Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Cơ chế tài chính cho hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền (PAY-TV) của Đài truyền hình Việt Nam_2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.63 KB, 12 trang )

Header Page 1 of 12.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ

LÊ CHÍ CÔNG

CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN (PAY-TV)
CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:

60 34 05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS NGUYỄN ĐĂNG NAM

Footer Page 1 of 12.

HÀ NỘI – Năm 2006


Header Page 2 of 12.

MỤC LỤC

Trang


Mở đầu

6

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

6

2. Tình hình nghiên cứu

9

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

10

5. Phương pháp nghiên cứu

10

6. Những đóng góp mới của luận văn

11

7. Kết cấu luận văn


11

Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CHẾ TÀI
CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRUYỀN HÌNH
1.1. Những vấn đề cơ bản về cơ chế tài chính

12
12

1.1.1. Cơ chế tài chính

12

1.1.2. Đổi mới cơ chế tài chính

14

1.2. Hoạt động kinh doanh truyền hình
1.2.1. Kỹ thuật truyền hình và các phương thức truyền dẫn

14
14

1.2.1.1. Kỹ thuật truyền hình:

15

1.2.1.2. Phương thức truyền dẫn:

17


1.2.2.Các hình thức kinh doanh truyền hình

18

1.2.2.1. Quảng cáo trên truyền hình:

18

1.2.2.2. Truyền hình trả tiền (Pay-TV):

18

1.2.3. Kinh doanh truyền hình trả tiền trên thế giới và ở Việt
Nam

Footer Page 2 of 12.

19


Header Page 3 of 12.

1.2.4. Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế tài chính cho hoạt động
truyền hình

26

1.2.4.1. Cơ chế tài chính được áp dụng như đối với các
doanh nghiệp


26

1.2.4.2. Có sự chuyên môn hoá rõ rệt giữa sản xuất và
phân phối chương trình

28

1.2.4.3. Nguồn thu cho hoạt động truyền hình phong phú,
đa dạng

30

Chương 2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CHO HOẠT
ĐỘNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN CỦA ĐÀI TRUYỀN
HÌNH VIỆT NAM

33

2.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của Đài Truyền
hình Việt Nam và cơ chế tài chính cho hoạt động truyền hình

33

2.1.1. Lịch sử ra đời; chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy
của Đài Truyền hình Việt Nam

33

2.1.1.1. Lịch sử ra đời:


33

2.1.1.2. Chức năng của Đài Truyền hình Việt Nam

34

2.1.1.3. Nhiệm vụ cơ bản của Đài Truyền hình Việt Nam:

35

2.1.1.4. Tổ chức bộ máy của Đài Truyền hình Việt Nam

36

2.1.2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động kinh doanh
truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam

37

2.2. Thực trạng cơ chế tài chính của hoạt động truyền hình và
truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam.

40

2.2.1. Quá trình hình thành cơ chế tài chính cho hoạt động
truyền hình và truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam.
2.2.1.1. Qúa trình hình thành cơ chế tài chính cho hoạt

Footer Page 3 of 12.


40


Header Page 4 of 12.

động truyền hình.

40

2.2.1.2. Cơ chế tài chính của hoạt động kinh doanh truyền
hình trả tiền.

52

2.2.2. Những ưu điểm và hạn chế của cơ chế tài chính hiện
hành đối với hoạt động truyền hình và truyền hình trả tiền của Đài
Truyền hình Việt Nam.

53

2.2.2.1. Ưu điểm:

53

2.2.2.2. Hạn chế.

57

Chƣơng 3. HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CHO HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH PAY-TV CỦA ĐÀI THVN
3.1. Chiến lược phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam

64
64

3.1.1. Truyền hình Việt Nam trước thách thức của đời sống
và thời đại.

64

3.1.2. Chiến lược phát triển của Truyền hình Việt Nam đến
năm 2010

67

3.2. Cơ hội, thách thức và chiến lược phát triển truyền hình trả tiền
của Đài Truyền hình Việt Nam.

68

3.2.1. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển
truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam.

68

3.2.1.1. Cơ hội.

68


3.2.1.2. Thách thức.

69

3.2.2. Chiến lược phát triển truyền hình trả tiền của Đài
Truyền hình Việt Nam

70

3.3. Xây dựng cơ chế tài chính cho hoạt động kinh doanh truyền
hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam
3.3.1. Các quan điểm chỉ đạo để xây dựng cơ chế tài chính

Footer Page 4 of 12.

73


Header Page 5 of 12.

cho hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình
Việt Nam.

73

3.3.2. Xác định mô hình phát triển của Đài Truyền hình Việt
Nam trong tương lai và cơ chế tài chính cho hoạt động kinh doanh
truyền hình trả tiền.
3.3.2.1. Mô hình phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam.


76
76

3.3.2.2. Cơ chế tài chính của Trung tâm Truyền hình Cáp
(VCTV).

83

3.3.3. Các điều kiện cần thiết để thực hiện cơ chế tài chính
cho hoạt động truyền hình trả tiền.

88

3.3.3.1. Điều kiện bên ngoài- sự hỗ trợ từ phía cơ quan
chủ quản.

88

3.3.3.2. Điều kiện bên trong- sự vận động, chuyển biến nội
tại.

90

Kết luận

92

Tài liệu tham khảo

95


Phụ lục

97

Footer Page 5 of 12.


Header Page 6 of 12.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thế kỷ XXI là thế kỷ mà thời cơ và thách thức cùng tồn tại. Cùng với quá
trình toàn cầu hoá kinh tế, quan hệ kinh tế giữa các nước ngày càng trở nên mật
thiết, đồng thời sự cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học kỹ
thuật, văn hoá và đặc biệt là thông tin ngày càng trở nên gay gắt.
Thông tin ngày nay được xem như một nguồn lực quan trọng để phát triển
kinh tế- xã hội đất nước. Sự phát triển của thế giới trong những thập niên gần đây
cho thấy vai trò ngày càng tăng của thông tin trong quá trình biến đổi khoa học
thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thành công hay thất bại của một quốc gia tuỳ
thuộc rất lớn vào khả năng chiếm được lợi thế thông tin. Thiếu thông tin, các quyết
định sẽ bị sai lệch, thiếu cơ sở khoa học, không thực tiễn và trở nên kém hiệu quả.
Chính V.I Lênin đã từng khẳng định "Không có thông tin thì không có thắng lợi
trong bất cứ lĩnh vực nào, cả khoa học, kỹ thuật và sản xuất".
Truyền hình là một trong những phương tiện thông tin đại chúng có tác động
mạnh mẽ và sâu rộng nhất, đang ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời
sống xã hội, là công cụ để điều hành, quản lý đất nước; là phương tiện trong việc
mở rộng sự giao lưu, hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc; là nguồn cung cấp tri
thức một cách tương đối toàn diện cho công chúng. Truyền hình ngày nay đã trở
thành một ngành sản xuất công nghiệp với đầy đủ các ý nghĩa, tính chất toàn cầu

mà truyền hình mang lại khiến nó trở thành đối tượng nghiên cứu trong cả lĩnh vực
lý thuyết lẫn ứng dụng, lợi ích mà truyền hình mang lại, cũng như tác hại của nó
gây ra cho xã hội.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm và chú ý đặc biệt
đến sự phát triển của ngành truyền hình. Nghị quyết Hội nghị BCHTW Đảng lần
Footer Page 6 of 12.


Header Page 7 of 12.

thứ 5 (Khoá VIII) tháng 7/1998 về Xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam đậm
đà bản sắc dân tộc đã khẳng định: "Chăm lo đặc biệt về định hướng chính trị tư
tưởng văn hoá cũng như về kỹ thuật hiện đại đối với truyền hình là loại báo chí có
ưu thế lớn, có sức thu hút quần chúng đông đảo".
Nằm trong hệ thống các cơ quan thuộc Chính phủ, Đài Truyền hình Việt
Nam là một đơn vị sự nghiệp thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền, góp
phần nâng cao dân trí và phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân. Cũng như những
ngành kinh tế- kỹ thuật khác, Đài Truyền hình Việt Nam cũng trải qua các giai
đoạn thăng trầm cùng với quá trình phát triển của đất nước, và cũng cực kỳ khó
khăn vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế đất nước vào đầu những năm 90. Từ năm
1995 đến nay Truyền hình Việt Nam đã có những bước chuyển biến cả về quy mô
phát triển và chất lượng chương trình.
Về cơ chế quản lý tài chính, giai đoạn trước năm 1995, mặc dù đất nước đã
trải qua hàng chục năm đổi mới, nhưng đối với hoạt động Truyền hình thì khái
niệm hạch toán thu, chi vẫn còn xa lạ. Đổi mới dường như chỉ là công việc của các
đơn vị kinh doanh, còn Truyền hình được coi là một hoạt động đặc biệt, thuộc độc
quyền nhà nước, vì thế theo suy nghĩ tự nhiên là phải được hưởng cơ chế tài chính
bao cấp đặc biệt của Nhà nước. Với cơ chế bao cấp đặc biệt đó, sau 25 năm ra đời
và phát triển, Đài Truyền hình Việt Nam cũng chỉ ở quy mô một kênh chương
trình, phát sóng 4 tiếng một ngày và phủ sóng ở phạm vi đồng bằng sông Hồng.

Từ năm 2001, với việc thực hiện Quyết định 87/TTg ngày 01/6/2001 của
Thủ tướng Chính phủ về khoán thu, khoán chi cho các hoạt động của Đài Truyền
hình Việt Nam và hiện nay theo Quyết định 124/TTg ngày 31/5/2005 của Thủ
tướng Chính phủ, hoạt động truyền hình dần thoát khỏi cơ chế bao cấp, tạo điều
kiện và động lực mới cho Truyền hình Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Ưu điểm cơ
bản của cơ chế tài chính hiện hành là tạo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Đài
Truyền hình Việt Nam trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, Đài Truyền hình Việt Nam
Footer Page 7 of 12.


Header Page 8 of 12.

từ một đơn vị hành chính sự nghiệp thuần tuý, chuyển thành đơn vị sự nghiệp có
thu, cơ chế tài chính hiện hành cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập. Trước hết là sự
khác biệt giữa cơ chế tài chính của Đài THVN với cơ chế tài chính đang áp dụng
chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nói chung. Hơn nữa trong nội
bộ Đài Truyền hình Việt Nam, việc áp dụng đồng nhất cơ chế tài chính giữa các
đơn vị có đặc điểm hoạt động khác nhau, giữa các đơn vị kinh doanh và các đơn vị
thuần tuý sự nghiệp thuộc Đài cũng bộc lộ những bất hợp lý, làm mất đi lợi thế
cạnh tranh và động lực phát triển của các đơn vị kinh doanh dịch vụ này.
Theo quy hoạch phát triển Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2010 và
những năm sau, Đài truyền hình Việt Nam sẽ trở thành đài quốc gia, một tập đoàn
truyền thông mạnh trong khu vực. Để làm được điều đó, vấn đề kinh doanh dịch vụ
truyền hình nói chung và kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền (Pay-TV) nói
riêng có một vị trí quan trọng trong việc tạo nguồn lực tài chính cho việc phát triển
hoạt động truyền hình trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, hoạt động kinh
doanh Pay-TV là lĩnh vực kinh doanh rất mới mẻ, đến nay vẫn chưa có được một
cơ chế tài chính phù hợp. Trung tâm Truyền hình Cáp (VCTV), đơn vị có chức
năng kinh doanh Pay-TV của Đài Truyền hình Việt Nam hiện vẫn áp dụng quy chế
quản lý tài chính như các đơn vị sự nghiệp thuần tuý phục vụ nhiệm vụ chính trị

(các ban biên tập). Các đơn vị làm nhiệm vụ kinh doanh khác cũng chưa có quyền
tự chủ tài chính trong việc thực hiện những quyết định kinh doanh của mình.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính phù hợp
cho hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền (Pay-TV) trở thành một yêu cầu
cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu

Footer Page 8 of 12.


Header Page 9 of 12.

Từ 1995 trở về trước, Đài Truyền hình Việt Nam hoạt động hoàn toàn theo
cơ chế bao cấp, chưa có một đề tài nào nghiên cứu về cơ chế tài chính và đổi mới
phương thức hoạt động. Năm 1997, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện và bảo vệ
thành công đề tài cấp ngành về “Hệ thống định mức đơn giá nhân công cho các
chức danh truyền hình”. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng đề tài này đã giúp cho
Đài có cơ sở để khoán sản phẩm truyền hình và là tiền đề để đổi mới cơ chế tài
chính sau này.
Đề tài Cơ chế tài chính cho hoạt động truyền hình trả tiền là đề tài nghiên
cứu đầu tiên về lĩnh vực này.
Được tham gia đề tài xây dựng định mức đơn giá nhân công cho các chức
danh truyền hình và tham gia từ những ngày đầu xây dựng cơ chế mới áp dụng cho
Đài Truyền hình Việt Nam, tác giả có điều kiện hệ thống toàn bộ quá trình đổi mới
cơ chế tài chính của Đài, và trên cơ sở phát triển đề tài định mức nói trên, tác giả
tiếp tục nghiên cứu, phát hiện những bất cập làm cản trở hoạt động của Đài, đồng
thời đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính cho hoạt động truyền hình nói
chung và kinh doanh truyền hình trả tiền nói riêng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:

- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động truyền hình và
kinh doanh truyền hình trả tiền (PAY-TV) và cơ chế tài chính cho hoạt động
truyền hình và kinh doanh truyền hình trả tiền; những kinh nghiệm quốc tế về cơ
chế tài chính cho các hoạt động này.
- Đánh giá thực trạng cơ chế tài chính hiện hành đối với hoạt động truyền
hình của Đài truyền hình Việt Nam nói chung, hoạt động kinh doanh

Footer Page 9 of 12.


Header Page 10 of 12.

truyền hình trả tiền nói riêng; Đánh giá các ưu, nhược điểm của cơ chế tài chính
hiện hành.
- Đề xuất các phương án kinh doanh truyền hình trả tiền và cơ chế tài chính
cho hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền phù hợp với định hướng chiến lược
phát triển hoạt động Đài Truyền hình Việt Nam trong giai đoạn mới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động truyền hình và cơ chế tài chính cho cho
hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam nói chung, luận văn đặc biệt đi sâu
nghiên cứu hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền và xây dựng cơ chế tài
chính cho hoạt động này.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào hoạt động truyền
hình và cơ chế tài chính cho cho hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam nói
chung, hoạt động kinh doanh truyền hình trả tiền và cơ chế tài chính cho hoạt động
kinh doanh truyền hình trả tiền trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2006.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống kiến thức về kinh tế học, về thực tiễn hoạt động của
ngành cũng như cơ sở pháp lý được quy định trong những văn bản pháp quy của
Nhà nước về cơ chế tài chính cho hoạt động truyền hình, tác giả sử dụng các

phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê... nhằm đánh giá, làm rõ các
vấn đề liên quan mà luận văn nghiên cứu. Tác giả cũng sử dụng các phương pháp
trình bày bảng, biểu, đồ thị để làm rõ thêm các luận điểm đó.

Footer Page 10 of 12.


Header Page 11 of 12.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÁC GIẢ TRONG NƢỚC
1. David Begg, Kinh tế học, NXB Giáo dục, 1999.
2. Doãn Văn Kính, Quách Nhan Cương, Kinh tế các nguồn lực tài chính,
NXB Tài chính, 1996
3. Lê Đăng Doanh, Hội nhập quốc tế, cơ hội và thách thức đối với nền kinh
tế nước ta, Tạp chí Cộng sản 1999.
4. Đỗ Đức Hiệp, Công nghệ thông tin trong sự phát triển kinh tế các nước
và Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, 2003.
5. NXB Khoa học Xã hội, Kinh tế học phát triển: những vấn đề đương đại,
2003.
6. NXB Giao thông vận tải, Tập đoàn kinh tế- Lý luận và kinh nghiệm quốc
tế ứng dụng vào Việt Nam, 2005
7. NXB Chính trị Quốc gia, Việt Nam: 15 năm đổi mới và định hướng phát
triển đến năm 2010, 2002
8. NXB Chính trị Quốc gia, Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ
VIII, Hà Nội- 1996
9. NXB Chính trị Quốc gia, Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ
IX, Hà Nội- 2001
10. Tinh Tinh (chủ biên), Cải cách chính phủ, cơn lốc chính trị cuối thế kỷ

XX, NXB Công an nhân dân, 2002
11. NXB Chính trị Quốc gia, Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến
năm 2010, Hà Nội- 2005

Footer Page 11 of 12.


Header Page 12 of 12.

II. TÁC GIẢ NƢỚC NGOÀI
1. Jay G.Blumber, Tài chính truyền hình trong thời kỳ quá độ, Nhà xuất bản
Đại học Oxford, 1991.
2. Junhao Hong, Quá trình quốc tế hoá ngành truyền hình Trung Quốc- Nhà
xuất bản Pralger, 1998.
3. Eli Noam, Truyền hình ở Châu Âu, Nhà xuất bản Đại học Oxford, 1991.
4. Rajeev Batra, Rashi Glazer, Quảng cáo trên truyền hình Cáp: hành trình
đi tìm công thức đúng, Nhà xuất bản Quorum Book, 1989.
5. Richard A.Gershon, Quản lý Viễn thông, Nhà xuất bản Hiệp hội Lawrence
Erlbaum, 2001.

Footer Page 12 of 12.



×