Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

QUẢN lý PHÁT TRIỂN mô HÌNH cố vấn học tập tại TRƯỜNG đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.66 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH CỐ VẤN HỌC TẬP
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

0


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH CỐ VẤN HỌC TẬP
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

i


MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................v
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................1

2.2. Ở Việt Nam...............................................................................................3


3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................4
6. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................................5

Chương 1............................................................................................................6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH.......................6
CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN
CHỈ......................................................................................................................6
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC.....................................................................................6
1.1. Các khái niệm cơ bản...................................................................................................6

1.1.1. Cố vấn học tập.......................................................................................6
1.1.2. Quản lý..................................................................................................6
1.1.3. Quản lý phát triển mơ hình cố vấn học tập.........................................6
1.2. Mợt số vấn đề về cố vấn học tập và mô hình cố vấn học tập....................................8

1.2.1 Một số vấn đề về cố vấn học tập............................................................8
1.3. Một số vấn đề chung về đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại học..............................11

1.3.1. Đặc điểm của học chế tín chỉ.............................................................11
1.3.2. Ưu điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ..........................................11
1.3.3. Nhược điểm của đào tạo học chế tín chỉ...........................................12
1.4. Quản lý phát triển mơ hình quản lý hoạt đợng cố vấn học tập trong đào tạo theo
tín chỉ ở trường đại học....................................................................................................12

1.4.1 Lập kế hoạch quản lý phát triển mơ hình CVHT...............................12
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển mơ hình CVHT...................12
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động CVHT...................................................................13

1.4.4. Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động CVHT....................13

ii


Tiểu kết chương 1..............................................................................................................14

Chương 2..........................................................................................................15
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH CỐ VẤN
HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ.....................15
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG..........................................................15
2.1. Khái quát về Trường Đại học Hải Dương................................................................15
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng.............................................................................15

2.2.1. Mục đích khảo sát...............................................................................15
2.2.2. Nội dung khảo sát...............................................................................16
2.2.3. Đối tượng khảo sát..............................................................................16
2.2.4. Thời gian khảo sát..............................................................................16
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch phát triển mơ hình cố vấn học tập theo học
chế tín chỉ tại trường Đại học Hải Dương......................................................16
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển mơ hình cố vấn
học tập theo học chế tín chỉ tại trường đại học Hải Dương...........................18
2.3.3 Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động CVHT trong đào tạo theo học
chế tín chỉ tại trường Đại học Hải Dương......................................................19
2.3.4. Thực trạng quản lý hình thức cố vấn học tập...................................20
2.3.5. Thực trạng phương pháp quản lý cố vấn học tập.............................21
2.3.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động cố
vấn học tập.......................................................................................................22
2.4. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển mơ hình cố vấn học
tập trong đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại học Hải Dương.........................................23

2.5. Đánh giá chung về thực trạng cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ
tại trường Đại học Hải Dương.........................................................................................24

2.5.1. Những điểm mạnh..............................................................................24
2.5.2. Những điểm còn hạn chế...................................................................24
Chương 3..........................................................................................................27
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH.....................................27
CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN
CHỈ....................................................................................................................27

iii


Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG..........................................................27
3. Đề xuất biện pháp.........................................................................................................27

3.1. Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về
công tác CVHT trong đào tạo theo tín chỉ.......................................................27
3.2. Biện pháp 2. Xây dựng cơng cụ hỗ trợ triển khai và phát triển công
tác cố vấn học tập..............................................................................................28
3.3. Biện pháp 3: Xây dựng chính sách hỗ trợ giảng viên làm Cố vấn học tập
...........................................................................................................................29
1. Kết luận..........................................................................................................................32
2. Khuyến nghị...................................................................................................................32

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo..................................................................32
2.2. Với Ban Giám hiệu Trường Đại học Hải Dương.................................32
2.3. Với Cố vấn học tập trường Đại học Hải Dương..................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................35
PHẦN PHỤ LỤC..............................................................................................36


iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL

:

Cán bộ quản lý

CVHT

:

Cố vấn học tập

ĐH

:

Đại học

GV

:

Giảng viên

GVCN


:

Giáo viên chủ nhiệm

HTTC

:

Hệ thống tín chỉ

QL

:

Quản lý

QLGD

:

Quản lý giáo dục

SV

:

Sinh viên

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL về mức đợ lập kế hoạch phát triển mơ hình
CVHT theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Hải Dương.....................................16
Bảng 2.2. Đánh giá của CVHT về mức độ lập kế hoạch phát triển mơ hình
CVHT theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Hải Dương.....................................17
Bảng 2.3. Tổng hợp đánh giá của CBQL về thực trạng.........................................18
tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển mơ hình CVHT.........................................18
Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá của CBQL về thực trạng công tác............19
chỉ đạo hoạt động CVHT tại nhà trường................................................................19
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả đánh giá của GV làm CVHT về thực trạng công tác
chỉ đạo hoạt động CVHT tại nhà trường................................................................20
Bảng 2.6. Tổng hợp đánh giá của CBQL, GV về...................................................21
thực trạng quản lý hình thức CVHT.......................................................................21
Bảng 2.7. Tổng hợp đánh giá của CBQL, GV về...................................................21
phương pháp quản lý CVHT...................................................................................21
Bảng 2.8. Tổng hợp đánh giá của CBQL, GV về...................................................22
kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động CVHT........................................22
Bảng 2.9. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý.................................23
phát triển mô hình cố vấn học tập...........................................................................23

v


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên con đường đưa Việt Nam trở thành một nước phát triển theo hướng
công nghiệp hiện đại thì giáo dục, nhất là giáo dục đại học có vị trí và vai trị
đặc biệt quan trọng. Giáo dục đại học đã đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn

nhân lực dồi dào trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, đáp ứng nhu cầu xây
dựng và phát triển đất nước.
Vấn đề chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ
là bước chuyển tất yếu khách quan của hệ thống giáo dục đào tạo đại học của
Việt Nam theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.
Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, cố vấn học tập là một nét đặc trưng
quan trọng. Cố vấn học tập có vai trị đặc biệt quan trọng trong đào tạo tín
chỉ và ảnh hưởng đến sự thành cơng trong học tập, rèn luyện của sinh viên.
Mỗi cố vấn học tập như là một “mắt xích” trong vịng trong mối liên hệ giữa
sinh viên - chương trình đào tạo - nhà trường. Phần lớn các trường đại học
hiện nay đã có những văn bản quy định rõ nhiệm vụ, vai trò, quyền lợi và
trách nhiệm của cố vấn học tập. Tuy nhiên, kết quả thực hiện theo các văn
bản cũng như nhiệm vụ và vai trò của cố vấn học tập ở các trường đại học
hiện nay là rất khác nhau.
Tại Trường Đại học Hải Dương hiện nay đã và đang áp dụng phương
thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Tuy vậy, hiệu quả đào tạo nói chung cũng như
hiệu quả của cố vấn học tập còn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định. Mơ
hình cố vấn học tập đã được triển khai thực hiện nhưng còn một số bất cập, hạn
chế nhất định trong chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện. Xuất phát từ những lý
do trên, tôi xin lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Quản lý phát triển mơ hình cố
vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ”

1


2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan
2.1 Trên thế giới
Nghiên cứu về cố vấn học tập (CVHT) trở thành một trong những lĩnh
vực quan trọng mà nhiều học giả trên thế giới đã và đang tiếp tục thực hiện.
Nghiên cứu của Kuh, Kinzie, Schuh, Whitt (2005) và Pascarella và

Terenzini (2005) đã nhấn manh về tầm quan trọng của việc hướng dẫn những
kinh nghiệm học tập bên ngoài lớp học cho sinh viên.
Theo Crockett (1985), công tác CVHT được xem là một trong những
điều kiện hiệu quả nhất, giúp cho sự phát triển của sinh viên về trí tuệ, nhân
cách và xã hội. Một cách cụ thể hơn, Crockett cho rằng: "Cơng tác CVHT là
một tiến trình trợ giúp sinh viên sáng rõ trong việc lựa chọn các mục tiêu nghề
nghiệp, mục tiêu cuộc sống; đồng thời giúp sinh viên phát triển các kế hoạch
học tập, nhằm thực hiện các mục tiêu đó" (dẫn theo Martin, 2004, tr.3).
Nghiên cứu về hoạt động của CVHT trên thực tế cũng có thể tính từ đầu
những năm 1960 khi các nghiên cứu của Chickering (1969), Erikson (1963),
janford (1967) (trích theo Daller, 1997) Jean Piaget (1896-1980), Benjamin
Bloom (1956), v.v... lần lượt được công bố. Các lý thuyết này đã giúp cho việc
tư vấn của CVHT trở nên dễ dàng hơn, đồng thời công việc CVHT được đẩy
lên một bước chuyên nghiệp hơn.
Hoa Kỳ được coi là nơi đầu tiên hình thành hoạt động CVHT trong
trường ĐH, sau đó ở Anh, Úc và một số nước châu Âu và châu Á.
Có nhiều mơ hình CVHT khác nhau, tùy theo quan điểm của các nhà
nghiên cứu. Trên thế giới, có một sổ mơ hình CVHT trong các trường ĐH đã
được áp dụng nhằm có những tác động tích cực đến việc học tập của người học.
Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi tập trung làm rõ một số mơ hình CVHT
theo quan điểm tổ chức quản lý. Các mơ hình CVHT này được áp dụng trong
nhiều trường ĐH trên thế giới (chủ yếu trong các trường ĐH ở Mỹ).

2


2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các hoạt động đánh giá về vai trị cùa CVHT trong đào tạo
tín chỉ bắt đầu được các trường ĐH triên khai, một số bài báo nói về hoạt động
của CVHT cũng bắt đầu xuất hiện trên các tạp chí khoa học, đặc biệt xuất hiện

nhiều hơn là các bài báo mạng xung quanh vấn đề đào tạo tín chỉ, vai trị của
CVHT trong việc trợ giúp sinh viên.
Tác giả Nguyễn Văn Vân (trong "Báo cáo một sô mũi thủng vê công tác
CVHT theo học chế tín chỉ") đã chỉ ra những ưu việt và bất cập của đào tạo tín
chỉ, chính những đặc điểm của đào tạo tín chỉ đã đặt ra yêu cầu cần có CVHT.
Quản lý sinh viên trong đào tạo theo tín chi có thể xem như lả quản lý "động”.
Việc quản lý theo kiểu "động" là một khó khăn, thách thức và đòi hỏi phải thay
đổi nhận thức và cách thức tổ chức đào tạo, cách thức quản lý SV.
Tác giả Trần Văn Hùng, ĐH Duy Tân (trong bài “Nâng cao hiệu quả
công tác CVHT trong các cơ sở giáo dục ĐH”) đăng trên báo Giáo dục thời đại
Online tháng 7/2010 có phản ánh thực trạng hoạt động của CVHT của các
trường ĐH dưới quan điểm của tác giả là chưa đạt hiệu quả. Lý do giải thích
cho hiện trạng này là CVHT của các trường ĐH hiện nay đang bị “quá tải” về
nhiệm vụ, có nghĩa là CVHT phải “gánh” thêm nhiệm vụ của GVCN lớp như
hướng dẫn về thủ tục hành chính, sinh hoạt văn thể mỹ...
Như vậy, vấn đề nghiên cứu về CVHT trên thế giới và trong nước đang
có những cách tiếp cận, những phương pháp, nội dung nghiên cứu khá phong
phú và đa dạng, phản ánh được bản chất, đặc điểm riêng, mới mẻ và những vấn
đề đang đặt ra trong thực tiến hiện nay. Tuy nhiên, việc quản lý và phát triển
mơ hình CVHT tại trường Đại học Hải Dương thì chưa có một nghiên cứu, tìm
hiểu cụ thể nào cả về mặt lý luận, thực tiễn.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cố vấn học tập trong đào tạo

3


theo học chế tín chỉ ở trường Đại học, luận văn đề xuất các biện pháp cho lãnh đạo
trường Đại học Hải Dương trong quản lý phát triển mơ hình cố vấn học tập, đáp

ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phát triển mơ hình cố vấn học tập
trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường đại học.
- Khảo sát thực trạng quản lý phát triển cố vấn học tập trong đào tạo theo
học chế tín chỉ ở trường Đại học Hải Dương.
- Đề xuất các biện pháp quản lý phát triển mơ hình cố vấn học tập trong
đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Hải Dương.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý phát triển mơ hình cố vấn học tập trong đào tạo theo
học chế tín chỉ ở trường Đại học Hải Dương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu mơ hình cố vấn học tập
trong đào tạo tại Trường Đại học Hải Dương.
- Về thời gian: Các dữ liệu, thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài được
thu thập trong thời gian từ 2015 – 2016
5. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp các nhóm nghiên cứu sau:
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hố lý thuyết để
xác định các khái niệm công cụ và xây dựng khung lý thuyết cho đề tài.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra:
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
4


- Phương pháp chuyên gia:
- Phương pháp thống kê:

6. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển mơ hình cố vấn học tập
trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học.
Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển mơ hình cố vấn học tập trong
đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học Hải Dương.
Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển mơ hình cố vấn học tập trong
đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học Hải Dương.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH
CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Cố vấn học tập
Cố vấn là người am tường về một lĩnh vực nào đó và thường xuyên được
cá nhân hoặc tổ chức hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết công việc. Cố vấn
học tập (CVHT) là chức danh quy định trong quá trình đào tạo theo hệ thống
tín chỉ, là người tư vấn, hỗ trợ sinh viên (SV) tự nhận thức về mình, phát huy
tối đa khả năng học tập, lựa chọn đăng ký học phần, xây dựng kế hoạch học
tập phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp, tìm việc làm thích hợp; theo dõi
thành tích học tập của SV nhằm giúp SV điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một
lựa chọn phù hợp trong quá trình học tập.
1.1.2. Quản lý
Quản lý là một q trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy
luật của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của
tổ chức đã đề ra.

1.1.3. Quản lý phát triển mơ hình cố vấn học tập
1.1.3.1. Khái niệm phát triển
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao “mọi sự vật hiện
tượng, con người, xã hội có sự biến đổi tăng tiến về mặt số lượng, chất lượng
dưới tác động của bên ngoài (hoặc chủ thể quản lý) đều được coi là phát triển”
[12 ,tr.329].
Các nghiên cứu của tác giả Leonard Nadler, T.V. Rao, M.M. Khan
(1969) cho rằng mục tiêu phát triển nhân lực theo quan điểm hiện đại là không
quá chú trọng về số lượng, cơ cấu, mà cần hướng đến mục tiêu (phát hiện)
tiềm năng; giáo dục và đào tạo phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ con
6


người (phát triển) và cần duy trì một mơi trường làm việc thuận lợi nhằm
nuôi dưỡng (phát huy) lao động sáng tạo của họ. Quan điểm phát triển này có
thể được áp dụng cho các cấp độ tổ chức và quốc gia [3, tr.26].
1.1.3.2. Khái niệm Mơ hình
“Mơ hình” là một trong những thuật ngữ được sử dụng và phổ biến từ
lâu trong lịch sử ngôn ngữ của các quốc gia.
Theo chúng tơi, mơ hình là đối tượng được tạo ra tương ứng với đối
tượng khác qua một số mặt nhất định, phản ánh quan niệm về cấu trúc, thuộc
tính, chức năng, cơ chế vận hành của sự vật hiện tượng hay q trình nào đ ó
trong hiện thực.
Tính chất, phân loại mơ hình
1.1.3.3. Mơ hình CVHT trong đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại học
Mơ hình cố vấn học tập được hiểu là hệ thống quan niệm về hoạt động
của cố vấn học tập trong thực tiễn đào tạo, trong đó phản ánh bản chất, cấu
trúc, chức năng, đặc điểm, cơ chế vận hành và quy trình hoạt động của cố vấn
học tập thích hợp với đào tạo theo tín chỉ.
1.1.3.4. Quản lý phát triển mơ hình cố vấn học tập

Các hoạt động của cố vấn học tập chính là sự cụ thể hóa các nội dung
trong chức năng, nhiệm vụ của CVHT. Quản lý hoạt động của cố vấn học tập,
được thể hiện trong thực tiễn qua các nội dung chính là:
- Việc triển khai kế hoạch của nhà trường đại học đối với hoạt động của
CVHT: quyết định thành lập, phân công đội ngũ tham gia hoạt động CVHT; kế
hoạch triển khai công tác tổ chức đào tạo gắn với phân công nhiệm vụ CVHT;
kế hoạch giám sát và đánh giá kết quả hoạt động.
- Quản lý các hoạt động cụ thể của cố vấn học tập:
+ Công tác tư vấn, trợ giúp sinh viên trong học tập, nghiên cứu khoa học,
định hướng nghề nghiệp;
+ Công tác quản lý sinh viên;

7


+ Các hoạt động khác (tham gia các cuộc họp, tập huấn về công tác cố
vấn học tập theo yêu cầu của Nhà trường; Nắm vững và triển khai các quy trình
liên quan đến cơng tác đào tạo và quản lý sinh viên;…)
- Đánh giá hiệu quả hoạt động công tác cố vấn học tập tại nhà trường;
- Đề xuất những nội dung phát sinh trong quá trình triển khai, thực hiện.
1.2. Một số vấn đề về cố vấn học tập và mơ hình cố vấn học tập
1.2.1 Một số vấn đề về cố vấn học tập
1.2.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của cố vấn học tập ở trường đại học
Bắt đầu từ năm 2007, trong quy chế "Đào tạo ĐH và cao đẳng hệ chính
quy theo hệ thống tín chỉ" ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐBGDĐT, vai trò quan trọng của CVHT được nêu trong điều lệ về đăng ký học
phần của quy chế là: "Phòng đào tạo của trường chỉ nhận đãng ký khối lượng
học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ khi đã có chữ ký chấp thuận của CVHT
trong sổ đăng ký học tập hoặc theo quy định của Hiệu trưởng". Cũng tương tự
như vậy, quy định nêu rõ việc rút bớt học phần đã đăng ký của sinh viên phải
được CVHT chấp thuận hoặc theo quy định của Hiệu trưởng. Mặc dù vai trò và

trách nhiệm của CVHT được nêu trong quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
không nhiều nhưng lại đánh dấu một mốc quan trọng cho việc hình thành và
phát triển CVHT ở các trường ĐH và CĐ khi nhiều trường cũng đưa ra các văn
bản quy định về CVHT của trường mình.
a) Nhiệm vụ, quyền hạn của cố vấn học tập
* CVHT phải thực hiện được các chức năng cơ bản sau đây:
- Tư vấn, định hướng quá trình học tập và lựa chọn hướng nghề nghiệp
giúp HSSV;
- Theo dõi và giám sát được quá trình học tập và lựa chọn định hướng
nghề nghiệp của sinh viên.
- Tham mưu cho lãnh đạo trường, khoa và bộ môn các vấn đề liên quan

8


đến công tác quản lý đào tạo, NCKH và công tác HSSV.
* CVHT phải hoàn thành được các nhiệm vụ chính:
- Cùng với các phịng chức năng qn triệt và tận tình hướng dẫn sinh
viên nắm vững các quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT và các quy định cụ thể hóa
về đào tạo của trường.
- Tư vấn cho sinh viên về chương trình đào tạo: mục tiêu, chuẩn đầu ra,
nội dung chương trình, học phần bắt buộc, tự chọn, học phần thay thế…; đồng
thời tư vấn cho sinh viên chọn hướng chuyên ngành…
- Tư vấn cho sinh viên cách thức xây dựng kế hoạch học tập cho tồn
khóa học đảm bảo sự phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của mỗi sinh viên;
- Hướng dẫn sinh viên đăng ký học phần ở từng học kỳ (tiến độ) để hoàn
thành kế hoạch học tập đã xây dựng, đồng thời điều chỉnh lại kế hoạch học tập
cho phù hợp với điều kiện thực tế;
- Tư vấn cho sinh viên về phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học;
- Cảnh báo về kết quả học tập và định hướng sự lựa chọn tiến độ, cách

phát huy học giỏi và khắc phục học lực yếu, kém;
- Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa và các hoạt
động học thuật để phát triển các kỹ năng mềm…;
b) Vai trò:
- Trước hết, cố vấn học tập (CVHT) là cầu nối trung gian giữa Nhà
trường và sinh viên và sinh viên với thị trường lao động.
- Là một chuyên gia tư vấn, hỗ trợ về học tập, rèn luyện và việc làm cho
sinh viên. Cố vấn học tập là một nhà tư vấn, một người giúp đỡ sinh viên phát
triển các năng lực nhằm đáp ứng những mục tiêu về học tập, thích nghi với mơi
trường học tập và cuộc sống của nhà trường, xã hội.
- Là người đồng hành cùng sinh viên trong suốt quá trình học tập và cũng là
người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành cơng trong học tập và lựa chọn nghề
nghiệp của sinh viên.

9


- Là trợ thủ đắc lực giúp lãnh đạo các cấp trong nhà trường ra quyết định
quản lý phù hợp.
c) Yêu cầu:
- Nắm chắc chương trình đào tạo của ngành/chuyên ngành mà sinh viên
theo học do mình làm cố vấn;
- Nắm vững, đầy đủ các văn bản quản lý có liên quan đến đào tạo tín chỉ
để hướng dẫn sinh viên khi cần thiết;
- Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong trường để hướng dẫn
sinh viên liên hệ công việc khi cần thiết.
- Không tư vấn, hướng dẫn theo kiểu bề trên, quan liêu, mệnh lệnh hay
không công tâm, công minh và quan hệ với HSSV nhằm mục đích vụ lợi.
1.2.1.2. Nội dung cố vấn học tập ở trường đại học
Với vai trò là cố vấn học tập ở trường học, nội dung cố vấn học tập bao

gồm các nội dung chính là:
- Cố vấn về lập kế hoạch học tập: Tư vấn cho sinh viên về chương trình
học tập: mục tiêu, nội dung...và cách lựa chọn các học phần; Tư vấn cho sinh
viên đăng ký các học phần của từng học kỳ theo chuyên ngành đào tạo.
- Cố vấn về phương pháp học tập, tư vấn và hướng dẫn cho sinh viên về
phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học; hướng dẫn, khuyến khích, tạo
điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động học tập và nghiên cứu khoa
học; hướng dẫn sinh viên giải quyết những khó khăn trong q trình học tập và
nghiên cứu khoa học.
- Cố vấn về các vấn đề tháo gỡ khó khăn trong học tập (quan hệ GV với
SV; SV với SV, các cá nhân...). Phối hợp và hỗ trợ các Khoa/Viện chuyên
ngành, các phòng chức năng, các tổ chức ĐTN và HSV của Nhà trường trong
việc tổ chức các phong trào, các hoạt động ngoại khóa và tham gia các hoạt
động đoàn thể, hoạt động xã hội khác của sinh viên, đồng thời theo dõi, đánh
giá toàn diện về học tập và rèn luyện của sinh viên.

10


1.2.1.3 Hình thức cố vấn học tập ở trường đại học
- Cố vấn trực tiếp
- Cố vấn gián tiếp
1.3. Một số vấn đề chung về đào tạo theo tín chỉ ở trường Đại học
1.3.1. Đặc điểm của học chế tín chỉ
Những đặc tính quan trọng nhất của đào tạo theo học chế tín chỉ là:
(1) Tính liên thơng: đảm bảo kết nối các môn học theo các phương pháp
được thừa nhận trong phạm vi một hệ thống giáo dục;
(2) Tính chủ động: qua việc chọn lựa từng loại môn học và bố trí mơn
học, sinh viên chủ động xây dựng chương trình và kế hoạch học tập phù hợp
với những điều kiện cá nhân của mình;

(3) Tính khoa học: hệ thống tín chỉ gắn liền việc phân chia các loại mơn
học theo logic khoa học;
(4) Tính thực tiễn, linh hoạt: định kỳ nhà trường có kế hoạch xem xét lại
chương trình học theo hồn cảnh thực tế - mơn học nào cần thiết, hữu dụng thì
giữ lại, mơn học nào lạc hậu, khơng cịn phù hợp thì sửa đổi hoặc loại bỏ.
1.3.2. Ưu điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ
1.3.2.1. Lợi ích đối với người học
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học
- Chương trình đào tạo có độ mềm dẻo và linh hoạt cao
- Người học có thể chủ động trong việc hồn thành tiến độ học tập
- Tạo sự liên thông giữa các cơ sở giáo dục trong và ngồi nước
1.3.2.2. Lợi ích đối với giảng viên và nhà quản lý giáo dục
Thứ nhất, nó vừa là thước đo khả năng học tập của người học, vừa là
thước đo hiệu quả và thời gian làm việc của giáo viên.
Thứ hai, nó là cơ sở để các trường đại học tính tốn ngân sách chi tiêu,
nguồn nhân lực, có lợi khơng những cho tính tốn ngân sách nội bộ mà cịn cả
cho việc tính toán để xin tài trợ từ nguồn ngân sách nhà nước và các nhà tài trợ.

11


Thứ ba, nó là cơ sở để báo cáo các số liệu của trường đại học cho các cơ
quan cấp trên và các đơn vị liên quan: một khi thước đo giờ tín chỉ được phát
triển và kiện tồn, việc sử dụng nó như là một phương tiện để giám sát bên
ngồi, để báo cáo và quản lí hành chính sẽ hữu hiệu hơn.
Thứ tư, đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo: có thể
tổ chức những môn học chung cho sinh viên nhiều trường, nhiều khoa, tránh
các môn học trùng lặp ở nhiều nơi; ngồi ra sinh viên có thể học những mơn
học lựa chọn ở các khoa khác nhau.
1.3.3. Nhược điểm của đào tạo học chế tín chỉ

Người ta thường nhắc đến hai nhược điểm quan trọng sau đây của đào
tạo theo học chế tín chỉ:
- Cắt vụn kiến thức: Phần lớn các mô-đun trong HTTC được quy định tương đối
nhỏ, khoảng 3 - 4 tín chỉ, do đó khơng có đủ thời gian để trình bày kiến thức một
cách logic, đầy đủ theo một qui trình tự diễn biến liên tục, từ đó, gây ấn tượng
kiến thức bị cắt vụn.
- Khó tạo nên sự gắn kết trong sinh viên: Vì các lớp học theo mơ-đun khơng ổn
định, khó xây dựng các tập thể gắn kết chặt chẽ như các lớp theo khóa học nên
việc tổ chức sinh hoạt đồn thể của sinh viên có thể gặp nhiều khó khăn.
1.4. Quản lý phát triển mơ hình quản lý hoạt đợng cố vấn học tập trong
đào tạo theo tín chỉ ở trường đại học
1.4.1 Lập kế hoạch quản lý phát triển mơ hình CVHT
Lập kế hoạch là tổng thể các hoạt động liên quan đến đánh giá, dự đoán,
dự báo và huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình hành động tương
lai cho cơng tác quản lý phát triển mơ hình CVHT.
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển mô hình CVHT
- Xác định mơ hình CVHT của Nhà trường (giảng viên là CVHT hay cán
bộ chuyên trách);

12


- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động CVHT: Hiệu trưởng , PHT phụ trách
chun mơn; Trường phịng Đào tạo; 1 chuyên viên phụ trách đào tạo; lãnh đạo
khoa chuyên ngành;
+ Xác định nhiệm vụ Ban chỉ đạo: Xây dựng hệ thống văn bản quy định
về chức năng nhiệm vụ của CVHT; Xây dựng quy chế hoạt động của cố vấn
học tập; Bồi dưỡng năng lực cho CBGV làm CVHT; Phân công giao nhiệm vụ
cho CVHT bằng văn bản; Nghiên cứu các chế độ chính sách đối với CVHT và
ban hành chính sách;

+ Theo dõi tồn bộ hoạt động của cố vấn học tập từ đó có chế độ khen
thưởng kỷ luật hợp lý .....
- Huy động các nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động CVHT: sắp
xếp phòng làm việc cho CVHT; Ban hành sổ tay CVHT, nối mạng internet.....từ
đó tạo điều kiện cho hoạt động CVHT thực hiện.
- Xây dựng cơ chế giám sát hoạt động CVHT.
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động CVHT
- Chỉ đạo hướng dẫn sinh viên lập Kế hoạch học tập.
- Chỉ đạo hướng dẫn sinh viên phương pháp học tập.
+ Nghe giảng
+ Tự học
+ NCKH
+ Trải nghiệm thực tế
- Chỉ đạo hướng dẫn sinh viên khắc phục các khó khăn tâm lý trong
học tập.
- Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV làm CVHT.
- Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động CVHT.
1.4.4. Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện hoạt động CVHT
Công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện đồng thời ở trước,
trong và sau khi thực hiện các nội dung, hoạt động CVHT.

13


Tiểu kết chương 1
Trong chương này, tác giả cũng đã trình bày tổng quan về vấn đề nghiên
cứu ở trong nước cũng như trên thế giới, qua đó làm rõ lý do nghiên cứu của
tác giả. Tác giả đã tìm hiểu các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên
cứu: cố vấn học tập, quản lý, quản lý phát triển mơ hình cố vấn học tập cũng
như các vấn đề cơ bản về cố vấn học tập, mô hình cố vấn học tập; các đặc điểm

chính, nhưng ưu điểm, hạn chế của đào tạo theo tín chỉ. Tác giả cũng tìm hiểu
về vai trị, u cầu, nhiệm vụ, quyền hạn của cố vấn học tập trong đào tạo theo
tín chỉ ở trường đại học. Quản lý phát triển mơ hình quản lý hoạt động của cố
vấn học tập trong đào tạo theo tín chỉ ở trường đại học bao gồm Lập kế hoạch
quản lý phát triển mơ hình CVHT; Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển mơ
hình CVHT; Chỉ đạo hoạt động CVHT; Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện
hoạt động CVHT và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cố vấn học
tập. Các nôi dung chương 1 là cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng cố vấn
học tập tại trường Đại học Hải Dương sẽ được nghiên cứu, trình bày ở chương
2 và nghiên cứu các biện pháp quản lý, phát triển mơ hình cố vấn học tập tại
nhà trường ở chương 3 của tác giả.

14


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH CỐ VẤN HỌC TẬP
TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG
2.1. Khái quát về Trường Đại học Hải Dương
Trường Đại học Hải Dương được thành lập theo Quyết định số 1258/QĐTTg ngày 26/7/2011 củaThủ tướng Chính phủtrên cơ sở nâng cấp Trường Cao
đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Hải Dương. Tên gọi ban đầu là Trường Đại học Kinh tế-Kỹ
thuật Hải Dương; ngày 01/3/2013 theo Quyết định số 378/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, Trường được đổi tên thành Trường Đại học Hải Dương.
Trường Đại học Hải Dương là trường đào tạo đa lĩnh vực, đa ngành: kinh
tế, kỹ thuật, chính trị và xã hội. Là trường đại học cơng lập trực thuộc UBND
tỉnh Hải Dương, nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo nhân lực có chất lượng
cao phục vụ các cơ quan, đơn vị , doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các vùng
lân cận, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và q trình cơng
nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Từ năm 2009 Trường đã xác định mục tiêu: “Đào tạo đạt chất lượng
gắn liền với tiết kiệm chi phí cho người học”,gần đây gắn với điều kiện và
nhu cầu hội nhập khu vực, quốc tế, chiến lược của Nhà trường được xác định
là: “Đào tạo giúp làm giàu, vì Quê hương, vì Đất nước, vì Nhân loại”.
Một trong những giải pháp được Nhà trường đặc biệt quan tâm là tập
trung đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên và nâng cao chất
lượng đào tạo cho học sinh, sinh viên.
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Điều tra về nhận thức, đánh giá của CBQL, GV, SV trong trường về hoạt
động của cố vấn học tập tại trường Đại học Hải Dương để tổng hợp, đánh giá
về kết quả, hiệu quả hoạt động của CVHT nhằm có bức tranh hồn chỉnh, đầy

15


đủ về quá trình tổ chức và hoạt động của công tác này trong thực tiễn.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát về nhận thức của CBQL, GV, SV về vị trí, vai trị của
CVHT trong q trình đào tạo; Mức độ thực hiện các nhiệm vụ của CVHT
trong thực tiễn.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
150 CBQL, GV, SV trong nhà trường, trong đó có 30 CVHT; 50 SV chia
đều các khoa, các khóa.
2.2.4. Thời gian khảo sát
Các số liệu trong luận văn được được sử dụng, đánh giá 03 năm trở lại
đây (tính đến hết năm học 2015- 2016).
2.3. Thực trạng mơ hình cố vấn học tập trong đào tạo theo tín chỉ tại
trường Đại học Hải Dương
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch phát triển mơ hình cố vấn học tập theo học

chế tín chỉ tại trường Đại học Hải Dương
Tìm hiểu, đánh giá về thực trạng lập kế hoạch phát triển mơ hình cố
vấn học tập theo học chế tín chỉ, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 50 CBQL,
GV (20 CBQL; 30 GV làm CVHT) và thu được kết quả theo bảng 2.4 và 2.5
như sau:
Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL về mức độ lập kế hoạch phát triển mơ hình
CVHT theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Hải Dương
STT
1
2
3

Nội dung
Kế hoạch xây dựng đội ngũ
giảng viên CVHT
Kế hoạch xây dựng hệ thống
quản lý đội ngũ cán bộ
CVHT
Kế hoạch học tập tồn khóa
học/ chương trình cho SV

Rất tốt

Đánh giá
Bình
Tốt
thường

Thấp


5
(25%)
3
(15%)

6
(30%)
8
(40%)

7
(35%)
6
(30%)

2
(10%)
3
(15%)

7
(35%)

8
(40%)

3
(15%)

2

(10%)

16


4
5

đăng ký
Kế hoạch tập huấn bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ CVHT định
kỳ
Kế hoạch tổng kết cơng tác
CVHT/năm/khóa

5
(25%)

7
(35%)

6
(30%)

2
(10%)

4
(20%)


7
(35%)

6
(30%)

3
(15%)

Qua bảng 2.4 cho thấy, đa số CBQL, GV nhà trường đánh giá về lập kế
hoạch phát triển mơ hình CVHT theo học chế tín chỉ ở nhà trường ở mức độ tốt
và rất tốt là cao, chỉ có từ 10 đến 15% ý kiến đánh giá việc thực hiện nội dung
này ở mức độ thấp, trong đó có nội dung "Kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý
đội ngũ cán bộ CVHT" và "Kế hoạch tổng kết cơng tác CVHT/năm/khóa".
Bảng 2.2. Đánh giá của CVHT về mức độ lập kế hoạch phát triển mơ hình
CVHT theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Hải Dương
STT

Nội dung đánh giá

Rất tốt
7

1

2

3

Tuần sinh hoạt CVHT - SV


(23,3%

Nội dung tư vấn của CVHT SV

Đăng kí học

)
6
(20%)

Đánh giá
Bình
Tốt
Thấp
thường
10
7
6
(33,3% (23,3%
(20%)
)
)
6
10
8
(20%)

(33,3%


(26,7%
)
5

10

7

)
8

(33,3%

(23,3%

(26,7%

(16,7%

)

)

)

)

Qua bảng 2.5 cho thấy: khi khảo sát 30 GV làm CVHT về thực trạng
việc lập kế hoạch trong thực hiện phát triển mơ hình CVHT, chúng tơi thu được
kết quả có tới trên dưới 20% ý kiến của CVHT cho rằng cơng tác này thực hiện

cịn thấp, đặc biệt là nội dung tư vấn của CVHT-SV (có tới 26,&% ý kiến cho
rằng ở mức độ thấp).

17


2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển mơ hình cố vấn học
tập theo học chế tín chỉ tại trường đại học Hải Dương
Để đánh giá về thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển mơ hình
CVHT tại nhà trường, chúng tơi tiến hành khảo sát trên đối tượng là CBQL, thu
được kết quả như sau:
Bảng 2.3. Tổng hợp đánh giá của CBQL về thực trạng
tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển mơ hình CVHT
Nợi dung đánh giá

Hiệu

Xác định mơ hình cố vấn học tập của

quả cao
11

quả TB
14

thấp
5

Nhà trường
Thành lập Ban chỉ đạo mô hình cố vấn


(36,7%)
4

(46,6%)
17

(16,7%)
9

học tập của Nhà trường
Xây dựng quy chế hoạt động vận hành

(13,3%)
4

(56,7%)
16

(30%)
10

mơ hình CVHT
Triển khai thực hiện quy chế đến khoa/

(13,3%)
3

(53,4%)
18


(33,3%)
9

(10%)
5

(60%)
18

(30%)
7

(16,7%)
5

(60%)
18

(23,3%)
7

(16,7%)

(60%)

(23,3%)

STT
1

2
3
4

Mức độ
Hiệu
Hiệu quả

bộ môn

5

Giám sát hoạt động của CVHT

6

Huy động các nguồn lực tham gia

Về thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch qua bảng 2.6 cho thấy: việc tổ
chức thực hiện kế hoạch phát triển mơ hình CVHT tại nhà trường chưa thực
hiện tốt. Nhà trường mới chỉ thực hiện tương đối có hiệu quả ở nội dung xác
định mơ hình CVHT, chỉ có 16,7% ý kiến đánh giá ở mức độ hiệu quả thấp.
Các nội dung cịn lại đều có đánh giá ở mức độ trung bình và thấp chiếm tỷ lệ
cao, như: Xây dựng quy chế hoạt động vận hành mơ hình CVHT (33,3% ý kiến
đánh giá hiệu quả thấp); Thành lập Ban chỉ đạo mơ hình cố vấn học tập của

18



×