THẢO LUẬN HÌNH SỰ LẦN 7
CỤM 3: CÁC TỘI PHẠM VỀ KINH TẾ
I/ Nhận định Đúng Sai
43. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm về môi trường.
Nhận định: SAI
Vì rừng không chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm về môi trường mà còn là
đối tượng tác động của các tội phạm khác nhự: các tội xâm phạm sở hữu, xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế,… Nếu là rừng trồng (do cá nhân, tổ chức trồng) mà
người phạm tội vô trộm cắp thì sẽ bị truy cứu về Tội trộm cắp tài sản (Điều 173).
44. Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu
thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS).
Nhận định: SAI.
Vì người thực hiện hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường
chỉ bị coi là phạm Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235) khi thỏa mãn một trong
các dấu hiệu quy định tại khoản 1 Điều 235. Cụ thể:
Gây ô nhiễm môi trường vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải
ở mức độ nghiêm trọng.
Làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
46. Mọi hành vi phá rừng trồng trái phép gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu
thành Tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS).
Nhận định SAI.
Không phải mọi hành vi phá rừng trái phép gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu
thành tội hủy hoại rừng. Mà hành vi này cấu thành tội hủy hoại rừng nếu thuộc một
trong 6 trường hợp quy định từ điểm a đến diểm e tại khoản 1 Điều 243. Ngoài ra,
nếu người có hành vi phá rừng trồng trái phép thì sẽ cấu thành các tội xâm phạm sở
hữu chứ không cấu thành tội hủy hoại rừng.
52. Mọi trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội vận
chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS).
Nhận định SAI.
Nếu hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy mà nhằm mục đích sản xuất, mua
bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thì không cấu thành tội vận chuyển trái phép
chất ma túy mà cấu thành các tội tương ứng như tội mua bán trái phép chất ma túy,
tội sản xuất trái phép chất ma túy hoặc tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
57. Mọi trường hợp mua trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội mua bán
trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS).
Nhận định SAI.
Mua bán trái phép chất ma túy nhằm mục đích bán trái phép lại cho người khác thì
cấu thành Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS), còn hành vi mua
bán trái phép chất ma túy không có mục đích bán mà nhằm mục đích khác như sử
dụng, cất giấu, tàng trữ, vận chuyển, sản xuất thì cấu thành các tội danh tương ứng
với mục đích đó.
59. Người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ đã nhiễm
HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì chỉ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình
tiết định khung tăng nặng “gây bệnh nguy hiểm cho người khác” (điểm g
khoản 2 Điều 255 BLHS).
Nhận định SAI.
Hành vi đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hai tội, một là Tội tổ chức sử dụng
trái phép chất ma túy (điểm g khoản 2 Điều 255) và hai là Tội lây truyền HIV cho
người khác (Điều 148) vì hành vi biết bản thân đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền
HIV cho người khác.
II/ BÀI TẬP
Bài tập 29
Lực lượng trinh sát đã phát hiện A đang vận chuyển số hàng có dấu hiệu nghi vấn.
Qua kiểm tra, công an phát hiện 200 gói bột ngọt nhãn hiệu Thai Fermenttiom
Ind.Co;Ltd. A khai nhận số bột ngọt này có nguồn gốc từ Trung quốc nhưng được
đóng gói với nhãn hiệu Thai Fermenttiom Ind.Co;Ltd. Bên cạnh đó A còn có hành
vi mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung quốc đem về đóng gói vào bao bì mang các
nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, A-one, Ajnomoto, Miwon, A-one, Thai Fermenttiom
Ind.Co;Ltd…rồi bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt tương đương với giá
trị của hàng thật là 300 triệu đồng. Theo kết luận giám định thì bột ngọt Trung
quốc có hàm lượng, định lượng chất chính chỉ đạt mức 60% so với tiêu chuẩn chất
lượng của nhà nước.
Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án nêu trên.
Trả lời:
Trong trường hợp trên, A có phạm tội. Tội danh của A là Tội sản suất, buôn bán
hàng giả là phụ gia thực phẩm (Điều 193) và Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp (Điều 226).
Vì hành vi của A đủ điều kiện cấu thành Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia
thực phẩm và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm.
Khách thể:
Xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế.
Đối tượng tác động: hàng giả là chất phụ gia thực phẩm (bột ngọt). Vì lượng
bột ngọt mà A đã bán ra thị trường có kết luận giám định có hàm lượng, định
lượng chất chính chỉ đạt mức 60% so với tiêu chuẩn chất lượng của nhà
nước. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 4 NĐ 03/2013/ NĐ – CP về quy định xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thì
lượng bột ngọt A đã bán ra thị trường là hàng giả.
Chủ thể: A có đầy đủ NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
Hành vi: A sản xuất, buôn bán bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đóng
gói vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, A-one, Thái
Fermenttiom Ind.Co;Ltd…rồi bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt
tương đương với giá trị của hàng thật là 300 triệu đồng.
Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích: nhằm buôn bán, tiêu thụ lượng bột ngọt có nguồn gốc Trung
Quốc không đảm bảo chất lượng trên thị trường.
Đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226).
Khách thể:
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của các nhãn
hiệu Ajnomoto, Miwon, A-one, Thai Fermenttiom Ind.Co;Ltd…
Đối tượng tác động: hàng giả về hình thức (Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý).
Chủ thể: A là chủ thể có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
Hành vi: Hành vi đóng gói 200 gói bột ngọt có nguồn gốc Trung Quốc với
nhãn hiệu Thai Fermenttiom Ind.Co;Ltd…; mua bột ngọt có nguồn gốc từ
Trung Quốc đem về đóng gói vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajnomoto,
Miwon, A-one, Thai Fermenttiom Ind.Co;Ltd… rồi bán ra thị trường tổng
cộng 8 tấn bột ngọt tương đương với giá trị của hàng thật là 300 triệu đồng.
Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích: nhằm buôn bán, tiêu thụ lượng bột ngọt có nguồn gốc Trung
Quốc với những nhãn hiệu có uy tín khác trên thị trường.
Bài tập 32
A có một cửa hàng bán các phụ liệu ngành may có Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh do UBND Quận X cấp và được Chi cục Thuế Quận X ấn định mức thuế
khoán, doanh thu nộp thuế hàng tháng. Trong 2 năm, A đã đến Chi cục Thuế Quận
X mua 32 quyển hóa đơn bán hàng. Khi A đang sử dụng quyển hóa đơn cuối cùng
thì bị phát hiện hành vi vi phạm. Trong quá trình kinh doanh nói trên, có nhiều
khách hàng đến mua hàng với số lượng ít nhưng lại yêu cầu A ghi hóa đơn với số
lượng lớn hơn hoặc họ không mua hàng của A nhưng đã đến nhờ A ghi khống hóa
đơn bán hàng. A đồng ý yêu cầu của khách hàng và mỗi lần ghi khống hóa đơn
như vậy, A thu của họ 5% trên tổng số tiền ghi thêm vào hóa đơn. Bằng cách này,
A đã ghi khống tổng cộng 327 hóa đơn với số tiền 1,75 tỷ đồng, thu lợi bất chính
87,5 triệu đồng.
Anh (chị) hãy xác định: Hành vi trên của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm
tội gì?Tại sao?
Trả lời:
Hành vi của A có phạm tội, đó là Tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp
ngân sách nhà nước theo Điều 203 BLHS.
Khách thể:
Xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước.
Đối tượng tác động: hóa đơn.
Chủ thể: A có đủ NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
Hành vi: trong quá trình kinh doanh, có nhiều khách hàng đến mua hàng với
số lượng ít nhưng yêu cầu A ghi hóa đơn với số lượng lớn hơn hoặc không
mua hàng của A nhưng nhờ A ghi khống hóa đơn.
Hậu quả: gây thiệt hại nhiều, thu lợi bất chính cho bản thân là 87,5 triệu
đồng.
Mặt chủ quan: lỗi cố ý.
Bài tập 36
A đã thuê người vào chặt phá 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên
cạnh bản Khe Dây, do UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh quản lý, bảo vệ
để chiếm đất trồng keo lai. Theo ước tính ban đầu, hành vi của A đã gây thiệt hại
cho nhà nước gần 300 triệu đồng.
Theo anh (chị) A và B có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì?Tại sao?
Trả lời:
A và B phạm Tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS).
Vì hành vi của A và B đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành nên Tội hủy hoại rừng.
Khách thể:
Xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của Nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng
đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời
sống xã hội.
Đối tượng tác động: rừng sản xuất tự nhiên.
Chủ thể: A và B có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
Hành vi: chặt phá 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên cạnh
bản Khe Dây, do UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh quản lý, bảo
vệ để chiếm đất trồng keo lai.
Hậu quả: gây thiệt hại cho nhà nước gần 300 triệu đồng.
Mặt chủ quan: lỗi cố ý.
Bài tập 39
Cơ quan CSĐT Công an quận X đã bắt quả tang A đang vận chuyển bằng xe máy
một bộ xương hổ đựng trong một túi nilon màu đen trên phố Trần Hưng Đạo, quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội. Qua giám định kết luận: bộ xương thu được là xương hổ,
trọng lượng 15kg, tên khoa học Panthera, thuộc nhóm 1B, nằm trong Sách đỏ Việt
Nam, bị nghiêm cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng vào mục đích thương mại.
Theo anh (chị), hành vi của A phạm tội hay không? Nếu có phạm tội gì?Tại sao?
Trả lời:
Hành vi của A phạm Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm
(điểm b khoản 1 Điều 244).
Khách thể:
Xâm phạm các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường sinh thái.
Đối tượng tác động: Bộ xương hổ Panthera.
Chủ thể: A có đủ NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
Hành vi: A vận chuyển bằng xe máy một bộ xương hổ thuộc nhóm 1B mà
không có giấy tờ hợp pháp.
Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.
Bài tập 46
A 17 tuổi bị bắt quả tang đang mang trong người 3 tép heroin với trọng lượng
0,155g. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong các tình huống sau:
a. A là con nghiện nên mua về để sử dụng cho cá nhân.
b. A mua giùm cho người bạn là B đang lên cơn nghiện nhờ mua.
c. A đang mang đến cho người mua do mẹ A sai.
Trả lời:
a) A là con nghiện mua về sử dụng cá nhân
A phải chịu trách nhiệm về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249).
Khách thể:
Xâm phạm đến các quy định của nhà nước về quản lý các chất ma túy.
Đối tượng tác động: 3 tép heroin với trọng lượng 0,155g.
Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
Hành vi: A cất giấu 3 tép heroin với trọng lượng 0,155g trên người nhằm
mục đích sử dụng cho cá nhân.
Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích: sử dụng.
b) A mua giùm cho người bạn là B đang lên cơn nghiện nhờ mua.
A phạm Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250).
Khách thể:
Xâm phạm đến các quy định của nhà nước về quản lý các chất ma túy.
Đối tượng tác động: 3 tép heroin với trọng lượng 0,155g.
Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
Hành vi: A mua để dịch chuyển ma túy từ chỗ mua đến cho người bạn nhờ
mua.
Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích: Dịch chuyển ma túy đến cho bạn sử dụng.
c) A đang mang đến cho người mua do mẹ A sai.
- A là đồng phạm Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251) nếu A biết mục
đích mua bán của mẹ.
Khách thể:
Xâm phạm đến các quy định của nhà nước về quản lý các chất ma túy.
Đối tượng tác động: 3 tép heroin với trọng lượng 0,155g.
Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
Hành vi: A biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy giữa mẹ và người
mua nhưng A vẫn vận chuyển trái phép 3 tép heroin với trọng lượng 0,155g
đến cho người mua.
Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích: mua bán.
- Nếu A giao ma túy nhưng không biết đó là ma túy thì sẽ phạm Tội vận chuyển
trái phép chất ma túy (Điều 250).
Bài tập 47
A thuê cửa hàng để bán vật liệu xây dựng. Cơ quan công an bắt quả tang B
đang sử dụng trái phép chất ma túy trong cửa hàng của A.
Hãy xác định tội danh đối trong các tình huống sau:
a.
B là bạn của A. Vì nể bạn nên thỉnh thoảng A đã đồng ý cho B vào cửa hàng
của mình để hút heroin.
b.
A mua giùm cho B 0,2 gam heroin để B sử dụng. Khi B đến cửa hàng của A
để lấy heroin thì lên cơn nghiện nên A đã cho B sử dụng heroin ngay tại cửa hàng
của mình.
c.
A và B đều nghiện ma túy. A đã mua 0,2 gam heroin và rủ B đến cửa hàng
của A để cùng sử dụng.
Trả lời:
a) B là bạn của A. Vì nể bạn nên thỉnh thoảng A đã đồng ý cho B vào cửa hàng
của mình để hút heroin.
A phạm Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256).
Khách thể:
Xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng chất ma túy,
ngoài ra còn gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
Đối tượng tác động: chất ma túy, tính mạng của người sử dụng ma túy.
Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
Hành vi: A đã có hành vi nhiều lần chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma
túy của B. A biết B là người sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vì nể bạn
nên thỉnh thoảng A đã đồng ý cho B vào cửa hàng của mình để hút heroin. A
đã để mặc cho B nhiều lần sử dụng trái phép chất ma túy trong cửa hàng.
Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý trực tiếp. A nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy
trước được tác hại của hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
nhưng vẫn thực hiện.
Hành vi của B: hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của B sẽ không bị truy
cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại
khoản 1 Điều 21 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013.
Theo đó, người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
b) A mua giùm cho B 0,2 gam heroin để B sử dụng. Khi B đến cửa hàng của A
để lấy heroin thì lên cơn nghiện nên A đã cho B sử dụng heroin ngay tại cửa
hàng của mình.
A phạm Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250) và Tội chứa chấp việc
sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256).
Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250).
Khách thể:
Xâm phạm đến các quy định của nhà nước về quản lý các chất ma túy.
Đối tượng tác động: chất ma túy.
Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
Hành vi: A mua giùm B 0,2gam heroin để cho B sử dụng. A đã vận chuyển ma túy
từ chỗ mua đến cho B.
Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích: vận chuyển cho B sử dụng.
Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256).
Khách thể:
Xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng chất ma túy,
ngoài ra còn gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
Đối tượng tác động: chất ma túy, tính mạng của người sử dụng ma túy.
Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
Hành vi: A đã có hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy của
B. A đã cho B mượn cửa hàng để sử dụng ma túy khi thấy B lên cơn nghiện.
Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý trực tiếp. A nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy
trước được tác hại của hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
nhưng vẫn thực hiện.
B phạm Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249).
Khách thể:
Xâm phạm đến các quy định của nhà nước về quản lý các chất ma túy.
Đối tượng tác động: 0,2 gam heroin.
Chủ thể: B có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
Hành vi: B cất giấu 0,2 gam heroin nhằm mục đích sử dụng cho cá nhân.
Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích: sử dụng.
c) A và B đều nghiện ma túy. A đã mua 0,2 gam heroin và rủ B đến cửa hàng
của A để cùng sử dụng.
A phạm Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249).
Khách thể:
Xâm phạm đến các quy định của nhà nước về quản lý các chất ma túy.
Đối tượng tác động: 0,2 gam heroin.
Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
Mặt khách quan:
Hành vi: A mua 0,2 gam heroin cất giấu nhằm mục đích rủ B cùng sử dụng.
Mặt chủ quan:
Lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích: cất giấu sử dụng.
Trong tình huống này, B không phạm tội vì không xác định được số gam heroin
B sử dụng.