Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRUNG HÒA AXIT VÀ ĐỘ ĐỆM AXIT CỦA THỰC LIỆU VÀ KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO CON SAU CAI SỮA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.4 KB, 60 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRUNG HÒA AXIT VÀ ĐỘ ĐỆM
AXIT CỦA THỰC LIỆU VÀ KHẨU PHẦN THỨC ĂN
HEO CON SAU CAI SỮA

Sinh viên thực hiện: TÔ THỊ MỸ PHƯƠNG
Lớp: DH08TA
Ngành: Chăn Nuôi
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y

***********

TÔ THỊ MỸ PHƯƠNG

ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG TRUNG HÒA AXIT VÀ ĐỘ ĐỆM
AXIT CỦA THỰC LIỆU VÀ KHẨU PHẦN THỨC ĂN


HEO CON SAU CAI SỮA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chăn nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. CHẾ MINH TÙNG
ThS. HỒ THỊ NGA

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Tô Thị Mỹ Phương
Tên khóa luận: “Đo lường khả năng trung hòa axit và độ đệm axit của
thực liệu và khẩu phần thức ăn heo con sau cai sữa”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y
ngày…….tháng…….năm 2012.
Giáo viên hướng dẫn

Giáo viên hướng dẫn

TS. Chế Minh Tùng

ThS. Hồ Thị Nga

ii



LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cha mẹ, người
đã nuôi dạy con khôn lớn, tạo cho con mọi điều kiện tốt nhất về vật chất và là chỗ
dựa tinh thần vững chắc nhất giúp con vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Trường Đại Học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức
quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Chân thành cảm ơn: TS. Chế Minh Tùng, ThS. Hồ Thị Nga đã tận tình giúp
đỡ và cùng em chia sẻ tất cả những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp DH08TA đã cùng tôi vượt qua những khó khăn
trong công việc học tập và cùng tôi chia sẻ những kỷ niệm khó quên của thời sinh
viên đáng nhớ này.
Với kiến thức còn hạn chế, mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng trong suốt quá
trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự
góp ý quý báu của các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

SVTH: TÔ THỊ MỸ PHƯƠNG

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đo lường khả năng trung hòa axit và độ đệm axit của
thực liệu và khẩu phần thức ăn heo con sau cai sữa” được tiến hành từ 01/2012 đến
06/2012 tại Bộ môn Sinh lý-Sinh hóa, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Mục
đích là nhằm đo lường khả năng trung hòa axit (ABC) và độ đệm axit (BUF) của
thực liệu và xác định phương trình hồi qui và hệ số tương quan giữa ABC lý thuyết
(ABC-LT) và ABC thực tế (ABC-TT) của khẩu phần heo con sau cai sữa. Thí
nghiệm đã khảo sát 110 mẫu thực liệu được thu thập từ nhiều vùng khác nhau và 32

khẩu phần thức ăn heo con sau cai sữa giai đoạn 21 – 49 ngày tuổi. Khoảng 0,5 g
vật chất khô của thực liệu hoặc khẩu phần được cho vào cốc chứa 50 ml nước cất và
khuấy đều liên tục. Thêm HCl 0,1 N hoặc NaOH 0,1 N vào dung dịch mẫu và nước
cất để đưa pH ban đầu về mức 4 hoặc 3. Giá trị pH được ghi nhận sau khi để cân
bằng 3 phút. Giá trị ABC là lượng axit tính bằng miliequivalents (meq) được thêm
vào để giảm pH của 1 kg vật chất khô xuống pH 4 (ABC-4) hoặc 3 (ABC-3).
Kết quả thí nghiệm cho thấy, trong những nhóm thực liệu được khảo sát thì
nhóm cung khoáng có ABC và BUF cao nhất. Giá trị ABC-4 của nhóm này dao
động từ -86 đến 17.534 meq/kg và ABC-3 dao động từ 89,4 đến 17.912 meq/kg.
Bột đá vôi là thực liệu cung khoáng có ABC cao nhất. Nhóm thực liệu cung protein
có ABC và BUF cao thứ 2. Trong nhóm này, DDGS (distiller’s dried grains with
solubes) và bột huyết có ABC và BUF thấp hơn nhiều so với bột cá và bột thịt
xương. Nhóm thực liệu cung năng lượng có ABC và BUF thấp nhất trong những
nhóm thực liệu được khảo sát. Giá trị ABC-4 của nhóm này dao động từ 19,1 đến
321,3 meq/kg và ABC-3 dao động từ 117,4 đến 503,6 meq/kg. Nghiên cứu cũng đã
chứng minh có mối quan hệ hồi qui và tương quan thuận giữa ABC-TT và ABC-LT
của khẩu phần. Sự tương quan là rất chặt (r = 0,89) đối với ABC-4 và trung bình (r
= 0,78) đối với ABC-3. Do vậy, chúng ta có thể ước lượng ABC-TT của khẩu phần
từ các thực liệu sử dụng để tổ hợp ra khẩu phần có ABC thấp, giúp heo tránh được
những bất lợi ở những thời điểm mà pH dịch vị tăng cao.

iv


MỤC LỤC

Trang tựa ......................................................................................................................i
Phiếu xác nhận của giáo viên huớng dẫn ................................................................... ii
Lời cảm tạ.................................................................................................................. iii
Tóm tắt .......................................................................................................................iv

Mục lục........................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ....................................................................................... viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................ix
Danh sách các hình...................................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa heo con ........................................................................3
2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng và cấu tạo bộ máy tiêu hóa heo con ...............................3
2.1.2 Sự phát triển các cơ quan tiêu hóa ở heo con.....................................................3
2.2 Sự thay đổi sinh lý tiêu hóa của heo con sau cai sữa ............................................4
2.2.1 Những biến đổi của bộ máy tiêu hóa khi cai sữa ...............................................4
2.2.2 Những thay đổi của dịch vị ................................................................................5
2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột ......................................................................................6
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột ........................................7
2.3.1.1 Yếu tố pH ........................................................................................................7
2.3.2 Tác dụng của sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột .........................................8
2.4 Sự tiêu hóa và hấp thu các chất .............................................................................9
2.4.1 Sự tiêu hóa và hấp thu protein............................................................................9

v


2.4.2 Sự tiêu hóa và hấp thu glucid .............................................................................9
2.4.3 Sự tiêu hóa và hấp thu lipid..............................................................................10
2.5 Các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và bệnh tiêu chảy ở heo con .................10
2.5.1 Do vi khuẩn ......................................................................................................10

2.5.2 Do kí sinh trùng................................................................................................11
2.5.3 Do virus ............................................................................................................11
2.5.4 Do thức ăn ........................................................................................................11
2.5.5 Do các nguyên nhân khác ................................................................................12
2.6 Các axit hữu cơ ...................................................................................................13
2.6.1 Chất axit hóa ....................................................................................................13
2.6.2 Một số axit hữu cơ sử dụng trong thức ăn .......................................................13
2.6.3 Cơ chế tác động của axit hữu cơ trong đường tiêu hóa ...................................14
2.6.3.1 Giảm pH dịch vị ............................................................................................14
2.6.3.2 Tiêu diệt vi khuẩn trực tiếp ...........................................................................14
2.6.3.3 Tăng khả năng tiêu hóa dưỡng chất ..............................................................15
2.6.3.4 Tiết enzyme nội sinh và thay đổi hình thái nhung mao ruột .........................16
2.7 Khả năng trung hòa axit và độ đệm axit của thức ăn ..........................................16
2.8 Một số nghiên cứu ...............................................................................................17
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................................19
3.1 Thời gian và địa điểm .........................................................................................19
3.2 Đối tượng thí nghiệm ..........................................................................................19
3.3 Nội dung thí nghiệm ...........................................................................................20
3.4 Phương pháp tiến hành ........................................................................................20
3.4.1 Thu thập và bảo quản mẫu ...............................................................................20
3.4.2 Tổ hợp khẩu phần.............................................................................................21
3.4.3 Đo lường vật chất khô ......................................................................................22
3.4.4 Đo lường khả năng trung hòa axit và độ đệm axit của thực liệu .....................22
3.4.5 Đo lường khả năng trung hòa axit lý thuyết và thực tế của khẩu phần. ..........23
3.5 Các chỉ tiêu đo lường ..........................................................................................23

vi


3.6 Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................24

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................25
4.1 Khả năng trung hòa axit của một số thực liệu cung năng lượng.........................25
4.2 Độ đệm axit của một số thực liệu cung năng lượng ...........................................26
4.3 Khả năng trung hòa axit của một số thực liệu cung protein ...............................28
4.4 Độ đệm axit của một số thực liệu cung protein ..................................................29
4.5 Khả năng trung hòa axit của một số axit amin....................................................30
4.6 Độ đệm axit của một số axit amin.......................................................................31
4.7 Khả năng trung hòa axit của một số thực liệu cung khoáng ...............................32
4.8 Độ đệm axit của một số thực liệu cung khoáng ..................................................34
4.9 Khả năng trung hòa axit và độ đệm axit của một số kháng sinh và axit hữu cơ .....35
4.10 Phương trình hồi qui và hệ số tương quan giữa ABC-LT và ABC-TT của khẩu
phần ...........................................................................................................................36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................39
5.1 Kết luận ...............................................................................................................39
5.2 Đề nghị ................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................40
PHỤ LỤC .................................................................................................................45

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABC:

Acid Binding Capacity (khả năng trung hòa axit)

BUF:

Acid Buffering Capacity (độ đệm axit)


ABC-4:

Khả năng trung hòa axit ở pH 4

ABC-3:

Khả năng trung hòa axit ở pH 3

BUF-4:

Độ đệm axit ở pH 4

BUF-3:

Độ đệm axit ở pH 3

ABC-LT:

Khả năng trung hòa axit lý thuyết của khẩu phần

ABC-TT:

Khả năng trung hòa axit thực tế của khẩu phần

ABC-4 LT:

Khả năng trung hòa axit lý thuyết của khẩu phần ở pH 4

ABC-3 LT:


Khả năng trung hòa axit lý thuyết của khẩu phần ở pH 3

ABC-4 TT:

Khả năng trung hòa axit thực tế của khẩu phần ở pH 4

ABC-3 TT:

Khả năng trung hòa axit thực tế của khẩu phần ở pH 3

DDGS:

Distiller’s dried grains with solubes (bã rượu khô)

KDĐN:

Khô dầu đậu nành

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sự phát triển của cơ quan tiêu hóa ở heo con ..............................................4 
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của tuổi đến thời gian tiêu hóa của dịch vị ...............................5 
Bảng 2.3 pH ở những vị trí khác nhau trong đường tiêu hóa của heo con sau cai sữa
.....................................................................................................................................6 
Bảng 2.4 Ảnh hưởng lứa tuổi đến hoạt động của các enzyme tuyến tụy ở heo con
(µmol chất được thủy phân/phút) ..............................................................................10 
Bảng 2.5 Yêu cầu của heo cai sữa đối với nhiệt độ môi trường ...............................12 
Bảng 3.1 Thực liệu cung đạm và năng lượng ...........................................................19 

Bảng 3.2 Các thực liệu khác .....................................................................................20 
Bảng 3.3 Nhu cầu dinh dưỡng của heo con sau cai sữa giai đoạn 21- 49 ngày tuổi.
...................................................................................................................................21 
Bảng 4.1 Khả năng trung hòa axit của một số thực liệu cung năng lượng ...............25 
Bảng 4.2 Độ đệm axit của một số thực liệu cung năng lượng ..................................27 
Bảng 4.3 Khả năng trung hòa axit của một số thực liệu cung protein ......................28 
Bảng 4.4 Độ đệm axit của một số thực liệu cung protein .........................................30 
Bảng 4.5 Khả năng trung hòa axit của một số axit amin ..........................................31 
Bảng 4.6 Độ đệm axit của một số axit amin .............................................................31 
Bảng 4.7 Khả năng trung hòa axit của một số thực liệu cung khoáng .....................32 
Bảng 4.8 Độ đệm của một số thực liệu cung khoáng ...............................................34 
Bảng 4.9 Khả năng trung hòa axit và độ đệm axit của một số kháng sinh và axit hữu
cơ ...............................................................................................................................35 
Bảng 4.10 Mô hình ước lượng ABC-TT từ ABC-LT của khẩu phần .......................36 

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Giới hạn pH đối với sự phát triển của vi sinh vật đường ruột ....................7 
Hình 2.2 Cơ chế tiêu diệt vi khuẩn của axit hữu cơ ..................................................15 
Hình 4.1 Phương trình hồi qui giữa ABC-4 TT và ABC-4 LT của khẩu phần. .......37 
Hình 4.2 Phương trình hồi qui giữa ABC-3 TT và ABC-3 LT của khẩu phần. .......37 

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Trong chăn nuôi heo, giai đoạn sau cai sữa rất quan trọng, ảnh hưởng đến
năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Tuy nhiên, giai đoạn này lại tiềm ẩn nhiều nguyên
nhân gây tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của heo con. Những yếu tố
bên ngoài (stress khi tách đàn, điều kiện chuồng nuôi không phù hợp) cộng với việc
rối loạn tiêu hóa đã tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây thối rữa phát triển mạnh,
sản sinh độc tố ảnh hưởng đến nhu động ruột và khả năng hấp thu dưỡng chất, dẫn
đến heo con bị tiêu chảy, còi cọc và kém phát triển.
Sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn để kích thích sinh trưởng, ngăn ngừa
dịch bệnh là một phương pháp phổ biến và được sử dụng khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn và khả năng tồn dư kháng sinh
trong sản phẩm chăn nuôi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chính vì
vậy, việc hạn chế sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi ngày càng được
nhiều người quan tâm. Có nhiều chế phẩm đã được nghiên cứu để thay thế kháng
sinh như các axit hữu cơ, probiotic, prebiotic và các chất chiết xuất từ thảo mộc…
Theo một vài nghiên cứu, bổ sung axit trong khẩu phần giúp làm giảm vi
sinh vật có hại và tăng vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa (Mathew và ctv,
1991), làm giảm pH dạ dày (Ravindran và Kornegay, 1993), tăng cường hoạt động
của các enzyme tiêu hóa, tăng tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất (Kidder và
Manners, 1978). Tuy nhiên theo một số người khác, axit được thêm vào thức ăn
không ảnh hưởng hoặc làm giảm năng suất của heo (Radecki và ctv, 1988;
Manzanilla và ctv, 2004). Những kết quả trái ngược này có lẽ do tác động của nhiều
yếu tố như giai đoạn sinh trưởng, thực liệu thức ăn, tỷ lệ bổ sung, tuổi cai sữa và

1


tình trạng sức khỏe của heo v.v…Trong đó, khả năng trung hòa axit (ABC - Acid
Binding Capacity) và độ đệm axit (BUF – Acid Buffering Capacity) của thực liệu
có lẽ là một trong những nguyên nhân đáng chú ý. Thức ăn có ABC thấp có khả
năng làm giảm pH của dạ dày và ức chế vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột (Kulge và

ctv, 2006). Theo Yen (2001), pH ở dạ dày thấp làm tăng sự tiêu hóa, hấp thu các
dưỡng chất ở heo, đặc biệt là heo con sau cai sữa. Ngoài ra, thức ăn có ABC thấp
còn thúc đẩy hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột (Bifidobacterium và
Lactobacillus) phát triển. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chưa có nhiều công trình
nghiên cứu về ABC và BUF của thực liệu, mối tương quan giữa ABC-TT và ABCLT của khẩu phần. Nghiên cứu cũng nhằm cung cấp giá trị tham khảo cho những
nghiên cứu sau này về ABC và BUF của các thực liệu trong khẩu phần.
Xuất phát từ những lý do trên và được sự đồng ý của khoa Chăn Nuôi – Thú
Y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của
TS. Chế Minh Tùng và ThS. Hồ Thị Nga, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Đo lường khả năng trung hòa axit và độ đệm axit của thực liệu và khẩu phần
thức ăn heo con sau cai sữa”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Xác định ABC và BUF của thực liệu.
- Xác định phương trình hồi qui và hệ số tương quan giữa ABC-TT và ABCLT của khẩu phần heo con sau cai sữa.
1.2.2 Yêu cầu
- Thu thập mẫu thực liệu của các loại thức ăn khác nhau từ nhiều nguồn.
- Đo lường ABC và BUF của một số thực liệu dùng trong tổ hợp khẩu phần
thức ăn heo con sau cai sữa.
- Đo lường ABC-TT và tính toán ABC-LT của khẩu phần thức ăn cho heo
con sau cai sữa.

2


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa heo con
2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng và cấu tạo bộ máy tiêu hóa heo con

Heo con trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa phát triển với tốc độ rất
nhanh, thể hiện thông qua sự gia tăng trọng lượng cơ thể. Theo Vũ Đình Tôn và
Trần Thị Thuận (2005), trọng lượng heo con từ 7 - 10 ngày tuổi đã gấp 2 lần trọng
lượng lúc sinh, 24 ngày tuổi gấp 4 lần trọng lượng sơ sinh, 30 ngày tuổi gấp 5 lần
trọng lượng sơ sinh và 60 ngày tuổi gấp 10 - 15 lần trọng lượng sơ sinh. Sự tăng
trưởng của heo con trong thời kì này không hoàn toàn tuân theo qui luật sinh trưởng
chung của gia súc. Ở 3 hoặc 4 tuần tuổi, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của heo con có
chiều hướng giảm đi do nguồn sữa mẹ cung cấp cho heo con bắt đầu giảm. Tuy
nhiên, mức độ tăng trọng giảm còn tùy thuộc vào trình độ kỹ thuật của người chăn
nuôi.
Trong giai đoạn này, bộ máy tiêu hóa của heo con chưa phát triển hoàn toàn,
heo con chỉ nhận nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ. Khi chuyển qua giai đoạn sau cai
sữa, nguồn thức ăn cho heo con thay đổi về chất lượng và thành phần dinh dưỡng.
Để thích nghi với những điều kiện mới, bộ máy tiêu hóa của heo con phải trải qua
quá trình phát triển về kích thước, dung tích và hoạt động sinh lý để có thể tiêu hóa,
sử dụng các chất dinh dưỡng tốt hơn.
2.1.2 Sự phát triển các cơ quan tiêu hóa ở heo con
Heo con ở thời kì này phát triển nhanh về bộ máy tiêu hóa song chưa hoàn
thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở dung tích và khối lượng của cơ quan tiêu hóa.

3


Bảng 2.1 Sự phát triển của cơ quan tiêu hóa ở heo con
Dạ dày
Ngày Trọng Dung
tuổi

Ruột non


Ruột già

Trọng

Dung

Chiều

Trọng Dung Chiều

lượng

tích

lượng

tich

dài

lượng

tích

dài

(g)

(ml)


(g)

(ml)

(m)

(g)

(ml)

(m)

1

4,5

25

40

100

3,8

10

40

0,8


10

15

73

95

200

5,6

22

90

1,2

20

24

213

115

700

7,3


36

100

1,2

70

235

1.815

996

6.000

16,5

458

2.100

3,1

(Nguồn: Kvasnitski, 1951).
Cơ quan tiêu hóa của heo con phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 20 đến
70 ngày tuổi (Bảng 2.1). Trọng lượng dạ dày, dung tích dạ dày và ruột non tăng
khoảng 10 lần, trong khi đó dung tích của ruột già tăng 21 lần. Tuy các cơ quan tiêu
hóa của heo con phát triển nhanh chóng nhưng cấu trúc bên trong chưa hoàn thiện,
các enzyme tiêu hóa tiết ra chưa được nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa

các chất dinh dưỡng.
2.2 Sự thay đổi sinh lý tiêu hóa của heo con sau cai sữa
2.2.1 Những biến đổi của bộ máy tiêu hóa khi cai sữa
Theo Trần Thị Dân (2003), màng nhầy ruột non có những thay đổi khi heo
cai sữa ở 3 - 4 tuần tuổi. So với trước khi cai sữa, nhung mao (để hấp thu chất dinh
dưỡng) ngắn đi 75 % trong vòng 24 giờ sau cai sữa và tình trạng này vẫn tiếp tục
cho đến ngày thứ 5 sau cai sữa (Hampson and Kidder, 1986). Đáy nhung mao ruột
là nơi sản sinh các tế bào ruột, các tế bào này sẽ di chuyển dần lên đỉnh nhung mao
để trở thành tế bào ruột trưởng thành với vi nhung mao hấp thu chất dinh dưỡng.
Một vài enzyme tiêu hóa (lactase, glucosidases, protease) bị giảm nhưng maltase lại
tăng, do đó khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột giảm. Hampson (1986) cho
rằng việc ăn thức ăn dặm trước khi cai sữa không là nguyên nhân khơi mào phản
ứng viêm màng ruột ở giai đoạn sau cai sữa.

4


Việc giảm chiều dài của nhung mao và hình dạng chưa trưởng thành của
quần thể tế bào ruột (do tốc độ thay thế nhanh) có thể giải thích tại sao heo cai sữa
nhạy cảm đối với bệnh do Escherichia coli (E.coli). Những thay đổi của nhung mao
và đáy nhung mao ruột được thiết lập trong vòng 5 ngày và kéo dài ít nhất 5 tuần. Ở
heo chưa cai sữa, chiều cao của nhung mao ít thay đổi hoặc có thể giảm chút ít và
độ sâu của đáy nhung mao tăng dần nhưng với tốc độ chậm hơn. Do đó, nếu cai sữa
sớm cần lưu ý những thay đổi kể trên để có chế độ dinh dưỡng thích hợp.
Ngoài ra, thức ăn thay sữa mẹ khó tiêu hóa hơn sữa, làm giảm khả năng tiêu
hóa, vi sinh vật ruột già dễ lên men, giảm hấp thu nước ở túi ruột, hậu quả là heo bị
tiêu chảy (Trần Thị Dân, 2003). Men trong dịch vị đã có từ khi heo con mới đẻ
nhưng trước 20 ngày tuổi chưa thấy khả năng tiêu hóa thực tế vì trong dịch vị thiếu
HCl tự do. Sức tiêu hóa của dịch vị heo con tăng theo tuổi một cách rõ rệt.
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của tuổi đến thời gian tiêu hóa của dịch vị

Ngày tuổi

Fibrin tiêu hóa

Thời gian

(mg)

(giờ)

9

30

19

28

30

2–3

50

30

1

(Nguồn: Lê Văn Thọ và ctv, 1992).
2.2.2 Những thay đổi của dịch vị

Theo Nguyễn Bạch Trà (1998), trong thời gian đầu (trước 1 tháng) dịch vị
của heo con hầu như không có HCl tự do. Lượng HCl tự do do dạ dày tiết ra ít và
nhanh chóng kết hợp với dịch nhầy, đây là hiện tượng thiếu axit HCl dẫn đến tiêu
chảy ở heo con. Heo càng lớn lượng dịch vị tiết ra càng nhiều, HCl tăng nhanh ở
giai đoạn 25 - 30 ngày tuổi, tính diệt khuẩn của nó rõ nhất ở 40 - 50 ngày tuổi. Khi
thức ăn vào trong dạ dày, pH từ 2 nâng lên 3,5 dẫn đến ức chế nhiều enzyme tiêu
hóa. Sự tăng pH trong dạ dày liên quan đến nhiều yếu tố như tuổi heo sau cai sữa,
thức ăn đặc hoặc lỏng và thành phần thức ăn. Khi pH không thích hợp cho các
enzyme tiêu hóa protein hoạt động thì các protein sẽ đi qua dạ dày, tạo nên hiện

5


tượng dị ứng kháng nguyên làm bào mòn niêm mạc ruột. Ngoài ra, pH tăng tạo môi
trường thuận lợi cho các vi sinh vật có hại phát triển.
Bảng 2.3 pH ở những vị trí khác nhau trong đường tiêu hóa của heo con sau cai sữa
Ngày tuổi

Vị trí

0

3

6

9

Dạ dày


3,8

6,4

6,1

6,4

Tá tràng

5,8

6,5

6,2

6,6

Không tràng

6,8

7,3

7,3

7,0

Hồi tràng


7,5

7,8

7,8

8,1

(Nguồn: Makkink và ctv, 1994).
Qua Bảng 2.3, chúng ta thấy pH của dạ dày thấp hơn so với pH ở các phần
khác nhau của ruột non. pH trong ruột non ở những ngày đầu sau cai sữa thấp, sau
đó tăng lên nhiều ở các ngày tiếp theo. Nguyên nhân là do có sự thay đổi thức ăn từ
sữa mẹ sang thức ăn dặm. Sự thay đổi này gây bất lợi cho quá trình tiêu hóa các
chất dinh dưỡng vì không những nó ảnh hưởng đến sự phân tiết các enzyme mà còn
tạo cơ hội cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.
2.3 Hệ vi sinh vật đường ruột
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1997), hệ vi sinh vật đường ruột có thể chia
thành 2 loại:
Hệ vi sinh vật tùy nghi: Đa số những vi sinh vật này là những vi sinh vật có
hại, số lượng thay đổi theo loại thức ăn, môi trường đường tiêu hóa, sức đề kháng
của cơ thể. Chúng gồm các loại vi khuẩn, trực khuẩn như Staphylococcus, Proteus,
Salmonella, Clostridium, nấm men, nấm mốc v.v…Chúng thích nghi với môi
trường pH trung tính đến kiềm. Dưới những môi trường thích hợp, chúng phát triển
sản sinh độc tố, xâm nhập phá vỡ tế bào đường ruột, gây tổn thương thành ruột và
gây hại cho gia súc và gia cầm.
Hệ vi sinh vật có lợi: Đây là những vi sinh vật thích nghi với môi trường pH
thấp, phát triển tốt trong đường ruột gia súc, gia cầm và định cư vĩnh viễn tại đây.
Đa số các vi sinh vật này có khả năng tiết ra một số enzyme giúp cơ thể vật nuôi

6



tiêu hóa thức ăn tốt hơn và giúp phòng chống một số bệnh do vi sinh vật có hại gây
ra. Hệ vi sinh vật có lợi gồm có các loại vi khuẩn như Lactobacillus acidophilus,
Streptococcus lactis, Lactococcus lactis, Bacillus subtilis, các loại nấm men
(Aspergillus niger, Aspergillus oryzae, Mucor) và một số loại protozoa.
2.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột
2.3.1.1 Yếu tố pH
pH của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và khả năng sinh tổng
hợp của vi khuẩn. Sự ảnh hưởng này có thể xác định bởi hai nhân tố: nhân tố thứ
nhất là sự tác động của ion H+ hoặc ion OH- đến tính chất keo của tế bào, hoạt lực
của enzyme và nhân tố thứ hai là sự tác động gián tiếp của pH môi trường tế bào.
Trị số pH điều chỉnh mức độ phân ly các thành phần của môi trường, ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của vi sinh vật. Có những khoảng trị số pH mà các
vi sinh vật phát triển bình thường, ngược lại có những khoảng pH vi sinh vật phát
triển không bình thường hoặc chết dần.

Hình 2.1 Giới hạn pH đối với sự phát triển của vi sinh vật đường ruột
(Nguồn: INVE Nutri-AD, 2002).
Hầu hết các vi sinh vật gây hại đều sống ở pH > 3,5 (Hình 2.1). Đối với vi
khuẩn lactic, khi pH < 4 sẽ ngừng hoạt động. Trong môi trường có độ pH thấp, vi
sinh vật có lợi sinh trưởng và phát triển nhưng đối với vi sinh vật gây hại thì độ pH
này có thể kìm hãm sự phát triển và giết chết chúng. Như vậy, giảm pH của đường

7


ruột xuống mức thấp (pH < 3,5) sẽ ức chế vi sinh vật gây bệnh phát triển và tạo điều
kiện cho vi sinh vật có lợi hoạt động.
2.3.1.2 Các chất dinh dưỡng, thức ăn và độ tuổi

Tùy theo loại thức ăn mà hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi, khẩu phần có
nhiều chất đạm, bột đường thì tỷ lệ các vi sinh vật lên men các chất này phát triển
cao, khẩu phần có nhiều chất xơ thì vi khuẩn phân giải cellulose sẽ xuất hiện nhiều.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1997), hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của heo con
vào cuối ngày thứ nhất sau khi sinh có các loại trực khuẩn Gram (-) như Bacillus
anaerogenes, Enterococcus. Ở ngày thứ hai, vi khuẩn Gram (+) tăng rõ rệt, gồm
trực khuẩn lactic, Micrococcus. Ngày thứ năm có Streptococcus, trực khuẩn lactic,
số lượng E.coli và vi khuẩn Gram (-) khác chiếm 40 – 50 %; ngoài ra còn có
Micrococcus, Candida, Actinomyces và vi khuẩn sinh nha bào. Nếu heo con 8 - 10
ngày tuổi ăn thức ăn hạt, thức ăn hỗn hợp thì hệ vi sinh vật vô cùng phong phú, vi
khuẩn lactic và Streptococcus chiếm 40 %. Sau cai sữa, lượng vi khuẩn Gram (-)
tăng 70 – 80 %, còn vi khuẩn lactic giảm 5 – 10 %. Các thức ăn tốt thường cung cấp
một số lượng lớn vi sinh vật có lợi và ngược lại vi sinh vật có lợi sẽ phát triển kém
trên môi trường thức ăn xấu. Tùy thuộc vào thành phần thức ăn mà hệ vi sinh vật
cũng thay đổi theo.
2.3.2 Tác dụng của sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột
Đào Trọng Đạt và ctv (1995) cho rằng, sự cân bằng của quần thể vi sinh vật
trong đường tiêu hóa ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thú. Những tác động bất lợi
như chế độ dinh dưỡng không phù hợp, điều trị bằng thuốc kháng sinh không đúng
cách và đáp ứng miễn dịch bị thay đổi đều có thể làm cho quần thể vi sinh vật
đường tiêu hóa mất cân bằng dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Bình thường, sự điều tiết
của hệ sinh thái nội tại ngăn cản sự hình thành vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể. Nếu
các nhân tố điều tiết hệ sinh thái nội tại bị phá vỡ, các vi khuẩn gây bệnh sẽ có điều
kiện phát triển làm cho bệnh phát sinh. Các chủng E.coli, Salmonella… sinh độc tố
kết dính vào bề mặt biểu bì, các độc tố đi vào tế bào ruột làm tăng sự tiết dịch, từ đó

8


nhiều chất lỏng từ tá tràng đi xuống kết tràng sẽ vượt quá khả năng hấp thu của kết

tràng và gây ra tiêu chảy.
2.4 Sự tiêu hóa và hấp thu các chất
2.4.1 Sự tiêu hóa và hấp thu protein
Protein trong thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày nhờ sự hoạt động của
enzyme pepsin. Pepsinogen bị thủy phân tạo pepsin trong điều kiện pH từ 2 - 3,5.
Các chuỗi polypeptide đi xuống ruột non và tiếp tục quá trình tiêu hóa bởi men của
tuyến tụy như trypsin và chymotrypsin, các men này được kích hoạt ở pH từ 7 - 9.
Tuy nhiên, do thiếu axit HCl ở thời kỳ đầu nên độ pH của dịch vị heo con còn cao,
vì vậy khả năng diệt khuẩn và hoạt hóa pepsinogen kém, heo con chỉ tiêu hóa tốt
các loại protein có trong sữa. Lượng HCl tự do xuất hiện nhiều ở ngày tuổi 25 - 30
và tính diệt khuẩn rõ ở ngày 40 - 50. Khi heo con phát triển, lượng pepsinogen và
HCl tự do trong dạ dày tăng lên, khả năng tiêu hóa các protein cũng được cải thiện.
2.4.2 Sự tiêu hóa và hấp thu glucid
Theo Nguyễn Như Pho (2001), heo con mới sinh sự phân tiết enzyme tiêu
hóa ở dạ dày và ruột non kém, chỉ có thể tiêu hóa thức ăn đơn giản như sữa mẹ.
Trong hai tuần tuổi đầu tiên, heo con không sử dụng được glucid do thiếu enzyme
amylase của tuyến tụy và maltase của ruột. Amylase của nước bọt tiết nhiều nhất
vào lúc 2 - 3 tuần tuổi, sau đó giảm 50 %; amylase của tuyến tụy được tiết mạnh từ
tuần thứ 3 đến tuần thứ 5 (Bảng 2.4). Maltase và sucrase cũng tương tự như
amylase tụy, tức là những tuần đầu sau khi sinh hàm lượng thấp, sau đó tăng dần
đạt mức cao ở 5 - 6 tuần tuổi. Do đặc điểm các enzyme tiêu hóa glucid như vậy nên
khả năng tiêu hóa glucid của heo con trong 4 tuần tuổi còn kém, chỉ tiêu hóa được
50 % lượng glucid ăn vào. Khoảng 5 - 6 tuần tuổi thì khả năng tiêu hóa chất này
tương đối hoàn thiện.
Enzyme lactase tiêu hóa đường lactose có hoạt lực cao ngay từ khi sơ sinh và
tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2 sau đó giảm nhanh chóng.

9



Bảng 2.4 Ảnh hưởng lứa tuổi đến hoạt động của các enzyme tuyến tụy ở heo con
(µmol chất được thủy phân/phút)
Ngày tuổi

Trypsin

Chymotrypsin

Amylase

3

14,6

0,9

2,1

7

22,0

3,5

14,7

14

33,8


4,9

22,0

21

32,1

7,0

26,2

28

55,6

9,5

65,1

35

42,1

3,9

24,4

56


515,0

14,3

128,2

(Nguồn: Jensen và ctv, 1997).
2.4.3 Sự tiêu hóa và hấp thu lipid
Sự hấp thu lipid dưới dạng axit béo tự do và monoglyceride theo quá trình
thẩm thấu vào bạch huyết. Theo Frank và ctv (1996), khả năng tiêu hóa chất béo
của heo con tăng dần theo tuổi của chúng. Tính dễ tiêu hóa lipid có thể tăng dần từ
69 % trong tuần lễ đầu tiên sau cai sữa lên 88 % sau 4 tuần cai sữa. Sự bài xuất
lipase theo dịch tụy ở heo con tăng đến 3 - 4 tuần tuổi song song với bài xuất mật,
thúc đẩy sự phân giải và đồng hóa mỡ nhờ nó được nhũ tương hóa tốt. Tỷ lệ đồng
hóa mỡ ở heo con tỷ lệ nghịch với chiều dài của các chuỗi axit béo. Các axit béo
chưa bão hòa được hấp thu nhanh hơn so với các axit đã bão hòa.
2.5 Các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và bệnh tiêu chảy ở heo con
2.5.1 Do vi khuẩn
Một số vi khuẩn đường ruột như E.coli, Salmonella, Shigella, Clostridium,
Campylobacter là nguyên nhân gây nên sự rối loạn về tiêu hóa, viêm ruột và tiêu
chảy ở nhiều loài gia súc (Nguyễn Như Pho, 2001). Các vi khuẩn này gây bệnh trên
cơ thể vật chủ do trên cơ thể vật chủ có cấu trúc giúp cho vi khuẩn thực hiện được
chức năng bám dính. Vi khuẩn có khả năng sản sinh các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là

10


sản sinh độc tố, trong đó quan trọng là độc tố đường ruột có khả năng xâm nhập vào
các lớp tế bào biểu mô của niêm mạc ruột và từ đó phát triển nhân lên.
2.5.2 Do kí sinh trùng

Cầu trùng đường ruột là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo
con. Bệnh do cầu trùng không gây thành ổ dịch lớn như bệnh do virus và vi khuẩn
gây ra nhưng nó thường kéo dài làm giảm năng suất chăn nuôi và là yếu tố mở
đường cho các mầm bệnh khác xâm nhập.
Các loại giun cũng là tác nhân gây viêm ruột, dẫn tới tiêu chảy trên heo. Các
loài giun sán như giun tròn (Ascaris suum), giun kết hạt (Oesophagostomum) giun
roi (Trichuris), giun chỉ (Strongyloides ransomi) không những trực tiếp giành thức
ăn của vật chủ làm giảm tăng trọng mà còn gây viêm ruột, dẫn tới tiêu chảy.
2.5.3 Do virus
Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định một số virus như Rotavirus,
Coronavirus có thể gây viêm dạ dày, ruột và là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu
chảy ở heo. Các virus này tác động gây rối loạn quá trình tiêu hóa, hấp thu ở heo và
cuối cùng dẫn đến triệu chứng tiêu chảy.
2.5.4 Do thức ăn
Thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản không đúng kỹ thuật dễ bị nhiễm nấm
mốc. Một số loài nấm như Aspergillus, Penicillium, Fusarium... có khả năng sản
sinh nhiều độc tố gây tiêu chảy ở heo. Trong các loại độc tố thì nhóm aflatoxin là
quan trọng nhất.
Một số nguyên liệu dùng làm thức ăn cho gia súc có chứa chất kháng dinh
dưỡng. Các chất này không được tiêu hóa mà còn làm giảm giá trị dinh dưỡng của
thức ăn. Khi chúng xuống ruột già lên men thối, gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy
trên heo con.
Khẩu phần thức ăn không thích hợp, thức ăn kém chất lượng như mốc, thối,
nhiễm tạp chất và các vi sinh vật có hại… dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa kèm theo

11


viêm ruột, tiêu chảy trên gia súc. Sự dư thừa chất dinh dưỡng còn gây ô nhiễm môi
trường, gây lãng phí và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.

2.5.5 Do các nguyên nhân khác
Stress: Trong thời gian cai sữa, heo con tiếp xúc với nguồn thức ăn và môi
trường sống mới dẫn đến dễ nhạy cảm đối với các mầm bệnh.
Vệ sinh môi trường: Đối với heo con theo mẹ và heo con sau cai sữa, vệ sinh
chuồng trại là vấn đề quan trọng để hạn chế bệnh tiêu chảy. Khi chuồng trại không
được vệ sinh sạch sẽ là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn phát triển và gây
bệnh. Các yếu tố như khoảng cách các dãy chuồng, điều kiện tiểu khí hậu, mật độ
nuôi, chất thải, an toàn sinh học là những nguyên nhân có thể làm gia tăng mật độ vi
khuẩn có hại và khả năng lan truyền bệnh trong trại.
Nhiệt độ: Theo Frank và ctv (1996), sau khi cai sữa lượng thức ăn ăn vào
giảm, heo con phải sử dụng năng lượng từ mỡ trong cơ thể, đây là nguyên nhân làm
cho heo con rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp. Trong tuần lễ đầu tiên sau cai sữa, heo
con rất dễ bị tiêu chảy và sinh trưởng kém nếu nhiệt độ quá thấp hay quá cao.
Bảng 2.5 Yêu cầu của heo cai sữa đối với nhiệt độ môi trường

Trọng lượng cơ thể (kg)

Nhiệt độ (0C)

3,5 - 5,5

29,5

5,5 - 8,0

26,7

8,0 - 12,5

24,4


12,5 - 18,0

21,1

(Nguồn: Frank và ctv, 1996).
Gió lùa: Frank và ctv (1996) cho rằng sự chuyển động không khí ngang tầm
heo con nên duy trì ở mức càng thấp càng tốt, gió lùa có thể làm cho heo con bị
lạnh.
Mật độ nuôi: Mật độ nuôi quá đông là nguyên nhân của việc tranh giành thức
ăn, nước uống, vị trí nằm nghỉ, làm cho heo tăng khả năng mẫn cảm với bệnh tật và
làm tăng khả năng lan truyền bệnh. Đồng thời, mật độ nuôi cao cũng làm cho sự

12


phát hiện và cách ly những heo bệnh bị hạn chế. Theo Frank và ctv (1996), đối với
heo con từ cai sữa đến 18 kg nên duy trì ở mức 0,40 m2/con đối với chuồng có nền
cứng. Diện tích chuồng quá chật hẹp, heo con chen nhau giành ăn, dẫn đến mức ăn
và tốc độ lớn sẽ giảm.
2.6 Các axit hữu cơ
2.6.1 Chất axit hóa
Chất axit hóa là chất khi cho vào môi trường sẽ làm cho độ pH của môi
trường giảm xuống. Các chất axit hóa được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi thường
là các loại axit hữu cơ như axit lactic, axit propionic, axit formic…Việc bổ sung
axit hữu cơ vào trong thức ăn chăn nuôi có tác dụng cải thiện vị ngon của thức ăn,
kích thích sự thèm ăn của thú và còn có tác dụng tăng cường tiêu hóa dưỡng chất.
Ngoài ra, axit cũng hạn chế sự phát triển của vi sinh vật có hại, tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của vi sinh vật có lợi, giúp duy trì sự cân bằng hệ vi sinh vật
trong đường ruột và cải thiện tăng trọng (Nguyễn Ngọc Hải, 2010).

2.6.2 Một số axit hữu cơ sử dụng trong thức ăn
Theo Dương Thanh Liêm (2008), từ khi kháng sinh bị cấm sử dụng trong thức
ăn chăn nuôi, axit hữu cơ được nghiên cứu bổ sung vào thức ăn chăn nuôi với nhiều
mục đích khác nhau để thúc đẩy tăng trưởng và phòng bệnh trên gia súc gia cầm.
Axit lactic được sử dụng trong thức ăn của heo nhằm để ổn định vi sinh vật
đường ruột theo hướng có lợi, dẫn đến tác động phòng ngừa bệnh tiêu chảy và tăng
sự tiêu hóa hấp thu dưỡng chất trong thức ăn. Ở các nước Châu Âu, người ta sử
dụng axit lactic bổ sung vào thức ăn tập ăn và thức ăn sau cai sữa cho heo con trong
trường hợp cai sữa sớm và cho kết quả sinh trưởng tốt. Axit lactic được tạo ra từ sự
lên men đường lactose. Do khó khăn trong việc sử dụng axit lactic dạng dung dịch
trộn vào thức ăn công nghiệp, ngày nay người ta có sử dụng các axit hữu cơ kết tinh
khác như axit furamic kết hợp với axit lactic.
Các axit kết tinh như fumaric, citric, succinic, malic… là những axit được điều
chế bằng con đường lên men công nghệ và có thể kết tinh để tạo ra dạng khô, bổ
sung vào thức ăn rất tiện lợi. Các axit kết tinh tạo ra độ pH thấp tại dạ dày và ruột,

13


vừa có tác dụng tốt trong tiêu hóa vừa ức chế vi khuẩn lên men thối ở ruột heo con.
Khi lượng HCl trong dịch vị tiết ra chưa nhiều, các axit này có vị chua nhẹ nên heo
rất thích ăn.
Axit formic và axit propionic là những axit hữu cơ được đưa vào thức ăn
không chỉ với mục tiêu kích thích tiêu hóa, tăng trọng mà còn nhằm bảo vệ thức ăn
chống vi khuẩn, chống nấm mốc. Axit formic có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lên
men thối trong đường ruột. Axit propionic ức chế nấm mốc độc hại phát triển trong
thức ăn.
2.6.3 Cơ chế tác động của axit hữu cơ trong đường tiêu hóa
Một số nhà khoa học đã đề cập một vài cơ chế tác động của axit và cho rằng,
những cơ chế này có thể tạo ra những ảnh hưởng có lợi cho heo.

2.6.3.1 Giảm pH dịch vị
Bổ sung axit hữu cơ vào thức ăn làm giảm pH dạ dày và tăng cường hoạt
động enzyme protease. Theo Sciopioni và ctv (1978), pH dạ dày sẽ giảm từ 4,6
xuống 3,5 khi bổ sung 1 % axit citric và từ 4,6 xuống 4,2 khi bổ sung 0,7 % axit
fumaric. Một số nghiên cứu khác cũng báo cáo rằng, khi bổ sung axit vào thức ăn
cũng làm giảm đáng kể pH dạ dày (Giesting và Easter, 1985; Bolduan và ctv, 1988;
Burnell và ctv, 1988). Ngược lại, Risley và ctv (1992) quan sát thấy không có sự
khác biệt trong độ pH của đường tiêu hóa khi bổ sung 1,5 % axit citric hoặc axit
fumaric lúc heo 4 tuần tuổi mặc dù pH của thức ăn đã được giảm xuống 4,9 và 4,7
so với pH 6,4 lúc đầu.
2.6.3.2 Tiêu diệt vi khuẩn trực tiếp
Nhiều nhà nghiên cứu (Bearson và ctv, 1996; Dibner và Buttin, 2002; Vũ Duy
Giảng, 2008) cho rằng tính diệt khuẩn của các axit hữu cơ chủ yếu dựa vào khả
năng vượt qua màng tế bào và thâm nhập vào trong tế bào vi khuẩn (Hình 2.2).
Trong tế bào vi khuẩn, axit phân ly tạo ra ion H+ làm pH bên trong tế bào giảm. Vi
khuẩn phải sử dụng cơ chế bơm ATP để đẩy H+ ra khỏi tế bào và do đó nó bị mất
nhiều năng lượng. Mặt khác, pH giảm thì cũng ức chế quá trình đường phân

14


×