Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

XÂY DỰNG QUY TRÌNH TẠO ETHANOL SINH HỌC TỪ VỎ TRÁI CA CAO Ngành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG QUY TRÌNH TẠO ETHANOL SINH HỌC
TỪ VỎ TRÁI CA CAO

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: LÊ HỮU TÀI

Niên khóa

: 2008 – 20012

Tháng 7/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG QUY TRÌNH TẠO ETHANOL SINH HỌC
TỪ VỎ TRÁI CA CAO


Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

ThS. VÕ THỊ THÚY HUỆ

LÊ HỮU TÀI

TS. BÙI MINH TRÍ

Tháng 7/2012


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, xin chân thành cảm ơn ThS. Võ Thị Thúy Huệ và TS. Bùi Minh Trí đã
trực tiếp hƣớng dẫn, hết lòng giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm để em có thể
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, Ban chủ nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, các Thầy Cô trong và ngoài trƣờng
đã truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian
học tập tại trƣờng.
Cảm ơn Ban giám đốc, cùng các Thầy Cô, Anh Chị thuộc Viện Nghiên Cứu Công
Nghệ Sinh Học Và Môi Trƣờng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
hiện khóa luận.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ đã nuôi nấng, dạy bảo con trƣởng
thành nhƣ ngày hôm nay, cùng những ngƣời thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện và
động viên con trong suốt quá trình học tập tại trƣờng, luôn là điểm tựa để con vực dậy sau
mỗi lần vấp ngã, luôn là động lực để con sống, học tập và phấn đấu.
Cuối cùng, không quên gửi lời cảm ơn đến các bạn bè lớp DH08SH đã giúp đỡ và
chia sẽ những khó khăn với tôi trong suốt nhƣng năm học cũng nhƣ thời gian thực hiện đề tài.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012
Sinh viên
Lê Hữu Tài

i


TÓM TẮT
Nhu cầu năng lƣợng tăng theo sự phát triển của dân số và nền kinh tế. Nguồn cung
cấp năng lƣợng chính là nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt, chƣa có nguồn thay thế hữu
hiệu. Việt Nam có nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào gây ô nhiễm môi trƣờng, trong
đó có vỏ ca cao. Đây là nguồn lignocellulose vô cùng tiềm năng có thể đƣợc chuyển hóa
thành sản phẩm có ích (ethanol sinh học) phục vụ cho nhu cầu con ngƣời. Vì vậy việc
nghiên cứu sử dụng vỏ ca cao để sản xuất ethanol sinh học là điều cần thiết.
Quá trình nghiên cứu gồm ba nội dung sau. Nội dung thứ nhất là xác định các
thành phần của vỏ trái cao sau khi thu hoạch. Nội dung thứ hai là khảo sát ảnh hƣởng của
nhiệt độ (75oC, 100oC), ảnh hƣởng nồng độ (0,5 M, 1 M, 2 M) của từng acid HCl và
H2SO4 ở các khoảng thời gian (2 giờ, 4 giờ, 6 giờ) đến quá trình thủy phân vỏ trái ca cao
tạo đƣờng. Nội dung thứ ba là khảo sát ảnh hƣởng của tỉ lệ nấm men: dịch đƣờng (1:60,
2:60, 3:60, 4:60 và 6:60) và thời gian lên men (24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 120 giờ) thích hợp
cho việc tạo ethanol từ dịch thủy phân vỏ ca cao bằng HCl và H2SO4.
Kết quả đã xác định đƣợc vỏ trái ca cao tƣơi có độ ẩm 81,32%. Vỏ ca cao sau khi
phơi khô chứa cellulose 26,47%, lignin 25,16%, 11,11% tro, 10,32% chất trích ly, pectin
4,33%. Nhiệt độ thích hợp để thủy phân vỏ ca cao là 100oC. Thủy phân đạt hiệu quả tối
ƣu ở nồng độ HCl 1 M sau 4 giờ, tỉ lệ đƣờng khử thu hồi đạt 21,93%. Quá trình lên men
hiệu quả với tỉ lệ dịch nấm men : dịch đƣờng là 1: 60, ở nhiệt độ 28 – 30oC, trong 72 giờ,
hiệu suất chuyển hóa đƣờng khử đạt 53%. Kết quả này cho thấy vỏ ca cao là một nguyên
liệu có thể dùng để sản xuất ethanol sinh học, từ 1 kg vỏ trái ca cao khô có thể tạo ra đƣợc
51,5 ml ethanol tinh.


ii


SUMMARY
Thesis titled “Establishment of a bioethanol production procedure from cocoa
pod”.
Energy demand increases with population and economic development. Fossil
fuels, the main energy supply so far is becoming exhausted, no effective alternative.
Vietnam has abundant agricultural byproduct sources, which cause certain environment
pollution, including cocoa pod. This is a potential lignocellulose source, which can be
converted into useful products (bioethanol) to serve human needs. Therefore the research
using cocoa pod to produce bioethanol is promising.
The process of research include three contents. The first is determination of the
composition of cocoa pod husk after harvesting. The second content, surveyed the effects
of temperatures (75oC, 100oC) on the hydrolysis of cocoa pod for both HCl and H2SO4, to
valuate the effects of concentrations (0,5 M, 1 M, 2 M) and time (2, 4, 6 hour) on the
hydrolysis of cocoa pod for both HCl and H2SO4. The third content, surveyed the volume
ratio between yeast and sugar solution (1:60, 2:60; 4:60, 6:60) and fermentation time (24,
48, 72, 120 hour) suitable for ethanol production from cocoa pod hydrolysate.
The obtained results indentified moisture content of the fresh cocoa pod was
81.32%. The dry cocoa pod containted 26.47% cellulose, 25.16% lignin, 11.11% ash,
10.32% substraction of extraction, 4.33% pectin. The suitable temperature for cocoa pod
hydrolysis was 100oC. The hydrolysis got optimal efficiency at concentration 1 M after 4
hour, the reducing sugar recovery ratio achieved 21,93%. Optimal fermentation with the
volume ratio of yeast : sugar solution is 1: 60, temperature 28 – 30oC in 72 hour,
efficiency reducing sugar conversion obtained 53%. This result indicate that the cocoa
pod can be used to produce bioethanol. Form 1 kg cocoa pod, it can produce 51,5 ml pure
ethanol.
Keywords: bioethanol, cocoa pod, hydrolysate, fermentation.


iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i
TÓM TẮT ........................................................................................................................ii
SUMMARY ................................................................................................................... iii
MỤC LỤC....................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................... x
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................. 1
1.2. Yêu cầu của đề tài...................................................................................................... 2
1.3. Nội dung thực hiện .................................................................................................... 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................. 3
2.1. Tổng quan về cây ca cao ............................................................................................ 3
2.1.1. Đặc điểm thực vật học, nguồn gốc và phân bố của cây ca cao ................................. 3
2.1.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây ca ca cao .............................................................. 3
2.1.1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây ca cao .................................................................. 3
2.1.2. Đặc điểm cấu tạo trái ca cao, thành phần hóa học vỏ ca cao .................................... 4
2.1.2.1. Đặc điểm cấu tạo trái ca cao................................................................................. 4
2.1.2.2. Thành phần hóa học của vỏ trái ca cao ................................................................. 5
2.1.3. Diện tích và sản lƣợng của cây ca cao ở Việt Nam .................................................. 5
2.1.4. Hiện trạng và tình hình sử dụng vỏ ca cao ở Việt Nam ........................................... 6
2.2. Thành phần và cấu trúc của sinh khối giàu cellulose ở thực vật.................................. 7
2.2.1. Cấu trúc lignocellulose ........................................................................................... 8
2.2.1.1. Thành phần cellulose trong sinh khối thực vật...................................................... 8
2.2.1.2. Thành phần hemicellulose trong sinh khối thực vật .............................................. 9

2.2.1.3. Thành phần lignin trong sinh khối ...................................................................... 10
2.2.2. Các chất trích ly .................................................................................................... 11
2.2.3. Hợp chất pectic trong sinh khối thực vật ............................................................... 11
iv


2.2.4. Thành phần protein của sinh khối thực vật ............................................................ 11
2.2.5. Thành phần tro trong sinh khối thực vật ................................................................ 12
2.2.6. Thành phần tanin ở thực vật .................................................................................. 12
2.3. Nhiên liệu sinh học .................................................................................................. 12
2.3.1. Khái niệm nhiên liệu sinh học ............................................................................... 12
2.3.2. Phân loại nhiên liệu sinh học................................................................................. 13
2.3.2.1. Phân loại nhiên liệu sinh học dựa vào bản chất sản phẩm ................................... 13
2.3.2.2. Dựa vào nguồn gốc nguyên liệu ......................................................................... 13
2.3.3. Ƣu điểm và nguy cơ khi sử dụng nhiên liệu sinh học ............................................ 14
2.3.3.1. Ƣu điểm của nhiên liệu sinh học ........................................................................ 14
2.3.3.2. Nguy cơ khi sử dụng nhiên liệu sinh học ............................................................ 14
2.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nhiên liệu sinh học .............................................. 14
2.4.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nhiên liệu sinh học trên thế giới........................ 14
2.4.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất nhiên liệu sinh học ở nƣớc ta ............................. 15
2.5. Ethanol sinh học ...................................................................................................... 16
2.5.1 Giới thiệu chung về ethanol ................................................................................... 16
2.5.2. Tình hình phát triển ethanol sinh học trên thế giới và tại Việt Nam ....................... 17
2.5.2.1. Tình hình phát triển ethanol sinh học trên thế giới.............................................. 17
2.5.2.2. Tại Việt Nam ..................................................................................................... 18
2.6. Công nghệ chuyển hóa ethanol ................................................................................ 19
2.6.1. Quá trình chuyển hóa nguyên liệu chứa cellulose thành đƣờng đơn ...................... 19
2.6.1.1 Thủy phân bằng con đƣờng hóa học .................................................................... 19
2.6.1.2. Thủy phân bằng con đƣờng sinh học .................................................................. 20
2.6.2. Quá trình lên men dịch đƣờng ............................................................................... 21

2.6.2.1. Cơ sở lý thuyết của quá trình lên men ................................................................ 21
2.6.2.2. Cơ chế quá trình lên men ................................................................................... 21
2.6.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình lên men ....................................................... 21
2.6.3. Chƣng cất thu nhận ethanol ................................................................................... 23
Chƣơng 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 24
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 24
v


3.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................. 24
3.2.1 Thu thập mẫu ......................................................................................................... 24
3.2.2. Thiết bị và hóa chất sử dụng ................................................................................. 24
3.2.2.1. Dụng cụ và thiết bị ............................................................................................. 24
3.2.2.2 Hóa chất sử dụng ................................................................................................ 25
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 25
3.3.1 Phân tích các thành phần lý hóa của vỏ trái ca cao sau khi thu hoạch ..................... 25
3.3.1.1 Xác định phần trăm độ ẩm .................................................................................. 25
3.3.1.2 Xác định tỉ lệ tro ................................................................................................. 26
3.3.1.3 Xác định phần trăm chất trích ly ......................................................................... 26
3.3.1.4. Xác định tỉ lệ cellulose ....................................................................................... 27
3.3.1.5. Phân tích Klason lignin ...................................................................................... 27
3.3.1.6. Xác định tỉ lệ pectin ........................................................................................... 28
3.3.2. Nghiên cứu điều kiện thủy phân vỏ ca cao bằng acid để tạo thành đƣờng ............. 29
3.3.2.1. Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ đến quá trình thủy phân vỏ ca cao bằng HCl và H2SO4 ... 29
3.3.2.2. Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ HCl đến quá trình thủy phân vỏ ca cao ........... 30
3.3.2.3 Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ H2SO4 đến quá trình thủy phân vỏ ca cao ........ 31
3.3.4. Lên men tạo ethanol .............................................................................................. 31
3.3.4.1 Khảo sát ảnh hƣởng của lƣợng nấm men đến khả năng chuyển hóa đƣờng khử...... 31
3.3.5. Chƣng cất thu nhận ethanol ................................................................................... 32
3.3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................................... 32

Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 33
4.1. Kết quả phân tích thành phần của vỏ trái ca cao sau khi thu hoạch........................... 33
4.2. Nghiên cứu điều kiện thủy phân vỏ trái ca cao tạo dịch đƣờng................................. 34
4.2.2. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến quá trình thủy phân trái vỏ ca cao ............................ 34
4.2.3 Ảnh hƣởng của nồng độ HCl đến quá trình thủy phân vỏ ca cao ............................ 36
4.2.4 Ảnh hƣởng của nồng độ H2SO4 đến quá trình thủy phân vỏ ca cao ........................ 37
4.3. Lên men tạo ethanol................................................................................................. 38
4.3.1. Ảnh hƣởng của lƣơng nấm men và thời gian lên men đối với dịch thủy phân bằng HCl 1 M ..... 38
4.3.2. Ảnh hƣởng của lƣơng nấm men và thời gian lên men đối với dịch thủy phân bằng H2SO4 1 M .. 39
vi


4.3.4. Chƣng cất thu nhận ethanol ................................................................................... 40
4.4.5. Quy trình sản xuất ethanol sinh học từ vỏ ca cao tƣơi ........................................... 41
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 43
5.1. Kết luận ................................................................................................................... 43
5.2. Đề nghị .................................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 44
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANLT

An ninh lƣơng thực

ANMT


An ninh môi trƣờng

ANNL

An ninh năng lƣợng

B5

5% diesel sinh học và 95% diesel dầu mỏ

BD

Biodiesel

BE

Bioethanol

Ctv

Cộng tác viên

DP

Degree of polymerization

E10

Xăng 10% ethanol sinh học và 90% xăng


E20

Xăng 20% ethanol sinh học và 80% xăng

E5

Xăng 5% ethanol sinh học và 95% xăng

MW

Molecular weight

NLSH

Nhiên liệu sinh học

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2. 1 Thành phần vỏ ca cao ....................................................................................... 5
Bảng 2. 2 Tỉ lệ thành phần lignocelluloses ở một số nguồn sinh khối ............................... 7
Bảng 2. 3 Tính chất ethanol............................................................................................ 17
Bảng 2. 4 Sản lƣợng BE của Mỹ từ năm 1998 đến 2006................................................. 18
Bảng 2. 5 Sản lƣợng BE của EU từ năm 2000 đến 2005 ................................................. 18
Bảng 3. 1 Lƣợng nấm men dùng để lên men .................................................................. 32
Bảng 4. 1 Kết quả phân tích các thành phần chính của vỏ ca cao sau khi sấy khô ........... 33
Bảng 4. 2 Ảnh hƣởng của lƣơng nấm men và thời gian lên men đối với
dịch thủy phân bằng HCl 1 M ........................................................................................ 38

Bảng 4. 3 Ảnh hƣởng của lƣơng nấm men và thời gian lên men đối với
dịch thủy phân bằng H2SO4 1 M .................................................................................... 40

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2. 1 Cây ca cao và quả ca cao .................................................................................. 3
Hình 2. 2 Bản đồ sự phân bố của ca cao trên thế giới ...................................................... 4
Hình 2. 3 Cấu trúc vật lý của trái ca cao theo chiều dọc và chiều ngang của trái ca cao .... 5
Hình 2. 4 Vỏ ca cao tại vƣờn sau khi thu hoạch hạt .......................................................... 7
Hình 2. 5 Cấu trúc của lignocellulose ............................................................................... 8
Hình 2. 6 Công thức hóa học của cellulose....................................................................... 9
Hình 2. 7 Các đơn vị cơ bản của lignin .......................................................................... 10
Hình 3. 1 Vỏ trái ca cao ................................................................................................. 24
Hình 3. 2 Dụng cụ và thiết bị ......................................................................................... 25
Hình 4. 1 Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến quá trình thủy phân vỏ ca cao bằng HCl ............ 35
Hình 4. 2 Ảnh hƣởng của nhiệt độ khi thủy phân vỏ ca cao bằng H2SO4 ........................ 35
Hình 4. 3 Ảnh hƣởng của nồng độ HCl đến quá trình thủy phân vỏ ca cao ..................... 36
Hình 4. 4 Ảnh hƣởng của nồng độ H2SO4 đến quá trình thủy phân vỏ ca cao ................. 37
Hình 4. 5 Quy trình tạo ethanol từ vỏ ca cao ở quy mô phòng thí nghiệm ...................... 42

x


Chƣơng 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cả loài ngƣời đang phải đối phó với những nguy cơ to
lớn: khủng hoảng lƣơng thực, khủng hoảng năng lựơng, và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trong bối cảnh phức tạp của thế giới hiện nay, an ninh lƣơng thực (ANLT), an ninh năng
lƣợng (ANNL) và an ninh môi trƣờng (ANMT) đang tác động qua lại lẫn nhau, gây nên
tình hình bất ổn trên cục diện quốc tế, khu vực và quốc gia.
Dân số tăng, nhu cầu lƣơng thực thực phẩm tăng, trong khi thiên tai ngày càng
nhiều, đất trồng cây lƣơng thực giảm đã làm bùng nổ giá lƣơng thực. Sự phát triển kinh
tế, tăng dân số toàn cầu, nhu cầu sử dụng năng lƣợng tăng nhanh, đặc biệt đối với các
nƣớc đang phát triển, trong khi nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, khí) nguồn cung cấp năng
lƣợng chủ yếu ngày càng cạn kiệt, chƣa có nguồn thay thế hữu hiệu; giá năng lƣợng tăng
cao, đang đe doạ đến ANNL thế giới và quốc gia.
Do vậy, để phát triển một thế giới bền vững; các nhà khoa học đã và đang nghiên
cứu tìm đến loại nhiên liệu sử dụng hiệu quả, sạch, thân thiện với môi trƣờng thay thế
nhiên liệu hoá thạch. Nhiên liệu sinh học đƣợc lựa chọn là nguồn nhiên liệu đầy tiềm
năng trong tƣơng lai. Ethanol sinh học có thể đƣợc sản xuất từ nhiều nguồn cơ chất giàu
đƣờng (rỉ đƣờng, nƣớc mía); tinh bột (lúa mì, gạo, ngô, sắt v.v.); phức hợp lignocelluloses
(gỗ, rơm rạ, cây cỏ, bả mía, vỏ cacao v.v.). Ở nƣớc ta, ethanol đƣợc sản xuất chủ yếu từ
các nguồn nguyên liệu chứa tinh bột và từ rỉ đƣờng. Việc sản xuất ethanol từ các nguồn
nguyên liệu lignocelluloses là vấn đề khá mới, phức tạp, thu hút đƣợc sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam.
Những năm gần đây, cây ca cao đang đƣợc nhà nƣớc ta đẩy mạnh phát triển, đƣa
ca cao trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới. Vì vậy
lƣợng vỏ ca cao thải ra là tƣơng đối lớn và trở thành mối quan tâm về vấn nạn ô nhiễm
môi trƣờng nếu không đƣợc sử dụng triệt để và hiệu quả. Hiện tại nƣớc ta chƣa có bất kỳ
quy trình tận thu chế biến và tận dụng vỏ ca cao để tạo ra sản phẩm có giá trị. Thông
thƣờng, sau khi thu hoạch hạt thƣờng đƣợc tách khỏi trái, sau đó vỏ đƣợc bỏ lại ngay tại

1


vƣờn. Cũng đã có một số nghiên cứu chế biến vỏ ca cao để làm phân bón hữu cơ và bổ
sung vào thành phần thức ăn của gia súc, nhƣng hiệu quả chƣa cao.

Chính vì những lý do trên, đề tài “Xây dựng quy trình tạo ethanol sinh học từ vỏ
trái ca cao” đã đƣợc thực hiện nhằm tìm ra giải pháp kỹ thuật hợp lý nhằm tận dụng
nguồn phế thải vỏ ca cao ở nƣớc ta, tạo ra sản phẩm có giá trị, đáp ứng nhu cầu thực tế
theo xu hƣớng chung của thế giới hiện nay.
1.2. Yêu cầu của đề tài
Nghiên cứu xây dựng quy trình và xác định những điều kiện thích hợp nhất trong
việc chuyển hóa vỏ trái ca cao thành ethanol sinh học.
1.3. Nội dung thực hiện
Xác định các thành phần chính của vỏ trái ca cao sau khi thu hoạch.
Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ đối với quá trình thủy phân vỏ ca cao bằng HCl
và bằng H2SO4.
Khảo sát ảnh hƣởng của nồng độ và thời gian đến quá trình thủy phân vỏ ca cao
bằng HCl và bằng H2SO4.
Khảo sát ảnh hƣởng của lƣợng nấm men cho vào và thời gian lên men hiệu quả đối
với dịch thủy phân vỏ ca cao.

2


Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về cây ca cao
2.1.1. Đặc điểm thực vật học, nguồn gốc và phân bố của cây ca cao
2.1.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây ca ca cao
Ca cao có tên khoa học là Theobroma cacao L. thuộc họ Trôm - Strerculiaceae.

Hình 2. 1 Cây ca cao và quả ca cao
(www.tropilab.com/cacao.html)
Cây ca cao là loài cây có tán thuộc tầng trung bình cao khoảng 4 – 8 m, cây gỗ
nhỏ, nhánh không lông. Hoa nhỏ mọc ở thân và các nhánh to, cánh hoa trắng có 2 sọc đỏ.
Quả dài màu vàng rồi đỏ. Cây ca cao gần nhƣ cho quả quanh năm nhƣng thƣờng thu

hoạch 1 năm 2 lần. Cây thích hợp ở vùng có nhiệt độ trung bình từ 25 – 28oC, độ ẩm trung
bình 85%, lƣợng mƣa hàng năm 1.500 – 2.000 mm (dalat.gov.vn).
2.1.1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây ca cao
Cây ca cao mọc hoang dại trong các khu rừng nhiệt đới tại Trung Mỹ và Mexico,
đƣợc những ngƣời Azectec và Maya bản xứ khám phá, nhƣng ngày nay hầu hết các nƣớc
nhiệt đới có thể trồng cây này.
Ở Việt Nam, ca cao đƣợc trồng khoảng cách đây hơn 50 năm theo chân các nhà
truyền giáo Phƣơng Tây. Hiện tại, cây ca cao đƣợc trồng ở nhiều nơi, nhƣng vùng Tây
3


Nguyên vẫn đƣợc đánh giá là có điều kiện lý tƣởng nhất cho việc phát triển cây ca cao.
(dalat.gov.vn).

Hình 2. 2 Bản đồ sự phân bố của ca cao trên thế giới (www.sweetriot.com)
2.1.2. Đặc điểm cấu tạo trái ca cao, thành phần hóa học vỏ ca cao
2.1.2.1. Đặc điểm cấu tạo trái ca cao
Trái ca cao có hình dạng và kích thƣớc khác nhau, dài từ 10 – 32 cm, hình cầu
hoặc hình trụ, bề mặt nhẵn hoặc sần sùi, có thể có từ 5 đến 10 khía nhỏ. Khi còn non, vỏ
trái ca cao có màu trắng, xanh hoặc đỏ. Khi chín vỏ chuyển từ màu xanh sang vàng, đỏ
hoặc tím. Mỗi trái có từ 20 - 60 hạt, xếp thành 5 hàng, có kích thƣớc thay đổi, dài 2 - 4
cm, rộng 1,2 - 2 cm, hình trứng hoặc elip, lá mầm có màu trắng hoặc tím (Odesola và
Owoseni, 2010).
Mỗi vỏ trái ca cao dài khoảng 20 cm và rộng khoảng 10 cm. Mặt cắt xuyên qua
một trái ca cao cho thấy một vỏ nhám dày khoảng 3 cm, chứa đầy chất đƣờng (dù không
ăn đƣợc), một lõi nhầy và có màu hồng nhạt hoặc tím giống nhƣ hạt đậu hoặc hạt quả
hạnh (Odesola và Owoseni, 2010).

4



Hình 2. 3 Cấu trúc vật lý của trái ca cao theo chiều dọc và chiều ngang của
trái ca cao (Owolarafe, 2007).
2.1.2.2. Thành phần hóa học của vỏ trái ca cao
Vỏ trái ca cao đƣợc báo cáo có chứa 43,9% - 45,2% carbohydrate. Hàm lƣợng
carbonhyrate lớn hiện diện trong vỏ ca cao rất quan trọng, có thể chuyển hóa sinh học
thành sản phẩn có ích (Samah và ctv, 2011). Theo Odesola và ctv (2010), hàm lƣợng
cellulose cao nhất đƣợc ghi nhận ở vỏ ca cao là 41,92%, hàm lƣợng xơ thô là 33,60%.
Bảng 2. 1 Thành phần vỏ ca cao
Thành phần

Trung bình (% trọng lƣợng khô)

Cellulose

24,24

Hemicellulose

8,72

Lignin

26,38

Nitrogen

1,12

Tro


10,02

(Tuah và ctv, 1998)

2.1.3. Diện tích và sản lƣợng của cây ca cao ở Việt Nam
Tính đến tháng 05 năm 2010 diện tích cây ca cao trên cả nƣớc khoảng 12.300 ha,
phần lớn trồng xen trong các vƣờn dừa, vƣờn cây ăn trái ở Đồng bằng sông Cửu Long;
trồng trong các vƣờn cây công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Theo Hiệp
hội cà phê - ca cao Việt Nam, hiện nhu cầu chế biến và tiêu thụ ca cao của thế giới tăng từ
3 - 4% / năm (tƣơng đƣơng 100.000 - 120.000 tấn) (agriviet.com).
5


Theo mục tiêu của Đề án Phát triển cây ca cao của Bộ Nông Nghiệp và PTNT đến
năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020, đến năm 2015 diện tích ca cao cả nƣớc đạt
60.000 ha, trong đó có 35.000 ha kinh doanh, năng suất bình quân 15 tạ/ha, sản lƣợng hạt
khô 52.000 tấn. Nhƣ vậy lƣợng vỏ ca cao thải ra là tƣơng đối lớn và trở thành mối quan
tâm về vấn nạn ô nhiễm môi trƣờng nếu không đƣợc sử dụng triệt để và hiệu quả. Do đó
việc tân dụng nguồn hữu cơ giàu chất xơ và dinh dƣỡng này nhƣ thế nào cho hợp lý là
vấn đề cấp thiết.
Sản lƣợng ca cao Việt Nam năm 2011 đạt 3.000 tấn hạt khô, vì vậy có hơn 6.000
tấn vỏ ca cao thải ra môi trƣờng. Tuy nhiên, hiện nay ở nƣớc ta chƣa có quy trình chế
biến để tận thu vỏ trái ca cao. Do đó, việc tận dụng nguồn vỏ trái ca cao giàu
lignocellulose nhƣ một nguồn nguyên liệu để sản xuất ethanol sinh học sẽ góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
2.1.4. Hiện trạng và tình hình sử dụng vỏ ca cao ở Việt Nam
Ở nƣớc ta, phần lớn vỏ ca cao đƣợc bỏ lại ngay tại vƣờn sau khi thu hoạch hạt.
Việc này có lợi là giảm công vận chuyển nhƣng nếu để vỏ trái trên mặt đất mà không xử
lý thì đây là môi trƣờng rất tốt cho nhiều loài sâu bệnh hại phát triển, phát tán và lây lan

vì do vỏ trái ca cao khá giàu dinh dƣỡng.
Năm 2010, Phạm Hồ Hải và Trần Thị Tƣờng Linh thực hiện đề tài nghiên cứu sử
dụng vỏ trái ca cao làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ bón gốc cho cây ca cao và thức
ăn bổ sung vào khẩu phần thức ăn của bò tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Qua quá
trình điều tra khảo sát, nghiên cứu, nhóm tác giả đã tạo ra 3 sản phẩm phân hữu cơ chế
biến từ vỏ trái ca cao dùng bón gốc cho cây ca cao và qui trình công nghệ sản xuất phân
hữu cơ chế biến từ vỏ trái ca cao lên men vi sinh, có bổ sung khoáng đa, trung và vi
lƣợng. Đối với thức ăn cho bò, các tác giả đã đƣa ra 3 công thức chế biến vỏ trái ca cao sử
dụng thay thế cỏ và quy trình sản xuất vỏ trái ca cao làm thức ăn chăn nuôi bò
(www.chebien.gov.vn).

6


Hình 2. 4 Vỏ ca cao tại vƣờn sau khi thu hoạch hạt (ảnh chụp tại Bến Tre tháng 7/2012)

2.2. Thành phần và cấu trúc của sinh khối giàu cellulose ở thực vật
Sinh khối (biomass) là các vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ sinh vật có khả năng tái
tạo nhƣ cây cối, phân gia súc v.v. Sinh khối đƣợc xem là một phần của chu trình carbon
trong tự nhiên. Carbon của khí quyển đƣợc biến đổi thành vật chất sinh học qua quá trình
quang hợp của thực vật. Khi phân giải hoặc đốt cháy, carbon trở lại khí quyển hoặc đất.
Vì vậy carbon trong khí quyển đƣợc giữ ở mức tƣơng đối ổn định.
Lignocellulose là vật liệu biomass phổ biến nhất trên trái đất. Lignocellulose có
trong phế phẩm nông nghiệp, chủ yếu ở dạng phế phẩm của các vụ mùa; trong sản phẩm
phụ của công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy; có trong rác thải rắn của thành phố v.v.
Với thành phần chính là cellulose, lignocellulose là một nguồn nguyên liệu to lớn cho
việc sản xuất ethanol sinh học.
Bảng 2. 2 Tỉ lệ thành phần lignocelluloses ở một số nguồn sinh khối
Sinh khối
Bã mía

Thân, cùi bắp
Lúa mì
Lúa mạch
Rơm rạ
Vỏ ca cao

Lignin (%)

Cellulose (%)

Hemicellulose(%)

24
18
17
14
10
15

43
35
33
40
39
35

25
22
23
19

15
11

(Sobamiwa và Longe, 1994; Sandra và Cherry, 2007)

7


2.2.1. Cấu trúc lignocellulose
Thành phần chính của vật liệu lignocellulose là cellulose, hemicellulose, lignin,
các chất trích ly và tro. Theo Palonen (2004) về cơ bản, trong lignocellulose, cellulose tạo
thành khung chính và đƣợc bao bọc bởi những chất có chức năng tạo mạng lƣới nhƣ
hemicellulose và kết dính nhƣ lignin. Cellulose, hemicellulose và lignin sắp xếp gần nhau
và liên kết cộng hóa trị với nhau. Các đƣờng nằm ở mạch nhánh nhƣ arabinose, galactose,
và acid 4-Omethylglucuronic là các nhóm thƣờng liên kết với lignin.

Hình 2. 5 Cấu trúc của lignocellulose
(nlsh.khcnmoit.gov.vn)
Các mạch cellulose tạo thành các sợi cơ bản. Các sợi này đƣợc gắn lại với nhau
nhờ hemicellulose tạo thành cấu trúc vi sợi, với chiều rộng khoảng 25 nm. Các vi sợi này
đƣợc bao bọc bởi hemicellulose và lignin, giúp bảo vệ cellulose khỏi sự tấn công của
ezyme cũng nhƣ các hóa chất trong quá trình thủy phân (Wyman, 1996).
2.2.1.1. Thành phần cellulose trong sinh khối thực vật
Cellulose là một polymer mạch thẳng của D-glucose. Các D-glucose đƣợc liên kết
với nhau bằng liên kết β1-4 glycoside. Mức độ polymer hóa của cellulose rất cao tới
1000 - 14000 DP. Chúng là thành phần chủ yếu của vách tế bào thực vật (Wyman, 1996).

8



Hình 2. 6 Công thức hóa học của cellulose
(www.greenspirit.org.uk)
Cellulose đƣợc bao bọc bởi hemicellulos và lignin, điều này làm cho cellulose khá
bền vững với tác động của enzyme cũng nhƣ hóa chất. Theo Wyman (1996) các mạch
cellulose đƣợc liên kết với nhau nhờ liên kết hydro và liên kết Van Der Waals, hình thành
hai vùng cấu trúc chính là kết tinh và vô định hình. Trong vùng kết tinh, các phân tử
cellulose liên kết chặt chẽ với nhau, vùng này khó bị tấn công bởi enzyme cũng nhƣ hóa
chất. Ngƣợc lại, trong vùng vô định hình, cellulose liên kết không chặt với nhau nên dễ bị
tấn công.
Liên kết glycoside trong phân tử cellulose là một loại liên kết không bền lắm về
phƣơng diện hóa học, nên dƣới tác động của các yếu tố bên ngoài, liên kết này có thể bị
phân hủy (Hồ Sĩ Tráng, 2006). Cellulose dễ bị thủy phân bởi acid và tạo thành sản phẩm
phân hủy không hoàn toàn là hydro-celluose có độ bền cơ học kém hơn cellulose nguyên
thủy. Khi thủy phân hoàn toàn tạo thành D-glucose.
2.2.1.2. Thành phần hemicellulose trong sinh khối thực vật
Theo Wyman (1996), hemicellulose là một phần polysaccharide thƣờng gặp trong
vách tế bào thực vật với hàm lƣợng lớn sau cellulose. Hemicellulose là một loại polymer
phức tạp và phân nhánh, độ trùng hợp khoảng 70 - 200 DP. Hemicellulose chứa cả đƣờng
6C gồm glucose, mannose và galactose và đƣờng 5C gồm xylose và arabinose. Các gốc
đƣờng không chỉ đƣợc nối với nhau bằng liên kết  -(1,4) mà còn bằng liên kết  -(1,3)
và  -(1,6) glucoside tạo ra mạch ngắn và phân nhánh. Thành phần cơ bản của
hemicellulose là β – D xylopyranose, liên kết với nhau bằng liên kết β -(1,4).
Hemicellulose có nhiều trong thành phần gỗ của cây, trong rơm rạ, vỏ hạt, lõi ngô
v.v. Vì độ polymer thấp, phân nhánh và hỗn hợp nhiều đƣờng nên hemicellulose không
có cấu trúc chặt chẽ nhƣ cellulose và độ bền lý hóa cũng thấp hơn. Hemicellulose dễ dàng
9


bị thủy phân hơn cellulose cho ra các hexose nhƣ mannose, glactose, hoặc pentose nhƣ
arabionose, xylose.

Xylan là thành phần hemicellulose quan trọng nhất trong vách tế bào. Xylan bao
gồm các chuỗi  -D-xylopyranose liên kết với nhau bằng liên kết 1-4. Các thực vật khác
nhau có thể có cấu trúc xylan giống nhau nhƣng khác theo trật tự sắp xếp của các loại
đƣờng khác nhau, đặc biệt là L-arabinose. Thành phần của hemicellulose ở gỗ cứng và gỗ
mềm cũng khác biệt so với cỏ. Galactoglucomannans là thành phần chính (20%) của
hemicellulose gỗ mềm. Hemicellulose gỗ cứng chứa 15-30% glucoxylan (Zahedifar, 1996).
2.2.1.3. Thành phần lignin trong sinh khối
Lignin là một polyphenol có cấu trúc mở. Trong tự nhiên, lignin chủ yếu đóng vai
trò chất liên kết trong thành tế bào thực vật, liên kết chặt chẽ với mạng cellulose và
hemicellulose (Trần Diệu Lý, 2008). Do đƣợc hình thành chủ yếu bởi các liên kết C-C và
C-O-C nên lignin khó bị tác động bởi hóa học. Lignin là polymer, đƣợc cấu thành từ các
đơn vị cơ bản là phenylpropene luôn gắn với hemicelllose bởi liên kết cộng hóa trị. Có ba
monomer (momolignols): coniferyl alcohol, sinapyl alcohol và p-cuomaryl alcohol (Zahedifa, 1996).

Hình 2. 7 Các đơn vị cơ bản của lignin (Trần Diệu Lý, 2008)
Cấu trúc của lignin đa dạng, tùy thuộc vào loại gỗ, tuổi của cây hoặc cấu trúc của
nó trong gỗ. Gỗ mềm đƣợc tạo thành từ khoảng 80% coniferyl, 14% p-cuomaryl và 6%
sinapyl alcohol. Ngƣợc lại, lignin trong gỗ cứng bao gồm 56% coniferyl, 4% p-cuomaryl
và 40% sinapyl alcohol (Zahedifa, 1996).

10


2.2.2. Các chất trích ly
Chất trích ly là nhóm các hợp chất có thể hòa tan đƣợc trong nƣớc hoặc dung môi
trung hòa. Dung môi hữu cơ có thể là ethanol, acetone, diclormethene hoặc một số hỗn
hợp dung môi (Hồ Sĩ Tráng, 2006). Chính vì thế phƣơng pháp thông dụng nhất để tách
nhóm chất này trong việc phân tích thành phần sơ xợi lignocellulose là dùng trích ly với
dung môi ethanol-benzene tỉ lệ 1:2. Những chất này có thể có cả tính ƣa dầu và ƣa nƣớc
và không đƣợc xem là thành phần cấu trúc của gỗ. Chất nhựa là những chất ƣa dầu, có lẽ

thƣờng chiếm tỉ lệ ƣu thế trong chất trích ly, nên thƣờng chất trích ly hay đƣợc gọi là
nhựa (resin) ( Nguyễn Thị Ngọc Bích, 2003, trích dẫn bởi Trần Diệu Lý, 2008).
Các chất trích ly bao gồm nhiều hợp chất có cấu tạo phân tử khác nhau, với các
nhóm chức khác nhau, nhƣ các mạch béo, hợp chất họ terpen, các polyphenol, một số
cacbohydrate và dẫn xuất cũng nhƣ hợp chất chứa nitơ và một số muối khoáng. Thông
thƣờng các chất trích ly tập trung ở vỏ nhiều hơn phần gỗ. Một số loại chất trích ly có ở
rễ, hoa, lá hoặc quả (Hồ Sĩ Tráng, 2006).
2.2.3. Hợp chất pectic trong sinh khối thực vật
Hợp chất pectic là polysaccharide chiếm khoảng 35% vách sơ cấp của tế bào thực
vật hai lá mầm, thành phần chính là galactosyluronic. Lớp màng liên ở giữa hai tế bào có
chứa nhiều pectic. Thực vật một lá mầm chứa một tỉ lệ nhỏ pectic. Hợp chất pectic có tính
ƣa nƣớc và do đó có một số tính chất kết dính có thể là phƣơng tiện để vận chuyển nƣớc
(Zahedifa, 1996).
Có ba loại hợp chất pectic là acid pectic, pectin và protopectin. Acid pectic là một
phân tử không nhánh gồm khoảng 100 đơn vị acid D-galacturonic. Các đơn vị đƣợc liên
kết với nhau bằng liên kết 1-4. Pectin là một loại acid pectic đƣợc ester hóa. Acid pectic
hòa tan trong nƣớc trong khi pectin tạo thành một dung dịch dạng keo. Protopectin là một
phân tử lớn hơn so với acid pectic và pectin. Trong quá trình chín của trái cây, sự chuyến
hóa protopectin thành acid pectic và pectin xảy ra (Sadasivam và Manickam, 1996).
2.2.4. Thành phần protein của sinh khối thực vật
Protein là một thành phần nhỏ của vách tế bào, chúng liên kết cộng hóa trị với
lignin và polysachride. Extensins (hydroxyproline giàu glycoprotein – bản chất là một

11


enzyme) là những protein phổ biến nhất trong tế bào thực vật, thành tế bào sơ cấp của
thực vật hai lá mầm có từ 5 đến 10% extensin (Zahedifar, 1996).
2.2.5. Thành phần tro trong sinh khối thực vật
Trong các loại gỗ của xứ ôn đới, các nguyên tố khác so với carbon, hydro, oxy và

nitơ chiếm khoảng 0,1-0,5% (so với lƣợng rắn khô trong gỗ). Với loại gỗ xứ nhiệt đới con
số này có thể là 5%. Hàm lƣợng chất vô cơ đƣợc đo bằng hàm lƣợng tro của mẫu và nó
trong khoảng 0,3-1,5% cho hai loại gỗ mềm và gỗ cứng. Tƣơng tự chất trích ly, thành
phần vô cơ của biomass thƣờng thực hiện chức năng trong một vài con đƣờng sinh học ở
thực vật. Kim loại vết thƣờng tồn tại ở dạng phức hợp nhƣ magnesium trong chlorophyll.
Một số chất vô cơ từ muối kim loại tồn tại trong vách tế bào thực vật. Calcium thƣờng là
kim loại phong phú nhất, sau đó là kali và magnesium. Hàm lƣợng này phụ thuộc nhiều
vào điều kiện môi trƣờng tăng trƣởng của cây và vào vị trí trong cây (trích dẫn bởi Phan
Quốc Đỉnh, 2011).
2.2.6. Thành phần tanin ở thực vật
Tất cả các tanin đều có bản chất là polyphenolic, hiện diện ở không bào của vách
tế bào thực vật, có trọng lƣợng phân tử cao: MW = 500 – 3000. Sự hiện diện của chúng
trên cây gây nên vị đắng, ảnh hƣởng đến hƣơng vị khi ăn. Tanin có thể chia làm hai loại:
tanin cô đặc và tanin thủy phân. Tanin cô đặc (proanthocyanidins): có mặt rộng rãi trong
cây có mạch và đƣợc tạo thành bởi sự cô đặc của hydroxyflavans, leucoanthocyanidin
(flavan-3,4-diol) và catechin (flavan-3-ol). Tanin dễ thủy phân (hydrolysable) chiếm tỉ lệ
nhỏ ở thực vật hạt kín hai lá mầm, thƣờng chứa đƣờng ở lõi trung tâm (Zahedifar, 1996).
2.3. Nhiên liệu sinh học
2.3.1. Khái niệm nhiên liệu sinh học
Nhiên liệu sinh học (NLSH) còn gọi là Biofuel, Agrofuel theo quyết định số
177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007 thì NLSH là nhiên liệu có nguồn gốc từ sinh khối
(biomass), tức là từ thực vật, động vật và các sản phẩm phụ của chúng.
NLSH ở ba thể chính là thể rắn (củi, than củi), thể lỏng (xăng sinh học, diesel sinh
học…) và ở thể khí (khí methane sinh học-biogas). Trong ba dạng trên, nhiên liệu ở thể
lỏng đƣợc ƣa chuộng hơn vì có độ tinh khiết cao, chứa nhiều năng lƣợng, dễ dàng chuyên
chở, dễ tồn trữ (quangngai.gov.vn).
12


2.3.2. Phân loại nhiên liệu sinh học

Nhiên liệu sinh học đƣợc sản xuất từ nhiều nguồn cơ chất và tạo nhiều sản phẩm
khác nhau. Có thể phân loại nhiên liệu sinh học dựa trên bản chất sản phẩm và theo nguồn
gốc nguyên liệu.
2.3.2.1. Phân loại nhiên liệu sinh học dựa vào bản chất sản phẩm
Theo cách này, nhiên liệu sinh học đƣợc chia làm 4 loại gồm diesel sinh học, cồn
sinh học, nhiêu liệu sinh học rắn và khí sinh học. Diesel sinh học (biodiesel) viết tắt là
BD, đây là dạng nhiêu liệu sinh học đƣợc sản xuất từ dầu động- thực vật. Cồn sinh học
(bioalcohol) bao gồm bioethanol, biobutanol, biomethanol, trong đó nổi bật nhất là
ethanol sinh học (bioethanol) viết tắt là BE, đây là dạng nhiên liệu đƣợc sản xuất thông
qua quá trình lên men. Nhiên liệu sinh học rắn (solid biofuel) là dạng cô đặc của các
nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật, trong đó nổi bật nhất là gỗ viên (wood pellet). Khí
sinh học (biogas, biohydrogen) là nhiên liệu ở dạng khí đƣợc tạo ra sau các giai đoạn ủ
hoặc chuyển hóa sinh học (Geoffrey, 2010, trích dẫn bởi Phan Quốc Đĩnh, 2011).
2.3.2.2. Phân loại nhiên liệu sinh học dựa vào nguồn gốc nguyên liệu
Dựa trên nguyên liệu để sản xuất ethanol, ngƣời ta chia làm 3 thế hệ. Nhiên liệu
sinh học thế hệ thứ nhất đƣợc làm từ sản phẩm nông nghiệp vốn là lƣơng thực – thực
phẩm nhƣ đƣờng (mía, củ cải đƣờng), tinh bột (bắp, lúa, khoai tây, khoai mì) để tạo
ethanol; từ dầu (dầu dừa, dầu nành, đậu phộng) để tạo diesel sinh học. Nhiên liệu sinh học
thế hệ thứ hai có nguồn gốc từ cellulose, chất xơ thực vật (rơm rạ, thân bắp, mạt cƣa, bã
mía), hạt cọc rào (Jatropha curcas L.), cỏ kê Mỹ (Switchgrass) v.v. Nhiên liệu sinh học
thế hệ thứ 3 đƣợc sản xuất từ tảo (algae), đây là nguồn sinh khối đầy hứa hẹn để phát triển
nhiên liệu sinh học.
Các nhà khoa học đang hy vọng và tin tƣởng vào con đƣờng phát triển nhiêu liệu
sinh học từ các nguồn nhƣ phế thải nông nghiệp, rác thải, cỏ, đặc biệt là từ các loại tảo.
Khi đó, nhiên liệu sinh học chính là nguồn năng lƣợng tƣơng lai (Geoffrey, 2010, trích
dẫn bởi Phan Quốc Đĩnh, 2011).

13



×