Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT LÊN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM CỦA TRICHODERMA SP.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.56 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT LÊN SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM
CỦA TRICHODERMA SP.

Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ ÁNH TUYẾT
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 7/ 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT LÊN SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM
CỦA TRICHODERMA SP.

Hướng dẫn khoa học


Sinh viên thực hiện

THS. NGUYỄN NHƯ NHỨT

LÊ THỊ ÁNH TUYẾT

Tháng 7/ 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của
bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ của Thầy cô, gia đình và bạn bè. Đó cũng chính
là động lực để em hoàn thành tốt khóa luận này.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành
phố Hồ Chí Minh, Bộ môn Công Nghệ Sinh Học cùng tất cả quý Thầy cô đã tận tình
giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt những năm học qua.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Như Nhứt. Người đã tận tình hướng
dẫn, góp ý, tạo điều kiện cho em được học hỏi, trao dồi các kỹ năng, thao tác và không
ngừng động viên, quan tâm em trong suốt quá trình thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Công ty TNHH Gia Tường tỉnh Bình
Dương cùng các anh chị trong phòng thí nghiệm đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi giúp em hoàn thành tốt luận văn.
Cuối cùng con xin gửi lòng biết ơn chân thành tới gia đình đã động viên, quan tâm,
hỗ trợ con trong thời gian qua.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình,
nhưng khó tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô
và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Lê Thị Ánh Tuyết


i


TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, Trichoderma được sử dụng như một tác nhân sinh học
có khả năng kiểm soát tốt một vài loại bệnh và dịch hại trên cây trồng. Một số loại
thuốc bảo vệ thực vật có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hoạt tính của
Trichoderma. Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật lên
sự phát triển và khả năng kháng nấm của Trichodema sp.” được thực hiện nhằm mục
tiêu định hướng sử dụng kết hợp Trichoderma với một số loại thuốc bảo vệ thực vật
trong công tác quản lý đồng thời bệnh và dịch hại trên cây trồng.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, tiến hành xác định khả năng đối kháng của
Trichoderma đối với nấm bệnh và chon thời gian nuôi cấy thích hợp để khảo sát ảnh
hưởng của thuốc bảo vệ thực vật lên sự phát triển của Trichoderma trên môi trường
nuôi cấy lắc. Sau đó, phân lập lại và xác định khả năng đối kháng của Trichoderma
sau quá trình nuôi cấy lắc trên môi trường có bổ sung thuốc bảo vệ thực vật.
Với phương pháp nghiên cứu trên, đã cho kết quả là các hoạt chất Emamectin
benzoate 5,5 % w/w (trong thuốc Tanwin), hoạt chất Imidacloprid 3 % + isoprocarb 32
% (trong thuốc Qshisuco ) và hoạt chất Flpronil 800 g/kg (trong thuốc Regent) có khả
năng kích thích sự phát triển của Trichoderma trong khi hoạt chất Ziram 76% w/w
(trong thuốc Ziflo) và hoạt chất Thiophanate - methyl 70 % (trong thuốc Topsin) gây
ức chế sự phát triển của Trichoderma. Các chủng Trichoderma được phân lập lại từ
canh trường nuôi cấy có bổ sung thuốc bảo vệ thực vật có khả năng phát triển chậm
nhưng vẫn có khả năng đối kháng với nấm bệnh Sclerotium rolfsii. Tuy nhiên, khả
năng phát triển và hiệu quả đối kháng thay đổi không đáng kể.

ii



SUMMARY
In recent years, Trichoderma is used as a biological agent to control some
phytopathology fungi and some pests on plant. However, there are many fungal
pathogens, also pests, that need to be managed by chemicals. The thesis "The effects
of some chemical fungicide and pesticides on growth and antagonism of Trichodema
sp." was conducted with the purpose using Trichoderma in combination with one or
more of either fungicide and pesticides integrated management of diseases and pests
on plant.
To achieve these objectives, the determination of countervailing ability of
Trichoderma to fungal pathogens and selection of the appropriate culture time to
examine the effects of chemicals on the growth of Trichoderma on the lipsin shake
culture were performed. Then, Trichoderma was isolated and it antagonist ability after
the shaking culture on medium supplemented with different chemicals was
determined.
The result of antagonist ability of two selected Trichoderma strains, to Sclerotium
rolfsii phytopathology on the Potato Glucose (PG) medium supplemented with
different chemicals with rotation speed of 200 rpm showed that Emamectin benzoate
5,5 % w/w, Imidacloprid 3 % + isoprocarb 32 % and Flpronil 800 g/kg were able to
stimulate the growth of Trichoderma while Ziram 76% w/w and Thiophanate - methyl
70 % inhibited the growth of Trichoderma. Trichoderma strains which were isolated
from the culture developed slower than the ones isolated from stock culture. They
could

antagonize to fungal pathogen, however, their growth and the effective

antagonism was insignificantly changed.

iii



MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................................. i
Tóm tắt ...................................................................................................................... ii
Summary .................................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................ vii
Danh mục các bảng................................................................................................. viii
Danh mục các hình ................................................................................................... ix
Chương 1 Mở đầu ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Yêu cầu ............................................................................................................... 2
1.3 Nội dung thực hiện.............................................................................................. 2
Chương 2 Tổng quan tài liệu...................................................................................... 3
2.1 Tổng quan về Trichoderma .................................................................................. 3
2.1.1 Vị trí phân loại ................................................................................................ 3
2.1.2 Đặc điểm của nấm Trichodema ....................................................................... 3
2.1.2.1 Đặc điểm hình thái, sinh trưởng ..................................................................... 3
2.1.2.2 Các sản phẩm trao đổi của nấm Trichodema .................................................. 5
2.1.2.3 Khả năng kiểm soát sinh học.......................................................................... 7
2.1.3 Vai trò của nấm Trichoderma trong trồng trọt ............................................... 11
2.1.3.1 Bảo vệ thực vật ............................................................................................ 11
2.1.3.2 Cải thiện năng suất cây trồng ....................................................................... 12
2.1.3.3 Trong lĩnh vực xử lý môi trường .................................................................. 13
2.1.3.4 Nguồn gen để tạo giống cây trồng mới ......................................................... 13
2.1.3.5 Bảo quản nông sản ....................................................................................... 13
2.2 Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật ................................................................... 14
2.2.1 Thuốc bảo vệ thực vật ................................................................................... 14
2.2.2 Một số biện pháp kiểm soát nấm bệnh, sâu hại cây trồng .............................. 15
2.2.2.1 Thực trạng thuốc BVTV trên thị trường ....................................................... 15

2.2.2.2 Thực trạng các nhân tố kiểm soát sinh học ................................................... 17
2.2.2.3 Các trở ngại khi sử dụng các nhân tố kiểm soát sinh học .............................. 17
2.3 Một số nghiên cứu về sử dụng thuốc BVTV với Trichoderma ........................... 19
iv


2.4 Sơ lược về một số loại thuốc bảo vệ thực vật ..................................................... 19
2.4.1 Tanwin 5.5 WDG.......................................................................................... 19
2.4.2 Regent 800 WG ............................................................................................ 20
2.4.3 Qshisuco 35 WP............................................................................................ 20
2.4.4 Ziflo 76 WG.................................................................................................. 20
2.4.5 Topsin M 70 WP ........................................................................................... 20
Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 22
3.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 22
3.2 Vật liệu.............................................................................................................. 22
3.2.1

Chủng giống nghiên cứu .............................................................................. 22

3.2.2 Dụng cụ, thiết bị và hóa chất ......................................................................... 22
3.2.3 Môi trường thí nghiệm .................................................................................. 23
3.2.3.1 Môi trường PGA .......................................................................................... 23
3.2.3.2 Môi trường PG ............................................................................................. 23
3.3 Phương pháp ..................................................................................................... 23
3.3.1 Phương pháp bảo quản giống trên thạch nghiêng .......................................... 23
3.3.1.1 Bảo quản giống Trichoderma sp................................................................... 23
3.3.1.2 Bảo quản giống nấm bệnh ............................................................................ 23
3.3.2 Phương pháp cấy trung gian nấm bệnh .......................................................... 23
3.3.3 Phương pháp cấy trung gian Trichoderma sp. ............................................... 23
3.3.4 Phương pháp xác định khả năng đối kháng của Trichoderma đối với

nấm bệnh ...................................................................................................... 24
3.3.4.1 Nguyên tắc ................................................................................................... 24
3.3.4.2 Cách tiến hành ............................................................................................. 24
3.3.5 Phương pháp xác định số lượng bào tử nấm mốc .......................................... 25
3.3.6 Phương pháp xác định sự tăng trưởng của Trichoderma ................................ 25
3.3.7 Phương pháp phân lập chủng Trichoderma sau khi nuôi cấy trong môi
trường có bổ sung thuốc BVTV .................................................................... 25
3.3.8 Phương pháp xác định khả năng đối kháng của Trichoderma đối với
nấm bệnh trên môi trường PGA sau khi nuôi cấy lắc trong môi trường
có bổ sung thuốc BVTV ................................................................................ 26
3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 26
3.4.1 Xác định hiệu quả ức chế nấm bệnh của các chủng Trichoderma .................. 26
3.4.2 Khảo sát sự tăng trưởng của Trichoderma ..................................................... 26
v


3.4.3 Khảo sát ảnh hưởng của các loại thuốc BVTV lên sự phát triển của
Trichoderma ................................................................................................. 26
3.4.4 Xác định hiệu quả ức chế nấm bệnh của các chủng Trichoderma được
phân lập từ canh trường nuôi cấy lắc có bổ sung thuốc BVTV ...................... 27
Chương 4 Kết quả và thảo luận ................................................................................ 28
4.1 Hiệu quả đối kháng của các chủng Trichoderma đối với nấm bệnh ................... 28
4.2 Sự tăng trưởng của các chủng Trichoderma trên môi trường PG ....................... 30
4.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc BVTV lên sự phát triển của các chủng
Trichoderma ....................................................................................................... 31
4.4 Phân lập các chủng Trichoderma sau khi nuôi cấy trong môi trường có bổ
sung thuốc BVTV............................................................................................... 33
4.5 Hiệu quả đối kháng của các chủng Trichoderma sau khi nuôi cấy trong
môi trường có bổ sung thuốc BVTV đối với nấm bệnh ....................................... 41
Chương 5 Kết luận và đề nghị.................................................................................. 47

5.1 Kết luận ............................................................................................................. 47
5.2 Đề nghị.............................................................................................................. 47
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 48

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a:

Số bào tử trung bình trong 1 ô lớn

BCA:

Nhân tố kiểm soát sinh học

BVTV:

Bảo vệ thực vật

Ctv:

Cộng tác viên

Dđc:

Đường kính khuẩn lạc nấm bệnh trung bình trên đĩa đối chứng

Dtt:


Đường kính khuẩn lạc nấm bệnh trung bình trên đĩa đối kháng

H:

Hiệu quả ức chế

KC:

Khuyến cáo

L:

Số lần pha loãng dịch huyền phù bào tử

MT:

Môi trường

NĐ-CP:

Nghị định – Chính phủ

NB:

Nấm bệnh

PG:

Potato Glucose


PGA:

Potato Glucose Agar

PTN:

Phòng thí nghiệm

S:

Mật độ bào tử trong dịch huyền phù

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Hướng dẫn sử dụng Topsin M 70 WP....................................................... 21
Bảng 3.1 Các chủng Trichoderma sử dụng trong nghiên cứu ................................... 22
Bảng 4.1 Hiệu quả đối kháng của các chủng Trichoderma đối với nấm bệnh
NB01 ....................................................................................................................... 28
Bảng 4.2 Sinh khối (mg/ml) của các chủng Trichoderma trong canh trường
sau khi nuôi cấy trên môi trường PG ........................................................................ 30
Bảng 4.3 Khối lượng sinh khối của chủng TM2 (mg/ml) trong canh trường
nuôi cấy có bổ sung thuốc BVTV ............................................................................ 31
Bảng 4.4 Khối lượng sinh khối của chủng T11 (mg/ml) trong canh trường

nuôi cấy có bổ sung thuốc BVTV ............................................................................ 32
Bảng 4.5 Đặc điểm chủng TM2 được phân lập lại từ canh trường nuôi cấy có
thuốc Tanwin ........................................................................................................... 33
Bảng 4.6 Đặc điểm chủng TM2 được phân lập lại từ canh trường nuôi cấy có
thuốc Topsin ............................................................................................................ 34
Bảng 4.7 Đặc điểm chủng TM2 được phân lập lại từ canh trường nuôi cấy có
thuốc Qshisuco ........................................................................................................ 35
Bảng 4.8 Đặc điểm chủng TM2 được phân lập lại từ canh trường nuôi cấy có
thuốc Regent ............................................................................................................ 36
Bảng 4.9 Đặc điểm chủng T11 được phân lập lại từ canh trường nuôi cấy có
thuốc Tanwin ........................................................................................................... 37
Bảng 4.10 Đặc điểm chủng T11 được phân lập lại từ canh trường nuôi cấy có
thuốc Topsin ............................................................................................................ 38
Bảng 4.11 Đặc điểm chủng T11 được phân lập lại từ canh trường nuôi cấy có
thuốc Qshisuco ........................................................................................................ 39
Bảng 4.12 Đặc điểm chủng T11 được phân lập lại từ canh trường nuôi cấy có
thuốc Regent ............................................................................................................ 40
Bảng 4.13 Hiệu quả ức chế nấm bệnh của chủng TM2 từ canh trường nuôi cấy
có bổ sung thuốc BVTV .......................................................................................... 42
Bảng 4.14 Hiệu quả ức chế nấm bệnh của chủng T11 từ canh trường nuôi cấy
có bổ sung thuốc BVTV .......................................................................................... 44

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cấu trúc cơ quan sinh bào tử (A) và sợi tơ (B) của Trichoderma ................ 4
Hình 2.2 (A) Sự ký sinh của Trichoderma đối với nấm bệnh cây Pythium trên
bề mặt hạt đậu; (B) Nấm đối kháng Trichoderma harzianum quấn quanh nấm

bệnh Rhizoctonia solani ............................................................................................. 8
Hình 2.3 Sơ đồ các cơ chế kiểm soát bệnh và nấm bệnh ở thực vật của
Trichoderma .............................................................................................................. 9
Hình 2.4 Tỷ lệ phần trăm các loài Trichoderma có khả năng kiểm soát sinh
học........................................................................................................................... 12
Hình 2.5 Sơ đồ các giai đoạn phát triển khác nhau của mầm bệnh và việc sử
dụng mỗi BCA vào những giai đoạn riêng lẻ hoặc nhiều giai đoạn .......................... 18
Hình 4.1 Biểu đồ hiệu quả đối kháng của các chủng Trichoderma đối với nấm
bệnh NB01............................................................................................................... 28
Hình 4.2 Hiệu quả đối kháng của các chủng Trichoderma đối với nấm bệnh
NB01 ....................................................................................................................... 29
Hình 4.3 Biểu đồ hiệu quả ức chế nấm bệnh của chủng TM2 được phân lập lại
từ canh trường nuôi cấy có thuốc BVTV ở nồng độ khuyến ..................................... 43
Hình 4.4 Hiệu quả ức chế nấm bệnh của chủng TM2 được phân lập lại từ canh
trường nuôi cấy có thuốc BVTV ở nồng độ khuyến cáo ........................................... 43
Hình 4.5 Biểu đồ hiệu quả ức chế nấm bệnh của chủng T11 được phân lập lại
từ canh trường nuôi cấy có thuốc BVTV ở nồng độ khuyến cáo .............................. 45
Hình 4.6 Hiệu quả ức chế nấm bệnh của chủng T11 được phân lập lại từ canh
trường nuôi cấy có thuốc BVTV ở nồng độ khuyến cáo ........................................... 45

ix


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp Việt Nam có những bước tiến vượt
bậc, ngoài việc đáp ứng nhu cầu lương thực - thực phẩm trong nước, sản lượng nhiều
loại nông sản xuất khẩu của Việt Nam được xếp vào hàng đầu thế giới. Tuy nhiên,
chất lượng và hiệu quả của việc sản xuất lương thực - thực phẩm ở nước ta còn nhiều
hạn chế so với các nước trong khu vực. Để khắc phục vấn đề này, cần quan tâm đến

việc xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững, tăng nhanh số lượng và
nâng cao chất lượng lương thực - thực phẩm. Theo đó, công tác giống cây trồng và bảo
vệ thực vật đóng vai trò rất quan trọng.
Công tác bảo vệ cây trồng hiện nay được áp dụng bằng nhiều biện pháp chẳng hạn
như biện pháp vật lý, hóa học, sinh học. Tuy nhiên, sử dụng thuốc hóa học ồ ạt như
hiện nay đã thể hiện rõ những mặt trái của nó như làm cho các mầm bệnh trở nên
kháng thuốc, đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. Trước tình
hình đó, các biện pháp sinh học đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu.
Nhiều tác nhân ký sinh, đáng chú ý là một số loại nấm, chúng có thể đối kháng trên
một số nấm bệnh hại cây trồng. Không những ngăn chặn được một số bệnh hại trên
cây trồng, mà lại không ảnh hưởng đến những loài thiên địch bản xứ trong tự nhiên
như động vật ăn thịt, ký sinh và côn trùng có ích. Các kết quả đã đạt được của việc
phòng trừ nấm gây bệnh bằng phương pháp sinh học cho thấy tính hiệu quả lớn của nó
như nấm gây bệnh không kháng thuốc, không gây ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, phòng trừ dịch hại cây trồng bằng biện pháp sinh học được đẩy mạnh
nghiên cứu ở nhiều nước, được coi như là một lĩnh vực quan trọng. Phòng trừ bằng
sinh học đối với bệnh hại chủ yếu là khai thác và sử dụng khả năng đối kháng của một
số loại nấm đối với các loại nấm gây hại cây trồng. Nhiều công trình nghiên cứu về
nấm Trichodema và sản xuất chế phẩm để hạn chế những nấm gây hại cho cây trồng
như nấm Rhizoctonia, Sclerotium, Fusarium, Phythium, Verticillium và Botrytis gây
bệnh trên lúa, ngô và một số cây trồng khác đã thu được những kết quả rất khả quan.

1


Tuy nhiên, vẫn còn một số loại bệnh và dịch hại phải sử dụng biện pháp hóa học.
Trong đó, một số loại thuốc bảo vệ thực vật có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cũng
như hoạt tính của Trichoderma. Thêm vào đó, cho đến nay, một số chế phẩm sinh học
để trừ sâu bệnh hại còn nhiều hạn chế do hiệu lực của chế phẩm chưa cao và thời gian
tác dụng còn chậm. Nhằm đem lại hiệu quả trong công tác bảo vệ giống cây trồng và

bảo vệ thực vật trên cơ sở có thể sử dụng kết hợp các chế phẩm sinh học từ
Trichodema với một số loại thuốc bảo vệ thực vật, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
một số loại thuốc bảo vệ thực vật lên sự phát triển và khả năng kháng nấm của
Trichodema sp.” đã được tiến hành.
1.2 Yêu cầu
Khảo sát sự ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật lên sự phát triển và
khả năng kháng nấm của Trichodema sp. trong điều kiện in vitro.
1.3 Nội dung thực hiện
 Xác định khả năng đối kháng của Trichoderma đối với nấm bệnh.
 Khảo sát sự tăng trưởng của Trichoderma trên môi trường nuôi cấy lắc.
 Khảo sát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật lên sự phát triển của
Trichoderma trên môi trường nuôi cấy lắc.
 Phân lập lại và xác định khả năng đối kháng của Trichoderma sau quá trình
nuôi cấy lắc trên môi trường có bổ sung thuốc BVTV.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về Trichoderma
2.1.1 Vị trí phân loại
Trichoderma spp. là giống nấm khá phổ biến trong tự nhiên, tuy nhiên hệ thống
phân loại của chúng chưa rõ ràng và khá phức tạp. Do đó, có nhiều ý kiến khác nhau
được đưa ra khi phân loại giống nấm này. Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998),
nấm Trichoderma spp. thuộc ngành nấm Mycota, lớp Deuteromycetes (nhóm nấm bất
toàn), bộ Moniliates, họ Moniliaceae, chi Trichoderma.
Kubicek và Harman (1998) đã mô tả chi tiết 33 loài Trichoderma spp., ông cho
rằng, tùy từng loại nấm mà chúng có hình dạng và kích thước khác nhau. Một số loài
Trichoderma spp. là những nhân tố kiểm soát sinh học (BCA) như Trichoderma
atroviride có khuẩn lạc phát triển nhanh, bào tử màu xanh, vách dày, trơn láng, kích

thước (2,6 – 3,8 μm) x (2,2 – 3,4 μm), khi nấm già thường mất màu hay màu vàng nhạt
hoặc xám, bào tử già phát tán ra mùi hương dừa. Trichoderma hazianum có khuẩn lạc
phát triển nhanh, khuẩn lạc chuyển nhanh sang màu xanh hay xanh tối, có bào tử trơn
láng, màu xanh, hình cầu với kích thước (2,7 – 3,5) x (2,1 – 2,6 μm). Trichoderma
hamatum có bào tử màu xanh, trơn, dạng elip, kích thước (4 – 5 μm) x (2,5 - 3 μm).
Trichoderma viride có bào tử màu xanh lục, vách xù xì, dạng hình cầu, kích thước (4 –
5 μm) x ( 2,5 - 3 μm) (Huỳnh Văn Phục, 2006).
2.1.2 Đặc điểm của nấm Trichoderma
2.1.2.1 Đặc điểm hình thái, sinh trưởng
Đặc điểm hình thái của nấm Trichoderma là nhóm những loài nấm sợi
(Deuteromycetes), tăng trưởng nhanh và phân bố rộng khắp trên thế giới. Chúng có
mặt trong hầu hết các loại đất và thường chiếm ưu thế trong quần thể vi sinh vật đất.
Trong những loài nấm sợi, Trichoderma được phân vào nhóm có bào tử trần.
Trichoderma là nhóm nấm có vách ngăn. Chúng hình thành nên rất nhiều nhánh,
mang những cuống bào tử đính, tạo thành dạng có hình chóp hoặc hình nón. Trên đỉnh
của cuống bào tử đính có mang những cấu trúc dạng cổ chai. Các bào tử gọi là bào tử
đính xếp thành chuỗi, được hình thành ở đầu mút của cấu trúc cổ chai và chúng tạo
thành chóp bào tử đính.
3


A

B

Hình 2.1 Cấu trúc cơ quan sinh bào tử (A) và sợi tơ (B) của Trichoderma.
(images.google.com.vn)
Trichoderma là loài có đặc tính khuẩn lạc mọc thành dạng khóm hay búi với nhiều
màu sắc khác nhau như trắng, vàng, xanh. Trước đây, những đặc điểm này của
Trichoderma được sử dụng để phân loại chúng. Ngày nay, việc sử dụng các đặc điểm

hình thái để phân loại các loài Trichoderma đang dần được thay thế bằng các phương
pháp sinh học phân tử có tính chính xác, đáng tin cậy và thiết thực hơn (Bourguignon,
2008).
Trichoderma là giống nấm hoại sinh trong đất nên chúng có khả năng sử dụng
nguồn hỗn hợp carbon và nitrogen. Nguồn carbon và năng lượng Trichoderma sử dụng
được là các monosacharide và các disaccharide, cùng với hỗn hợp các polysacharide,
pyrinidine cô đọng, andehyde và acid hữu cơ, đặc biệt là acid béo, methanol,
methylamine, formate (Nguyễn Thị Lan Hương, 2011).
Muối, các nguồn sulfur và các hợp chất như vitamin cũng có ảnh hưởng lớn đến
khả năng sinh trưởng của Trichoderma. Muối sodium chloride sẽ làm giảm sự sinh
trưởng và phát triển của một số loài Trichoderma. Do đó, trong môi trường nuôi cấy
không được có mặt của muối này (Nguyễn Thị Lan Hương, 2011).
Nồng độ CO2 trong môi trường nuôi cấy Trichoderma cũng ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng của nấm đối kháng trong đất. Tuy nhiên, ảnh hưởng của CO2 đến khả năng sinh
4


trưởng của Trichoderma phụ thuộc vào nồng độ pH của môi trường đất. CO2 nồng độ
10 % không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của Trichoderma. Tốc độ tăng trưởng
nhanh của Trichoderma ở nồng độ CO2 cao trong môi trường kiềm, có thể giải thích
tại sao Trichoderma thường sống trong môi trường đất phèn, ẩm ướt, ít hiện diện trên
đất kiềm. Vì thế, CO2 có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của Trichoderma tại độ pH có
giá trị cao (Hứa Võ Thành Long, 2010).
2.1.2.2 Các sản phẩm trao đổi của nấm Trichoderma
Hầu hết, các loài Trichoderma có khả năng tiết một lượng đáng kể hỗn hợp các
enzyme ngoại bào đặc biệt, nên hệ gen Trichoderma có thể phát triển trên rất nhiều
nguồn cơ chất khác nhau. Khả năng tiết enzyme của một số loài Trichoderma đã được
ứng dụng trong thương mại như sản xuất cellulase từ T. viride và T. reesei, dùng trong
các chất tẩy giặt quần áo và trong công nghiệp giấy. Các loài Trichoderma còn có khả
năng sản xuất vài enzyme thủy giải quan trọng khác như hemicellulase (xylanase,

mannanase và galactanase), chitinase, glucanase và amylase và các enzyme thủy giải
vách tế bào. Để phân hủy được protein và các chuỗi peptide, các loài Trichoderma
cũng tổng hợp một dãy rộng các emzyme thủy giải protein ngoại bào có tính đặc hiệu,
cơ chất thấp giúp chúng có khả năng hấp thụ các đơn vị amino acid nhỏ, để làm nguồn
nitrogen và sulphur. Trong số những enzyme đó, các dạng phức hợp của enzyme
serine và aspartic proteinase là phổ biến nhất ở các loài nấm hoại sinh. Quá trình đồng
hóa ammonia, hầu hết, các loài Trichoderma có khả năng tổng hợp một lượng lớn các
enzyme quan trọng như glutamine synthetase và NADPH-glutamate dehydrogenase.
Hệ gen Trichoderma có khả năng tổng hợp nhiều chất biến dưỡng có khả năng diệt
nấm. Các chất này có thể là chất dễ bay hơi hoặc không. Các chất kháng sinh này được
khám phá lần đầu tiên bởi Weindling và Emerson (1936), khi họ nghiên cứu trên T.
lignorum (còn gọi là T. viride) về khả năng tổng hợp gliotoxin và viridin. Sau đó,
Webster và Lomas (1964) đã chứng mình rằng, chính xác là loài T. virens có khả năng
tổng hợp các chất biến dưỡng có độc tố này. Từ đó, một lượng đáng kể các nghiên cứu
về xác định các chất kháng sinh được sản xuất bởi Trichoderma đã được thực hiện kết
hợp với việc kiểm soát các bệnh. Kết quả là, người ta đã xác định được 6 nhóm kháng
sinh chính, mỗi nhóm gồm các hợp chất thứ cấp có vai trò chủ yếu riêng.
Polyketide là nhóm kháng sinh lớn nhất của nấm Trichoderma. Quá trình sinh tổng
hợp chúng là sự kết nối lặp đi lặp lại các chuỗi acid béo nhỏ với nhau, tạo thành phân
5


tử gọi là polyketide. Hợp chất sau cùng được hình thành bằng cách oxy hóa, vòng hóa
hoặc alkyl hóa các polypeptide bằng những enzyme riêng biệt. Nhóm này bao gồm các
chất anthraquinone như harzianopyridone và harzianolide, được tổng hợp bởi T. viride
và T. harzianum, có hoạt tính kháng sinh đáng quan tâm.
Sự sinh tổng hợp nhóm kháng sinh Pyrone vẫn chưa được biết rõ. Hợp chất kháng
nấm 6-pentyl-α-pyrone (6PP) là thành phần chính tạo nên hương dừa điển hình của
loài T. viride cũng thuộc nhóm này. 6PP là hợp chất được biết đến nhiều nhất trong
nhóm này và nó đã được tách chiết từ nhiều loài Trichoderma. Vài loài Trichoderma

cũng tổng hợp các pyrone như massoilactone và δ-decanolactone, có khả năng kiểm
soát các bệnh ở thực vật.
Các hợp chất terpen trong nhóm kháng sinh Terpenoid có sự đa dạng về cấu trúc
(sesquiterpene và sterol), và là những chất biến dưỡng thứ cấp có sự phân bố nhiều và
rộng nhất trong tự nhiên. Trong số các sesquiterpene thì gliocladic acid và heptelidic
acid là hai chất kháng sinh mạnh nhất được tách chiết từ T. virens. Các steroid là dẫn
xuất từ các terpen và các chất kháng sinh phổ biến như viridin và viridiol thuộc nhóm
này. Chúng được tiết ra bởi các loài T. virens và T. viride, có khả năng kiểm soát các
nguồn bệnh thực vật như Rhizoctnia solani và Pythium ultimum.
Nhóm Isonitrile (các dẫn xuất của isocyano) gồm các chất kháng sinh có chứa
nhóm chức năng isocyano (gồm một nguyên tử carbon gắn với một nguyên tử đơn
nitrogen). Tyrosine là tiền chất cho sự sinh tổng hợp các isonitrile. Các kháng sinh
quan trọng chủ yếu thuộc nhóm các chất biến dưỡng thứ cấp này. Dermadin, isonitrin
A và isonitrinic acid F là tất cả những chất kháng sinh có hiệu lực kháng khuẩn và
kháng nấm mạnh. Chúng được tách chiết từ nhiều loài Trichoderma như T. viride, T.
hamatum, T. harzianum và T. koningii.
Nhóm Diketopiperazine gồm những hợp chất được hình thành từ sự ngưng tụ hai
amino acid lại với nhau như serine và phenylalanine thành các dipeptide vòng. Hai
chất kháng sinh được biết nhiều nhất trong nhóm này đều được tổng hợp từ T. virens
và được gọi là gliotoxin và gliovirin. Gliotoxin được tách chiết lần đầu tiên vào năm
1936 bởi Weindling và Emerson. Gliovirin được tách chiết lần đầu tiên bởi Howell và
Stipanovic vào năm 1982. Cả hai độc chất này đều có khả năng ức chế tốt các nhân tố
gây bệnh thực vật R. solani và P. ultimum.

6


Nhóm Peptaibol là một họ đặc biệt bao gồm các peptide có chứa amino acid hiếm
là α-aminoisobutyric acid. Các chất kháng sinh quan trọng như các trichorzianine do T.
harzianum tổng hợp và các trichopolyn do T. polysporum tổng hợp. Các nghiên cứu in

vitro đã cho thấy trichorzianine A có khả năng ức chế sự tổng hợp vách tế bào nấm
bệnh thực vật như Botrytis cinerea.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu cho rằng, khả năng tổng hợp kháng sinh của các loài
Trichoderma vẫn còn là một tiềm ẩn rất lớn, vì mỗi năm có thêm nhiều chất kháng
sinh mới từ Trichoderma được phát hiện. Điều này đã mở ra cánh cửa đầy tiềm năng
ứng dụng của hệ gen này trong việc kiểm soát sinh học.
Hệ gen Trichoderma cũng có khả năng tổng hợp số lượng lớn các hợp chất biến
dưỡng mà không có hoạt tính kháng sinh như các sắc tố (melanin và carotenoid), và
các chất điều hòa tăng trưởng thực vật như cyclonerodiol và các hợp chất kháng đột
biến (antimutagenic) như manitol. Tuy nhiên, các chức năng biến dưỡng cũng như tầm
quan trọng của chúng về mặt sinh thái học của các hợp chất thứ cấp này, hiện nay, vẫn
chưa được xác định rõ. Các báo cáo đã cho thấy, từng loài Trichoderma đều có thể
tổng hợp những chất biến dưỡng thứ cấp đặc biệt, vì thế, đã cho thấy một lĩnh vực lớn
cần được nghiên cứu (Bourguignon, 2008).
2.1.2.3 Khả năng kiểm soát sinh học
Nấm đối kháng là những thành viên phổ biến của hệ vi sinh vật đất. Chúng
thường tiết ra các enzyme, kháng sinh gây độc cho nấm gây bệnh, hoặc chúng cạnh
tranh điều kiện sống với nấm gây bệnh. Sự phân biệt của chúng phụ thuộc vào vùng
địa lý, loại đất, điều kiện khí hậu và thảm thực vật ở từng khu vực. Nấm đối kháng có
thể kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển của nấm gây bệnh, giúp cây hồi phục, sinh
trưởng và phát triển (Hứa Võ Thành Long, 2010).
Khả năng đối kháng của Trichoderma đã được nghiên cứu trên nhiều loài nấm gây
bệnh và cho thấy chúng có hiệu quả đối với các loài như Armillaria, Botrytis,
Chondrostereum, Colletotrichum, Dematophora, Diaporthe, Endothia, Fulvia,
Fusarium, Fusicladium, Helminthosporium, Macrophomina, Monilia, Nectria, Phoma,
Phytophthora, Plasmopara, Pseudoperonospora, Pythium, Rhizoctonia, Rhizopus,
Sclerotinia, Sclerotium, Venturia, Verticillium và vài nấm gây mục gỗ khác (Enrique,
2001). Khả năng đối kháng của Trichoderma chủ yếu được đóng góp từ các nhân tố

7



chính là tốc độ tăng trưởng nhanh, các chất biến dưỡng có tính kháng sinh và các đặc
tính sinh lý của chúng (Mausam và ctv, 2007).

Hình 2.2 (A) Sự ký sinh của Trichoderma đối với nấm bệnh cây
Pythium trên bề mặt hạt đậu; (B) Nấm đối kháng Trichoderma
harzianum quấn quanh nấm bệnh Rhizoctonia solani (Hứa Võ
Thành Long, 2010).
Sự đối kháng của nấm Trichodema thông qua nhiều cơ chế. Vào năm 1932,
Weindling đã mô tả hiện tượng nấm Trichodema ký sinh nấm gây bệnh và đặt tên cho
hiện tượng đó là ”giao thoa sợi nấm”. Hiện tượng giao thoa gồm ba giai đoạn là (1) sợi
nấm Trichodema vây quanh sợi nấm gây bệnh. (2) Sau sự vây quanh, sợi nấm
Trichodema thắt chặt lấy các sợi nấm gây bệnh cây. (3) Cuối cùng, sợi nấm
Trichodema đâm xuyên làm thủng vách tế bào của nấm gây bệnh, dẫn đến sự gây bệnh
làm cho chất nguyên sinh trong nấm gây bệnh bị phân hủy và dẫn đến nấm bệnh chết.
Sau này, quan sát dưới kính hiển vi, hiện tượng ký sinh của nấm Trichodema được
mô tả là tại những điểm nấm Trichodema tiếp xúc với nấm gây bệnh, đã làm cho nấm
gây bệnh teo lại và chết. Ngược lại, ở những điểm không có sự tiếp xúc của nấm
Trichodema, nấm gây bệnh vẫn chết thì các nhà nghiên cứu cho rằng, đó là tác động
của chất kháng sinh từ nấm Trichodema sinh ra, gây độc cho nấm gây bệnh (Hứa Võ
Thành Long, 2010).
Một số loài Trichoderma là những nhân tố kiểm soát sinh học (BCA) như:
Trichoderma atroviride, Trichoderma hazianum, Trichoderma hamatum, Trichoderma
viride. Các cơ chế kiểm soát sinh học được thể hiện ở hình 2.4 (Punja và Utkhede,
2003).

8



BCA

Sự sản
xuất các
hợp chất
kháng
sinh

Sự tiết
các
enzyme

Sự ký
sinh trên
nấm
bệnh

Sự cạnh
tranh
dinh
dưỡng
và vị trí
nhiễm

Sự cản
trở các
yếu tố
gây
bệnh


Sự cảm
ứng hệ
thống
phòng
thủ

Sự ức chế nấm bệnh tăng trưởng, sự tiêu diệt sợi
và bào tử và làm giảm sự phát triển của bệnh
Hình 2.3 Sơ đồ các cơ chế kiểm soát bệnh và nấm bệnh ở thực vật của
Trichoderma (Punja và Utkhede, 2003).
Hiện tượng ký sinh của nấm Trichoderma là hiện tượng một loài nấm tấn công trực
tiếp lên một loài nấm khác, và thường còn được gọi là sự đối kháng trực tiếp. Tương
tác đầu tiên là tơ nấm Trichoderma hướng về tơ nấm ký chủ. Hiện tượng này là đặc
tính hướng hóa của Trichoderma, hướng về nơi có chất hóa học do tơ nấm ký chủ tiết
ra. Khi tơ nấm Trichoderma đã đến tơ nấm ký chủ, chúng có xu hướng tiếp xúc và
cuộn xung quanh sợi nấm ký chủ hình thành cấu trúc móc, hoặc ép sát sợi nấm và phát
triển song song với nấm ký chủ. Theo Chet và Baker (1981), sự tiếp xúc nhận biết của
nấm Trichoderma với ký chủ của nó rất đặc trưng. Ví dụ như Trichoderma harzianum,
nhận biết tơ nấm R. solani nhờ một chất bám dính (agglutinin), chất này liên kết đặc
hiệu với lectin có trong cấu trúc vách tế bào của nấm Rhizoctonia solani. Tiếp theo, tơ
nấm ký sinh thủy phân vách nấm ký chủ bằng cách tổng hợp tiết ra các enzyme
glucanase, chitinase và cellulase. Enzyme β - 1,3 - glucanase và chitinase của
Trichoderma harzianum không chỉ tác động kết hợp với nhau, mà còn kết hợp với các
hợp chất kháng nấm (Tô Duy Khương, 2009). Khả năng tiết enzyme có ảnh hưởng lớn
lên khả năng kiểm soát sinh học của các loài Trichoderma (Punja và Utkhede, 2003).
Các nghiên cứu về sự ký sinh cũng cho thấy rằng, sự kết hợp hoạt động thủy giải của

9



các enzyme và các kháng sinh cũng là một nhân tố giúp tăng cường khả năng ức chế
nấm bệnh thực vật của các loài Trichoderma (Bourguignon, 2008). Các enzyme thủy
giải vách nấm bệnh của Trichoderma cũng giúp tăng cường hoạt lực của các loại thuốc
diệt nấm (Monte, 2001).
Sự kháng sinh là sự sản xuất chất kháng sinh của các loài nấm và đặc biệt là trong
trường hợp có liên quan đến hệ gen Trichoderma. Kiểu kiểm soát sinh học này thường
được gọi là sự đối kháng không trực tiếp, vì không xảy ra sự tiếp xúc của sợi nấm. Sự
kháng sinh thường xảy ra cùng với sự ký sinh, các enzyme thủy giải sẽ giúp cho các
chất kháng sinh xâm nhập vào bên trong nấm bệnh, rồi đến lượt các chất kháng sinh ức
chế sự tổng hợp vách tế bào đã giúp tăng cường hoạt động của các enzyme thủy giải.
Chất kháng sinh cũng ảnh hưởng lên nấm mục tiêu thông qua các cơ chế ức chế sự
tăng trưởng, sự tổng hợp các hợp chất sơ cấp, sự hấp thu dinh dưỡng và sự hình thành
bào tử. Qua đó cho thấy, các loài Trichoderma khác nhau có hoạt tính kháng nấm khác
nhau.
Tương tác giữa Trichoderma và các loài vi sinh vật khác trong đất được xem như là
sự đối kháng gián tiếp. Các loài Trichoderma có thể ức chế các loài nấm bệnh thông
qua sự cạnh tranh về không gian, cơ chất của các enzyme, thành phần dinh dưỡng và
oxygen. Đặc điểm tăng trưởng nhanh, cùng với khả năng phát triển được trên nhiều
loại cơ chất khác nhau, giúp cho chúng là loài vi sinh vật bá chủ mạnh và có thể thay
thế những loài vi sinh vật sống chung nhưng kém năng động hơn. Khả năng chiếm lĩnh
của chúng bị ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố như pH đất, nhiệt độ và điện thế của nước,
vì thế, sự cạnh tranh hữu hiệu khi các điều kiện môi trường sống phù hợp cho sự tồn
tại và sự tăng sinh của các loài Trichoderma (Bourguignon, 2008).
Các loài nấm bệnh sống bám trên cây chủ bằng cách thâm nhập trực tiếp hệ sợi của
chúng vào bên trong mô cây thông qua lớp cutin và biểu bì. Chúng cũng có thể xâm
nhập vào cây qua các vết thương, các mô bị lão hóa hoặc những cơ quan mở như các
khí khẩu. Tại những vùng này, hàm lượng dinh dưỡng cao do có sự rò rỉ của đường và
các amino acid. Các BCA có thể cạnh tranh một cách hữu hiệu đối với nấm bệnh để
giành lấy những dưỡng chất này. Các BCA phát triển nhanh hơn và cạnh tranh hơn so
với nấm bệnh, từ đó, chúng có thể thay thế bằng cách ngăn chặn sự nảy mầm của mầm

bệnh hoặc sự lây nhiễm của nấm bệnh, đặc biệt là, khi BCA hiện diện trước khi có sự
xuất hiện nguồn bệnh. Qua đó cho thấy, nếu xử lý vết thương, hạt nảy mầm và hoa với
10


Trichoderma sẽ giúp chúng có cơ hội vượt qua sự cạnh tranh của nấm bệnh (Punja và
Utkhede, 2003).
Khả năng kích thích và điều hòa tăng trưởng thực vật của các loài Trichoderma đã
được nghiên cứu trên một số loài cây trồng như dưa chuột, cà chua, củ cải, đậu Hà Lan
và các loài hoa. Sự điều hòa tăng trưởng thực vật của các loài Trichoderma có thể
bằng cách kích thích trực tiếp sự hấp thu dinh dưỡng của thực vật, hoặc bằng cách tiết
ra các chất điều hòa tăng trưởng như các hormone (Bourguignon, 2008). T. harzianum
có khả năng tiết các chất điều hòa tăng trưởng, giúp tăng trưởng hệ rễ và lá non khi
không có sự hiện diện của nấm bệnh. Ngoài ra, chủng này cũng tiết ra các chất biến
dưỡng có khả năng khuếch tán, có chức năng hòa tan phosphate và các vi chất, giúp
tăng mức vi chất bên trong thực vật (Punja và Utkhede, 2003). Đặc điểm đối kháng
của các loài Trichoderma đối với nấm bệnh thực vật cũng giúp trực tiếp cho sự tăng
trưởng của thực vật, vì chúng ức chế nấm bệnh dẫn đến làm tăng khả năng biến dưỡng
của thực vật (Bourguignon, 2008).
Tuy nhiên, hiện nay, các nghiên cứu về khả năng điều hòa tăng trưởng thực vật của
hệ gen Trichoderma chỉ được thực hiện trong nhà kính. Có thể khả năng này kém hữu
hiệu hơn trong thực tế khi có sự hiện diện của các loài vi khuẩn ở hệ rễ thực vật có khả
năng điều hòa tăng trưởng thực vật hiệu quả hơn như các loài Pseudomonas
(Bourguignon, 2008).
2.1.3 Vai trò của nấm Trichoderma trong trồng trọt
2.1.3.1 Bảo vệ thực vật
Một trong những nghiên cứu về ứng dụng của Trichoderma spp. được quan tâm
nhiều nhất, đó là khả năng kiểm soát sinh học cũng như khả năng đối kháng một số
nấm bệnh ở thực vật. Ứng dụng này của Trichoderma đã được phát hiện từ hơn 70
năm qua (Harman, 2008). Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều loài Trichoderma

khác nhau để kiểm soát nhiều loại nấm bệnh khác nhau.
Ngoài việc sử dụng Trichoderma trực tiếp bón cho cây, người ta còn có thể sử
dụng chúng để ủ hoai các loại phế phụ liệu, để sản xuất phân compost. Loại phân này
ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cây, còn có chứa BCA, có được do sự bổ sung tác
nhân ủ hoai Trichoderma ban đầu. Việc ủ phân này giúp tận dụng được các nguồn phế
phụ liệu đa dạng như bùn chất thải đô thị, vỏ cây, bã nho, phân chuồng, chất thải hữu

11


cơ từ làm vườn, sinh hoạt gia đình, chất thải từ máu, bột cá, bã nấm, mạt cưa, trấu,
chất thải công nghiệp sản xuất rượu, than bùn (Trillas và ctv, 2006).

Hình 2.4 Tỷ lệ phần trăm các loài Trichoderma có khả năng kiểm soát sinh
học (Mighell và Farris, 2007).
2.1.3.2 Cải thiện năng suất cây trồng
Vài loài Trichoderma có khả năng kích thích sự nảy mầm và sự ra hoa. Đã có
nhiều công trình khoa học chứng minh rằng, T. harzianum và T. koningii kích thích sự
nảy nầm và tăng trưởng của cây. Đối với các loài được trồng trong nhà kính, T.
harzianum đẩy nhanh sự ra hoa bằng cách rút ngắn ngày ra hoa và tăng số lượng hoa.
Trichoderma đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của cây trồng nhờ khả năng giúp cây trồng
tạo ra hệ rễ cứng cáp hơn. Một nghiên cứu gần đây còn cho biết, nếu bắp có T.
harzianum T-22 ở rễ thì cần lượng phân đạm ít hơn 40 % so với rễ không có T-22.
Trichoderma cải thiện cấu trúc và thành phần của đất, đẩy mạnh sự phát triển của vi
sinh vật nốt sần cố định nitơ trong đất, duy trì sự cân bằng của các vi sinh vật hữu ích
trong đất, bảo toàn và tăng độ phì nhiêu, dinh dưỡng cho cây trồng. Tăng sức đề kháng
của cây trồng, một số chủng T. harzianum còn có thể xâm nhập vào cây, làm tăng tính
chống chịu bệnh của cây trồng.
Như vậy, các chủng nấm Trichoderma trong các chế phẩm phân hữu cơ vi sinh
không những cung cấp một nguồn phân bón an toàn, hiệu quả mà còn giúp kiềm chế

các bệnh gây hại cây trồng và tạo được những ổ sinh thái phòng bệnh lâu dài trong tự
nhiên. Những loài Trichoderma được dùng phổ biến trong kiểm soát sinh học là T.
koningii, T. harzianum, T. viride, T. hamatum và T. polysporum (Tô Duy Khương,
2009).
12


2.1.3.3 Trong lĩnh vực xử lý môi trường
T. harzianum có khả năng phân hủy các chất gây ô nhiễm trong đất rừng, khả năng
phân giải hiệu quả của chúng trên ciliatin, glycophosphate và amino methylphosphonic
acid (3-methoxyphenyl). Trong nông nghiệp, Trichoderma được sử dụng nhằm cải tạo
môi trường, nhờ vào khả năng phân hủy các hợp chất hydrocarbon thơm đa vòng
(PAH), các thuốc nhuộm tổng hợp, pentachlorophenol, endosulfan, dichlorodiphenyl
trichloroethane còn tồn dư trong đất, do việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu và thuốc
diệt côn trùng. Quá trình phân hủy các chất gây ô nhiễm này là do Trichoderma có khả
năng tổng hợp các enzyme hydrolase, peroxidase, lacas (Mausam và ctv, 2007).
T. harzianum 2023 (Khoa sinh lý thực vật Trường Đại học California) có thể phân
giải DDT, endosulfan, pentachloronotrobenzen và pentachlorophenol. T. harzianum
CCT - 4790 phân giải 60 % thuốc diệt cỏ Duirion trong đất trong 24 giờ, đây là một
tiềm năng tốt để xử lý sinh học các hóa chất ô nhiễm trong đất và trong đầm lầy (Tô
Duy Khương, 2009).
2.1.3.4 Nguồn gen để tạo giống cây trồng mới
Nhiều vi sinh vật kiểm soát sinh học đều có chứa một số lượng lớn gen mã hóa các
sản phẩm có hoạt tính cần thiết sử dụng trong kiểm soát sinh học. Nhiều gen có nguồn
gốc từ Trichoderma đã được tạo dòng và có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong chuyển
gen, để tạo ra cây có khả năng kháng được nhiều bệnh. Chưa có một gen nào được
thương mại hóa, tuy nhiên, hiện có nhiều gen của Trichoderma được nghiên cứu và
phát triển (Tô Duy Khương, 2009).
2.1.3.5 Bảo quản nông sản
Hàng năm, lượng nông sản sau khi thu hoạch bị thất thoát khoảng 40 % do bị

nhiễm aflatoxin. Độc tố này, chủ yếu do sự nhiễm nấm Aspergillus flavus và
Aspergillus parasiticus, nhất là ở vùng nhiệt đới. Đây là loại độc tố được xếp vào
nhóm những độc tố nguy hiểm nhất cho con người, vì chúng có thể gây ra ung thư gan.
Trong kỹ thuật hiện đại, người ta sử dụng Trichoderma để hạn chế sự lây nhiễm cũng
như ngăn cản khả năng tổng hợp aflatoxin của Aspergillus flavus và Aspergillus
parasiticus (Gachomo và ctv, 2008).

13


2.2 Tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật
2.2.1 Thuốc bảo vệ thực vật
Theo Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) (Ban hành kèm theo Nghị
định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), thuốc BVTV là chế phẩm có
nguồn gốc từ hóa chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để
phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.
Việc phân loại thuốc BVTV có thể thực hiện theo nhiều cách như phân loại theo
đối tượng phòng trừ (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh), hoặc phân loại theo gốc hóa học
(nhóm hữu cơ, nhóm lân hữu cơ).
Thuốc trừ sâu là loại thuốc trừ dịch hại, được sử dụng chống lại côn trùng ở tất cả
các giai đoạn biến thái trứng và ấu trùng. Thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi nhất
trong nông nghiệp, tiếp đó là hộ gia đình, thậm chí cả trong y khoa. Có hai loại thuốc
trừ sâu là thuốc trừ sâu hóa học và thuốc trừ sâu sinh học. Các thuốc trừ sâu có nguồn
gốc khác nhau thì tính độc và khả năng gây độc khác nhau. Thuốc trừ sâu hóa học sử
dụng hợp chất hóa học và chất độc chiết xuất từ các loại cây độc. Khi sâu tiếp xúc với
chất độc, độc tố sẽ ngấm vào cơ thể sâu, côn trùng hại và giết chết chúng. Thuốc trừ
sâu sinh học sử dụng các hợp chất có hoạt tính sinh học. Khi độc tố do vi sinh vật tiết
ra cùng với thức ăn vào trong cơ thể côn trùng gây hại, chất độc tác động vào mô của
cơ thể phá vỡ cấu trúc da và cơ thể giết chết sâu. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu hóa học hay
sinh học đều có chung cơ chế trừ sâu, đó chính là dùng chất độc diệt sâu.

Thuốc trừ nấm là một trong ba phương pháp chính để kiểm soát dịch hại, trong
trường hợp này là kiểm soát nấm trong nông nghiệp. Nó có thể là thuốc trừ nấm sinh
học trên cơ sở dùng vi nấm diệt nấm bệnh, hay có thể là các loại hợp chất hóa học
được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm bệnh. Thuốc diệt nấm cũng
được dùng để chống lại các trường hợp nhiễm nấm. Thuốc diệt nấm có 2 loại là tiếp
xúc và hấp thụ. Thuốc diệt nấm tiếp xúc giết chết nấm khi được phun trên bề mặt bị
nhiễm nấm. Thuốc diệt nấm hấp thụ được nấm hấp thụ trước khi có tác động làm chết
nấm. Cơ chế diệt nấm bệnh của thuốc diệt nấm là khi tiếp xúc với nấm gây bệnh, nó
phá vỡ tế bào nấm bệnh, giết chết chúng. Thuốc diệt nấm được nấm bệnh hấp thụ, khi
vào trong cơ thể, các độc tố, kháng sinh do vi sinh vật trong thuốc tiết ra hay hỗn hợp
chất độc và chất hóa học có sẵn trong thuốc diệt nấm tác động gây độc cho nấm bệnh
làm chúng chết (vea.gov.vn).
14


×