Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.37 KB, 37 trang )

Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

I – PHẦN MỞ ĐẦU.
1.Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Con người được đặt ở trung tâm chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Trong
đó lớp thiếu niên nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người chủ tương lai
của đất nước trước thềm thế kỷ. Trước những nhu cầu phát triển đa dạng, phong phú
của thiếu niên nhi đồng đòi hỏi các em không ngừng học tập, tu dưỡng rèn luyện về
mọi mặt, phấn đấu thực hiện tốt theo 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành những con
ngoan trò giỏi, Đội Viên tốt, để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Hoạt động
Đội tốt các em sẽ được học mà chơi, chơi mà học và sẽ là động lực thúc đẩy kết quả
học tập của các em đạt hiệu quả cao hơn. Ngày nay Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực
lượng nòng cốt trong mọi hoạt động về các phong trào bề nổi của các nhà trường.
Đồng thời là cầu nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội.Vì vậy, làm thế nào đê nâng
cao hoạt động Đội trong nhà trường đó là một vấn đề cần đặt ra đối với những người
trực tiếp chỉ đạo hoạt động Đội. Để nâng cao chất lượng hoạt động, ngoài sự năng
động nhiệt tình, sự phối kết hợp tốt của giáo viên Tổng phụ trách,thì cần phải có cả sự
đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động Đội.
Như chúng ta đã biết, ở mọi dân tộc, trẻ em đều thích vui chơi. Do tính chất thường
xuyên của hiện tượng này nên ta có thể gọi lứa tuổi các em là lứa tuổi vui chơi. Việc
quan niệm trò chơi, trong đó các em phản ánh cuộc sống xung quanh đã trở thành
phương tiện giáo dục mạnh mẽ, chính bởi vì giáo viên có thể làm cho HS chú ý đến
những hiện tượng và nội dung của nó có giá trị về phương pháp giáo dục, bởi vì trong
khi tổ chức sinh hoạt tập thể, giáo viên(TPT) thường thông qua trò chơi tác động đến
tất cả mọi mặt của cá nhân đứa trẻ đến ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi của các em. Sử
dụng trò chơi trong sinh hoạt tập thể nhằm mục đích phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm
mỹ, thể lực cho học sinh. Trò chơi là hình thức cuộc sống của các em học sinh tiểu
học và nó cũng là hoạt động tự nhiên, là nhu cầu không thể thiếu được: Nếu không tổ
chức tốt các hoạt động vui chơi cho trẻ thì cũng có nghĩa là không tổ chức được cuộc
sống tốt cho các em, do đó mà hiệu quả các quá trình giáo dục sẽ giảm và ảnh hưởng


không ít đến sự phát triển của các em.
Năm học 2017 - 2018

1


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

Nhận thức rõ việc đưa trò chơi vào trường học là phù hợp và cần thiết vì nó góp phần
vào việc giáo dục có hiệu quả, giúp học sinh tăng cường sức khoẻ, phát triển giao tiếp
hình thành nhân cách con người; là đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của sự
nghiệp phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập hoá.
Cùng với thực hiện nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của Sở giáo dục tỉnh Quảng Ninh
và Phòng giáo dục và Đào tạo thị xã Quảng Yên là năm học: Đẩy mạnh việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí…Đặc biệt là năm nâng cao chất
lượng công tác đội và phong trào thiếu nhi gắn với phong trào “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực’’: Với chủ đề năm học:
“Măng non đất nước
Tiếp bước cha anh
Làm nghìn việc tốt
Xứng cháu Bác Hồ.”
Với chủ đề trên, mục đích của Đội là “ Giáo dục thiếu nhi học tập và rèn luyện
theo 5 điều Bác Hồ”. Mục đich rất thực tế và phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà
trường, đáp ứng được nguyện vọng của mỗi gia đình và phù hợp với giai đoạn cách
mạng hiện nay.
Mặt khác, là giáo viên tổng phụ trách đội trong một trường tiểu học tôi luôn
trăn trở để tìm ra các biện pháp tổ chức trò chơi cho các em học sinh một cách có
hiệu quả nhất, để giúp các em có những phút vui chơi thoái mái sau những giờ học
căng thẳng, tạo cho các em thêm hứng thú để học tập, sống hồn nhiên, hạn chế những
tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn trong sáng của các em để giúp các

em hiểu và quay về với cội nguồn.
Xuất phát từ nhận thức trên bản thân tôi đã chọn đề tài: Một số kinh nghiệm
tổ chức các trò chơi trong sinh hoạt tập thể ở trường Tiểu học.
2- Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ thực tế cuộc sống mọi người chúng ta ai cũng thấy rõ tình hình
thanh thiếu niên trong xã hội hiện nay là vấn đề vô cùng bức xúc.Với tuổi các em
biểu hiện đua đòi, ăn chơi, học tập bắt chước thói hư tật xấu đã xâm nhập rất nhanh
dẫn đến nhiều học sinh và dẫn đến sao nhãng học tập, không mấy thiết tha với với tổ
chức Đoàn -Đội. Chính vì vậy trường học phổ thông nói chung và trường Tiểu học
Năm học 2017 - 2018

2


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

Hà An nói riêng việc giáo dục đạo đức, nếp sống cho các em thiếu nhi là nhiệm vụ
quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Khi nghiên cứu nhiệm vụ năm học, nghiên cứu những mặt thuận lợi, khó khăn
của liên đội, tâm lý lứa tuổi của học sinh tiếu học tôi đã tự đặt cho mình một kế
hoạch cụ thể ngoài các hoạt động giáo dục khác.Việc nâng cao giáo dục các hoạt
động tập thể mà mục tiêu chính là “Nâng cấp chất lượng toàn diện” và đặc biệt năm
học 2013-2014 là năm học đẩy mạnh cuộc vận động Vì đàn em thân yêu.Với tôi
ngoài viêc giáo dục học sinh thông qua hoạt động học tập chính khoá thì việc giáo
dục học sinh thông qua hoạt động trò chơi trong sinh hoạt tập thể cũng quan trọng vì
trong thực tế sau giờ học tập căng thẳmg, mệt mỏi thì giờ hoạt động tập thể vui chơi
làm cho tâm hồn các em trong sáng hơn, tâm trí thoải mái không căng thẳng và các
em sẽ nảy sinh tình cảm gần gũi thân thiết với bạn bè, thầy cô và được thể hiện bản
thân mình trước tập thể chi đội.
Qua thực tế các hoạt động được tổ chức tại trường, qua dự các tiết sinh hoạt tập

thể của các chi đội, lớp sao, qua sự trò chuyện, điều tra thực tế đúc ra kinh nghiệm
của các phụ trách và bản thân tôi nhận thấy chất lượng cũng như hình thức, nội dung
của các buổi sinh hoạt tập thể rất hạn chế, đa số các buổi sinh hoạt còn cứng nhắc, tổ
chức các trò chơi trong sinh hoạt còn nghèo nàn, mới chỉ ở mức độ chơi tự phát đơn
điệu, sơ sài chưa được khoa học, sáng tạo. Hình thức tổ chức kém linh hoạt không
phù hợp với tâm lý các em tiểu học, từ những hạn chế trên cho nên các em tham gia
các hoạt động không hứng thú, các em chơi trò chơi không lành mạnh, kém ý thức và
không mang tính tập thể đoàn kết vì thế khi chơi xong, vào học kém say mê hứng thú
dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng học tập hạn chế.
3- Thời gian địa điểm
- Thời gian : năm học 2013-2014
- Địa điểm : Trường tiểu học Hà An.
Đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu cách tổ chức và các biện pháp tổ chức các trò
chơi trong sinh hoạt tập thể cấp tiểu học nói chung và trường Tiểu học Hà An nói
riêng
4. Đóng góp về mặt thực tiễn
-

Tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể ở nhà trường có ý nghĩa vô cùng quan
Năm học 2017 - 2018

3


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

trọng. Trong các buổi sinh hoạt tập thể nó giúp cho liên kết các học sinh với nhau.
- Giúp học sinh giảm bớt căng thẳng sau những tiết học, làm các em thêm yêu trường,
lớp, thầy cô, bạn bè hơn và tạo cho các em sự ham muốn đến trường.
- Các trò chơi vừa dễ tiếp cận vừa không tốn kém mang lại kết quả giáo dục cao trong

trường học, góp phần tăng cường thể lực cho trẻ, giúp trẻ thoả mãn nhu cầu vui chơi .
- Tạo phong trào hoạt động bề nổi của nhà trường càng sôi nổi, thu hút học sinh đến
trường.
II- PHẦN NỘI DUNG
1- Chương 1 : Tổng quan
1.1 .Cơ sở lý luận
Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng thì tổ chức trò
chơi trong sinh hoạt tập thể là hình thức (chơi để học) với các nội dung phong phú,
đồng thời khéo léo lồng ghép các chi thức của các môn học giúp thiếu nhi không
những có ý thức và sự say mê các hoạt động tập thể của Đội mà còn học tất cả các
môn học khác, góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Trong mọi
hoạt động của nhà trường Tiểu học thì hoạt động thực tiển , phong phú đa dạng vừa
mang tính giáo dục có ý nghĩa xã hội. Các hình thức sinh hoạt tập thể dưói hình thức
(Chơi mà học) các trò chơi lý thú và bổ ích, mới nghe ta cư tưởng là nhẹ nhàng, đơn
giản nhưng đòi hỏi ở người giáo viên trong trường học phải nỗ lực phấn đấu vượt khó
khăn để vươn lên học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ Đội và đây cũng
là sân chơi muôn hình muôn vẻ, phong phú đa dạng. Nắm được đặc điểm tình hình
của mỗi năm học và vấn đề giáo dục học sinh với tầm quan trọng cao. Muốn giáo dục
học sinh một cách toàn diện, có đức, trong sáng, lạnh mạnh ngay từ đầu cấp học thì
người giáo viên nói chung và người tổng phụ trách nói riêng không những trang bị
cho các em học sinh các kiến thức cơ bản, có vốn tri thức sâu rộng mà còn tổ chức tốt
các buổi sinh hoạt tập thể và các hoạt động trò chơi. Đặc biệt người TPT trong trường
tiểu học cần hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh. Lứa tuổi tiểu học các em có đặc điểm
riêng, không giống các em học sinh cấp II, cấp III, các em còn hồn nhiên,
ngây thơ, dễ xúc cảm, thường xuyên biểu hiện cảm xúc, tình cảm đạo đức trong trí
giác vào thường hiếu động, hưng phấn nhiều và khó tập trung tập trung chú ý lâu.
Năm học 2017 - 2018

4



Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

Khả năng phát triển mang nặng màu sắc ( hồn nhiên ngây thơ...) của các em luôn tin
vào thầy cô vào sách, tin những điều mà nhà trlường và gia đình dạy dỗ, giáo dục.
Chính bởi xuất phát từ tâm lý của học sinh tiểu học do vậy ngày từ đầu năm học, tôi
đã lập bảng theo dõi tổ chức của liên đội hình thành các đội nòng cốt phân loại đạo
đức, chất lượng học sinh về các mặt, bám sát theo dõi thăm dò các em lứa tuổi thiếu
niên nhi đồng thông qua các đồng chí giáo viên chủ nhiệm lớp. Gần gũi, thân mật với
các em, hướng các em vào những hoạt động cụ thể. Qua thăm dò hai đối tượng khác
nhau tôi thấy rằng cả hai đối tượng đều ham thích các hoạt động Đội và hiểu được tác
dụng của sinh họat tập thể ( Trò chơi). Do vậy trong năm học 2013 – 2014 này để góp
phần nâng cao chất lượng toàn diện tôi đã suy nghĩ và đi đến quyết định nghiên cứu
đề tài “ Kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể”.
1.2 Cơ sở thực tiễn
* Đặc điểm tình hình:
Tổng số lớp: 28 lớp
+Tổng số học sinh:

680 em

+Tống số đội viên: 368

em

Tổng số nhi đồng:

em

312


+Tổng chi đội:

18 chi đội

+Sao nhi đồng:

38 sao

+Con thương binh, bệnh binh:
+Học sinh khó khăn:

1 em

25 em

* Đối với học sinh:
a. Thuận lợi:
- Trong quá trình chỉ đạo hoạt động cũng như các hoạt động khác trong nhà
trường được sự quan tâm rất nhiệt tình của Ban giám hiệu, Hội phụ huynh học sinh
nhà trường và các cơ quan trên địa bàn dân cư, Đoàn thanh niên và Hội đồng Đội cấp
trên luôn có định hướng, kế hoạch quan tâm giúp đỡ, động viên khen thưởng kịp thời.
Đặc biệt là trong năm học này liên đội được BGH trang bị phòng đội khang trang có
đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đội .
- Hầu hết các em đều sống gần trường, thuần tuý, ưa thích hoạt động và 100% các
em luôn hoạt động tốt các hoạt động của Đội, chính vì vậy nhiều năm Liên Đội đạt
Năm học 2017 - 2018

5



Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

Liên đội vững mạnh cấp Thị xã, Tỉnh và được Hội đồng Đội phường, Thị Đoàn,Tỉnh
đoàn khen.
- Tổng phụ trách Đội có nhiều năm làm công tác Đội, luôn say mê học hỏi kinh
nghiệm của những tổng phụ trách có trình độ chuyên môn nên phần nào có chuyên
môn trong công tác Đội.
- Các đ/c giáo viên chủ nhiệm rất nhiệt tình và luôn hết lòng với học sinh thân yêu,
mỗi đồng chí giáo viên đều coi mình là những anh chị phụ trách giỏi, luôn coi trọng
(kỷ cương, tình thương, trách nhiêm), giáo dục các em trở thành con ngoan trò giỏi,
đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
b. Khó khăn:
- Đội ngũ phụ trách có nhiều đông chí trẻ tuổi kinh nghiệm chưa nhiều, con còn nhỏ
nên mỗi lần tổ chức các hoạt động Đội phải hướng dẫn rất nhiều thời gian và thời
gian các Đ/C dành cho các hoạt động ngoại khóa chưa thật sự nhiệt tình.
- Năng lực tổ chức các hoạt động vui chơi của tổng phụ trách Đội còn hạn chế, chưa
đáp ứng được yêu cầu mong muốn. Vì: Thời gian hoạt động Đội chưa lâu và kinh
nghiệm công tác Đội chưa tích luỹ được nhiều
- Việc xây dựng kế hoạch của tổng phụ trách chưa cụ thể, chưa tham mưu tích cực với
các cơ quan đoàn thể: Ban giám hiệu, chi bộ, đoàn thanh niên. Nên khi thực hiện
thường không đạt kết quả như mong muốn
- Ngoài ra, chúng ta vẫn còn quá trú trọng truyền thụ các kiến thức văn hoá, chưa
thực sự quan tâm đến các hoạt động vui chơi cuả các em. Cho nên vui chơi là một
nhu cầu chính đáng chưa được chú ý đúng mức.
- Trong thực tiễn việc tổ chức các trò chơi trong sinh hoạt tập thể còn nhiều khó
khăn , chưa có hình thức tổ chức đạt hiệu quả.
2. Chương 2 : Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1 Thực trạng
* Về phía giáo viên:

- Hiện nay một số tổng phụ trách tổ chức cho học sinh chơi lặp đi lặp lại nhiều lần,
không theo chủ đề,… nên dễ gây nhàm chán.
- Tổng phụ trách chưa thật sự tạo môi trường nhằm kích thích trẻ hứng thú vui chơi.
* Về phía học sinh:
Năm học 2017 - 2018

6


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

- Khả năng chú ý có chủ định của học sinh còn hạn chế; Học sinh dễ dàng tham gia
chơi, nhưng cũng dễ dàng bỏ cuộc.
* Khảo sát đầu năm:
- Tổng số học sinh là 40 học sinh:
- Đầu năm học tôi đã tìm hiểu khả năng nhận biết và một số tiêu chí của học sinh về
các trò chơi như sau :
Sĩ số

Nội dung
- Yêu thích, hứng thú - Hiểu biết về trò chơi(%) - Tinh thần đoàn kết,

40 em

tham gia trò chơi (%)
15/40em = 37,5%

ý thức tập thể (%)

16/40em = 40%


20/40 em = 50%

Xuất pháp từ thực tế trên tôi thấy các em được làm quen, hiểu biết với các trò
chơi còn hạn chế. Việc giúp trẻ hiểu biết và mở rộng kiến thức và có thể tự tổ chức
trò càng khó khăn hơn.
* Nguyên nhân thực trạng trên:
a. Đối với Tổng phụ trách
Tổng phụ trách chưa biết đề xuất, tham mưu với nhà trường những điều kiện, cơ sở
vật chất để hoạt động.
Việc xây dựng kế hoạch của tổng phụ trách chưa cụ thể nên khi thực hiện chưa đạt
kết quả cao.
b. Đối với giáo viên:
Nhiều giáo viên mới chỉ tập trung giảng dạy văn hoá kiến thức trên lớp, chưa
chú ý đến hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh chính vì thế gây ảnh hưởng đến
chất lượng và hiệu quả giờ dạy, vì các em chơi nghịch ngay trong giờ học để thoả
mãn nhu cầu:
c. Đối với phụ huynh:
Một số bậc cha mẹ học sinh tập trung vào việc học văn hóa sợ con mình thua
kém bạn bè, không dành thời gian cho con cái vui chơi giải trí. Nhiều gia đình kinh tế
còn gặp nhiều khó khăn, ngoài giờ học trên lớp về nhà các em còn phải làm rất nhiều
việc như: cắt cỏ, chăn trâu, kiếm củi, trông em... nên không tham gia được các hoạt
động vui chơi có ích. Từ những nguyên nhân đã nêu ở trên dẫn đến tình trạng chúng
ta chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi của các em học sinh tiểu học. Để khắc phục
Năm học 2017 - 2018

7


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.


tình trạng này tôi đã tìm tòi nghiên cứu và có những biện pháp sau đây:
2.2 Các giải pháp:
2.2.1. Nâng cao nhận thức của tổng phụ trách Đội và Giáo viên chủ nhiệm
Để giúp các em TNNĐ có giờ sinh hoạt tập thể cũng như các hoạt động trò chơi
trong sáng, lành mạnh, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu
ngoan Bác Hồ nên ngay từ đầu năm học bản thân tôi là một tổng phụ trách đội luôn
nhận thức được vai trò của một người phụ trách phải biết tổ chức, phải luôn tìm tòi
sáng tạo ra nhiều hình thức tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và phổ biến đến
tất cả giáo viên chủ nhiệm lớp chính là các anh chị phụ trách lớp nắm được tinh thần
nội dung và tầm quan trọng của các trò chơi trong sinh hoạt tập thể nó bổ trợ cho các
em trong hoạt động học tập. Cho đến nay bản thân tôi luôn nhận thức sâu sắc rằng:
Hướng đổi mới để tổ chức các trò chơi hiện nay tích cực hoá hoạt động học tập của
học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư
duy tích cực, độc lập, sáng tạo; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Theo định
hướng trên, cần kế thừa và phát triển những mặt tích cực trong các trò chơi truyền
thống kết hợp với các trò chơi hiện đại thích hợp, đặc biệt nên vận dụng rộng rãi đối
với tất cả các em học sinh ở mọi lứa tuổi.
2.2.2. Luyện kĩ năng thực hành:
Để tổ chức hoạt động vui chơi cho học sinh tiểu học. Hoạt động vui chơi có
thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là: Cơ sở vật chất, phương
tiện hoạt động và đặc biệt là người quản trò. Người hướng dẫn hoạt động đòi hỏi cần
phải biết nhiều trò chơi , nhiều loại hình hoạt động , cần phải có cẩm nang ghi chép
các nội dung hình thức hoạt động vui chơi, trong đó có phân ra tên các hoạt động trò
chơi, độ tuổi số lượng người chơi. Tính chất mục đích của hoạt động, luật chơi, cách
chơi, dụng cụ thiết bị. Nhưng khi tiến hành hoạt động vui chơi ta phải giải quyết theo
từng bước sau:
a. Công tác tham mưu:
Chủ động tham mưu với ban giám hiệu, với chi bộ nhà trường về các biện

pháp, chỉ ra các mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu, để có cách làm phù hợp.
Chính từ những việc làm này đã được ban giám hiệu nhiệt tình ủng hộ. Đó là việc bố
Năm học 2017 - 2018

8


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

trí thời gian và tạo điều kiện về kinh phí cho các hoạt động
Ngoài ra, tôi còn tham mưu và bàn bạc cụ thể với đoàn thanh niên để chi đoàn
cử giáo viên tham gia tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em
b. Xây dựng kế hoạch
Sau khi đã tham mưu với chi bộ và ban giám hiệu nhà trường, tham khảo với
các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường. Tức là đã có các điều kiện cần và đủ
để xây dựng kế họach, chúng ta tiến hành lập kế hoạch. Đây là một quá trình quan
trọng, vì nếu không xây dựng được kế hoạch thì chúng ta sẽ không biết tổ chức cái gì,
địa điểm ở đâu, vào thời gian nào?...
Yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch:
- Những hoạt động vui chơi phải mang tính giáo dục, gây được sự hứng thú cho
học sinh
- Các trò chơi phải dễ thực hiện, không quá khó đối với học sinh

- Những trò chơi này tổng phụ trách phải thuộc và nắm vững để phổ biến cho toàn
bộ giáo viên phụ trách lớp năm bắt được
Các bước tiến hành xây dựng kế hoạch
Bước 1:
Địa điểm diễn ra hoạt động vui chơi trong kế họch- các hoạt động vui chơi bao
gồm vui chơi ngoài trời và vui chơi trong nhà. Chính vì vậy chúng ta phải lựa chọn
địa điểm sao cho phù hợp với nội dung trò chơi

Bước 2:
Lựa chọn trò chơi: Bước này chúng ta phải tham khảo ý kiến của các đoàn viên thanh
niên, của các giáo viên phụ trách lớp....Để lựa chọn trò chơi cho phù hợp với đối
tượng học sinh. Đó là việc xác định: Hoạt động trò chơi này nhằm mục đích gì? giáo
dục rèn luyện được những mặt nào? có phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh hay
không? Có phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường hay không?....
Bước 3
Chuẩn bị cơ sở vật chất: Khi đã chọn và xác định được trò chơi thì chúng ta
hãy chuẩn bị ngay những điều kiện về cơ sở vật chất tối thiểu cần thiết cho trò chơi.
Cần chú ý tính đến các điều kiện khác như: Người phục vụ chơi, sân chơi, nhà chơi....
sao cho đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản. Trong công việc chuẩn bị
Năm học 2017 - 2018

9


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

cũng phải chú ý tới các món quà tặng cho người dự chơi và người thắng cuộc, hoặc
phần thưởng cho các tập thể cá nhân để nhằm động viên kịp thời.
c. Làm tốt vai trò của người quản trò
Để làm tốt được điều này, chúng ta đặc biệt chú ý đến các đối tượng là đoàn
viên, giáo viên trẻ có năng lực, có giọng hát hay, có sức khoẻ và nhanh nhẹn...Trong
quá trình tổ chức các hoạt động vui chơi, thường có một người đóng vai trò trung tâm
để điều khiển hướng dẫn thu hút người chơi, là trọng tài của cuộc chơi. Người đó
được gọi là người quản trò.
Để mỗi hoạt động, mỗi trò chơi là điều mới mẻ nhằm hướng học sinh vào hoạt
động một cách sôi nổi và hào hứng, tự tin thì người quản trò phải nói năng, diễn đạt
ngắn gọn, rõ ràng , mạch lạc, vui tươi. Đặc biệt là phải kiên trì để trở thành hạt nhân
linh hồn của các hoạt động. Nghĩa là phải hăng hái, gây không khí hứng thú sôi động

cho cuộc chơi. Nhưng người quản trò cũng phải biết dừng lại đúng lúc, khi các em
còn đang ( thèm thèm) có như thế lần hoạt động sau sẽ có hứng thú và mong muốn
được chơi.
Người quản trò phải biết kết hợp hài hoà giữa nói và kết thực hiện động tác và
có khả năng nói như người kể chuyện. Ngoài ra quản trò cần có giọng nói to, dõng
dạc, thể hiện được sức mạnh truyền cảm làm rung động tâm hồn các em. Nếu kết hợp
tốt được giọng điệu và nét mặt vui tươi hài hước thì hoạt động vui chơi sẽ có tác dụng
rất nhiều.
d. Biện pháp đã thực hiện:
Hàng năm, ở đơn vị mình, tôi thường tham mưu với ban giám hiệu nhà trường
để lập kế hoạch '' hoạt động - vui chơi''' hàng tuần, hàng tháng theo các chủ điểm, chủ
đề thích hợp như: Tổ chức thi đọc và làm theo báo Đội, thi vẻ đẹp đội viên, thi cắm
hoa, thi kể chuyện, thi hát dân ca, thi khéo tay ,thi làm bánh hào hứng sôi nổi hơn cả
là thi hội diễn văn nghệ, thi làm báo ảnh, báo tường, thi vẽ. Trong suốt năm học đã lôi
cuốn được đông đảo học sinh tham gia các cuộc thi này
Sau những giờ học buổi học, mệt nhọc, căng thẳng, hiểu được điều này, tôi đã
bàn với các giáo viên phụ trách lớp và ban chỉ huy liên Đội. Tổ chức cho các em
được vui chơi một số trò chơi như: Cua và còng; con thỏ; bạn có tin vui....vào giữa
giờ hoặc 15 phút cuối tuần. Các trò chơi này ít nhiều đã gây được sự hứng thú cho
Năm học 2017 - 2018

10


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

các em ở mỗi buổi học, một số em tham gia đi học đều hơn.
Để một trò chơi được thực hiện tốt, tôi thường tiến hành theo các bước như sau:
* Nguyên tắc lựa chọn trò chơi
- Đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với chủ đề giáo dục của buổi sinh hoạt.

- Đảm bảo tính hấp dẫn đối với HS, thu hút được nhiều HS tham gia chơi, tạo
được không khí thi đua sôi nổi, vui vẻ, hào hứng trong lớp học.
- Đảm bảo phù hợp với năng lực và trình độ HSTH, với sức khỏe của các em.
Bởi vì, nếu trò chơi quá khó thì HS sẽ không thể chơi được; còn nếu quá đơn giản thì
HS sẽ nhàm chán, không muốn chơi.
- Đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học, trường học
(về quỹ thời gian, về không gian, về các phương tiện cần thiết cho trò chơi...).
- Đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho HS.
Những nguyên tắc trên đây có liên quan mật thiết với nhau, có tác dụng chỉ đạo
việc lựa chọn và thực hiện những trò chơi trong tiết SHTT theo một qui trình nhất
định.
* Quy trình tổ chức trò chơi trong giờ SHTT

- Quy trình tổ chức trò chơi trong giờ SHTT cho HSTH
Qui trình này là một thể thống nhất, bao gồm các giai đoạn, các bước như sau:
Giai đoạn thứ nhất: Lựa chọn trò chơi
Bước 1: Phân tích yêu cầu giáo dục của trò chơi; xác định mục tiêu của giờ
sinh hoạt.
Bước 2: Chọn thử một trò chơi nào đó; phân tích nội dung và khả năng giáo
dục của nó.
Bước 3: Đối chiếu nội dung và khả năng giáo dục của trò chơi vừa chọn thử
với yêu cầu giáo dục.
+ Nếu thấy không phù hợp thì trở lại bước 2: Chọn thử một trò chơi khác và
tiến hành lại công việc theo các bước đã định.
+ Nếu thấy phù hợp thì quyết định chọn trò chơi đã phân tích.
Giai đoạn thứ hai: Chuẩn bị tổ chức trò chơi
Bước 4: Thiết kế trò chơi
Năm học 2017 - 2018

11



Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

* Tên trò chơi: “…………”
* Mục đích giáo dục của trò chơi (nêu rõ: qua trò chơi, cần đạt được những yêu
cầu giáo dục nào về tri thức, thái độ và hành vi).
* Các phương tiện phục vụ cho việc tổ chức trò chơi (tùy thuộc vào từng trò
chơi, nêu lên những phương tiện vật chất, như đối với trò chơi “đi thưa, về chào” cần
chuẩn bị kính, báo cho bố, cho ông ; khăn đội đầu, kim đan cho bà, cho mẹ, …).
* Cách tiến hành chơi:
Nội dung trò chơi, các hoạt động cụ thể với các cách tiến hành cụ thể.
* Các giải thưởng (nếu có).
* Chuẩn và thang đánh giá (nếu cần); Ví dụ như đối với trò chơi “Hái hoa dân
chủ”, chuẩn đánh giá là phải trả lời đúng, đủ, rõ ràng, mạch lạc và thang đánh giá là 1
- 10 điểm…
Bước 5: Chuẩn bị thực hiện .
* nghiên cứu kĩ trò chơi, để nắm chắc luật chơi, cách chơi và cách đánh giá; để
hướng dẫn cho HS một cách ngắn gọn, dễ hiểu.
* Chuẩn bị đầy đủ và có chất lượng các phương tiện.
* Phân công và hướng dẫn cho học sinh tập diễn trước (nếu chuẩn bị cho trò
chơi sắm vai hay trò chơi đóng kịch).
Giai đoạn thứ ba: Tổ chức trò chơi
Bước 6: Đặt vấn đề
* Giới thiệu tên trò chơi.
* Nêu yêu cầu của trò chơi.
Bước 7: Giới thiệu rõ ràng, mạch lạc nội dung trò chơi với các hoạt động cụ
thể. Nếu cần thì làm mẫu.
Bước 8: Thực hiện chơi
+ Có thể cho HS chơi thử.

+ Cho học sinh thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu.
GV theo dõi, uốn nắn kịp thời hành động chưa chuẩn xác, đồng thời đánh giá
những kết quả bộ phận (nếu cần).
Giai đoạn thứ tư: Kết thúc trò chơi
Bước 9: Tập hợp học sinh làm một số động tác thư giãn (nếu chơi trò chơi vận
Năm học 2017 - 2018

12


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

động). Đánh giá chung (cá nhân và nhóm hoặc tổ). Nên cho học sinh tham gia đánh
giá.
Bước 10: Phát phần thưởng (nếu có) và kết thúc.
Như vậy, quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi cho học sinh tiểu học bao gồm 4
giai đoạn với 10 bước đi cụ thể. Tuy nhiên đây là một quy trình mềm dẻo, linh hoạt; sự
phân chia các giai đoạn, các bước trên chỉ có tính chất tương đối. Trong thực tế, các
bước, các giai đoạn này có thể đan xen, hòa nhập vào nhau.

. Thiết kế chương trình trò chơi trong giờ SHTT
* Căn cứ để thiết kế chương trình trò chơi trong giờ SHTT
Để có thể lựa chọn trò chơi phù hợp lứa tuổi đặc điểm nhận thức của học sinh
cũng như có thể tổ chức nhiều hình thức thi đua linh hoạt hấp dẫn giáo viên cần có
một “ngân hàng” trò chơi vừa phong phú về chủng loại, vừa đa dạng về loại hình, vừa
có tính ứng dụng và tính thực thi cao. Để có được nguồn trò chơi phong phú dồi dào
như thế ngoài việc tìm kiếm các trò chơi từ các sách, tạp chí tham khảo, từ bạn đồng
nghiệp, giáo viên cần tự trang bị thêm cho mình các kiến thức để có thể tự thiết kế
các trò chơi tương tự. Hơn nữa ngày nay với sự có mặt của nhiều nghành công nghệ
cao đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo ra rất nhiều cơ hội nâng cao chuyên môn

cho giáo viên, họ có thể tìm thấy nhiều phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc thiết kế
trò chơi hoặc ứng dụng các thiết kế có sẵn vào trò chơi.
Việc thiết kế chương trình trò chơi cần dựa trên các căn cứ sau:
- Căn cứ vào mục tiêu của buổi sinh hoạt
Mục tiêu chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục. Do đó khi thiết kế
trò chơi trong giờ SHTT thì cần phải chú trọng đến mục tiêu giáo dục cụ thể của từng
buổi sinh hoạt, từng chủ điểm, có như thế mới hiện thực hoá được nội dung các mục
tiêu đó trong trò chơi.
Khi nắm rõ mục tiêu của buổi sinh hoạt, nội dung chương trình hoạt động của
giờ SHTT lựa chọn, thiết kế trò chơi phù hợp với từng nội dung hoạt động. Mặc dù
chơi là nhu cầu không thể thiếu của HSTH, nhưng không phải lúc nào tổ chức trò
chơi cũng phù hợp, cũng mang lại hiệu quả GD như mong muốn.
-Căn cứ vào tính chất của hoạt động vui chơi
Năm học 2017 - 2018

13


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

Trò chơi được thiết kế phải đảm bảo mục tiêu giáo dục, đồng thời phải phục vụ
cho mục tiêu của buổi sinh hoạt. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào tính chất của hoạt động
chơi mà GV lựa chọn trò chơi. Có thể lựa chọn trò chơi vi nhộn để khởi động buổi
sinh hoạt, tạo hứng thú, hấp dẫn, lôi cuốn HS ; có thể lựa chọn trò chơi tổ chức vào
cuối buổi sinh hoạt nhằm giúp HS củng cố, ghi nhớ được nội dung cũng như mục tiêu
của buổi sinh hoạt; cũng có thể lựa chọn trò chơi để có lồng vào các hoạt động trong
buổi sinh hoạt, giúp HS nhận ra được nội dung giáo dục... Dù là trò chơi khởi động,
hay trò chơi củng cố nó cũng có quy trình chơi, luật chơi.. như yêu cầu của một trò
chơi.
- Căn cứ vào đặc điểm nhận thức, nhu cầu và hứng thú học tập của HS

Căn cứ này rất quan trọng, giúp GV thiết kế, lựa chọn được trò chơi phù hợp,
vừa sức trên cơ sở đó phát huy tối đa vai trò của trò chơi.
HS là chủ thể của quá trình nhận thức, nên những trò chơi được thiết kế dành
cho HS cần dựa vào đặc điểm nhận thức, nhu cầu và hứng thú của HS để tạo ra
những trò chơi mang tính GD cao.
Như vậy, khi thiết kế trò chơi cho một hoạt động tập thể thì trò chơi đó phải
thoả mãn các câu hỏi sau:
- Trò chơi đó có phù hợp với nội dung buổi sinh hoạt không?
- Trò chơi đó có nhằm phát triển thể lực, nhận thức cho HS không?
- Trò chơi đó đưa vào nội dung, hoạt động nào của buổi sinh hoạt thì phù
hợp? và tổ chức vào thời điểm nào thì đạt được mục đích cao nhất?
Trò chơi đó nên tổ chức bằng hình thức nào thì gây được sự chú ý của HS
*Phân loại trò chơi.
Các trò chơi các chủ đề rất đa dạng do chúng có các gắn với các hình thức hoạt
động khác nhau. Hiện nay người ta có nhiều cách phân loại trò chơi, đối với những
trò chơi dành cho trẻ em, nhìn chung có các loại cơ bản sau:
. Trò chơi với đồ vật (hay trò chơi xây dựng)
Trẻ thường chơi với những vật thể đơn giản (như với cát, với các hình khối, các
mảnh gỗ, mảnh nhựa...) hay với những đồ chơi, kể cả đồ chơi chuyển động (ô tô, tàu
hoả...) qua đó chúng có thể:
Năm học 2017 - 2018

14


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

Tập nhận biết các đồ vật, các màu sắc, các vật thể hình học (hình vuông, hình
tròn, hình tam giác...) nhằm dần dần tìm hiểu thế giới xung quanh.
Tập quan sát sự chuyển động của các đồ chơi và suy nghĩ, tìm kiếm nguyên

nhân của sự chuyển động đó (tại sao ô tô lại chạy được? tại sao búp bê lại kêu?...)
Tập xây dựng và tạo nên những hình khối theo mẫu hoặc theo trí tưởng tượng
của mình (nhà cửa, cầu cống, đường sá...)
Rèn luyện trí thông minh, nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh, bồi
dưỡng tính kiên trì, cẩn thận và nhiều phẩm chất khác.
Trong quá trình trẻ em chơi với đồ vật, giáo viên cần hướng dẫn chúng cách
chơi để các em đi từ chỗ biết làm theo mẫu đến chỗ biết chơi một cách sáng tạo.
e. Trò chơi theo chủ đề
Trò chơi theo chủ đề rất đa dạng, phù hợp với cuộc sống muôn hình, muôn vẻ
xung quanh. Trong các chủ đề đó, các sự kiện xã hội chiếm một vị trí lớn. Các trò
chơi theo chủ đề không chỉ thể hiện sự sao chép hoạt động của người lớn mà cả sự
sáng tạo tự do của trẻ nhỏ, đồng thời chúng giúp trẻ em nhận thức cuộc sống tốt hơn,
sâu rộng hơn, giúp trẻ phát triển khả năng quan sát và tính tích cực sáng tạo của mình.
Do đó, các trò chơi theo chủ đề có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách
trẻ em, trong sự phát triển trí tuệ, đạo đức và thẩm mỹ của chúng.
Trò chơi theo chủ đề bao gồm:
- Trò chơi sắm vai theo chủ đề.
- Trò chơi làm đạo diễn theo chủ đề.
- Trò chơi đóng kịch theo chủ đề.
- Trò chơi sắm vai: Trẻ em bắt trước người lớn, lặp lại trong trò chơi những
hành động của người lớn, hoặc bắt chước động vật và lặp lại những “hành động” của
động vật đã được nhân cách hóa. Trong khi chơi, trẻ em có thể sử dụng hoặc không
sử dụng đồ vật. Ví dụ như, trẻ có thể sắm vai người chị giúp đỡ em nhỏ; sắm vai
người mẹ dẫn con đi dạo chơi, tắm giặt cho con; sắm vai con gà mẹ bảo vệ đàn con...
Trẻ em càng lớn thì có tính độc lập càng rõ rệt trong trò chơi; càng thích sắm
vai những nhười lao động gần gũi với những nghề nghiệp nhất định như: bác sĩ chữa
bệnh cho người ốm; cô giáo dạy học sinh; tài xế lái xe ô tô đi làm việc;... Nhờ vậy,
dần dần trẻ em quen với hàng loạt quá trình lao động của người lớn.
Năm học 2017 - 2018


15


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

ở lứa tuổi tiểu học, người ta nhận thấy các em trai và các em gái có hứng thú
sắm các vai khác nhau: các em trai thích sắm vai những vai mạnh mẽ (bộ đội, công
an, người leo núi,...); các em gái thích sắm những vai dịu dàng (mẹ, cô giáo bác sĩ,...).
Qua trò chơi sắm vai, trẻ em được nhập vai các nhân vật khác nhau với các mối
qan hệ khác nhau. Nhờ vậy, các em có thể:
- Dần dần làm quen với những sinh hoạt, những hoạt động lao động của người
lớn mà sau này các em tham gia khi trưởng thành.
- Bồi dưỡng được nhiều phẩm chất, phản ánh quan hệ ứng xử đúng đắn với
những người xung quanh (ứng xử của bà mẹ với con cái; ứng xử của bác sỹ với bệnh
nhân,...)
- Bồi dưỡng được hứng thú và có thể hình thành những ước mơ muốn trở thành
những người làm nghề gì đó trong tương lai...
- Trò chơi làm đạo diễn: Trẻ em không sắm vai, nhưng tiến hành chơi với
những đồ chơi theo những chủ đề nhất định, trong đó các em đóng vai trò “đạo diễn”
chỉ đạo, điều khiển các đồ chơi với tư cách như là những “nhân vật”. Ví dụ như, khi
chơi trò chơi với chủ đề “vườn bách thú” các em đóng vai trò “đạo diễn” đối với các
nhân vật tí hon là những con vật như hổ, báo, khỉ, chim,... và những người đi xem
như người lớn, trẻ em,... Các “nhân vật” này được hoạt độngtheo sự “đạo diễn” của
trẻ.
Những chủ đề của trò chơi ngày một phức tạp, ngày càng mở rộng phạm vi. Ví
dụ, từ chủ đề đơn giản (bé đi nhà trẻ,...) đến chủ đề phức tạp hơn, rộng hơn với các
nhân vật đa dạng hơn (xây dựng thành phố của những người tí hon). Điều này phụ
thuộc vào lứa tuổi và trình độ phát triển trí tuệ của trẻ.
Người ta nhận thấy khi tiến hành trò chơi làm đạo diễn, các em trai thường
thích những phương tiện kỹ thuật- máy móc, tàu vũ trụ...,còn các em gái thì thích

búp bê, đồ gỗ, quần áo hơn.
Trò chơi làm đạo diễn thường được tổ chức theo nhóm. Mỗi trẻ em điều khiển
những đồ chơi nào đó nhưng cùng thống nhất theo chủ đề chung.
Trò chơi đóng kịch: Trẻ em thường đóng kịch dựa trên một tác phẩm văn học
nào đó. Qua đóng kịch, các em sẽ có cơ hội để:
Năm học 2017 - 2018

16


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

- Phát triển ngôn ngữ hình tượng;
- Phát triển óc thẩm mỹ;
- Thể nghiệm được những thái độ, hành vi đẹp một cách sâu sắc qua “nhập vai”
thành công.
Mới đầu, người lớn phải giúp đỡ trẻ lựa chọn tác phẩm văn học, phân vai, hóa
trang và đặc biệt là đạo diễn cho các em thể hiện thành công tác phẩm trên sân khấu
cả về mặt nội dung văn học, cả về mặt nghệ thuật. Nhờ vậy, ý nghĩa giáo dục của trò
chơi lại càng được nâng cao
Về sau, nhất là đối với những trẻ em lớn, GV có thể định hướng cho các em tự
lựa chọn tác phẩm văn học, tự phân vai.
Người ta thường cho rằng những trò chơi với đồ vật và trò chơi theo chủ đề và
trò chơi đóng kịch là những trò chơi sáng tạo. Song trò chơi thực sự sáng tạo chỉ khi
nào trẻ em có năng lực xây dựng những hình tượng mới trong trò chơi. Trẻ em càng
chơi nhiều loại hình trò chơi này và sự hướng dẫn, điều khiển của người lớn đối với
trò chơi càng khéo léo thì các em càng phát triển năng lực tưởng tượng sáng tạo, càng
có những ấn tượng mạnh mẽ đối với thế giới xung quanh.
Trò chơi vận động (hay trò chơi linh hoạt)
Đây là loại trò chơi trong đó luôn có sự vận động cơ bắp. Trẻ em rất thích loại

hoạt động này, ngay ở cả lứa tuổi nhỏ nhất. Các trò chơi vận động cũng có nội dung
trí tuệ phong phú, đòi hỏi ở người chơi sự chú ý, nhanh trí, biết phản ứng linh hoạt,
mau lẹ, có ý thức. Do gắn với nhiều thao tác khác nhau dưới hình thức tự nhiên, trò
chơi vận động có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Trò chơi học tập (hay trò chơi giáo dục)
Trò chơi học tập là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ cho trẻ em.
Nó giúp cho trẻ:
- Phát triển những khả năng về thị giác, thính giác, xúc giác...
- Chính xác hoá những hiểu biết về các sự vật và hiện tượng xung quanh.
- Phát triển trí thông minh, sự nhanh trí, khả năng về ngôn ngữ...
Nhiều trò chơi học tập được tổ chức với các đồ vật, các vật liệu tự nhiên (hoa,
quả, lá...); các tranh; ảnh... song cũng có nhiều trò chơi học tập đòi hỏi dùng lời.
Đối với những trẻ nhỏ, trò chơi học tập thường có nội dung giản đơn với yêu
Năm học 2017 - 2018

17


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

cầu thấp, vừa sức như trò chơi "Đoán xem cây gì, con gì?". Đối với những trẻ lớn, trò
chơi học tập có nội dung phức tạp với yêu cầu cao hơn, nên chúng thường gắn với nội
dung các môn học (Toán, Khoa học, Lịch sử, Địa lý...)
ở Tiểu học, các học sinh trai và gái bắt đầu có xu hướng khác nhau rõ rệt trong
trò chơi học tập. Học sinh trai thích những trò chơi kỹ thuật (thiết kế xây nhà cửa, cầu
cống, ô tô, máy bay...) còn học sinh gái thì thích những trò chơi có liên quan đến công
việc gia đình (may quần áo, làm hoa bằng giấy, bằng quả...)
Trò chơi trí tuệ
Đây là trò chơi hoàn toàn dựa trên cơ sở hoạt động sáng tạo của trẻ em. Nội
dung các trò chơi này là sự thi đấu về một hoạt động trí tuệ nào đó: sự chú ý, sự

nhanh trí, trí nhớ, sức tưởng tượng sáng tạo, các hoạt động phát minh. Ví dụ như:
các câu đố, đố ghép chữ, trả lời câu hỏi, đóng kịch ngẫu hứng theo đề tài nào
đó...Trò chơi trí tuệ sẽ giúp trẻ em hoàn thiện các năng lực trí tuệ, phát triển tính tự
lập và năng lực hoạt động tập thể, giáo dục tính kỷ luật, tính đồng đội...
* Trên đây là 5 loại trò chơi cơ bản. Tuy nhiên sự phân loại này chỉ có tính
tương đối, trên thực tế có nhiều loại trò chơi hỗn hợp; tổng hợp của hai hoặc nhiều
loại trò chơi trên.
2.2.3. Nội dung một tiết sinh hoạt tổ chức trò chơi.
* Đầu tiên tôi tiến hành dự giờ sinh hoạt tập thể của các chi đội 5Ado Đ/C Phạm
Thị Thủy phụ trách, tiết sinh hoạt tuần thứ 12/9/2013 với những nội dung như sau:
Ổn định tổ chức: Chi đội hát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”
Giới thiệu chương trình buổi sinh hoạt ( sinh hoạt theo định kỳ có cô phụ
trách lớp, cô TPT Đội trong nhà trường tới dự).
Nội dung sinh hoạt tập thể:
- Chi đội phó làm tổ chức: Giới thiệu chương trình buổi sinh hoạt...
- Chi đội trưởng lên đọc báo cáo tổng kết hoạt động thi đua tháng 9.
+ Nền nếp học tập chuyên cẩn, thể dục, vệ sinh.
+ Tổng số điểm tốt, điểm xấu trong tháng của các tổ.
+ Tuyên dương một số bạn có ý thức trong tháng, cả chi đội cùng động viên
các bạn có thành tích trong tháng vừa qua.
- Chi đội trưởng đọc phương hướng tháng 10 (theo sổ).
Năm học 2017 - 2018

18


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

- Tổ chức văn nghệ, chơi trò chơi. Cả lớp chơi trò chơi mũi, cằm, tai.
* Tiếp theo tôi dự giờ sinh hoạt của lớp 1A của Đ/C Bùi Thị Phúc, thời gian dự

vào tuần 1/10.
- Địa điểm: Chơi ngoài trời
- Nội dung sinh hoạt
1. Giáo viên tập hợp học sinh ra sân và cho các em xếp thành hai hàng, giáo
viên hướng dẫn học sinh dãn cách ly.
2. Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi:
- Chơi trò tiếp sức thi giữa hai hàng, giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi,
điều khiển học sinh chơi.
- Sau mỗi lần chơi giáo viên nhận xét giờ chơi và biểu dương những đội thắng
cuộc và động viên đội thua cuộc.
3. Kết thúc giờ sinh hoạt:
- Giáo viên nhận xét giờ chơi
- Giáo viên đánh giá hoạt động thi đua trong tháng 9 và để ra phương hướng cho
tháng 10 ( duy trì tốt các hoạt động do Đội và nhà trường để ra).
4. Giáo viên cho học sinh vào lớp học;
* Qua thăm lớp dự giờ hai tiết sinh hoat tập thể, tối có nhận xét đánh giá như
sau:
- Về ưu điểm: Giáo viên đã khéo léo, linh hoạt hướng dẫn học sinh biết tổ chức một
buổi sinh hoạt tập thể, các em trật tự, tiếp thu ý kiến nhận xét một cách có hiệu quả
cao. Giáo viên đã tổ chức được nhiều trò chơi, gây được hứng thú cho các em trong
khi chơi trò chơil.
- Về nhược điểm:
+ Giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo cho giờ sinh hoạt tập thể, Ban chỉ huy chi
đội còn lệ thuộc nhiều và cô giáo. Tổ chức trò chơi còn hời hợt, không rõ cách chơi
và luật thắng thua dẫn đến khi học sinh chơi chưa sôi nổi.
+ Giáo viên phải làm việc nhiều, chưa phát huy tích cực của học sinh .
Nói tóm lại qua dự giờ hai tiết sinh hoạt tập thể của giáo viên phụ trách, các cô
đã tổ chức các trò chơi để làm tăng sự thông minh, nhanh nhẹn cho học sinh song nội
dung chơi còn nghèo nàn, chưa đa dạng. Hiệu quả giáo dục chưa cao. Chính vì vậy là
Năm học 2017 - 2018


19


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

người TPT tôi tiến hành tổ chức và hướng dẫn trò chơi cho học sinh trong sinh hoạt
tập thể.
* Khi nghiên cứu thực trạng các trò chơi được giáo viên phụ trách hướng dẫn
các em chơi cùng trong giờ sinh hoạt. Tôi đa đi đến quyết định tìm cách hướng dẫn
sao cho phù hợp và đảm bảo tính sư phạm và vệ sinh khi tiến hành trò chơi. Đặc biệt
khi chọn trò chơi cần tính đến phù hợp của hoạt động với lứa tuổi qua qui tắc, luật
chơi, luật thắng thua và đặc biệt là phải chú ý đến các ý nghĩa giáo dục của trò chơi.
Nghĩa là lưu ý đến sự ảnh hưởng của các trò chơi trong việc hình thành phẩm chất
đạo đức, trau dồi tình cảm, tính can đảm, nhanh nhẹn và cương quyết.
* Khi chọn trò chơi, hướng dẫn trò chơi, giáo viên cần chú ý sao cho trong trò
chơi có đủ những kích thích làm cho trẻ hoạt động và cũng không nên làm cho trẻ
kích thích quá nhiều. Bởi lứa tuổi học sinh tiểu học “ Hưng phấn nhiều hơn ức chế”
nên khi tiến hành trò chơi cần làm nhẹ nhàng thoải mái.
a. Công tác chuẩn bị:
Trước khi sinh hoạt tập thể cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt ( nội dung buối
sinh hoạt): Tổ chức trò chơi phải xác đình trò chơi, chỗ chơi. dụng cụ chơi, số học
sinh tham gia trò chơi và phù hợp với hình thức tập thể, trò chơi đảm bảo tính giáo
dục cao.
b. Giới thiệu trò chơi: Đây là một nghệ thuật nên khi giới thiệu trò chơi cần
ngắn gọn, dễ hiểu để gây được hứng thú trước khi chơi.
c. Hướng dẫn chơi; Cuộc chơi có kết quả hay không một phần là do hướng dẫn
chu đáo hay không, giáo viên cần nắm vững luật chơi, cách chơi để có thể hướng dẫn
một cách rõ ràng để các em thấm nhầm ý nghĩa, nguyên tắc và cách chơi, có như vậy
thì cuộc chơi mới sôi nổi, hào hứng và bổ ich.

d. Điều khiển trò chơi : Học sinh tiểu học thường hay ham chơi, nhiều khi mệt
mỏi mà không muốn nghỉ, vì vậy cần theo sát khi thấy các em mệt mỏi phải cho thôi
chơi ngay đồng thời phải đảm bảo an toàn, đặc biệt là người hướng dẫn phải biết kết
thúc ở lúc mà học sinh đang thích chơi hơn nữa để lần chơi sau các em thấy hứng thú.
Để các em có giờ sinh hoạt tập thể được vui, hiệu quả tôi hướng dẫn một số giờ thực
nghiệm cho học sinh.
Trong qúa trình thực hiện tôi muốn áp dụng việc đổi mới phương pháp, trò
Năm học 2017 - 2018

20


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

chơi sinh hoạt tập thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em học
sinh tiểu học.
Trong giờ chơi tập thể phát huy được tính tập thể, tự quản, sáng tạo và tính tích
cực tự giác, kỹ năng giao tiếp, ứng sử và giải quyết tình huống cho các em, ngoài ra
còn khắc sâu thêm các kiến thức của các môn học chính khoá qua các trò chơi bổ ích
và lý thú, cuốn hút được sự đam mê hoạt động Đội.
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên phụ trách lớp,
Hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể, ban nghành trong và ngoài nhà trường tôi đã thực
nghiệm tổ chức cuộc sinh hoạt tập thể toàn trường vào buổi thứ hai đầu tuần trò chơi
“Hái hoa để học”.
Trò chơi này giúp các em hiểu biết về bổn phận, quyền và trách nhiệm của
mình, cố gắng vượt khó vươn lên. đoàn kết bên nhau cùng thi đua học tập, rèn luyện
để mình được như các bạn đồng thời qua trò chơi các em có niềm tin vào chính
mình.
Với cuộc sinh hoạt lớn mang tính toàn trường và được nhiều học sinh tham gia,
tôi phải lên kế hoạch cụ thể, họp bàn thống nhất cùng Ban giám hiệu, các tổ chuyên

môn, các giáo v iên chủ nhiệm lớp về nội dung, các bước tiến hành và biện pháp cụ
thể thực hiện.
Rà soát chương trình học của các khối lớp với các môn như: ( Toán, Tiếng Việt,
Tự nhiên xã hội, Âm nhạc) và yêu cầu tổ khối ra câu hỏi và kèm theo đáp án của
môn đó ( mỗi khối lớp ra ít nhất 3 môn) sau đó đưa lại cho tổng phụ trách tập hợp in
thành hệ thống văn bản gửi tới các lớp để giáo viên chủ nhiệm lớp, học sinh cùng tiếp
cận, nắm bắt và đưa ra hướng giải quyết, học đáp án trước một hai tuần để các em
chơi cho tốt.
* Công tác chuẩn bị:
- Tổng phụ trách là quản trò (điều khiển cuộc chơi)
- Chia cây hoa thành ba phần
Phần 1: Các câu hỏi của khối lớp 1
Phần 2: Gắn hoa có câu hỏi của lớp 2,3
Phần 3: Gắn các câu hỏi của lớp 4,5
Sau các nghi lễ thủ tục chào cờ TPT giới thiệu trò chơi trong buổi sinh hoạt tập
Năm học 2017 - 2018

21


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

thể của liên đội có tên ( hái hoa học tập).
Mỗi lớp cử đại diện 1 ,2 em lên hái hoa học tập ( mỗi em chỉ được hái một
bông) sau đó đưa người điều khiển đọc to câu hỏi vừa hái được và đại diện cho các
lớp trả lời trước toàn trường, trả lời to, rõ ràng trước tập thể liên đội, trước sự chứng
kiến của các bạn.
- Sau khi đại diện mỗi lớp trả lời xong TPT cho điểm luôn và công bố điểm trước
toàn trường, yêu cầu toàn trường động viên khích lệ bằng nhưng tràng pháo tay thật
giòn giã.

Lưu ý: Các câu hỏi trên cây hoa phải ngắn gọn, dể hiểu, chủ yếu những kiến
thức chưa học và trong khi chơi thỉnh thoảng xen kẽ các tiết mục văn nghệ hoặc bông
hoa có tên bài hát.
Ví dụ:
1. Em hãy đọc hai câu thơ ca ngợi Bác Hồ nêu tên bài thơ và tác giả của bài thơ
đó ( lớp 4 – 5).
2. Câu có mấy bộ phận chính? (Lớp 3) hãy đặt 1 câu có từ “Yêu quý”
3. Em hãy đọc thuộc bài thơ “ Quyển vở của em” ( Lớp 1)
4.Em hãy hát một bài hát về (Cô và mẹ) lớp 1, 2, 3, 4, 5.
5. Quảng Ninh chúng ta có những danh lam thắng cảnh nào?
6. Em hãy kể tên các cây thuốc nam mà em biết ? ( khối 4, 5)
7. Em hãy kể tên một tấm gương thiếu niên dũng cảm.
- Ngoài các buổi sinh hoạt chi đội , lớp nhi đồng tổ chức được trò chơi sinh hoạt tập
thể mang tính giáo dục đạo đức cho các em ra tôi còn luôn hăng say tìm tòi ra các trò
chơi mang tính sáng tạo , trí tuệ như trò chơi rung chuông vàng đối với các em học
sinh khối 5 tạo cho các em một sân chơi trí tuệ vừa chơi vừa học tập . Với một trò
chơi mang tính trí tuệ đòi hỏi người tổng phụ trách phải thực sự nghiên cứu kỹ tất cả
các môn học đồng thời phải kết hợp với tổ chuyên môn nhà trường hỗ trợ cùng để tạo
một sân chơi bổ ích để các em thể hiện tài năng trí tuệ , sự sáng tạo đồng thời là cơ
hội giúp các em rèn luyện tư duy logic xử lý tình huống , tạo điều kiện cho các em
học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đặc
biệt là năm học 2013-2014 phòng giáo dục có tổ chức chương trình giao lưu những
nhà thông thái tý hon ,được sự giúp đỡ tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường
Năm học 2017 - 2018

22


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.


tôi đã mạnh dạn tổ chức :Chương trình giao lưu những nhà thông thái tý hon cấp
trường đối với học sinh khối lớp 2,3,4,5. Đây thật sự là sân chơi bổ ích đối với học
sinh trường tiểu học Hà An. Chương trình đã khép lại nhưng dư âm của những giờ
phút khó quên ấy vẫn còn in đậm trong tâm trí mỗi học sinh . Với các em học sinh
trường tiểu học Hà An những sân chơi bổ ích thực sự đặt nền móng cho sự thành
công phía trước , là hành trang cho các em vươn tới những chân trời mới , chân trời
của khoa học , tri thức và trí tuệ của nhân loại .
- Ngày nay xã hội càng phát triển thì các trò chơi hiện đại lại cành xuất hiện nhiều
nhưng có những trò chơi vẫn còn mãi với thời gian đó là trò chơi dân gian đó là trò
chơi không chỉ góp phần khôi phục giá trị văn hóa cổ truyền mà còn đem lại không
khí vui chơi thoải mái , lành mạnh , góp phần rèn luyện sức khỏe chính vì vậy mà tôi
đã tổ chức hội thi các trò chơi dân gian vào dịp 22 tháng 12 năm 2013 đối với học
sinh toàn trường được các em hưởng ứng nhiệt tình như trò chơi kéo co , bịt mắt bắt
dê , , nhảy bao bố, chồng nụ chồng hoa những trò chơi này giúp các em tăng cường
sức khỏe , thể chất , phát huy tinh thần đoàn kết trong khi đó còn có những trò chơi ít
vận động như : Ô ăn quan , cờ gánh , me me de de , tùm nụm tìm nịu ….lại phát triển
trí tuệ , rèn luyện khả năng phán đoán . Đặc điểm chung của các trò chơi dân gian đều
đơn giản , dễ chơi , học sinh dễ hòa nhập .
2.2.4. Hướng dẫn một số trò chơi
1. Trò chơi “Thi làm ca sỹ”
a. Mục đích
- Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi, hào hứng.
- Rèn luyện cách lấy hơi, có thể áp dụng trong các buổi tổ chức văn nghệ.
- Tạo tính đoàn kết tập thể, phối hợp nhịp nhàng.
b. Chuẩn bị
- Đồng hồ bấm giây.
- Lá cờ thi đua gồm các màu xanh, đỏ, tím, vàng ( cho tổ hoặc nhóm).
c. Cách chơi
- Quản trò chia tập thể HS thành 2, 3, 4, ... đội chơi tuỳ theo số lượng học sinh trong
lớp.

- Các đội lần lượt từng em lấy hơi và ngân theo âm (như a, u, ư, i, ... ) nhưng phải nối
Năm học 2017 - 2018

23


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

hơi nhau từ người đầu đến người cuối cùng của đội. Mỗi em chỉ được ngân một hơi,
ngừng lại chuyển ngay sang em khác. Đội nào ngân dài nhất là thắng cuộc.
- Khi tổng kết trò chơi GV trao cờ thi đua cho các đội chơi với các mức như: Đội
thắng cuộc trao lá cờ màu đỏ, đôi nhì trao lá cờ màu xanh, đội giải ba trao lá cờ màu
tím; đội phối hợp đều và nhanh tặng lá cờ màu vàng...

2. Trò chơi “Lịch sự”
a. Mục đích
- Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi.
- Hiểu thêm phép lịch sự : ăn có mời làm có mượn.
- Rèn luyện phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt
b. Cách tiến hành
- Tập thể HS chơi chỉ làm động tác khi trong lệnh của quản trò có từ “mời”, nếu
không có từ “mời” thì không làm theo.
Ví dụ:
Quản trò: “Tôi mời bạn giơ tay trái lên”
Học sinh: cả lớp đồng thời giơ tay trái lên
Quản trò: “Tôi mời cả lớp vỗ tay”
Học sinh: cả lớp cùng vỗ tay
Quản trò: “Cả lớp đứng lên”
Năm học 2017 - 2018


24


Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong sinh hoạt tập thể.

Học sinh: không ai đứng lên vì không có chữ “mời”
- Khi không có từ “mời” mà học sinh làm theo là phạm luật hoặc khi có từ “mời” nếu
ai không làm theo cũng phạm luật.
- Tốc độ chơi nhanh hoặc chậm tuỳ theo đối tượng chơi.
3- Trò chơi “Sóng biển”
a. Mục đích: tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho buổi sinh hoạt.
b. Cách tiến hành
- Cách chơi: người chơi làm theo lời hô của quản trò.
- Quản trò cho người chơi học các động tác
+ Sóng biển: giơ hai tay thẳng lên đầu, bàn tay mở vẫy vẫy (làm sóng).
Sóng biển bên trái: nghiêng người và tay sang trái, hô “ào ào”.
Sóng biển bên phải: nghiêng người và tay sang phải, hô “ào ào”.
Sóng biển phía sau: ngửa người và tay ra phía sau, hô “ù ù..”
- Khi quản trò hô tập thể đáp lại lời hô và kết hợp làm động tác.
4. Trò chơi “Lời chào”
a) Mục đích
- Giáo dục tính lễ phép.
- Rèn luyện trí nhớ, phản ứng nhanh.
- Tạo không khí vui vẻ và hứng thú hoạt động cho HS.
b) Cách tiến hành
- Quản trò cho tập thể lớp học các động tác:
+ Chào thầy: Khoanh tay trước ngực.
+ Chào bác: Khoanh tay trước ngực và cúi đầu xuống.
+ Chào anh: Theo kiểu chào nghi thức Đội (tay phải đưa cao).
+ Chào chị: Tay phải đưa ra phía trước (như động tác mời).

+ Chào em: Hai tay bắt chéo trước ngực, bàn tay khép.
- Quản trò hô các lời chào và làm động tác, người chơi nghe, hô theo và làm đúng
động tác. Ai làm không đúng theo lời hô của quản trò là phạm luật. Làm động tác
nhưng không rõ cũng bị coi là phạm luật.
- Lưu ý: Tốc độ hô nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào lứa tuổi HS.
Năm học 2017 - 2018

25


×