Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

quanlychatluongtoandienchuoicungungthucpham. Bánh kẹo Hải Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.23 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC – CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


BÁO CÁO MÔN HỌC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN
CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM
Đề tài: Chuỗi cung ứng Công ty Cổ phần Bánh kẹo
Hải Hà
GVHD: PGS TS. Cung Thị Tố Quỳnh
TS. Nguyễn Thị Thảo
Nhóm sinh viên thực hiện:
STT

Họ và tên

1
2
3

Hà Nội, 05/2017

MSSV


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC – CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


BÁO CÁO MÔN HỌC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN


CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM
Đề tài: Chuỗi cung ứng Công ty Cổ phần Bánh kẹo
Hải Hà
GVHD: PGS TS. Cung Thị Tố Quỳnh
TS. Nguyễn Thị Thảo

Hà Nội, 05/2017


LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa, các sản phẩm của Việt Nam đã và đang xuất hiện ngày
càng nhiều trên thị trường thế giới, trong đó có rất nhiều mặt hàng thực phẩm như
bánh kẹo, nông sản,… Các loại sản phẩm bánh kẹo như bánh mỳ, bánh nướng,
kẹo,… đang dần trở thành những đồ ăn quen thuộc, thường xuyên của nhiều người
dân Việt Nam. Vì vậy, thị trường bánh kẹo của Việt Nam đang có tiềm năng phát
triển hàng đầu Đông Nam Á và trên thế giơi. Theo ước tính của Công ty Tổ chức
và điều phối IBA, sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 đạt khoảng 476.000
tấn, đến năm 2012 đạt khoảng 706.000 tấn, tổng giá trị bán lẻ bánh kẹo ở thị
trường Việt Nam năm 2008 khoảng 674 triệu USD, năm 2012 1.446 triệu USD.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ bánh kẹo ở thịt rường Việt Nam trong giai đoạn
2008 – 2012 tính theo USD ước tính khoảng 114,71%/năm, trong khi con số
tương tự của các nước trong khu vực như Trung Quốc là 49,09%, Philippines
52,35%,…
Thị trường bánh kẹo Việt Nam phát triển kéo theo nhu cầu sản xuất, tiêu thụ tăng,
đòi hỏi phải có công nghệ, máy móc, thiết bị phù hợp để sản xuất ra các sản phẩm
có chất lượng cao giá thành thấp, đáp ứng như cầu người tiêu dùng trong và ngoài
nước. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là các Công ty phải tự xây dựng và quản
lý được một chuỗi cung ứng hiệu quá cho riêng Công ty mình. Nếu quản lý được
hiểu quả chuỗi cung ứng từ khâu nguyên liệu ban đầu, sản xuất, đến khâu vận
chuyển và phân phối cuối cùng đến tay người tiêu dùng thì sẽ giúp công ty đáp

ứng được nhưng đòi hỏi, yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường.
Trong các ngành hàng bánh kẹo Việt Nam, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là
một trong những Công ty sản xuất bánh kẹo lớn nhất. Vì vậy chúng em xin phép
làm báo cáo này để tìm hiểu về chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần bánh kẹo
Hải Hà.

3


Nội dung chính của báo cáo gồm các phần sau đây:
I. Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
1. Một số điểm chính về sự hình thành của công ty.
2. Thành tựu đạt được.
3. Các lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh.
4. Chuỗi giá trị
II. Chuỗi cung ứng sản phẩm kẹo chew.
1. Khái niệm chuỗi cung ứng.
2. Quy trình sản xuất kẹo chew
3. Sơ đồ và thuyết minh chuỗi cung ứng.
III. Các rủi ro trong chuỗi cung ứng và biện pháp khắc phục
1. Rủi ro và biện pháp khắc phục.
2. Truy xuất nguồn gốc.
IV. Kết luận.

4


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 3
MỤC LỤC .................................................................................................... 5

Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ................ 6
1.1

Một số điểm chính về sự hình thành của công ty ............................... 6

1.2

Thành tựu công ty đạt được: ............................................................. 6

1.3

Lĩnh vực kinh doanh:........................................................................ 6

1.4 Sơ đồ chuỗi giá trị. ............................................................................... 7
Chương 2: Chuỗi cung ứng sản phẩm kẹo chew. .......................................... 9
2.1

Quản lí chuỗi cung ứng là gì ? .......................................................... 9

2.2

Quy trình sản xuất kẹo chew ........................................................... 10

2.3 Sơ đồ và thuyết minh chuỗi cung ứng................................................ 10
2.3.1 Thu mua nguyên liệu. .................................................................. 10
2.3.2 Công tác quản lí kho ..................................................................... 12
2.3.3

Sản xuất .................................................................................... 12


2.3.4

Hệ thống kênh phân phối và tiêu thụ......................................... 13

Chương 3: Rủi ro........................................................................................ 14
3.1

Rủi ro và các biện pháp khắc phục.................................................. 14

3.2

Truy xuất nguồn gốc. ...................................................................... 17

Chương 4: Kết luận .................................................................................... 21

5


Chương 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
1.1 Một số điểm chính về sự hình thành của công ty
 Trụ sở chính: số 25 - đường Trương Định - Quận Hai Bà Trưng – TP Hà
Nội.
 Tên giao dịch quốc tế là HaiHa Confectionery Joint- Stock company
(HAIHACO): là công ty chuyên sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam.
 Thành lập vào năm 1960. Tiền thân là một xí nghiệp nhỏ với công suất
2000 tấn/năm. Ngày nay khi phát triển thành công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Hà thì công suất lên đến 20.000 tấn/năm. Công ty được hoạt động
chính thức với cái tên Công ty cổ phần từ ngày 20/01/2004, có giấy phép
đăng kí kinh doanh do sở kế hoạch và đầu tư của Hà Nội cấp.
 Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được biết đến với tốc độ tăng trưởng

lợi nhuận chóng mặt lên đến trên 10%/năm so với thuế bình quân. Thu
về 17,472 tỉ đồng/năm 2006 và càng duy trì mức tăng trưởng cao hơn lên
đến 12%.
1.2 Thành tựu công ty đạt được:
 Là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo được cấp
chứng nhận hệ thống HACCP.
 Lần lượt đạt nhiều huân chương lao động do Đảng và nhà nước công
nhận.
 Sản phẩm được trưng bày tại các triển lãm của trong nước và quốc tế.
 Sản phẩm được người tiêu dùng khen ngợi là : “Hàng Việt Nam chất
lượng cao” trong từng ấy thời gian cho tới nay.
1.3 Lĩnh vực kinh doanh:
 Sản xuất các mặt hàng về bánh kẹo và chế biến thực phẩm trong nước và
ngoài nước.

6


 Kinh doanh xuất nhập khẩu nhiều loại vật tư sản xuất chuyên để sản xuất
các mặt hàng liên quan đến thực phẩm.
 Đầu tư xây dựng các khu vực kinh doanh thương mại
 Các mặt hàng chính của công ty: Sản xuất nhiều loại mặt hàng đa số là các
loại kẹo làm từ hương vị trái cây nhiệt đới: nho đen,dâu,cam,chanh,…như
là:
 Sản phẩm kẹo Chew: đây là sản phẩm được biết đến nhiều nhất của
công ty với doanh thu tăng từ 27,7% đến 32% năm 2006,đạt 4287
tấn/năm.
 Bánh kem xốp: được sản xuất 2 mặt hàng chính là bánh kem xốp và
bánh xốp cuộn dựa trên 2 dây chuyền sản xuất malaysia công suất 6
tấn/ngày và 3 tấn/ ngày.Đạt doanh thu chiếm 10,9% ,tăng từ 9% năm

2005 so với sản lượng tiêu thụ đề ra.
 Kẹo jelly: đây là dòng sản phẩm khá được ưa chuộng,đem lại cho
HAIHACO 28,6 tỷ đồng doanh thu và 1,3 tỷ lợi nhuần trong năm
2006, tiêu thụ được 786,8 tấn.
 Bánh Trung thu: bám sát nhu cầu người tiêu dùng ,công ty cũng sản
phẩm các mặt hàng về bánh trung thu đạt chất lượng tốt.
 Ngoài ra, công ty còn sản xuất mặt hàng bánh kem tươi và bánh gạo
Gabi (sản phẩm được sản xuất từ gạo đặc không sử dụng phụ gia tổng
hợp, chất tạo màu, chất bảo quản, không chiên qua dầu nen giữ được
mùi vị của gạo), nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

1.4 Sơ đồ chuỗi giá trị.
 Sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm 3 giai đoạn là nguyên liệu đầu vào, sản xuất
và tiêu thụ.
 Ở giai đoạn đầu,có các nhà cung cấp nguyên liệu để sản xuất kẹo bao
gồm: đường, hương tổng hợp, axit citric, shortning,… (nguyên liệu được
7


nhập ở vùng trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài), bao gồm có đầy
đủ giấy phép kinh doanh đảm bảo để sản xuất kẹo được đưa vào nhà
máy để sản xuất theo mặt hàng công ty,kèm theo đó thì các nhà máy kẹo
khác (đối thủ cạnh tranh) cũng có thể nhập nguyên liệu từ các nhà cung
cấp đó.
 Sau khi sản xuất xong đem đi tiêu thụ mặt bằng chung ở các siêu thị, quy
mô hẹp hơn là các nhà bán sỉ sản phẩm kẹo đến các cửa hàng bán lẻ
độc lập. Thì trong đó các nhà bán sỉ và lẻ khác cũng bán các loại kẹo khác
nữa nên có đối thủ cạnh tranh khi tiêu thụ ở đây.
 Lợi nhuận từ nguyên liệu đầu vào đến sản xuất sẽ thu lợi nhuận cho các
doanh nghiệp cung cấp, còn lợi nhuận từ sản xuất đến tiêu thu sẽ thu lợi

nhuận cho công ty bánh kẹo Hải Hà.

8


Chương 2: Chuỗi cung ứng sản phẩm kẹo chew.
2.1 Quản lí chuỗi cung ứng là gì ?
Sự xuất hiện của quản lí chuỗi cung ứng ban đầu chỉ là việc liên kết sự vận
chuyển và logistics với sự thu mua hàng hóa, tất cả được gọi chung là quá trình
thu mua hàng hóa. Quá trình hợp nhất ban đầu này sớm mở rộng ra lĩnh vực
phân phối và logistics cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Các công ty sản
xuất bắt đầu tích hợp chức năng quản lý nguyên liệu vào những quy trình này.
Từ đó, chuỗi cung ứng ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong các doanh
nghiệp.
Quản lý chuỗi cung ứng gắn liến với hầu như tất cả các hoạt động của doanh
nghiệp: từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản
xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần… đến việc phối hợp với
các đối tác, nhà cung cấp, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách
hàng. Nói chung,quản lý chuỗi cung ứng gồm quản lý cung và cầu trong toàn hệ
thống của các doanh nghiệp.
Lợi ích: Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tác động rất lớn đến khả năng
vươn xa của doanh nghiệp, khả năng chiếm lĩnh thị trường, cũng như sự tín
nhiệm của khách hàng.

9


2.2 Quy trình sản xuất kẹo chew

2.3 Sơ đồ và thuyết minh chuỗi cung ứng


 Thuyết minh chuỗi cung ứng.
2.3.1 Thu mua nguyên liệu.
 Nguyên liệu sản xuất kẹo chew: đường, gluco, chất nhũ hóa,gelatin, acid,
shortering, hương trái cây.
10


Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp:

-

 Doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và chủ động nguồn nguyên liệu
đầu vào.
 Doanh nghiệp có quá trình sản xuất kinh doanh trên tt ổn định, tạo
lập đc uy tín với bạn hàng.
 Doanh nghiệp đảm bảo cung cấp sl, chất lượng như đã cam kết.
- Hàng năm, tiến hành kí hợp đồng với các đối tác đã đc phê duyệt theo hệ
thống iso 9001-2000.
- Bảng danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu:
Stt

Tên mặt hàng

1

Đường

Nhà cung cấp
• Công ty LD mía đường Nghệ An

• Công ty mía đường Lam Sơn

2

Gluco

3

Chất nhũ hóa

• Công ty cổ phần thực phẩm Minh Dương
• Nhập khẩu Mỹ, Úc, một số nước Đông Nam
Á.

4

Gelatin

• Nhập khẩu Mỹ, Úc, một số nước Đông Nam
Á.

5

Acid

• Nhập khẩu Mỹ, Úc, một số nước Đông Nam
Á.
• Trong nước.

6


Shortering

• Công ty LD dầu thực vật Cái Lân Neptune
• Nhập khẩu thêm ở một số nước: mỹ, úc,
đông nam á.

7

Hương trái cây

• Nhập khẩu Mỹ, Châu Âu, singapore
• Trong nước.

11


Bao bì

8

• Công ty cp bao bì nhựa Tân Tiến
• Công ty LD sản xuất bao bì Tongyuan
• Công ty bao bì Liksin
• Công ty bao bì Tân hiệp Lợi

2.3.2 Công tác quản lí kho
- Nguyên liệu khó bảo quản, nên để đảm bảo chất lượng tiến hành kiểm tra
chặt chẽ từ khi mua vào đến lưu kho.
- Hệ thống quản lí kho nguyên vật liệu:

 Tại trụ sở chính: 4 kho trong đó: 2 kho nguyên liệu, 1 kho bao bì, 1
kho vật tư kĩ thuật.
-

Nguyên tắc: nhập trước xuất trước.

-

Thực hiện cấp phát nguyên vật liệu theo hạn mức đã đc xác định trong
kỳ kế hoạch.

2.3.3 Sản xuất
- Dẫn đầu phân khúc thị trường kẹo chew.
- Hình thức tổ chức các bộ phận sản xuất theo đối tượng.
- Phương án sản xuất: sản xuất dây chuyền:
 nguyên liệu được vận động theo một hướng nhất định.
 thời gian sản xuất ít bị gián đoạn, đảm bảo các ca làm việc.
- Hiện nay công ty có:
 5 nhà máy sản xuất.
 xí nghiệp kẹo: kẹo mềm, kẹo cứng.
 Xí nghiệp bánh.
 Xí nghiệp kẹo chew: kẹo chew nhân, kẹo chew gối.
 1 xí nghiệp phụ trợ: tự tiến hành sản xuất điện, nuosc, lò hơi phục
vụ sản xuất; cắt bìa, in hộp, cắt giấy gói kẹo, sửa chữa, bảo dưỡng
máy móc thiết bị.
12


 2 chi nhánh: đà nẵng, tp Hồ Chí Minh.
 Nhà máy bánh kẹo hải hà I (19 Sông Thao- Tiên Cát- việt Trì): sản

xuất kẹo chew, kẹo mềm, kẹo dẻo,… cung cấp thị trường nội địa
và xuất khẩu.
 Nhà máy bánh kẹo hải hà II (km 3, thái bình, Hạ Long, tp Nam
định): chuyên sản xuất bột dinh dưỡng và bánh kem xốp.
- Dây chuyền công nghệ: Cộng hòa Liên bang Đức.
- Chiến lược đầu tư: chú trọng đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện
đại.
- Nhân lực:
 Gia tăng cả về số lượng, chất lượng: 2000 lao động.
 Chú trọng trình độ, năng lực, hiệu quả làm việc.


Đề ra những chính sách tuyển dụng hợp lý, khuyến khích nguồn
nhân lực trình độ cao.

2.3.4 Hệ thống kênh phân phối và tiêu thụ
- Hệ thống kênh phân phối: gồm 3 kênh song song.
 kênh trực tiếp: hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các hội chợ
triển lãm (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định…)
 kênh siêu thị: loại hình phân phối chủ yếu, sp được phân phối đến
các đại lý, siêu thị ở các tỉnh và phân phối tới các nhà bán lẻ.
 Kênh bán lẻ:
-

Hàng hóa được phân phối đến các đại lý, nhà bán lẻ doanh số lớn.

-

Hàng hóa từ kênh này sẽ đến trực tiếp người tiêu dùng.


-

được chi nhánh ưu tiên và hưởng chiết khấu cao.

- Hình thức giao dịch thanh toán:
 Trực tiếp
 Bán hàng qua điện thoại
 Giao hàng tận nơi.
13


Chương 3: Rủi ro
3.1 Rủi ro và các biện pháp khắc phục
- Rủi ro trong chuỗi cung ứng là khả năng xảy ra một sự gián đoạn có thể
ảnh hưởng đến khả năng cung cấp sản phẩm hay dịch vụ. Sự gián đoạn
trong chuỗi cung ứng là những sự kiện không có trong kế hoạch và bất
ngờ làm gián đoạn dòng lưu chuyển bình thường của hàng hóa và nguyên
liệu trong chuỗi. Các doanh nghiệp phải chịu rủi ro vận hành và rủi ro tài
chính.
- Rủi ro xảy tra với chuỗi cung ứng có thể chia làm hai nhóm chính:
 Các rủi ro trong điều phối gắn với quản trị chuỗi cung ứng hàng
ngày thường giải quyết các vấn đề như sử dụng hàng tồn kho an
toàn, thời gian chờ an toàn, làm ngoài giờ và các vấn đề khác.
 Các rủi ro gián đoạn gây ra bởi thiên tai, con người nhưu động đất,
bão, khủng bố hay đình công,...
- Với một doanh nghiệp cụ thể, ta tiến hành xây dựng một khung quản trị rủi
ro chuỗi. Đầu tiên cần xác định nguồn của các giai đoạn tiềm năng: đánh
giá loại nguy hiểm: thiên tai, thiếu năng lực, thiếu cơ sở hạ tầng, khủng bố,
thiếu nhà cung cấp, các hành động của công nhân, thiếu thiết bị, sựu bất ổn
trong hàng hóa, mâu thuẫn của chính quyền. Tiếp đến sẽ tiến hành đánh

giá các tác đông tiềm ấn của rủi ro: để nhj lượng khả năng xảy ra những
ảnh hưởng tiềm ẩn của rủi ro, đánh giá dựa trên ảnh hưởng về tài chính,
môi trường, sựu sống, ...Và cuối cùng là lập kế hoạch để giảm thiểu các rủi
ro có thể xảy ra đó.
- Với công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, ta tiến hành xác định các rủi ro có
thể xảy ra trong các giai đoạn từ khâu cung cấp nguyên liệu, trong quá
trình sản xuất, cho đến khâu phân phối cuối cùng đến tay người tiêu
dùng.

14


Rủi ro

Cách khắc phục các rủi ro

Dễ bị ảnh hưởng bởi các

-ngoài nước các nguyên vật liệu

cấp

yếu tố thời tiết,khí

có yêu cầu chất lượng cao,khó bảo

nguyên

hậu,chính sách kinh tế của quản cần kí kết hợp đồng cung


vật liệu

nhà nước

Giai
đoạn

1. Cung

đầu vào

ứng định kì với 1 số bạn hàng
truyền thông
-trong nước bám sát thị trường
,tìm nguồn cung ứng kịp thời để
sản xuất

Nguyên liệu thu về dễ bị

Cần có khu bảo quản nguyên liệu

hư hỏng

hợp lí

Quá trình thu mua không

Cần liên hệ với các chủ công ty

đủ để đáp ứng sản xuất


khác hoặc các đại lí buôn

2. Khâu

Quy trình sản xuất gặp sự

Công nhân vận hành cần nắm rõ

sản xuất

cố

quy trình vận hành, hiểu rõ về
thiết bị trong từng công đoạn.

Máy móc thiết bị trục trặc

Có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng
máy định kỳ, kiểm tra và theo dõi
thường xuyên để kịp thời phát
hiện lỗi có thể xảy ra (chi phí sản
xuất có tính cạnh tranh cao so với
đối thủ)

Điều kiện vệ sinh

Thực hiện theo các điều kiện tiên

(thiết bị, nhà xưởng, con


quyết (con người, nhà xưởng,…),

người, môi trường xung

các chương trình tiên quyết:

quanh, chất thải, …)

GMP- thực hành sản xuất tốt,

15


SSOP- Quy trình làm vệ sinh và
thủ tục kiểm soát vệ sinh.
Sự cố về công nhân viên:

Phòng nhân sự có kế hoạch quản lí

không đảm bảo về số

nhân sự, định mức lao động, giải

lượng, chất lượng.

quyết các chế độ chính sách lao
động.
Tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ
kinh nghiệm của cán bộ cấp cao.


3. Khâu

Chất lượng sản phẩm chưa Kiểm soát toàn bộ quá trình từ

phân

đạt

nhập nguyên liệu cho đến sản
phẩm cuối cùng bằng hệ thống

phối.

quản lí chất lượng của công ty.
Nhu cầu bánh kẹo mang

Có kế hoạch sản xuất hợp lý, tiết

tính thời vụ, nên thời gian

kiệm, tận dụng được những vật

lưu kho của sản phẩm

liệu tồn kho còn đủ tiêu chuẩn

không ổn định

chất lượng.


Quá trình lưu kho có thể

Kiểm soát bằng việc các thủ tục

gây không đảm bảo về

trong các quy phạm sản xuất của

điều kiện nhà kho: nhiệt

các chương trình tiên quyết.

độ, độ ẩm, độ che chắn,
các động vật gây hại:
chuột, gián, côn trùng,….
Vấn nạn hàng giả, hàng

Có ban chuyên giải quyết: công ty

nhái bắt chước mẫu mã,

cùng với các nhà phân phối hợp

kiểu dáng của thương

tác cùng điều tra, phát hiện và xử

hiệu.


phạt nghiêm đối với hành động

16


này, có chế độ khen thưởng với
những người có công tìm ra.
Các tranh chấp thương

Thực hiện theo luật doanh nghiệp

mại, bản quyền, mẫu
mã,… với các đối thủ cùng
ngành

3.2 Truy xuất nguồn gốc.
Khi gặp phải rủi ro khi sản phẩm đưa ra ngoài thị trường, chúng ta cần tìm ra
được khâu nào có vấn đề, nguyên nhân gây nên vấn đề là gì. Khi đó việc thực
hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm bị lỗi là cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây
nên sự cố đoa, để từ đó tìm được cách khắc phục.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm: theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản
phẩm thông qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối
(codex).
Thực hiện việc truy xuất theo hướng dẫn của iso 22000:2007
Tiến hành truy xuất nguồn gốc:
• Tiến hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên toàn bộ chuỗi.


Nguyên tắc: truy xuất một bước trước, một bước sau
Là cơ sở phải lưu giữ các thông tin để đảm bảo khả năng nhận diện được

cơ sở sản xuất, kinh doanh, công đoạn sản xuất trước và cơ sở sản xuất,
kinh doanh, công đoạn sản xuất tiếp theo sau trong quá trình sản xuất, chế
biến và phân phối đối với một sản phẩm được truy xuất.

17




Yêu cầu: tất cả các giai đoạn trong chuỗi đều phải lưu giữ thông tin dưới
dạng các hồ sơ nhập liệu, các bảng kiểm tra kế hoạch hàng ngày, định kì,
các các biểu mẫu, các hồ sơ, giấy tờ đã kí kết.

Mục tiêu của việc truy xuất nguồn gốc:
 Nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng và những yêu cầu về
mặt pháp lý.
 Nhằm cung cấp thông tin cho cơ sở sản xuất, hỗ trợ trong việc kiểm
soát và quản lí quá trình sản xuất.
 Trợ giúp cơ sở sản xuất khi gặp vấn đề phát sinh: các phàn nàn của
khách hành
Ví dụ: Biểu mẫu nấu kẹo: Yêu cầu ghi chi tiết số lượng từng loại nguyên liệu
của từng mẻ nấu giúp có thể kiểm soát đượng lượng nguyên liệu sử dụng
trong từng ca sản xuất.

18


- Kiểm tra bằng cách lấy mẫu trong khâu nguyên liệu và kiểm tra thành
phẩm. Tiến hành lấu mẫu lô nguyên liệu và ghi vào bản kế hoạch kiểm
tra.


19


Thông tin của nhà cung cấp: Thông tin ngày nhập, nhà cung cấp, số lượng và
chất lượng nguyên liệu nhập.
Thông tin từ nhà sản xuất: Thông tin sản phẩm bán cho nhà phân phối
 Thời gian, lượng sản phẩm và chất lượng nhập vào
 Số lượng, thông tin của khách hàng
Với việc áp dụng một hệ thống truy xuất nguồn gốc với đầy đủ thông tin, tài
liệu, hồ sơ ngay từ đầu cho từng công đoạn thì doanh nghiệp có thể làm tăng chi
phí, nhưng lợi ích thu lại cũng không nhỏ. Hệ thống truy xuất có thể phục vụ
cùng lúc nhiều mục đích và có thể đem lại nhiều lợi ích:
 Giúp doanh nghiệp quản lí tốt chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên
liệu ban đầu, chế biến cho đến quá trình vận chuyển và phân phối.
 Dễ dàng phát hiện và xử lí nếu có sự cố xảy ra: doanh nghiệp có thể
biết ngay sự cố phát sinh ở khâu nào và từ đó có biện pháp giải quyết
kịp thời, đồng thời cải thiện hệ thống để phòng tránh sự cố trong
tương lai.
 Đảm bảo thu hồi nhanh chóng sản phẩm, vì vậy bảo vệ được người
tiêu dùng.
 Giảm thiểu tác động của việc thu hồi sản phẩm bằng cách giới hạn
phạm vi sử dụng sản phẩm có liên quan.
 Giúp khách hàng tin tương hơn vào chất lượng và an toàn vệ sinh đối
với sản phẩm của doanh nghiệp qua đó nâng cao được uy tín trên thị
trường.

20



Chương 4: Kết luận
Với việc tìm kiếm các thông tin liên quan đến công ty cổ phần bánh keoh Hải
Hà, nhóm em đã trình bày được một số nối dung để làm rõ hơn về chuỗi cung
ứng của công ty, cụ thể như sau:
• Giới thiệu công ty bánh kẹo hải hà: là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản
xuất bánh kẹo được người tiêu dùng tin tưởng.
• Phân tích chuỗi cung ứng, các rủi ro có thể gặp phải trong cả chuỗi và
đưa ra một số biện pháp có thể áp dụng để quản lí các tình huống rủi ro
hiện hữu cũng như ntiềm ẩn có thể xảy ra ảnh hưởng đến an toàn chất
lượng sản phẩm;
• Việc thiết lập và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc để nhận biết các
lô sản phẩm và các mối nguy liên quan thông qua hệ thống hồ sơ lô
nguyên liệu, quá trình sản xuât, phân phối là cần thiết để đảm bảo các yêu
cầu của khách hàng, luật pháp,...

21



×