Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Ấn Độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------***------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Thương mại quốc tế
XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG ẤN ĐỘ: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Họ và tên sinh viên

: Hoàng Thị Thúy

Mã sinh viên

: 1211120107

Lớp

: Anh 7 – Khối 4

Khóa

: 51

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng

Hà Nội, tháng 05 năm 2016


i



MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ............................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1:

KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ

XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM ...............................................................4
1.1. Khái quát về ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam ....................................4
1.2. Các yếu tố sản xuất .............................................................................................5
1.2.1. Nguồn nguyên liệu gỗ ...................................................................................5
1.2.2. Nguồn lao động .............................................................................................7
1.2.3. Trang thiết bị, công nghệ ..............................................................................9
1.2.4. Vốn kinh doanh ...........................................................................................10
1.2.5. Ngành nghề phụ trợ ....................................................................................11
1.3. Các loại hình sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam ..........12
1.4. Chứng chỉ rừng ở Việt Nam và yêu cầu của thị trường thế giới ......................14
1.4.1. Sự cần thiết của chứng chỉ rừng .................................................................14
1.4.2. Nhiệm vụ của chứng chỉ quản lý rừng FSC ................................................15
1.4.3. Phạm vi áp dụng và lợi ích khi được cấp FSC ...........................................16
1.4.4. Tình hình thực hiện chứng chỉ rừng tại Việt Nam ......................................16
1.4.5. Các cơ quan cấp chứng chỉ rừng ................................................................17
1.5. Vai trò của ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ...........................................................................18
1.5.1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn 2010 –
2015 ......................................................................................................................18
1.5.2. Vai trò của ngành chế biến, xuất khẩu đồ gỗ đối với nền kinh tế - xã hội

của Việt Nam .........................................................................................................22
CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ ...............................................................................26
2.1. Tổng quan về thị trường đồ gỗ Ấn Độ .............................................................26
2.1.1. Quy mô thị trường Ấn Độ ...........................................................................26


ii
2.1.2. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ của Ấn Độ ............................................................29
2.1.3. Hệ thống phân phối đồ gỗ trên thị trường Ấn Độ.......................................31
2.1.4. Xu hướng tiêu dùng và các nguyên tắc phát triển thị trường đồ gỗ ở Ấn Độ
...............................................................................................................................33
2.1.5. Những quy định pháp luật của thị trường Ấn Độ đối với đồ gỗ nhập khẩu
...............................................................................................................................35
2.2. Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ giai đoạn
2010 – 2015 ...............................................................................................................38
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu ..................................................................................38
2.2.2. Cơ cấu mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu chủ yếu .................................................41
2.2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm ............................................................44
2.2.4. Một số đối thủ cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam trên thị trường Ấn Độ ......50
2.2.5. Một số đánh giá về thực trạng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường
Ấn Độ giai đoạn 2010 – 2015 ...............................................................................54
CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG

XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ ...................................61

3.1. Những cơ hội và thách thức của ngành gỗ Việt Nam trong 5 năm tới.............61
3.1.1. Cơ hội ..........................................................................................................62
3.1.2. Thách thức...................................................................................................65
3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Ấn
Độ ..............................................................................................................................68
3.2.1. Một số giải pháp đối với Nhà nước ............................................................68
3.2.2. Một số giải pháp đối với doanh nghiệp ......................................................74
KẾT LUẬN ..............................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................84


iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU:
Bảng 1.1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam giai đoạn ................19
Bảng 1.2. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam phân theo thị trường ................21
Bảng 2.1. Kim ngạch nhập khẩu gỗ khúc và các sản phẩm gỗ của Ấn Độ theo mặt
hàng ...........................................................................................................................30
Bảng 2.2. Kim ngạch nhập khẩu gỗ khúc và các sản phẩm gỗ của Ấn Độ theo quốc
gia ..............................................................................................................................31
Bảng 2.3. 10 nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Ấn Độ
trong 7 tháng đầu năm 2015 ......................................................................................39
Bảng 2.4. Cơ cấu các mặt hàng đồ gỗ nội thất mã HS 9403 của Việt Nam xuất khẩu
sang Ấn Độ năm 2015 ...............................................................................................42
Bảng 2.5. Chín mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch cao nhất trong nhóm HS 44 của
Việt Nam sang Ấn Độ Quý II năm 2015 ..................................................................43
Bảng 2.6. 10 nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất tại thị trường Ấn Độ năm
2014 ...........................................................................................................................50
Bảng 2.7. 200 công ty sản xuất đồ gỗ hàng đầu trên thế giới: số lượng công ty và

nhà máy sản xuất .......................................................................................................52
DANH MỤC HÌNH VẼ:
Hình 1.1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt
Nam giai đoạn 2010 – 2015 ......................................................................................19
Hình 2.1. Tăng trưởng về nhập khẩu gỗ khúc và các loại gỗ khác của Ấn Độ năm
2007 – 2013 ...............................................................................................................29


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
AITIG

Tên Tiếng Anh

Tên Tiếng Việt

ASEAN India Trade in Goods Hiệp định Thương mại hàng
Agreement

hóa ASEAN – Ấn Độ

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á


EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ASEAN

FLEGT

Forest Law Enforcement,
Government and Trade

Tăng cường thực thi luật lâm
nghiệp, quản trị rừng và buôn
bán gỗ

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do


GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

Trans – Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác xuyên Thái

Agreement

Bình Dương

TPP
XNK

Xuất nhập khẩu
Cục Xúc tiến Thương mại Việt

VIETRADE

Nam
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt

VIFORES

Nam

WB


World Bank

Ngân hàng Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa, tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam vốn là một quốc gia có nhiều làng nghề truyền thống được hình
thành và phát triển từ lâu năm như: dệt vải, làm gốm sứ, đúc đồng, dệt chiếu, dệt thổ
cẩm… Trong đó, không thể không nhắc đến nghề làm đồ gỗ thủ công đã gắn bó với
cuộc sống của bao thế hệ người dân Việt Nam. Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh
tế mở cửa của đất nước, ngành nghề truyền thống này đã phát triển thành ngành
công nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ. Đặc biệt, trong vòng 10 năm trở lại đây, gỗ
và sản phẩm gỗ luôn đứng trong Top 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam (ngoài ra là dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản), đem lại giá trị ngoại tệ rất
lớn cho nền kinh tế đất nước. Cho đến năm 2015, Việt Nam đã được công nhận là
quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 4 trên thế giới, thứ 2 ở Châu Á và đứng đầu khu
vực Đông Nam Á.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của đồ gỗ Việt Nam là hơn 120 quốc gia trên
thế giới, trong đó có một số nước chủ lực như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và nhiều thị
trường tiềm năng mới như Ấn Độ, Hàn Quốc… Đặc biệt, Ấn Độ là một đất nước có

diện tích tương đối lớn, dân số đông và nền kinh tế ngày càng phát triển vững mạnh,
trong những năm gần đây đã và đang vươn lên trở thành thị trường tiềm năng nhập
khẩu lượng lớn gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam. Số lượng doanh nghiệp gỗ Việt
Nam hợp tác kinh doanh trên thị trường Ấn Độ ngày càng nhiều, đem lại tổng giá trị
kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường này ngày càng tăng cao
qua mỗi năm. Nhận thức được tình hình này, người viết đã quyết định nghiên cứu
đề tài khóa luận “Xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Ấn Độ: thực trạng
và giải pháp”, nhằm phân tích thực trạng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt
Nam sang Ấn Độ trong những năm gần đây, qua đó chỉ ra những thuận lợi và hạn
chế của các doanh nghiệp nước ta khi sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này sang thị
trường Ấn Độ, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp cho Nhà nước và các doanh
nghiệp nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của nước ta.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Làm rõ những đặc điểm thị trường, nhu cầu, thị hiếu của người dân và các
quy định pháp luật của Ấn Độ về việc xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đồng thời


2
đánh giá thực trạng, phân tích các thuận lợi cũng như khó khăn của hoạt động xuất
khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong giai đoạn 2010 – 2015. Trên cơ
sở đó, khóa luận đưa ra một số giải pháp phù hợp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
mặt hàng này của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong tương lai dài hạn và ngắn
hạn.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính:
- Thu thập các dữ liệu sơ cấp có sẵn, tiến hành lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu
đồ để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp suy diễn để lập luận và giải thích các đặc điểm của
sản phẩm gỗ hoặc thị trường nhập khẩu gỗ, nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
Ngoài ra, để nghiên cứu đề tài này, người viết còn tham khảo các bài báo

cáo, phân tích của các chuyên gia kinh tế, các nhà Quản trị các công ty đang sản
xuất và xuất khẩu đồ gỗ sang Ấn Độ, và tìm kiếm số liệu từ các Niên giám thống
kê, các tạp chí chuyên ngành đồ gỗ, sách báo, mạng Internet…
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngành sản xuất
và chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng, phân tích các điểm
thuận lợi và khó khăn của hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trên phạm vi khắp
các khu vực của thị trường Ấn Độ (Bắc Ấn Độ, Mumbai, Nam Ấn Độ…).
- Về mặt thời gian: Đề tài được nghiên cứu dựa trên tình hình xuất khẩu
nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp sản xuất gỗ Việt Nam sang thị
trường Ấn Độ trong 10 năm liên tiếp trở lại đây, đặc biệt là giai đoạn 6 năm gần đây
nhất (2010 – 2015). Qua đó cũng có đề xuất một số giải pháp đối với cả Nhà nước
và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đồ gỗ trong thời gian 5 năm
tới.
5.

Kết cấu của đề tài: Ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu

tham khảo, danh mục bảng biểu, khóa luận này được chia thành 3 chương:


3
Chương 1: Khái quát về ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ của
Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của
Việt Nam sang Ấn Độ
Người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng,

người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa
luận; xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã dành thời gian đọc và đánh giá
khóa luận này. Đồng thời cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả người thân,
bạn bè đã ủng hộ, quan tâm và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do hạn chế về nguồn tài liệu tham khảo
cũng như thời gian nghiên cứu nên khóa luận này sẽ khó có thể tránh khỏi những
thiếu sót về mặt nội dung và hình thức. Người viết rất kính mong nhận được sự góp
ý, đánh giá quý báu của các thầy cô và các độc giả để khóa luận được hoàn thiện
hơn nữa.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Thúy


4

CHƯƠNG 1:

KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM
1.1.

Khái quát về ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ và các mặt hàng thủ công mỹ

nghệ khác của Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời, từ thời nhà Lý vào thế kỷ
XI. Trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm, biến động, thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt
Nam mới bắt đầu có tiềm năng phát triển từ năm 2000 trở đi, trên một số thị trường
chính như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Nga và nhiều nước ASEAN. Đặc biệt, từ sau sự

kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới
WTO (năm 2007), ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam mới ngày càng thu
hút sự quan tâm nhiều hơn từ các nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó các nhà đầu
tư trong nước cũng đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất lớn hơn.
Trong 10 năm liên tiếp trở lại đây, ngành công nghiệp chế biến gỗ với các
chủng loại đồ gỗ phong phú đã trở thành một trong 5 ngành hàng xuất khẩu chủ lực
của nước ta. Các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang chú trọng mở rộng quy mô sản
xuất, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh với các
nước đối thủ trong khu vực. Theo “Bản tin ngành hàng Gỗ và sản phẩm gỗ - Tháng
7/2015” của Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE), Việt Nam hiện đang có hơn
3.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, 340 làng nghề truyền thống và số lượng lớn các hộ
gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ chưa được thống kê. Theo số liệu thống kê của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô
đa phần là nhỏ. Theo nguồn gốc vốn thì 5% số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà
nước, 95% còn lại thuộc khu vực tư nhân, trong đó có 16% có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI).
Sản phẩm gỗ của Việt Nam được đánh giá là có kiểu dáng vừa mang nét
sáng tạo lại vừa đậm nét truyền thống, giá cả không cao quá, có độ tín nhiệm cao
với khách hàng nước ngoài. Do đó, đây là một mặt hàng có thị trường xuất khẩu
khá đa dạng, nó không bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nhất định, và
đang ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình tại hơn 120 thị trường trên thế giới.
Trong đó, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ là những thị trường dẫn đầu mức tiêu thụ sản
phẩm gỗ Việt Nam, chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam.


5
1.2.

Các yếu tố sản xuất
Ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu là một ngành kinh tế mũi nhọn của


Việt Nam, đã và đang có xu hướng phát triển bền vững, mang lại giá trị kim ngạch
lớn cho nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, kiểu dáng sản
phẩm luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực, Nhà
nước và các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam cần phải đặc biệt quan tâm đến 5
yếu tố sản xuất chính sau.
1.2.1. Nguồn nguyên liệu gỗ
Nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến gỗ Việt Nam chủ yếu từ hai nguồn
cơ bản: Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước (gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng) và nguồn
gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến
gỗ phát triển nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu ngày càng cao.
1.2.1.1.

Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước

Nguồn nguyên liệu gỗ trong nước chủ yếu hình thành từ hai nguồn cơ bản là:
gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn), trước năm 2000, sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên của Việt
Nam đạt trung bình 1,8 triệu m3 gỗ tròn/năm, chiếm khoảng 70% tổng lượng nhu
cầu gỗ cho chế biến. Nhưng trải qua các năm, nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên bị hao
hụt dần. Cho đến năm 2014, gỗ rừng tự nhiên của cả nước chỉ đủ cung cấp 10% nhu
cầu về nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu; diện tích rừng tự nhiên của cả nước chỉ
còn khoảng 13 triệu héc-ta (ha), trong đó có đến 80% là diện tích rừng nghèo. Trữ
lượng gỗ rừng tự nhiên khoảng 220 triệu m3/ha, nhưng đa số là những cây gỗ nhỏ,
chất lượng kém, không đủ tiêu chuẩn để phục vụ ngành chế biến xuất khẩu. Đặc
biệt, kể từ năm 2014, Chính phủ nước ta quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, nên
nguồn nguyên liệu nội địa chỉ còn trông chờ vào gỗ rừng trồng (“Bản tin ngành
hàng Gỗ và sản phẩm gỗ - Tháng 7/2015”, www.vietrade.gov.vn).
Nguyên liệu gỗ rừng trồng hiện nay đạt khoảng 3,2 triệu ha, với trữ lượng gỗ

đạt khoảng 60 triệu m3. Sản lượng gỗ rừng trồng được khai thác đạt trên 5 triệu
m3/năm, tuy nhiên lượng gỗ này chủ yếu là keo và bạch đàn (loại gỗ khai thác ở độ
tuổi từ 6 – 10 năm, đường kính nhỏ, chất lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu chế biến


6
xuất khẩu). Tính đến tháng 07/2015, trên địa bàn cả nước mới có khoảng 20.000 ha
rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC (Chứng chỉ quản lý rừng), thì trong đó đã có
9.900 ha vùng nguyên liệu để phục vụ nhà máy giấy của Nhật Bản tại Quy Nhơn.
Ngoài ra, để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ còn có 2 nguồn
nguyên liệu nội địa ngoài gỗ là tre nứa và song mây. Hiện tại nước ta có khoảng 1,4
triệu ha tre, trong đó khoảng 6% diện tích rừng trồng, còn lại là rừng tự nhiên. Cả
nước có 37 tỉnh có rừng tre tập trung nhưng chỉ có 23 tỉnh có diện tích tre từ 10.000
ha trở lên; ngoài ra còn có khoảng 30.000 ha mây phân bố ở 28 tỉnh và hầu hết là
mây tự nhiên, diện tích mây trồng rất ít. Tre nứa, song mây thường được sử dụng
kết hợp với nguyên liệu gỗ thuần túy để chế biến ra sản phẩm đồ gỗ nội thất trong
nhà, nhằm tiết kiệm nguyên liệu, chi phí sản xuất và tăng tính mới lạ.
1.2.1.2. Nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu
Vì lý do nguồn tài nguyên gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng trong nước ngày
càng suy kiệt qua các năm, nên nguyên liệu dùng để chế biến gỗ Việt Nam chủ yếu
đều được nhập khẩu từ nước ngoài. Hơn nữa, nếu xét về loại gỗ thì gỗ nguyên liệu
nhập khẩu thường có giá trị cao hơn, chất lượng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu chế
biến gỗ xuất khẩu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành đồ gỗ
trong nước đang phải nhập khẩu tới 4 triệu m3 gỗ mỗi năm, chiếm đến 80% tổng
nguyên liệu sử dụng của toàn ngành cho xuất khẩu (năm 2014). Trong những năm
gần đây, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam bằng 30% kim ngạch
xuất khẩu sản phẩm gỗ. Giá trị kim ngạch nhập khẩu gỗ tăng từ 151 triệu USD năm
2000 lên 1.300 tỷ USD năm 2011, nhưng trong hai năm 2012 và 2013 giá trị nhập
khẩu gỗ đã có xu hướng giảm. Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu gỗ chỉ bằng 90%
so với năm 2011.

Về thị trường, nguyên liệu gỗ của Việt Nam hiện nay được nhập khẩu chủ
yếu từ 2 nguồn chính là: từ các nước phát triển như New Zealand, Canada, Mỹ,
Australia, Thụy Điển… (có chứng chỉ rừng FSC), hoặc từ các nước đang phát triển
như Malaysia, Lào, Campuchia, Indonesia. Thị phần gỗ của các nước nhập khẩu
vào Việt Nam thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, kể từ năm 2005 đến nay, các nước
Lào, Malaysia và Indonesia – vốn là bạn hàng cung cấp đến 70% số gỗ nguyên liệu
cho Việt Nam, đã ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ thô, nên ta buộc phải nhập khẩu gỗ đã


7
qua sơ chế, có giá thành đắt đỏ. Mặt khác, các quốc gia phát triển như Mỹ, New
Zealand, Australia… lại có khoảng cách địa lý rất xa Việt Nam nên chi phí vận
chuyển cao, làm cho giá thành nguyên liệu bị tăng cao. Giá nhiều loại gỗ đã tăng
bình quân từ 5 – 7%, đặc biệt gỗ cứng đã tăng từ 30 – 40%, làm cho nhiều doanh
nghiệp nước ta rơi vào tình trạng khó khăn. Mặc dù vậy nhưng các doanh nghiệp
Việt Nam vẫn buộc phải chấp nhận nhập khẩu lượng lớn nguyên liệu gỗ từ nước
ngoài để cung cấp đủ nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ.
Mặt khác, nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu đang có nguy cơ bị thu hẹp và
hạn chế do chính sách bảo vệ rừng của các nước xuất khẩu, do xu hướng tăng tỉ lệ
chế biến trong sản phẩm xuất khẩu của thế giới, và yêu cầu bảo vệ môi trường rừng.
Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu khiến cho sản lượng và giá
thành đồ gỗ Việt Nam không ổn định, các doanh nghiệp khó chủ động về nguồn
nguyên liệu sản xuất. Đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản khiến cho kim
ngạch xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam có tăng nhưng lợi nhuận và
giá trị gia tăng vẫn thấp. Để phát triển một ngành công nghiệp chế biến và xuất
khẩu đồ gỗ bền vững lâu dài, Nhà nước ta đã và đang đề ra những biện pháp hiệu
quả nhằm mở rộng nguồn nguyên liệu nội địa, hạn chế phụ thuộc vào nguyên liệu
nước ngoài, nỗ lực đạt mục tiêu trồng rừng để có thể cung cấp 50% nguyên liệu cho
nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu vào năm 2020.
1.2.2. Nguồn lao động

Đối với ngành gỗ hay bất cứ ngành công nghiệp chế biến nào thì lực lượng
lao động cũng luôn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định năng
suất và hiệu quả sản xuất của ngành đó. Do bản chất công việc chế biến nặng nề nên
ngành công nghiệp sản xuất gỗ cần một nguồn nhân lực dồi dào, và mặt khác cũng
tạo ra công ăn việc làm cho lượng lớn người lao động. Theo “Bản tin ngành gỗ và
sản phẩm gỗ” (www.vietrade.gov.vn), hiện nay, các doanh nghiệp chế biến gỗ và
lâm sản Việt Nam đang sử dụng từ 250.000 – 300.000 người lao động mỗi năm.
Tuy nhiên, theo tính chất đặc trưng của ngành nghề, lượng lao động phân bổ không
đồng đều, 70% tập trung chủ yếu ở Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ, TP.
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định, Đà Nẵng, còn 30% lao động tập
trung ở Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Ninh và Đồng bằng Sông Hồng. Có thể


8
nói, chế biến gỗ là ngành công nghiệp giải quyết được công ăn việc làm cho một
lượng lao động đáng kể, đặc biệt là các lao động thủ công, ở các khu vực nông thôn
khó khăn, thu nhập thấp.
Lao động trong ngành gỗ Việt Nam chủ yếu bao gồm 3 nhóm: lao động quản
lý, lao động kỹ thuật và lao động sản xuất trực tiếp. Theo số liệu thống kê năm
2014, ở Việt Nam chỉ có 10% số lao động có trình độ đại học trở lên (lao động quản
lý), 40 – 50% lao động thường xuyên được đào tạo (lao động kỹ thuật), còn lại 35 –
40% là lao động giản đơn theo mùa vụ (lao động sản xuất trực tiếp).
Lao động quản lý thường là các nhà quản trị cao cấp, hầu hết đã tốt nghiệp
đại học, cao đẳng, nhiều người đã từng trải qua quá trình hoạt động lâu năm với
nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp Nhà nước và
ngoài quốc doanh, do một phần hạn chế của cơ chế quản lý Nhà nước, nên bộ phận
lao động này vẫn chưa phát huy được toàn bộ năng lực của mình. Ngoài ra, nhóm
lao động này cũng bao gồm một bộ phận các nghệ nhân lão luyện từ các làng nghề
truyền thống, đã có tích lũy tri thức và kinh nghiệm cao trong sản xuất đồ gỗ.
Lao động kỹ thuật của các doanh nghiệp hiện nay rất hiếm, đặc biệt là đội

ngũ thiết kế sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu sản xuất hàng
gia công, thường phải làm theo mẫu mã có sẵn trên thị trường, không quan trọng
khâu thiết kế kiểu dáng, nên trong các doanh nghiệp tuy vẫn có đội ngũ thiết kế
được đào tạo nhưng chưa chuyên nghiệp như các nước phát triển. Lượng cán bộ kỹ
thuật được đào tạo bài bản ở mỗi doanh nghiệp còn ít. Hiện tại, ở Việt Nam mới có
ba trường đào tạo kỹ sư chế biến gỗ ở Xuân Mai, Tây Nguyên và Thủ Đức, trong đó
chỉ có mỗi kỹ sư ở Thủ Đức được đào tạo bài bản và thường xuyên được tiếp cận thị
trường thực tế, còn lại chủ yếu chỉ học lý thuyết mà không được thực hành.
Lực lượng lao động sản xuất trực tiếp đa phần là lực lượng lao động trẻ,
được tuyển dụng theo nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp chế biến gỗ. Các
doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam có được nhiều lợi thế khi tuyển dụng trực
tiếp nhân công, vì nguồn lao động phổ thông lúc nào cũng dồi dào, đổ về từ các
vùng nông thôn, giá lao động tương đối thấp. Hầu hết họ đều là những người không
có trình độ đại học, cao đẳng, hoặc một lượng lớn thợ thủ công giỏi, có tay nghề cao


9
đến từ các khu vực làng nghề truyền thống. Hiện nay, trình độ lao động sản xuất
trực tiếp của Việt Nam đang được xếp thứ hạng cao trong khu vực ASEAN.
Theo Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam, năng suất lao động trong ngành
chế biến gỗ của Việt Nam còn thấp: bằng 50% năng suất lao động của Philipines,
40% của Trung Quốc, và chỉ bằng 20% của Liên minh Châu Âu (EU). Tuy vậy, lực
lượng lao động trong ngành chế biến gỗ cũng đang được cải thiện dần theo thời
gian, thông qua các chương trình dạy nghề của Chính phủ và doanh nghiệp. Trên
thực tế, trình độ của nguồn nhân lực vẫn đang là một vấn đề lớn đối với ngành chế
biến gỗ, ở cả góc độ lao động phổ thông lẫn lao động kỹ thuật, đáng được quan tâm
bởi các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Nhà nước và doanh nghiệp.
1.2.3. Trang thiết bị, công nghệ
Trang thiết bị, máy móc công nghệ lạc hậu hay hiện đại cũng có tầm ảnh
hưởng quan trọng đến năng suất lao động và khối lượng sản phẩm của ngành chế

biến gỗ. Về công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang phân thành 4
nhóm (Theo VIFORES – Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam):
- Nhóm các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp lớn và vừa chuyên sản
xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu: sử dụng công nghệ hiện đại với các thiết bị nhập khẩu
chủ yếu ở EU, Đài Loan…
- Nhóm các doanh nghiệp sản xuất ván nhân tạo (ván ép MDF, ván thanh,
ván dán…): sử dụng công nghệ chế biến của Châu Âu, với quy mô công suất từ
60.000 m3 đến 300.000 m3 sản phẩm/ năm.
- Nhóm các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ tiêu thụ nội địa: sử dụng chủ yếu
công nghệ của Đài Loan và Trung Quốc với quy mô công suất nhỏ, từ 1000 m3 đến
10.000 m3 sản phẩm/ năm.
- Nhóm các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ mỹ nghệ: chủ yếu được sản xuất
theo hình thức thủ công với các công cụ truyền thống như xẻ tay, đục, chạm khắc
bằng tay…
Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp chế biến gỗ đã có nỗ lực cải tiến
trang thiết bị, công nghệ sử dụng trong sản xuất. Nhiều máy móc, công nghệ mới,
hiện đại cũng bắt đầu được phát triển ở Việt Nam như: công nghệ xử lý biến tính
gỗ; tạo các vật liệu composite gỗ (khắc phục các nhược điểm của gỗ rừng trồng và


10
nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ); công nghệ xẻ, sấy gỗ nguyên liệu rừng trồng; công
nghệ tạo ra các sản phẩm ván nhân tạo (ván dăm, ván ghép thanh, ván dán…). Các
máy móc, thiết bị cũng được cải tiến từng ngày để phù hợp hơn với đặc trưng các
nguyên liệu sử dụng. Nhờ đó, tỷ lệ sử dụng gỗ rừng trồng đang tăng cao hơn, một số
cơ sở chế biến ván nhân tạo được hình thành. Tuy vậy, vì lý do vốn kinh doanh hạn
hẹp nên các doanh nghiệp chế biến gỗ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong
quá trình đổi mới công nghệ, trang thiết bị, phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.
1.2.4. Vốn kinh doanh
Tình hình nguồn vốn tài chính, vốn kinh doanh vẫn luôn là một trong những

yếu tố tiên quyết để quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của các doanh nghiệp
sản xuất và xuất khẩu gỗ. Tham gia vào ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất
khẩu có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, nhưng phần lớn là doanh
nghiệp tư nhân có quy mô vừa và nhỏ, vốn kinh doanh còn nhỏ lẻ và ít hệ thống.
Theo nhận định của ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến
gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA): “Tính đến hết năm 2015, tại Việt Nam vẫn có tới
93% doanh nghiệp gỗ có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, 5,5% là doanh nghiệp vừa, còn
lại là doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ áp đảo của những doanh nghiệp vừa và nhỏ (vừa thiếu
vừa yếu về nguồn vốn và tiếp cận thị trường) chính là điểm yếu nhất của ngành gỗ
Việt Nam hiện nay”.
Quy mô vốn của doanh nghiệp có tính quyết định đối với năng lực sản xuất
và việc giảm chi phí sản xuất. Quy mô của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến
đồ gỗ thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 500 công nhân), sản xuất theo
phương thức kết hợp giữa cơ khí và thủ công, năng lực chế biến chỉ được khoảng
vài chục container 40 feet mỗi tháng. Ngoài ra, cũng có một số ít các doanh nghiệp
có quy mô ngày càng lớn, với năng lực sản xuất đạt gần 200 container 40 feet mỗi
tháng, thường xuyên thực hiện các hợp đồng xuất khẩu lớn sang các nước phát triển
(Mỹ, Nhật Bản, EU…). Trong khi đó, Trung Quốc – một trong những đối thủ cạnh
tranh của Việt Nam – lại có rất nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ với quy mô sản xuất
lớn hàng loạt, có nhiều nhà máy công suất lớn, có khả năng chi trả chi phí lớn để tạo
ra một khối lượng lớn sản phẩm gỗ mỗi năm, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm
và thu lại được lợi nhuận tương đối lớn. Do đó, quy mô sản xuất nhỏ bé có ảnh


11
hưởng tới năng lực xuất khẩu thấp, dẫn đến lợi nhuận thu về từ hoạt động xuất khẩu
thấp, đồng thời có thể tác động làm tăng giá thành sản phẩm, do khối lượng hàng ít
mà phải chịu cước phí vận tải và trung chuyển cao.
Việc huy động vốn để đầu tư chiều sâu và mở rộng quy mô đối với các
doanh nghiệp chế biến gỗ còn gặp nhiều khó khăn bởi tỷ trọng cho vay dài hạn và

trung hạn của các ngân hàng Việt Nam là rất thấp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân
lại càng khó tiếp cận với nguồn vốn này hơn. Mặc dù vẫn nhận được hỗ trợ từ Nhà
nước, nhưng các doanh nghiệp gỗ luôn trong tình trạng thiếu vốn, nhất là vốn đầu tư
dài hạn. Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng là một phần quan trọng trong tổng vốn
đầu tư vào ngành này, đặc biệt trong tình trạng khan hiếm nguồn lực tài chính như
hiện nay. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ nước ta trong thời gian qua đã
thực sự có tác động tích cực trong các chiến lược đầu tư phát triển bền vững ngành
gỗ xuất khẩu Việt Nam. Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn khi bị
hoàn thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) chậm, ảnh hưởng tới nguồn vốn lưu động, làm
tăng thêm chi phí, cuối cùng giá thành sản phẩm cao không cạnh tranh được. Nói
chung, vốn đầu tư cho ngành đồ gỗ Việt Nam từ cả các nguồn trong nước và nước
ngoài là một yếu tố quyết định sự phát triển ngành, đã và đang có xu hướng tăng
nhờ sự nhận thức đúng đắn về lợi thế của ngành này trong nền kinh tế đất nước.
1.2.5. Ngành nghề phụ trợ
Ngành chế biến gỗ Việt Nam cũng như các ngành khác luôn có xu hướng
liên kết, hợp tác với một số ngành nghề phụ trợ khác để hỗ trợ thêm nguyên liệu
cho hoạt động sản xuất đồ gỗ. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất
đồ gỗ đang ngày càng chật vật vì thiếu nguyên liệu, phải phụ thuộc vào nguồn gỗ
nhập khẩu với giá thành đắt đỏ, thì mặt khác, ngành cao su lại loay hoay tìm lối đi
khi giá bán liên tục sụt giảm, cung vượt quá cầu. Vì thế, việc hợp tác “bắt tay” giữa
hai ngành nghề này chính là bước chuyển mới, thúc đẩy sự phát triển của cả hai
ngành. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trên thực tế, trong vài năm gần đây,
giá cao su liên tục sụt giảm mạnh, từ mức khoảng 5.000 USD/tấn năm 2011 xuống
mức hơn 1.400 USD/tấn năm 2015. Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, trong năm
2016, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam dự kiến sẽ thanh lý khoảng 30.000
ha cao su đã hết thời gian khai thác mủ để làm nguyên liệu chế biến gỗ, dự kiến lên


12
tới 8 – 9 triệu m3 gỗ khai thác được. Việc hợp lực giữa ngành cao su và ngành chế

biến gỗ đã phần nào giúp cho các doanh nghiệp sản xuất gỗ trong nước giảm bớt
lượng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, vừa tiết kiệm chi phí lại giải quyết một
phần khó khăn cho ngành chế biến cao su. Nếu hình thành được mạng lưới hợp tác
chặt chẽ giữa doanh nghiệp cao su và doanh nghiệp chế biến gỗ, thì không chỉ các
doanh nghiệp gỗ có được nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ,
mà các doanh nghiệp cao su cũng có nguồn thu để giảm bớt khó khăn, có lợi cho cả
đôi bên.
Ngành chế biến gỗ nước ta tuy đã có những bước phát triển mới, nhưng vẫn
mang tính chất đơn lẻ, chưa có sự kết hợp, đồng bộ với các ngành cơ khí, chế tạo
vật tư, hóa chất đi kèm với các sản phẩm đồ gỗ. Các vật tư, linh kiện phụ kết cấu
trong đồ gỗ chiếm từ 5-10% giá trị của sản phẩm, các vật tư này chất lượng không
đảm bảo, giá thành cao, làm chậm đi phần nào sự phát triển ngành chế biến và xuất
khẩu đồ gỗ. Ngoài ra, các ngành nghề khác phụ trợ cho ngành gỗ cũng gặp bế tắc,
vì Việt Nam chưa có bất kỳ nhà máy nào chế biến, sản xuất hóa chất tầm cỡ, đảm
bảo chất lượng và giá cả hợp lý. Nếu như ở Trung Quốc, giá hóa chất cấu thành nên
một sản phẩm gỗ chỉ chiếm 3%, thì ở Việt Nam lên đến tận 10-15% trên một sản
phẩm gỗ. Các doanh nghiệp gỗ cũng không đủ khả năng điều tiết và định hướng các
ngành nghề phụ trợ khác như: sản xuất vải, chế tạo vật tư, chế biến hóa chất…
Những điều này đã gây khó khăn cho ngành công nghiệp gỗ Việt Nam, đặc biệt
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
1.3.

Các loại hình sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
Từ việc sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào sản xuất trên (nguyên liệu gỗ,

trang thiết bị công nghệ, vốn kinh doanh, nguồn nhân lực…), ngành chế biến gỗ của
Việt Nam đã sản xuất ra một loạt các sản phẩm gỗ với nhiều chủng loại đa dạng
khác nhau. Trong đó, các sản phẩm đầu ra của ngành chế biến gỗ Việt Nam có ưu
thế cạnh tranh cao chủ yếu thuộc 4 chủng loại chính là: đồ gỗ ngoài trời; đồ gỗ nội
thất; đồ gỗ mỹ nghệ; và đồ thủ công mỹ nghệ từ mây, tre.

Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ gỗ ngoài trời bao gồm: các loại bàn ghế
gỗ ngoài trời, ghế xích đu, sàn gỗ ngoài trời, sàn hồ bơi, làm sân vườn, sân
thượng… được làm hoàn toàn từ thành phần chính là bột gỗ và bột nhựa (loại vật


13
liệu này rất đặc biệt so với các loại vật liệu khác). Nó có thể được sử dụng cho mọi
công trình nội thất và ngoại thất, nhất là đối với công trình ngoại thất thì chiếm ưu
thế rất cao. Với xu hướng phát triển theo phong cách hiện đại, ngày nay vật liệu sử
dụng cho các công trình ngoài trời vừa bền vừa đẹp, với nhiều mẫu mã, màu sắc để
phù hợp nhu cầu người tiêu dùng. Đồ gỗ ngoài trời có nhiều đặc điểm nổi bật như:
không bị mục nát, nứt vỡ, cong vênh; khả năng chống trơn trượt, chống xước cao;
không chất độc hại nên không ảnh hưởng tới sức khỏe con người; có thể chịu được
nắng mưa; không bị mối mọt… Nhờ những điểm ưu việt trên, các sản phẩm gỗ
ngoài trời đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường trong những năm gần đây.
Nhóm sản phẩm này chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Mỹ (nhất là bàn ghế
ngoài trời làm từ gỗ cứng).
Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ gỗ nội thất bao gồm: các loại bàn ghế,
giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn… dùng để trang trí trong văn phòng, nhà ở,
khu chung cư, được làm hoàn toàn từ gỗ nguyên chất hoặc kết hợp với vật liệu vải,
da… Đặc trưng nổi trội của đồ gỗ nội thất là sự bền theo thời gian và giá trị tăng lên
theo thời gian sử dụng, vì chủ yếu được làm từ các loại gỗ sồi, tần bì, xoan đào,
đinh hương… Đồ nội thất gỗ thường có nhiều màu sắc cho người tiêu dùng lựa
chọn (nâu, vàng nhạt, xám), chạm trổ họa tiết nghệ thuật, và được dùng trong nhiều
phong cách khác nhau, theo cả xu hướng hiện đại lẫn cổ điển. Nhóm hàng này chủ
yếu được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và EU (đồ gia dụng làm từ gỗ mềm).
Nhóm thứ ba: Nhóm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ chủ yếu làm từ gỗ rừng tự
nhiên bao gồm: bàn, ghế, tủ, đèn, các loại tượng, đồ trang sức, đồ dùng nhà bếp…
được áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm tinh tế của các nghệ nhân truyền
thống. Hiện cả nước có 342 làng gỗ mỹ nghệ, trong đó có rất nhiều làng nghề lớn

như Văn Hà (Vĩnh Phúc), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Đông Giao (Hải Dương), Đồng
Minh (Hải Phòng), La Xuyên (Nam Định), Kim Bồng (Quảng Nam)… Các sản
phẩm gỗ mỹ nghệ của Việt Nam không chỉ có thiết kế tinh xảo mà còn vô cùng
phong phú về mẫu mã, phục vụ cho mọi nhu cầu của cuộc sống, đã được đưa đến
hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn là Nhật Bản, Mỹ, Đài
Loan, Hồng Kông, EU.


14
Nhóm thứ tư: Các sản phẩm đồ mộc gia đình, công sở làm từ gỗ ván dăm (là
gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng mọc nhanh như keo, bạch
đàn, cao su…, có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng
loại) và một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây, tre.
1.4.

Chứng chỉ rừng ở Việt Nam và yêu cầu của thị trường thế giới
Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã và đang ngày càng được yêu thích

và đạt được sự tín nhiệm của khách hàng, do đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ của cả nước ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, không phải chỉ cần có chất
lượng tốt hay kiểu dáng sáng tạo là có thể dễ dàng xuất khẩu ra nước ngoài, mà nó
còn phụ thuộc vào các yêu cầu riêng của từng quốc gia. Hầu hết các doanh nghiệp
Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi xuất khẩu đồ gỗ sang các thị trường lớn: Hoa
Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản… vì họ đều bắt buộc phải sử dụng 70% nguyên liệu có
chứng chỉ rừng (FSC), 30% còn lại là gỗ có nguồn gốc đảm bảo. Điều đó đòi hỏi
Nhà nước Việt Nam cũng như các doanh nghiệp phải hiểu và nắm rõ các đặc điểm,
quy định về FSC để không gặp phải những trở ngại khi xuất khẩu đồ gỗ ra nước
ngoài cũng như nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nước phát triển.
1.4.1. Sự cần thiết của chứng chỉ rừng
Chứng chỉ quản lý rừng (FSC) được thiết lập bởi Hội đồng quản trị rừng

FSC (Forest Stewardship Council) được hiểu là:
- Là quá trình điều tra rừng và đất rừng nhằm xác minh rằng chúng đang
được quản lý theo các nguyên tắc và tiêu chí FSC.
- Được thiết kế nhằm đảm bảo việc khai thác gỗ được thực hiện phù hợp về
phương diện sinh thái và đem lại lợi ích kinh tế xã hội cho các cộng đồng địa phương.
- Là một chương trình tự nguyện tạo ra động lực thị trường thông qua việc
đem đến cho người tiêu dùng quyền “bầu chọn” cho công tác quản trị rừng tốt, khi
mua sản phẩm gỗ được nhận chứng chỉ.
Sự cần thiết của chứng chỉ rừng: Do những tác động trực tiếp của con người
như: khai thác lâm sản (hợp pháp hay bất hợp pháp), chuyển đổi đất lâm sàng trồng
trọt và chăn nuôi, xây dựng, đô thị hóa… nên rừng tự nhiên của cả thế giới đã và
đang bị giảm đi đáng kể. Theo ước tính của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên hợp quốc (FAO), hằng năm diện tích rừng tự nhiên trên toàn cầu mất đi


15
khoảng 9 triệu ha, cho đến năm 2011, diện tích rừng chỉ còn khoảng 11,3 triệu ha và
diện tích đất không có rừng là khoảng 8 triệu ha. Thực tế cho thấy nếu chỉ áp dụng
các biện pháp truyền thống (tăng cường luật pháp, tham gia các công ước…) thì
không thể bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên hiện còn của nhân loại, nhất là rừng
nhiệt đới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Do vậy mới hình thành nên
một trong những biện pháp quan trọng nhất hiện nay, được cả cộng đồng quốc tế
cũng như từng quốc gia đặc biệt quan tâm, là kết hợp các biện pháp truyền thống
nêu trên với việc thiết lập quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Theo Tổ chức
Gỗ nhiệt đới: “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý các khu rừng cố định
nhằm đạt một hoặc nhiều hơn các mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng
như đảm bảo sản xuất liên tục các sản phẩm và dịch vụ của rừng mà không làm
giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây
ra những tác động không mong muốn đối với môi trường và xã hội”. Như vậy, quản
lý rừng hợp lý phải đạt được sự bền vững trên cả ba phương diện: kinh tế, xã hội,

môi trường.
1.4.2. Nhiệm vụ của chứng chỉ quản lý rừng FSC
Nhiệm vụ chính của FSC là thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế giới một cách
hiệu quả về mặt môi trường, có lợi ích về mặt kinh tế và xã hội.
- Lợi ích về môi trường: Đảm bảo cho tất cả những đóng góp của mọi người
khi tham gia vào thương mại lâm sản sẽ giúp đỡ việc bảo tồn chứ không phải là hủy
diệt rừng, con người và cuộc sống, thông qua các hoạt động chủ yếu như: bảo tồn đa
dạng sinh học và các giá trị khác (nước, đất…), duy trì các chức năng sinh thái và
thể thống nhất của rừng, bảo vệ các loại động thực vật quý hiếm và môi trường sống
của chúng.
- Lợi ích về xã hội: Đảm bảo quyền con người được tôn trọng. Nhiệm vụ
chính của FSC là yêu cầu sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan khi xây
dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia hay khu vực. Điều này có nghĩa rằng tất cả các hoạt
động lâm nghiệp đều phải được sự đồng thuận của các nhóm dân tộc thiểu số hoặc
cộng đồng địa phương.
- Lợi ích về kinh tế: Nhiệm vụ của FSC là đảm bảo các chủ rừng phải cố
gắng sử dụng hiệu quả tối ưu và chế biến tại chỗ các sản phẩm đa dạng của rừng,


16
giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. FSC đã xây dựng 10 nguyên tắc
và tiêu chuẩn cho việc quản lý rừng bền vững, phù hợp với tất cả các loại rừng (ôn
đới, nhiệt đới, rừng tự nhiên và rừng trồng). Từ những nguyên tắc đó, các quốc gia,
khu vực tham gia vào tiến trình quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng sẽ xây
dựng các bộ tiêu chuẩn quốc gia riêng để phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.
Các bộ tiêu chuẩn này cần phải được phê chuẩn bởi FSC trước khi được sử dụng để
đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia hay khu vực đó.
1.4.3. Phạm vi áp dụng và lợi ích khi được cấp FSC
Phạm vi áp dụng FSC: Chứng chỉ rừng được áp dụng cho tất cả các đơn vị
quản lý rừng với quy mô lớn nhỏ, bất kể là sở hữu nhà nước hay tư nhân, hoàn toàn

là trên tinh thần tự nguyện của các chủ rừng. Tuy nhiên, việc đánh giá và cấp chứng
chỉ rừng chỉ được áp dụng cho các đơn vị đang quản lý rừng sản xuất và đang hoạt
động quản lý kinh doanh.
Lợi ích khi được cấp FSC: Chứng chỉ rừng được thiết kế nhằm giảm bớt các
chi phí và tăng cơ hội cho các chủ rừng tham gia vào chứng chỉ FSC thông qua việc
đóng góp chi phí chứng chỉ giữa các chủ rừng. Các lợi ích khi một đơn vị lâm
nghiệp được cấp chứng chỉ rừng là:
- Gỗ được cấp nhãn FSC sẽ bán được giá cao hơn so với cùng loại không
được cấp nhãn (thường cao hơn khoảng 30%).
- Có điều kiện tiếp cận với thị trường mới.
- Các đánh giá định kỳ của cơ quan cấp chứng chỉ sẽ giúp tìm ra những
điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.4. Tình hình thực hiện chứng chỉ rừng tại Việt Nam
Hiện nay có khoảng 27 triệu ha rừng (bao gồm hơn 200 khu rừng thuộc 32
quốc gia) trên thế giới đã được cấp chứng chỉ của FSC và trên 600 chứng chỉ nhãn
sinh thái đã được cấp cho các nhà sản xuất lâm sản.
Tại Việt Nam, từ năm 1998, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) đã
phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Phát triển Lâm
nghiệp, Cục Kiểm lâm và một số cơ quan khác trong ngành lâm nghiệp để tổ chức
các hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững. Từ đó đến nay, WWF Đông Dương
là tổ chức giúp đỡ chủ yếu về tài chính và kỹ thuật cho Tổ công tác quốc gia Việt


17
Nam trong việc xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững dựa theo
các nguyên tắc và tiêu chuẩn của FSC. Đến nay, Tổ công tác quốc gia Việt Nam đã
hoàn thành dự thảo (lần thứ 6) bộ tiêu chuẩn quốc gia, bao gồm 10 tiêu chuẩn, 46
tiêu chí và 113 chỉ số cụ thể. Tuy nhiên, FSC cũng chỉ rõ là tất cả các bộ tiêu chuẩn
quốc gia, kể cả khi đã được FSC công nhận và áp dụng, vẫn cần được xem xét sửa
đổi và bổ sung thường xuyên cho phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế

xã hội và trạng thái rừng.
WWF cũng tích cực phối hợp với Tổ công tác quốc gia Việt Nam và các nhà
tài trợ khác tiến hành xây dựng các mô hình thí điểm về quản lý rừng bền vững tiến
tới đánh giá cấp chứng chỉ rừng cho một số địa phương như:
- Tỉnh Đắc Lắc: Năm 1999, mời chuyên gia đánh giá của FSC tiến hành tiền
khảo sát, đánh giá tại 6 lâm trường, và đưa ra một số khuyến nghị hữu ích cho toàn
tỉnh nhằm thực hiện và đáp ứng được các tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững.
- Tỉnh Kon Tum: WWF thực hiện dự án về bảo tồn đa dạng sinh học và
quản lý rừng bền vững tại huyện Kon Plong.
- Tỉnh Gia Lai: Cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây
dựng mô hình về quản lý rừng bền vững tại một số lâm trường, tiến hành đánh giá
thử nghiệm bộ tiêu chuẩn quốc gia tại 2 lâm trường Sơ Pai và Hà Nừng.
- Tỉnh Nghệ An: Cùng với Tổ công tác quốc gia tiến hành nhiều chuyến
khảo sát, đánh giá bộ tiêu chuẩn quốc gia tại một số lâm trường.
- Tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam: WWF xây dựng và tìm kiếm nguồn
tài trợ kinh phí cho một số dự án nghiên cứu đánh giá về khai thác gỗ bất hợp pháp,
xây dựng các mô hình về rừng quản lý bởi cộng đồng tại một số vùng trọng điểm.
1.4.5. Các cơ quan cấp chứng chỉ rừng
Cơ quan cấp chứng chỉ rừng là một tổ chức thứ ba, độc lập, có đủ tư cách và
có trình độ nghiệp vụ được đông đảo các tổ chức môi trường, kinh tế, xã hội công
nhận, được cả người sản xuất và người tiêu dùng tín nhiệm.
Hiện nay, các tổ chức cấp chứng chỉ chính trên phạm vi toàn cầu là:
- Tổ chức cấp chứng chỉ rừng Liên Châu Âu (PEFC).
- Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC).


18
- Tổ chức cấp chứng chỉ rừng quốc gia Malaysia và Kerhout (hoạt động chủ
yếu trong khu vực nhiệt đới).
- Hệ thống quản lý môi trường ISO 140001.

- Sáng kiến bền vững rừng Mỹ (ASFI).
Tại Châu Á – Thái Bình Dương, công ty SmartWood/ Rainforest Alliance
() và SGS Forestry (qualifor) đã thực
hiện phần lớn việc đánh giá và cấp chứng chỉ rừng FSC. Đây cũng chính là các tổ
chức đảm nhiệm việc cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam.
1.5.

Vai trò của ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

1.5.1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn
2010 – 2015
Trong 10 năm trở lại đây, ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam đạt được nhiều
thành quả to lớn, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Gỗ và các sản phẩm gỗ luôn là một trong 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam. Đến năm 2015, Việt Nam đã được công nhận là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn
nhất Đông Nam Á, lớn thứ 4 trên thế giới (sau Trung Quốc, Đức, Italy) và luôn nằm
trong Top 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Về giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ: Từ các số liệu được tổng hợp từ
Tổng cục Hải quan, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ
của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015 được thể hiện qua bảng sau:


19
Bảng 1.1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam giai đoạn
2010 – 2015
Đơn vị: tỷ USD
Gỗ và sản phẩm

Năm


Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

gỗ

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Giá trị xuất khẩu
Tăng trưởng so với
năm trước

3,44


4,0

4,67

5,59

6,23

6,89

32,3%

16,3%

16,7%

19,7%

18,4%

10,6%

Nguồn: Niên giám Thống kê Hải quan về hàng hóa XNK của Việt Nam
2010 – 2015
Từ bảng số liệu trên, ta dễ dàng vẽ được biểu đồ đường – cột thể hiện tốc độ
tăng trưởng nhanh chóng của kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam nói chung trong
giai đoạn 2010 – 2015:
Hình 1.1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của
Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015

8

35
32.3

7

6.89
6.23

6

5.59

5
4

4.67

25
19.7

4

18.4

3.44

16,7
16,3


3

30

10,6

20

Giá trị xuất khẩu

15

Tăng trưởng so với
năm trước

10

2

5

1
0

0
2010

2011


2012

2013

2014

2015

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy được giá trị kim ngạch và tốc
độ tăng trưởng khá nhanh của ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trong
vòng 6 năm gần đây nhất (từ năm 2010 – 2015). Chỉ trong vòng 6 năm, tổng kim
ngạch xuất khẩu đồ gỗ đạt được tăng gấp đôi, năm 2015 là 6,89 tỷ USD, gấp hai
lần so với năm 2010 (3,44 tỷ USD). Qua mỗi năm, giá trị xuất khẩu gỗ và sản


20
phẩm gỗ đều cao hơn năm trước, trung bình mỗi năm tăng từ 15% - 19%, tuy đến
năm 2015, tốc độ tăng trưởng có giảm so với tốc độ của năm 2014, nhưng giá trị
kim ngạch đạt được thì vẫn cao. Gỗ và đồ gỗ vẫn là nhóm hàng đứng thứ 7 trong
bảng xếp hạng 24 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2015.
Riêng năm 2010, giá trị tăng trưởng kim ngạch gỗ xuất khẩu so với năm 2009 tăng
khá cao (32,3%), là do sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã có thêm nhiều cơ hội
để phát triển hoạt động xuất khẩu. Bênh cạnh đó, nguyên nhân chính dẫn đến sự
phát triển của ngành xuất khẩu gỗ mỗi năm như vậy là do Chính phủ và các doanh
nghiệp Việt Nam đã hiểu rõ thị trường xuất khẩu, dành sự đầu tư tương đối lớn
cho các yếu tố đầu vào như vốn, máy móc công nghệ... và áp dụng nhiều biện
pháp hiệu quả để nâng cao năng lực chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ. Đặc biệt,
năm 2015, ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thu về tổng giá trị 6,9 tỷ USD,
tăng 10,6% so với năm 2014. Theo nhận định của Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ
TP.Hồ Chí Minh (HAWA), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vượt trội hơn hẳn so với

nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam. Dự kiến năm 2016, kim
ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ đạt 7,2 – 7,3 tỉ USD với tốc độ tăng trưởng
khoảng 8 – 10%.
Về thị trường xuất khẩu của Việt Nam: Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu
đồ gỗ Việt Nam tăng mạnh trong những năm qua phần lớn là nhờ sự tăng trưởng
kim ngạch nhập khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của các thị trường tiêu thụ chủ
yếu như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc… Mặt hàng gỗ và sản
phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 120 quốc gia trên thế giới, trong đó riêng
3 thị trường chủ lực Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu đã chiếm hơn 67% tổng giá trị
xuất khẩu. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của
Việt Nam trên 10 thị trường chủ yếu trong giai đoạn 2012 – 2015.


×