Tải bản đầy đủ (.pdf) (236 trang)

Luận văn Xây dựng quy trình cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm ngành cao su Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.8 MB, 236 trang )

HUTECH



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM



VŨ ĐỨC TIẾN



XÂY DỰNG QUY TRÌNH CẤP NHÃN
SINH THÁI CHO SẢN PHẨM NGÀNH
CAO SU VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Công ngh
ệ môi trường
Mã s
ố: 60 85 06




HUTECH



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM



VŨ ĐỨC TIẾN


XÂY DỰNG QUY TRÌNH CẤP NHÃN
SINH THÁI CHO SẢN PHẨM NGÀNH
CAO SU VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Công ngh
ệ môi trường
Mã s
ố: 60 85 06

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÁI VĂN NAM


TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2012
HUTECH



CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Thái Văn Nam
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ nhận xét 1: GS.TSKH. Nguyễn Công Hào
Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ nhận xét 2: TS. Nguyễn Xuân Trường
Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ Thuật Công nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 04 năm 2012.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Lê Mạnh Tân
2. GS.TSKH. Nguyễn Công Hào
3. TS. Nguyễn Xuân Trường
4. GS.TS Hoàng Hưng
5. TS. Nguyễn Thị Hai
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn được sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV Khoa quản lý chuyên ngành








HUTECH



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH-ĐTSĐH Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

TP.HCM, ngày tháng năm 2012
NHI
ỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Vũ Đức Tiến Giới tính: Nam.
Ngày, tháng, năm sinh: 15/07/1976 Nơi sinh: Nam Định
Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường MSHV: 1081081018

I- TÊN ĐỀ TÀI:
Xây dựng qui trình dán nhãn sinh thái cho sản phẩm ngành cao su Việt Nam.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Tổng hợp, biên hội và kế thừa các nghiên cứu, tài liệu có liên quan.
- Xác định được các sản phẩm có tiềm năng để dán nhãn sinh thái:
+ Phân loại được các sản phẩm đang sử dụng
+ Phát phiếu phát vấn điều tra cho các nhà sản xuất cao su để lựa chọn sản
phẩm để từ đó cho điểm các sản phẩm (đánh giá theo trọng số).
- Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) cho sản phẩm cao su:
+ Từ trồng trọt, chăm sóc, khai thác, chế biến, sản xuất sản phẩm và thải bỏ.
+ Đánh giá theo tiêu chí chung và phân hạng.
- Đề xuất các tiêu chí dán nhãn.
- Đề xuất dán nhãn cho các sản phẩm khác có liên quan.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/09/2011
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/03/2012
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: T.S. Thái Văn Nam.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)


HUTECH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết
quả nêu lên trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Học viên thực hiện luận văn
Ký và ghi rõ họ tên)
HUTECH
i


LỜI CẢM ƠN

Kính thưa Ban Giám Hiệu Nhà trường, phòng QLKH&ĐTSĐH, quý thầy cô giáo,
quý Giảng viên giảng dạy cao học ngành công nghệ môi trường tại trường Đại học Kỹ
thuật Công nghệ Tp. HCM. Trong quá trình h tập tại trường bản thân đã tiếp thu được
những kiến thức quý báu về chuyên ngành môi trường mà quý thầy cô là các Giáo sư, Phó
giáo sư, Tiến sỹ đã tận tâm truyền đạt để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó bản
thân đã tích lũy được những vốn kiến thức, có khả năng tư duy và sáng tạo trong công tác
nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, bản thân cũng tìm tòi, nghiên cứu nhiều tài liệu có liên quan đến lĩnh vực
môi trường. Nhờ đó, trình độ và năng lực của bản thân ngày càng nâng cao, đủ khả năng tư
duy và đủ tự tin trong tình huống đòi hỏi phải giải quyết vấn đề độc lập.
Để có những thành quả trên, bên cạnh sự cố gắng phấn đấu của bản thân là sự dìu

dắt, giúp đỡ từ quý thầy cô, đồng nghiệp, gia đình và người thân. Đặc biệt, bản thân nhận
được sự giúp đỡ tận tình của TS. Thái Văn Nam – Người hướng dẫn học viên hoàn thành
luận văn này. Qua đây, bản thân xin chân thành gởi lòng kính ơn sâu sắc nhất đến Ban
Giám Hiệu Nhà trường, phòng QLKH&ĐTSĐH, TS. Thái Văn Nam, quý thầy cô giáo,
quý cơ quan, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ,
cung cấp tài liệu trong thời gian làm luận văn.
Mặc dù đã rất có cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn
không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Bản thân rất mong nhận được ý kiến đóng
góp quý báu từ phía các nhà khoa học, các cơ quan, độc giả và người thân để luận văn
được hoàn thiện hơn và mang tính khả thi triển khai thực hiện.







HUTECH
ii




TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nhãn sinh thái là một khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên
khi nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với môi trường sinh thái
của hàng hoá và dịch vụ. Dù hiểu theo phương diện nào, nhãn sinh thái đều cho thấy mức
độ giảm thiểu tác động xấu của các sản phẩm đến môi trường trong suốt vòng đời của sản
phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu vào cho quá trình sản xuất đến quá

trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển, sử dụng và loại bỏ sản phẩm đó.
Hiện nay nhãn sinh thái đã có mặt ở trên 30 quốc gia. Tại Việt Nam, nhãn sinh thái
được công bố vào năm 2003. Tuy nhiên, việc xây dựng quy trình cấp nhãn và tiêu chí cấp
nhãn chưa có hướng dẫn cụ thể vì vậy việc nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc cấp nhãn
sinh thái cho một sản phẩm đặc trưng là rất cần thiết.
Ngành cao su là ngành có rất nhiều sản phẩm trên thị trường nó có mặt ở từng gia
đình, phương tiện đi lại vì vậy nó gây rất nhiều ảnh hưởng tới môi trường qua việc chế
biến và thải bỏ. Để giảm bớt ảnh hưởng của ngành cao su đối với môi trường từ khâu khai
thác nguyên liệu đầu đến khi sử dụng và thải bỏ chúng ta cần đưa ra các tiêu chí cấp nhãn
để giảm bớt các tác động môi trường của sản phẩm cao su.
Ngoài ra cao su cũng là một mặt hàng được xuất khẩu rất lớn trên thế giới.
Ngành công nghiệp xanh, sản phẩm xanh, xã hội xanh đang nóng trên diễn đàn trên
Thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ, việc xác định các sản phẩm có tiềm năng để cấp
nhãn sinh thái là rất quan trọng và cấp bách.
Sản phẩm cao su có mặt nhiều trên thị trường nếu được cấp nhãn sinh thái đảm bảo
được sức khỏe, môi trường và việc cấp nhãn sinh thái thông qua các nước phát triển như
nhãn sinh thái Bắc Âu (cơ sở Khoa học, lý luận).
Để xây dựng chương trình cấp nhãn toàn cầu gổm 3 bước:
1. Phân cấp thứ tự ưu tiên các sản phẩm ngành cao su
2. Xây dựng bộ tiêu chí
3. Cấp nhãn, kiểm toán sau khi cấp nhãn sinh thái
Mục tiêu trước mắt của đề tài là tập trung vào giải quyết 2 bước đầu, đó là:
- Xác định sản phẩm có tiềm năng cấp nhãn
HUTECH
iii



- Xác định được các tiêu chí cấp nhãn cho các sản phẩm được lựa chọn ở bước 1.
Bằng phương pháp luận nghiên cứu khoa học kết hợp với việc điều tra khảo sát

thực địa, phân tích và xử lý số liệu, luận văn thạc sỹ: “Xây dựng qui trình dán nhãn sinh
thái cho các sản phẩm ngành cao su Việt Nam” đã phân tích, đánh giá một cách có khoa
học, có hệ thống để xây dựng qui trình dán nhãn sinh thái cho các sản phẩm ngành cao su
Việt Nam. Cuối cùng xác định được thứ tự cấp nhãn sinh thái đó là lốp xe và 2 nhóm tiêu
chí: tiêu chí bắt buộc (tiêu chí nền) tiêu chí phân hạng làm rõ hơn.
Luận văn do học viên Vũ Đức Tiến thực hiện trong thời gian 6 tháng (từ 15/9/2011
đến 15/3/1012) dưới sự hướng dẫn khoa học của T.S Thái Văn Nam. Kết quả thực hiện đề
tài sẽ góp phần quan trọng cho các sản phẩm ngành cao su Việt Nam, giúp cho ngành cao
su tiến xa trên con đường phát triển xuất nhập khẩu và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Luận văn thạc sỹ tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:
1/. Tổng quan về nhãn sinh thái
2/. Giới thiệu về ngành cao su
3/. Phân cấp thứ tự ưu tiên về tiềm năng dán nhãn sinh thái cho sản phẩm cao su.
4/. Sản phẩm săm lốp có tiềm năng cấp nhãn sinh thái.





HUTECH
iv



ABSTRACT

Eco-label is a concept to be understood in different ways, but the study of the
concepts related to environmental friendliness of ecological goods and services.
Conceptually eco-labels are reducing the level of adverse impact of environmental
products throughout the product life cycle, from exploring raw materials, fuel input to the

production process, packaging, transportation, useage and dispisal.
Up to now, eco-label programs have been appying in over 30 countries. Vietnam eco-
label program was gone in force in 2003. Until now it does not have the specifics
gnidelines on the process of developing eco-labels, there is no specific guidance so the
study of the scientific basis for the grant of eco-label for a specific product is necessary.
The process of building eco-label may be set so that the problem is to provide a scientific
basis and process characteristics is necessary. Rubber industry has a lot of products on the
market and they exist in each family so they cause a lot of impact on the environment
through the processing and disposal. To reduce environmental effects of the rubber
industry from material exploratrom to the disposal, it is better to set up eco – label criteria
to redue deverse environmental effects caused by rubber products
.
Green industry, green products, green socicty become hot issuses on the social
forums in the world
. Viêt nam is not except, so applying an eco – label program is vital.
Rubber products are present in the market if it is guaranteed to be friendly to
health and the environment through eco-labels for developed countries like the Nordic eco-
label (the basis of science, theory ).
Do building an eco – label program label includes 3 steps:
1. Hierarchical order of priority sectors of rubber products
2. Developing set of criteria
3. Monitoring and auditing given eco-label
The objectives of the project is 2 initially are:
- Identification of potential products in rubber industy for ecolabeling.
- Define the criteria for labels
By the methodology of scientific research combined with field surveys, analysis
and data processing, master's thesis: "Building eco labeling process for rubber products
HUTECH
v




Vietnam "has been analyzed and evaluated with scientific, systematic process to build eco-
labeled products for the rubber industry in Vietnam. Finally, determine the order that is
eco-label for tires and two groups of criteria: mandatory criteria (the criteria) classification
criteria for further clarification.

The Essays thesas has been made within 6 months (from 09.15.2011 to 03.15.1012)
under the scientific guidance of Dr. Thai Van Nam. Implementig the project results will
contribute important gmidelines for the rubber industry in Vietnam, help to move beyond
the rubber industry on the path of export development and to minimize environmental
pollution loods. Master's thesis focused on addressing the following issues:
1 /. Overview of eco-label
2 /. Introduction to the rubber industry
3 /. Hierarchical order of priority of the potential for eco-labeling of rubber
products.
4 /. Tire products for potential eco-label.








HUTECH
vi





MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi
DANH MỤC CÁC BẢNG xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH xiv
MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT 1
2. TÍNH MỚI 5
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 6
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 7
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
6.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 7
6.2. PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ 10
7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 16
7.1. GIỚI HẠN NỘI DUNG 16
7.2. GIỚI HẠN KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN 16
8. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 16
8.1. Ý NGHĨA THỰC TIỄN 16
8 .2. Ý NGHĨA KHOA HỌC 17
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÃN SINH THÁI 18
1.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CẤP NHÃN SINH THÁI 18
1.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của nhãn sinh thái 18
1.1.2.Khái niệm về nhãn sinh thái 19
1.2. PHÂN LOẠI NHÃN SINH THÁI 20

1.2.1. Chương trình nhãn sinh thái loại I – ISO 14024 20
HUTECH
vii



1.2.2. Chương trình nhãn sinh thái loại II – ISO 14021 22
1.2.3. Chương trình nhãn sinh thái loại III – ISO 14025 22
1.2.4. Một số nhãn sinh thái của các sản phẩm riêng biệt 23
1.3. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ÁP NHÃN SINH THÁI 23
1.3.1. Mục đích chung 23
1.3.2. Mục đích cụ thể 23
1.4. CÁC NGUYÊN TẮC CẤP NHÃN SINH THÁI 24
1.5. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP NHÃN SINH THÁI 25
1.5.1. Lợi ích đối với môi trường 25
1.5.2. Lợi ích đối với chính phủ 26
1.5.3. Lợi ích đối với các ngành 26
1.5.4. Lợi ích đối với người tiêu dùng 26
1.6. HIỆN TRẠNG CẤP NHÃN TRÊN THẾ GIỚI 27
1.6.1. Mức độ quan tâm đến nhãn sinh thái 27
1.6.2. Các loại nhãn sinh thái được sử dụng trên Thế giới 28
1.7. NHÃN SINH THÁI CHO CÁC SẢN PHẨM CAO SU NGÀNH SĂM LỐP TRÊN
THẾ GIỚI 32
1.7.1. Các sản phẩm sử dụng cao su tái chế 32
1.7.2. Sản phẩm lốp xe 32
1.7.3. Sản phẩm nệm cao su 32
1.7.4. Quá trình đánh giá sản phẩm lốp xe để cấp nhãn Bắc Ậu 32
1.7.5. Một số tiêu chuẩn đối với chất độc trong lốp xe 36
1.8. HIỆN TRẠNG CẤP NHÃN SINH THÁI TẠI VIỆT NAM 36
1.8.1. Mức độ quan tâm đến nhãn sinh thái 36

1.8.2. Nhãn sinh thái cho các sản phẩm tại Việt Nam 37
HUTECH
viii



1.8.3. Hiện trạng cấp nhãn sinh thái cho sản phẩm cao su 40
1.9.CÁC QUY ĐỊNH, LUẬT MÔI TRƯỜNG 41
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH SẢN XUẤT CAO SU 44
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CAO SU 44
2.2. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM CAO SU 45
2.2.1. Phân loại 45
2.2.2. Thành phần sinh hoá chủ yếu trong cao su 46
2.2.3. Điều kiện sinh trưởng 48
2.2.4. Phương pháp trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến 48
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU 49
2.3.1. Trên Thế giới 49
2.3.2. Tại Việt Nam 50
2.4. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CAO
SU 53
CHƯƠNG 3: PHÂN CẤP THỨ TỰ ƯU TIÊN VỀ TIỀM NĂNG DÁN NHÃN SINH
THÁI CHO SẢN PHẨM CAO SU 54
3.1. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM 55
3.2. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM, NGÀNH CAO
SU 59
4.2.1. Các sản phẩm ngành cao su Việt nam 59
4.2.2. Đánh giá cho điểm theo từng tiêu chí 60
4.2.3. Đánh giá tính khả thi của sản phẩm lựa chọn 73
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHO SẢN PHẨM SĂM
LỐP 75

4.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHUNG SẢN PHẨM SĂM LỐP 75
HUTECH
ix



4.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHU TRÌNH SỐNG CỦA SẢN PHẨM SĂM LỐP CAO
SU 76
4.2.1. Quy trình trồng cao su 76
4.2.2. Quy trình chế biến cao su 82
4.2.3. Quy trình sản xuất săm lốp cao su 90
4.3. XÁC ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ CẤP NHÃN SINH THÁI CHO SẢN PHẨM SĂM LỐP
CAO SU 99
4.3.1. Tiêu chí nền 99
4.3.1.1. Tiêu nguyên liệu đầu vào 99
4.3.1.2. Tiêu chí cho quá trình sản xuất 99
4.3.1.3. Tiêu chí cho giai đoạn phân phối, sử dụng và thải bỏ 104
4.3.2. Nhóm tiêu chí phân hạng 104
4.3.3. Kết quả 105
4.4. XÂY DỰNG TIÊU CHÍ DÁN NHÃN CHO SẢN PHẨM SĂM LỐP 107
4.4.1. Tiêu chí cơ sở (nền) 107
4.4.2.Tiêu chí phân hạng 118
4.4.3. Đề xuất giải pháp 119
4.5. QUY TRÌNH DÁN NHÃN SINH THÁI CHO SẢN PHẨM SĂM LỐP CAO
SU 120
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122
1. KẾT LUẬN 122
2. KIẾN NGHỊ 123
3. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125


HUTECH
x



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GEN (Global Eco-labelling Network): Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu
LCA (Life cycle assess): Đánh giá vòng đời sản phẩm
ISO (International Standard Organization): Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
IPM (Integrated Pest Management): Quản lý dịch hại tổng hợp
EU (Eropean Union): Liên minh châu Âu
EC (Eropean Commission): Ủy ban châu Âu
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
FAO (Fool Agriculture Organization): Tổ chức nông lương thế giới
BVTV: Bảo vệ thực vật
BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường




















HUTECH
xi



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng: Hệ số hiệu chỉnh trong 2 môi trường đối với các thông số ô nhiễm: không khí và
nước 16
Bảng 1.1: Một số nước trên Thế Giới áp dụng chương trình nhãn sinh thái loại 1 20
Bảng 1.2: Thống kê số lượng sử dụng lốp xe khách Bắc Âu 33
Bảng 1.3: Nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất săm lốp Châu Âu 34
Bảng 1.4: Tiêu chuẩn nước thải cao su (sản phẩm thô) TCVN -7586:2006 41
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu nước thải nhà máy chế biến cao su 53
Bảng 3.1: Phương pháp cho điểm để phân hạng cho điểm các sản phẩm 55
Bảng 3.2: Sản phẩm ngành cao su Việt nam 59
Bảng 3.3: Điểm cho tiêu chí 1 61
Bảng 3.4: Điểm cho tiêu chí 2 62
Bảng 3.5: Điểm tiêu chí 3 63
Bảng 3.6: Nhu cầu thị trường tiêu dùng và sản xuất các sản phẩm ngành cao su 64
Bảng 3.7: Điểm tiêu chí 5 65
Bảng 3.8: Dự đoán nhu cầu cao su thiên nhiên và nhân tạo đến năm 2035 66
Bảng 3.9: Điểm tiêu chí 7 67

Bảng 3.10: Điểm tiêu chí 8 68
Bảng 3.11: Top 5 doang nghiệp xuất khẩu 68
Bảng 3.12: Điểm tiêu chí 9 69
Bảng 3.13: Điểm tiêu chí 10 70
Bảng 3.14: Danh sách ưu tiên cấp nhãn sinh thái các sản phẩm ngành cao su Việt
Nam 72
Bảng 4.1: Ma trận đánh giá tác động của giai đoạn sử dụng thuốc BVTV 79
Bảng 4.2: Nguyên nhân và hậu quả của quá trình sử dụng thuốc BVTV đối với môi trường . 80
Bảng 4.3: Đánh giá tác động giai đoạn sản xuất cao su thô 87
HUTECH
xii



Bảng 4.4: Đánh giá tác động của quá trình sản xuất đến Môi trường và sức khỏe con người . 88
Bảng 4.5: Nguyên liệu sản xuất săm lốp cao su 91
Bảng 4.6: Đánh giá tác động giai đoạn sản xuất săm lốp cao su 96
Bảng 4.7: Đánh giá tác động của quá trình sản xuất đến Môi trường và sức khỏe con người . 97
Bảng 4.8: Các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 101
Bảng 4.9: Tải lượng ô nhiễm (PLi) của ngành sản xuất săm lốp cao su đắp và tái chế cao su
đối với môi trường không khí 105
Bảng 4.10: Phần trăm đóng góp theo độc tính của các chất ô nhiễm phát thải vào
không khí 105
Bảng 4.11: Tải lượng ô nhiễm (PLi) của ngành sản xuất săm lốp cao su đắp và tái chế cao
su đối với môi trường nước 106
Bảng 4.12: Phần trăm đóng góp theo độc tính của các chất ô nhiễm phát thải vào nước 106
Bảng 4.13: Xây dựng tiêu chí cho sản phẩm săm lốp cao su 107


















HUTECH
xiii



DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ khung nghiên cứu 9
Hình 1.1: Nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ về sản phẩm xanh 27
Hình 1.2: Nhãn sinh thái Việt Nam 37
Hình 1.3: Biểu tượng chứng nhận sản phẩm Kymdan đạt tiêu chuẩn sinh thái 40
Hình 2.1: Sơ đồ vòng đời sản xuất săm lốp cao su 49
Hình 2.2 Diện tích cao su Việt Nam 1976 – 2005 (1000 ha) 50
Hình 2.3: Sự phân bố diện tích cao su trên toàn nước. 51
Hình 2.4: Cơ cấu tiêu dùng cao su Việt nam năm 2010 52
Hình 4.1: Sơ đồ tổng quát chung quy trình sản xuất sản phẩm săm lốp 75

Hình 4.2: Sơ đồ quy trình chế biến cao su 82
Hình 4.3: Sơ đồ quy trình sản xuất săm lốp cao su 90
Hình 4.4: Sơ đồ quy trình dán nhãn sinh thái cho sản phẩm săm lốp cao su 120
HUTECH
1



MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bước sang thế kỷ XXI, các vấn đề về môi trường đang trở nên ngày càng
trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của loài người. Hầu như
không còn nước nào trên thế giới lại không bị ảnh hưởng bởi môi trường và không
quan tâm đến vấn đề môi trường. Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, môi
trường đã thực sự trở thành một yếu tố gắn liền với cuộc sống của con người.
Để quản lý và bảo vệ môi trường, bên cạnh các công cụ như pháp luật,
truyền thông, nhiều quốc gia đã sử dụng các công cụ kinh tế mang tính mềm dẻo
hơn, trong đó nhãn sinh thái được xem là một biện pháp thuộc nhóm công cụ kinh
tế nhằm khuyến khích người tiêu dùng và nhà sản xuất bảo vệ môi trường thông qua
việc khuyến khích người tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Với
cách tiếp cận trên, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã có các quy định riêng
cho mình và trên thực tế nhãn sinh thái trở thành một công cụ kinh tế quan trọng để
quản lý trong các doanh nghiệp có định hướng sản phẩm góp phần thực hiện chiến
lược phát triển bền vững.
Nhãn sinh thái là một công cụ kinh tế môi trường nhằm tác động vào nhà sản
xuất và người tiêu dùng giảm thiểu tác động xấu của các sản phẩm đến môi trường
trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu
vào cho quá trình sản xuất đến quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển, sử dụng và
loại bỏ sản phẩm đó.

Khái niệm nhãn sinh thái lần đầu tiên xuất hiện năm 1978 tại Đức và kể từ
đó đến nay đã có hơn 30 nước xem nhãn sinh thái như là một chuẩn mực đặc biệt là
ở các nước Nhật Bản, EU…Đối với các nước đang phát triển thì việc áp dụng nhãn
sinh thái trong buôn bán quốc tế có vai trò như một rào cản thương mại nếu không
triển khai áp dụng nó.

HUTECH
2



Nhãn sinh thái đang là một trong những vấn đề có tính thời sự cao, liên quan
đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế. Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO, việc tham gia vào các chương
trình nhãn sinh thái có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.
Với trình độ nhận thức ngày càng cao, người tiêu dùng cũng như các nhà
xuất khẩu ở một số thị trường như EU, Bắc Mỹ… đòi hỏi các sản phẩm hàng hóa
không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng (ISO 9000) mà còn phải đáp ứng
các tiêu chuẩn về môi trường (ISO14000). Trên thực tế, nhiều thị trường xuất khẩu
lớn của Việt Nam, trong đó có EU, đã yêu cầu có nhãn sinh thái đối với hàng nhập
khẩu.
Về phía người tiêu dùng, khi ưu tiên sử dụng những sản phẩm thân thiện với
môi trường, họ sẽ góp phần tạo ra áp lực nhằm giảm bớt việc sản xuất những sản
phẩm không thân thiện với môi trường, do đó sẽ góp phần giảm thiểu phát sinh chất
thải, chất gây ô nhiễm. Thái độ của người tiêu dùng là yếu tố quan trọng giúp chúng
ta xác định phạm vi và bước đi của chương trình cấp nhãn sinh thái.
Chính vì tầm quan trọng của việc áp dụng nhãn sinh thái trong công tác bảo
vệ môi trường theo định hướng xã hội hóa (nhà sản xuất và người tiêu dùng cùng
tham gia), Ngày 25 tháng 6 năm 1998, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương

Đảng ban hành chỉ thị 36/CT-TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quán triệt quan điểm chỉ đạo
của Đảng và cam kết của Chính Phủ. Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt tại quyết định số 256/2003
QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2003 của thủ tướng Chính Phủ cũng đề ra mục tiêu
phấn đấu đến năm 2020 thì có 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng
nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14000. Đồng thời, 100% sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và
50% hàng hóa nội địa phải được ghi nhãn sinh thái theo tiêu chuẩn ISO: 14024
(Nguồn: Nhãn sinh thái - Nhà xuất bản lý luận chính trị).
HUTECH
3



Nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, trong đó có EU, đã yêu cầu có
nhãn sinh thái đối với hàng nhập khẩu. Hiện nay, thị trường xuất khẩu truyền thống
của Việt Nam là EU đang thực hiện dán nhãn cho 14 sản phẩm bắt buộc như: bột
giặt, máy rửa chén, máy làm màu đất, nệm trải giường, nước rửa chén, sơn và vecni,
sản phẩm dệt, giấy copy, tủ lạnh, giày dép, máy tính cá nhân, giấy ăn bóng điện.
Các sản phẩm này có đặc điểm chung là: Sản phẩm được sử dụng hàng ngày, sử
dụng nhiều, tiếp xúc thường xuyên với con người. Việt Nam đang trong tiến trình
hội nhập, chúng ta có nhiều cơ hội phát triển kinh tế khi thị trường xuất khẩu được
mở rộng, nhưng cũng có nhiều thách thức đang chờ đón và những thách thức đó có
thể dẫn đến thất bại nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chuẩn bị kỹ càng. Các
doanh nghiệp Việt Nam cần phải đảm bảo để giữ vững vị thế của mình trong làn
sóng ngoại nhập và tăng cường khả năng cạnh tranh tại thị trường quốc tế. Do đó
việc tham gia tiến hành dán nhãn sinh thái là một trong những giải pháp tối ưu và
cần thiết mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thực hiện.
Với nhãn sinh thái các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đáp ứng được các tiêu
chuẩn về môi trường do Nhà nước ban hành, được ủng hộ và hỗ trợ đầu tư từ Nhà

nước các tổ chức phi chính phủ và nhất là trong việc tăng cường khả năng cạnh
tranh và hạn chế các khía cạnh mà các đối tác có thể đánh vào nhằm hạn chế sản
lượng nhập khẩu của chúng ta.
Theo quyết định Số 253/QĐ-BTNMT, về việc triển khai áp dụng nhãn sinh
thái cho các sản phẩm của Việt nam. Quyết định đã định hướng trong khoảng thời
gian 2011 – 2015 cần xác định các nhóm sản phẩm, dịch vụ và xây dựng tiêu chí
“Nhãn xanh Việt Nam” cho các sản phẩm, dịch vụ đó. Tính tới thời điểm 03/2012
hội đồng nhãn xanh Việt Nam đã xây dựng tiêu chí cấp nhãn cho 4 sản phẩm đó là:
Bao bì phân huỷ, Bột giặt Tide, bóng neon huỳnh quang và vật liệu lợp, ốp lát thuộc
vật gốm xây dựng dán nhãn sinh thái loại 1 theo ISO: 14024. Theo hướng dẫn của
hệ thống nhãn sinh thái toàn cầu (Global Ecolabaleling Network, GEN) xây dựng
qui trình dán nhãn gồm 3 bước: (1), Xác định các sản phẩm ưu tiên dán nhãn; (2),
đề xuất các tiêu chí để cấp nhãn cho sản phẩm lựa chọn; và (3), cấp nhãn và kiểm
HUTECH
4



toán. Theo khung dán nhãn của Châu Âu việc dán nhãn sinh thái biểu diễn một số
chất ô nhiễm chính trên nhãn sinh thái nhằm tạo ra sự phân cấp của từng sản phẩm.
Với nhãn sinh thái của Việt Nam 3 tiêu chí trên không ghi rõ tiêu chí phân cấp thứ
tự ưu tiên, không có con số định lượng trên nhãn dẫn đến người tiêu dùng không
phân biệt được sản phẩm nào tốt hơn sản phẩm nào đó là khuyết điểm của nhãn
xanh Việt Nam. Vì vậy, việc xây dựng cấp nhãn cho sản phẩm cao su cung cấp cơ
sở khoa học, quản lý là cơ sở cấp nhãn sinh thái. Tại Châu Âu có sửa đổi nhãn sinh
thái vào năm 2009 đó là: cho phép biểu diễn một số chất ô nhiễm chính trên nhãn,
nhằm phân cấp tác động của từng sản phẩm, sau đó người tiêu dùng phân biệt được
sản phẩm nào tốt hơn sản phẩm nào, đó chính là bước cải tiến rất tốt của nhãn sinh
thái theo tiêu chuẩn Châu Âu đối với nhà sản xuất, người tiêu dùng và môi trường.
Cao su là sản phẩm được sử dụng hàng ngày trong các sản phẩm: săm lốp,

găng tay, nệm… Đây là sản phẩm được sử dụng nhiều, thường xuyên tiếp xúc với
con người. Ngoài ra cao su còn là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Giải pháp áp dụng
nhãn sinh thái vừa giảm ô nhiễm môi trường do các hoạt động của ngành vừa tăng
uy tín với sản phẩm xuất khẩu.
Ngoài ra quá trình toàn cầu hóa và tự do thương mại đã tạo điều kiện cho
thương mại ngành cao su phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội và lợi nhuận
đó ngành cao su ngày càng đối mặt với hàng loạt vấn đề đối với sản phẩm của
mình. Đó chính là những vấn đề mà bất cứ nhà xuất khẩu nào cũng không thể bỏ
qua, như sự gia tăng kiểm tra chất lượng và an toàn sức khỏe đối với người tiêu
dùng ở các thị trường nhập khẩu, yêu cầu dán nhãn, truy xuất nguồn gốc, v.v. Các
yêu cầu về bảo vệ nguồn lợi, bảo vệ môi trường cũng trở thành những điều kiện đối
với sản phẩm ngành cao su. Do đó, đề tài “Xây dựng quy trình dán nhãn sinh
thái cho sản phẩm ngành cao su Việt Nam” được thực hiện nhằm tăng cường khả
năng cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững cả về kinh tế lẫn môi trường,
bên cạnh đó còn tăng khả năng cạnh tranh kinh tế với các nước trên thế giới. Ngoài
ra, nó còn cung cấp cơ sở dữ liệu cho các nhà quản lý cấp nhãn Việt Nam để có cơ
cở cấp nhãn cho các sản phẩm cao su.
HUTECH
5



Quá trình thực hiện xây dựng quy trình dán nhãn sinh thái cho các sản phẩm
ngành cao su được thực hiện theo Số 253/QĐ-BTNM, thời gian thực hiện năm 2011
– 2015 của BTNMT dán nhãn sinh thái loại 1: ISO 14024 được thực hiện 3 bước,
bước cuối cùng liên quan đến tổ chức chứng nhận kiểm toán hay hậu kiểm sau khi
sản phẩm được cấp nhãn, đề tài chỉ nghiên cứu 2 bước đầu đó là: Lựa chọn các sản
phẩm tiềm năng được dán nhãn sinh thái trong ngành cao su và xây dựng bộ tiêu chí
cấp nhãn cho sản phẩm đó. Và đề xuất của đề tài là : nhãn sinh thái sau này được áp
dụng theo khung chương trình Châu Âu. Với nhãn sinh thái theo khung của Châu

Âu sẽ thể hiện được rõ ràng những tiêu chí được phân cấp, những con số cụ thể
giúp cho ngành cao su phát triển vững mạnh. Chính vì thế, việc nghiên cứu xây
dựng nhãn sinh thái cho ngành cao su rất cần thiết giúp doanh nghiệp ổn định thị
trường và mở rộng thị trường.
2. TÍNH MỚI
Theo quyết định Số 253/QĐ-BTNMT, trong khoảng thời gian 2011 – 2015
Bộ tài nguyên – Môi trường sẽ triển khai xác định các tiêu chí cấp nhãn cho các sản
phẩm cụ thể. Tính đến thời điểm tháng (03/2012) đã có 04 sản phẩm được cấp nhãn
sinh thái đó là: Bóng đèn huỳnh quang, bột giặt, bao bì giấy tổng hợp dùng đóng gói
thực phẩm và vật liệu lợp, ốp lát thuộc gốm xây dựng. Tuy nhiên, các tiêu chí cấp
nhãn cho 04 sản phẩm này không rõ ràng, chưa xét đến vòng đời của sản phẩm,
không có con số định lượng trên nhãn dẫn đến người tiêu dùng khó phân biệt được
sản phẩm nào tốt hơn sản phẩm nào. Ngoài ra, những khía cạnh môi trường chính
không được ghi ở trên nhãn nhằm phân hạng các sản phẩm xanh giống như nhãn
năng lượng đang áp dụng tại Việt Nam, đó là khuyết điểm của nhãn xanh Việt Nam.
Vì vậy, tính mới của đề tài tập trung và giải quyết ba vấn đề sau:
- Xây dựng quy trình cấp nhãn chung
- Quy trình cấp nhãn cho các sản phẩm cao su
- Nguyên tắc và phương pháp xây dựng tiêu chí cấp nhãn sinh thái
Việc xây dựng cấp nhãn cho sản phẩm cao su theo hướng định lượng và ghi
trên nhãn sinh thái để giúp cho sự phân biệt giữa các nhãn sinh thái và sự phân biệt
HUTECH
6



của người dân đối với sản phẩm cao su Việt Nam nhằm phục vụ cho xuất khẩu và
phát triển kinh tế.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
* Mục tiêu chung:

Nhằm đưa ra quy trình cấp nhãn chung cho các sản phẩm chung cho các sản
phẩm ngành cao su Việt Nam trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có tiềm năng cấp
nhãn.
Hỗ trợ các nhà quản lý và hoạch định để xây dựng và hoàn thiện nhãn sinh
thái Việt Nam.
* Mục tiêu cụ thể:
Như phần tính cấp thiết của đề tài là xây dựng quy trình cấp nhãn sinh thái
cho các sản phẩm ngành cao su đã nêu ở phần trên, mục tiêu của đề tài là:
Đề tài chỉ tập trung vào các vấn đề theo tiêu chuẩn ISO: 14024:
- Bước 1: Xác định sản phẩm trong ngành cao su có tiềm năng dán nhãn sinh
thái cao nhất.
- Bước 2: Đề xuất bộ tiêu chí cấp nhãn cho sản phẩm đó
Trong đề tài chỉ tập trung đi sâu và giải quyết 2 mục tiêu này :
+ Phân tích lựa chọn các sản phẩm cao su có tiềm năng cấp nhãn sinh thái
cao nhất.
+ Trên cơ cở sản phẩm cao su có tiềm năng cao nhất xây dựng quy trình, xây
dựng tiêu chí dán nhãn cho sản phẩm đó.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần phải thực hiện những nội dung sau:
* Tổng hợp, biên hội và kế thừa các nghiên cứu, tài liệu có liên quan.
* Xác định được các sản phẩm có tiềm năng để dán nhãn sinh thái:
+ Phân loại được các sản phẩm đang sử dụng
+ Phát phiếu phát vấn điều tra cho các nhà sản xuất cao su để lựa chọn sản
phẩm để từ đó cho điểm các sản phẩm (đánh giá theo trọng số).
* Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) cho sản phẩm cao su:
HUTECH
7




+ Từ trồng trọt, chăm sóc, khai thác, chế biến, sản xuất sản phẩm và thải bỏ.
+ Đánh giá theo tiêu chí chung và phân hạng.
* Đề xuất các tiêu chí dán nhãn.
* Đề xuất dán nhãn cho các sản phẩm khác có liên quan.
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Nhãn sinh thái
- Sản phẩm ngành cao su
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp luận
Để chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập, nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp
Việt Nam đã xây dựng cho mình những chiến lược phát triển lâu dài, trong đó thể
hiện rõ mối quan tâm về các vấn đề môi trường là điều kiện quan trọng để đảm bảo
cắt giảm chi phí và mở rộng cánh cửa thị trường. Sự thay đổi trong quan điểm và
nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề môi trường như vậy đã được thể hiện ở
nhiều nơi. Trên thị trường đã xuất hiện các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi
trường và trong đó không ít những sản phẩm, dịch vụ có nhu cầu được cấp nhãn
sinh thái để quảng bá cho các nỗ lực của mình.
Xã hội càng phát triển nhận thức về môi trường cao thể hiện nhãn sinh thái
phổ biến ở các quốc gia phát triển theo xu thế đó nhãn sinh thái là cần thiết, tuy
nhiên lựa chọn sản phẩm nào để cấp nhãn sinh thái đòi hỏi sản phẩm đó phải có các
tiêu chí đó là: Có sự đồng thuận của nhà sản xuất trong ngành, sản phẩm được buôn
bán, giao thương với tỉ lệ cao trên thị trường, sản phẩm phải được sử dụng thường
xuyên, có khả năng giảm thiểu tác động tới môi trường một cách đáng kể và các
tiêu chí liên quan khác. (Sẽ đề cập chi tiết ở chương 3).
Lựa chọn sản phẩm cao su cho việc nghiên cứu xây dựng nhãn sinh thái bởi
các lý do sau:
- Thị trường tiêu thụ cao su trên thế giới ngày càng tăng lên và để đáp ứng
được thị trường đó, các doanh nghiệp cao su cần phải đồng tình ủng hộ và

×