Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP, phân tích trường hợp ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 208 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------

--------

ĐÀO QUYẾT THẮNG

NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ THEO TIÊU CHUẨN GAP
- PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP NINH THUẬN
CHUYÊN NGÀNH: Kinh tế Phát triển (Kinh tế Đầu tư)
MÃ SỐ: 62 31 01 05

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS VŨ THỊ MINH

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018



Nghiên cứu sinh

Đào Quyết Thắng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
và tạo điều kiện thuận lợi của giáo viên hướng dẫn, các thầy cô giáo, các chuyên
gia, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
NCS xin cảm ơn PGS.TS. Vũ Thị Minh về sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy tâm
huyết trong suốt quá trình làm luận án.
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
đặc biệt là các thầy, cô giáo Khoa Đầu Tư đã giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc để
luận án được hoàn thiện.
Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thuộc Viện Đào tạo Sau đại học - Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, hướng
dẫn quy trình thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu.
Xin được cảm ơn các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các chuyên gia của Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận, các đại diện hộ sản xuất nông
nghiệp tại Ninh Thuận, những người đã giúp tôi có những thông tin quý báu và cần
thiết cho việc phân tích, đánh giá và hoàn thành luận án này.
Xin cám ơn bố mẹ, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Nghiên cứu sinh


Đào Quyết Thắng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................... 6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án ................... 6
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nông hộ và phát triển
sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP ........................................................ 6
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư phát triển sản
xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP ............................................................ 10
1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng
đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP ..................... 13
1.1.4. Tổng quan phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................. 19
1.1.5. Tóm lược kết quả tổng quan và khoảng trống nghiên cứu .......................... 20
1.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 21
1.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ............................................................. 21
1.2.2. Khung nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ................................................ 23
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 27
1.2.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể................................................................. 28
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 31
CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU
TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ THEO GAP.......... 32

2.1. Nông hộ và đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP .. 32
2.1.1. Nông hộ và vai trò của nông hộ trong sản xuất nông nghiệp ...................... 32
2.1.2. Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP ................. 33


2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của
nông hộ theo GAP ................................................................................................ 49
2.2.1. Nhóm nhân tố điều kiện sản xuất............................................................... 49
2.2.2. Nhóm nhân tố đặc điểm nông hộ ............................................................... 52
2.2.3. Nhóm nhân tố thị trường ........................................................................... 55
2.2.4. Nhóm nhân tố đầu tư doanh nghiệp ........................................................... 57
2.2.5. Nhóm nhân tố hỗ trợ của nhà nước ............................................................ 57
2.3. Các nhân tố tác động đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông
hộ theo GAP - Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam .......................... 59
2.3.1. Kinh nghiệm GAP tại Nhật Bản ................................................................ 59
2.3.2. Kinh nghiệm GAP tại Thái Lan ................................................................. 61
2.3.3. Kinh nghiệm GAP tại Malaysia ................................................................. 63
2.3.4. Bài học rút ra cho Việt Nam nói chung và cho Ninh Thuận nói riêng ........ 64
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 67
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ THEO
GAP Ở TỈNH NINH THUẬN ................................................................................. 68
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Thuận.................................... 68
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 68
3.1.2. Điều kiện xã hội ........................................................................................ 70
3.2. Thực trạng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP
ở Ninh Thuận........................................................................................................ 71
3.2.1. Khái quát về phát triển sản xuất nông nghiệp theo GAP ở Ninh Thuận ..... 71
3.2.2. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ
theo GAP ............................................................................................................ 72

3.2.3. Nội dung đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP ở
Ninh Thuận ......................................................................................................... 76
3.2.4. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ
theo GAP ở Ninh Thuận...................................................................................... 83
3.3. Phân tích nhân tố tác động đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của
nông hộ theo GAP ................................................................................................ 91
3.3.1. Nhóm nhân tố điều kiện sản xuất............................................................... 91


3.3.2. Nhóm nhân tố đặc điểm nông hộ ............................................................... 93
3.3.3. Nhóm nhân tố thị trường ........................................................................... 96
3.3.4. Nhóm nhân tố đầu tư doanh nghiệp ........................................................... 99
3.3.5. Nhóm nhân tố hỗ trợ của nhà nước .......................................................... 101
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 107
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ THEO GAP ................ 108
4.1. Phân tích tác động của các nhân tố đến quyết định đầu tư theo GAP của
nông hộ................................................................................................................ 108
4.2. Phân tích tác động của các nhân tố đến quy mô vốn đầu tư của nông hộ
theo GAP............................................................................................................. 111
4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá ..................................................................... 111
4.2.2. Phân tích tác động của các nhân tố đến quy mô vốn đầu tư phát triển sản
xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP .......................................................... 115
4.3. Phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất
nông nghiệp của nông hộ ................................................................................... 121
4.4. Đánh giá các nhân tố tác động đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp
của nông hộ ......................................................................................................... 122
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 129
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NÔNG HỘ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GAP ................................................................... 130

5.1 Phương hướng thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông
hộ theo GAP........................................................................................................ 130
5.1.1 Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP phải có quy
hoạch và tiến hành theo lộ trình, đảm bảo phát triển bền vững. ......................... 130
5.1.2 Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP cần gắn với
quá trình xây dựng nông thôn mới..................................................................... 130
5.1.3. Tiếp tục phát huy mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của các nhân tố
tác động đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP. .... 131
5.2. Các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy nông hộ đầu tư phát triển sản xuất
nông nghiệp theo GAP ....................................................................................... 131


5.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất an toàn phù hợp
với điều kiện từng địa phương........................................................................... 131
5.2.2. Nâng cao sự hiểu biết và trình độ sản xuất của nông hộ theo GAP .......... 135
5.2.3. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đạt GAP ...................................... 137
5.2.4. Thực hiện liên kết giữa bốn nhà: Nhà nông - Doanh nghiệp - Nhà nước Nhà khoa học .................................................................................................... 141
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................ 149
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ .................................................... 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 154
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 170


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP

: An toàn thực phẩm

BQL DA


: Ban quản lý dự án

BVTV

: Bảo vệ thực vật

ĐTPT

: Đầu tư phát triển

GAP

: Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

HCSH

: Hữu cơ sinh học

NCS

: Nghiên cứu sinh

QLCL

: Quản lý chất lượng

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Quy mô vốn đầu tư của 200 hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ....... 73
Bảng 3.2: Diện tích trồng nho và táo của các hộ được khảo sát .................................. 74
Bảng 3.3: Cơ cấu vốn đầu tư của 200 hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ........ 74
Bảng 3.4: Quy mô vốn đầu tư bình quân của hai nhóm nông hộ sản xuất theo GAP và
không theo GAP ........................................................................................................ 75
Bảng 3.5: Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp theo GAP và không
theo GAP ................................................................................................................... 77
Bảng 3.6: Đầu tư vật tư nông nghiệp theo GAP và không theo GAP .......................... 81
Bảng 3.7: Quy chuẩn và cách bón phân cho cây nho .................................................. 82
Bảng 3.8: Thống kê mô tả kết quả đầu tư theo GAP của các nông hộ khảo sát trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2016 .................................................................................. 84
Bảng 3.9: Lợi nhuận bình quân của hai nhóm nông hộ sản xuất theo GAP và không
theo GAP năm 2016 .................................................................................................. 84
Bảng 3.10: So sánh khác biệt trong khác biệt của kết quả đầu tư theo GAP của các
nông hộ khảo sát trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2016 .......................................... 85
Bảng 3.11: Thống kê mô tả kết quả đầu tư theo GAP của các nông hộ khảo sát trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận phân theo sản phẩm năm 2016 .................................................. 86
Bảng 3.12: Bảng hiệu quả lợi nhuận bình quân trên tổng vốn đầu tư năm 2016 ......... 87
Bảng 3.13: Bảng hiệu quả kinh tế tổng hợp TE theo kết quả mô hình DEA năm 2016 ...... 88
Bảng 3.14: Bảng mức thay đổi của năng suất tổng hợp bằng chỉ số Malmquist năm 2016..... 89
Bảng 3.15: Bảng so sánh sự khác biệt của hai nhóm nông hộ về mức thay đổi của năng
suất tổng hợp bằng chỉ số Malmquist năm 2016......................................................... 89
Bảng 3.16: Thống kê mô tả nhóm nhân tố điều kiện sản xuất..................................... 91
Bảng 3.17: So sánh khác biệt trong khác biệt của nhân tố cơ sở hạ tầng..................... 92
Bảng 3.18: So sánh khác biệt của nhóm nhân tố điều kiện sản xuất ........................... 93
Bảng 3.19: Thống kê mô tả nhóm nhân tố đặc điểm nông hộ năm 2016 ..................... 94
Bảng 3.20: Số hộ tham gia liên kết nông nông hộ năm 2016 ...................................... 95

Bảng 3.21: So sánh khác biệt của nhóm nhân tố đặc điểm nông hộ ............................ 95
Bảng 3.22: Thống kê mô tả nhóm nhân tố đặc điểm nông hộ năm 2016 ..................... 96
Bảng 3.23: So sánh khác biệt trong khác biệt của nhóm nhân tố thị trường ................ 98


Bảng 3.24: Số hộ tham gia liên kết doanh nghiệp năm 2016 ...................................... 99
Bảng 3.25: Thống kê mô tả nhóm nhân tố đầu tư doanh nghiệp năm 2016 ............... 100
Bảng 3.26: So sánh khác biệt của nhóm nhân tố đầu tư doanh nghiệp ...................... 100
Bảng 3.27: Thống kê mô tả nhóm nhân tố hỗ trợ của nhà nước năm 2016 ............... 103
Bảng 3.28: So sánh khác biệt trong khác biệt của nhóm nhân tố hỗ trợ của nhà nước......... 105
Bảng 3.29: So sánh khác biệt của nhóm nhân tố hỗ trợ của nhà nước....................... 105
Bảng 4.1: Bảng kiểm định Omnibus Tests of Model Coefficients ............................ 108
Bảng 4.2: Bảng kiểm định Model Summary ............................................................ 109
Bảng 4.3: Bảng kiểm định Classification Table ....................................................... 109
Bảng 4.4: Bảng hồi quy mô hình Variables in the Equation ..................................... 110
Bảng 4.5: Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt ......................................... 112
Bảng 4.6: Kiểm định KMO và Bartlett..................................................................... 112
Bảng 4.7: Kiểm định phương sai trích...................................................................... 113
Bảng 4.8: Kết quả phân tích EFA Rotated Component Matrixa ............................... 114
Bảng 4.9: Kiểm định mức độ giải thích của mô hình................................................ 115
Bảng 4.10: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ............................................... 116
Bảng 4.11: Bảng hồi quy mô hình ............................................................................ 116
Bảng 4.12: Kiểm định Ramsey reset ........................................................................ 117
Bảng 4.13: Kiểm định phương sai sai số thay đổi .................................................... 117
Bảng 4.14: Tương quan mối quan hệ giữa số liệu khảo sát và số liệu thực tế ........... 120
Bảng 4.15: Bảng hồi quy mô hình đánh giá tác động tới hiệu quả kinh tế tổng hợp sử
dụng mô hình DEA một màng bao dữ liệu ............................................................... 121
Bảng 4.16: Bảng tác động của các nhân tố đến ĐTPT SXNN của nông hộ theo GAP ....... 123
Bảng 4.17: Bảng đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định ĐTPT
SXNN của nông hộ theo GAP ................................................................................. 125

Bảng 4.18: Bảng đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến quy mô vốn ĐTPT
SXNN của nông hộ theo GAP ................................................................................. 127


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình:
Hình 3.1: Bản đồ ranh giới tỉnh Ninh Thuận ...............................................................68
Hình 3.2: Đầu tư giàn nho, táo ....................................................................................78
Hình 3.3: Làm đất, giống và bắt giàn ..........................................................................79
Hình 3.4: Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ........................................................79
Hình 4.1: Tương quan mối quan hệ giữa số liệu khảo sát và số liệu thực tế............... 120
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Cơ chế để cơ sở hạ tầng thúc đẩy phát triển nông nghiệp ...........................14
Sơ đồ 1.2: Các thành phần chung của một bản đồ chuỗi giá trị tuyến tính cơ sở..........21
Sơ đồ 1.3: Mô hình các nhân tố tác động đến ĐTPT SXNN........................................22
Sơ đồ 1.4: Khung nghiên cứu......................................................................................24
Sơ đồ 1.5: Mô hình nghiên cứu tổng quát đánh giá tác động của các nhân tố đến ĐTPT
SXNN của nông hộ theo GAP ....................................................................................25
Sơ đồ 1.6: Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến quyết định đầu tư theo GAP
của nông hộ ................................................................................................................25
Sơ đồ 1.7: Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến quy mô vốn đầu tư theo
GAP của nông hộ........................................................................................................26
Sơ đồ 1.8: Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả đầu tư phát triển
sản xuất nông nghiệp của nông hộ ..............................................................................27
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tháp hiệu quả kinh tế tổng hợp của hai nhóm hộ đầu tư sản xuất theo
GAP và không theo GAP năm 2016............................................................................88
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tháp mức thay đổi của năng suất tổng hợp của hai nhóm hộ đầu tư
sản xuất theo GAP và không theo GAP năm 2016 ......................................................90



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu, xu hướng tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp chất lượng cao, kể cả thị trường tiêu thụ nội tiêu lẫn xuất khẩu, đang ngày
càng gia tăng không chỉ tại những quốc gia có nền kinh tế phát triển cao mà còn cả với
những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển. Bên cạnh đó, mối nguy an toàn thực phẩm
là các tác nhân sinh học, hóa học hoặc vật lý trong thực phẩm đã làm thực phẩm mất an
toàn, gây hại sức khỏe người tiêu dùng. Người tiêu dùng trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng rất quan ngại về an toàn thực phẩm do hàng loạt các vụ việc mất an toàn
thực phẩm đã xảy ra trong thập kỷ vừa qua và không có dấu hiệu giảm sút (Loc, 2006).
Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn đang là vấn đề cấp thiết đặt ra hiện
nay. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo GAP (Good agricultural practices - thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt) là hết sức cần thiết cho nông nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện
cho các sản phẩm này gia nhập vào thị trường rộng lớn của thế giới, tăng thêm giá trị và
lợi nhuận cho nông dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, sản xuất theo GAP còn đảm bảo an toàn
cho người tiêu dùng, người sản xuất tự bảo vệ được mình tránh khỏi những tác hại của các
loại vật tư nông nghiệp và giúp bảo vệ môi trường cho nông thôn. Chính vì vậy, ĐTPT
SXNN hiện nay phải hướng đến mục tiêu sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn GAP.
Thời gian qua, ĐTPT sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP trên địa bàn
tỉnh Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Diện tích cũng như số nông
hộ tham gia ĐTPT SXNN đang có xu hướng ngày càng tăng, năng suất lao động cũng
tăng nhanh. Ninh Thuận là một trong những tỉnh thuộc dự án QSEAP...tuy vậy, vẫn
chưa tương xứng với tiềm năng. Sự phát triển theo “phong trào” chỉ tồn tại được một
thời gian ngắn và hiện đang đứng trước nguy cơ “sống dở chết dở”. Một trong những
hạn chế lớn nhất có thể kể đến là thị trường đầu ra của sản phẩm này vẫn chưa được
chú trọng đúng mức, phần lớn sản phẩm sản xuất ra được bán cho thương lái với giá
không cao, do đó không kích thích mạnh mẽ sự phát triển của mô hình nông nghiệp
theo GAP ở các nông hộ. Nguyên nhân là quy mô của các mô hình đạt GAP còn quá

nhỏ, sản lượng không nhiều nên không thể ký hợp đồng với đối tác; quy hoạch của
trung ương còn chung chung, nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm đến những mô
hình này; chính sách hỗ trợ cho sản xuất GAP đã có nhưng ở tầm vĩ mô; các nông hộ
vẫn quen với phương thức sản xuất cũ, nhỏ lẻ, manh mún... Chính vì vậy, cần tìm ra
được một hệ thống giải pháp nhằm cải thiện tình trạng yếu kém trong đầu tư nông
nghiệp của nông hộ theo GAP hiện nay.


2
Để thúc đẩy nông hộ ĐTPT SXNN theo GAP, một trong những nội dung cấp
bách cần thực hiện mà thực tiễn hiện nay đang đặt ra là tìm hiểu những nhân tố tác
động đến ĐTPT SXNN của nông hộ theo GAP, đánh giá chiều tác động và mức độ tác
động của các nhân tố đó sẽ giúp cho chính nông hộ và cả nhà nước có căn cứ vững
chắc để đề xuất và thực hiện các giải pháp góp phần cải thiện tình trạng manh mún và
yếu kém hiện tại. Trên cơ sở đó tạo ra một làn sóng chuyển đổi phương thức đầu tư
nông nghiệp mạnh mẽ, có tính lan tỏa nhằm thực hiện thành công định hướng phát
triển nông nghiệp theo GAP.
Các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước cũng có rất nhiều nghiên cứu liên
quan đến phát triển nông nghiệp và ĐTPT ngành nông nghiệp. Cũng có không ít những
nghiên cứu đề cập đến các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp theo GAP. Tuy nhiên,
các nghiên cứu phần lớn đi sâu phân tích thực trạng và đề xuất những hướng giải pháp
cụ thể cho từng giai đoạn phát triển cụ thể, một số nghiên cứu cũng đã xây dựng được
mô hình nghiên cứu lý thuyết chứ chưa lượng hóa tác động của nó đến đầu tư trong lĩnh
vực nông nghiệp nói chung, Việt Nam và trường hợp Ninh Thuận nói riêng. Việc nghiên
cứu ĐTPT nông nghiệp sạch, an toàn của nông hộ vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Đặc biệt, các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận ở tầm vĩ mô, chưa có nghiên cứu nào tiếp cận
kinh tế lượng vi mô. Hơn nữa, đặc điểm nông nghiệp Việt Nam có những điều kiện khá
khác biệt so với các nước trên thế giới. Mặc dù đầu tư nông nghiệp theo GAP đã hình
thành từ lâu nhưng vẫn chưa thật sự tìm ra được hướng đầu tư đúng đắn, đầu tư về nông
nghiệp còn quá thiên về cung, tức là theo xu hướng chạy theo đám đông, chưa thật sự

chú trọng đến nhu cầu thị trường, thiếu quy hoạch… điều này dẫn đến tình trạng kém
hiệu quả trong đầu tư. Vì vậy, đứng ở cả góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn đều rất cần có
một nghiên cứu về các nhân tố và đánh giá tác động của nó đến đầu tư trong nông
nghiệp theo GAP của hộ nông dân, từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra được các giải pháp
phù hợp điều chỉnh quy hoạch, định hướng chính sách, điều tiết đầu tư trong lĩnh vực
này nhằm đạt được hiệu quả cao trong đầu tư hướng tới phát triển ngành nông nghiệp
bền vững. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài : “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến
đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP - Phân tích
trường hợp Ninh Thuận” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ lý luận chung về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất
nông nghiệp của nông hộ theo GAP; vận dụng phân tích thực trạng tại Ninh Thuận và


3
từ đó đề ra giải pháp nhằm thúc đẩy các nông hộ đầu tư phát triển sản xuất nông
nghiệp theo GAP.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
(2) Hệ thống hóa và xây dựng cơ sở lý luận chung về ĐTPT SXNN theo GAP
của nông hộ.
(3) Đánh giá thực trạng đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT SXNN
theo GAP của nông hộ ở Ninh Thuận.
(4) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTPT SXNN theo GAP của nông hộ
dựa vào kết quả mô hình định lượng.
(5) Xây dựng bộ giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy ĐTPT SXNN của nông hộ
theo GAP.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng tới ĐTPT SXNN của nông hộ theo GAP bao gồm 5
nhóm nhân tố: (1) nhóm nhân tố về điều kiện sản xuất, (2) nhóm nhân tố về đặc điểm
nông hộ, (3) nhóm nhân tố về thị trường, (4) nhóm nhân tố về đầu tư của doanh
nghiệp, (5) nhóm nhân tố về hỗ trợ của nhà nước.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến quyết định và quy mô vốn ĐTPT SXNN của nông hộ theo GAP đối với các hộ
trồng nho và táo.
Không gian nghiên cứu: trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận bao gồm: Thành phố
Phan Rang - Tháp Chàm, Huyện Ninh Hải, Huyện Ninh Phước, Huyện Ninh Sơn và
Huyện Thuận Nam.
Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 20132017, dữ liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn sâu tiến hành trong tháng 11 năm
2016 và điều tra khảo sát được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2017.
4. Đóng góp mới của luận án
4.1. Những đóng góp mới về mặt lý luận
Luận án đã xem xét đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo
tiêu chuẩn GAP đồng thời ở cả hai góc độ là nội dung của đầu tư (đầu tư của hộ nông


4
dân vào tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất) và mục tiêu của đầu tư (để đảm bảo
tiêu chuẩn GAP nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và vì mục tiêu phát triển bền
vững). Đây là cách hiểu mới trong nghiên cứu, cho phép gắn kết giữa hoạt động đầu tư
và kết quả của đầu tư.
Luận án đã xây dựng mô hình và lượng hóa tác động của các nhân tố đến đầu tư
phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo tiêu chuẩn GAP ở cả ba góc độ của
chu trình đầu tư là quyết định đầu tư, quy mô đầu tư và hiệu quả đầu tư. Cụ thể:
- Có 7 nhân tố tác động đến quyết định đầu tư theo GAP của nông hộ là tuổi chủ

hộ, kinh nghiệm chủ hộ, hiểu biết về GAP của chủ hộ, nhu cầu thị trường, giá bán sản

phẩm, lợi nhuận bình quân và hỗ trợ của nhà nước. Trong đó, các nhân tố có tác động
mạnh nhất là nhu cầu thị trường, giá bán sản phẩm, hỗ trợ nhà nước và hiểu biết về
GAP của chủ hộ.
- Có 15 nhân tố tác động đến quy mô vốn đầu tư phát triển sản xuất của nông hộ

theo GAP là thời tiết, cơ sở hạ tầng, diện tích, tuổi chủ hộ, kinh nghiệm chủ hộ, số lao
động, hiểu biết về GAP của chủ hộ, liên kết nông hộ, nhu cầu thị trường, giá bán sản
phẩm, lợi nhuận bình quân, doanh nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ của nhà nước, tầm quan trọng
của nhà nước hỗ trợ, mức phù hợp của nhà nước hỗ trợ. Trong đó, các nhân tố có tác
động mạnh nhất là lợi nhuận bình quân, hiểu biết về GAP của chủ hộ, hỗ trợ của nhà
nước và doanh nghiệp hỗ trợ.
- Có 6 nhân tố tác động đến hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của

nông hộ là thời tiết, số lao động, diện tích, vốn đầu tư, lợi nhuận bình quân và quyết
định tham gia GAP của hộ. Trong đó, quyết định đầu tư theo GAP có tác động tích cực
tới hiệu quả đầu tư của nông hộ.
Tóm lại, đóng góp cơ bản về mặt lý luận của luận án là bằng mô hình đã lượng
hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của
nông hộ theo GAP dưới ba góc độ.
4.2. Những đóng góp mới về mặt thực tiễn
Luận án đã đề xuất 4 nhóm giải pháp góp phần cải thiện điều kiện sản xuất, đặc
điểm nông hộ, thị trường và sự liên kết sản xuất nhằm thúc đẩy nông hộ đầu tư phát
triển sản xuất nông nghiệp theo GAP. Đó là: (1) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy
hoạch vùng sản xuất an toàn phù hợp với điều kiện từng địa phương, (2) Nâng cao sự
hiểu biết và trình độ sản xuất của nông hộ theo GAP, (3) Phát triển thị trường tiêu thụ
sản phẩm đạt GAP, (4) Thực hiện liên kết giữa bốn nhà. Trong các nhóm giải pháp đó,
luận án khẳng định nhóm giải pháp thứ 4 là quan trọng nhất, là căn cứ để xác định mục


5

tiêu và phương thức triển khai cụ thể các nhóm giải pháp còn lại. Điều đó có ý nghĩa
giúp các nhà hoạch định chính sách xác định đúng thứ tự ưu tiên các giải pháp nhằm
đảm bảo phát triển bền vững đầu tư sản xuất theo GAP của nông hộ.
5. Kết cấu luận án
Luận án có kết cấu 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án và
phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Lý luận về đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu phát triển sản
xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP
Chương 3: Thực trạng đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển
sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP ở tỉnh Ninh Thuận
Chương 4 Phân tích các nhân tố tác động đến đầu tư phát triển sản xuất nông
nghiệp của nông hộ theo GAP
Chương 5: Giải pháp thúc đẩy nông hộ đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp
theo GAP.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nông hộ và phát
triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP
Nông hộ được các nhà nghiên cứu đề xuất khái niệm dưới ba góc độ tiếp cận đó
là (1) tiếp cận về cách thức sinh hoạt và sinh sống, các nhà nghiên cứu cho rằng hộ là
những người sống chung một mái nhà và ăn chung một mâm cơm (Oxford Press, trích
dẫn trong Ellis, 1993; Mc Gê, trích dẫn trong Nguyễn Văn Huân, 1995); (2) tiếp cận
về quyền sở hữu, quan điểm của các nhà nghiên cứu cho rằng hộ là đơn vị kinh tế mà

người trong hộ có chung sở hữu và chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh (đại
biểu cho quan điểm này là Wallerstan, Wood, Smith, Martin and BellHel, trích dẫn
trong Nguyễn Văn Huân, 1995); (3) tiếp cận về phương thức sản xuất thì các nhà
nghiên cứu lại cho rằng hộ là đơn vị sản xuất cơ bản sử dụng chủ yếu lao động trong
gia đình và thông thường nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp (Lê Đình Thắng,
1993; Traianốp, trích dẫn trong Trần Đức Viên, 1995; Ellis, 1998). Các quan điểm trên
tiếp cận ở ba góc nhìn cơ bản cho chúng ta một khái niệm tổng quát về nông hộ, nó thể
hiện các đặc trưng của hộ qua từng giai đoạn phát triển.
Một số nghiên cứu cũng đã khẳng định vai trò rất lớn của nông hộ trong phát
triển sản xuất nông nghiệp. Các nhà nghiên cứu cho rằng nông hộ là hình thức kinh tế
cơ sở, là đơn vị kinh tế tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp (Traianốp,
trích dẫn trong Trần Đức Viên, 1995; Lê Đình Thắng, 1993). Có thể thấy rằng nông hộ
là đơn vị sản xuất chính tạo ra sản phẩm trong nông nghiệp, nông hộ cũng chiếm một
số lượng lớn dân số nên đồng thời đóng vai trò thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành
nông nghiệp và các ngành khác. Tuy nhiên, vai trò của nông hộ bị hạn chế rất nhiều
bởi đặc điểm riêng của nông hộ và của ngành nông nghiệp, các đặc điểm này rất khác
nhau tùy thuộc vào điều kiện phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp của từng quốc
gia. Theo Todaro and Micheal (1998) cũng dựa trên lý luận của Weitz (1971) phân chia
ra ba giai đoạn trong phát triển nông nghiệp với những đặc điểm rất khác nhau, đó là:
(1) tự cung tự cấp với những rủi ro và bất ổn, trong đó người dân chỉ sống ở mức sinh
tồn, (2) nông nghiệp hỗn hợp và đa dạng, và (3) nông nghiệp chuyên môn hoá hay là
nền nông nghiệp thương mại hiện đại. Trong đó giai đoạn 1 nông hộ chủ yếu sản xuất


7
manh mún, tự cung tự cấp; giai đoạn 2 thì đã biết tích lũy vốn, liên kết đầu tư; đến giai
đoạn 3 thì nông hộ gần như trở thành những doanh nghiệp với diện tích đất đai rộng
lớn, đầu tư có quy mô hơn và hiệu quả đầu tư cao hơn,… Có thể thấy nông nghiệp chia
làm hai loại rõ rệt là nông nghiệp có năng suất cao ở các nước phát triển và một bên là
nông nghiệp năng suất thấp, phi hiệu quả ở các nước đang phát triển (Todaro and

Micheal, 1998).
Có nhiều nghiên cứu liên quan đến vai trò và khả năng phát triển nông
nghiêp cũng như xu thế ĐTPT SXNN trong tương lai
Sự ra đời của các tiêu chuẩn tư nhân trong nông nghiệp đã giúp các nhà bán lẻ
tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ trong hệ thống nông nghiệp toàn cầu (Busch and Bain,
2004;. Denise và cộng sự, 2005; Fulponi, 2007; Hatanaka và cộng sự, 2005; Henson
and Reardon, 2005). Về phía cung, thông qua tự do hóa kinh tế, các nhà bán lẻ bắt đầu
chiếm lĩnh được thị trường ngành công nghiệp thực phẩm trong chuỗi giá trị toàn cầu
từ năm 1990 bằng việc đưa ra các tiêu chuẩn tư nhân về hàng hóa nông nghiệp (Singh,
2001; Temu and Marwa, 2007). Việc tăng khả năng cạnh tranh dựa trên chất lượng và
liên kết nhóm, các nhà bán lẻ đã vượt qua các đại gia chế biến thực phẩm như Nestle’
và Heinz (Busch and Bain, 2004). Thông qua các nhà cung cấp ở nhiều khu vực và
quốc gia khác nhau, các nhà bán lẻ đã tạo ra một hệ thống các chuỗi cung ứng sản
phẩm. Việc chuẩn hóa yêu cầu sản phẩm là điều tất yếu để duy trì hiệu quả sự liên kết
của các chuỗi cung ứng (Henson and Reardon, 2005).
Về phía cầu, sự ra đời của các tiêu chuẩn tư nhân bắt nguồn từ nhận thức về an
toàn thực phẩm của người tiêu dùng miền Bắc Châu Âu ngày càng cao do sự xuất
hiện của một số vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm (như cúm gia cầm, bệnh bò
điên,…) từ cuối những năm 1980. (van der Meer, 2006) Khi đời sống vật chất con
người ngày càng được nâng cao thì vấn đề bảo vệ sức khỏe ngày càng được chú
trọng, hình thành xu hướng chuyển từ sở thích dùng thực phẩm đóng gói sang thực
phẩm tươi sống (Busch and Bain, 2004). Đồng thời, người tiêu dùng cũng đã tăng
cường các mối quan tâm về dư lượng thuốc trừ sâu và ô nhiễm vi sinh vật
(Unnevehr, 2000). Với áp lực ngày càng tăng của xã hội, các cơ quan công quyền
miền bắc đã tăng cường luật buộc các nhà bán lẻ phải chịu trách nhiệm đối với các
sản phẩm mà họ cung ứng. Để tự bảo vệ mình, các nhà bán lẻ đã phát triển các tiêu
chuẩn an toàn thực phẩm tự nguyện khác nhau mà thông thường vượt trội hơn so với
tiêu chuẩn công khai (Fulponi, 2007). Điều này đã gây ra sự khó khăn trong việc
điều chỉnh thực hành nông nghiệp thực phẩm ở các quốc gia khác nhau (Hatanaka và
cộng sự, 2005; Henson and Reardon, 2005)



8
Như vậy, đứng ở góc độ cung và cầu, tiêu chuẩn GAP ra đời đã đáp ứng được
yêu cầu phát triển của ngành nông nghiệp hiện đại, GAP nổi lên trong chuỗi giá trị toàn
cầu như một hệ thống đảm bảo chất lượng thực phẩm có uy tín nhất ở lĩnh vực nông
nghiệp. Có thể nói GAP là phương thức cho các bên liên quan trong chuỗi sản xuất thực
phẩm có thể chứng minh cam kết của họ trong việc: (1) duy trì niềm tin của người tiêu
dùng vào chất lượng và an toàn thực phẩm; (2) thực hiện quá trình sản xuất đảm bảo an
toàn; (3) giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường (Wannamolee, 2008).
Xuất phát từ yêu cầu phát triển cùng với nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch chất
lượng cao ngày càng được người tiêu dùng chú trọng cả tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu. Do đó, con đường tất yếu của các quốc gia để phát triển ngành nông nghiệp là
phải sản xuất theo tiêu chuẩn. Một trong những tiêu chuẩn đang được chú trọng hiện
nay đó là chuẩn GAP. Ngành nông nghiệp muốn tồn tại, muốn phát triển điều tất yếu
hiện nay là phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo GAP. Tuy nhiên, để thực hiện
được điều này cũng không phải dễ, đó là cả một quá trình. Cần phải có tiến trình cụ thể
và có sự kết hợp chặt chẽ giữa bốn bên: Nhà nước - Người nông dân - Doanh nghiệp Nhà khoa học. Cụ thể, theo FAO (2003) thì nhà nước, các ngành công nghiệp chế biến
và bán lẻ thực phẩm, nông dân - người sản xuất nông nghiệp và người tiêu dùng là các
bên liên quan đến GAP. Từ quan điểm nhu cầu, người tiêu dùng quan tâm đến chất
lượng an toàn thực phẩm và quá trình thực hành nông nghiệp tốt để sản xuất thực
phẩm. Từ quan điểm sản xuất, người nông dân đã áp dụng GAP nhằm mục đích đạt
được lợi ích kinh tế, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì các giá trị văn
hóa, xã hội. Còn theo Henson and Caswell (1999) phản ứng của người tiêu dùng tiềm
năng với các nguy cơ an toàn thực phẩm và tiếp đến là các chi phí do hậu quả mà các
công ty phải gánh chịu là các động cơ để các nhà chế biến thực phẩm tiến hành các biện
pháp phòng ngừa nhằm giảm thiểu các mối nguy thông qua việc thay đổi quy trình sản
xuất của họ. Nhà nước quy định các tiêu chuẩn chất lượng và kiểm soát việc thực hiện,
đồng thời hỗ trợ việc thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng. Vì GAP đang được
thúc đẩy bởi các nhân tố phía cầu nên thách thức quan trọng là đảm bảo việc sử dụng

mở rộng GAP sẽ mang lại các lợi ích cho các nhà sản xuất quy mô nhỏ ở các nước đang
phát triển cả về sự an toàn, kinh tế và tính bền vững của sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, những hạn chế của khu vực nông nghiệp nông thôn đã ảnh hưởng
không nhỏ đến đấu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ, gây khó khăn cho
phát triển sản xuất theo GAP. Cụ thể:
- Hạn chế do đặc điểm nông hộ: nông hộ có mức tài sản thấp và không đồng
đều, sản xuất quy mô nhỏ, manh mún và phân tán nên yếu thế trong cạnh tranh, vốn


9
con người có khuynh hướng giảm, diện tích đất bình quân đầu người thấp do dân số
tăng (Janvry and Sadoulet, 2000; WB, 2007; Mai Thị Thanh Xuân và Đặng Thị Thu
Hiền, 2013). Tất cả các hạn chế trên đã dẫn đến khả năng tích lũy vốn cho đầu tư thấp,
khả năng tạo vốn và tiếp cận vốn cũng trở nên khó khăn nên đầu tư tự thân của khu
vực cơ bản là thấp, khó áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nếu không
nhân được sự hỗ trợ từ bên ngoài của doanh nghiệp hoặc chính phủ.
- Hạn chế về thị trường đầu vào và đầu ra: chi phí giao dịch cao, thiếu vắng một
số thị trường quan trọng như tín dụng và bảo hiểm, khó khăn trong tiếp cận thị trường
đầu vào và đầu ra vì chủ yếu tiếp cận thị trường đang phát triển, còn rời rạc, nhỏ lẻ và
không liên tục cả không gian và thời gian, thông tin bất cân xứng, thiếu quyền mặc cả và
đàm phán,... (Braverman and Guasch, 1986; Hunt, 1991; Ellis, 1992; Griffon và cộng
sự, 2001- trích dẫn trong Nguyễn Đức Thành, 2008; WB, 2007; Bienabe và cộng sự,
2004). Nhìn chung, khu vực này còn gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiếp cận thị
trường cả đầu vào và đầu ra tạo ra rào cản rất lớn để phát triển đầu tư nông nghiệp đặc
biệt là đầu tư theo hướng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như theo GAP.
- Phụ thuộc vào điều kiện sản xuất: Sản xuất và kinh doanh của hộ còn phụ
thuộc nặng vào khai thác tự nhiên do đó ảnh hưởng đến môi trường và làm cạn kiện tài
nguyên, cơ sở hạ tầng kém phát triển ở các nước đang phát triển kìm hãm đầu tư nông
nghiệp rất lớn, canh tác phụ thuộc nhiều vào thời tiết và điều kiện tự nhiên tuy nhiên đất
đai nông nghiệp lại ngày càng bị thu hẹp,… (Pinstrup-Andersen and Shimokawa, 2006;

WB, 2007; Mai Thị Thanh Xuân và Đặng Thị Thu Hiền, 2013). Đầu tư nông nghiệp phụ
thuộc rất lớn vào điều kiện sản xuất, tuy nhiên ở các nước đang phát triển thì điều kiện
này chưa thật sự tốt, điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho mở rộng đầu tư sản xuất
nông nghiệp và ứng dụng công nghệ tiên tiến do diện tích nhỏ lẻ, manh mún.
- Thất bại của chính phủ: sự bất bình đẳng lớn giữa khu vực nông thôn và thành
thị về điều kiện kinh tế và giáo dục đã khiến cho khu vực nông thôn nghèo đi thật sự
khi có tăng trưởng kinh tế chung và ngược lại, chính phủ cố gắng can thiệp để điều tiết
nhưng không có hiệu quả, một phần nguyên nhân là do thiếu hàng hóa công như cơ sở
hạ tầng yếu kém. Thất bại của chính phủ cũng được thể hiện ở khâu điều tiết các vấn
đề liên quan đến khắc phục thất bại của thị trường như thông tin bất cân xứng, thiếu thị
trường tín dụng và bảo hiểm (Janvry and Sadoulet, 2000; WB, 2007)
- Hạn chế về đầu tư doanh nghiệp: tỷ suất lợi nhuận của ngành nông nghiệp
nhìn chung là thấp, do đó, không khuyến khích đầu tư tư nhân từ bên ngoài
(Stevens and Jabasa,1988).


10

1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư phát triển
sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP
Nói đến ĐTPT SXNN nói chung và của nông hộ theo GAP nói riêng thì có ba
vấn đề được các nhà nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn quan tâm là quyết định có đầu tư
hay không? Quy mô đầu tư lớn hay nhỏ? Và hiệu quả đầu tư cao hay thấp? điều này
được thể hiện cụ thể trong mô hình đầu tư nông nghiệp qua từng giai đoạn phát triển.
Theo cách tiếp cận định tính, Reardon và cộng sự (1996) dựa vào phương pháp
tiếp cận định tính đã chứng minh hai nhóm nhân tố chính đã tác động trực tiếp đến
hành vi đầu tư của của nông hộ trong nông nghiệp (gồm quyết định đầu tư vào đâu và
quy mô là bao nhiêu) là động lực đầu tư và năng lực đầu tư.
Theo cách tiếp cận lịch sử, Weitz (1971) đã đề xuất mô hình ba giai đoạn phát
triển của nông nghiệp là tự cung tự cấp, hỗn hợp và chuyên môn hóa, trong đó mỗi giai

đoạn với trình độ phát triển khác nhau thì có mức độ và tính chất đầu tư khác nhau, ở
giai đoạn đầu nông hộ quan tâm đến quyết định đầu tư hay không ở mức độ sơ khai,
đến giai đoạn 2 thì quy mô đầu tư được chú trọng đặc biệt là cơ cấu đầu tư hợp lý được
quan tâm nhiều hơn và đến giai đoạn ba thì hiệu quả đầu tư được nông hộ quan tâm và
nó chi phối hai nội dung còn lại.
Theo cách tiếp cận tổng quan thực tế cho thấy tính đa dạng và phong phú của các
nhân tố chi phối hành vi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo Velazco & Zepeda
(2001) khảo sát trường hợp Peru cho thấy khả năng tự đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp
của các hộ nông dân nhìn chung là yếu và sự đầu tư (tư nhân) từ bên ngoài hầu như
không tồn tại. Trong khi đó, một số nghiên cứu lại ghi nhận khả năng tồn tại đầu tư tư
nhân vào các công trình nông nghiệp như hệ thống điện năng ở Chile (Jadresic, 2000),
hệ thống cấp nước nông thôn ở Việt Nam và Cam-pu-chia (Salter, 2003).
Mô hình lý thuyết nông hộ: các cách tiếp cận trên đề cập tới nhiều nhân tố ảnh
hưởng đến đầu tư, nhưng về mặt lý luận, chúng còn thiếu những cơ sở phân tích chặt
chẽ. Điều này phải được khắc phục thông qua việc xây dựng các mô hình nông hộ trên
nền tảng kinh tế vi mô truyền thống. Theo Mendola (2007), hiện nay có ba nhóm mô
hình nông hộ chính đã và đang được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu: (1) nhóm mô
hình sơ kỳ chỉ bao gồm sản xuất (mô hình tối đa hoá lợi nhuận), (2) nhóm mô hình nông
hộ tân cổ điển hỗn hợp sản xuất và tiêu dùng (mô hình tối đa hoá lợi ích) và (3) nhóm
mô hình nông hộ sợ rủi ro.
Nhóm mô hình nông hộ tối đa hoá lợi nhuận: Trước thập niên 1960, đại đa số các
nhà kinh tế đều giữ quan điểm về đặc điểm của nông hộ thường là nghèo, lạc hậu và


11
kém hiệu quả (Mendola, 2007). Chính quan điểm trên đã làm cho việc mô hình hóa đầu
tư nông hộ trở nên mơ hồ và ít ý nghĩa. Tuy nhiên, với quan điểm của Schultz (1964)
nông hộ ở các nước đang phát triển “nghèo nhưng hiệu quả” đã tạo ra một làn sóng
tranh luận và nhiều nghiên cứu thực nghiệm mới (Sen, 1966; Hopper, 1965; Lipton,
1968; Bliss and Stern, 1984, v.v…). Schultz coi các hộ như những doanh nghiệp nhỏ,

quyết định phân bổ nguồn lực của họ theo tín hiệu thị trường như giá của các nguyên
liệu đầu vào, giá sản phẩm, giá thuê đất và giá nhân công, v.v... Có thể thấy với nhóm
mô hình này thì vấn đề đầu tư được quan tâm ở khía cạnh quyết định đầu tư và quy mô
đầu tư còn góc độ hiệu quả đầu tư vẫn ít được đề cập. Đặc biệt các nhóm này thường bị
phê phán là chưa làm rõ được khía cạnh đặc thù là tự sản tự tiêu của nông hộ.
Nhóm mô hình nông hộ tối đa hoá lợi ích: Đóng góp lớn và khác biệt của mô
hình này so với mô hình trước là phối kết được tính lưỡng thể tự sản tự tiêu của hộ
nông thôn, các hộ vừa đóng vai trò doanh nghiệp và vừa đóng vai trò người tiêu dùng.
Để thực hiện được điều đó người ta giả định các hộ tối đa hóa lợi ích thay vì tối đa hóa
lợi nhuận. Nghiên cứu của Singh và cộng sự (1986) đã tổng quan về các mô hình trong
nhóm này. Ba loại hàng hóa được coi là tiêu dùng của các hộ là sản phẩm tự làm ra,
sản phẩm mua trên thị trường và sự nhàn hạ (thời gian nghỉ ngơi), với ít nhất hai ràng
buộc đối với hộ là tổng ngân sách (cả tiền mặt và hiện vật) và tổng quỹ thời gian (cả
làm việc và nghỉ ngơi). Như vậy, các hộ tối đa hóa lợi ích mà giá trị được quyết đinh
bởi ba loại hàng hóa nêu ở trên. Janvry và cộng sự (1991) phát triển một mô hình trong
đó hộ có thêm các ràng buộc về sự thiếu vắng một số thị trường. Nhìn chung, các mô
hình này lý giải tương đối tốt hành vi tiêu dùng và sản xuất của hộ với những đặc
trưng của khu vực nông nghiệp, thể hiện khá rõ về quyết định đầu tư và quy mô đầu
tư. Tuy nhiên, các mô hình này chưa giải thích được vì sao mức đầu tư thường thấp
một cách bất thường ở các hộ nông thôn.
Nhóm mô hình nông hộ sợ rủi ro: Có nhiều lập luận cho rằng vì đa số các hộ nông
dân thường nằm trong tình trạng nghèo hoặc đủ sống nên họ có khuynh hướng giữ nguyên
cách sống và sản xuất để duy trì điều kiện này, thay vì thử áp dụng các phương tiện hay
cách thức canh tác mới, những thứ có rủi ro và khiến họ có thể bị đẩy ngay xuống dưới
mức sinh tồn. Do đó, ngay cả khi lợi nhuận kỳ vọng của một hoạt động đầu tư có thể lớn
hơn lợi nhuận hiện thời, nhưng việc e ngại những hậu quả nặng nề của rủi ro khiến họ
không dám chấp nhận đầu tư (Dasgupta, 1993). Cách tiếp cận này thường được gọi là
cách lựa chọn “an toàn là bạn” trong môi trường rủi ro (Mendola, 2007).
Có thể thấy những nhóm mô hình này đã quan tâm lớn đến hiệu quả đầu tư, tuy
nhiên song song với hiệu quả đầu tư thì mô hình này cũng đi kèm với phân tích tính



12
rủi ro trong đầu tư, hiệu quả đầu tư cao thì rủi ro trong đầu tư lớn, mô hình đã đưa ra lý
giải vì sao đầu tư có hiệu quả nhưng khả năng mở rộng sản xuất của một số mô hình
sản xuất hiệu quả cũng rất chậm. Cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp rủi ro lớn, đồng
thời thị trường bảo hiểm phát triển thấp. Do đó, nhiều vấn đề liên quan đến nhân tố
tâm lý của người nông dân trong môi trường thể chế đặc thù của khu vực nông thôn,
được cho là tạo ra những lực cản cho sự thay đổi hay làm chậm hoạt động đầu tư mở
rộng sản xuất. Ví dụ như Goldstein and Urdy (1990) nhận thấy rằng mặc dù trồng dứa
ở Ghana có thể mang lại lợi nhuận cao hơn, nhưng người nông dân ở đây đã dành
nhiều thời gian để quan sát các hộ khác trước khi chuyển sang trồng loại sản phẩm
này. Vì thế, bên cạnh cách tiếp cận tân cổ điển, nhiều nỗ lực tiếp cận theo hướng thể
chế (đặc trưng là sự hỗ trợ của nhà nước về chính sách) và hành vi đã được thực hiện
để làm giàu thêm những nghiên cứu trong nhóm này (Lipton and Longhurst, 1989;
Morduch, 1994, 1995; Duflo, 2003).
Các nhóm mô hình trên đặc biệt là nhóm (2) và (3) có thể được coi là các khuôn
khổ lý thuyết nền tảng hữu ích cho các phân tích đi sâu vào các khía cạnh cụ thể của
đầu tư nông nghiệp của nông hộ. Nhìn chung các mô hình lý thuyết về đầu tư phản ánh
được thực tế về sự phụ thuộc của quyết định đầu tư vào tỷ suất lợi nhuận và điều kiện
chi phí cũng như cầu hiện tại và kỳ vọng (Blanchard & Fischer, 1989).
Holleran và cộng sự (1999) cho rằng động lực để các đơn vị sản xuất đầu tư
theo hướng sử dụng các kiểm soát an toàn thực phẩm xuất phát từ cả hai loại động
lực bên trong đơn vị và động lực bên ngoài từ phía khách hàng và các quy định của
nhà nước. Cùng quan điểm trên Reardon and Farina (2001) khẳng định một đơn vị
sản xuất thực phẩm có thể tạo ra lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh nếu có áp dụng kỹ
thuật nâng cao an toàn thực phẩm. Các nghiên cứu của Wannamolee (2008),
Mushobozi (2010), Jiao và cộng sự (2010), Henson và Northen (1998) cho thấy các
tác nhân trong chuỗi cung ứng nông sản bao gồm nhà sản xuất, nhà chế biến và nhà
tiêu thụ (cũng như người tiêu dùng) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy áp

dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, trong đó có GAP.
Hobbs (2003) cũng đã khẳng định, lợi ích của GAP được phân loại thành hai
nhóm chính, thứ nhất là giúp giảm chi phí sản xuất cho nông dân thông qua sử dụng
hiệu quả lao động, lựa chọn đầu vào hợp lý và áp dụng phương pháp quản lý tốt. Trong
một nghiên cứu điển hình ở Kenya, GAP giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất của rau
tươi. Phương pháp sản xuất này giúp cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất xét về khía
cạnh xã hội, môi trường và kinh tế. GAP giúp nông dân kiểm soát chi phí tốt hơn bằng


13
cách áp dụng các kỹ thuật canh tác thích hợp. Thứ hai là góp phần tăng giá sản phẩm đạt
GAP, GAP giúp nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó giúp sản phẩm GAP chiếm lĩnh
được thị trường cao cấp. Tuy nhiên, khi cung sản phẩm GAP được gia tăng thì nguy cơ
giá giảm là điều không thể tránh khỏi như một xu thế tất yếu của thị trường.
Như vậy có tổng quát rằng: ba nội dung quan trọng được đề cập đến trong đầu
tư của nông hộ là quyết định đầu tư vào đâu, đầu tư với quy mô bao nhiêu và hiệu quả
như thế nào. Đồng thời, theo tác nhân tác động đến quá trình đầu tư có thể chia thành
năm nhóm là điều kiện sản xuất, đặc điểm của hộ đầu tư, thị trường đầu ra và đầu vào,
mức độ đầu tư của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của nhà nước.

1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh
hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP
Theo các nghiên cứu (Abdulai & CroleRees, 2001; Demurger & cs., 2010;
Janvry & Sadoulet, 2001; Klasen & cs., 2013; Yang, 2004; Yu & Zhu, 2013), thu nhập
của nông hộ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm vốn, đất đai, trình độ học vấn,
kinh nghiệm sản xuất, số lao động, khả năng đa dạng hóa thu nhập, cơ hội tiếp cận thị
trường. Đoàn Tranh (2012) đã xây dựng nội dung của phát triển nông nghiệp trong giai
đoạn hiện nay của Việt Nam, cũng như chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
nông nghiệp gồm nhân tố liên quan đến tự nhiên, kinh tế, xã hội, thể chế. Trong
nghiên cứu của Nguyễn Đức Thành (2008) cũng đã xây dựng được các nhân tố ảnh

hưởng đến đầu tư nông nghiệp bao gồm hệ thống các nhân tố liên quan đến đầu tư
chung, đặc điểm địa phương và đặc điểm nông hộ….
Đối với vấn đề nghiên cứu phát triển (từ khu vực tư nhân): Các lý thuyết tăng
trưởng chung đều đề cao sự phát triển của tri thức và công nghệ với tư cách là động
lực chính cho quá trình tăng trưởng dài hạn. Lĩnh vực nông nghiệp cũng không phải là
ngoại lệ. Do đó, việc thúc đẩy phát triển nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp có vai
trò sống còn đối với các nước đang phát triển còn dựa nhiều vào nền kinh tế nông
nghiệp”. Để thúc đẩy nghiên cứu từ khu vực tư nhân, Wright và cộng sự (2007) “đề
cao vai trò của chế độ bản quyền trong việc tạo ra động lực đầu tư cho nghiên cứu.
Pray và cộng sự (2007) nhấn mạnh đến vai trò tương hỗ giữa nghiên cứu của khu vực
công và khu vực tư. Pray and Fuglie (2001) khảo sát chi tiết quy mô và cơ chế thực
hiện các nghiên cứu trong nông nghiệp của khu vực tư ở Châu Á.
Các nghiên cứu cũng đã xét đến điều kiện sản xuất
Diện tích đất sản xuất ít gây khó khăn trong việc áp dụng kỹ thuật canh tác hiện
đại dẫn đến không cải thiện được thu nhập cho nông hộ (Manjunatha và cộng sự, 2013).


14
Thuận lợi về giao thông, thuận lợi về điện hạ thế có tác động đến khả năng đầu
tư trồng thanh long theo GAP ở Bình Thuận (Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Minh Hà,
2016). Diện tích trồng rau, vị trí địa lý của cơ sở có ảnh hưởng tới khả năng đầu tư sản
xuất rau theo GAP ở Việt nam (Nguyễn Thị Hồng Trang, 2016).
Vấn đề cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng kém phát triển ở khu vực nông thôn của
các nước đang phát triển cũng là một vấn đề đặc thù, và điều này hạn chế hiệu quả và
năng suất của sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả và năng suất thấp, như trên đã trình bày,
lại là một nhân tố kìm hãm đầu tư. Như vậy, có thể nói cơ sở hạ tầng kém phát triển là
một nhân tố kìm hãm đầu tư vào khu vực nông nghiệp. Pinstrup-Andersen &
Shimokawa (2006) thảo luận chi tiết về vấn đề này và cung cấp nhiều nguồn tài liệu
tham khảo có giá trị. Sơ đồ 1.1 minh hoạ quan điểm của hai tác giả trên về ảnh hưởng
của cơ sở hạ tầng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và đầu tư trong khu vực này nói

riêng, trong một bối cảnh rộng lớn đan xen với các nhân tố khác.
Cơ sở hạ tầng hữu hình

- Cấp nước
- Vệ sinh

Nghiên cứu và phát
triển trong Nông nghiệp
- Công nghệ
- Tri thức

- Thủy lợi
- Năng lượng
- Thông tin liên lạc
- Giao thông

Thể chế
- Thị trường
- Ngân hàng
Nông dân
Tập lựa chọn
Năng suất nội
khả thi cho SX
tại,sức khỏe
Hành vi
- Du nhập công nghệ
- Đầu tư mua đầu vào

Tổ chức xã hội dân sự
- Các tổ chức dựa trên

cộng đồng

Sản phẩm và
năng suất nông
nghiệp

Các nhân tố bên ngoài (hệ sinh
thái,khí hậu, văn hóa, luật pháp,
chính trị và xã hội)

Sơ đồ 1.1: Cơ chế để cơ sở hạ tầng thúc đẩy phát triển nông nghiệp
Nguồn: Pinstrup-Andersen & Shimokawa (2006)


×