Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM BIO – HR ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GÀ LƯƠNG PHƯỢNG TỪ 3 ĐẾN 8 TUẦN TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.79 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM BIO – HR
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GÀ
LƯƠNG PHƯỢNG TỪ 3 ĐẾN 8 TUẦN TUỔI

Họ tên sinh viên :

TÔ THANH HẰNG

Ngành

:

CHĂN NUÔI

Lớp

:

DH08TA

Niên khóa

:


2008 − 2012

Tháng 8 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

****************

TÔ THANH HẰNG

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM BIO – HR
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA GÀ
LƯƠNG PHƯỢNG TỪ 3 ĐẾN 8 TUẦN TUỔI
Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu được cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi
(chuyên ngành Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi)
Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN TIẾN THÀNH

Tháng 8/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Tô Thanh Hằng
Tên khóa luận: “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm BIO – HR đến sinh trưởng
và năng suất của gà Lương Phượng từ 3 đến 8 tuần tuổi”.

Đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi khóa ngày………………........

Giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Tiến Thành

ii


LỜI CẢM ƠN
Thành kính ghi ơn cha mẹ những người thân luôn bên con, cho con niềm tin và
động lực để con sống hạnh phúc đến ngày hôm nay.
Xin gửi lời cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cùng toàn thể quý thầy, cô của trường đã truyền dạy cho em những kiến thức tốt nhất,
những kinh nghiệm quý báu của người đi trước cả về kiến thức chuyên ngành lẫn kiến
thức cuộc sống và với bản thân em, em muốn được học tập để mình sống có ý nghĩa.
Và trong bốn năm theo học tại trường có nhiều thầy cô đã dạy cho em điều đó. Em xin
chân thành cảm ơn.
Thành kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
PGS. TS. Dương Nguyên Khang đã hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện tốt nhất cho em
thực hiện đề tài này.
TS. Võ Thị Hạnh, Viện Sinh Học Nhiệt Đới Thành Phố Hồ Chí Minh đã cung cấp chế
phẩm và hướng dẫn kỹ thuật cho em trong suốt quá trình thí nghiệm.
TS. Nguyễn Tiến Thành là người trực tiếp hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn tập thể lớp DH08TA, những người bạn thân đã quan tâm
giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm qua. Chúc các bạn thành công. Và xin được gửi lời cảm

ơn tới các cô chú anh chị trong trại bò sữa của trường đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thí nghiệm.
Một lần nữa xin gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người. Chúc mọi người hạnh
phúc, may mắn, thành công trong cuộc sống.

Tô Thanh Hằng

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm BIO – HR đến sinh trưởng
và năng suất của gà Lương Phượng từ 3 đến 8 tuần tuổi” nhằm khảo sát ảnh hưởng
của các mức bổ sung 0; 0,25; 0,5 và 0,75 ml chế phẩm BIO – HR trong 1 lít nước uống
đến sức sinh trưởng và năng suất của gà Lương Phượng 3 – 8 tuần tuổi. Thời gian tiến
hành đề tài từ 10 tháng 2 năm 2012 đến 6 tháng 4 năm 2012, tại Trại bò thuộc trung
tâm Nông-Lâm-Ngư Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi tiến
hành nhập gà lúc 1 ngày tuổi, nuôi úm và chăm sóc thật tốt. Sang tuần tuổi thứ 3 gà
được phân vào 4 lô hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi lô 30 con, đồng đều trọng lượng, giới
tính và khỏe mạnh. Từ tuần thứ 4 tiến hành bổ sung chế phẩm BIO – HR vào nước
uống các lô bố trí thí nghiệm với nồng độ như sau:
Lô I: Không bổ sung
Lô II: 0,25 ml BIO – HR/1 lít nước.
Lô III: 0,5 ml BIO – HR/1 lít nước.
Lô IV: 0,75 ml BIO – HR/1 lít nước.
Kết quả cho thấy trọng lượng bình quân của lô I, lô II, lô III và lô IV lần lượt là
1.484; 1.736; 1.708 và 1.640 g/con. Hệ số chuyển hóa thức ăn của các lô I, II, III và IV
lần lượt là 2,97; 2,43; 2,57 và 2,71 kg TĂ/1 kg tăng trọng. Tỷ lệ quầy thịt (%) của các
lô I; II; III và IV lần lượt là 61,33; 67,41; 65,08 và 62,19. Tỷ lệ đùi (%) của các lô I; II;
III và IV lần lượt là 32,6; 32,5; 30,9 và 29,41. Tỷ lệ ức (%) của các lô I; II; III và IV

lần lượt là 26,08; 25; 25,45; 26,47. Hiệu quả kinh tế của lô II; III và IV so với lô I lần
lượt là 296,56; 250,65 và 177,40 %.
Kết quả cho thấy việc bổ sung chế phẩm BIO – HR ở mức 0,25 ml/lít nước
uống đã cho kết quả tốt nhất về năng suất và hiệu quả kinh tế.
.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa......................................................................................................................... ii
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................................ ii
Lời cảm ơn ..................................................................................................................... iii
Tóm tắt khóa luận ...........................................................................................................iv
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng và hình ...........................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .................................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................... 3
2.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm thế giới và Việt Nam .................................................. 3
2.1.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm thế giới ..................................................................... 3
2.1.2 Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam ............................................................ 5
2.2 Một số đặc điểm cơ bản của ngành chăn nuôi gia cầm ............................................. 6
2.2.1 Tốc độ sinh sản nhanh ............................................................................................ 6
2.2.2 Tốc độ sinh trưởng nhanh ....................................................................................... 6
2.2.3 Khả năng chuyển hóa thức ăn tốt ........................................................................... 7

2.2.4 Sản phẩm có giá trị cao .......................................................................................... 7
2.2.5 Khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cao .............................................................. 7
2.3 Sơ Lược về gà Lương Phượng .................................................................................. 7
2.3.1 Đặc điểm về giống .................................................................................................. 7
2.3.2 Nhu cầu dinh dưỡng của gà Lương Phượng........................................................... 8
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt ................................................... 9

v


2.4.1 Con giống ............................................................................................................... 9
2.4.2 Dinh dưỡng ............................................................................................................. 9
2.4.3 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ...........................................................................10
2.4.3.1 Sơ lược về đặc điểm sinh lý của gà con ............................................................10
2.4.3.2 Nhiệt độ .............................................................................................................11
2.4.3.3 Ẩm độ ................................................................................................................11
2.4.3.4 Ánh sáng ............................................................................................................11
2.4.3.5 Sự thông thoáng .................................................................................................12
2.4.3.6 Nước uống .........................................................................................................12
2.4.3.7 Cách chăm sóc, quản lý .....................................................................................12
2.5 Sơ lược về Probiotic ................................................................................................13
2.5.1 Công dụng.............................................................................................................13
2.5.2 Cơ chế tác động của Probiotic ..............................................................................13
2.6 Giới thiệu về chế phẩm BIO – HR ..........................................................................14
2.6.1 Thành phần của chế phẩm BIO – HR ...................................................................14
2.6.1.1 Vi khuẩn Lactobacillus......................................................................................14
2.6.1.2 Vi khuẩn Bacillus ..............................................................................................14
2.6.1.3 Nấm men ...........................................................................................................15
2.6.2 Tác dụng của chế phẩm BIO – HR .......................................................................15
2.6.3 Bảo quản của chế phẩm BIO – HR ......................................................................15

2.7 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu ...............................................................15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................17
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ....................................................................17
3.1.1 Thời gian...............................................................................................................17
3.1.2 Địa điểm ...............................................................................................................17
3.1.3 Nội dung ...............................................................................................................17
3.2 Phương pháp tiến hành ............................................................................................17
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................17
3.2.1.1 Con giống ..........................................................................................................17

vi


3.2.1.2 Thức ăn dùng cho gà thí nghiệm .......................................................................18
3.2.1.3 Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi .....................................................................19
3.2.2 Chăm sóc và nuôi dưỡng ......................................................................................20
3.2.2.1 Bổ sung chế phẩm .............................................................................................20
3.2.2.2 Chăm sóc và quản lý..........................................................................................21
3.2.2.3 Quy trình vệ sinh phòng bệnh ...........................................................................22
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................................23
3.2.3.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng ......................................................................................23
3.2.3.2 Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn................................................................................23
3.2.3.3 Chỉ tiêu về sức sống...........................................................................................24
3.2.3.4 Chỉ tiêu về khảo sát quầy thịt ............................................................................24
3.2.3.5 Hiệu quả kinh tế.................................................................................................24
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................25
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...........................................................................26
4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng ......................................................................................26
4.1.1 Trọng lượng bình quân .........................................................................................26
4.1.2 Tăng trọng ngày ....................................................................................................28

4.2 Các chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn ...............................................................................30
4.2.1 Lượng thức ăn tiêu thụ hàng tuần .........................................................................30
4.2.2 Hệ số chuyển hóa thức ăn .....................................................................................32
4.3 Tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng ...................................................................33
4.4 Giết mổ khảo sát ......................................................................................................34
4.5 Hiệu quả kinh tế.......................................................................................................35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................37
5.1 Kết luận....................................................................................................................37
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................38
PHỤ LỤC .....................................................................................................................41

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
∑:

Tổng

CFU:

Colony-forming unit (đơn vị khuẩn lạc)

FAO:

Food and Agriculture Organization (Tổ chức nông lương thế giới)

FCR:


Feed conversion ratio (Hệ số chuyển hóa thức ăn)

IB-ND:

Infectious bronchitis – Newcastle disease (bệnh Newcastle và bệnh viêm
phế quản truyền nhiễm)

Kcal:

Kilo calori

LTĂTT:

Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/tuần)

ME:

Metabolizable Energy (năng lượng trao đổi)

Pn:

Trọng lượng trung bình ở tuần n

Pn -1:

Trọng lượng trung bình ở tuần n-1

SD:

Độ lệch chuẩn


TĂ:

Thức ăn

TB:

Trung bình

TLNSTL:

Tỷ lệ nuôi sống tích lũy

TTBQ:

Trọng lượng bình quân (g/con)

TTN:

Tăng trọng ngày (g/con/ngày)

UI:

Unit international (1 đơn vị UI tương ướng 25 mg mẫu chuẩn quốc tế)

X:

Giá trị trung bình

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Trang
BẢNG
Bảng 2.1 Các nước có số lượng chăn nuôi gia cầm lớn nhất thế giới năm 2009 ............ 3
Bảng 2.2 Sản phẩm gia cầm qua các năm ....................................................................... 5
Bảng 2.4 Phân loại thức ăn cho gà ................................................................................10
Bảng 2.5 Lượng nước tiêu thụ của gà ở nhiệt độ từ 18 – 210C .....................................12
Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................18
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn hỗn hợp ................................................19
Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của gà qua các tuần khảo sát (g/con ) ......................26
Bảng 4.2 Tăng trọng ngày của các lô gà qua các tuần (g/con/ngày) .............................29
Bảng 4.3 Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/tuần) ..............................................................31
Bảng 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg TĂ/1 kg tăng trọng) .......................................32
Bảng 4.5 Tỷ lệ nuôi sống (%) ........................................................................................33
Bảng 4.6 Các chỉ tiêu về khảo sát quầy thịt của gà ở 8 tuần tuổi ..................................35
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế .............................................................................................36
HÌNH
Hình 3.1 Khâu số vào cánh gà .......................................................................................18
Hình 3.2 Chuồng sàn sử dụng cho gà sau 3 tuần tuổi ...................................................20
Hình 3.3 Gà con lúc 1 ngày tuổi ....................................................................................21
Hình 3.4 Chủng ngừa vacxin cho gà .............................................................................23
Hình 4.1 Gà Lương Phượng lúc 8 tuần tuổi ..................................................................27
Hình 4.2 Đùi và ức của gà mổ khảo sát lúc 8 tuần tuổi.................................................35

ix


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay khi mà dân số ngày càng tăng, nhu cầu về thịt cung cấp dinh dưỡng
tốt nói chung và thịt gia cầm nói riêng ngày càng cao. Đã tạo nên một áp lực lớn cho
ngành chăn nuôi. Người chăn nuôi nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về
giá thành thức ăn, thuốc thú y tăng cao, nhiều loại dịch bệnh và ô nhiễm môi trường
gia tăng. Hơn nữa, việc lạm dụng các chất tăng trọng, tạo nạc và thuốc kháng sinh
làm tồn dư hóa chất trong thịt, trứng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người
và ngành chăn nuôi kém bền vững. Chính vì vậy, không ít người tiêu dùng đã quay
lưng với các sản phẩm chăn nuôi. Bao nhiêu đó đã thấy được rất rõ những khó khăn
mà các nhà chăn nuôi chân chính đang phải gánh chịu. Ở hoàn cảnh hiện tại, ngành
chăn nuôi gia cầm Việt Nam phải chú trọng tìm ra những hướng đi mới để có thể đáp
ứng được nhu cầu của thị trường về số lượng cũng như chất lượng, và giá cả phải
chăng, tìm lại niềm tin từ người tiêu dùng trong nước. Và các sản phẩm thịt gia cầm
về an toàn sinh học đang được chú trọng.
Một câu hỏi đặt ra làm thế nào để vừa có sản phẩm thịt sạch, an toàn cho người
tiêu dùng, vừa giảm tối thiểu chi phí sản xuất cũng như giảm tối đa nguy cơ bùng phát
dịch bệnh, đảm bảo được lợi nhuận cho nhà chăn nuôi. Để tăng sức đề kháng và có sản
phẩm thịt sạch thì việc bổ sung chế phẩm sinh học là một hướng đi đang được các nhà
chăn nuôi đồng tình. Chế phẩm sinh học giải quyết tốt trong việc phòng bệnh nhưng
không gây hại cho vật nuôi và lờn thuốc như sử dụng kháng sinh. Trong các chế phẩm
này có lượng lớn vi sinh vật có khả năng kháng sinh, phát triển tốt lấn át các vi khuẩn
gây bệnh, giúp vật nuôi hấp thu triệt để thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn, giảm mùi hôi
phân.

1


Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bổ sung chế phẩm sinh học đã cải thiện hương vị,
kích thích sự thèm ăn, kích thích tiêu hóa, ổn định hệ vi sinh vật đường ruột theo

hướng có lợi, giảm pH đường ruột, hạn chế các vi khuẩn có hại… giúp gà lớn nhanh
nhờ hấp thu nhiều dưỡng chất có lợi. Nhờ vậy các nhà chăn nuôi có thể giảm thiểu
được chi phí thứcc ăn. Và các nhà khoa học, các chuyên gia chăn nuôi đang dần
chứng minh hướng đi này là đúng đắn.
Tuy nhiên không phải bất cứ chế phẩm nào tạo ra đều đáp ứng được những yêu
cầu như mong muốn, do vậy một chế phẩm mới đưa vào sử dụng để đạt được kết quả
tốt nhất thì phải qua quá trình thử nghiệm.
Xuất phát từ yêu cầu trên và sự đồng ý của khoa chăn nuôi thú y trường Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy
Nguyễn Tiến Thành chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của việc bổ
sung chế phẩm BIO – HR đến sinh trưởng và năng suất của gà Lương Phượng
từ 3 đến 8 tuần tuổi”
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Xác định được tác dụng sinh học của chế phẩm đến khả năng sinh trưởng, năng
suất của gà Lương Phượng và lựa chọn được mức bổ sung thích hợp.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi ảnh hưởng 4 mức độ: 0; 0,25; 0,5; và 0,75 ml của chế phẩm BIO – HR
trong 1 lít nước uống trên gà Lương Phượng từ 3 – 8 tuần tuổi thông qua các chỉ tiêu
như: khả năng tăng trưởng, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ nuôi sống, chất lượng quầy thịt và
hiệu quả kinh tế.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm thế giới và Việt Nam
2.1.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm thế giới

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới năm 2009, số lượng đầu
gia cầm chính của thế giới như sau: gà 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3
triệu con... Tốc độ tăng về số lượng gia cầm hàng năm của thế giới trong thời gian vừa
qua thường chỉ đạt trên dưới 1 % năm. Về chăn nuôi gà số một là Trung Quốc 4.702,2
triệu con gà, nhì Indonesia 1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu
và năm Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13
thế giới. Chăn nuôi Vịt Trung Quốc cao nhất có 771 triệu con, thứ nhì Việt Nam 84
triệu, thứ ba Indonesia 42,3 triệu, thứ tư Bangladesh 24 triệu và thứ năm Pháp có 22,5
triệu con Vịt (Đỗ Kim Tuyên, 2012). Các nước có số lượng chăn nuôi gia cầm năm
2009 lớn nhất thế giới được thể hiện qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Các nước có số lượng chăn nuôi gia cầm lớn nhất thế giới năm 2009
STT
Tên nước
1
Trung Quốc
2
Indonesia
3
Brazin
4
India
5
Iran (Islamic Republic of Iran)
6
Mexico
7
Russian Federation
8
Pakistan
9

Japan
10
Turkey
(Theo FAO, 2010, trích dẫn bởi Đỗ Kim Tuyên, 2012)
3

Số lượng (1000 con)
4.702.278
1.341.784
1.205.000
613.000
513.000
506.000
366.282
296.000
285.349
244.280


 Sản phẩm chăn nuôi
Thịt gia cầm: Tổng sản lượng thịt sản xuất năm 2009 của thế giới trên 281 triệu
tấn, trong đó thịt gà 79,5 triệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn... Cơ cấu về thịt của thế giới
nhiều nhất là thịt lợn chiếm 37,7 %, thịt gà 28,5 %, thịt bò 22,6 % tổng sản lượng thịt,
còn lại 12,7 % là thịt dê, cừu, ngựa , trâu, vịt và các vật nuôi khác (Đỗ Kim Tuyên,
2012).
Trứng gia cầm: Tổng sản lượng trứng của thế giới năm 2009 là 67,4 triệu tấn,
bình quân đầu người năm là 9,98 kg trứng. Mười cường quốc sản xuất trứng trên thế
giới: thứ nhất là Trung Quốc 25,6 triệu tấn/năm chiếm trên 40 % tổng sản lượng trứng
của toàn cầu, thứ nhì là Hoa kỳ 5,3 triệu tấn năm, thứ ba Ấn Độ 2,67 triệu tấn, thứ tư là
Nhật 2,5 triệu tấn, thứ năm là Mexico 2,29 triệu tấn, thứ sáu là Liên Bang Nga 2,1

triệu tấn, thứ bảy là Brazin 1,85 triệu tấn, thứ tám là Indonesia 1,38 triệu tấn thứ chín
là Pháp 878 tấn và thứ mười là Thổ Nhĩ Kỳ 795 tấn.
 Phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới vẫn có ba hình thức
cơ bản đó là: Chăn nuôi quy mô công nghiệp thâm canh công nghệ cao, chăn nuôi
trang trại bán thâm canh và chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh.
Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn thâm canh sản xuất hàng
hóa chất lượng cao chủ yếu ở các nước phát triển. Chăn nuôi công nghiệp thâm canh
các công nghệ cao về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ
sinh, thu hoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn. Các công nghệ sinh học và
công nghệ sinh sản được áp dụng trong chăn nuôi như nhân giống, lai tạo nâng cao khả
năng sinh sản và điều khiển giới tính.
Chăn nuôi bán thâm canh và quảng canh gia súc gia cầm tại phần lớn các nước
đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh và các nước Trung Đông. Trong
chăn nuôi quảng canh, tận dụng, dựa vào thiên nhiên sản phẩm chăn nuôi năng xuất
thấp nhưng được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ. Chăn nuôi
hữu cơ, chăn nuôi sạch đang được thực hiện ở một số nước phát triển, sản phẩm chăn
nuôi được người tiêu dùng ưa chuộng. Xu hướng chăn nuôi gắn liền với tự nhiên đang
được đặt ra cho thế kỷ 21 không chăn nuôi gà công nghiệp trên lồng tầng. Tuy nhiên
4


chăn nuôi hữu cơ năng xuất thấp, giá thành sản phẩm chăn nuôi cao thường là mâu
thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn do đó đang là thách thức của nhân loại
trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ (Đỗ Kim Tuyên, 2012).
2.1.2 Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam
Chăn nuôi gia cầm là nghề chăn nuôi truyền thống ở Việt Nam, sản phẩm gia
cầm, đặc biệt là thịt gà không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị mà còn in
đậm trong đời sống xã hội bởi một nền văn hóa ẩm thực với cả yếu tố tâm linh, nó
được sử dụng nhiều trong những ngày giỗ, ngày tết và lễ hội. Với những lý do đó sản

phẩm gia cầm luôn có vị trí trên thị trường tiêu thụ, đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi
phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Chăn nuôi gia cầm phát triển khá mạnh từ năm 2001– 2003, năm 2001 sản
lượng gia cầm là 218,1 triệu con, đến năm 2003 là 254,33 triệu con. Tốc độ tăng đàn
2001 – 2003 là 7 – 8 %/năm. Năm 2003 thịt gia cầm đạt 316,41 ngàn tấn và 4,86 tỷ
quả. Dịch cúm gia cầm bùng phát sau đó đã đẩy số lượng gia cầm, trứng và thịt đều
giảm xuống. Năm 2004 tổng đàn gia cầm chỉ còn là 218,15 triệu con, trứng là 3,94 tỷ
quả. Năm 2005 sản lượng gia cầm là 219,91 triệu con, tăng không đáng kể. Trước khi
dịch cúm gia cầm xảy ra sản lượng thịt gia cầm chiếm 16 – 17 % tổng sản lượng thịt
các loại. Năm 2006 đàn gà đạt 152 triệu con, sản lượng thịt gà 538,9 ngàn tấn, 2,4 tỷ
quả trứng, đàn vịt 62,6 triệu con (Lê Hồng Mận, 2008). Bảng 2.2 thể hiện sản phẩm
chăn nuôi gia cầm từ 2001 – 2007.
Bảng 2.2 Sản phẩm gia cầm qua các năm
Năm

Tổng đàn gia cầm
(triệu con)

Thịt gia cầm
(ngàn tấn)

Trứng
(tỷ quả)

2001

218,102

307,971


4,022508

2002

233,287

338,402

4,530084

2003

254,330

371,0113

4,861951

2004

218,153

316,409

3,939026

2005

219,910


321,890

3,948493

2006

214,500

344,400

3,970000

2007

226,027

358,761

4,604590

(Theo Võ Văn Sự, 2008)
5


Thống kê năm 2007, cho thấy số gà là 157,97 triệu con, và thủy cầm là 68,06
triệu con. Do dịch cúm gia cầm nên đàn vịt không được khuyến khích phát triển.
Chăn nuôi gia cầm liên tục tăng trưởng cao trong các năm 2008 – 2010. Năm
2011, tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai dịch bệnh, giá thành thức ăn chăn nuôi tăng
cao nhưng chăn nuôi gia cầm nhìn chung tiếp tục phát triển thuận lợi do thị trường tiêu
thụ các sản phẩm gia cầm ổn định, giá thịt hơi khá cao, có lợi cho người chăn nuôi.

Ước tính tổng đàn gia cầm đạt 325 triệu con, tăng 8,2 %; sản lượng thịt gia cầm
khoảng 708 ngàn tấn tăng 15 %; trứng ước đạt 6,34 tỷ quả, tăng 8 % so với năm 2010
(Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2011).
Cơ cấu giống gia cầm 80 % là các giống địa phương, chỉ có 20 % là các giống
cao sản nhập nội, và những giống gia cầm cao sản này được nuôi chủ yếu theo
phương thức chăn nuôi công nghiệp. Phân bố đàn gia cầm: đàn gà chủ yếu tập trung
tại các tỉnh phía Bắc chiếm 75 %, còn 25 % tập trung ở phía Nam, đàn vịt chủ yếu tập
trung ở đồng bằng sông Cửu Long 55 %, còn lại phân bố ở các tỉnh phía Bắc và miền
Trung. Phương thức chăn nuôi gia cầm chủ yếu là chăn nuôi nhỏ ở nông hộ, nuôi thả
rong chiếm đến xấp xỉ 70 % ở gà và 92 – 93 % ở vịt (Nguyễn Đức Hưng, 2006).
2.2 Một số đặc điểm cơ bản của ngành chăn nuôi gia cầm
2.2.1 Tốc độ sinh sản nhanh
Sức đẻ trứng của gà mái thật đáng kinh ngạc vì một gà mái nặng 1,8 kg có thể
đẻ 290 – 310 quả trứng/năm, khối lượng trứng đó gấp 10 lần trọng lượng cơ thể của gà
mái. Với tốc độ sinh sản cao như vậy, một gà mái hướng chuyên trứng có thể cho ra
đời 90 đến 100 gà mái con trong một năm (gà trống con bị loại bỏ). Một gà mái hướng
thịt có thể sản xuất ra 150 đến 170 gà con trong một năm để nuôi thịt. Tốc độ sinh sản
cao cho khả năng tăng đàn nhanh. Có thể áp dụng chọn lọc với cường độ cao trong
công tác giống để tiến bộ di truyền thể hiện nhanh, từ đó nhanh chóng xuất hiện những
tổ hợp giống cao sản (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.2.2 Tốc độ sinh trưởng nhanh
Một số loài gia cầm có tốc độ sinh trưởng rất cao trong 2 tháng tuổi đầu, đó
chính là sức sản xuất thịt của gia cầm. Gà con hướng thịt ở 1 ngày tuổi nặng 40 g, sau
đến 7 tuần nuôi, trọng lượng cơ thể có thể đạt 1,8 đến 2,3 kg. Tốc độ tăng trọng nhanh
6


đã rút ngắn thời gian nuôi, giảm mầm bệnh, tăng nhanh vòng quay của vốn và từ đó lợi
nhuận thu được cao (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.2.3 Khả năng chuyển hóa thức ăn tốt

Trong chăn nuôi, lượng tiêu tốn thức ăn để sản xuất 1 kg sản phẩm sẽ quyết
định giá thành sản phẩm và lợi nhuận. Gia cầm có khả năng chuyển hóa thức ăn tốt
hơn so với các thú khác. Để sản xuất ra trứng hoặc thịt, gia cầm cần khoảng từ 2,4 đến
2,5 kg cho 1 kg trứng hoặc 2,0 đến 2,2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
Trong chăn nuôi gia cầm người ta không ngừng tìm mọi biện pháp để giảm tiêu
tốn thức ăn cho 1 kg trứng hoặc thịt. Khả năng chuyển hóa dinh dưỡng từ thức ăn vào
thịt và trứng của gia cầm rất cao, đặc biệt đối với gà đẻ trứng (Lâm Minh Thuận,
2004).
2.2.4 Sản phẩm có giá trị cao
Ngành chăn nuôi gia cầm đã cung cấp thịt trứng là hai thực phẩm chính có giá
trị dinh dưỡng cao cho con người. Thịt gia cầm có hàm lượng protein cao, hàm lượng
chất béo thấp, dễ chế biến nên được ưa chuộng. Hiện nay với thời gian nuôi ngắn và
năng suất thịt cao nên thịt gà là nguồn cung cấp protein động vật giá rẻ nhất cho con
người. Trứng gà và trứng vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, đặc
biệt rất tốt cho cơ thể đang phát triển, hồi phục sức khỏe sau khi bệnh hoặc cơ thể lao
động trí óc căng thẳng (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.2.5 Khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cao
Trong chăn nuôi công nghiệp, 95 % thao tác trong chăn nuôi đã được cơ giới và
tự động hóa như cho ăn, cho uống, thu lượm trứng, và dọn phân. Khả năng cơ giới hóa
đã nâng cao năng suất lao động, giảm cường độ lao động của con người, từ đó giảm
giá thành sản phẩm (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.3 Sơ Lược về gà Lương Phượng
2.3.1 Đặc điểm về giống
Gà Lương Phượng là giống gà thịt có lông màu có nguồn gốc từ ven sông
Lương Phượng (tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc). Đây là giống gà do thành phố Nam
Ninh lai tạo thành công, sau hơn 10 năm nghiên cứu trong lại tạo. Họ đã sử dụng giống
trống địa phương và dòng mái từ nước ngoài. Tuy mới được nhập vào Việt Nam
7



nhưng giống này được người chăn nuôi ưa chuộng vì những đặc tính tốt của nó như
màu sắc lông, tốc độ tăng trưởng, khả năng thích nghi, tính kháng bệnh cao.
Gà Lương Phượng có lông vàng sậm điểm chấm rằn rất giống gà ta. Gà con
lông màu nâu đen hoặc tro có đốm nâu hay nâu nhạt. Còn đến lúc trưởng thành có màu
lông nâu đỏ, điểm nút ở lông cánh, lông đuôi và lông cổ có màu đen, ngực nở, hông
rộng, lưng thẳng, lông đuôi uốn cong, đầu cổ gọn đẹp, chân cao màu vàng hay xám
nhạt. Gà mái có lông màu nâu, thân hình chắc, đầu nhỏ gọn, chân thấp màu vàng. Về
trọng lượng gà Lượng Phượng lúc 12 tuần tuổi trung bình con trống nặng 2,5 kg, con
mái nặng 1,9kg. Hệ số tiêu tốn thức ăn 2,9 – 3,1 kg TĂ/ 1kg tăng trọng (Nguyễn Huy
Đạt và ctv, 2001).
2.3.2 Nhu cầu dinh dưỡng của gà Lương Phượng
Lương Phượng là giống gà mới nhập nước ta chưa có nhiều nghiên cứu về nó
và cũng chưa có tiêu chuẩn chính xác về nhu cầu dinh dưỡng .
Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn Nuôi) đã đưa ra chế độ dinh
dưỡng của gà Lương phượng thể hiện ở Bảng 2.3.
Bảng 2.3 Chế độ dinh dưỡng của gà Lương Phượng nuôi thịt
Chỉ tiêu

Tuần tuổi
0–4

5–8

9 – xuất chuồng

Năng lượng trao đổi (kcal/kg)

2900

2950


2900 – 3000

Protein (%)

19,0

18,0

16,0

Năng lượng/protein

147,3

158,3

181,3

Methionin (%)

0,42

0,39

0,38

Lysin (%)

1,08


1,05

0,97

Calci (%)

1,2

1,19

1,18

Phospho tổng số (%)

0,77

0,76

0,78

NaCl

0,32

0,32

0,31

(Viện Chăn Nuôi, 2004 trích dẫn bởi Bùi Thị Kim Phụng, 2009)


8


2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của gà thịt
2.4.1 Con giống
Con giống là yếu tố quan trọng quyết định năng suất vật nuôi. Gà hướng thịt
phải có những đặc tính tốt như: trọng lượng cơ thể lớn, tốc độ sinh trưởng cao, hệ số
chuyển hóa thức ăn thấp, khả năng kháng bệnh cao, chất lượng thịt tốt… gà nuôi thịt
thường chọn con giống từ những tổ hợp 2, 3 hoặc 4 dòng để thu được kết quả tốt nhất.
Sự tăng trưởng nhanh trong những tuần đầu là một ưu thế của sức sản xuất thịt,
hơn nữa có sự tương quan nghịch rất lớn giữa thể trọng và năng suất trứng. Người ta
thường sử dụng dòng trống nặng cân với những tính trạng tốt về sinh trưởng (tốc độ
tăng trọng nhanh, tỷ lệ quầy thịt cao, khả năng chuyển hóa thức ăn cao, phẩm chất thịt
tốt…) và dòng mái có thể trọng trung bình với những đặc tính tốt về sức sản xuất trứng
lai tạo với nhau để tạo ra con lai thương phẩm đạt được những phẩm chất mong muốn
(Lâm Minh Thuận, 2004). Chọn con giống là những con khoẻ mạnh, lanh lẹ, lông
mượt khô và bóng, không khuyết tật như hở rốn, bụng xanh đen, bụng mềm căng đầy
nước, da bụng mỏng, mù mắt vẹo mỏ, chân cong.
2.4.2 Dinh dưỡng
Bên cạnh yếu tố con giống thì yếu tố dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng
không kém quyết định khả năng sản xuất của gà thịt. Với đặc điểm tăng trọng nhanh,
thời gian nuôi ngắn thì các giống gà hướng thịt có nhu cầu cao về dinh dưỡng trong
thức ăn và các chất bổ sung, đặc biệt là các khoáng vi lượng. Các chất dinh dưỡng từ
thức ăn như protein, glucid, lipid, chất khoáng, vitamin và nước được đưa và cơ thể
qua quá trình tiêu hóa và hấp thu đều có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi
chất, cụ thể là các phân tử chất dinh dưỡng được sử dụng để tổng hợp thành mô cơ và
các cấu trúc của các cơ quan, bộ phận của cơ thể (Lâm Minh Thuận, 2004). Do đó, nếu
không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng gà sẽ kém phát triển và không đạt được trọng
lượng chuẩn của giống.

Thức ăn của gà phải có đủ các điều kiện: năng lượng phù hợp, protein phẩm
chất tốt cân bằng hàm lượng acid amin, chất khoáng theo tỷ lệ cân xứng, vitamin đầy
đủ cần cho sự phát triển của gà ở từng giai đoạn và hướng nuôi khác nhau (Bảng 2.4).

9


Bảng 2.4 Phân loại thức ăn cho gà
Loại gà

Giai đoạn

Gà con (hướng trứng) 0 – 7 tuần

Đặc điểm sinh lý – nhu cầu
Gà tăng trọng chậm. Bổ sung kháng sinh

Gà hậu bị

7 – 18 tuần

Nhu cầu Ca, P dự trữ cho giai đoạn sau

Gà đẻ

18 – 78 tuần

Đạm 18 – 19 %, Ca rất cao (3,5 %), sắc tố

Gà con (hướng thịt)


0 – 28 ngày

Đạm, năng lượng cao (22 %, 3100 Kcal
ME/kg TĂ

Gà thịt

29 – xuất

Giảm đạm (20 %, 3100 – 3200 Kcal ME/kg


(Dương Thanh Liêm và ctv, 2002)
Thức ăn cho gà nên chọn những thực liệu ổn định về chất lượng thì gà sẽ có tốc
độ tăng trưởng nhanh hơn, đặc biệt lưu ý đến hàm lượng độc tố trong thức ăn hạt như
bắp, bánh dầu đậu phộng và các chất kháng dinh dưỡng (anti-trypsin) có trong đậu
nành. Bột thịt, bột cá có chất lượng cao,không bị nhiễm khuẩn,không bị hư hỏng, thối
rữa. Khi sử dụng dầu hay mỡ phải bổ sung chất chống oxy hóa. Thức ăn cân đối các
acid amin giới hạn như lysin và methionin, cân bằng năng lượng và protein sẽ đem lại
hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng sản phẩm (Lâm Minh Thuận, 2004).
Hiện nay ngành chăn nuôi gà theo hướng thịt sạch còn có những quy định khác
về thức ăn cho gà thịt như thức ăn sử dụng cho gà thịt phải làm từ các nguyên liệu tự
nhiên chứ không dùng những sản phẩm biến đổi gen, không được trộn thêm các chất
kích thích tăng trưởng, các acid amin tổng hợp… (Nguyễn Dương Trọng, 2006).
2.4.3 Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
2.4.3.1 Sơ lược về đặc điểm sinh lý của gà con
Gà con mới nở thân nhiệt chưa ổn định, thân nhiệt thấp hơn gà trưởng thành
khoảng 2 – 3oC. Điều kiện bên ngoài như nắng gió, nhiệt độ, ẩm độ, thức ăn,mầm bệnh
là những bất lợi đối với gà con vì các chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể gà

con chưa phát triển hoàn chỉnh. Trong giai đoạn đầu, gà con có tốc độ sinh trưởng cao
nhất trong suốt quá trình nuôi, lớp lông tơ sẽ được thay bằng lớp lông phủ nên nhu cầu
dinh dưỡng của gà con cao và giảm dần về sau. Vì vậy để đảm bảo gà có sức sống và

10


sức sinh trưởng cao cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo các điều kiện
thích hợp về nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.4.3.2 Nhiệt độ
Gà thịt thương phẩm trong tuần đầu cần phải được úm ở nhiệt độ 32 – 34oC, sau
mỗi tuần nhiệt độ được giảm bớt 2 – 3oC. Sau 3 tuần tuổi gà sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ
21 – 24oC (Lâm Minh Thuận, 2004). Nhiệt độ chuồng nuôi cần ổn định trong chuồng
nuôi cả ngày và đêm. Đây là yếu tố quan trọng đối với gà con, nhất là trong tuần đầu.
Nếu tuần đầu không đủ ấm cho gà con, về sau đàn gà phát triển không đều, dễ cảm
nhiễm bệnh, tốc độ tăng trưởng giảm sút (Viện Chăn Nuôi, 2002, trích dẫn bởi Nguyễn
Dương Trọng, 2006).
Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng đến lượng nước và thức ăn tiêu thụ hàng ngày
của gà. Khi nhiệt độ tăng gà ăn ít hơn và uống nước nhiều hơn từ đó ảnh hưởng đến
tăng trọng và khả năng chuyển hóa thức ăn (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.4.3.3 Ẩm độ
Ẩm độ tối ưu trong chuồng nuôi nên thấp hơn 75 % vì gà thịt thường ăn tự do,
lượng thưc ăn tiêu thụ cao nên phân nhiều và ướt. Ẩm độ cao sẽ làm giảm quá trình
thải nhiệt qua sự bốc hơi nước từ da và niêm mạc đường hô hấp mà đó lại là cách thải
nhiệt chủ yếu của gia cầm. Khi nhiệt độ cao kết hợp với ẩm độ cao sẽ gây tác hại
nghiêm trọng hơn. Ẩm độ cao vi sinh vật sẽ phát triển, tăng cường sinh các khí độc hại
như amoniac, sulfur gây tình trạng kém vệ sinh trong chuồng nuôi, ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng của gà, giảm sức sống, chất lượng quầy thịt giảm (Lâm Minh Thuận,
2004).
2.4.3.4 Ánh sáng

Ánh sáng với cường độ vừa phải có tác dụng tăng quá trình trao đổi chất, tăng
chuyển hóa Ca và P làm tăng sự sinh trưởng xương ở gà con.Thời gian chiếu sáng cho
gà thay đổi theo tuổi. Gà con cần chiếu sáng 23 – 24 giờ/ngày trong khoảng 3 tuần
đầu. Từ tuần 4 – 6 giảm xuống còn 16 giờ/ngày; từ tuần 7 – 18 khoảng 8 giờ/ngày
(Viện Chăn Nuôi, 2002, trích dẫn bởi Nguyễn Dương Trọng, 2006).
11


2.4.3.5 Sự thông thoáng
Trong quá trình nuôi, lượng khí O2 giảm đi, CO2 và các chất khí có hại được
sinh ra. Trong các khí độc trong chuồng thì khí amoniac đáng lưu ý nhất, vì nồng độ
khí này tăng cao khi điều kiện vệ sinh chuồng nuôi kém, thông thoáng kém, chất độn
chuồng ẩm ướt và gây tác động xấu đến gia cầm, vì vậy việc thông thoáng trao đổi
không khí trong chuồng nuôi là rất quan trọng (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.4.3.6 Nước uống
Nước là yếu tố cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Đối với gia cầm, nước
chiếm khoảng 55 – 75% trọng lượng. Thiếu nước có thể gây stress dẫn đến giảm ăn,
giảm tăng trọng, và giảm năng suất. Lượng nước tiêu thụ tùy thuộc vào tính chất thức
ăn, nhiệt độ, lứa tuổi, giai đoạn sản xuất. Nước có độ cứng cao làm cho gia súc bị tiêu
chảy, làm tăng tính tích nước trong mô dẫn đến hiện tượng phù và có thể gây tác hại
trên thận. Trong các loại vật nuôi gà tây nhạy cảm nhất với độ cứng của nước. Vì vậy
cần cung cấp đầy đủ nước sạch, tránh để gà thiếu nước. Mức nước tiêu thụ từ 1 – 12
tuần tuổi của gà với nhiệt độ môi trường 18 – 210C thể hiện ở Bảng 2.5.
Bảng 2.5 Lượng nước tiêu thụ của gà ở nhiệt độ từ 18 – 210C
Tuần tuổi

Mức tiêu thụ nước

Tuần tuổi


(lít/1000 con/ngày)

Mức tiêu thụ nước
(lít/1000 con/ngày)

1



7

82

2



8

90

3

45

9

99

4


55

10

107

5

64

11

117

6

72

12

124

(Viện Chăn Nuôi, 2002, trích dẫn bởi Nguyễn Dương Trọng, 2006)
2.4.3.7 Cách chăm sóc, quản lý
Cho gà ăn đúng giờ, không để thức ăn thừa trong máng sẽ có tác dụng kích
thích gà ăn nhiều hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao. Vệ sinh máng ăn, máng uống;
thực hiện quy trình phòng bệnh nghiêm ngặt, hạn chế tham quan, thực hiện cùng
12



nguyên tắc cùng vào cùng ra… có tác dụng giảm tối thiểu khả năng mắc bệnh nên gà
đạt trọng lượng xuất chuồng trong thời gian ngắn nhất.
2.5 Sơ lược về Probiotic
Từ probiotic có nguồn gốc từ Hy Lạp có nghĩa là “cho cuộc sống”. Probiotic là
sản phẩm lên men của các vi sinh vật có lợi như Lactobacillus acidophilus,
Streptococcus faecium, Bacilluss subtilis… và một số loại nấm men có lợi được bổ
sung vào thức ăn có tác dụng điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế vi sinh vật
có hại (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.5.1 Công dụng
Tiết enzyme tiêu hóa, ổn định pH trong ruột giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp
thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Bảo vệ niêm mạc ruột, cạnh tranh với các vi khuẩn gây hại khác như
Escherichia coli, Samonella… bằng cách cạnh tranh vị trí trên niêm mạc ruột và tiết ra
một số kháng sinh chống lại chúng.
Ngoài ra probiotic còn tiết ra acid laclic làm giảm pH ngăn chặn sự hình thành
các amin độc trong ruột (Lâm Minh Thuận, 2004).
2.5.2 Cơ chế tác động của Probiotic
Tác động kháng khuẩn: cạnh tranh và tiết ra các chất kháng khuẩn ức chế cả vi
khuẩn Gram dương và Gram âm, gồm có các acid hữu cơ, hydrogen peroxide và chất
diệt vi khuẩn gây bệnh do vi khuẩn có lợi tổng hợp. Những hợp chất này làm giảm
những sinh vật gây bệnh, làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của vi khuẩn gây bệnh và
sự tạo ra các độc tố của chúng.
Tác động trên biểu mô ruột: probiotic kết dính với tế bào mucose niêm mạc
ruột, cạnh tranh vị trí bám dính với vi khuẩn gây bệnh và đẩy mạnh sự tạo ra các phân
tử phòng vệ như chất nhầy (Lâm Minh Thuận, 2004).

13



2.6 Giới thiệu về chế phẩm BIO – HR
2.6.1 Thành phần của chế phẩm BIO – HR
Đây là chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi do Viện Sinh Học Nhiệt Đới,
khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh sản xuất. Thành
phần chế phẩm BIO – HR được thể hiện ở Bảng 2.6.
Bảng 2.6 Thành phần của chế phẩm BIO – HR
Chỉ tiêu
Hàm lượng
pH

3,9

Chất khô (%)

1,82

Đạm thô (g/l)

12,25

Tinh bột (g/l)

1,03

Xơ thô (g/l)

1,35

P (mg/l)


222,59

K (mg/l)

164,62

Mg (mg/l)

27,23

Lactobacillus sp. (CFU/ml)

4,5 x 109

Bacillus sp. (CFU/ml)

1,5 x 107

Saccharomyces sp. (CFU/ml)

7,5 x 106

Màu sắc, mùi, vị

Dạng lỏng, màu vàng, mùi thơm, vị chua

2.6.1.1 Vi khuẩn Lactobacillus
Gồm các loài vi khuẩn thuộc giống Lactobacillus sp.: nhóm vi khuẩn Gram (+),
hình que, thường kết thành chuỗi, không sinh bào tử yếm khí tùy ý, phát triển tốt ở
nhiệt độ 37 – 40oC, nhưng cũng có thể phát triển ở 25 – 45oC. Lên men các loại đường

glucose, maltose, saccharose, lactose tạo acid lactic khoảng 2 % và tạo kháng sinh
acidopholin.
2.6.1.2 Vi khuẩn Bacillus
Các loài thộc giống Bacillus sp. gồm B. subtilis, B. licheniformis, B.
megaterium, đây là các chủng có dạng hình que, Gram (+), di động, có bao nhầy và
sinh bào tử, thuộc loại hiếu khí, thích hợp ở nhiệt độ 30 – 35oC,cũng phát triển ở 25 –
14


40oC. Có khả năng sinh kháng sinh, tạo enzyme a-amylase và protease... nên được ứng
dụng rộng rãi trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt.
B. licheniformis: có khả năng sinh amylase, protease kiềm, cellulase và kháng
sinh Bacitracin (ức chế vi khuẩn gây bệnh Gram (+) (Staphylococcus aureus, Bacillus
cereus, Streptococcus sp.)
B. megaterium: tế bào xếp thành chuỗi, sinh tổng hợp -amylase, protease,
phytase, và vitamin B12,
B. subtilis: sinh tổng hợp subtilisin protease, amylase, và kháng sinh (subtilin:
ức chế vi khuẩn gây bệnh Gram (+) và các mầm bệnh khác.
2.6.1.3 Nấm men
Các loài thộc giống Saccharomyces sp. khuẩn lạc màu đục sữa, khô và gồ cao,
tế bào hình elip, sinh sản nhanh và mạnh bằng cách nẩy chồi, có thể tạo bào tử, hiếu
khí tùy ý. Trong điều kiện hiếu khí, nấm men sinh sản nhanh và mạnh bằng cách nẩy
chồi, tăng sinh khối; trong điều kiện yếm khí, nấm men lên men các loại đường thành
ethanol. Nhiệt độ thích hợp 20 – 30oC. Một số loài có khả năng đối kháng, cạnh tranh
với các vi sinh vật có hại, kháng độc tố và kích thích hệ miễn nhiễm của ruột.
2.6.2 Tác dụng của chế phẩm BIO – HR
Chế phẩm BIO – HR kích thích tiêu hóa, qua đó giúp gia cầm tăng trọng nhanh
và giảm tiêu tốn thức ăn. Bên cạnh đó cũng giảm được mùi hôi của phân.
2.6.3 Bảo quản của chế phẩm BIO – HR
Lưu giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ở nhiệt độ thường

có thể bảo quản chế phẩm được 3 tháng.
2.7 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu
Lê Thị Thùy Linh, 2008. Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp trùn quế
(Prerionyx excavatus) và probiotic trên sinh trưởng và năng suất của gà Lương
Phượng. Kết quả cho thấy với các mức bổ sung hỗn hợp trùn quế và probiotic ở các lô
I, II, III và IV lần lượt là 0; 10; 20 và 30 % trong thức ăn, trọng lượng bình quân 10
tuần tuổi của các lô lần lượt là 1.751; 1.927; 1.963 và 2.000 g/con. Hệ số chuyển hóa
thức ăn của các lô lần lượt là 3,3; 2,8; 2,7 và 2,6 kg TĂ/ 1 kg tăng trọng. Tỷ lệ nuôi
15


×