Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Thảo luận hình sự phần chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.62 KB, 4 trang )

CỤM 3
Bài tập 12: A đang đi trên đường thì gặp B – một thanh niên không
quen biết, đã say xỉn đòi A cho điếu thuốc. A không chịu và bỏ đi. B
cho là A coi thường mình nên đã rút dao giắt ở thắt lưng ra đâm A
sượt qua bờ vai. A bỏ chạy nhưng B vẫn rượt đuổi cùng với con dao
găm trên tay. Gặp hẻm cụt, A hết đường chạy, nên đã quay mặt lại
đối diện với B, A giằng được con dao đâm nhiều nhát vào ngực của
B. B chết tại chỗ.
Anh/ chị hãy xác định:
1. Trong tình huống trên quyền phòng vệ có được khởi phát không?
2. A có phải chịu trách nhiệm hình sự về cái chết của B không? Tại

sao?
Trả lời:
1. Trong tình huống trên, quyền phòng vệ được khởi phát.

Cụ thể, chúng ta xem xét tình huống trong những điều kiện của
phòng vệ như sau:


Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm
tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
Hành vi của B: rút dao đâm A sượt qua bờ vai, A bỏ chạy, B

đuổi theo và tiếp tục mong muốn đâm A. Có thể thấy, hành vi của
B đã xâm hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của A. Đây là
hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.


Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần


phải bảo vệ.


Hành vi của B vẫn đang diễn ra, cụ thể sau khi đâm sượt qua
vai của A, A bỏ chạy thì B vẫn đuổi theo với con dao trên tay. Hành
vi của B chưa hề kết thúc.


Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn
công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại
cho chính người xâm hại.
Trong tình huống này, A hoàn toàn rơi vào hoàn cảnh bản

thân bị tấn công, không ai ứng cứu, bỏ chạy để thoát thân và đặc
biệt bị dồn vào con hẻm cụt không lối thoát. Với tình huống này, A
giằng được con dao, đâm loạn xạ để phòng vệ bản thân là hành
động chống trả cần thiết. Đây là hành động gạt bỏ sự đe dọa của
A.


Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là
không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với
tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Tương
xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho
người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người
xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.
Hành vi của B là xâm hại tới sức khỏe, tính mạng của A.

Hành vi của A cũng đã xâm hại tới tính mạng của B.
Tóm lại, căn cứ theo Khoản 1 Điều 22 BLHS 2015 thì quyền phòng

vệ được khởi phát.
2. A không phải chịu trách nhiệm về cái chết của B. Vì theo những

tình tiết trong tình huống, việc A đâm chết B là hành động cần
thiết nhằm bảo vệ tính mạng của bản thân trước sự đe dọa
nghiêm trọng của B. Chiếu theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 thì A
thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng, vì vậy “Phòng vệ chính


đáng không phải là tội phạm” nên A không phải chịu trách nhiệm
về cái chết của B.
Bài tập 13: H là trạm trưởng của trạm kiểm lâm của Hạt kiểm lâm
thuộc tỉnh Q, nơi mà một thời gian dài rừng bị tàn phá nghiêm trọng.
Trong một lần đi tuần tra, trạm của H bắt được một bè gỗ khai thác
trái phép nhưng không biết chủ số gỗ là ai nên H lệnh cho anh em
đưa về trạm. Trưa hôm đó, S là chủ số gỗ trên vác dao vào trạm bảo
với H là tại sao thu gỗ của S. Vừa nói S vừa đập phá đồ đạc, dung
dao khống chế anh em kiểm lâm và bắt mọi người khuân gỗ trả lại
bè. H cản lại thì bị S chém 2 nhát vào tay bị thương. H vào trạm lấy
khẩu sung AK lên đạn, bắn một phát chỉ thiên và lệnh cho S dừng
tay. S cầm dao đi về phái H. H chĩa sung vào người S và bắn 3 phát ở
khỏang cách 3m. Hậu quả S trúng 3 viên đạn, viên đầu tiên từ trước
ra sau xuyên đầu gối trái, 2 viên sau từ lưng xuyên qua tim ra phía
ngực và chết ngay sau đó một thời gian ngắn. Hành vi của H có được
coi là phòng vệ chính đáng hay không? Tại sao?
Trả lời:
Căn cứ vào những tình tiết của tình huống, có thể thấy:
S đã dùng vũ lực uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của
anh H và các cán bộ kiểm lâm của trạm kiểm lâm thuộc Hạt kiểm
lâm thuộc tỉnh Q để cướp tài sản, là hành vi phạm tội nguy hiểm cần

phải được ngăn chặn kịp thời. S không chỉ gây thương tích cho anh H
mà còn đang uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng của anh H, an
toàn của các cán bộ kiểm lâm khác. Bên cạnh việc đe dọa tới sức
khỏe, tính mạng của con người, S còn hủy hoại tài sản trong Trạm
kiểm lâm, tài sản của Nhà nước. Với hành vi của S, anh H đã bắn
cảnh cáo và ra lệnh cho S chấm dứt hành vi cướp phá, nhưng S
không chấp hành mà còn tiếp tục đe doạ buộc mọi người phải
chuyển gỗ xuống thuyền cho hắn. Trước tình hình như vậy, anh H


buộc phải nổ súng vào người S để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của
mình và của anh em trong trạm; bảo vệ tài sản của Nhà nước đang bị
S xâm phạm. Hành vi bắn chết S của anh H được coi là cần thiết, là
phòng vệ chính đáng phù hợp với quy định của Khoản 1 Điều 22
BLHS 2015.



×