Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học luyện từ và câu lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.62 KB, 29 trang )

Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

“ THIẾT KẾ TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3 ”
I- Phần mở đầu:
1- Lí do chọn đề tài :
Trong chương trình giáo dục Tiểu học, môn Tiếng Việt nói chung, phân
môn Luyện từ và câu nói riêng có một vị trí rất quan trọng vì nó phù hợp với
thực tiễn cuộc sống và là công cụ cần thiết cho các môn học khác đồng thời giúp
học sinh nhận thức thế giới xung quanh một cách dễ dàng hơn. Xuất phát từ vị trí
và nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó, vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào
để giờ dạy và học Luyện từ và câu có hiệu quả cao, học sinh phát huy tính tích
cực, chủ động sang tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Để đáp ứng được những
yêu cầu đó, người giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào để truyền
đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này cho học sinh, đặc biệt là học sinh Tiểu
học.
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên,
sự tập trung chú ý trong giờ học chưa cao, trí nhớ chưa bền vững: thích học
nhưng chóng chán. Vì vậy người giáo viên phải làm thế nào để khắc sâu kiến
thức cho học sinh và tạo ra bầu không khí vui tươi, sẵn sàng học tập, chủ động
tích cực trong việc tiếp thu kiến thức.
Thực tế, có nhiều thầy cô giáo đã rất thành công từ các trò chơi tưởng chừng
rất đơn giản như các bài tập trong sách giáo khoa được thực hiện dưới hình thức
trò chơi đến các trò chơi giáo viên tự thiết kế hoặc do các chuyên gia, các tác giả
sách giáo khoa biên soạn. Song cũng có các thầy cô giáo không thành công khi
sử dụng phương pháp này. Có những tiết, giáo viên tiến hành 4; 5 trò chơi vận
động; học sinh liên tục vỗ tay reo hò cổ vũ, không còn thời gian để các em lắng
đọng đầu óc mà ngẫm nghĩ, nhận xét, suy luận và ghi nhớ. Lại có nhiều
1



Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

trò chơi mà chỉ có vài em được chơi còn các em khác hò reo cổ vũ, nghĩa là chỉ
có vài em được học mà thôi…
Trò chơi học tập phần lớn được xem là một thủ thuật, biện pháp củng cố kiến
thức mà học sinh vừa học trong tiết học. Tuy nhiên, trò chơi học tập có thể tổ
chức ở tất cả các khâu trong tiến trình tiết học hoặc sau một số bài học, khi học
sinh đã có kiến thức tổng hợp. Tôi thiết nghĩ trò chơi học tập là một phương tiện
có ý nghĩa trong việc góp phần đổi mới phương pháp dạy học luyện từ và câu
nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh.
Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và đặc biệt là giáo dục Tiểu học nói
riêng, đã và đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực, chủ động , sáng tạo của học sinh và học sinh tự chiếm lĩnh được kiến
thức dưới sự chỉ đạo, định hướng của giáo viên. Để thực hiện tốt mục tiêu trên,
người giáo viên không ngừng tìm tòi học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ với phương châm “Biết mười dạy một”. Đồng thời người thầy phải có
phương pháp và hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả học cho học sinh và phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học
sinh. Để đáp ứng được với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của
ngành giáo dục Tiểu học nói riêng.
Phân môn Luyện từ và câu lớp 3 có dạng bài mở rộng vốn từ với một
lượng bài khá lớn. Các bài tập về mở rộng vốn từ vừa giúp học sinh lớp 3 hình
thành kiến thức cần thiết về từ qua các chủ điểm vừa rèn kĩ năng giao tiếp một
cách sinh động. Một trong những nội dung quan trọng của việc rèn kỹ năng sử
dụng Tiếng Việt ở bậc tiểu học là giúp học sinh biết sử dụng từ một cách phù hợp
trong các bài viết, đặc biệt trong Tập làm văn. Dùng từ đúng, phù hợp với nội
dung văn cảnh, giúp các em thể hiện ý văn sáng sủa, rõ ràng, mặt khác giúp
người đọc hiểu nội dung bài văn, câu văn một cách dễ dàng, chính xác.
Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách đối
với mỗi giáo viên. Có nhiều yếu tố góp phần quyết định sự thành công của việc

2


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

đổi mới phương pháp dạy học. Trò chơi học tập là một hình thức tích cực hỗ trợ
đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Ở Tiểu học hoạt động chơi
không còn là chủ đạo đối với học sinh. Song cùng với học, chơi là nhu cầu không
thể thiếu và nó giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa đối với các em. Nếu ta tổ
chức cho học sinh vui chơi một cách hợp lí, khoa học thì mang lại hiệu quả giáo
dục cao. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy học có tác dụng
tích cực nhằm làm thay đổi hình thức học tập. Thông qua trò chơi không khí lớp
học trở nên thoải mái dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học sinh tự nhiên, nhẹ
nhàng và hiệu quả hơn. Đặc biệt, trò chơi ô chữ sử dụng phù hợp khi dạy học mở
rộng vốn từ sẽ giúp các em hiểu từ, nhớ từ và sử dụng từ chính xác.
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn: " Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất
lượng dạy học Luyện từ và câu lớp 3" làm đề tài nghiên cứu với mong muốn các
giờ học hấp dẫn, đạt hiệu quả cao.
2. Mục đích nghiên cứu:
Theo tôi dạy học không chỉ truyền thụ những gì có trong sách giáo khoa
tới học sinh mà cần rèn cho học sinh những kiến thức, kĩ năng. Xuất phát từ
những nhận thức tích cực, độc lập sáng tạo tự tìm ra kiến thức đồng thời giáo dục
phong cách làm việc một cách khoa học, hiệu quả cho học sinh, tức là dạy cho
học sinh cách học. Người giáo viên cần phải bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và
chương trình giảm tải, đổi mới phương pháp và cách thức dạy học: Lấy học sinh
làm trung tâm để tìm ra tri thức – Giáo viên chỉ đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn
để nâng cao hiệu quả trong dạy học. Mục đích chính của tôi là : Nghiên cứu nội
dung dạy học mở rộng vốn từ và luyện tập về từ trong chương trình Luyện từ và
câu lớp 3 để hiểu nội dung chương trình và sự sắp xếp nội dung về từ trong các
bài học. Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu có liên quan phục vụ cho việc dạy

học. Từ đó thiết kế các ô chữ về từ cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Tập
hợp, đề xuất những ý kiến, những khó khăn vướng mắc của thầy và trò trong khi
dạy học Luyện từ và câu.
3


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

3. Thời gian địa điểm:
- Thời gian: Năm học: 2013 - 2014
- Địa điểm: Lớp 3E - Trường Tiểu học Minh Thành - Quảng Yên -Quảng Ninh.
2.4.1/ Nghiên cứu các tài liệu, cơ sở lí luận của việc đổi mới phương pháp dạy
học.
2.4.2/ Xuất phát từ mục tiêu dạy học Luyện từ và câu lớp 3 -Với lượng kiến thức
tương đối lớn, đây cũng là giai đoạn quan trọng của bậc Tiểu học làm tiền đề để
các em có kiến thức để lên lớp và chuyển lên bậc học Trung học Cơ sở.
Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, tư
duy trực quan vẫn tồn tại và phát triển nên khi học nhiều em hiểu vấn đề rất lơ
mơ. Cho nên việc hướng dẫn học sinh áp dụng vào thực hành sẽ gặp không ít
những khó khăn.
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn:
Sáng kiến này có thể áp dụng với các đối tượng học sinh ở các trường Tiểu
học. Có thể coi đây là phương tiện dạy học nhằm khắc sâu kiến thức của bài học.
IV. Phần nội dung:
1. Chương 1: Tổng quan.
1.1. Cơ sở lí luận:
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi,
đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của
lứa tuổi này. Vui chơi không những giúp cho các em được rèn luyện thể lực, rèn
luyện các giác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau,

được hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, trong tổ….thông qua đó, các em
sẽ dần được hoàn thiện những kĩ năng giao tiếp. Đó là kĩ năng được đặt ra hàng
đầu trong mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và của môn Tiếng
Việt ở lớp 3 nói riêng. Điều đó chứng tỏ: hoạt động vui chơi là hoạt động hỗ trợ
cho việc học. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy nếu kết hợp sử
dụng hình thức trò chơi trong học tập môn Tiếng Việt sẽ mang lại hiệu quả cao .
4


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

Bởi vì : Nó là một hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khí trong lớp
học dễ chịu, thoải mái làm cho học sinh tiếp thu kiến thức tự giác, tích cực trong
tâm trạng hồ hởi, vui tươi. Giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức
đồng thời, phát triển vốn kinh nghiệm mà các em đã được tích lũy trong cuộc
sống thông qua hoạt động chơi. Phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí
nhanh các tình huống khi tham gia trò chơi. Phát huy năng lực cá nhân, rèn tính
hòa nhập cộng đồng, nâng cao năng lực hợp tác đồng thời giáo dục ý thức tổ
chức kỉ luật, có tính đồng đội khi tham gia trò chơi học tập. Tóm lại, trò chơi
không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Vậy làm thế nào để tổ
chức được các trò chơi học tập thật sự hiệu quả trong những giờ Tiếng Việt. Đó
là điều tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Bài tập Tiếng Việt trong sách giáo khoa lớp 3 bao giờ cũng nhằm hình thành
cho học sinh một đơn vị kiến thức hay rèn luyện cho học sinh một kĩ năng sử
dụng kiến thức tiếng Việt đã học vào một tình huống cụ thể. Mỗi bài tập thường
chỉ đề cập đến một khía cạnh của nội dung bài học từ mức độ thấp đến mức độ
cao nhằm rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh. Hầu như các bài tập Tiếng
Việt nào ở lớp 3 cũng là một sự luyện tập để nắm vững một kiến thức tiếng Việt
hoặc rèn luyện một kĩ năng sử dụng tiếng Việt, rèn luyện các thao tác tư duy. Vì

vậy, trò chơi học tập phải thể hiện được yêu cầu rèn luyện của bài tập. Có nghĩa
là trò chơi học tập phải mang được nội dung của bài tập, phải rèn được kĩ năng
sử dụng tiếng Việt, phải rèn luyện các thao tác tư duy từ mức độ thấp đến mức độ
cao theo yêu cầu của bài tập.
2. Chương 2 : Nội dung vấn đề nghiên cứu:
2.1. Thực trạng:
Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt
nhưng một số giáo viên vẫn còn nặng tâm lý đây là môn học chính nên trong quá
trình giảng dạy họ rất chú trọng việc truyền thụ kiến thức với mục đích giúp học
5


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

sinh học tốt môn này. Việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáo viên còn
là hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cũng ở mức gượng ép, miễn cưỡng. Mặt
khác, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưa chọn lọc kỹ,
không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổ chức trò
chơi chưa đạt hiệu quả. Thực tế cho thấy, vẫn còn một số đối tượng học sinh thụ
động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập. Trước thực trạng
đó, tôi thiết nghĩ, mình cần phải thay đổi một cách thức dạy học mới sao cho học
sinh hứng thú, say mê và tích cực chủ động hơn khi học Tiếng Việt nói chung,
Luyện từ và câu nói riêng. Qua đó, những kĩ năng giao tiếp ở các em sẽ ngày
càng hoàn thiện và phát triển. Và việc vận dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng
Việt là hết sức cần thiết. Học sinh tiểu học luôn thích thú những điều mới lạ. Vì
vậy, để mỗi giờ học Tiếng Việt hấp dẫn, thu hút học sinh, đòi hỏi người giáo viên
phải luôn luôn sáng tạo trong việc vận dụng những trò chơi học tập cũ đồng thời
tìm tòi, nghiên cứu để thiết kế những trò chơi học tập mới.
Điều tra dạy học Luyện từ và câu lớp 3 ở trường năm học 2012- 2013 thu
được kết quả như sau:

- Kết thúc năm, học 2012- 2013 qua điều tra chất lượng môn Tiếng Việt ( phần
bài kiểm tra có nội dung luyện từ và câu) ở lớp 3G ( Khe Cát) thu được kết quả
như sau:
- Số học sinh đạt điểm Giỏi :

17 / 34 học sinh = 50%.

- Số học sinh đạt điểm Khá :

10 / 34 học sinh = 29,4 %

- Số học sinh đạt điểm Trung bình :

7 / 34 học sinh

= 20, 6 %

Như vậy theo kết quả điều tra tôi đã thống kê ở trên chúng ta đều nhận thấy:
chất lượng không đồng đều. Cần phải ra tìm ra nguyên vì sao có những tồn tại
như đã nêu ở trên. Từ đó tìm ra biện pháp thích hợp để áp dụng vào trong quá
trình giảng dạy, giúp cho học sinh học đều hơn.
2.2. Các giải pháp:
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế việc dạy và học Luyện từ và
6


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

câu bằng những hiểu biết của bản thân, quá trình giảng dạy, sự học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp khi dạy phân

môn này nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Toàn bộ nội dung về từ lớp 3 có 15 bài ứng với 15 chủ điểm. Nội dung được
sắp xếp dưới dạng các bài tập về từ như sau:
- Loại bài tập giúp HS mở rộng vốn từ theo chủ điểm;
- Loại bài tập giúp HS nắm nghĩa của từ;
- Loại bài tập giúp HS quản lí phân loại vốn từ;
- Loại bài tập giúp HS luyện tập sử dụng từ.
Sau khi học xong một chủ điểm nào đó, để củng cố lại kiến thức vừa học,
GV đưa ra trò chơi mà nội dung trong đó có liên quan đến chủ điểm vừa học.
Ngoài vận dụng, giáo viên phải biết thiết kế hoặc chuyển đổi một số trò chơi để
giảng dạy. Khi thiết kế thì cần : Xác định rõ mục tiêu của bài tập để chọn trò chơi
phù hợp.
Việc xác định yêu cầu của bài tập rất quan trọng, mục tiêu của bài tập là cơ
sở để lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp. Một bài tập có thể tạo nên những trò
chơi khác nhau.
2.2.1. * Trò chơi : Tìm nhanh từ cùng chủ đề
* Mục đích:
- Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh.
* Chuẩn bị:
Bảng phụ hoặc giấy nháp
* Cách tiến hành
- Trò chơi có từ 2- 4 nhóm, mỗi nhóm có từ 3 - 4 học sinh tham gia.
- Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề.
7


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

(VD: Đồ dùng học tập là những dụng cụ của cá nhân dùng để học tập; vật nuôi là

những con vật nuôi trong nhà…), Giáo viên (người dẫn trò) nêu yêu cầu:
+ Hãy kể ra những từ chỉ sự vật (hoặc những từ nói về tình cảm gia đình…).
+ Từng nhóm ghi lại những từ đó vào bảng phụ (đã được chia theo số lượng
nhóm), hoặc ghi vào giấy nháp để đọc lên. Thời gian viết khoảng 2- 3 phút.
+ Mỗi từ viết đúng được tính 1 điểm; mỗi từ viết sai bị trừ 1 điểm; nhóm
nào có số điểm cao nhất sẽ đứng ở vị trí số 1, các nhóm khác dựa theo số điểm
để xếp vào các vị trí 2, 3, 4…
Chú ý: Trò chơi này có thể được sử dụng ở các bài Luyện từ và câu:
- Trong sách giáo khoa Tiếng việt 3, tập 1:
+ Tìm từ chỉ sự vật trong đoạn văn, thơ (tuần 1).
+ Từ ngữ chỉ đức tính tốt của thiếu nhi (tuần 2).
+ Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong khổ thơ ( tuần 3).
- Trong sách giáo khoa TV 3, tập 2:
+ Tìm những sự vật được nhân hóa với nhau trong khổ thơ ( tuần 19).
+ Tìm các từ ngữ nói về lễ hội (tuần 25).
+ Tìm những từ ngữ chỉ người trí thức (tuần 21);
2.2.2. Trò chơi: Tìm nhanh các từ có nghĩa giống nhau.
* Mục đích:
- Nhận biết nhanh các từ ngữ có nghĩa gần giống nhau, làm giàu vốn từ của học
sinh
- Luyện trí thông minh, nhanh mắt, nhanh, tay.
* Chuẩn bị:
- Từ 2 đến 4 bộ quân bài có nội dung như nhau nhưng khác màu để khỏi bị lẫn
(xanh, đỏ, vàng…) tương tự quân bài trong cỗ tam cúc. Mỗi bộ có 10 hoặc 12
quân bài đã ghi sẵn các từ.
- Một bộ quân bài dành cho người cầm cái (trọng tài) khác màu với các bộ quân

8



Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

bài của người chơi. Trên mỗi quân bài này có ghi từng từ đồng nghĩa với từ được
ghi trên quân bài của nguời chơi.
- Mỗi quân bài này đều được ghi từ ở cả hai đầu để người chơi dễ nhìn khi cầm
bài trên tay

Siêng năng

Học tập

* Cách tiến hành.
Từ hai đến 4 nguời chơi. Mỗi người có 1 bộ quân bài như nhau (10, 12 quân)
- Trọng tài lật 1 quân trong bộ bài của mình (có từ giống nghĩa với từ trong bộ
bài của người chơi).
- Những nguời chơi phải chọn thật nhanh quân bài của mình có từ giống nghĩa
với quân bài của trọng tài để đánh ra.
- Trọng tài công nhận quân bài đánh ra là từ đồng nghĩa thì người đánh quân bài
đó sẽ được ''ăn''; nếu sai thì nguời đánh quân bài đúng tiếp theo sẽ được ''ăn''.
Trường hợp 2, 3 người cùng ra quân bài đúng thì cùng được ''ăn''.
- Đánh hết bộ quân bài, ai có số lượng quân bài được ''ăn'' nhiều nhất sẽ thắng
cuộc. Như vậy, người thắng là người nhận ra nhanh, đúng những từ có nghĩa
giống nhau.
* Chú ý:
Các cặp từ giống nghĩa nói về chủ đề học tập dùng làm bộ bài để chơi và bộ bài
để cầm cái: Học hành - học tập; siêng năng - chăm chỉ; vui vẻ - phấn khởi; bài
tập - bài vở; chăm chú - chú ý…
2.2.3.Trò chơi: Tìm kẻ trú ẩn.
* Mục đích:
- Mở rộng vốn từ, tìm nhanh và gọi tên được các sự vật ẩn trong tranh.

9


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

- Luyện kỹ năng quan sát tinh, óc tưởng tượng, liên tưởng giỏi.
* Chuẩn bị :
- Phóng to tranh có trong hai bài luyện từ và câu ở tuần 16 - sách giáo khoa TV
3 tập 1.
- Mỗi nhóm chơi (4; 5 học sinh ) cần chuẩn bị giấy, bút (ghi sẵn tên nhóm vào
giấy khổ to đã chuẩn bị. VD: Nhóm Mực tím; nhóm Tuổi thơ…)
- Băng dính hoặc hồ dán.
* Cách tiến hành :
1. Giáo viên nêu yêu cầu: Nêu tên các hình ảnh được vẽ ẩn trong tranh (gọi là kẻ
trú ẩn) rồi ghi ra giấy đã chuẩn bị. Trong khoảng 3 phút, nhóm nào tìm được đủ
số lượng đồ vật (tìm hết được những kẻ trú ẩn) là nhóm đạt giải nhất.
2. Các nhóm chơi cùng quan sát bức tranh do giáo viên đưa ra (hoặc trong sách
giáo khoa TV 2) ghi lại các từ gọi tên các đồ vật đã quan sát được và số lượng
mỗi loại đồ vật đó vào giấy khổ to có ghi tên nhóm (thời gian 3 phút)
3. Hết thời gian, các nhóm lên đính tờ giấy ghi kết quả lên bảng. Giáo viên
hướng dẫn cả lớp hô ''đúng'' (hoặc ''sai'', hoặc ''thiếu'') giáo viên trợ giúp việc xác
nhận kết quả của từng nhóm.
- Khi các nhóm đọc xong kết quả, giáo viên cùng cả lớp dựa vào số lượng đồ vật
tìm được để xếp giải nhất, nhì, ba (có thể xếp đồng giải nhất, nhì, ba hoặc yêu
cầu trả lời thêm câu hỏi phụ để phân rõ thứ hạng).
2.2.4. Trò chơi : Thi ghép tiếng thành từ có nghĩa.
* Mục đích:
- Mở rộng vốn từ bằng cách ghép tiếng.
- Rèn khả năng nhận ra từ, rèn tác phong nhanh nhẹn. Đặc biệt là các em học
sinh yếu kém.

* Chuẩn bị :
- Giáo viên làm các bộ quân bài ghi tiếng (đủ cho số nhóm học sinh tham gia
10


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

thi); mỗi bộ quân bài có kích thước khoảng 5cm x 15cm . Mỗi bộ gồm 24 quân
ghi các tiếng sau: yêu (8 quân); thương (4 quân); quý (3 quân); mến (6 quân);
kính (3 quân).
- Băng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng thành một từ (2 tiếng).
* Cách tiến hành:
1. Căn cứ vào số bộ quân bài đã chuẩn bị, giáo viên lập các nhóm thi ghép tiếng
thành từ (mỗi nhóm khoảng 4; 5 học sinh ); Cử nhóm trưởng điều hành và vào
ban giám khảo.
VD: Có 4 bộ quân bài - lập 4 nhóm thi - cử 4 nhóm trưởng tham gia vào ban
giám khảo cùng với giáo viên .
2. Giáo viên nêu yêu cầu:
- Mỗi nhóm có 1 bộ quân bài ghi các tiếng dùng để ghép thành các từ có 2 tiếng,
các nhóm dùng bộ quân bài để ghép từ (xếp lên mặt bàn, hoặc dùng băng dính để
ghép 2 quân bài ghi tiếng lại để thành 1 từ).
- Sau khoảng 5 phút, các nhóm dừng lại; ban giám khảo (Giáo viên cùng các
nhóm trưởng) lần lượt đi đến từng nhóm để ghi kết quả và cho điểm (cứ xếp
được 1 từ đúng, được 1 điểm).
3. Giáo viên trao các bộ bài cho các nhóm thi ghép từ; phát lệnh ''bắt đầu'' cho
các nhóm làm bài. Ban giám khảo đánh giá kết quả ghép từ theo nội dung bộ bài
đã chuẩn bị (mục B) như sau:
- Ghép đúng, đủ 12 từ (mỗi từ có 2 tiếng) VD: Yêu thương, thương yêu, yêu
mến, mến yêu, kính yêu, yêu kính, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến thương,
quý mến, kính mến.

- Ghép đúng mỗi từ được 1 điểm; đúng cả 12 từ được 12 điểm.
- Dựa vào điểm số, ban giám khảo xếp giải nhất, nhì, ba, (hoặc đồng giải nhất,
nhì, ba)
2.2.5. Trò chơi: Xếp từ theo nhóm.
* Mục đích:
11


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

- Nhận biết nghĩa của từ bằng cách tìm ra những điểm giống nhau của sự vật mà
từ gọi tên.
- Rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh của đối tượng.
* Chuẩn bị :
- Làm các thẻ quân bài trên mỗi thẻ ghi một từ cần phân nhóm.
VD: Chia các từ sau thành 2 nhóm:
+ Ngô, khoai, bắp cải, bí.
+ Ngô, lúa, su su, sắn, mướp
- Số lượng người chơi là 2 nhóm chơi; mỗi người chơi đều có bút để đánh dấu.
* Cách tiến hành :
1. Giáo viên phát cho mỗi người (nhóm) chơi một bộ bài hoặc một bảng từ, nêu
luật chơi. VD: Dựa vào những đặc điểm của các loại cây được gọi tên trong bộ
bài (bảng từ) hãy sắp xếp các từ trong bộ bài thành 2; 4 nhóm.
2. Mỗi người (nhóm) chơi cầm bảng từ hoặc bày các quân bài ra, đọc một lượt
các từ rồi dựa đặc điểm giống nhau của sự vật, hành động….(cũng là nghĩa của
từ ghi trong bảng hoặc trong các quân bài); Xếp các quân bài theo các nhóm
hoặc dùng bút đánh dấu các từ trong bảng theo nhóm (1; 2)
3. Hết thời gian quy định (khoảng 3 phút) cá nhân (nhóm) nào phân loại được
đúng và nhanh sẽ được tính điểm và được khen thưởng (mỗi từ phân loại đúng
được tính 1 điểm)

2.2.6.Trò chơi: Đặt câu theo mẫu.
* Mục đích:
- Rèn kĩ năng nói, viết câu đúng mẫu: Ai làm gì? Ai là gì ?.... có sự tương hợp về
nghĩa giữa thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ.
- Luyện trí so sánh, liên tưởng nhanh, tác phong nhanh nhẹn.
* Chuẩn bị :
- Giáo viên chuẩn bị một số từ ngữ (danh từ, ngữ danh từ) phù hợp với đối tượng
học sinh lớp 3, phục vụ cho việc dạy các bài tập đặt câu theo mẫu Ai làm gì? Ai
12


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

là gì ?...trong sách giáo khoa TV3
* Cách tiến hành :
- Những người chơi chia thành từng cặp (2 người) hoặc thành 2 nhóm (A; B)
Người thứ nhất hoặc học sinh ở nhóm thứ nhất nêu vế đầu.
(VD: Bạn Nam ); người thứ 2 (hoặc học sinh ở nhóm thứ 2) nêu vế thứ (VD:
Làm lớp trưởng). Sau đó 2 người (hoặc 2 nhóm) đổi lượt cho nhau. Người nào
(hoặc nhóm nào) không nêu được sẽ bị trừ điểm. Hết giờ chơi, ai hoặc nhóm nào
được nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
* Chú ý: Các kiểu mẫu câu khác (Ai là gì? Ai thế nào?…) có thể tiến hành tương
tự.
2.2.7. Trò chơi : Ô chữ.
CHỦ ĐIỂM MĂNG NON
Ô chữ: MĂNG NON
* Mục tiêu:
- Tìm nhanh được các từ chỉ tính nết tốt của trẻ em;
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ về trẻ em;
- Rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh các nghĩa của từ.

* Chuẩn bị :
Phần mềm PowerPoint để trình chiếu ô chữ
Hoặc: Kẻ trên giấy rôki loại to để hoạt động cả lớp và in phiếu học tập tới từng
HS. ( Phần chuẩn bị để thực hiện giải các ô chữ giống nhau)
Dựa vào từ hàng dọc trong ô chữ hãy tìm các từ hàng ngang, mỗi hàng
ngang là là từ chỉ đức tính tốt của trẻ em.
Gợi ý: Các từ ở hàng ngang số 1, 4, 6 được ghi trong " 5 điều Bác Hồ
dạy". Nếu HS gặp khó khăn khi giải ô chữ, GV có thể gợi ý bằng chữ cái.

1

M
13


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

2

Ă

3

N

4

G
5


N
6

O

7

N

Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: khiêm tốn, chăm chỉ, siêng năng,
dũng cảm, ngoan ngoãn, đoàn kết, cần cù.
CHỦ ĐIỂM CỘNG ĐỒNG
Ô chữ: CỘNG ĐỒNG
* Mục tiêu::
- Rèn kĩ năng đoán nhanh từ khi biết nghĩa;
- Củng cố nghĩa từ và mở rộng vốn từ ngữ cho HS đồng thời rèn trí thông
minh và khả năng phản ứng nhanh.
* Cách tiến hành:
Hãy tìm từ hàng dọc trong ô chữ với những gợi ý về các từ hàng ngang
theo thứ tự. Các từ hàng ngang là những từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng có
nghĩa chung là những người trong cộng đồng.
1. Những người cùng chí hướng
2. Những người cùng làm một việc
3. Những người cùng tuổi
4. Những người cùng học một khoá
5. Những người cùng đội ngũ
6. Những người cùng độ tuổi từ 6 đến 9 tuổi.
7. Cùng nghĩa với đồng niên
8. Những người cùng nghề
14



Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

1

C
2



3

N
4

G

5

Đ

6



7

N
8


G

Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: Đồng chí, cộng sự, đồng niên, đồng
khoá, đồng đội, nhi đồng, đồng nghiệp.
Ô chữ: ĐỒNG CA
Các từ hàng ngang là những từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng có nghĩa
chung là những hoạt động trong cộng đồng.
1. Cùng ý với nhau
2. Cùng ý với nhau trong một tình huống
3. Cùng một lòng
4. Cùng diễn một bài thể dục
5. Cùng làm chung một việc
6. Cùng phát ra tiếng.

1
2

Đ


3

N

4

G
5


C

15


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

6

A

Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: đồng ý, đồng tình, đồng lòng, đồng
diễn, cộng tác, đồng thanh.
CHỦ ĐIỂM THÀNH THỊ , NÔNG THÔN
Ô chữ: THÀNH PHỐ
Mục tiêu: Củng cố từ và mở rộng vốn từ ngữ về thành thị, nông thôn cho HS
đồng thời rèn trí thông minh và khả năng phản ứng nhanh.
Từ ngữ ở hàng ngang là các từ ngữ chỉ sự vật ở nông thôn và thành phố,
các em hãy dựa vào các chữ cái ở từ hàng dọc và các gợi ý để tìm nhang từ ngữ ở
hàng ngang.
1. Cửa hàng rất lớn bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại, người mua tự vào
chọn hàng rồi ra quầy thanh toán.
2. Nơi để cho mọi người ở tạm.
3. Nơi ở của các gia đình.
4. Vườn công công cộng, mọi người thường đến thư giãn, vui chơi.
5. Nơi để học tập
6. Nơi mọi người đi lại
7. Tủ hoặc giá quây quanh người bán hàng
8. Người ta trồng nhiều làm xanh, đẹp phố


1

T
2

5

H

3

À

4

N
H

6

P
7

H
16


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

8




Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: siêu thị, khách sạn, nhà cửa, công
viên, trường học, đường phố, quầy hàng, cây cối.
* Ô chữ: NÔNG THÔN
Hãy tìm bí mật trong từng hàng ngang, mỗi hàng ngang là từ ngữ chỉ các
sự vật có ở nông thôn.
1. Chỗ đào sâu để lấy nước mạch
2. Loài cây lương thực có bắp
3. Tên gọi khác của đồng ruộng
4. Nơi mọi người đi lại
5. Con vật nuôi để cày ruộng
6. Nhà dân làng đến cúng tế, hội họp hay bầu cử
7. Gần nghĩa với xóm làng
8. Khu đất xung quanh nhà hoặc khu đất rộng trồng cây ăn quả

1

N
2

Ô

3

N

4


G
5

T

6

H
7

8

Ô
N

Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: giếng nước, ngô đồng, cánh
đồng, đường làng, con trâu, đình làng, thôn xóm, vườn cây.
17


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

CHỦ ĐIỂM TRƯỜNG HỌC
Ô chữ: HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu :
- Mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ về trường học. Tìm nhanh các từ từ
ngữ chỉ hoạt động ở trường.
- HS thêm yêu và gắn bó với trường.
Gợi ý : Các từ hàng ngang là từ chỉ hoạt động quen thuộc của HS trong
nhà trường. Ngoài các chữ cái trong từ hàng dọc, GV đưa thêm các chữ cái đầu

của mỗi hàng ngang trong trường hợp HS gặp khó khăn. HS chọn hàng ngang
bất kì để giải ô chữ chứ không nhất thiết phải chọn lần lượt.

1

V

H
2

3

S

O


6
7

K

4

H

T

5


H

Đ

L



V
8

N
T

G

Đáp án: Các từ ngữ hàng ngang lần lượt là: vui chơi, kéo co, sinh hoạt
sao, học tập, hát đồng ca, lao động, vẽ tranh, trồng cây
CHỦ ĐIỂM SÁNG TẠO
Ô chữ: SỰ SÁNG TẠO
Mục đích:
- Mở rộng và tích cực hoá vốn từ về sáng tạo.
18


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

- Rèn kĩ năng tìm nhanh các từ chỉ trí thức.
Gợi ý : Từ hàng ngang là các từ chỉ người trí thức, em hãy dựa vào các
chữ cái trong từ hàng dọc và dựa vào các hoạt động, đặc đểm của ngừơi trí thức

để tìm đáp án.
1. Nghiên cứu về lịch sử
2. Thiết kế những ngôi nhà
3. Chế thuốc chữa bệnh
4. Làm báo
5. Vẽ đồ hoạ nhà cửa
6. Hiểu biết rất rộng
7. Sáng tác thơ
8. Sáng tác âm nhạc
9. Dạy học

1

S

2


3

S

4

Á
5

N

6


G
7

T
8



9

O

Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: nhà sử học, kĩ sư xây dựng, dược
sĩ, nhà báo, kiến trúc sư, nhà thông thái, nhà thơ, dược sĩ, giáo viên.
CHỦ ĐIỂM LỄ HỘI
Ô chữ: HỘI VUI
19


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

Mục tiêu:
- Củng cố và hệ thống hoá từ ngữ về lễ hội
- Rèn kĩ năng tìm nhanh các từ ngữ chỉ các trò chơi trong lễ hội và hội
Dựa vào các gợi ý và các chữ cái đã có ở hàng dọc, em hãy tìm tên một số
hội thường được tổ chức trong những lễ hội hoặc những ngày hội lớn.
1. Hội có sự trổ tài những chiếc diều đủ loại
2. Hội có sự tham gia của các đô vật
3. Hội được tổ chức trên sông

4. Hội thường được tổ chức ở Tây Nguyên
5. Hội có sự góp công của các chú ngựa
6. Hội là dịp để các liền anh, liền chị đua tài

1

H

2



3

I

4

V
5

6

U
I

Đáp án: Các hội được nhắc đến trong ô chữ lần lượt là: Thả diều, hội vật,
bơi trải, đua voi, đua ngựa, hội lim.
Ô chữ: HOẠT ĐỘNG
Mỗi hàng ngang là một số hoạt động và trò chơi thường được tổ chức

trong các lễ hội hoặc hội. Em hãy dựa vào gợi ý để tìm ra tên các hoạt động và
trò chơi đó.
1. Gà chọi, đá, mổ
2. Trống, dây chão, hai đội
20


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

3. Xe đạp, về đích
4. Vua, xe, tốt
5. Giá đu, nam nữ thanh niên
6. Mâm lễ, đầu
7. Chú tễu
8. Hương, hoa quả

1
2

H
O

3



4

T
5


Đ
6

7


N

8

G

Đáp án: Các từ ngữ hàng ngang lần lượt là: Chọi gà, kéo co, đua xe đạp, chơi
cờ tướng, đánh đu, đội lễ, múa rối nước, cúng phật.
ĐIỂM BẢO VỆ TỔ QUỐC
Ô chữ : ANH HÙNG
Mục tiêu :
- Củng cố và hệ thống hoá từ ngữ về bảo vệ Tổ quốc
- Rèn khả năng ghi nhớ các anh hùng của dân tộc và giáo dục truyền thống
dân tộc.
Mỗi hàng ngang có ghi tên một anh hùng, em hãy dựa vào gợi ý để tìm
đúng tên các anh hùng đó.
1. Triệu Việt Vương
2. Nữ tướng cưỡi voi đánh giặc
21


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3


3. Anh hùng áo vải
4. Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt nam
5. Nhân dân tôn ông là Bố Cái Đại Vương
6. Đại phá quân Nguyên trên sông Bạch Đằng
7. Đại phá quân tống trên sông Như Nguyệt

1

A
2
3

N
H

4
5

H
Ù

6
7

N
G

Đáp án: Các anh hùng lần lượt là: Triệu Quang Phục, Trưng Trắc, Nguyễn
Huệ, Hồ Chí Minh, Phùng Hưng, Trần Quốc Tuấn, Lí Thường Kiệt.
2.3. Kết quả :

- Qua thời gian đưa trò chơi vào trong các tiết dạy ôn tập về từ, các ô chữ phát
huy năng lực các đối tượng học sinh giỏi khá, trung bình yếu trong lớp. Học
sinh thực hiện tìm từ một cách chắc chắn. Từ đó việc ứng dụng viết câu viết
đoạn văn của các em đã khắc phục được các thiếu sót về sử dụng từ không đúng
mà trước đây các em thường mắc phải.
- Tạo không khí thi đua sôi nổi giưã các tổ, nhóm và cá nhân trong lớp học.
Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng học sinh tự giác học tập.
Hiệu quả của đôi bạn học tập được phát huy một cách tối đa qua cách làm việc
theo từng cặp;
22


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

- Khả năng giao tiếp, năng lực tự học của học sinh đựơc phát huy một cách
triệt để. Trước kia, đối với những học sinh TB, các em rất ngại tìm từ theo chủ
đề, sau khi được giải các ô chữ các em bớt tự ti và chủ động làm được bài và
mạnh dạn hơn trong học tập;
- Tạo điều kiện cho học sinh thể hiện khả năng vận dụng kiến thức vào việc
thực hành rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo trong quá trình học tập.
Kết quả cuối học kì I với câu hỏi Luyện từ và câu :
- Số học sinh đạt điểm Giỏi :

19 / 34 học sinh = 55,9 %.

- Số học sinh đạt điểm Khá :

8 / 34 học sinh

= 23,5 %


- Số học sinh đạt điểm Trung bình :

7 / 34 học sinh

= 20,6 %

Kết quả giữa học kì II với câu hỏi Luyện từ và câu :
- Số học sinh đạt điểm Giỏi :

20/ 34 học sinh = 58,8 %.

- Số học sinh đạt điểm Khá :

9/ 34 học sinh = 26,5 %

- Số học sinh đạt điểm Trung bình :

5/ 34 học sinh = 14,7 %

2.4. Bài học kinh nghiệm :
Qua kết quả thu được khi triển khai sáng kiến cho thấy chất lượng dạy học
đã được cải tiến,trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho
bản thân như sau:
2.4.1. Cần nắm vững nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng môn học,
mức độ yêu cầu học và các đối tượng học sinh.
2.4.2. Lập kế hoạch bài học:
Giáo viên cần nắm vững nội dung cơ bản của từng bài học trong SGK và những
hướng dẫn cụ thể về mục tiêu cần đạt. Tuỳ theo đặc điểm của từng bài học mà
xây dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp. Song dù thế nào cũng cần có đầy đủ

các hoạt động lớp và tổ chức các hoạt động đó sao cho khoa học phù hợp mọi đối
tượng học sinh.
23


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

2.4.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học:
Giáo viên nắm vững các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, để lựa
chọn phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức cho phù hợp với nội
dung của bài dạy và chủ điểm của bài học đó.
2.4.4. Tổ chức hoạt động lên lớp.
Giáo viên cần khéo léo sử dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức tổ chức
dạy học.
Các hoạt động của tiết dạy không tách rời nhau, mà phải có sự đan xen, liên kết
và hỗ trợ lẫn nhau.
Bên cạnh đó giáo viên cần phải có dự kiến về các câu trả lời của học sinh và các
tình huống sư phạm xảy ra trong mỗi hoạt động, có biện pháp giải quyết và điều
chỉnh kịp thời.
- Trong giảng dạy nghiên cứu người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ tránh nôn
nóng khi chưa thấy kết quả. Tìm cách khắc phục những điểm yếu, những điểm
chưa phù hợp để lựa chọn được phương pháp tối ưu.
2.4.5. Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học:
Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học theo
nhóm,dạy học cá nhân,.....có thể tổ chức học sinh dưới hình thức trò chơi để kích
thích sự hứng thú học tập của học sinh, nhằm đạt kết quả cao trong giờ học mà
học sinh không nhàm chán.
- Khi thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập phải đảm bảo các yêu cầu: Mỗi
trò chơi học tập phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dạy học; phải được
chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng học sinh; phải tổ chức sao cho tất cả

mọi học sinh trong nhóm đều được tham gia; không để thời gian chơi kéo dài,
ảnh hưởng đến việc học hoặc làm trẻ mất đi hứng thú; luôn quan tâm, khích lệ,
động viên, tránh làm cho học sinh không hoàn thành nhiệm vụ khi chơi.
24


Thiết kế trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Luyện từ và câu lớp 3

- Thực hiện xây dựng hệ thống câu hỏi, các cách thực hiện cho từng bài tập và
cần dự kiến các tình huống có thể nảy sinh để giải quyết cho thấu đáo.
- Giáo viên cần chủ động trong mọi tình huống, gợi cho học sinh suy nghĩ.
Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, tạo thói quen tự học, tự
tìm tòi kiến thức.
III . Kết luận, kiến nghị :
* Kết luận:
Để nâng cao chất lượng Dạy - Học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn
Luyện từ và câu nói riêng, người giáo viên cần nắm chắc đặc điểm nhận thức của
học sinh. Đồng thời phải tìm hiểu được nguyên nhân cơ bản dẫn đến HS nắm bài
chưa sâu, từ đó tìm ra giải pháp dạy học cho phù hợp. Trong dạy học ngoài việc
đảm bảo chắc chắn kiến thức cơ bản người giáo viên cần tạo cho học sinh có
hứng thú học tập, tìm tòi sáng tạo các bài tập dưới hình thức trò chơi gợi mở trí
Bên cạnh đó giáo viên nên chủ động, linh hoạt luôn có câu hỏi gợi mở, dẫn
dắt học sinh tìm đến cách làm ngắn gọn, chính xác nhất.
Đối với học sinh khá - giỏi, giáo viên cần bồi dưỡng cho các em bằng cách
giao thêm một số bài tập nâng cao, đồng thời trong giờ học giáo viên cần quan
tâm đến các đối tượng học sinh để có biện pháp bồi dưỡng theo từng mức độ bài
khác nhau nhất là đối với những lớp học buổi 2.
* Kiến nghị:
Trong những năm gần đây Nhà trường và các cấp đã tổ chức cuộc thi giao
lưu Toán -Tiếng Việt Tuổi thơ các cấp, điều đó là nguồn động lực thúc đẩy các

em trong học tập rất nhiều. Nhưng theo tôi, để nâng cao chất lượng các môn học
cũng như môn Toán cho học sinh, Nhà trường và các cấp cần mở rộng và tạo
điều kiện hơn nữa cho học sinh tiếp cận, mở mang kiến thức thông qua các hình
thức sân chơi “học vui – vui học”, các buổi toạ đàm, giao lưu , … tạo hứng thú,
niềm say mê cho học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện.
25


×