Bài 3.1:
Một dự án đầu tư với các tính toán dự kiến
như sau:
Chi phí cố định là 39 triệu đồng,
Biến phí một đơn vị sản phẩm là 13500 đồng,
Chênh lệch giá bán và biến phí một đơn vị SP
là 2500 đồng,
Công suất hoà vốn là 52%.
Yêu cầu:
- Tính toán các chỉ tiêu của điểm hoà vốn.
- Giả thiết mọi yếu tố khác không đổi, giá cả
giảm 10% so với dự kiến, hãy cho biết có nên
tiếp tục thực hiện dự án không?
Bài 4.2:
•
•
•
•
Các yếu tố sau đây ảnh hưởng tới cầu và giá
của sản phẩm B như thế nào?
Sản phẩm B được ưa chuộng hơn
Giá sản phẩm C giảm, khi sản phẩm C là sản
phẩm thay thế sản phẩm B
Người tiêu dùng dự báo giá giảm và thu nhập
giảm
Dân cư đột ngột tăng lên do phát triển du lịch
Bài 4.3:
Các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến cung và
giá sản phẩm B như thế nào?
• Tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất sản phẩm B
• Số người sản xuất giảm.
• Tăng giá nguồn lực sản xuất ra sản phẩm B
• Hy vọng rằng giá thị trường (giá cân bằng) ở
tương lai sẽ thấp hơn so với hiện nay
• Giá sản phẩm A giảm (đây là sản phẩm được sử
dụng kỹ thuật và công nghệ để sản xuất cùng
sản phẩm B)
• Tăng thuế tiêu thụ sản phẩm B
• Trợ cấp 500 đồng cho 1 đơn vị sản phẩm B sản
xuất ra
Bài 4.4:
Trong mỗi trường hợp sau đây giá cân bằng
và lượng cân bằng thay đổi như thế nào trong
thị trường cạnh tranh?
• Cung giảm và cầu không đổi
• Cầu giảm và cung không đổi
• Cung tăng và cầu không đổi
• Cung tăng và cầu tăng
• Cầu tăng và cung không đổi
• Cung tăng và cầu giảm
• Cầu tăng và cung giảm
• Cầu giảm và cung giảm
Bài 4.5:
Doanh thu thay đổi như thế nào khi giá sản
phẩm thay đổi?
• Giá giảm và cầu không co giãn
• Giá tăng và cầu co giãn
• Giá tăng và cung co giãn
• Giá tăng và cung không co giãn
• Giá tăng và cầu không co giãn
• Giá giảm và cầu co giãn
• Giá giảm và cầu co giãn đơn vị
Bài 4.6:
Hàm cung và cầu của sản phẩm A là:
QS = - 800 +15P và QD = 3200 – 25P
a) Giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao
nhiêu?
b) Thuế 20/đơn vị cho khách hàng, giá của người
bán, người mua và lượng cân bằng mới là bao
nhiêu?
c) Tính phần giảm thặng dư của người sản xuất,
người tiêu dùng, của xã hội do thuế?
Bài 5.7:
Một thị trường độc quyền có:
Hàm tổng chi phí C = 3Q2;
Chi phí biên MC = 6Q;
Đường cầu P = 1200 – Q.
a) Giá và lượng cho lợi nhuận tối đa là bao nhiêu? Tổng lợi
nhuận?
b) Nhà độc quyền sẽ làm gì nếu như thuế là 50000?
100000?
c) Giá trần sẽ là bao nhiêu để tổng thặng cực đại (thặng dư
người tiêu dùng và thặng dư người sản xuất)?
d) Nhà độc quyền sẽ làm gì nếu họ phải trả thuế 40/đơn vị
sản phẩm bán được? Lợi nhuận của họ bây giờ là bao
nhiêu?
Bài 5.8:
Thị trường sản phẩm A có đường cầu:
QD=1400-50P
Các hãng trong ngành sản xuất A với tổng chi phí
trung bình không đổi (bằng chi phí biên) là 8$/1 đơn vị.
a) Nếu như khi những nhà cung cấp ở thị trường sản phẩm
A là cạnh tranh hoàn hảo thì giá sản phẩm A cân bằng là
bao nhiêu và bao nhiêu sản phẩm được sản xuất?
b) Nếu thuế là 12$/ đơn vị sản phẩm thì giá mới được trả
bởi người mua và giá mới mà người bán nhận được là
bao nhiêu? Bao nhiêu sản phẩm được sản xuất?
c) Nếu thuế là 12$/ đơn vị sản phẩm, điều gì xảy ra đối với
giá và đầu ra của (monopoly) độc quyền.
Bài 5.9:
Sau mùa đông ở một địa phương, đường cung và cầu
về sản phẩm A được ước tính như sau:
Qs= -500 +5000P và QD = 19000 – 1500P
Trong đó P:USD
Q: Đơn vị sản phẩm
a) Trước mùa đông giá cân bằng là 0,50USD/ đơn vị
sản phẩm. Hãy tìm giá và sản lượng cân bằng sau mùa
đông?
b) Giá trần là 1,00 USD/đơn vị sản phẩm. Nếu có sự
trao đổi hàng hoá giữa các vùng thì lượng sản phẩm A
được bán sẽ là bao nhiêu?
c) Người tiêu dùng sẵn sàng trả bao nhiêu khi lượng
bán như (b)?
Bài 5.10: Từ bảng số liệu sau đây, hãng sẽ chọn sản xuất như thế nào để tối
đa hóa lợi nhuận nếu giá của sản phẩm giảm từ 40 xuống 35 USD.
Sản lượng
(đơn vị)
Giá cả
(USD)
Doanh thu
(USD)
Tổng chi phí
(USD)
Lợi nhuận
(USD)
Chi phí biên
(USD)
Doanh thu
biên (USD)
0
40
0
50
-50
-
-
1
40
40
100
-60
50
40
2
40
80
128
-48
28
40
3
40
120
148
-28
20
40
4
40
160
162
-2
14
40
5
40
200
180
20
18
40
6
40
240
200
40
20
40
7
40
280
222
58
22
40
8
40
320
260
60
38
40
9
40
260
305
55
45
40
10
40
400
360
40
55
40
11
40
440
425
15
65
40
Bài 5.11:
Giả sử anh (chị) là người quản lý một cơ sở
sản xuất xe đạp hoạt động trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo. Chi phí sản xuất của hãng là TC
= 10.000 + Q2, trong đó Q là mức sản lượng và
TC là tổng chi phí (ngàn đồng).
1) Nếu giá xe đạp là 600 ngàn đồng, để tối đa hóa
lợi nhuận, anh (chị) nên sản xuất bao nhiêu sản
phẩm?
2) Xác định lợi nhuận của cơ sở?
Bài 5.12:
Một hãng có đường cầu như sau: P = 100 –
0,01Q, trong đó Q là sản lượng và P là giá cả
(ngàn đồng/sản phẩm). Hàm chi phí sản xuất
của hãng là: TC = 50Q + 30.000. Giả sử hãng
đang tối đa hóa lợi nhuận.
1) Mức sản xuất, giá cả và tổng lợi nhuận của
hãng là bao nhiêu?
2) Chính phủ quyết định đánh thuế 10 ngàn
đồng/sản phẩm và thuế này được tính vào giá
bán sản phẩm. Tính toán sản lượng, giá cả và
lợi nhuận trong trường hợp này?
Bài 5.13:
Một hãng đồng hồ hoạt động trong thị
trường độc quyền hoàn toàn. Chi phí của hãng
là TC = 100 – 5Q + Q2 và hàm cầu là P = 55 –
2Q.
1) Là một nhà nghiên cứu thị trường, để tối đa
hóa lợi nhuận, anh (chị) khuyên hãng nên sản
xuất bao nhiêu sản phẩm và ấn định giá bán
như thế nào?
2) Nếu hãng chuyển sang hoạt động trên thị
trường cạnh tranh hoàn hảo thì nên sản xuất ở
mức sản lượng nào để tối đa hóa lợi nhuận?
Tính toán lợi nhuận trong trường hợp này?
Bài 5.14:
Một nhà độc quyền bán đang đứng trước
đường cầu là P = 11 – Q, trong đó P được tính
bằng ngàn đồng/đơn vị và Q được tính bằng
đơn vị. Nhà độc quyền này có chi phí trung bình
không đổi là 6 ngàn đồng.
1) Xác định giá cả và sản lượng để tối đa hóa
lợi nhuận? Lợi nhuận của nhà độc quyền ra
sao?
2) Một cơ quan quản lý của Chính phủ ấn định
giá cả tối đa là 7 ngàn đồng/đơn vị. Số lượng
nào sẽ được sản xuất và lợi nhuận của hãng là
bao nhiêu?
Bài 5.15:
Giả sử hàm tổng chi phí của một doanh
nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo là: TC = Q2 + 50Q + 500.
• Xác định hàm chi phí biên (MC)?
• Nếu giá thị trường là P = 750, anh (chị) khuyên
doanh nghiệp nên sản xuất bao nhiêu sản phẩm
để tối đa hóa lợi nhuận?
Tính toán lợi nhuận trong trường hợp này?