏi về
cân bằng phiếm định

Hình ảnh và câu hỏi
về cân bằng không bền

Hình ảnh và câu hỏi về
cân bằng của vật có
Mặt chân đế

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cho HS thảo luận thông qua phiếu học tập, nêu câu hỏi gợi ý để
HS nêu giả thuyết và giải quyết vấn đề

Tìm hiểu nội dung các trạng thái các dạng
cân bằng khác nhau

Mô tả các
trạng thái cân
bằng khác
nhau

Tìm nguyên nhân
gây ra các trạng thái
cân bằng khác nhau


Tìm hiểu nội dung cân bằng của vật
có mặt chân đế

Mặt chân
đế

Điều kiện
cân bằng

Mức vững
vàng của
cân bằng

Kiêm tra, nhận xét kết quả của các nhóm. Khẳng định tính đúng đắn của kiến thức về mặt khoa học

VẬN DỤNG
Cho HS xem lại các hình ảnh và trả lời các câu hỏi đã nêu ở đầu bài học, nêu thêm một số ví dụ ứng dụng
trong cuộc sống và yêu cầu HS giải thích

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 10


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

C. Các hoạt động cụ thể

Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập, đề xuất vấn đề
GV đưa ra các bài tập định tính cho HS quan sát và trả lời nhanh
Câu 1: Đặt thước ở ba vị trí cân bằng với 3 trục quay ở các vị trí khác nhau.
Chạm nhẹ vào thước cho lệch đi một chút. Quan sát, mô tả và giải thích hiện
tượng.

Câu 2: Làm thế nào nghệ sĩ xiếc lại đứng được trên dây?

HS: Quan sát, suy nghĩ, thảo luận và trả lời. Câu trả lời có thê chưa chính xác vì
kiến thức chưa được học

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 11


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

Câu 3: Dựa vào quan điêm Vật lí hãy giải thích tại sao xe trong hình vẽ được
thiết kế như vậy? (Chỗ được khoanh màu đỏ)

HS: Quan sát, suy nghĩ, thảo luận và trả lời. Câu trả lời có thê chưa chính xác vì
kiến thức chưa được học.
GV: Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải thích được những vấn đề trên và
nhiều hiện tượng trong cuộc sống.
Hoạt động 2: Xây dựng kiến thức về các dạng cân bằng
GV: Đê trả lời câu 1, các em nêu kết quả chuyên động của thước sau khi kéo ra
khỏi vị trí cân bằng ở từng trường hợp. Ngoài ra, các em có nhận xét gì về vị trí

trọng tâm ban đầu với các vị trí lân cận sau khi chạm vào thước trong ba trường
hợp trên? Thông báo tên gọi các dạng cân bằng.
HS: Nhận xét từng trường hợp.
GV: Vậy xu hướng chuyên động của thước sau khi kéo ra khỏi vị trí cân bằng ở
từng trường hợp là gì? Nguyên nhân gây ra các trạng thái cân bằng khác nhau là
gì?
HS: - Khi thước bị kéo ra khỏi vị trí cân bằng
+ TH1: Thước không quay về lại vị trí cũ.
+ TH2: Thước quay trở về lại vị trí cũ
+ TH3: Thước đứng yên ở vị trí mới.

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 12


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

- Do vị trí trọng tâm, cân bằng bền trọng tâm ở vị trí thấp nhất, cân bằng
không bền trọng tâm ở vị trí cao nhất, cân bằng phiếm định trọng tâm ở vị trí
không đổi.
* CH 2: Cho 1 quả cầu đồng chất ở các trạng thái trên một mặt phẳng như hình
vẽ

Nêu tên các dạng cân bằng ứng với các trạng thái 1,2,3.
Hoạt động 3: Xây dựng kiến thức về cân bằng của vật rắn có mặt chân đế
Hướng dẫn HS tìm hiêu về mặt chân đế


HS: Thảo luận, nêu khái niệm mặt chân đế.
GV: Nhận xét, nêu khái niệm mặt chân đế.
GV: Cho HS quan sát hình ảnh, nhận xét về mức vững vàng của vật trong các
trường hợp.
Trường hợp nào, cân bằng là vững
vàng nhất???

Mức vững vàng của cân bằng phụ
thuộc vào những yếu tố nào???

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 13


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

HS: Quan sát, nhận xét
Vững vàng nhất

Kém vững vàng nhất
GV: Hướng dẫn HS xác định giá của trọng lực, yêu cầu nhận xét diện tích mặt
chân đế và độ cao của trọng tâm trong các trường hợp.
Hỏi: Vậy điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế là gì? Mức vững vàng của
cân bằng phụ thuộc các yếu tố nào? Phụ thuộc như thế nào? Muốn tăng mức
vững vàng của cân bằng ta phải làm gì?
HS: Trả lời được câu hỏi của GV
GV: Nhận xét

Hoạt động 4: Củng cố và vận dụng kiến thức
- Cho HS nhắc lại những kiến thức đã lĩnh hội trong tiết học
- Cho HS quan sát và trả lời các câu hỏi chưa giải đáp được ở đầu tiết học
- Cho HS trả lời các bài tập định tính sau:

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 14


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

Bài tập định tính:
Bài 1: Những người công nhân khi vác những bao hàng nặng thường chúi người
về phía trước một chút. Hãy giải thích vì sao?

Bước 1: Tìm hiểu đầu bài
Người công nhân đang vác nặng có một lực tác dụng đáng kê tác dụng lên
vai, chúi người về phía trước tức là đưa cơ thê về phía trước.
Bước 2: Phân tích hiện tượng
Khi người công nhân vác hàng nặng thì khối tâm ở vị trí cao (cân bằng
không bền, dễ ngã) và hơi lệch về phía sau so với mặt chân đế nên bao hàng dễ
rơi ra và người dễ bị ngã.
Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả
Đê tăng mức vững vàng thì người này phải hạ thấp trọng tâm, bao hàng
lại có một khối tâm tương đối cao. Vì vậy họ thường chúi người về phía trước đê
hạ thấp bớt trọng tâm và đưa trọng tâm sao cho giá của trọng lực rơi qua mặt
chân đế.

Bước 4: Kiểm tra tính chính xác của kết quả tìm được
Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào hai yếu tố: diện tích mặt chân
đế và vị trí của khối tâm.

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 15


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

Bài 2: Đang ngồi trên ghế, muốn đứng lên ta phải nghiêng người về phía trước,
tại sao vậy?

Bước 1: Tìm hiểu đầu bài
Ngồi thật thẳng lưng và không kéo lui chân về phía dưới gầm ghế, ta
không thê đứng lên mà cứ đê yên chân như thế nếu không nghiêng người về
phía trước.
Bước 2: Phân tích hiện tượng
Trọng tâm của phần trên thân một người đang ngồi thì ở bên trong cơ thê,
kẻ đường dây dọi từ điêm đó xuống dưới thì nó sẽ đi qua mặt gế xuống dưới ở
phía sau bàn chân. Mà người muốn đứng được thì đường thẳng đó phải đi qua
giữa hai chân.
Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả
Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải
xuyên qua mặt chân đế. Vậy muốn đứng lên được ta phải khom lưng về phía
trước đê chuyên trọng tâm đi cho thích hợp, hoặc kéo chân về sau đê đưa chân
đến phía dưới trọng tâm. Nếu không dùng một trong hai cách trên thì việc đứng

dạy sẽ gặp khó khăn.
Bước 4: Kiểm tra tính chính xác của kết quả tìm được
Một người đang đứng chỉ không ngã khi nào đường dây dọi kẻ từ trọng
tâm còn ở bên trong diện tích giới hạn bởi đường viền xung quanh hai chân.

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 16


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

Bài 3: Khi di chuyên nếu vấp phải hòn đá thì bị ngã nhào lên phía trước, nhưng
nếu giẫm phải võ chuối thì lại bị ngã ngửa ra sau. Tại sao lại như vậy? Nguyên
nhân khác nhau của hai trường hợp là gì?

Bước 1: Tìm hiểu đầu bài
Khi đang di chuyên tức là đang chuyên động, nếu vấp phải hòn đá tức là
va chạm vào vật khác, người ngã nhào về trước.
Bước 2: Phân tích hiện tượng
Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả
Khi đang chuyên động nếu vấp hòn đá thì chân đột ngột bị giữ lại, còn
người thì do quán tính tiếp tục di chuyên về trước. Kết quả là trọng tâm của
người bị lệch về trước làm cho giá của trọng lực rơi ra khỏi mặt chân đế nên bị
ngã về trước.
Bước 4: Kiểm tra tính chính xác của kết quả tìm được
Khi đang đi giẫm phải vỏ chuối, vỏ chuối lại trơn, như được bôi chất nhờn
vào giữa bàn chân và mặt đất, làm giảm ma sát. Lúc này vận tốc chân đột ngột

tăng lên song do vận tốc phần trên cơ thê không tăng, do quán tính vẫn giữ vận
tốc cũ, vận tốc này rất nhỏ so với vận tốc chân nên làm cho trọng tâm của ngượi
bị lệch về phía sau, giá của trọng lực rơi ra khỏi mặt chân đế (lệch về phía sau)
nên người bị ngã về phía sau.

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 17


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

Bài 4: Có ba viên gạch chồng lên nhau sao cho một phần của viên gạch trên nhô
ra khỏi viên gạch dưới (Hình 20.4). Hỏi mép phải của viên gạch trên cùng có thê
nhô ra khỏi mép phải của viên gạch dưới cùng một đoạn cực đại bằng bao
nhiêu? Cho biết chiều dài viên gạch bằng l.

Trả lời:
Giả sử viên gạch 2 không bị đổ thì viên gạch 3 mới được phép nhô ra khỏi
viên gạch 2 cực đại là l/2 (Hình 20.4G).

Dùng quy tắc hợp lực song song cùng chiều ta thấy trọng tâm G của hai
viên gạch 3 và 2 ở cách mép phải của viên gạch 2 một đoạn l/4. Do đó viên gạch
2 chỉ được phép nhô ra khỏi viên gạch 1 dưới cùng một đoạn l/4.Vậy viên gạch
trên cùng chỉ được phép nhô ra khỏi mép phải của viên gạch dưới cùng một
đoạn là: l/2 + l/4 = 3l/4.

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn


Trang 18


Tiểu luận

GVHD: TS. Nguyễn Thanh Hải

Bài 5: Một người ngồi trên thuyền đứng thẳng lên. Sự cân bằng của con thuyền
sẽ thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Một người khi ngồi sẽ có trọng tâm thấp hơn khi đứng và cân bằng cũng
bền hơn. Do đó, khi người đứng lên thì trọng tâm của cả hệ “người và thuyền”
được nâng lên và ở trạng thái kém bền hơn so với trước đó. Vị trí khối tâm biến
đổi sẽ cho ta biết được các dạng cân bằng của vật.
Bài 6: Quan sát các võ sĩ thi đấu thấy họ thường đứng ở tư thế hơi khụy gối
xuống một chút và hai chân dang rộng hơn so với mức bình thường. Tư thế này
có tác dụng gì?
Trả lời:
Tư thế này sẽ giúp cho võ sĩ đứng vững vàng hơn rất nhiều và khó đổ ngã.
Bởi vì ở tư thế hai chân dang rộng sẽ có mặt chân đế lớn và đầu gối hơi khụy đê
trọng tâm hạ thấp hơn nên mức vững vàng của tư thế sẽ nâng cao rất nhiều.

HVTH: Lê Vũ Trường Sơn

Trang 19




×