Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng các loài dơi (mammalia chiroptera) ở khu dự trữ sinh quyển cù lao chàm hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.51 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN VIẾT THỊNH

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CÁC LOÀI DƠI (MAMMALIA: CHIROPTERA) Ở KHU
DỰ TRỮ SINH QUYỂN CÙ LAO CHÀM – HỘI AN

Chuyên ngành:
Mã số chuyên ngành:

Động vật học
60 42 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn: TS. Vũ Đình Thống

HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................... 3
1.1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 3
1.1.1. Khái quát về bộ Dơi (Chiroptera) ..................................................3
1.1.2. Lược sử nghiên cứu dơi ở Việt Nam .............................................3


1.1.3. Khái quát về phân loại, nghiên cứu đặc điểm sinh thái và tiếng
kêu siêu âm của dơi ở Việt Nam ......................................................5
1.1.4. Tình hình nghiên cứu động vật hoang dã ở Khu Dự trữ Sinh
quyển Cù Lao Chàm – Hội An ........................................................5
1.1.5. Đặc điểm tự nhiên và dân sinh kinh tế ở Khu bảo tồn biển Cù
Lao Chàm .........................................................................................7
1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................... 9
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................11
1.4. NỘI DUNG ..........................................................................................11
CHƯƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU......................................................................................................12
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .....................................12
2.1.1. Thời gian ......................................................................................12
2.1.2. Địa điểm.......................................................................................12
2.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................16
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................16
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................25
3.1. THÀNH PHẦN LOÀI DƠI BẮT GẶP Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CÙ LAO CHÀM – HỘI
AN ..................................................25
3.2. MÔ TẢ KHÁI QUÁT CÁC LOÀI DƠI BẮT GẶP Ở KHU DỰ TRỮ
SINH QUYỂN CÙ LAO CHÀM – HỘI AN ........................................26
3.2.1. Dơi chó mũi ống Cynopterus horsfeldii .....................................29
3.2.2. Dơi lá đuôi Rhinolophus affinis ...................................................35

1


3.2.3. Dơi lá mũi nhỏ Rhinolophus pusillus ..........................................41
3.2.4. Dơi nếp mũi nâu Hipposideros galeritus.....................................47

3.2.5. Dơi nếp mũi xám lớn Hipposideros grandis ...............................53
3.2.6. Dơi nếp mũi xinh Hipposideros pomona.....................................58
3.3. KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI DƠI BẮT GẶP Ở KHU DỰ TRỮ
SINH QUYỂN CÙ LAO CHÀM – HỘI AN ........................................63
3.3.1. Khóa định loại căn cứ vào đặc điểm hình thái ngoài...................63
3.3.2. Khóa định loại căn cứ vào đặc điểm tiếng kêu siêu âm ..............66
3.4. SO SÁNH TÍNH ĐA DẠNG CỦA CÁC LOÀI DƠI Ở KHU DỰ TRỮ
SINH QUYỂN CÙ LAO CHÀM – HỘI AN VÀ MỘT SỐ QUẦN
ĐẢO CỦA VIỆT NAM ĐÃ CÓ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ DƠI 67
3.5. NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH TRẠNG BẢO TỒN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆN TRẠNG CỦA CÁC LOÀI DƠI Ở KHU
DỰ TRỮ SINH QUYỂN CÙ LAO CHÀM – HỘI AN ........................73
3.6. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN DƠI Ở KHU DỰ TRỮ
SINH QUYỂN CÙ LAO CHÀM – HỘI AN ........................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................75
Kết luận ..................................................................................................75
Kiến nghị................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................77
Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................77
Tài liệu tiếng Anh ..................................................................................79

2


MỞ ĐẦU
Trong lớp thú, chỉ có những loài thuộc bộ Dơi (Chiroptera) có khả năng bay lượn
thực sự và kiếm ăn trong không trung. Về mặt phân loại, bộ Dơi có thành phần loài đa
dạng và phong phú thứ hai (chỉ sau bộ Gặm nhấm Rodentia) trong lớp thú. Cho đến nay,
đã có hơn 1.300 loài dơi thuộc 18 họ được phát hiện trên thế giới [34]. Các loài dơi có vai
trò quan trọng trong các hệ sinh thái, và trong đời sống kinh tế. Ở nhiều nước trên thế

giới như Anh, Đức, Hoa Kỳ, Phi-líp-pin và nhiều nước khác, dơi được nghiên cứu một cách
hệ thống, chi tết trên toàn bộ lãnh thổ. Đáng chú ý, nhiều đặc điểm sinh lý, sinh thái học,
cấu trúc phân tử, cấu trúc xương, đặc điểm tiếng kêu siêu âm của các loài dơi ở những
nước đó đã được quan tâm nghiên cứu.
Ở Việt Nam, các loài dơi mới được quan tâm nghiên cứu trong khoảng 10 năm gần
đây. Tuy nhiên, việc nghiên cứu ở nước ta còn hạn chế, không đồng bộ và chưa nhận
được sự quan tâm của cộng đồng. Từ năm 1994 trở về trước, đã có 65 loài dơi thuộc 25
giống, 6 họ được ghi nhận tại Việt Nam [1]. Tuy nhiên, đó là kết quả tổng hợp những ghi
nhận qua các đợt điều tra chung về động vật có xương sống. Những năm gần đây, việc
nghiên cứu về dơi ở Việt Nam đã được quan tâm hơn. Đến năm 2000, Lê Vũ Khôi đã
thống kê được 88 loài dơi thuộc 25 giống và 7 họ [5]. Năm 2009, Nguyễn Xuân Đặng và Lê
Xuân Cảnh công bố thành phần loài thú hiện biết ở Việt Nam; trong đó bao gồm 113 loài
dơi thuộc 33 giống, 7 họ [2]. Cho đến nay, đã có 120 loài dơi thuộc 38 giống, 8 họ hiện
biết ở nước ta (Vũ Đình Thống và Csorba, tài liệu chưa công
bố).
Mặt khác, đa số những công trình đã nghiên cứu về dơi ở Việt Nam mới chỉ thực
hiện ở mức độ điều tra thành phần loài ở một số khu vực; trong đó, chủ yếu là những
vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trong đất liền. Dẫn

1


liệu về các loài dơi sinh sống trên hệ sinh thái đảo của nước ta còn rất hạn chế. Thực tế,
kết quả nghiên cứu về dơi ở một số quần đảo của Việt Nam như Cát Bà, Côn Đảo, Phú
Quốc đã cho thấy: hệ sinh thái đảo là nơi sinh sống của nhiều loài dơi quý hiếm; trong đó
có loài đặc hữu của Việt Nam [63], [60].
Cù Lao Chàm là một quần đảo bao gồm 8 đảo nhỏ (Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn
Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Tai và Hòn Ông), có vị trí quan trọng đối với an ninh,
quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ năm 2005 đến nay, quần đảo
Cù Lao Chàm nhận được sự quan tâm và đầu tư ngày càng nhiều từ những cơ quan và tổ

chức ở trong và ngoài nước nhằm phát triển du lịch và dân sinh kinh tế. Đặc biệt, từ năm
2010 đến nay, lượng khách du lịch thăm Cù Lao Chàm tăng đột biến: có những ngày trong
mùa du lịch(từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm), số lượng khách nhiều hơn 3 lần tổng số
nhân khẩu sinh sống trên đảo Hòn Lao. Sự phát triển du lịch dẫn đến áp lực phát triển cơ
sở hạ tầng và từng bước ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường sinh thái và
sinh cảnh sống của các loài động, thực vật; trong đó, có những loài dơi.
Nhận thấy tiềm năng và giá trị đa dạng của khu hệ động vật trên quần đảo Cù Lao
Chàm thuộc Khu Dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An; với sự tài trợ về kinh phí bởi
Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 106.112012.02, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong đề tài mã số VAST04.07/1516; chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng các loài dơi
(Mammalia: Chiroptera) ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An”.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN
1.1.1. Khái quát về bộ Dơi (Chiroptera)
Trong lớp thú, bộ Dơi (Chiroptera) có thành phần loài đa dạng và phong phú thứ hai
(chỉ sau bộ Gặm nhấm - Rodentia)[49]. Cho đến nay, đã có hơn
1.300 loài dơi, thuộc 203 giống và 18 họ được phát hiện trên thế giới [34], [53]. Trong
thành phần loài thú hiện biết ở Việt Nam, bộ Dơi đa dạng và phong phú nhất [2], [60]. Dơi
có vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái [45].
1.1.2. Lược sử nghiên cứu dơi ở Việt Nam
Dẫn liệu đầu tiên về dơi ở Việt Nam được công bố bởi Peters (1869) [51]. Sau đó, có
một số ghi nhận về dơi ở Việt Nam từ kết quả điều tra chung về thú và động vật (Van
Peenen 1997) [56 ]. Cho tới năm 1994, đã có 65 loài dơi thuộc
25 giống, 6 họ được ghi nhận tại Việt Nam [1]. Đó là kết quả tổng hợp từ những kết quả
điều tra chung về khu hệ động vật ở một số khu vực và chưa có kết quả nghiên cứu riêng
về dơi [10]. Từ năm 1997 đến nay, công tác nghiên cứu dơi đã được quan tâm hơn trước.
Một số chuyên gia từ các nước như Anh, Đan Mạch, Hoa Kỳ, v.v... đã điều tra dơi ở một số

vườn quốc gia của Việt Nam [40]. Năm 2000, thành phần loài dơi ghi nhận được ở Việt
Nam bao gồm 88 loài thuộc 25 giống và 7 họ [5]. Năm 2005, thành phần loài dơi ghi nhận
được ở Việt Nam bao gồm 107 loài thuộc 31 giống, 7 họ [6]. Năm 2009 thành phần loài
dơi ghi nhận ở Việt Nam là 113 loài dơi thuộc 33 giống, 7 họ [2]. Cho đến nay, thành phần
loài dơi hiện biết ở Việt Nam bao gồm 120 loài thuộc 38 giống,
8 họ, 2 phân bộ (Vũ Đình Thống và Csorba, tài liệu chưa công bố). Đáng chú
ý, thành phần loài dơi đã có nhiều thay đổi trong suốt 20 năm qua; trong đó,

3


nhiều loài có vị trí phân loại bị thay đổi, nhiều loài mới ghi nhận cho khu hệ dơi Việt Nam
và nhiều loài mới cho khoa học được phát hiện qua điều tra thực địa và phân loại bộ mẫu
vật trong các bảo tàng [60], [62], [63], [64]. Có thể nhận thấy rằng: trong số những công
trình đã công bố về khu hệ dơi của Việt Nam, hầu hết kết quả thu được từ phân tích đặc
điểm hình thái phân loại [40], [24], [43].
Năm 2007, một loài mới cho khoa học (Kerivoura titania) được phát hiện ở Việt Nam
[19]. Năm 2008, loài mới cho khoa học (Murina harpioloides) được phát hiện ở Việt Nam
[43]. Cũng trong năm 2008, một loài dơi mới khác cho khoa học (Myotis phanluongi) được
phát hiện ở Việt Nam [24].
Năm 2009, một loài dơi mới cho khoa học (Murina eleryi) được phát hiện
ở Việt Nam [38].
Năm 2010, thành phần loài dơi ở Vườn Quốc Gia Côn Đảo (15 loài thuộc
7 giống và 6 họ) và Bái Tử Long (17 loài 7 giống và 5 họ) đã được ghi nhận trong kết quả
điều tra của Vũ Đình Thống và những người khác[13].
Năm 2011, một kết quả tổng hợp về tính đa dạng của các loài dơi ở Vườn Quốc gia
Côn Đảo, bao gồm 16 loài thuộc 6 họ đã được công bố bởi Đào Nhân Lợi và những người
khác [33].
Năm 2012, một phân loài dơi mới cho khoa học (Hipposideros alongensis alongensis)
và vị trí phân loại của loài Dơi nếp mũi hạ long đã được công bố bởi Vũ Đình Thống và

những người khác [63].
Năm 2013, Nguyen Truong Son và những người khác. Công bố một loài
dơi mới Myotis indochinensis cho khoa, phát hiện được ở Việt Nam [47].
Năm 2015, một số loài mới cho khoa học đã được phát hiện ở Việt Nam Murina
lorelieae ngoclinhensis được công bố bởi Vuong Tan Tu và những người khác [69]; Nguyen
Truong Son và những người khác, công bố một loài dơi mới Murina kontumemsis cho
khoa học[48]; đồng thời, một số loài đã được

4


ghi nhận ở Việt Nam trước đây nhưng vị trí phân loại đã thay đổi (Vũ Đình
Thống và Csorba – tài liệu chưa công bố).
1.1.3. Khái quát về phân loại, nghiên cứu đặc điểm sinh thái và tiếng kêu siêu âm của
dơi ở Việt Nam
Cho tới nay, đã có 120 loài dơi thuộc 38 giống, 8 họ được ghi nhận ở Việt Nam
[43]; Vũ Đình Thống và Csorba (tài liệu chưa công bố). Trong đó, có những ghi nhận về
một giống (Nyctalus) và 1 loài (Nyctalus cf. noctula) chưa đủ cơ sở khoa học [43]. Mặt
khác, nhiều loài dơi đã được ghi nhận trong những tài liệu công bố trước đây nhưng
không cung cấp thông tn chi tiết và nguồn mẫu vật. Một số loài hiện được đánh giá là tổ
hợp loài và cần nghiên cứu chi tiết với sự kết hợp tổng thể dẫn liệu về hình thái, tiếng kêu
siêu âm và sinh học phân tử để khẳng định vị trí phân loại của chúng[44], [60]. Trong đó,
đáng kể đến là nhiều loài thuộc các giống: Cynopterus, Hipposideros, Rhinolophus,
Harpiacephalus, Myotis, Pipistrellus, Hypsugo, Ia, Miniopterus và Tadarida. Khi giải quyết
được những vấn đề còn tồn tại về vị trí phân loại của các loài thuộc những giống nêu trên,
thành phần loài dơi ở Việt Nam sẽ thay đổi đáng kể.
1.1.4. Tình hình nghiên cứu động vật hoang dã ở Khu Dự trữ Sinh quyển
Cù Lao Chàm – Hội An
1.1.4.1. Tình hình nghiên cứu dơi ở Cù Lao Chàm
Trước khi nghiên cứu này được thực hiện, Kuznetsov (2000) [45] là tài liệu duy

nhất đã công bố có ghi nhận về dơi ở quần đảo Cù Lao Chàm. Trong tài liệu đó, tác giả
Kuznetsov ghi nhận 5 loài dơi (Hipposideros armiger, H. bicolor, H. larvatus, Pipistrellus
ceylonicus và P. javanucus), nhưng không cung cấp mã số mẫu hoặc nơi bảo quản mẫu
vật. Do vậy, không có thông tn về nguồn mẫu dơi thu được ở Cù Lao Chàm trước đây để
tác giả tham khảo. Mặt khác, vị trí phân loại của các loài H. bicolor, H. larvatus và một
số loài

5


thuộc giống Pipistrellus đang có sự thay đổi trong những năm gần đây. Vu Dinh Thong
(2011) [60] xác định những ghi nhận trước đây về loài H. bicolor ở Việt Nam cần được
quan tâm nghiên cứu kỹ hơn trong thời gian tới do hai loài H. bicolor và loài H. pomona có
đặc điểm hình thái tương tự nhau. Trong số 2 loài này, H. pomona phân bố rộng và
thường gặp ở Việt Nam (IUCN - Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế, [60].
1.1.4.2. Tình hình nghiên cứu các loài động vật khác trên cạn ở Cù Lao
Chàm
Quần đảo Cù Lao Chàm có 8 Hòn đảo, nhưng hầu hết những công trình nghiên cứu
đa dạng sinh học nói chung và động vật trên cạn nói riêng chủ yếu được điều tra nghiên
cứu ở Hòn Lao. Nên kết quả thu được còn rất hạn chế. Trong đó, đáng kể đến là những
công trình nghiên cứu dưới đây:
Năm 1998, một số chuyên gia thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã tổ chức điều
tra nhanh về đa dạng sinh học tại các đảo gần bờ của Việt Nam; trong đó, có quần đảo Cù
Lao Chàm. Kết quả điều tra đã ghi nhận được 7 loài thằn lằn và 1 loài rắn [3].
Năm 2007, các chuyên gia thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội tến hành khảo sát tại quần đảo Cù Lao Chàm và ghi nhận được 12 loài thú, 13
loài chim và 5 loài ếch nhái [tài liệu chưa công bố của Ban quản lý KBTB Cù Lao Chàm].
Năm 2008, khi xây dựng Hồ sơ thành lập Khu Dự trữ Sinh quyển thế
giới Cù Lao Chàm - Hội An (UBND tỉnh Quảng Nam 2008), Ủy ban quốc gia UNESCO Việt
Nam đã thông báo ở quần đảo Cù Lao Chàm có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và

5 loài ếch nhái [15].
Năm 2013, Võ Tấn Phong, Lê Đình Thủy và Đinh Thị Phương Anh tiến hành điều tra
bước đầu về khu hệ chim ở quần đảo Cù Lao Chàm và ghi nhận được 52 loài [7].

6


Từ năm 2011 đến 2014, Phan Thị Hoa đã tến hành điều tra nghiên cứu hệ lưỡng cư,
bò sát ở quần đảo Cù Lao Chàm và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sơn Trà. Kết quả điều tra ghi
nhận được 11 loài lưỡng cư và 35 loài bò sát ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm [3].
Kết quả tổng hợp đó cho thấy: khu hệ động vật rừng của quần đảo Cù Lao Chàm
không phong phú và đa dạng như ở các hệ sinh thái rừng trong nội địa; nhưng với tnh
chất là hệ sinh thái rừng hải đảo và diện tch rừng không lớn thì số loài ghi nhận bước đầu
có ý nghĩa khoa học và giá trị bảo tồn cao. Đồng thời, Cù Lao Chàm cần có những nghiên
cứu tiếp theo để đánh giá đầy đủ hơn về tính đa dạng loài động vật hoang dã trên cạn.
Những kết quả nghiên cứu nêu trên mới chỉ ghi nhận được một số loài động vật có
xương sống thuộc các lớp Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú. Có thể nhận thấy rằng, khu hệ
động vật của quần đảo Cù Lao Chàm cần được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn trong thời
gian tới.
1.1.5. Đặc điểm tự nhiên và dân sinh kinh tế ở Khu bảo tồn biển Cù Lao
Chàm
1.1.5.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý – Địa hình
Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm - Hội An được UNESCO công nhận
năm 2009. Quần đảo Cù Lao Chàm nằm cách thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam khoảng 19 km
về phía Đông, tọa độ địa lý: 15°52′30′′- 16°00′00′′N;
108°24′30′′-108°44′30′′E. Quần đảo Cù Lao Chàm bao gồm 8 đảo với tổng diện tch khoảng
2.000 ha. Trong đó đảo lớn nhất là Hòn Lao với diện tích 1.317 ha và là nơi có đỉnh núi cao
nhất (571m). Đây cũng là đảo duy nhất trong quần đảo đang có khoảng 3.000 dân cư sinh
sống. Cụm đảo chủ yếu là đồi núi thấp, hầu hết các đảo nhỏ đều có hình chóp cụt. Độ cao

so với mực nước biển từ 70200m. Đảo Hòn Lao có một dãy núi chính xếp theo hình cánh cung từ Tây Bắc

7


xuống Đông Nam, độ cao từ 187 m (Đỉnh Tục Cả) đến 517 m chia Hòn Lao
thành 2 sườn có độ dốc khác nhau
+ Sườn Đông có độ dốc lớn, đá tảng bao quanh chân núi hiểm trở, không có bãi bồi
ven biển.
+ Sườn Tây dốc thoải ít đá tảng, có các bãi bồi ven biển như Bãi Bấc,
Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Xếp, Bãi Chồng, Bãi Bìm và Bãi Hương [3].
Khí hậu và thủy văn
Khí hậu
Quần đảo Cù Lao Chàm có khí hậu hải dương điều hòa, ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt
đới gió mùa. Gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 6 và đi cùng là nhiệt độ cao của mùa hè.
Gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 năm trước đến tháng
3 năm sau mang theo không khí lạnh. Trong tháng 10 đến tháng 11 khí hậu của quần đảo
thường chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới. Biên độ nhiệt trong năm ở Cù Lao Chàm giao
động trong khoảng 6oC-7oC. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng
12) và mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 8).
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Cù Lao Chàm khoảng 27,50C. Nhiệt độ cao nhất từ
tháng 5 đến tháng 8 và thấp nhất từ tháng 12 năm trước đến tháng
2 năm sau. Lượng mưa hàng năm bình quân là 2045 mm, tập trung từ tháng 9 đến tháng
12 (khoảng 75% lượng mưa cả năm).
Thủy văn
Cù Lao Chàm có trữ lượng nước ngọt lớn, từ lượng mưa hàng năm (>2000mm). Tuy
nhiên, do địa hình đồi dốc và lớp đất phủ bề mặt mỏng nên một lượng lớn nước mưa đã
đổ xuống biển mà chưa kịp chuyển thành dòng ngầm. Hiện nay, ở Cù Lao Chàm có 3 khe
suối có thể khai thác nước phục vụ sinh hoạt. Ngoài ra, còn gặp 12 mạch nước lộ thiên.
Tài nguyên nước ngầm được đánh giá là khá phong phú với tầng nước ngầm nằm sâu 2-5

m dưới mặt đất, trong khe nứt, trong đới phong hóa [3].

8


1.1.5.2. Điều kiện dân sinh – kinh tế
Quần đảo Cù Lao Chàm thuộc xã Tân Hiệp, có 4 thôn với 2.776 nhân khẩu, tỷ lệ
tăng dân số bình quân các năm gần đây là 0,4%. Trong đó có là
1.367 nam, 1.409 nữ. Trên địa bàn số người trong độ tuổi lao động là 1.691 người, sống
chủ yếu ở Hòn Lao[3]. Xã Tân Hiệp có một trường Trung học cơ sở và một trường tiểu
học.
Mạng lưới giao thông trên đảo Hòn Lao chủ yếu là đường mòn, đất đá; trong đó
đường liên thôn có chiều dài hơn 6 km. Đường giao thông nội bộ ở các khu dân cư đã
được bê tông hóa với tổng chiều dài 7 km. Ngoài ra, trên đảo còn có tuyến đường quốc
phòng từ Bãi Làng đến Bãi Hương với chiều dài khoảng 3 km.
1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thành phần loài thú hiện biết ở Việt Nam, bộ Dơi (Chiroptera) có thành phần
loài đa dạng và phong phú nhất [2], [44], [60]. Tuy nhiên, khu hệ dơi Việt Nam còn ít được
quan tâm trên cả phương diện nghiên cứu và bảo tồn. Hầu hết những công trình nghiên
cứu và tài liệu đã công bố trước đây về dơi của Việt Nam chủ yếu tập trung vào đặc điểm
hình thái, vị trí phân loại, tnh trạng bảo tồn. Mặt khác, các công trình nghiên cứu đó cũng
tập trung thực hiện ở những khu vực trong đất liền thuộc hệ thống Khu Bảo tồn Thiên
nhiên và Vườn Quốc gia của Việt Nam [43]. Đáng chú ý, số lượng công trình nghiên cứu về
siêu âm của dơi ở Việt Nam còn rất hạn chế. Borissenko và Kruskop (2003) [24] là tài liệu
đầu tên đề cập đến tần số tiếng kêu siêu âm của một số loài dơi ở Việt Nam. Tuy nhiên,
dẫn liệu về siêu âm trong tài liệu đó chỉ được ghi nhận ở mức sơ bộ. Mặt khác, do thiết
bị nghiên cứu còn hạn chế nên một số dẫn liệu chưa sát thực (Borissenko – thông tin qua
thảo luận cá nhân). Ví dụ: Borissenko và Kruskop (2003) [24] ghi nhận tần số tiếng kêu
siêu âm của loài


9


Dơi lá mũi lớn (Rhinolophus luctus) là 110 kHz. Về mặt hình thái, Dơi lá mũi lớn là một
trong số những loài dơi có kích thước cơ thể lớn nhất họ Dơi lá mũi (Rhinolophidae) với
dài cẳng tay trong khoảng 70,0-80,0 mm [24], tần số tiếng kêu siêu âm của loài này chắc
chắn thấp hơn 110 kHz. Thực tế, tần số tếng kêu siêu âm của Dơi lá mũi lớn ghi nhận
được ở một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á trong khoảng 32,0-42,0 kHz [35].
Một số công trình nghiên cứu về tiếng kêu siêu âm của dơi ở Việt Nam đáng kể đến là Vũ
Đình Thống và những người khác (2007) [11]; Furey và những người khác (2009) [38];
[60], [59], [58], [63], [64], [65], [67], [68]. Những kết quả nghiên cứu về tiếng kêu siêu âm
có vai trò quan trọng trong công tác phân loại, giám sát, nghiên cứu đặc điểm sinh thái
học và tập tính của dơi [60], [64]. Mặt khác, việc nghiên cứu tính đa dạng của các loài dơi
hiện nay đòi hỏi dẫn liệu tổng thể về hình thái phân loại, tiếng kêu siêu âm và sinh học
phân tử.
Trong hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia của Việt Nam hiện nay,
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm là một trong số những khu bảo vệ được thành lập nhằm
bảo tồn hệ sinh thái biển và hải đảo, có điều kiện tự nhiên đa dạng với nhiều kiểu sinh
cảnh khác nhau: hang động, rừng trên núi, rạn san hô, v.v... Những sinh cảnh trên cạn ở
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm có thể là nơi sinh sống của nhiều loài dơi. Cù Lao Chàm
cũng là một trong những địa danh đã và đang phát triển du lịch sinh thái với tốc độ và quy
mô lớn, bao gồm du lịch tham quan các hệ sinh thái rừng theo tuyến. Mặt khác, nhiều
công trình phục vụ dân sinh và quân sự cũng đã và đang được xây dựng trên đảo Hòn Lao
(hệ thống hồ chứa nước, đường dẫn và bể chứa nước, hệ thống đường bộ xuyên và quanh
đảo, v.v…) có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tếp đến hiện trạng đa dạng sinh học nói
chung và tình trạng bảo tồn của những loài dơi nói riêng.
Tuy nhiên, cho tới trước khi thực hiện đề tài này, dẫn liệu về các loài thú
ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An còn rất hạn chế. Một số công

10



trình nghiên cứu có ghi nhận nhưng không chỉ rõ nguồn mẫu vật. Nhằm khắc phục sự
thiếu hụt về dẫn liệu và cũng cấp cơ sở khoa học cho công tác quản lý và bảo tồn đa dạng
sinh học, tôi lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu tnh đa dạng các loài dơi
(Mammalia: Chiroptera) ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An”.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Cung cấp cơ sở khoa học và bộ mẫu đại diện về các loài dơi ghi nhận
được ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An;
 Đánh giá tính đa đạng và hiện trạng của các loài dơi ở khu vực nghiên cứu căn cứ
trên kết quả điều tra thực địa.
 Cung cấp dẫn liệu về tếng kêu siêu âm của các loài dơi ghi nhận được qua các
đợt điều tra thực địa làm cơ sở khoa học cho công tác giám sát và bảo tổn.
1.4. NỘI DUNG
 Điều tra thực địa và thu mẫu đại diện của mỗi loài dơi bắt gặp ở khu vực nghiên
cứu.
 Phân tích và định loại những mẫu vật thu được căn cứ vào đặc điểm hình
thái ngoài, đặc điểm sọ, răng, tiếng kêu siêu âm, ...
 Ghi nhận địa điểm bắt gặp, ước tính số lượng cá thể, đặc điểm sinh cảnh
nơi bẫy bắt, v.v...
 Ghi và phân tích tiếng kêu siêu âm của các loài dơi bắt gặp trên thực địa trong điều
kiện sinh cảnh tự nhiên của chúng và trong điều kiện thí nghiệm.

11


CHƯƠNG 2: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thời gian

Đề tài được công nhận tại Quyết định số 286/QĐ-STTNSV của Viện trưởng Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật, ký ngày 10 tháng 6 năm 2015. Thực tế, để đảm bảo thời gian
và điều kiện nghiên cứu ở Cù Lao Chàm, với sự hỗ trợ về thủ tục hành chính và kinh phí
của các đề tài khác, nội dung nghiên cứu trên thực địa của luận văn này được thực hiện từ
tháng 5 đến tháng 7 năm
2015; thời gian xử lý số liệu và mẫu vật ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật từ tháng
6 đến hết tháng 11 năm 2015.
2.1.2. Địa điểm
2.1.2.1. Điều tra trên thực địa
Khu Dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An bao gồm: vùng lõi (Khu bảo tồn biển
Cù Lao Chàm), vùng đệm (bao gồm vùng cửa sông Thu Bồn và dọc theo sông Thu Bồn đến
Đô thị cổ Hội An) và vùng chuyển tiếp (là phần còn lại của khu dự trữ sinh quyển và đô thị
cổ Hội An). Đề tài được nghiên cứu thuộc Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (có 8 hòn đảo:
Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Tai và Hòn Ông.)
Trong số các đảo thuộc Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm, đảo Hòn Lao có tổng diện tích nói
chung và diện tch rừng nói riêng lớn hơn cả và có người sinh sống (hình 1 – theo Phan Thị
Hoa 2015 [3]). Các đảo còn lại có diện tích nhỏ, chỉ có cây bụi hoặc diện tch đất trống với
thảm cỏ thấp. Do vậy, cho tới nay, cũng như tất cả những công trình nghiên cứu trước đây
về đa dạng sinh học trong hệ sinh thái trên cạn của Khu Dự trữ Sinh quyển Cù Lao Chàm –
Hội An, nội dung nghiên cứu trên thực địa của luận văn này mới chỉ tập trung thực hiện ở
đảo Hòn Lao.

12


Hình 1: Bản đồ thảm thực vật quần đảo Cù Lao Chàm [3]

13



2.1.2.2. Xử lý số liệu và mẫu vật
Tất cả mẫu vật và số liệu đã thu thập trong thời gian thực hiện luận văn này được
xử lý và bảo quản ở Phòng Bảo tàng Động vật thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
Thông tin chi tiết về các mẫu vật thuộc mỗi loài bắt gặp ở Cù Lao Chàm trong thời
gian thực hiện luận văn này được mô tả khái quát dưới đây:
Dơi chó mũi ống Cynopterus horsfieldii
IEBR-T.090613.1, đực, trưởng thành; IEBR-T.090613.2, đực, trưởng thành; IEBRT.090613.1.2, đực, trưởng thành. Cả 3 mẫu vật này nêu trên được thu ngày 09 tháng 6
năm 2015, tại Hang Tò Vò thuộc đảo Hòn Lao.
Dơi lá đuôi Rhinolophus affinis
+ IEBR-T.080515.4, đực, trưởng thành; IEBR-T.080515.7, đực, trưởng thành; IEBRT.mRaf01h, đực, trưởng thành; IEBR-T.mRaf09h, đực, trưởng thành; IEBR-T.mRaf04h,
đực, trưởng thành; IEBR-T.mRaf05h, đực, trưởng thành; IEBR-T.mRaf 06h, đực, trưởng
thành. Cả 7 mẫu này thu ngày 08 tháng
5 năm 2015 tại đảo Hòn Lao.
+ IEBR-T.100515.4, đực, trưởng thành; thu ngày 10 tháng 5 năm 2015 tại
đảo Hòn Lao.
+ IEBR-T.140715.2, đực, trưởng thành; IEBR-T.140715.4, đực, trưởng thành; IEBRT.140715.3, đực, trưởng thành; thu ngày 14 tháng 7 năm 2015 tại đảo Hòn Lao.
+ IEBR-T.150715.4, đực, trưởng thành; thu ngày 15 tháng 7 năm 2015 tại
đảo Hòn Lao.
+ Ngoài những mẫu nêu trên, có 2 cá thể cái mắc bẫy ngày 15 tháng 7 năm
2015 được thả ngay sau khi do dài cẳng tay và định loại trên thực địa.

14


Dơi lá mũi nhỏ Rhinolophus pusillus
+ IEBR-T.140715.1, đực, trưởng thành; thu ngày 14 tháng 7 năm 2015 tại
đảo Hòn Lao.
+ IEBR-T.150715.3, đực, trưởng thành; thu ngày 14 tháng 7 năm 2015 tại
đảo Hòn Lao.
Dơi nếp mũi nâu Hipposideros galeritus

+ IEBR-T.080515.6, đực, trưởng thành; thu ngày 08 tháng 5 năm 2015 tại
đảo Hòn Lao.
+ IEBR-T.090515.2, đực, trưởng thành; IEBR-T.090515.3, đực, trưởng
thành; thu ngày 09 tháng 5 năm 2015 tại đảo Hòn Lao.
+ IEBR-T.150715.7, đực, trưởng thành; thu ngày 15 tháng 7 năm 2015 tại
đảo Hòn Lao.
Dơi nếp mũi xám lớn Hipposideros grandis
+ IEBR-T.080515.5, đực, trưởng thành; IEBR-T.080515.8, đực, trưởng
thành; thu ngày 08 tháng 5 năm 2015 tại đảo Hòn Lao.
+ IEBR-T.150715.5, đực, trưởng thành; IEBR-T.150715.6, đực, trưởng thành; IEBRT.mHgra04h, đực, trưởng thành; IEBR-T.mHgra03h, đực, trưởng thành; IEBR-T.mHgra01h,
đực, trưởng thành; thu ngày 15 tháng 7 năm 2015 tại đảo Hòn Lao.
+ Ngoài những cá thể được giữ làm mẫu vật nêu trên, chúng tôi đã ghi nhận được
những đàn Dơi nếp mũi xám lớn đâu trong hang động gần Bãi Hương và bay kiếm ăn dọc
theo các suối cạn và đường mòn dưới tán rừng.
Dơi nếp mũi xinh Hipposideros pomona
+ IEBR-T.090515.1, đực, trưởng thành; thu ngày 09 tháng 5 năm 2015 tại
đảo Hòn Lao.

15


+ IEBR-T.100515.1, đực, trưởng thành; IEBR-T.100515.2, đực, trưởng thành; IEBRT.100515.3, đực, trưởng thành; thu ngày 10 tháng 7 năm 2015 tại đảo Hòn Lao.
+ IEBR-T.150715.1, đực, trưởng thành; IEBR-T.150715.2, đực, trưởng
thành; thu ngày 15 tháng 7 năm 2015 tại đảo Hòn Lao.
+ Ngoài những cá thể được giữ làm mẫu vật nêu trên, có một cá thể cái mắc bẫy và
được thả ngay sau khi đo kích thước hình thái ngoài và chụp ảnh.
2.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.2.1.1. Thiết bị bắt dơi
+ Lưới mờ

+ Bẫy thụ cầm
+ Vợt cầm tay
2.2.1.2. Thiết bị và hóa chất xử lý mẫu
+ Panh, kẹp, kéo, kim nhọn, ghim, đĩa petri
+ Kính lúp, máy đo siêu âm
+ Dụng cụ chứa mẫu: bình nhựa hoặc bình thủy tinh
+ Thước kẹp dùng để đo kích thước dơi và sọ dơi
+ Máy ảnh
+ Sổ tay và dụng cụ ghi chép
+ Hóa chất: cồn tuyệt đối, dung dịch cồn 70°, …
+ Tuýp thu mẫu cơ và màng cánh phục vụ xử lý DNA
+ Một số thiết bị phụ trợ khác: máy định vị tọa độ địa lý (GPS), đèn chiếu
sáng, máy đếm số lượng cá thể dơi tại cửa hang động, v.v…

16


2.2.1.3. Mẫu vật nghiên cứu
Luận văn này là công trình nghiên cứu về khu hệ dơi ở Khu bảo tồn biển Cù Lao
Chàm. Do vậy, tất cả những mẫu vật nghiên cứu trong luận văn này được thu qua các đợt
điều tra thực địa từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2015.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Quan sát
Phương pháp quan sát dơi có thể áp dụng khi gặp những đàn dơi sinh sống trong
hang động hoặc dưới tán cây. Trong phạm vi của đảo Hòn Lao, chúng tôi không tìm thấy
đàn dơi nào đậu dưới tán cây trong suốt quá trình điều tra thực địa. Cho đến nay, đã có
10 hang động được phát hiện trong phạm vi quần đảo Cù Lao Chàm. Trong đó, có 5 hang
thuộc đảo Hòn Lao, 5 hang còn lại thuộc các đảo khác. Đáng chú ý: trong số 10 hang động
hiện biết ở quần đảo Cù Lao Chàm, chỉ có 1 hang (Hang Tò Vò) có dơi sinh sống cùng với
Chim yến và một số loài động vật khác. Do đặc thù của công tác quản lý nơi sống và khai

thác tổ Chim yến, chúng tôi không được phép tiếp cận mà phải nhờ những cán bộ địa
phương thu mẫu dơi ở Hang Tò Vò để xác định vị trí phân loại của loài dơi sinh sống trong
hang đó. Do vậy, phương pháp quan sát và ước tính số lượng cá thể dơi ở nơi đậu chỉ
được thực hiện ở một hang nhỏ có dơi sinh sống gần khu vực Bãi Hương thuộc đảo Hòn
Lao (hình 2).
Ngoài ra, chúng tôi cũng quan sát tập tnh kiếm ăn và bắt mồi của dơi dọc theo các
tuyến khảo sát ban đêm: dọc theo suối cạn và đường đi dưới tán rừng. Trong đó, Suối Bãi
Bìm được quan tâm điều tra nhiều nhất qua cả hai đợt điều tra thực địa.

17


2.2.2.2. Bẫy bắt dơi trên thực địa
Bẫy thụ cầm
Bẫy thụ cầm có kích cỡ 1,2m x 1,5m, bao gồm 4 khung kim loại; trong mỗi khung
kim loại có các sợi dây cước song song theo chiều thẳng đứng, khoảng cách giữa các sợi
dây vào khoảng 1,5 cm. Khung kim loại được lắp vào một giá thể có chân đỡ, phía dưới giá
thể có máng (Hình 3). Bẫy thường được đặt ngang những lối mòn dưới tán rừng, ngang
suối cạn và những đường đi hẹp có dơi thường bay qua lại.

Hình 2: Một hang dơi thuộc khu vực Bãi Hương, đảo Hòn Lao

18


Photo by Vu Dinh Thong
Hình 3: Bẫy thụ cầm được giăng ngang Suối Bãi Bìm, đảo Hòn Lao
Lưới mờ
Lưới mờ có kích thước khác nhau (12,0 x 2,4 m; 12,0 x 4,0 m; 6,0 x 2,4m,
6 x 3,2m, 3 x 3,2m, 3 x 2,4m) là những công cụ để bắt dơi. Việc lựa chọn kích thước lưới

mờ căn cứ vào các điều kiện thực tế của sinh cảnh. Lưới mờ được giăng trước cửa các
hang có dơi cư trú, các lối mòn, các khe núi hoặc căng ngang mặt nước (kênh, suối, hồ).
Lưới mờ có thể sử dụng động lập (Hình 4) hoặc kết hợp với bẫy thụ cầm tùy thuộc vào địa
hình và sinh cảnh của địa điểm thu mẫu.

19


Hình 4: Lưới mờ được giăng ngang suối Bãi Bìm thuộc đảo Hòn Lao
Vợt cầm tay
Vợt cầm tay là thiết bị hữu hiệu để thu mẫu dơi trong không gian hẹp như hẻm núi
hoặc hang động nhỏ. Trong thời gian thực hiện đề tài nay, vợt cầm tay đã được sử dụng
để bắt dơi ở hang động nhỏ gần Bãi Hương.
2.2.2.3. Xử lý mẫu trên thực địa
Trong số những cá thể bắt được bằng lưới hoặc bẫy hay vợt cầm tay, chúng tôi chỉ
giữ lại một số cá thể để làm mẫu vật để xử lý và phân loại trong bảo tàng. Những cá thể
cái đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú được thả ngay sau khi ghi tiếng kêu siêu
âm (đối với những loài thuộc Phân bộ Dơi nhỏ
- Microchiroptera), chụp ảnh và đo một số kích thước hình thái ngoài cần thiết đối với việc
định loại: dài cẳng tay (FA), cao tai (EH), dài xương chày (TIB), dài bàn chân sau (HF), và
dài đuôi (Tail). Trong nhiều tài liệu đã công bố và

20


nội dung của luận văn này, kích thước cao tai (EH) còn có tên gọi khác là dài tai. Khi bắt
gặp những cá thể cái đang trong thời kỳ sinh sản (mang thai, cho con bú) bị mắc lưới hoặc
bẫy, chúng tôi chỉ đo kích thước dài cẳng tay, chụp ảnh, lấy mẫu màng cánh trước bằng
khoan chuyên dụng với đường kính 3-5 mm tại ví trí màng cánh có thể phục hồi rồi thả
ngay tại sinh cảnh đặt bẫy hoặc lưới đó.

Đối với những cá thể giữ lại làm mẫu vật, một phần nhỏ cơ ức được cắt nhỏ ngay
sau khi giết và bảo quản trong tuýp nhỏ chứa cồn tuyệt đối để nghiên cứ về đặc điểm sinh
học phân tử, góp phần xác định vị trí phân loại của mỗi loài khi đặc điểm hình thái không
rõ. Cho đến nay, tất cả những mẫu dơi đã thu được ở Cù Lao Chàm có thể định loại đến
loài căn cứ vào đặc điểm hình thái. Do vậy, những mẫu màng cánh và cơ đã thu phục vụ
nghiên cứu đặc điểm phân tử sẽ được xử lý trong những công trình nghiên cứu sau. Tất cả
mẫu vật được bảo quản tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
2.2.2.4. Ghi và xử lý tiếng kêu siêu âm
Bộ Dơi (Chiroptera) bao gồm Phân bộ Dơi lớn (Megachiroptera) và Phân bộ Dơi nhỏ
(Microchiroptera). Trong đó, chỉ có một số ít loài thuộc phân bộ dơi lớn sử dụng tiếng kêu
siêu âm trong hoạt động sống của chúng. Tuy nhiên, những loài dơi này không sử dụng
thường xuyên và tn hiệu siêu âm của chúng không thể hiện tính đặc trưng của loài. Ngược
lại, tất cả những loài thuộc Phân bộ Dơi nhỏ đều sử dụng siêu âm trong quá trình bay
lượn và kiếm ăn với tín hiệu siêu âm thể hiện rõ đặc điểm đặc trưng của giống và loài. Vì
vậy, trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu tiếng kêu siêu âm
của những loài thuộc Phân bộ Dơi nhỏ.
Việc ghi tiếng kêu siêu âm được thực hiện trong môi trường sống tự nhiên của loài
và trong điều kiện thí nghiệm bằng hệ thống PCTape. Phần mềm

21


Batman (xử lý nhanh và hiển thị đặc điểm của đồ thị âm thanh) được tích hợp với hệ
thống PCTape nhằm phát hiện và ghi những tiếng kêu có chất lượng cao. Trong môi
trường sống tự nhiên: tiếng kêu siêu âm được ghi ở cửa hang động, dưới tán rừng hoặc
những sinh cảnh có dơi kiếm ăn (mặt hồ, suối, đầm, …). Quá trình ghi tiếng kêu siêu âm
được thực hiện theo tuyến khảo sát hoặc tại những điểm có nhiều cá thể hoặc nhiều loài
dơi kiếm ăn được phát hiện qua quan sát và hệ thống PCTape.
Trong điều kiện thí nghiệm: mỗi cá thể dơi thuộc Phân bộ Dơi nhỏ thu được bằng

bẫy thụ cầm hoặc lưới mờ hay vợt cầm tay sẽ được ghi tiếng siêu âm trong màn bay có
kích thước 4m x 4m x 2m ở những tình huống khác nhau: cầm tay, bay lượn và đậu. Kết
quả ghi tiếng kêu trong màn bay cung cấp một số cơ sở về đặc điểm tiếng kêu của loài và
làm cơ sở cho việc định loại những tếng kêu ghi được trong môi trường sống tự nhiên.
Đối với những cá thể không giữ làm mẫu, tiếng kêu siêu âm của chúng cũng được ghi
trong tình huống khi thả về môi trường sống tự nhiên tại địa điểm bẫy bắt.
Tất cả tiếng kêu siêu âm nêu trên được xử lý bằng phần mềm Selena tại Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật. Hệ thống PCTape, phần mềm Batman và phần mềm Selena
được sáng chế và đăng ký độc quyền bởi Đại học Tổng hợp Tuebingen, CHLB Đức. Kết quả
xử lý tiếng kêu siêu âm được kiểm định bởi TS. Vũ Đình Thống trong sự hợp tác với
GS.TSKH. Hans-Ulrich Schnitzler và TS. Annette Denzinger thuộc Đại học Tổng hợp
Tuebingen, CHLB Đức.
Trong tổng số 7 loài dơi ghi nhận được ở Cù Lao Chàm qua điều tra thực địa, có 6
loài thuộc phân bộ Dơi nhỏ (Microchiroptera) sử dụng siêu âm. Trong đó, có 3 loài thuộc
họ Dơi nếp mũi (Hipposideridae), 2 loài thuộc họ Dơi lá mũi (Rhinolophidae), 1 loài thuộc
họ Dơi muỗi (Vespertilionidae). Theo hệ thống phân loại tn hiệu siêu âm của Vu Dinh
Thong (2011) [60], tất cả các loài thuộc các họ Dơi nếp mũi và Dơi lá mũi đều sử dụng
tiếng kêu siêu âm với tín hiệu

22


×