Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin của giá cổ phiếu tại Việt Nam_2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 171 trang )

Header Page 1 of 12.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN THỊ ĐỖ QUYÊN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH VI
ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN ĐẾN TÍNH THÔNG TIN
CỦA GIÁ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng, 2018

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài1


Header Page 2 of 12.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN THỊ ĐỖ QUYÊN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀNH VI
ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN ĐẾN TÍNH THÔNG TIN
CỦA GIÁ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành : Kế toán
Mã số



: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
1. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn
2. TS. Đặng Tùng Lâm

Đà Nẵng, 2018

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài2


Header Page 3 of 12.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các dữ
liệu, lập luận, phân tích, đánh giá và kết quả trong luận án là trung thực.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày trong luận án này.

Tác giả luận án

PHAN THỊ ĐỖ QUYÊN

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài3


Header Page 4 of 12.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của luận án ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................5
3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................6
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ......................................................7
6. Khung nghiên cứu của luận án ………….......…………………………….8
7. Đóng góp của luận án .......................................................................................9
8. Kết cấu của luận án .........................................................................................10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN VÀ TÍNH THÔNG
TIN CỦA GIÁ CỔ PHIẾU .........................................................................................11
1.1. Tổng quan về tính thông tin của giá cổ phiếu ........................................................11
1.1.1. Khái niệm về tính thông tin của giá cổ phiếu ...................................... 11
1.1.2. Ý nghĩa của tính thông tin của giá cổ phiếu......................................... 12
1.1.3. Đo lường tính thông tin của giá cổ phiếu............................................. 13
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thông tin của giá cổ phiếu ...................15
1.2. Tổng quan về hành vi điều chỉnh lợi nhuận ...........................................................24
1.2.1. Định nghĩa về hành vi điều chỉnh lợi nhuận ........................................ 25
1.2.2. Động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận .......................................... 26
1.2.3. Các lý thuyết giải thích cho hành vi điều chỉnh lợi nhuận ......................29
1.2.4. Cơ sở của hành vi điều chỉnh lợi nhuận ............................................... 32
1.2.5. Các khuynh hướng và kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận .......................... 34
1.2.6. Các mô hình biến dồn tích đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận ..... 39
1.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin
của giá cổ phiếu ..............................................................................................................49
1.4. Kết luận chung về các công trình nghiên cứu thực nghiệm về tính thông tin của

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài4



Header Page 5 of 12.

giá cổ phiếu & khoảng trống nghiên cứu.......................................................................53
1.5. Kết luận....................................................................................................................55
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................57
2.1. Giả thuyết về ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin của
giá cổ phiếu .....................................................................................................................57
2.2. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................61
2.3. Đo lường các biến nghiên cứu ................................................................................61
2.3.1. Tính thông tin của giá cổ phiếu............................................................ 61
2.3.2. Hành vi điều chỉnh lợi nhuận ............................................................... 64
2.3.3. Biến kiểm soát ...................................................................................... 66
2.4. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................68
2.5. Xử lý dữ liệu nghiên cứu.........................................................................................70
2.6. Kết luận....................................................................................................................71
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................73
3.1. Kết quả đo lường tính thông tin của giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2014....................................................73
3.1.1. Đặc trưng về tính thông tin của giá cổ phiếu của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2014 .......................................73
3.1.2. Phân tích biến động tính thông tin của giá cổ phiếu của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2014 .................................77
3.2. Kết quả đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2014....................................................84
3.2.1. Đặc trưng về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2014 ..............................................84
3.2.2. Phân tích biến động hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014 ...............................85

3.3. Kiểm định ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin của giá
cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn
2007 - 2014 .....................................................................................................................98

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài5


Header Page 6 of 12.

3.3.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu của mô hình kiểm định ảnh hưởng
của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin của giá cổ phiếu ............................98
3.3.2. Ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin của giá
cổ phiếu ........................................................................................................................ 100
3.3.3. Kiểm định sự bền vững của kết quả nghiên cứu................................... 103
3.4. Kết luận................................................................................................................. 108
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN
4.1. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước ................................................. 110
4.2. Khuyến nghị đối với nhà quản trị công ty ………………………...................113
4.3. Khuyến nghị đối với nhà đầu tư…………………………...…………………114

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 116
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài6


Header Page 7 of 12.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DA

Biến dồn tích tùy ý

ĐCLN

Điều chỉnh lợi nhuận

ĐLC

Độ lệch chuẩn

GTTB

Giá trị trung bình

HNX

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

NDA

Biến dồn tích không tùy ý

Non_syn


Tính thông tin của giá cổ phiếu

SL

Số lượng

TP

Thành phố

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài7


Header Page 8 of 12.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

hiệu

Trang

Số lượng công ty theo ngành và năm nghiên cứu của các công
2.1.

ty niêm yết trên hai Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong khoảng thời


68

gian 2007-2014
Số lượng quan sát của các biến nghiên cứu của các công ty
2.2.

niêm yết trên hai Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong khoảng thời gian

69

2007-2014
Thống kê mô tả tính thông tin của giá cổ phiếu của các công ty
3.1.

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-

73

2014
3.2

Tổng hợp giá trị trung bình tính thông tin của giá cổ phiếu của
các nước đang phát triển

74

Bảng phân vị cho các biến đo lường tính thông tin của giá cổ
3.3.


phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

76

Việt Nam giai đoạn 2007-2014
Tổng hợp tính thông tin của giá cổ phiếu theo năm nghiên cứu
3.4.

của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

77

giai đoạn 2007-2014
3.5.
3.6.

Tổng hợp tính thông tin của giá cổ phiếu theo Sở Giao dịch
chứng khoán của các công ty niêm yết giai đoạn 2007-2014
Tổng hợp tính thông tin của giá cổ phiếu theo ngành của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

79
81

Bảng phân vị cho biến dồn tích tùy ý (DA) đo lường hành vi
3.7.

điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường


84

chứng khoán Việt Nam

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài8


Header Page 9 of 12.

Số

Tên bảng

hiệu

Trang

Tổng hợp biến dồn tích tùy ý đo lường hành vi điều chỉnh lợi
3.8.

nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

87

Việt Nam
3.9.

Tổng hợp biến dồn tích tùy ý đo lường hành vi điều chỉnh lợi
nhuận theo ngành


89

Tổng hợp biến dồn tích tùy ý đo lường hành vi điều chỉnh lợi
3.10.

nhuận của các công ty niêm yết trên hai Sở Giao dịch chứng
khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí

93

Minh (HOSE)
3.11.

Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

98

3.12.

Ma trận hệ số tương quan

99

3.13.

Hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu

102

3.14.


3.15.

3.16.

Hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu
(Kiểm soát biến trễ phụ thuộc trong mô hình)
Hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu
(Kiểm soát ảnh hưởng cố định Sở Giao dịch)
Hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu
(Kiểm soát ảnh hưởng cố định công ty)

104

105

107

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài9


Header Page 10 of 12.

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số

Tên hình

hiệu
1

3.1.

Khung nghiên cứu của luận án
Biến động của tính thông tin giá cổ phiếu của các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007-2014

Trang
8
78

Biến động tính thông tin của giá cổ phiếu của các công ty niêm
3.2.

yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Sở

80

Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
3.3.

Số lượng công ty niêm yết điều chỉnh lợi nhuận

86

3.4.

Mức độ điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết

86


Mức độ điều chỉnh lợi nhuận của hai Sở Giao dịch Chứng
3.5.

khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ

95

Chí Minh (HOSE)
3.6.

3.7.

3.8.

3.9.

Số lượng công ty niêm yết điều chỉnh lợi nhuận trên Sở Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội
Mức độ điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Số lượng công ty niêm yết điều chỉnh lợi nhuận trên Sở Giao
dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh
Mức độ điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên Sở
Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh

96

96

97


97

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài1


Header Page 11 of 12.

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Giá cổ phiếu chịu tác động của cả thông tin vĩ mô và thông tin đặc thù công
ty. Thông tin vĩ mô ảnh hưởng đến toàn bộ cổ phiếu trên thị trường, trong khi đó
thông tin đặc thù công ty chỉ ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu của công ty.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học tài chính, việc công bố những thông tin
mới liên quan đến giá trị công ty trên thị trường ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự biến
động của giá cổ phiếu (Fama, 1965; Fama & Blume, 1966). Tuy nhiên, Roll (1988)
cho rằng phần lớn biến động giá cổ phiếu được giải thích bởi các giao dịch dựa trên
những thông tin đặc thù công ty của nhà đầu tư. Các kết quả này đã thu hút sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu về mối quan hệ giữa thông tin và sự biến động của giá
cổ phiếu.
Tính thông tin của giá cổ phiếu được hiểu là lượng thông tin đặc thù công ty
liên quan đến giá trị được chứa đựng trong giá cổ phiếu (Wurgler, 2000; Chen,
Goldstein & Jiang, 2007; Ferreira, Ferreira & Raposo, 2011).
Kể từ khi Roll (1988) chứng minh rằng tính thông tin của giá cổ phiếu chịu
ảnh hưởng bởi thông tin liên quan đến giá trị công ty, nghiên cứu về tính thông tin
của giá cổ phiếu đã thu hút sự quan tâm đáng kể của những nhà nghiên cứu học
thuật trên thế giới ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở góc độ vĩ mô, các nghiên cứu
thực nghiệm cho thấy rằng giá cổ phiếu có tính thông tin thấp ở các nước đang phát

triển, ở những nước có môi trường thể chế yếu hoặc thiếu sự bảo vệ cho quyền lợi
của nhà đầu tư (Morck, Yeung & Yu, 2000; Dang, Moshirian & Zhang, 2015); ở
các nước có môi trường thông tin không minh bạch (Jin & Myers, 2006; Fernandes
& Ferreira, 2009) hoặc ở các nước có sự hội nhập thấp về mặt kinh tế hoặc tài chính
vào nền kinh tế thế giới (Li & cộng sự, 2004). Ở góc độ công ty niêm yết, các
nghiên cứu thực nghiệm cung cấp các minh chứng cho thấy những yếu tố liên quan
đến cơ chế quản trị công ty, môi trường thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc
gia tăng hay giảm tính thông tin của giá cổ phiếu (Jing, 2007; Hutton, Marcus &

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài1


Header Page 12 of 12.

2

Tehranian, 2009; Kim & Shi, 2012). Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh
rằng vốn và các nguồn lực khác được phân bổ hiệu quả hơn trong nền kinh tế khi
giá cổ phiếu mang tính thông tin cao (Wurgler, 2000; Durnev, Morck & Yeung,
2004). Bên cạnh đó, tính thông tin của giá cổ phiếu là chỉ dấu giúp các nhà quản trị
nhận biết phản ứng của thị trường về những quyết định của nhà quản trị, và do vậy
giúp họ đưa ra những quyết định quản trị tốt hơn nhằm hướng đến làm tăng giá trị
công ty (Durnev, Morck & Yeung, 2004; Chen, Goldstein & Jiang, 2007). Ngoài ra,
tính thông tin cao của giá cổ phiếu cũng góp phần làm giảm rủi ro thông tin cho
những người tham gia giao dịch trên thị trường và dẫn đến chi phí vốn cổ phần của
công ty sẽ thấp hơn (Fernandes & Ferreira, 2009). Tính thông tin của giá cổ phiếu
cho phép nhà đầu tư trên thị trường nhận diện chất lượng các quyết định của những
nhà quản trị công ty và lựa chọn công ty cho mục đích đầu tư (Durnev, Morck &
Yeung, 2004; Chen, Goldstein & Jiang, 2007) từ đó xây dựng và quản lý có hiệu
quả danh mục đầu tư. Có thể thấy, việc cải thiện tính thông tin của giá cổ phiếu

ngày càng trở nên cấp thiết vì có ý nghĩa quan trọng đối với cơ quan quản lý Nhà
nước, nhà quản trị cũng như nhà đầu tư.
Nghiên cứu thực nghiệm trước đây cho thấy rằng hành vi điều chỉnh lợi
nhuận có thể ảnh hưởng đến môi trường thông tin doanh nghiệp, cụ thể ảnh hưởng
đến số lượng và chất lượng thông tin. Do vậy, hành vi điều chỉnh lợi nhuận là một
trong những nhân tố có thể ảnh hưởng đến tính thông tin của giá cổ phiếu (Zarowin,
2002; Jin & Myers, 2006; Fernandes & Ferreira, 2009; Hutton, Marcus &
Tehranian, 2009; Brockman, Liebenberg & Schutte, 2010; Rajgopal &
Venkatachalam, 2011; Kim & Shi, 2012).
Hiện nay, có nhiều quan điểm về hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở nhiều góc
độ khác nhau, trong phạm vi luận án này, điều chỉnh lợi nhuận được hiểu như sau:
"Hành vi điều chỉnh lợi nhuận là việc nhà quản lý sử dụng các đánh giá chủ
quan của mình trong quá trình lập báo cáo tài chính và trong quá trình thực hiện
các nghiệp vụ kinh tế để thay đổi báo cáo tài chính nhằm làm cho các bên có liên
quan đánh giá không chính xác về hiệu quả kinh tế hoặc nhằm ảnh hưởng đến kết

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài1


Header Page 13 of 12.

3

quả của các hợp đồng dựa trên số liệu kế toán báo cáo" (Healy & Wahlen, 1999).
Tuy nhiên, ảnh hưởng (gồm cả mức độ và chiều hướng tác động) của hành vi
điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin của giá cổ phiếu phụ thuộc vào môi trường
thể chế và thông tin của mỗi quốc gia (Ball & cộng sự, 2000; Hope, 2003; Leuz &
cộng sự, 2003; Bushman & cộng sự, 2004; Haw & cộng sự, 2004; Durnev & Kim,
2005; Burgstahler & cộng sự, 2006; Bushman & Piotroski, 2006). Cho đến nay, các
nghiên cứu trên thế giới cho thấy các lập luận trái ngược về mối quan hệ giữa hành

vi điều chỉnh lợi nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu. Vấn đề này đã thu hút sự
quan tâm của nhiều học giả hàng đầu thế giới.
Quan điểm thứ nhất chứng minh rằng mức độ điều chỉnh lợi nhuận càng
tăng thì tính thông tin của giá cổ phiếu càng tăng. Trong khi đa số các nghiên cứu
về ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin của giá cổ phiếu
trước đây được thực hiện tại các nước phát triển có môi trường thể chế tốt, quyền
lợi của nhà đầu tư được bảo vệ đầy đủ thì số lượng nghiên cứu về vấn đề này tại các
nước đang phát triển còn hạn chế. Đặt trong bối cảnh các nước đang phát triển với
môi trường thể chế đang trong quá trình hoàn thiện và việc bảo vệ quyền lợi nhà
đầu tư chưa được quan tâm đúng mức thì những hoạt động như thao túng thị trường,
thao túng thông tin, giao dịch nội gián, và những hành động mang tính tư lợi của
những người điều hành thường là phổ biến (Morck, Yeung & Yu, 2000). Trong môi
trường như thế, thông tin đặc thù công ty có khả năng không được công bố đầy đủ
và chính xác thông qua kênh chính thức là các báo cáo tài chính mà lại bị rò rỉ bởi
những đối tượng có lợi thế thông tin trong nội bộ công ty. Do vậy, khi nhà quản trị
thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận, mặc dù các nhà đầu tư bên ngoài khó có thể
tiếp cận các thông tin đặc thù công ty hữu ích cho việc đầu tư nhưng nhóm lợi ích
này lại tận dụng được lợi thế thông tin nội bộ của mình để thực hiện giao dịch cổ
phiếu của công ty và giao dịch này góp phần chuyển hóa kịp thời và chính xác
thông tin đặc thù công ty liên quan đến giá trị vào giá cổ phiếu. Hệ quả, làm gia
tăng tính thông tin của giá cổ phiếu (Manne, 1966; Carlton & Fischel, 1983). Minh
chứng cho quan điểm này được trình bày trong nghiên cứu của Zarowin (2002) và

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài1


Header Page 14 of 12.

4


Rajgopal & Venkatachlam (2011).
Trong khi đó, quan điểm thứ hai cung cấp minh chứng cho thấy mức độ điều
chỉnh lợi nhuận càng tăng thì tính thông tin của giá cổ phiếu càng giảm. Đối với
các nước phát triển với môi trường thể chế tốt, quyền lợi nhà đầu tư được bảo vệ
đầy đủ, việc thực thi luật giao dịch nội gián chặt chẽ, khi nhà quản trị thực hiện việc
điều chỉnh lợi nhuận, mặc dù họ sở hữu lợi thế thông tin nội bộ công ty nhưng sẽ
không có cơ hội tận dụng lợi thế này để tiến hành giao dịch cổ phiếu do luật pháp
không cho phép. Quan điểm này cho rằng khi mức độ điều chỉnh lợi nhuận của nhà
quản trị tăng sẽ làm giảm tính minh bạch thông tin công ty công bố. Điều này sẽ
làm tăng chi phí thu thập thông tin đặc thù công ty liên quan đến giá trị và dẫn đến
làm giảm lượng các giao dịch dựa trên thông tin của các nhà đầu tư (Grossman &
Stiglitz, 1980). Điều này hạn chế lượng thông tin đặc thù công ty được chuyển hóa
vào giá cổ phiếu. Do vậy, dẫn đến làm giảm tính thông tin của giá cổ phiếu.
Dựa trên nghiên cứu của Jin & Myers (2006), khi phân tích các nhân tố thuộc
về công ty, Hutton, Marcus & Tehrannian (2009) sử dụng mẫu các công ty niêm yết
ở Mỹ trong giai đoạn 1991 đến 2005, cho thấy hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm cho
thông tin được công bố đến thị trường bị hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng,
không đáng tin cậy, rủi ro thông tin cao. Điều này sẽ làm cho giá cổ phiếu chứa
đựng ít thông tin liên quan đến giá trị công ty và làm giảm tính thông tin của giá cổ
phiếu (Fan &Wong, 2002; Gul, Kim & Qiu, 2010; Jin & Myers, 2006). Các nghiên
cứu của Jing (2007) và Johston (2009) cũng ủng hộ cho quan điểm này.
Dựa vào hai quan điểm trên, có thể thấy, tác động thật sự của hành vi điều
chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin của giá cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào môi trường thể
chế của quốc gia, cụ thể, nếu môi trường thể chế yếu thì hành vi điều chỉnh lợi
nhuận sẽ có tác động cùng chiều đến tính thông tin của giá cổ phiếu, ngược lại, nếu
môi trường thể chế mạnh thì hành vi điều chỉnh lợi nhuận sẽ tác động ngược chiều
đến tính thông tin của giá cổ phiếu. Đây là một vấn đề cần nghiên cứu thực nghiệm.
Cho đến nay, có thể thấy các nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh
lợi nhuận đến tính thông tin của giá cổ phiếu phần lớn tập trung ở các nước phát


Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài1


Header Page 15 of 12.

5

triển, hầu như chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này thực hiện tại các nước đang
phát triển được ghi nhận (theo sự hiểu biết tốt nhất của tác giả). Khác với các nước
phát triển, các quốc gia đang phát triển đang trong quá trình hoàn thiện về môi
trường thể chế và môi trường thông tin cùng với sự chú trọng chưa đúng mức về
việc bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và luật giao dịch nội gián chưa được thực thi một
cách hiệu quả. Các đặc điểm này có thể chi phối mối quan hệ giữa hành vi điều
chỉnh lợi nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu. Điều này có thể dẫn đến việc
nghiên cứu về vấn đề này tại các quốc gia khác nhau sẽ có sự khác biệt về kết quả
nghiên cứu.
Vì vậy, nghiên cứu về ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính
thông tin của giá cổ phiếu là một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay tại Việt
Nam vì một số lý do sau: (1) tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ
giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu trong các
nghiên cứu trước đây; (2) sự khác biệt về môi trường thể chế, môi trường thông tin
và sự bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư giữa các quốc gia có thể ảnh hưởng đến quan
hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu; (3) việc cải
thiện tính thông tin của giá cổ phiếu của các công ty niêm yết có ý nghĩa quan trọng
đối với cơ quan Nhà nước, nhà quản trị và nhà đầu tư; (4) đây là một nghiên cứu
đầu tiên tại Việt Nam về ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản
trị đến tính thông tin của giá cổ phiếu1, nghiên cứu này cho phép kiểm soát các yếu
tố của môi trường thể chế nhằm làm rõ mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi
nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu gắn với bối cảnh cụ thể của thị trường
chứng khoán Việt Nam.


2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc xác định khoảng trống nghiên cứu trên, luận án sẽ hướng đến
mục tiêu chính là:
+ Đánh giá được tác động của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông
tin của giá cổ phiếu của của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
1

Theo hiểu biết tốt nhất của tác giả, chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này được ghi nhận tại Việt Nam.

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài1


Header Page 16 of 12.

6

Nam.
Để đạt được mục tiêu chính như trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, hệ thống hóa lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu liên quan
đến tính thông tin của giá cổ phiếu, hành vi điều chỉnh lợi nhuận và mối quan hệ
giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu.
+ Thứ hai, lựa chọn phương pháp phù hợp trong đo lường tính thông tin của
giá cổ phiếu và nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
+ Thứ ba, thiết lập mô hình nhằm thực hiện nghiên cứu thực chứng để làm rõ
mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu
của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
Mức độ điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến tính thông tin của giá cổ phiếu?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Tính thông tin của giá cổ phiếu và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
+ Ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin của giá cổ
phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu trên dữ liệu thu thập được của
các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở Giao
dịch Chứng khoán Hà Nội (không bao gồm các ngân hàng).
+ Phạm vi thời gian: dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời
gian từ năm 2007 đến 2014.
+ Phạm vi nội dung: luận án chỉ giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài1


Header Page 17 of 12.

7

điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị đến tính thông tin của giá cổ phiếu của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án không phân tích
cơ chế thông qua đó hành vi điều chỉnh lợi nhuận có thể tác động, nếu có, đến tính

thông tin của giá cổ phiếu.

5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Đây là một chủ đề khá mới tại Việt Nam. Luận án dựa trên cách tiếp cận
được sử dụng trong một số nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trên thế giới về
chủ đề này. Cụ thể, tác giả sử dụng cách tiếp cận của Morck, Yeng & Yu (2000) và
Jin & Myers (2006) để đo lường tính thông tin của giá cổ phiếu; sử dụng mô hình
Jones điều chỉnh trong nghiên cứu của Dechow, Sloan & Sweeney (1995) để ước
lượng hành vi điều chỉnh lợi nhuận; và các nghiên cứu của Chan & Hameed (2006),
Dang, Moshirian & Zhang (2015), Fernandes & Ferreira (2008), Piotroski &
Roulstone (2004) để xác định các biến kiểm soát phù hợp cho mô hình.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp phân tích thống kê và kinh tế lượng để giải
quyết các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra. Cụ thể, phương pháp nghiên cứu định
lượng được sử dụng để kiểm định ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến
tính thông tin của giá cổ phiếu. Tác giả thiết kế mô hình nghiên cứu thực nghiệm
bao gồm biến phụ thuộc tính thông tin của giá cổ phiếu, biến độc lập hành vi điều
chỉnh lợi nhuận và các biến kiểm soát đặc thù công ty.
Để phân tích ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin
của giá cổ phiếu, luận án sử dụng phương pháp hồi quy gộp dữ liệu bảng. Các biến
độc lập được đưa vào mô hình hồi quy với giá trị trễ (Lagged)2. Mô hình cũng bao
gồm ảnh hưởng cố định ngành và ảnh hưởng cố định năm nhằm kiểm soát tác động
chi phối của ngành và năm lên ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính
thông tin của giá cổ phiếu. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng sai số chuẩn robust để giải
2

Sử dụng giá trị trễ (Lagged) của biến độc lập cho phép hạn chế ảnh hưởng theo chiều ngược lại từ tính
thông tin của giá cổ phiếu đến biến hành vi điều chỉnh lợi nhuận.


Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài1


Header Page 18 of 12.

8

quyết hiện tượng phương sai không đồng nhất và ước lượng sai số chuẩn theo cụm
mỗi công ty để giải quyết vấn đề tự tương quan khi tính giá trị thống kê t như
phương pháp của Petersen (2009). Ngoài ra, tác giả sử dụng thêm một số kỹ thuật
định lượng để giải quyết các vấn đề nội sinh trong mô hình hồi quy dữ liệu bảng
nhằm khẳng định độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

6. Khung nghiên cứu của luận án
Khung nghiên cứu của luận án được minh họa trong sơ đồ sau:
Cơ sở lý thuyết
Tổng quan các công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài luận án

Bối cảnh cụ thể của Việt Nam

Khoảng trống nghiên cứu về ảnh hưởng của
hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin
của giá cổ phiếu
Giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của hành
vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin của
giá cổ phiếu

Mô hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu


hành vi điều
chỉnh lợi nhuận

tính thông tin của
giá cổ phiếu

Các biến kiểm soát
đặc thù công ty

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Khuyến nghị đối với các bên liên quan

Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án
(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài1


Header Page 19 of 12.

9

Trước hết, luận án trình bày các cơ sở lý thuyết, tổng hợp các nghiên cứu liên
quan đến tính thông tin của giá cổ phiếu, hành vi điều chỉnh lợi nhuận và mối quan
hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu, kết hợp với
việc tìm hiểu bối cảnh cụ thể của thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó xác định
khoảng trống nghiên cứu. Trên cơ sở khoảng trống nghiên cứu, tác giả xây dựng giả
thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin

của giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
dựa trên các lý thuyết nền có liên quan, các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây
trên thế giới và bối cảnh cụ thể của Việt Nam. Tiếp theo, luận án thiết lập mô hình
hồi quy để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu sẽ được thảo
luận, phân tích và là cơ sở để đề xuất các hàm ý chính sách đối với các cơ quan Nhà
nước, nhà quản trị công ty và nhà đầu tư.

7. Đóng góp của luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật:
Cho đến nay, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa hành vi
điều chỉnh lợi nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu trong các nghiên cứu trước
đây trên thế giới. Vì vậy, các kết quả đến từ việc phân tích và đánh giá thực nghiệm
làm rõ thêm mối quan hệ thuận chiều giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tính
thông tin của giá cổ phiếu cho một quốc gia cụ thể như Việt Nam và có thể sử dụng
cho việc nghiên cứu có liên quan.
Ngoài ra, có thể thấy, sự khác biệt về môi trường thể chế, môi trường thông
tin và sự bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư giữa các quốc gia có thể ảnh hưởng đến
quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu.
Những đóng góp mới về mặt thực tiễn:
Luận án có thể được coi là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng bối
cảnh và dữ liệu của Việt Nam để nghiên cứu đặc trưng của tính thông tin của giá cổ
phiếu. Bên cạnh đó, mặc dù trước đây đã có khá nhiều nghiên cứu về hành vi điều
chỉnh lợi nhuận tại Việt Nam, việc sử dụng dữ liệu bảng với số lượng quan sát lớn
là một điểm mới của luận án về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu chính của luận án

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài1


Header Page 20 of 12.


10

về tác động thuận chiều của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin của giá
cổ phiếu cung cấp những khuyến nghị hữu ích đối với nhà đầu tư trong việc phân
tích và xây dựng danh mục đầu tư, các nhà quản trị công ty trong việc nâng cao hiệu
quả đầu tư doanh nghiệp nhằm hướng đến gia tăng giá trị công ty, và các cơ quan
quản lý Nhà nước về hoạt động của thị trường chứng khoán trong việc ổn định và
gia tăng hiệu quả của thị trường, giảm đi rủi ro hệ thống của thị trường, và cuối
cùng để thị trường chứng khoán thật sự là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế.

8. Kết cấu của luận án
Để đáp ứng được các mục tiêu nghiên cứu, nội dung của luận án được tổ
chức thành các chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa
hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết và tổng hợp các công trình nghiên cứu
về tính thông tin của giá cổ phiếu, hành vi điều chỉnh lợi nhuận và mối quan hệ của
hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương này xây dựng giả thuyết nghiên cứu, mô tả dữ liệu nghiên cứu,
phương pháp ước lượng các biến chính của mô hình nghiên cứu, xác định mô hình
phân tích để kiểm định ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông
tin của giá cổ phiếu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trình bày kết quả nghiên cứu về đo lường tính thông tin của giá
cổ phiếu, đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận và cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin của giá cổ
phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai
đoạn 2007-2014.
Chương 4: Một số khuyến nghị đối với các bên liên quan

Chương này đưa ra các khuyến nghị chính sách đối với các cơ quan quản lý
Nhà nước, các công ty và nhà đầu tư.

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài2


Header Page 21 of 12.

11

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN VÀ
TÍNH THÔNG TIN CỦA GIÁ CỔ PHIẾU
Chương này hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến tính thông tin của giá cổ
phiếu, hành vi điều chỉnh lợi nhuận và mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi
nhuận và tính thông tin của giá cổ phiếu, và được cấu trúc theo bốn phần. Phần một
đưa ra các vấn đề chung về tính thông tin của giá cổ phiếu và các nhân tố ảnh hưởng
đến tính thông tin của giá cổ phiếu. Phần hai trình bày cơ sở lý thuyết về hành vi
điều chỉnh lợi nhuận bao gồm định nghĩa về hành vi điều chỉnh lợi nhuận, giới thiệu
các kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận và tổng hợp các mô hình nhận diện điều chỉnh lợi
nhuận được vận dụng trong các nghiên cứu điển hình trước đây. Phần ba lược khảo
các nghiên cứu về mối quan hệ giữa hành vi điều chỉnh lợi nhuận và tính thông tin
của giá cổ phiếu. Phần bốn đưa ra kết luận chung về các nghiên cứu về tính thông
tin của giá cổ phiếu làm căn cứ xây dựng giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của
hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin của giá cổ phiếu.

1.1. Tổng quan về tính thông tin của giá cổ phiếu
1.1.1. Khái niệm về tính thông tin của giá cổ phiếu
Chức năng của thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn từ nhà đầu tư đến

doanh nghiệp. Một thị trường chứng khoán được xem là hiệu quả chức năng nếu nó
đảm bảo các nguồn vốn đầu tư được đưa đến nơi sử dụng có hiệu quả nhất Tobin
(1984), từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế. Hiệu
quả chức năng của thị trường chứng khoán lại phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả
thông tin của thị trường, theo đó, giá cổ phiếu phải phản ánh các thông tin liên quan
đến giá trị của doanh nghiệp (Được gọi là tính thông tin của giá cổ phiếu - Stock
price informativeness).
Quá trình thu thập, phân tích thông tin đặc thù công ty có liên quan đến giá

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài2


Header Page 22 of 12.

12

trị và giao dịch cổ phiếu của công ty dựa trên các thông tin đó được gọi là quá trình
chuyển hoá thông tin vào giá cổ phiếu, do vậy làm cho giá cổ phiếu mang tính
thông tin (Rangan, 1998; Morck, Yeung & Yu, 2000).
Trong một thị trường hiệu quả, giá cổ phiếu sẽ chứa đựng tất cả các thông tin
có sẵn và phản ánh giá trị nội tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá cổ phiếu có thể
không phản ánh hết tất cả các thông tin có sẵn bởi vì hạn chế về chi phí thông tin
(Grossman & Stiglitz, 1980) và sự hạn chế của giao dịch (Shleifer & Vishiny,
1997). Do đó, mức độ về tính thông tin của giá cổ phiếu có thể khác nhau giữa các
doanh nghiệp và có hàm ý quan trọng đối với cả nhà quản trị và nhà đầu tư. Giá cổ
phiếu có tính thông tin cao có thể giảm rủi ro thông tin cho những người tham gia
giao dịch trên thị trường và dẫn đến chi phí vốn của công ty sẽ thấp hơn (Fernandes
& Ferreira, 2009).
Các nhà kinh tế học chứng minh rằng giá cổ phiếu thay đổi khi có những
thông tin mới liên quan đến giá trị công ty được công bố đến thị trường (Fama,

1965; Fama & Blumme, 1966). Giá cổ phiếu phản ánh cả thông tin vĩ mô (thông tin
về tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát...) và thông tin đặc thù công ty (thông tin về
tình hình kinh doanh, quản trị của một công ty). Thông tin vĩ mô ảnh hưởng đến
toàn bộ các cổ phiếu trên thị trường, trong khi đó thông tin đặc thù công ty chỉ ảnh
hưởng đến biến động giá cổ phiếu công ty. Các bằng chứng thực nghiệm đều khẳng
định các giao dịch dựa trên thông tin thúc đẩy sự biến động của giá cổ phiếu
(French & Roll, 1986).
Tính thông tin của giá cổ phiếu được hiểu là lượng thông tin đặc thù công ty
liên quan đến giá trị được chứa đựng trong giá cổ phiếu. Có nghĩa là khi giá cổ
phiếu của công ty chứa đựng càng nhiều thông tin đặc thù công ty thì tính thông tin
của giá cổ phiếu càng cao.

1.1.2. Ý nghĩa của tính thông tin của giá cổ phiếu
Một chức năng quan trọng của thị trường tài chính là đảm bảo việc phân bổ
vốn trong nền kinh tế một cách hiệu quả (hiệu quả chức năng), theo đó các dòng
vốn đầu tư phải được hướng đến những nơi sử dụng hiệu quả trong nền kinh tế, và

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài2


Header Page 23 of 12.

13

do vậy đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
(Tobin, 1984; Levine & Zervos, 1998). Chức năng này chỉ có thể thực hiện tốt khi
giá cổ phiếu phản ánh chính xác và kịp thời những thông tin liên quan đến giá trị
của công ty. Nói cách khác, giá cổ phiếu phải mang tính thông tin cao (hiệu quả
thông tin). Thật vậy, minh chứng cho quan điểm này, các nghiên cứu trên thế giới
đã chứng minh rằng vốn và các nguồn lực khác được phân bổ hiệu quả hơn trong

nền kinh tế khi giá cổ phiếu mang tính thông tin cao (Morck, Yeng & Yu, 2000;
Durnev, Morck & Yeung, 2004).
Tính thông tin của giá cổ phiếu là chỉ dấu giúp các nhà quản trị nhận biết
phản ứng của thị trường về những quyết định của nhà quản trị, do vậy giúp họ đưa
ra những quyết định quản trị tốt hơn nhằm hướng đến làm tăng giá trị công ty
(Durnev, Morck & Yeung, 2004; Chen, Goldstein & Jiang, 2007). Ngoài ra, tính
thông tin cao của giá cổ phiếu cũng góp phần làm giảm rủi ro thông tin cho những
người tham gia giao dịch trên thị trường và dẫn đến chi phí vốn cổ phần của công ty
sẽ thấp hơn (Fernandes & Ferreira, 2009). Do vậy, hướng đến gia tăng tính thông
tin của giá cổ phiếu là một trong những quan tâm lớn của người quản trị công ty.
Tính thông tin của giá cổ phiếu cho phép nhà đầu tư trên thị trường nhận
diện chất lượng các quyết định của những nhà quản trị công ty và lựa chọn công ty
cho mục đích đầu tư (Durnev, Morck & Yeung, 2004; Chen, Goldstein & Jiang,
2007), từ đó xây dựng và quản lý có hiệu quả danh mục đầu tư. Do vậy, quyết định
đầu tư cổ phiếu chỉ trở nên hiệu quả hơn khi giá cổ phiếu mang tính thông tin cao.

1.1.3. Đo lường tính thông tin của giá cổ phiếu
Tính thông tin của giá cổ phiếu là khái niệm được sử dụng để phản ánh
lượng thông tin đặc thù công ty liên quan đến giá trị được chứa đựng trong giá cổ
phiếu (Wurgler, 2000; Chen, Goldstein & Jiang, 2007; Ferreira, Ferreira & Raposo,
2011). Tính thông tin của giá cổ phiếu cao hàm ý rằng giá cổ phiếu chứa đựng nhiều
thông tin đặc thù công ty hơn và ít thông tin chung của thị trường (Roll, 1988).
Tính thông tin của giá cổ phiếu là một biến không thể quan sát trực tiếp mà
phải được đo lường gián tiếp thông qua mô hình thị trường. Nhìn chung, có thể đo

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài2


Header Page 24 of 12.


14

lường tính thông tin của giá cổ phiếu bằng các phương pháp khác nhau được tổng
hợp từ các nghiên cứu điển hình trước đây.
Thứ nhất, dựa trên cách tiếp cận của Roll (1988), Morck, Yeung & Yu
(2000) và Jin & Myers (2006), tính thông tin của giá cổ phiếu của mỗi công ty được
đo lường cho mỗi năm dựa trên giá trị R2 từ hồi quy mô hình thị trường sau:
ri,t = α + βrM,t + εi,t

(1)

Trong đó: ri,t : Tỷ suất lợi tức của cổ phiếu i tại tuần t của mỗi năm.
rM,t : Tỷ suất lợi tức của danh mục thị trường tại tuần t của mỗi năm.
Giá trị R2 từ hồi quy mô hình (1) là giá trị đo lường mức độ biến động của tỷ
suất lợi tức cổ phiếu i (ri) được gây ra bởi biến động chung của thị trường (rM) Roll
(1988). Một giá trị R2 thấp, hay giá trị (1-R2) cao, nghĩa là biến động tỷ suất lợi tức
của cổ phiếu công ty được giải thích phần lớn bởi thông tin đặc thù của công ty và ít
chịu ảnh hưởng bởi thông tin chung của thị trường (Morck, Yeung & Yu, 2000; Jin
& Myers, 2006). Nói cách khác, R2 thấp hàm ý giá cổ phiếu của công ty mang tính
thông tin cao.
Bởi vì giá trị R2 bị giới hạn giữa 0 và 1, R2 được biến đổi logarit để đo lường
tính thông tin của giá cổ phiếu như sau:
Non_syni = log((1- R2)/R2)

(2)

Non_syni : tính thông tin của giá cổ phiếu của công ty i
Một giá trị cao của Non_syn thể hiện giá cổ phiếu mang tính thông tin cao và
ngược lại.
Thứ hai, một đo lường tiếp theo của tính thông tin giá cổ phiếu được sử dụng

trong một số nghiên cứu trước đây trên thế giới là xác suất giao dịch dựa trên thông
tin PIN (probability of informed trading) (Easley, Hvidkjaer & O’Hara, 2002; Chen,
Goldstein & Jiang, 2007; Brockman & Yan, 2009; Ferreira, Ferreira & Raposo,
2011). Đo lường này dựa trên quan điểm khi các yếu tố khác không đổi, vì thông tin
đặc thù công ty được chuyển hoá vào giá cổ phiếu thông qua các giao dịch dựa trên
thông tin nên khối lượng giao dịch của các nhà đầu tư có thông tin càng nhiều, càng
nhiều thông tin đặc thù công ty được chuyển hóa vào giá cổ phiếu. Hệ quả, tính

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài2


Header Page 25 of 12.

15

thông tin của giá cổ phiếu càng cao. Minh chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm
ủng hộ cho quan điểm PIN phản ánh lượng thông tin đặc thù công ty trong giá cổ
phiếu. Ví dụ, Easley, Hvidkjaer & O’Hara (2002) tìm thấy cổ phiếu có PIN cao hơn
có lợi tức cao hơn, nhất quán với quan điểm giá cổ phiếu phản ánh rủi ro thông tin
đặc thù được phản ánh bởi PIN. Chen, Goldstein & Jiang (2007) cho rằng khoản
đầu tư công ty nhạy cảm hơn với giá đối với cổ phiếu có PIN cao, nhất quán với
việc giá của các cổ phiếu này có tính thông tin cao hơn. Các nghiên cứu khác sử
dụng PIN để đo lường tính thông tin của giá cổ phiếu bao gồm Brockman & Yan
(2009), Ferreira, Ferreira & Raposo (2011).

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thông tin của giá cổ phiếu
Vì ý nghĩa kinh tế quan trọng của tính thông tin của giá cổ phiếu trên cả hai
phương diện học thuật và thực tiễn, nghiên cứu về tính thông tin của giá cổ phiếu đã
thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới trên nhiều khía cạnh
khác nhau ở cả góc độ vĩ mô cũng như góc độ công ty.


1.1.4.1. Các nhân tố vĩ mô
Kể từ khi Roll (1988) chỉ ra tính thông tin của giá cổ phiếu chịu tác động bởi
thông tin liên quan đến giá trị công ty, nhiều nghiên cứu đã cung cấp các bằng
chứng thực nghiệm ủng hộ cho quan điểm này. Một số nghiên cứu ở góc độ vĩ mô
cho thấy tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng vĩ mô xét trên khía cạnh hiệu quả của
môi trường thể chế, sự bảo vệ lợi ích nhà đầu tư và môi trường thông tin minh bạch
trong việc đảm bảo hiệu quả của tính thông tin của giá cổ phiếu.
Morck, Yeung & Yu (2000) là một trong những nghiên cứu đầu tiên đưa ra
quan điểm về ảnh hưởng của môi trường thể chế quốc gia đến tính thông tin của
giá cổ phiếu. Dựa trên mẫu nghiên cứu bao gồm toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên 40
quốc gia từ năm 1993 đến năm 1997, các tác giả cho thấy giá cổ phiếu có tính thông
tin thấp ở các nước đang phát triển (được đo lường bằng GDP tính trên đầu người),
ở những nước có môi trường thể chế yếu hoặc thiếu sự bảo vệ quyền lợi của nhà
đầu tư so với các nước phát triển. Điều này được giải thích bởi yếu tố quy mô nhỏ và
sự tương quan ở mức độ cao của các nhân tố nền tảng của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự

Footer Page - luan van - chinh ngân hang tín dng tài chính qun tr kinh doanh nng lc cnh tranh fdi u t trc tip nc ngoài2


×