Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides CHAUX VÀ FANG, 1949) TRONG BÈ TẠI TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.58 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ LĂNG NHA (Mystus
wyckioides CHAUX VÀ FANG, 1949) TRONG BÈ TẠI TỈNH AN
GIANG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THÁI HÒA
Ngành : Nuôi trồng thủy sản
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 7 năm 2012


KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ LĂNG NHA (Mystus wyckioides
CHAUX VÀ FANG, 1949) TRONG BÈ TẠI TỈNH AN GIANG

Tác giả
NGUYỄN THÁI HÒA

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
VÕ THANH LIÊM

Tháng 7 năm 2012




LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. HCM ;
Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi
hoàn thành khóa học này.
Các thầy cô giáo trong và ngoài khoa đã giảng dạy chúng tôi trong suốt thời
gian còn ngồi trên ghế nhà trường.
Xin gửi lòng biết ơn chân thành đến gia đình đã vượt mọi khó khăn để hỗ trợ và
giúp chúng tôi từ khi đặt chân vào trường đến lúc kết thúc khóa học, động viên, cổ vũ
tinh thần cho chúng tôi vượt qua mọi khó khăn.
Chúng tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Võ Thanh Liêm đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành khóa luận
này.
Chân thành cảm tạ các CBCNV của Trại Thực Nghiệm Thủy Sản, Khoa Thủy
Sản, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường .
Cảm ơn các bạn trong lớp DH08NT và các bạn bè đã chia sẻ những vui buồn
cùng chúng tôi, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Cảm ơn các anh ở Trại Thủy sản Bình Thạnh 3 tại tỉnh An Giang đã tận tình
giúp đỡ chúng tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Do đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài và thời gian hạn chế nên khó tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng tôi xin đón nhận những đóng góp, phê bình của quý thầy cô và
các bạn để bài khóa luận này được hoàn chỉnh hơn.

i


TÓM TẮT

Đề tài: “Khảo sát hiện trạng nuôi cá lăng nha (Mystus wyckioides Chaux và
Fang, 1949) trong bè tại tỉnh An Giang” đã được thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng
05/2012 tại tỉnh An Giang. Đề tài được điều tra theo biểu mẫu chuẩn bị sẵn.
Kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy hầu hết các hộ nuôi đều không tham gia
tập huấn khuyến ngư, đa phần các hộ nuôi đều dựa vào kinh nghiệm nuôi các loài cá
khác để nuôi cá lăng nha.
Chất lượng nước vùng nuôi còn khá tốt chưa ảnh hưởng nhiều hiệu quả nuôi.
Nguồn gốc con giống và chất lượng con giống chưa được kiểm tra trước khi thả nuôi.
Qua điều tra, cho thấy năng suất nuôi chịu ảnh hưởng bởi mật độ nuôi và việc
có hay không tham gia tập huấn của người nuôi. Người nuôi có sự hiểu biết về kỹ
thuật nuôi, đặc tính của cá sẽ tính toán mật độ nuôi hợp lý tránh được rủi ro trong quá
trình nuôi.
Với hiệu quả đồng vốn 1,61 thì người nuôi có lời. Việc này giúp người nuôi
mạnh dạn tái đầu tư nuôi và thậm chí mở rộng quy mô nuôi trong thời gian tới.

ii


MỤC LỤC
Trang tựa

Trang

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ i
TÓM TẮT ................................................................................................................................. ii
MỤC LỤC................................................................................................................................iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

1.1 Đặt Vấn Đề ............................................................................................................1
1.2 Mục Tiêu Đề Tài ....................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................................... 3
2.1 Đặc Điểm Sinh Học ...............................................................................................3
2.1.1 Phân loại..............................................................................................................3
2.1.2 Phân bố................................................................................................................4
2.1.3 Tập tính và điều kiện sống ..................................................................................4
2.1.4 Đặc điểm hình thái ..............................................................................................4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng..........................................................................................5
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng..........................................................................................5
2.1.7 Đặc điểm sinh sản ..............................................................................................5
2.1.8 Phân biệt đực cái .................................................................................................6
2.1.9 Tình hình nuôi cá lăng nha trên thế giới .............................................................6
2.1.10 Trong nước ........................................................................................................7
2.2 Sơ Lược Điều Kiện Tự Nhiên, Các Nguồn Tài Nguyên của Tỉnh An Giang ........8
2.2.1 Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên .........................................................................8
2.2.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................8
2.2.1.2 Ðịa hình............................................................................................................9
2.2.1.3 Khí hậu ...........................................................................................................10
2.2.2 Các nguồn tài nguyên .......................................................................................11
iii


2.2.2.1 Tài nguyên thiên nhiên ..................................................................................11
2.2.2.2 Nguồn nhân lực ..............................................................................................13
2.2.3 Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................13
2.2.3.1 Mạng lưới giao thông đường bộ ....................................................................13
2.2.3.2 Mạng lưới bưu chính viễn thông ...................................................................13
2.2.3.3 Mạng lưới điện quốc gia ................................................................................13
2.2.3.4 Hệ thống cấp nước sinh hoạt .........................................................................13

2.2.3.5 Giáo dục – đào tạo .........................................................................................13
2.2.3.6 Y tế .................................................................................................................14
2.4.4 Tình hình kinh tế ...............................................................................................14
2.2.4.1 Địa giới hành chính ........................................................................................14
2.2.4.2 Sơ lược tình hình kinh tế – xã hội ..................................................................14
2.2.5 Tình hình phát triển thủy sản tỉnh An Giang ....................................................15
2.2.5.1 Khai thác thủy sản..........................................................................................15
2.2.5.2 Nuôi trồng thủy sản........................................................................................16
2.2.5.3 Chế biến thủy sản ...........................................................................................16
2.3 Hiện Trạng Nghề Nuôi Cá Lăng Nha tại An Giang.............................................17
2.3.1 Tình hình nuôi cá lăng nha tại các huyện, thị tỉnh An Giang ...........................17
2.3.2 Lao động nuôi trồng thủy sản tỉnh An Giang ...................................................17
2.3.2.1 Độ tuổi lao động ............................................................................................18
2.3.2.2 Thu nhập của lao động ...................................................................................18
2.3.3 Mùa vụ nuôi ......................................................................................................18
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 20
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu ...................................................................20
3.2 Phạm Vi Nghiên Cứu và Thu Thập Số Liệu ........................................................20
3.2.1 Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................20
3.2.2 Thu thập số liệu.................................................................................................20
3.3 Nội Dung Nghiên Cứu .........................................................................................20
3.4 Phương Pháp Nghiên Cứu ...................................................................................21
3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................21
iv


3.4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................................22
3.4.3 Phương pháp tương quan ..................................................................................22
3.4.4 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế ...........................................................22
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................... 23

4.1 Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội của Vùng Nuôi ......................................................23
4.1.1 Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................23
4.1.2 Trình độ học vấn ...............................................................................................23
4.1.3 Độ tuổi .............................................................. Error! Bookmark not defined.
4.1.4 Nguồn lao động .................................................................................................25
4.1.5 Kinh nghiệm nuôi cá .........................................................................................26
4.1.6 Hoạt động khuyến ngư ......................................................................................26
4.1.7 Nguồn vốn hoạt động ........................................................................................27
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nước .......................................................28
4.2.1 Ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp ............................................................28
4.2.2 Ảnh hưởng bởi hoạt động nông nghiệp ............................................................28
4.2.3 Ảnh hưởng từ các khu dân cư ...........................................................................29
4.2.4 Ảnh hưởng từ các hoạt động của tàu bè ...........................................................29
4.2.5 Ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá ....................................................................29
4.3 Hiện Trạng Nuôi Cá Lăng Nha trong Bè tại Tỉnh An Giang...............................30
4.3.1 Thành phần loài nuôi ........................................................................................30
4.3.2 Bè nuôi ..............................................................................................................30
4.3.3 Nguồn gốc cá giống ..........................................................................................31
4.3.4 Số lượng và chất lượng cá giống ......................................................................32
4.3.5 Thời vụ nuôi cá .................................................................................................32
4.3.6 Mật độ thả cá.....................................................................................................32
4.3.7 Thức ăn cho cá lăng nha ...................................................................................33
4.3.8 Chăm sóc và quản lý .........................................................................................34
4.3.9 Tình hình dịch bệnh và sử dụng thuốc thủy sản ...............................................34
4.4 Sự Liên Quan Giữa Năng Suất và Các Yếu Tố ...................................................36
4.4.1 Sự liên quan giữa năng suất và mật độ .............................................................36
v


4.4.2 Sự liên quan giữa năng suất và tập huấn ..........................................................37

4.4.3 Sự liên quan giữa năng suất và kinh nghiệm nuôi ............................................38
4.5 Hiệu Quả Kinh Tế của Việc Nuôi Cá Lăng Nha trong Bè tại An Giang.............39
4.5.1 Năng suất của vùng ...........................................................................................39
4.5.2 Hiệu quả kinh tế của bè nuôi cá lăng nha .........................................................40
4.6 Tiềm Năng của Nghề Nuôi Cá Lăng Nha tại An Giang ......................................41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................... 43
5.1 Kết Luận...............................................................................................................43
5.2 Đề Xuất ................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 45

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FCR

Hệ số chuyển đổi thức ăn

HCG

Human chorionic gonadotropin

LH – RHa

Luteinizing Hormone - Releasing Hormone analogue

NTĐC

Nghiệm thức đối chứng


NT

Nghiệm thức

XNKTS

Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 4.1: Trình độ học vấn của người nuôi cá lăng nha.................................................. 24
Bảng 4.2: Độ tuổi các hộ nuôi cá lăng nha ......................................................................... 24
Bảng 4.3: Nguồn lao động tham gia nuôi cá lăng nha....................................................... 25
Bảng 4.4: Kinh nghiệm nuôi cá lăng nha của các hộ......................................................... 26
Bảng 4.5: Số hộ nuôi cá lăng nha tham gia hoạt động khuyến ngư .................................27
Bảng 4.6: Nguồn vốn hoạt động của các hộ nuôi .............................................................. 27
Bảng 4.7: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc nuôi cá lăng nha trong bè ......... 28
Bảng 4.8: Năng suất theo mật độ nuôi ............................................................................... 37
Bảng 4.9: Năng suất theo tập huấn ...................................................................................... 38
Bảng 4.10: Năng suất theo kinh nghiệm nuôi .................................................................... 39
Bảng 4.11: Năng suất trung bình đạt được của vùng khảo sát ......................................... 40
Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế trung bình của một bè nuôi cá lăng nha tại vùng nuôi..... 41


viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hình dạng ngoài cá lăng nha ............................................................................3
Hình 2.2 Phân biệt đực, cái cá lăng nha ........................................................................6
Hình 2.3 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang ....................................................................9
Hình 4.1 Các bè cá lăng nha tại An Giang ....................................................................31
Hình 4.2 Cá lăng nha nuôi trong bè ...............................................................................32
Hình 4.3 Thức ăn tươi sống cho cá lăng nha .................................................................33
Hình 4.4 Một số loại thuốc được sử dụng để trị bệnh cho cá lăng nha .........................36

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Hiện nay, dân số thế giới tăng nhanh chóng; do đó nhu cầu về thực phẩm cũng
gia tăng. Con người đòi hỏi thực phẩm không chỉ ngon, đủ chất dinh dưỡng mà còn
không ảnh hưởng sức khỏe của mình. Cá và các sản phẩm từ cá là nguồn thức ăn có
giá trị dinh dưỡng cao. Trong khi đó, việc khai thác quá mức sẽ làm cho sản lượng cá
tự nhiên suy giảm nghiêm trọng, nhất là các loài cá quí hiếm có giá trị kinh tế cao như
cá lăng nha.
Để góp phần làm giảm áp lực của việc đánh bắt cũng như bảo vệ một số loài cá
có giá trị kinh tế đang có nguy cơ tuyệt chủng thì việc nuôi cá trong bè là một giải
pháp hữu hiệu, nhằm tăng sản lượng thủy sản đáp ứng nhu cần tiêu thụ trong nước và
xuất khẩu. Có một số loài cá rất được ưa chuộng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng,
đồng thời có giá trị kinh tế cao cho người nuôi như cá chép, cá điêu hồng, cá lóc

bông,… Đặc biệt, trong thời gian gần đây, mô hình nuôi cá lăng nha trong bè được
phát triển khá rộng rãi ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang.
Cá lăng nha (Mystus wyckioides, Chaux và Fang, 1949) là loài cá lớn nhất trong
họ Bagridae. Ở Việt Nam, cá lăng nha là loài cá bản địa quý hiếm, phân bố rộng rãi ở
các vùng nước ngọt và lợ nhẹ thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông
Cửu Long. Cá lăng nha được người tiêu dùng ưa chuộng vì phẩm chất thịt ngon, cơ
thịt trắng, vị ngọt, dai, không mỡ và không xương dăm. Nhiều người nuôi chọn cá lăng
nha làm đối tượng nuôi chính vì chúng có giá trị kinh tế cao, kích thước lớn, tốc độ
tăng trưởng nhanh và tương đối dễ nuôi, đặc biệt là nuôi trong hệ thống lồng, bè.
Nhiều năm qua, các ngành chức năng và các nhà chuyên môn đã nghiên cứu
sản xuất giống nhân tạo, đáp ứng nhu cầu con giống của người nuôi và phát triển nghề
nuôi cá lăng nha mang tính bền vững. Từ năm 2006, người nuôi dần chuyển sang mô
1


hình nuôi cá lăng nha và lợi nhuận từ đối tượng này đã góp phần nâng cao mức sống
của người nuôi.
Xuất phát từ thực tiễn, được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản, Trường Đại
Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “ Khảo sát hiện
trạng nuôi cá lăng nha (Mystus wyckioides) trong bè tại An Giang”.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
 Đánh giá hiện trạng nghề nuôi cá lăng nha trong bè tại tỉnh An Giang.
 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi cá lăng nha tại An Giang.
 Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của nghề nuôi cá lăng nha trong bè
tại tỉnh An Giang.

2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học
2.1.1 Phân loại
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Bagridae
Giống: Mystus
Loài: Mystus wyckioides Chaux và Fang, 1949
Tên Việt Nam: Lăng nha, lăng đuôi đỏ
Tên tiếng Anh: Red tailed catfish

Hình 2.1 Hình dạng ngoài cá lăng nha (Nguồn: Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình, 2007)

3


2.1.2 Phân bố
Cá lăng nha (Mystus wyckioides) là loài cá phân bố rộng rãi ở Ấn Độ và nhiều
nước Đông Nam Á, chủ yếu ở các con sông lớn từ thượng nguồn đến tận vùng cửa
sông (Smith, 1945).
Theo Mai Đình Yên và ctv, (1992), cá lăng hiện diện rộng rãi ở các sông rạch
thuộc miền Nam Việt Nam. Chúng phân bố ở các sông lớn như: sông Tiền, sông Hậu,
sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây từ thượng
nguồn đến vùng cửa sông. Ngoài ra chúng có nhiều ở các hồ tự nhiên lớn như: hồ Trị
An, hồ Dầu Tiếng.
Cá lăng nha được tìm thấy trên các sông lớn và lưu vực sông Mê Kông, đôi khi
bắt gặp Tonles Sap và hạ lưu sông Mê Kông (Rainboth, 1996).
2.1.3 Tập tính và điều kiện sống

Cá lăng nha thường sống thành đàn, chúng hoạt động ở tầng đáy, nơi có nước
chảy nhẹ. Cá lăng nha thích trú ẩn trong các bụi cây, hốc đá và hoạt động về đêm.
Cá sống ở vùng nước ngọt, lợ nhẹ, độ mặn < 7‰, độ pH từ 6,5 - 8, hàm lượng
DO > 3 mg/l, nhiệt độ nước tốt nhất từ 28 - 300C.
Cá có thể nuôi trong ao đất hoặc trong bè. Tuy nhiên, nuôi cá lăng nha trong bè
thì tốt hơn.
2.1.4 Đặc điểm hình thái
Cá lăng nha có thân thon dài, đầu rộng và dẹp ngang, số lược mang 11 – 15,
đuôi dẹp bên. Có bốn đôi râu: một đôi râu mũi kéo dài đến mắt, hai đôi râu cằm, một
đôi râu hàm trên rất dài đến giữa vây hậu môn. Miệng ở dưới và rộng hướng ra phía
trước. Môi trên dầy và nhô hơn môi dưới, hàm trên và hàm dưới đều có răng nhỏ,
nhọn. Mắt trung bình nằm gần đỉnh đầu, khoảng cách hai ổ mắt rộng, khe mang rộng,
màng mang tách khỏi eo mang và phần lớn tách rời nhau. Vây lưng và vây ngực có tia
cứng, tia cứng vây ngực to, khỏe, phía sau có răng cưa nhưng tia cứng ở vây lưng nhỏ
và được bao phủ bởi lớp da không có răng cưa. Thân cá có màu xám hoặc xanh đen.
Vây đuôi và mép các vây như vây lưng, vây ngực, vây bụng, vây hậu môn có màu đỏ.
Mép vây lưng kéo dài đụng gốc vây mỡ. Râu hàm trên của cá có màu trắng đục và to
(Chaux và Fang, 1949; trích bởi Lê Đại Quan, 2003).
4


2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá lăng nha là loài cá ưa tối, sống đáy, chui rúc vào những bụi rậm, hốc đá,
hang hốc (Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình, 2005).
Theo Rainboth (1996), cá lăng là loài cá dữ, thức ăn ngoài tự nhiên của chúng
là các loài côn trùng, cá con, tôm tép, cua, nhuyễn thể, giáp xác, mùn bã hữu cơ,…
Trong điều kiện nuôi cá lăng ăn được các loại thức ăn viên dạng nén (dùng cho nuôi
cá) mặc dù tập tính cá ăn thức ăn chìm (FFRC, 1996; Ngô Văn Ngọc, 2002). Tuy
nhiên, trong điều kiện nuôi để cá phát triển tốt thì cần bổ sung thêm đạm tươi sống từ
cá tạp, ốc,… (cá tạp, ốc…trộn với thức ăn viên có hàm lượng đạm > 35%, tỷ lệ 50/50)

là điều cần thiết để bổ sung đạm (Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình, 2005).
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng là sự tăng trưởng về kích thước và khối lượng của cá theo thời
gian. Sinh trưởng cũng là quá trình sử dụng và đồng hóa thức ăn xảy ra bên trong cơ
thể của cá.
Theo Mai Đình Yên và ctv, (1992), họ Bagridae có kích cỡ tối đa đạt 80 cm.
Theo Smith (1945), giống Mystus trong tự nhiên có thể đạt kích thước hơn 60 cm
nhưng chiều dài thông thường thì từ 25 – 30 cm.
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Theo Rainboth (1996), cá lăng tìm vào những vùng ngập nước để sinh sản. Ở
Tonlé Sap cá được tìm thấy vào khoảng tháng 08 và khoảng từ tháng 10 – 12, cá con
trở ra sông.
Theo Mai Thị Kim Dung (1998), cá lăng nha có thể tham gia sinh sản ở kích
thước 32 cm. Mùa sinh sản của cá lăng kéo dài quanh năm và không xác định được
đỉnh. Đường kính trứng khi đã chín mùi đạt đến 1mm (Smith, 1945).
Theo Ngô Văn Ngọc (2002), sức sinh sản thực tế của cá lăng vàng dao động từ
126.364 - 142.000 trứng/kg cá cái và trứng có kích thước khá nhỏ (1,17 - 1,32 mm).
Ngô Văn Ngọc và Lê Thị Bình (2005), đã công bố sức sinh sản thực tế của cá lăng nha
thấp hơn nhiều so với cá lăng vàng và cá lăng hầm. Sức sinh sản thực tế của cá lăng
nha dao động từ 12.560 - 17.688 trứng/kg cá cái. Theo FFRC (1996), thời gian phát
triển phôi của cá lăng vàng từ 28 - 32 giờ. Trong khi đó, Ngô Văn Ngọc (2002) đã
5


công bố thời gian phát triển phôi của cá lăng vàng trung bình là 20 giờ và cá lăng hầm
(Mystus filamentus) là 22 giờ ở nhiệt độ nước ấp trứng 29 - 300C.
Theo Ngô Văn Ngọc (2002), mùa vụ sinh sản của cá lăng nha có thể từ tháng
03 đến tháng 11, thời gian tái thành thục của cá lăng nha là 2,5 tháng. Với điều kiện
nhân tạo có thể cho cá sinh sản quanh năm.
2.1.8 Phân biệt đực cái

Ở cá đực, khi thành thục thì rìa tuyến sinh dục có nhiều túi nhỏ, phân túi nhiều
và rõ khi tuyến sinh dục càng phát triển. Tuyến sinh dục cá cái dài và thon.
Ngoài ra, sự khác biệt giới tính ở cá lăng nha còn có thể nhận biết qua những
đặc điểm bên ngoài như: cá đực có gai sinh dục dài và nhọn ở đầu mút; cá cái có phần
bụng to và bè ra hai bên nếu nhìn thẳng từ trên xuống, có lỗ sinh dục tròn màu hồng và
hơi lồi ra.

Gai sinh dục cá đực

Lỗ sinh dục cá cái

Hình 2.2 Phân biệt đực, cái cá lăng nha
( />2.1.9 Tình hình nuôi cá lăng nha trên thế giới
Các nhà nghiên cứu ở Lào đã thuần dưỡng và sinh sản thành công giống cá lăng
nha (ở Lào gọi là kheung ba) phục vụ cho nuôi trồng thủy sản từ nguồn cá bố mẹ thu
từ tự nhiên ở Khone Falls, vùng gần biên giới Lào - Campuchia. Nghiên cứu được
thực hiện dưới sự hợp tác của MRC (hỗ trợ từ Danida, cơ quan cứu trợ của Đan
6


Mạch). Kết quả nghiên cứu cho thấy bình quân cá lăng nha cái có trọng lượng 4,7 kg
có thể tạo ra 45.300 trứng. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra hàng chục ngàn con giống từ
năm 2006, (Somboon, 2006).
Somboon và ctv, (2007), đã nghiên cứu công thức thức ăn thích hợp cho cá lăng
nha trong điều kiện nuôi bằng lồng lưới đặt trong ao đất. Cá dùng để thí nghiệm là cá
giống 1 tháng tuổi, có trọng lượng trung bình là 1g/con, được bố trí vào lồng lưới có
kích thước 3x2x2 m với mật độ là 300 cá thể/lồng. Thí nghiệm được thực hiện trong 4
tháng với 3 nghiệm thức thức ăn 1; 2 và 3 tương ứng là 100% thức ăn viên; 50% thức
ăn viên + 50% trùn quế và 50% thức ăn viên + 50% ốc bươu. Kết quả nghiên cứu cho
thấy sử dụng thức ăn với công thức 50% thức ăn viên + 50% ốc bươu cho kết quả tăng

trọng cao nhất (72 g/con).
Khẩu phần tối ưu của cá lăng nha giống đã được nghiên cứu bởi Kasisuwan và
ctv, (2004), trong điều kiện nuôi bằng lồng lưới đặt trong ao đất. Khi bố trí thí nghiệm,
cá có trọng lượng trung bình là 3,46 ± 0,61g. Thí nghiệm được thực hiện trong 12
tuần, cho cá ăn 2 lần/ngày với các khẩu phần 3; 6; 9 và 12% trọng lượng cá. Kết quả
nghiên cứu cho thấy khẩu phần 12% trọng lượng đã thu được sự tăng trưởng và sự
sống cao nhất (50,81 ± 0,71 g/con và 80,76 ± 3,06% theo thứ tự).
Mật độ nuôi thích hợp của cá lăng nha được nghiên cứu bởi Prangthip và ctv,
(2005), trong điều kiện nuôi bằng ao đất. Khi bố trí thí nghiệm, cá có chiều dài và
trọng lượng cơ thể trung bình là 10,7 ± 0,8 cm và 9,1 ± 1,9g. Thí nghiệm được thực
hiện trong 22 tháng, cá được cho ăn 2 lần/ngày bằng thức ăn viên nhân tạo 32% đạm
với các mật độ 1, 2 và 4 con/m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá nuôi ở mật độ 2
con/m2 là thích hợp nhất khi được xem ở khía cạnh chi phí sản xuất.
2.1.10 Trong nước
Theo Ngô Văn Ngọc (2005), cá lăng nha được nghiên cứu sản xuất giống thành
công vào tháng 5/2005 tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản, ĐH Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh. Tác giả cho rằng việc kích thích cá lăng nha rụng trứng hoàn toàn thành
công bằng một trong những loại chất kích thích sinh sản như não thùy, HCG hoặc
LH-RHa và loài này có sức sinh sản thấp nhất nhưng cho thế hệ con có sức sống tốt
nhất so với các loài cá lăng khác.
7


Khẩu phần thức ăn thích hợp cho cá lăng nha cũng được nghiên cứu bởi Ngô
Văn Ngọc và ctv, (2008), trong điều kiện nuôi là hệ thống nước tuần hoàn khép kín
bằng bể composite. Cá dùng để bố trí thí nghiệm có chiều dài và trọng lượng trung
bình lần lượt là 5,17cm và 1,9g. Thí nghiệm được thực hiện trong 12 tuần, cho cá ăn 3
lần/ngày gồm 5 nghiệm thức (NT) theo các loại thức ăn như NTĐC: 100% cá tạp xay
nhuyễn + 0% thức ăn viên; NT I: 75% cá tạp xay nhuyễn + 25% thức ăn viên; NT II:
50% cá tạp xay nhuyễn + 50% thức ăn viên; NT III: 25% cá tạp xay nhuyễn + 75%

thức ăn viên; NT IV: 0% cá tạp xay nhuyễn + 100% thức ăn viên. Kết quả nghiên cứu
cho thấy sự tăng trọng và tăng chiều dài của cá NT I là cao nhất (lần lượt là 26,39 ±
0,42g và 12,2 ± 0,3cm) và hệ số chuyển đổi thức ăn cũng thấp nhất (1,05 ± 0,03).
2.2 Sơ Lược Điều Kiện Tự Nhiên, Các Nguồn Tài Nguyên của Tỉnh An Giang
2.2.1 Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí địa lý
An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy
vào nước ta được chia làm đôi, có diện tích tự nhiên là 3.537 km2. Phía Đông An
Giang giáp Đồng Tháp, phía Đông Nam giáp Cần Thơ, phía Tây Nam giáp Kiên
Giang, phía Tây và Tây Bắc giáp Campuchia. (News, 2011).

8


Hình 2.3 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
Vĩ độ địa lý của An Giang nằm trong khoảng 10-110 vĩ độ Bắc, tức là nằm gần
xích đạo, giữa kinh tuyến 104,70 và 105,50 kinh độ Ðông, nên các quá trình diễn biến
của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo. Đường giao thông
quan trọng như đường quốc lộ 91. (News, 2010).
2.2.1.2 Ðịa hình
An Giang là 1 trong 2 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có đồi núi, hầu hết đều
tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là cụm
núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, nên đặc điểm địa chất cũng có những nét tương
đồng với vùng Nam Trường Sơn, bao gồm thành phần trầm tích và magma.

9


2.2.1.3 Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa bão tập trung từ tháng 5 đến

tháng 11; lũ hàng năm do sông Cửu Long tràn về ngập 70% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.132 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất
là 370C, thấp nhất là 230C; hàng năm có 2 tháng nhiệt độ trung bình là 270C, tháng
lạnh nhất là tháng 12. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá vào tháng 5 và 6 hàng năm.
Mưa
Lượng mưa ở An Giang tương đối ít. Trong mùa khô, có khi trời có mây nhưng
vẫn nắng. Trong mùa mưa, lượng mây thường nhiều hơn. Lượng mây trung bình tháng
của các tháng mùa khô là 3,1/10 và của các tháng mùa mưa là 6,9/10.
Ở An Giang mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11.
Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa của năm. Lượng mưa mùa
mưa lớn lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình
trạng úng với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống.
Nắng
An Giang có mùa nắng chói chang, trở thành địa phương có số giờ nắng trong
năm lớn kỷ lục của cả nước. Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ ngày, mùa mưa
tuy ít hơn nhưng cũng còn gần tới 7 giờ nắng/ngày.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định. Chênh
lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,50C - 30C, còn
trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 10C. Nhiệt độ cao nhất năm thường
xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 360C – 380C, nhiệt độ thấp nhất năm
thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 180C.
Gió
Mùa khô có gió Đông Bắc, còn mùa mưa là gió Tây Nam - gió Tây Nam là gió
có tần suất xuất hiện lớn nhất. Tốc độ gió ở đây tương đối mạnh, trung bình đạt tới
trên 3m/giây. Trong năm, tốc độ gió mùa hè lớn hơn mùa đông. An Giang là tỉnh nằm
sâu trong đất liền Nam Bộ nên ít chịu ảnh hưởng gió bão.
10



2.2.2 Các nguồn tài nguyên
2.2.2.1 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, tỉnh có diện tích đất canh tác
lớn nhất trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tổng diện tích dất nông nghiệp là
146.821 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm 82%. Đất An Giang hình thành qua quá trình
tranh chấp giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích trong môi
trường khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đất khác nhau, với những thay đổi về chất đất,
địa hình, sinh thái và tập quán canh tác.
Tài nguyên rừng
An Giang có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là
cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ. Ngoài ra còn có 3.800 ha rừng
tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh cũng đã chú
ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có
nhiều loại quý hiếm. Năm 2000, trồng lại rừng tập trung được 11.440 ha với 30.500 ha
diện tích cây phân tán, (UBND tỉnh An Giang, 2002).
Tài nguyên du lịch
Khu lưu niệm quê hương Bác Tôn tại cù lao ông Hổ, xã Mỹ Hoà Hưng, thị xã
Long Xuyên, được bao bọc bởi dòng sông Hậu, có khí hậu mát mẻ với các vườn cây
ăn trái quanh năm. Khu lưu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn là di tích được Bộ Văn
hoá công nhận.
Nhà bảo tàng Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, thị xã Long Xuyên. Bao gồm
3 khu trưng bày: Cuộc đời và sự nghiệp Bác Tôn, nền văn hoá Óc Eo và công cuộc
kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Khu du lịch Châu Ðốc, Núi Sam rất quen thuộc với nhân dân mọi miền đất
nước, mang nhiều sắc thái tín ngưỡng, lịch sử và nghệ thuật độc đáo..
Khu du lịch Lâm Viên, Núi Cấm tại huyện Tịnh Biên, có khí hậu mát mẻ, nhiệt
độ bình quân là 18 - 240C. Du khách đến thăm quan có thể biết đến địa danh Thất Sơn
- Bảy Núi, nhiều cảnh chùa, núi non còn giữ được nét hoang sơ gần gũi với với thiên
nhiên.

11


Di tích Hoà Thành Cổ Tự là di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật được
công nhận tại xã Nhơn Hưng huyện Tịnh Biên.
Di tích Nhà Mồ tại huyện Tri Tôn (xã Ba Chúc) phản ánh tội ác của Khơmer đỏ
đối với nhân dân các xã biên giới. Khu di tích khảo cổ nền văn minh Óc Eo của dân
tộc Phù Nam tại huyện Thoại Sơn cách thị xã Long Xuyên 40 km, (UBND tỉnh An
Giang, 2000).
Tài nguyên nước
An Giang nằm ở vùng hạ lưu sông Mê Kông, là tỉnh đầu nguồn của đồng bằng
sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và có hai con sông chính
là: sông Tiền dài 80 km, sông Hậu dài 100 km cùng với nhánh sông Châu Đốc (28 km)
và sông Vàm Nao (7 km). Tất cả tạo nên cảnh quan đặc thù của vùng sông nước An
Giang, hết sức thuận lợi cho nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản, (UBND tỉnh An
Giang, 2000).
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản là lợi thế của tỉnh An Giang so với các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long khác: nguồn đá, cát, đất sét là nguyên liệu quý của ngành công nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng đồng bằng sông Cửu
Long về vật liệu xây dựng, (UBND tỉnh An Giang, 2000).
Tài nguyên thủy sản
Hai con sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam
trong địa phận tỉnh dài gần 100km, với hệ thống 280 tuyến sông rạch, kênh lớn, ao hồ
đem lại nguồn thủy sản phong phú cho địa phương, đặc biệt sau mùa lũ. Nguồn lợi
thủy sản phân bố đều khắp và sản lượng khai thác hàng năm tương đối lớn. Hơn 4.000
ha diện tích ao hồ, 15.000 ha mặt nước sông có thể tổ chức đánh bắt thủy sản trong các
mùa và hơn 100.000 ha mặt ruộng để có thể nuôi thâm canh hoặc quảng canh các đối
tượng thủy sản như cá rô đồng, cá lóc, đặc biệt nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng.
(UBND tỉnh An Giang, 2000).


12


2.2.2.2 Nguồn nhân lực
Dân số tỉnh An Giang năm 2000 gần 2.084.000 người, trong đó lao động nông
nghiệp chiếm 78% lao động làm việc trong nền kinh tế. Theo báo cáo của UBND tỉnh
An Giang (2000), lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động động thấp,
lao động có kỹ năng thiếu trầm trọng trong khi đó tốc độ đào tạo chưa đáp ứng với yêu
cầu phát triển. Năm 2000, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 12%, có trên 105 ngàn
lao động cần có việc làm, chiếm 8,9% tổng số lao động của tỉnh.
2.2.3 Cơ sở hạ tầng
2.2.3.1 Mạng lưới giao thông đường bộ
Toàn tỉnh hiện có 3.560 km đường giao thông, trong đó: đường do Trung ương
quản lý là 91,3 km, chiếm 2,56%; đường do tỉnh quản lý là 404 km, chiếm 11,36%;
đường do huyện quản lý là 3.064 km, chiếm 86,08%. Chất lượng đường bộ: đường cấp
phối, đường đá dăm chiếm 98,1%, đường nhựa chỉ chiếm 10,9% còn lại là đường đất.
Số xã chưa có đường ô tô đến trung tâm là 4 xã thuộc huyện An Phú.
2.2.3.2 Mạng lưới bưu chính viễn thông
Số lượng bưu cục và dịch vụ 11 đơn vị, số máy điện thoại có 72.400 cái, bình
quân có 3,5 cái/100 dân.
2.2.3.3 Mạng lưới điện quốc gia
100% số xã có mạng điện lưới quốc gia, với số hộ được sử dụng điện lưới đạt
78%.
2.2.3.4 Hệ thống cấp nước sinh hoạt
Toàn tỉnh có 75% số người được sử dụng nước sạch. Số nông dân còn lại có
thói quen sử dụng nguồn nước sông. Nguồn nước này không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy
sức khỏe của người nông dân cũng bị ảnh hưởng khá nhiều.
2.2.3.5 Giáo dục – đào tạo
Công tác giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh tiếp tục có nhiều chuyển biến tích

cực, nhiều hoạt động nhằm đổi mới phương pháp dạy và học, củng cố nâng cao chất
lượng giáo dục được ngành và địa phương quan tâm thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ học
sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt cao hơn so năm trước trên 6%. Công tác huy
động học sinh đến trường đạt kết quả khá tốt, tỷ lệ học sinh đến trường ở các cấp học
13


đều cao hơn so cùng kỳ; trong đó, nhà trẻ đạt 80% (cùng kỳ 63%), mẫu giáo đạt 89%
(cùng kỳ 73%), tiểu học đạt 100% (bằng cùng kỳ), trung học cơ sở đạt 92% (cùng kỳ
91%) và trung học phổ thông đạt 92,4 (cùng kỳ 89,6%). Trường Đại học An Giang đã
làm lễ tốt nghiệp cho 1.919 sinh viên hệ cao đẳng, đại học chính quy và 304 học sinh
hệ trung cấp chuyên nghiệp, với tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt 58,6% (tăng 5,6% so năm
2009). Năm học mới, sau khi xét tuyển, trường có 2.236 sinh viên nhập học (sinh viên
đại học là 1.681 sinh viên, cao đẳng là 555 sinh viên), đạt tỷ lệ nhập học 93% (đạt tỷ lệ
cao so với các trường đại học khác trong cả nước), (Báo cáo UBND tỉnh An Giang
2009).
2.2.3.6 Y tế
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
được tập trung thực hiện mang lại nhiều kết quả tích cực. Công tác ứng trực sơ, cấp
cứu và khám chữa bệnh phục vụ nhân dân đều được đảm bảo và kịp thời. Dịch bệnh
trên người được chủ động kiểm soát, nhất là trong tình hình dịch sốt xuất huyết diễn
biến phức tạp. Tính đến ngày 21/11/2010, toàn tỉnh đã xảy ra 25 ca mắc tả (không có
tử vong); 4.553 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 80% so cùng kỳ, trong đó có trên 788 ca
sốc và 06 trường hợp tử vong (cùng kỳ không tử vong), địa phương có số mắc cao nhất
là Chợ Mới (1.103 ca), An Phú (718 ca), Châu Phú (602 ca), Long Xuyên (511 ca).
2.4.4 Tình hình kinh tế
2.2.4.1 Địa giới hành chính
An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: thành phố Long Xuyên,
thị xã Châu Đốc và 9 huyện. Trong đó có 4 huyện cù lao là huyện Chợ Mới, Phú Tân,
Tân Châu và An Phú là vùng phát triển nông nghiệp và thủy sản; Thành phố Long

Xuyên, huyện Châu Thành và Thoại Sơn là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; Thị xã
Châu Đốc và 3 huyện Châu Phú, Tri Tôn và Tịnh Biên là vùng kinh tế phía Tây.
2.2.4.2 Sơ lược tình hình kinh tế – xã hội
Năm 2010, tỉnh An Giang gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế thế giới nói chung
và nước ta nói riêng phục hồi chậm sau ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới; kinh
tế vĩ mô của nước ta vẫn còn một số biểu hiện chưa ổn định, các giải pháp kiềm chế
lạm phát làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế; tình hình sạt lở bờ sông ở
14


×