Đề bài: Bằng lý luận giá trị hãy giải thích vì sao vàng lại đắt hơn sắt?
Trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem vàng là gì? Và sắt là gì?
Vàng: là một loại kim loại mềm, dễ uốn, màu vàng có ánh kim không phản ứng với
phần lớn các hóa chất, kim loại này có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các
mỏ bồi tích và là một trong số kim loại đúc tiền.
Sắt: là một trong những kim loại ó nhiều nhất trên trái đất, cấu thành lớp vỏ ngoài
và trong của lõi Trái Đất, sắt thường được dùng để sản xuất gang, thép… và nhiều
thứ khác nhằm phục vụ đời sống con người.
Vậy, cả vàng và sắt đều là kim loại nhưng tại sao vàng lại đắt hơn sắt? để trả lời
cho câu hỏi này thì chúng ta phải xét đến giá trị của chúng để xem vì sao vàng lại
đắt hơn sắt.
Thứ nhất, xét về giá trị sử dụng, vàng có giá trị sử dụng hơn sắt rất nhiều. Vàng
có tính dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn sắt, vàng không bị ảnh hưởng hóa học bởi
nhiệt, độ ẩm, ô xi… cho nên vàng rất được ưa dùng trong sản xuất các linh kiện,
vật dụng quan trọng, trang sức… Bên cạnh đó, vàng đã được sử dụng rộng rãi trên
khắp thế giới như một phương tiện chuyển đổi tiền tệ, vàng được lựa chọn bởi sự
tinh khiết, không bị biến đổi theo thời gian, dễ dàng phân biệt, thẩm định nhờ màu
sắc đặc trưng và âm thanh khi va chạm, ngoài ra tính đồng nhất của vàng cũng rất
cao, rất thuận tiện cho việc đo lường, dễ phân chia mà không ảnh hưởng đến giá trị
vốn có của nó. Trên đây là những đặc điểm của vàng mà sắt cũng như các loại kim
loại khác không có được, cho nên vàng là kim loại được lựa chọn làm thước đo giá
trị vật chất đồng thời là phương tiện trao đổi, mua bán và cất trữ.
Thứ hai, xét về trữ lượng vàng và sắt, như đã nói ở trên, sắt là một trong những
kim loại phổ biến nhất trái đất, còn vàng thì cực kỳ hữu hạn cho nên để có thể sản
xuất ra cùng một khối lượng vàng và sắt thì sự chênh lệch về thời gian và lao động
giữa vàng và sắt là rất lớn. Cho nên cùng một khối lượng như nhau nhưng vàng đắt
hơn sắt rất nhiều.
Thứ ba, vàng là thứ duy nhất thực hiện được đầy đủ tất cả chức năng của tiền tệ
một cách ổn định và ít chịu sự rủi ro: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông,
phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và là tiền tệ thế giới.
Ngoài ra, để hiểu rõ hơn chúng ta có thể xét qua một số điểm như sau:
vàng còn bảo toàn cho của cải
Vì sao vàng lại quan trọng đến vậy trong nền kinh tế hiện đại? Bởi vì thực tế thì
Vàng là phương tiện duy nhất để duy trì và lưu giữ của cải qua hàng ngàn thế hệ.
Và đương nhiên, đây lại là điều tiền giấy có mệnh giá không thể làm được. Hãy
xem xét cụ thể ví dụ sau đây.
Ví dụ - Vàng, Tiền và Lạm Phát
Vào những năm 1970, 1 ounce vàng tương đương với 35 đô la Mỹ. Hãy lấy ví dụ
rằng, tại thời điểm đó, bạn có hai lựa chọn: một là giữ 1 ounce vàng đó và hai là
chỉ giữ 35 đô. Cả hai thứ đều chỉ mua được cho bạn cùng một loại sản phẩm, chẳng
hạn là một bộ com lê đi làm mới toanh. Nếu như bạn để nguyên 1 ounce vàng đó
bây giờ và sau này mới đổi thành tiền, thì có lẽ vẫn đủ để mua bộ com lê này. Thế
nhưng, với 35 đô thì đó khó có thể trở thành hiện thực. Tức là, bạn sẽ mất một
lượng tài sản đáng kể nếu bạn chọn 35 đô, ngược lại, bạn sẽ giữ được chúng nếu
bạn lựa chọn phương án đầu tiên. Lý do là vì giá trị của vàng khi đó đã tăng còn
giá trị của tiền thì lại giảm bởi tác động của lạm phát.
Vàng là công cụ bảo hiểm rủi ro
Quan niệm cho rằng vàng giữ gìn giá trị của cải càng trở nên quan trọng hơn trong
môi trường kinh tế nơi mà các nhà đầu tư phải đối mặt với đồng đô giảm giá và
lạm phát tăng cao (do giá hàng hóa tăng cao). Trong lịch sử, vàng chính là công cụ
ngăn chặn cả hai viễn cảnh trên. Nếu lạm phát tăng, vàng thường tăng giá. Khi các
nhà đầu tư nhận ra rằng tiền của họ đang mất dần giá trị, họ sẽ bắt đầu chuyển sang
đầu tư vào các tài sản hữu hình luôn duy trì giá trị của mình. Những năm 1970
chính là một ví dụ điển hình của việc tăng giá của vàng trong lúc lạm phát gia tăng.
Vàng được lợi từ việc đồng đô la Mỹ giảm giá là do vàng được định giá bằng chính
đồng tiền này trên toàn cầu. Có hai lý do cho mối quan hệ này. Thứ nhất, những
nhà đầu tư đang xem xét mua vàng (ví dụ như ngân hàng trung ương) sẽ phải bán
đồng đô la của mình để thực hiện giao dịch này. Hành động này cuối cùng sẽ khiến
đồng đô la Mỹ mất dần giá trị của mình. Thứ hai, trên thực tế, đồng đô la suy yếu
khiến giá vàng rẻ hơn, kết quả là nhu cầu về vàng của các nhà đầu tư nắm giữ các
đồng tiền khác mà được đánh giá cao hơn tương đối so với đồng đô la Mỹ sẽ tăng
mạnh.
Vàng là một lựa chọn an toàn
Cho dù đó là những căng thẳng ở Trung Đông, châu Phi hay ở bất kỳ nơi nào khác,
thì rõ ràng rằng bất ổn chính trị và kinh tế là một thực tế xảy ra trong môi trường
kinh tế hiện đại của chúng ta. Vì vậy, các nhà đầu tư thường xem vàng như một lựa
chọn an toàn trong thời kỳ bất ổn chính trị và kinh tế. Tại sao? Lịch sử loài người
luôn xoay quanh sự sụp đổ của các đế quốc, các cuộc đảo chính, và sự sụt giá của
các đồng tiền. Trong những khoảng thời gian đó, nhà đầu tư nào giữ vàng thì đều
có thể bảo vệ được tài sản của họ, và trong một số trường hợp, họ thậm chí còn sử
dụng vàng để thoát khỏi chính tình trạng hỗn loạn đó. Bởi vậy, bất cứ khi nào có sự
kiện hay tin tức có liên quan đến bất ổn, các nhà đầu tư thường mua vàng như một
sự lựa chọn an toàn.
Vàng là một đầu tư có khả năng đa dạng hóa
Lý do cuối cùng mà các nhà đầu tư nên sở hữu vàng là vì nó có thể đa dạng hóa.
Bất kể bạn đang lo lắng về lạm phát, về đồng đô la Mỹ giảm giá, hoặc thậm chí
muốn bảo vệ tài sản của mình, hiển nhiên rằng từ trước đến nay vàng luôn một
khoản đầu tư có thể tăng tính đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn. Cuối cùng,
nếu bạn chỉ đơn giản là tập trung vào đa dạng hóa, thì vàng không hề tương quan
với cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản.
Như vậy, tổng kết lại chúng ta có thể thấy rằng vàng có giá trị hơn sắt về mọi mặt,
từ thuộc tính tự nhiên vốn có của hai kim loại, trữ lượng trên trái đất, cho đến
những ứng dụng trong thực tế cho nên vàng được xem là thước đo giá trị tiêu
chuẩn đáp ứng được tất cả các chức năng của tiền tệ… cho nên vàng đắt hơn sắt.