Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Tài liệu ôn thi luật sở hữu trí tuệ 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.99 KB, 48 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 2018
NHẬN ĐỊNH + BÀI TẬP TÌNH HUỐNG +LÝ THUYẾT
TÊN THƯƠNG MẠI
Nhận định – Tên thương mại
1, Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của
người khác mà không được sự cho phép của chủ sở hữu thì bị coi là xâm phạm quyền
đối với tên thương mại.
=> Sai. Khoản 2 Điều 129 LSHTT, Điều 13, NĐ105/2006
2, Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại chỉ được phép
chuyển quyền sử dụng tên thương mại cùng với việc chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh
doanh đó.
=> Sai, Khoản 3, đ139 và khoản 1, điều 142, chuyển nhượng cùng với việc chuyển
giao toàn bộ cở sở kinh doanh,; Không được chuyển quyền sử dụng tên hương mại.
3, Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền yêu cầu
người thực hiện hành vi xâm phạm quyền của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm
trong một thời hạn hợp lý và bồi thường thiệt hại.
=> Đúng, căn cứ điêm b, khoản1 , điều 198, Luật shtt (chủ thể quyền bao gồm chủ sở
hữu và tác giả) và khoản 3, Điều 21, Nghị định 105/2006. “Việc yêu cầu chấm dứt
hành vi xâm phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ do
chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện bằng cách thông báo bằng văn bản cho người
xâm phạm. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát
sinh, Văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý
để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.”
TÌNH HUỐNG
Tình huống 1:
Tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, công ty Nobita Việt Nam và công ty Nobi Ta
thực hiện hoạt động kinh doạnh. Công ty Nobita Việt Nam có Giấy phép đầu tư số


1020/GP-HCM ngày 06/1/2006 và được chuyển đổi theo Giấy chứng nhận đầu tư số
411022000285 ngày 22/7/2008, ngành nghề kinh doanh bao gồm: “Tư vấn và cung


cấp các giải pháp an toàn, bao gồm việc tư vấn các kế hoạch an toàn về công nghệ
thông tin; các dịch vụ tư vấn về thiết bị an toàn và thiết bị môi trường, bao gồm việc
tư vấn thiết kế giám sát lắp đặt và bảo trì thiết bị.”
Theo GCNĐKKD số 4102049111 ngày 12/4/2007 và Giấy chứng nhận đăng ký doanh
số 0304927572 ngày 08/12/2010 của công ty Nobi Ta, ngành nghề kinh doanh bao
gồm: “Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, mua bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy, camera
quan sát, thiết bị báo động – báo cháy, cửa tự động.”
Phía công ty Nobita Việt Nam yêu cầu công ty Nobi Ta phải chấm dứt hành vi sử dụng
tên thương mại. Công ty Nobita Việt Nam có quyền được bảo vệ tên thương mại
không? Tại sao?
Trả lời: trước tiên cần xác định hành vi trên có phải là hành vi xâm phạm đến qshcn
đối với tên thương mại không, căn cứ k2, đ129,lshtt,
a. Xác định và so sánh đối tượng dịch vụ:
- Đối tượng thực hiện dịch vụ A là thiết bị an toàn và thiết bị môi trường
- Đối tượng thực hiện của dịch vụ B là thiết bị phòng cháy chữa cháy, camera quan sát,
thiết bị báo động – báo cháy.
Thiết bị phòng cháy chữa cháy, camera quan sát, thiết bị báo động – báo cháy có thuộc
về nhóm “thiết bị an toàn”. Theo quy định về danh mục hệ thống ngành kinh tế, bao
gồm Quyết định số 10/2007/QĐ-TTG ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ và
Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư,
thì các hoạt động liên đến “an toàn” đều được xếp vào nhóm ngành cấp 2 có mã số 80
(Hoạt động điều tra bảo đảm an toàn) hoặc dẫn từ nhóm ngành này. Theo đó, khái
niệm “an toàn” được hiểu bao gồm cả các hoạt động và phương tiện theo dõi, báo
động, báo cháy, cứu hỏa.
-> Như vậy, đối tượng thực hiện của dịch vụ A là có bao gồm cả đối tượng thực hiện
của dịch vụ B.


b. So sánh nội dung hai dịch vụ
- Cả 2 dịch vụ đều có chung đối tượng thực hiện là thiết bị an toàn ( phân tích ở trên)

+ công ty Nobita Việt Nam thực hiện “Tư vấn và cung cấp các giải pháp an toàn, bao
gồm việc tư vấn các kế hoạch an toàn về công nghệ thông tin; các dịch vụ tư vấn về
thiết bị an toàn và thiết bị môi trường, bao gồm việc tư vấn thiết kế giám sát lắp đặt và
bảo trì thiết bị.”
+ Công ty Nobi Ta “Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, mua bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy,
camera quan sát, thiết bị báo động – báo cháy, cửa tự động.”-> tư vấn về thiết bị an
toàn là nhu cầu thường gắn liền với nhu cầu sử dụng dịch vụ lắp đặt,
-> Nói cách khác, dịch vụ B thường có kèm theo dịch vụ A.
- Cả 2 dịch vụ đều có chung đối tượng sử dụng (khách hàng) là người có nhu cầu sử
dụng các biện pháp bảo đảm an toàn.
-> Do đó, dịch vụ A và B có bản chất ngàng nghề tượng tự/có liên quan với nhau.
c. So sánh kênh tiêu thụ
- Cùng có đối tượng sử dụng là người có nhu cầu sử dụng các biện pháp bảo đảm an
toàn và thực hiện ở địa bàn TP HCM
=> Theo K2 D129 LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 công ty Nobi Ta có hành vi
xâm phạm quyền đối với tên thương mại của công ty Nobita Việt Nam.--> Thỏa mãn
hành vi xâm phạm quy định tại k2, đ129
Thêm vào đó, căn cứ điểm b, khoản 1, điều 198,Luật sở hữu trí tuệ, Công ty Nobita
Việt Nam có quyền được bảo vệ tên thương mại, có quyền yêu cầu công ty Nobi Ta
phải chấm dứt hành vi sử dụng tên thương mại.

Tình huống 2:
Đầu tháng 1-2018, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh phát hiện có một công ty cùng
kinh doanh trong ngành nhựa, cùng hoạt động tại TP.HCM và có tên thương mại
mang hai chữ “Bình Minh” giống mình.


Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp này có tên đầy đủ là Công
ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất nhựa Ống Bình Minh. Theo đó, tên thương
mại của công ty này là “Nhựa Ống Bình Minh. Điều này rất dễ làm người tiêu dùng

lầm lẫn với Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh với tên thương mại là “Nhựa Bình
Minh”.
Sau khi công ty Nhựa Bình Minh biết được đã gửi thư khuyến cáo tới Công ty Nhựa
Ống Bình Minh yêu cầu công ty này chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với tên thương mại và nhãn hiệu “Nhựa Bình Minh” nhưng công ty Nhựa
ống Bình Minh đã không chấp nhận. Công ty Nhựa Bình Minh khi nhận được công
văn phản hồi cho rằng công ty Nhựa ống Bình Minh không hề xâm phạm quyền của
Công ty Nhựa Bình Minh và vẫn tiếp tục kinh doanh. Biết, công ty Nhựa ống Bình
Minh bắt đầu hoạt động vào ngày 22/12/2000 và công ty Nhựa Bình Minh bắt đầu
hoạt động vào ngày 11/10/2002.
Hỏi:
1. Công ty Nhựa ống Bình Minh có vi phạm quyền sơ hữu công nghiệp đối với tên
thương mại của công ty Nhựa Bình Minh không?
2. Nếu có, nêu hướng giải quyết tranh chấp trên.
=> Giải.
1. Công ty Nhựa ống Bình Minh đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp. Vì: căn cứ
theo khoản 2 điều 129 LSHTT thì công ty Nhựa ống BM đã sử dụng tên thương mại
tương tự như tên thương mại của công công ty Nhựa BM cho cùng loại sản phẩm là
ống nhựa dẫn đến sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh
doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
“2. Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại
của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản
phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt
động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên
thương mại.”
2. Giải quyết tranh chấp trên:


Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của công ty Nhựa ống BM đối với quyền sở
hữu công nghiệp đối với tên thương mại của mình, công ty Nhựa Bình Minh có quyền:

- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt
hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ.
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
A. Nhận định đúng sai – Tên thương mại
1. Chủ thể sử dụng tên thương mại không có quyền chuyển quyền sử dụng tên thương
mại của mình cho người khác.
Trả lời: Đúng. Theo Khoản 1 Điều 142 LSHTT thì quyền sử dụng với tên thương mại
không được chuyển chuyển quyền sử dụng cho người khác.
2. Thời gian bảo hộ tên thương mại tính từ lúc chủ thể thành lập đến khi chấm dứt sự
tồn tại.
Trả lời: Sai. Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định 103/2006 thì quyền sở hữu công nghiệp
đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương
mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực
hiện thủ tục đăng ký., Vì được xác lập trên cở sở sử dụng tên thương mại nê thời hạn
bảo hộ chỉ chấm dứt khi không còn sử dụng tên thương mại đó
3. Tên nhãn hiệu là tên thương mại.
Trả lời: Sai. Về cơ bản, nhãn hiệu và tên thương mại là hai đối tượng hoàn toàn khác
nhau. Tuy nhiên, do những điểm giống nhau nhất định về mặt hình thức mà mọi người
vẫn thường nhầm lẫn. Để có thể so sánh một cách đầy đủ chúng ta cần phải căn cứ vào
các quy định của pháp luật một cách chặt chẽ nhất.
Giống nhau:
-

Đều là các chỉ dẫn thương mại xuất hiện trên hàng hóa, giúp người tiêu dùng

phân biệt.

-

Phải là những dấu hiệu nhìn thấy được.


-

Có khả năng phân biệt.

Khác nhau:
Tiêu chí

Nhãn hiệu

Tên thương mại
“Tên thương mại là tên gọi của tổ
chức, cá nhân dùng trong hoạt

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để động kinh doanh để phân biệt
phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh mang tên đó
Khái niệm tổ chức, cá nhân khác nhau”

với chủ thể kinh doanh khác trong

Khoản 16 điều 4 Luật SHTT năm cùng lĩnh vực và khu vực kinh
doanh”
2005 sửa đổi bổ sung năm 2009
Khoản 21 điều 4 Luật SHTT năm
2005 sửa đổi bổ sung năm 2009
Đăng ký đối với nhãn hiệu thông

Căn

cứ thường.

xác lập

Không đăng ký đối với nhãn hiệu

Không cần đăng ký

nổi tiếng
Có thể là những từ ngữ hình ảnh, Chỉ là dấu hiệu từ ngữ, không bảo
biểu tượng, là sự kết hợp giữa ngôn hộ màu sắc, hình ảnh
Dấu hiệu

ngữ và hình ảnh
Không bảo hộ những cụm từ, dấu
hiệu quy định tại khoản 2 điều 74
Luật SHTT

Số lượng

Điều kiện
Phạm
bảo hộ

vi

Gồm 2 thành phần:
- Mô tả

- Phân biệt

Một chủ thể kinh doanh có thể đăng Một chủ thể sản xuất kinh doanh
ký sở hữu nhiều nhãn hiệu

chỉ có thể có một tên thương mại

Phải đăng ký và được cấp văn bằng Chỉ cần sử dụng hợp pháp tên
bảo hộ
Bảo hộ trên phạm vi toàn quốc

thương mại
Bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực
kinh doanh

Thời hạn 10 năm, có thể gia hạn nhiều lần, Bảo hộ không xác định thời hạn,


bảo hộ

mỗi lần 10 năm.

chấm dứt khi không còn sử dụng
Chỉ có thể là đối tượng của hợp
đồng chuyển nhượng với điều

Chuyển
giao

Nhãn hiệu có thể là đối tượng của kiện là việc chuyển nhượng tên

hợp đồng chuyển nhượng và hợp thương mại kèm theo việc chuyển
đồng chuyển quyền sử dụng

nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất
kinh doanh: không được chuyển
quyền sử dụng.

4. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền của tên thương mại là giấy chứng nhận đăng
kí kinh doanh của chủ thể kinh doanh sở hữu tên thương mại đó.
Sai. Theo điểm c khoản 3 điều 24 NĐ 105/2006. Đối với tên thương mại, chứng cứ
chứng minh chủ thể quyền là bản mô tả nội dung, hình thức sử dụng và quá trình sử
dụng tên thương mại
5, , Người tiêu dùng có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc
người thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn chấm dứt hành vi đó và bồi thường thiệt hại cho
người tiêu dùng.
=> Đúng, Căn cứ k2, điều 21, nghị định 54/2000 “. Trong trường hợp xảy ra các hành
vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại hoặc đưa các thông tin
sai lạc về tên thương mại, chỉ dẫn sai lạc về nguồn gốc địa lý hàng hoá khiến người
tiêu dùng bị nhầm lẫn thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi trên phải chấm dứt hành vi đó và bồi
thường thiệt hại cho người tiêu dùng.”
6, Trong mọi trường hợp yêu cầu xử lý hành vi canh tranh không lành mạnh đối với
quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, nghĩa vụ chứng mình cũng thuộc về
tổ chức, cá nhân bị thiệt hại.
=> Sai, căn cứ đ25 và đ26 Nghị định 54/2000 thì ngoài tổ chức cá nhân bị thiệt hại còn
có Các hội người tiêu dùng, hội nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân có quyền đại
diện cho các hội viên của mình thực hiện quyền nêu tại khoản 1 Điều 25, nd



B. Tình huống:
Theo GCNĐKKD số 4102006491 được cấp ngày 13/0/2001, Công ty TNHH Phúc
Sinh (gọi tắt là công ty A), tên giao dịch là PHUC SINH INTERNATIONAL CO.,
LTD, ngành nghề kinh doanh: mua bán máy móc, thiết bị - linh kiện điện tử, vật liệu
điện, hàng thủ công mỹ nghệ, lương thực, thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến,
thức ăn gia súc, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, hàng nông sản, sản xuất chế biến
hàng nông sản, gia vị, sản xuất bao bì từ plastic; bán buôn phế liệu, phế thải kim loại,
phi kim loại; đại lý mua bán ký gửi hàng hóa; dịch vụ giao nhận hàng hóa; dịch vụ
thương mại; dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách đường bộ - đường thủy;
cho thuê phương tiện vận tải - kho bãi. Ngày 31/5/2010 chuyển đổi thành Công ty cổ
phần Phúc Sinh.
Công ty A được cục SHTT cấp GCNĐK NHHH số 73422 theo QĐ số 6578/QĐ-SHTT
ngày 06/7/2006, ngày nộp đơn 24/8/2004, có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
Nhãn hiệu được bảo hộ: PHUC SINH INTERNATIONAL COMPANY LTD kèm theo
hình chiếc thuyền; màu sắc nhãn hiệu, loại nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu được
bảo hộ tổng thể. Danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu:
Nhóm 35: hàng thủ công mỹ nghệ, lương thực, thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế
biến, thức ăn gia súc, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, hàng nông sản.
Nhóm 39: dịch vụ giao nhận hàng hóa; dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành
khách đường bộ - đường thủy, cho thuê phương tiện vận tải - kho bãi.
Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu nông sản Phúc Sinh (gọi tắt là công ty B)
được Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM cấp GCNĐKKD số 4103011956 ngày
21/10/2008, tên viết tắt là Psagrimexcorp, tên đối ngoại: Phuc Sinh Agriculture Import
Export Tradde Corporation, ngành nghề kinh doanh: bán buôn nông, lâm sản nguyên
liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống (trừ kinh doanh động vật hoang dã); bán lẻ
lương thực, thực phẩm; bán buôn cà phê, thủy sản, gạo, thực phẩm; sản xuất bột thô;
sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột; vận tải hàng hóa; dịch vụ giao nhận hàng
hóa; đại lý ký gửi hàng hóa.
Công ty A cho rằng tên thương mại của Công ty B mặc dù không trùng với tên thương
mại của mình, nhưng phía công ty B sử dụng tên thương mại có thành phần phúc

sinh/phuc sinh/phucsinh trùng với tên riêng Phúc Sinh/Phuc Sinh/Phucsinh trong tên


thương mại của A đã được sử dụng trước và cho cùng lĩnh vực kinh doanh, chỉ khác ở
lĩnh vực buôn bán phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại, nên việc sử dụng tên
thương mại của B được xem là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của
A. Tuy nhiên, B cho rằng sử dụng tên thương mại trong hoạt động kinh doanh thương
mại và việc sử dụng này là hợp pháp theo sự chấp thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.HCM và B cho rằng tên thương mại của B không có tương tự dẫn đến mức gây
nhầm lẫn với tên thương mại của phía A.
Công ty B có vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp với tên thương mại không? Tại
sao?
Trả lời:
* Có hành vi xâm phạm tên thương mại hay không?
Hành vi xâm phạm tên thương mại được quy định tại khoản 2, điều 129, LSHTT và
điều 13, NĐ 195/2006.
- Xét về ngành nghề kinh doanh, cả hai công ty đều buôn bán nông sản thủy sản,. Xét
về khu vực kinh doanh-TP HCM.
- Xét về tên thươngmại của Công ty A, mặc dù Công ty A tiến hành đổi từ Công ty
TNHH Phúc Sinh sang Công ty cổ phần Phúc Sinh nhưng tên thương mại vẫn không
thay đổi là “Phúc Sinh”.
- Việc công ty B sử dụng tên giao dịch có thành phần “Phúc Sinh” trong tên thương
mại trùng với thành phần phân biệt trong tên thương mại của công ty A đã sử dụng từ
trước cho cùng loại hình hàng hóa, dịch vụ, nên gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về
chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh và cơ sở kinh doanh, đặc biệt là gây ra sự
nhầm lẫn cho khách hàng của cả hai bên trong cùng ngành nghề kinh doanh tại cùng
lãnh thổ địa lý- TP HCM., nên hành vi này cũng có dấu hiệu tương tự với tên thương
mại được quy định tại Điều 13 ND105/2006/NĐ-CP và khoản 2, điều 129.
* Đối với quan điểm của Công ty B: B cho rằng sử dụng tên thương mại trong hoạt
động kinh doanh thương mại và việc sử dụng này là hợp pháp theo sự chấp thuận của

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM và B cho rằng tên thương mại của B không có tương
tự dẫn đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của phía A.


- Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiêp là trên cở sở sử dụng tên thương mại đó
(điểm b, khoản 3, điều 6 LSHTT)
Khi tên thương mại của công ty B tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại và nhãn
hiệu của công ty A thì bị xem là không có khả năng phân biệt, nên tên thương mại của
công ty B sẽ không được bảo hộ theo quy định tại Điều 76, Điều 78 LSHTT.
- Theo K4 D196 LDN 2014 thì Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các
quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp
đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi. Do vậy, công ty A
được quyền kế thừa đối với thành phần tên riêng Phúc Sinh/Phuc Sinh/PhucSinh của
tên thương mại và quyền kế thừa đối với nhãn hiệu theo GCNĐK NHHH số 73422 và
công ty A cũng đã tiến hành đổi chủ tên chủ sở hữ GCNĐK NHHH là Công ty Cổ
phần Phúc Sinh.
=> Tóm lại, Công ty B xâm phạm đến quyền sở hữu tên thương mại của công ty A.
QUYỀN SÁNG CHẾ
CÂU 1: Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế xác lập khi nào?
-

Khoản 3 điều 6 luật SHTT 2009

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế
bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng
bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại
Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng,

quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng
ký;
- Điều 6 khoản 1, Nghị định 103/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
Điều 6. Căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp
1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công
nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ
quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ cho người
nộp đơn đăng ký các đối tượng đó theo quy định tại Chương VII, Chương VIII và
Chương IX của Luật Sở hữu trí tuệ.


CP

Thông tư 01/2007 hƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 103/2006/NĐMục 1, chương 1.
1.2 Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn (sau đây gọi là “thiết kế bố trí”), kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu
được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng
bảo hộ cho người đăng ký các đối tượng đó.

CÂU 2: yếu tố xâm phạm về sáng chế?
Trả lời: Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế, thể hiện ở một trong ba dạng sau
đây:
1. Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ
phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế,
2. Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
3. Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng
hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế (Điều 8 Nghị định
105/2006/NĐ-CP)


CÂU 3 Những hành vi nào trong việc sử dụng các đối tượng sở hữu công
nghiệp không bị coi là xâm phạm?
Trả lời: Bên cạnh các hành vi sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp bị coi là
hành vi xâm phạm quyền, có những trường hợp ngoại lệ, tuy là hành vi sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp nhưng không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp, bao gồm:
1. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được bảo hộ nhằm phục
vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại; nhằm mục đích đánh giá, phân tích
nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện
thủ tục xin phép nhập khẩu, sản xuất, lưu hành sản phẩm.
2. Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm đã được chủ sở hữu
công nghiệp đưa ra thị trường (kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp), trừ
sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người đựoc phép của chủ sở
hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường.
3. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm mục đích duy trì
hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời
nằm trong lãnh thổ Việt Nam.
4. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do ngưới có quyền sử dụng trước thực
hiện.


5. Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực
hiện.
6. Sử dụng thiết kế bố trí khi không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết thiết kế
bố trí đó được bảo hộ.
7. Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu nhãn
hiệu đó đã được sự bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn
địa lý đó.
8. Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại, chất lượng, số
lượng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

9. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết hoặc không có nghĩa
vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp.
10. Bộc lộ dữ liệu bí mật kinh doanh nhằm bảo vệ công chúng.
11. Sử dụng dữ liệu bí mật không nhằm mục đích thương mại.
12. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập.
13. Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm
đựơc phân phối một cách hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có
thoả thuận nào khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc nguời bán hàng. (khoản 2
khoản 3 Điều 125 Luật SHTT)
Chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp không có quyền ngăn cấm người
khác thực hiện các hành vi trên.

CÂU 4 Như thế nào là Hai dấu hiệu kỹ thuật trùng nhau, tương đương?
theo thông tư 11/2015/tt-bkhcn quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của nghị định số 99/2013/nđ-cp ngày 29/8/2013 của chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Điều 11. Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế
Khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế phải tuân theo quy định tại
các điều 5 và 8 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi và một số hướng dẫn sau:
1. Sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình bị xem xét được coi là trùng hoặc tương
đương với sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình được bảo hộ theo một điểm nào đó
(độc lập và phụ thuộc) của yêu cầu bảo hộ thuộc Bằng độc quyền sáng chế/Bằng độc
quyền giải pháp hữu ích nếu tất cả các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật cơ bản được nêu
trong điểm đó đều có mặt trong sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình bị xem xét dưới
dạng trùng hoặc tương đương, trong đó:
a) Hai dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật được coi là trùng nhau nếu dấu hiệu đó có cùng
bản chất, cùng mục đích sử dụng, cùng cách thức đạt được mục đích và cùng mối quan
hệ với các dấu hiệu khác nêu trong yêu cầu bảo hộ;



b) Hai dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật được coi là tương đương với nhau nếu có bản
chất tương tự nhau hoặc có thể thay thế cho nhau, có mục đích sử dụng và cách thức
để đạt được mục đích sử dụng cơ bản giống nhau.
2. Nếu sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình bị xem xét không chứa ít nhất một dấu
hiệu (đặc điểm) kỹ thuật cơ bản nêu trong một điểm nào đó của yêu cầu bảo hộ thì sản
phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình bị xem xét được coi là không trùng/không tương
đương với sản phẩm/bộ phận sản phẩm/quy trình được bảo hộ theo điểm đó

CÂU 5: Sự khác nhau về việc bảo hộ bản viết về phát minh, phát hiện và bảo hộ
sáng chế

Đặc trưng đáng chú ý nhất của việc bảo hộ bản viết về phát minh và phát hiện theo
cơ chế quyền tác giả, đó là pháp luật không ngăn cấm người khác quyền sử dụng bản
thân phát minh và phát hiện, nhưng lại ngăn cấm hành vi của người khác sửa chữa,
thay đổi, xuyên tạc bản thân phát minh và phát hiện.
Đặc trưng đáng chú ý nhất của việc bảo hộ sáng chế theo cơ chế quyền sở hữu công
nghiệp, đó là pháp luật ngăn cấm người khác quyền sử dụng sáng chế trong thời hạn
và trên lãnh thổ được bảo hộ nếu chưa được phép của chủ sở hữu sáng chế.
Quyền nhân thân không thể chuyển giao của tác giả phát minh và phát hiện tồn tại
vĩnh viễn, bao gồm: Quyền đặt tên cho phát minh và phát hiện; quyền đứng tên đối với
phát minh và phát hiện; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của phát minh và phát hiện. Trong
khi đó, quyền nhân thân của tác giả sáng chế chỉ bao gồm: Được ghi tên là tác giả
trong Bằng độc quyền sáng chế; quyền được nêu tên trong các tài liệu công bố, giới
thiệu về sáng chế.
Như vậy, trong trường hợp đã chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế hoặc chuyển
quyền sử dụng sáng chế, thì tác giả của sáng chế không có quyền ngăn cấm chủ sở hữu
mới hoặc người sử dụng mới quyền cải tiến sáng chế mà mình là tác giả. Quy định này
trái ngược hoàn toàn với quyền bảo vệ sự toàn vẹn của phát minh và phát hiện đối với
tác giả của chúng.
CÂU 6.Chủ sáng chế liên quan đến dược phẩm được bảo hộ có quyền cho phép

hoặc không cho phép người khác sử dụng, hoặc khai thác sáng chế liên quan đến dược
phẩm đã được bảo hộ của mình? Nhận định này đúng hay sai, vì sao?
Về quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được bảo hộ, chủ sáng chế liên quan
đến dược phẩm được bảo hộ có quyền cho phép hoặc không cho phép người khác sử
dụng, hoặc khai thác sáng chế liên quan đến dược phẩm đã được bảo hộ của mình. Tuy
nhiên, có một số ngoại lệ mà người khác có thể sử dụng, hoặc khai thác, mà không cần


sự đồng ý của sở hữu hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng theo hợp đồng độc
quyền. Các trường hợp này bao gồm:
- Việc sử dụng sáng chế liên quan đến dược phẩm đang được bảo hộ nhân danh Nhà
nước, nhằm mục đích phòng, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và đáp ứng các nhu
cầu cấp thiết khác của xã hội.
- Sử dụng hoặc khai thác sáng chế liên quan đến dược phẩm đang được bảo hộ của
bên thứ ba theo li-xăng cưỡng bức được Nhà nước cấp.
- Nhập khẩu các sản phẩm: dược phẩm, các hoạt chất hoặc hỗn hợp để bào chế
thuốc đang được bảo hộ theo sáng chế. Các sản phẩm này phải được chủ sở hữu lixăng đưa ra thị trường nước ngoài một cách hợp pháp (nhập khẩu song song).
- Sử dụng sáng chế này cho mục đích cá nhân hoặc các mục đích phi thương mại.
Quy định về các ngoại lệ nói trên của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam phù hợp với các
quy định tương ứng của Hiệp định về Các khía cạnh Thương mại của Quyền Sở hữu trí
tuệ (TRIP), cũng như nội dung của Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIP và sức khỏe
cộng đồng 14.11.2001.
Có thể trả lời như thế này nữa này:
Trong quá trình đàm phán Hiệp định TRIPS, các nước đang phát triển giữ quan
điểm rằng do tính quan trọng của dược phẩm, việc bảo hộ sáng chế với dược phẩm sẽ
dẫn đến sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu” ảnh hưởng đến phúc lợi chung của xã
hội. Tuy nhiên, trước sức ép đến từ các nước phát triển, các quốc gia đang phát triển đã
không thành công trong việc bảo vệ quan điểm của mình. Theo đó, quy định tại Điều
27 Hiệp định đã ràng buộc các quốc gia thành viên của WTO phải bảo hộ và thực thi
quyền đối với sáng chế trong cả lĩnh vực dược phẩm.

Để hạn chế sự làm dụng độc quyền của chủ sở hữu, Điều 30 Hiệp định TRIPS quy
định trường hợp ngoại lệ, cho các phép thành viên quyền sử dụng sáng chế được bảo
hộ khi đáp ứng một số điều kiện nhất định. Theo đó, các thành viên WTO có thể quy
định các hành vi sử dụng sáng chế nếu đáp ứng được cả ba điều kiện sau thì không bị
coi là vi phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế. Cụ thể là:
(i) hành vi đó phải có giới hạn (limited);
(ii) hành vi đó không được xung đột bất hợp lý với việc khai thác bình thường
(normal exploitation) của sáng chế; và
(iii) hành vi đó không được làm tổn hại một cách bất hợp lý tới lợi ích hợp pháp
(legitimate interests) của chủ sở hữu sáng chế cũng như lợi ích hợp pháp của bên thứ
ba .
Câu 7: Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn thì
phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỉ lệ vốn góp hay thấp hơn. Nếu thấp, sẽ


thấp hơn bao nhiêu? Và ai sẽ là người có trách nhiệm thực hiện quyền đăng ký nói
trên?
Điều 9 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định như sau:
1. Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh
phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ
chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước
thực hiện quyền đăng ký nói trên;
2. Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí,
phương tiện vật chất - kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ
góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của
Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký nói trên.
3. Trong trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu - phát triển
giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp
tác nghiên cứu - phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng
chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó,

thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu - phát
triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên.
4. Tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế quy định tại khoản
1, khoản 2 và khoản 3 nói trên đại diện nhà nước đứng tên chủ Văn bằng bảo hộ và
thực hiện việc quản lý quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng đó, có quyền
chuyển nhượng phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác với điều kiện tổ chức, cá nhân nhận chuyển
nhượng phần quyền đăng ký phải trả cho Nhà nước một khoản tiền hoặc các điều kiện
thương mại hợp lý khác so với tiềm năng thương mại của sáng chế.

Câu 8:
Tại điều 18.37.2 của Hiệp định TPP, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế, cụ thể là
một số doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, có thể kéo dài thời hạn 20 năm độc quyền
lên gấp nhiều lần bằng phương thức có tên gọi là “evergreening”.
Nhận xét của bạn về quy định này của TPP có hợp lý hay không? Quy định này có
ảnh gì đến ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm của Việt Nam hiện nay?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “evergreening”, tuy nhiên, có thể hiểu
“evergreening” là phương thức được chủ sở hữu sử dụng để kéo dài thời gian được bảo
hộ độc quyền sáng chế nhờ việc tạo ra một thay đổi nhỏ đối với sáng chế mà thậm chí
không làm tăng thêm giá trị sử dụng của sáng chế đó.[4] Ví dụ, trong trường hợp muốn
kéo dài thời hạn bảo hộ sáng chế của một sản phẩm thuốc biệt dược, khi sắp hết thời
hạn bảo hộ, chủ sở hữu tiếp tục nộp đơn yêu cầu bảo hộ cho một công dụng mới của
loại thuốc đó, một dạng bào chế mới, hoặc một một cách sử dụng mới. Đối với dược
phẩm, ngay cả người không có chuyên môn trong lĩnh vực này cũng biết rằng, một loại


thuốc hoàn toàn có thể có nhiều công dụng, nhiều dạng bào chế, và nhiều cách sử dụng
khác nhau.
Như vậy, quy định tại Điều 18.37.2 Hiệp định TPP rõ ràng đã tạo điều kiện vô cùng
thuận lợi cho chủ sở hữu sáng chế nói chung, đặc biệt là chủ sở hữu sáng chế dược

phẩm thực hiện phương thức “evergreening”. Bằng cách tạo ra những thay đổi nhỏ đối
với loại thuốc đã được bảo hộ (ví dụ sản xuất thuốc dạng nước thay vì dạng viên cứng
như trước đây hoặc sử dụng bằng đường uống thay vì đường tiêm,…) từ đó thời hạn
bảo hộ độc quyền đối với một loại thuốc có thể bị kéo dài thêm nhiều lần so với thời
hạn 20 năm ban đầu.
Như một hệ quả tất yếu của việc thời hạn bảo hộ bị kéo dài thêm nhiều lần, không
có bất kỳ một doanh nghiệp dược phẩm nào được quyền sản xuất thuốc gốc nếu sáng
chế được bổ sung thêm một công dụng, một dạng bào chế mới hoặc một cách dùng
mới vào thời điểm nó gần hết thời hạn bảo hộ, các doanh nghiệp sản xuất thuốc gốc sẽ
phải chờ một khoảng thời gian dài gấp nhiều lần 20 năm, mới có thể sản xuất thuốc
gốc. Do đó, nếu TPP được vận hành, quy định tạo điều kiện cho phương thức kéo dài
thời hạn bảo hộ tại Điều 18.37.2 sẽ được Việt Nam nội luật hóa, ngành công nghiệp
sản xuất thuốc gốc và thuốc tương tự sinh học, vốn chiếm tỷ trọng lớn trong ngành
công nghiệp sản xuất dược phẩm của Việt Nam, sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ở Việt Nam, công nghiệp dược vẫn phát triển ở mức độ trung bình - thấp, chưa
sáng chế được thuốc mới và hiện chỉ có khoảng hơn 52% doanh nghiệp dược đủ tiêu
chuẩn sản xuất thuốc. Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là thuốc đồng dạng
(generic); không có giá trị cao, mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ thuốc nội
địa. Nguyên liệu phải nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ, khiến cho các doanh
nghiệp dược trong nước phải đối mặt với các khó khăn về giá. Trình độ công nghệ thấp
trong khi nguồn nhân lực có trình độ ít, cản trở việc tiếp cận công nghệ, cải thiện quy
mô sản xuất của công nghiệp dược trong nước. Bên cạnh đó, đặc biệt quan trọng trong
lĩnh vực bảo hộ sáng chế dược phẩm là cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế và
lợi ích của xã hội, lợi ích quốc gia là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt quá trình xây dựng
và hoàn thiện pháp luật cũng như thực thi pháp luật trên thực tế. Việc tang cường bảo
hộ mạnh quyền sở hữu trí tuệ khi VN hội nhập sâu vào quá trình toàn cầu hóa sẽ mang
đến cho VN nhiều thách thức hơn là cơ hội.
Tình huống:
Kỹ sư Thành đã nghĩ ra một loại đầu bút bi đặc biệt khiến bi trơn hơn và ra mực đều
hơn. Anh đã đăng ký bảo hộ phát minh của mình. Điểm mấu chốt của phát minh này là

tạo một khoảng trống giữa viên bi và đầu bút bi. Anh Mạnh cho rằng việc thông khí
hai đầu của một chất lỏng ( mực) khiến chất lỏng chảy đều hơn là chuyện trong nghề
ai cũng biết. Hơn nữa, anh Thành đã thông báo về phát minh của mình trước khi đăng


ký bảo hộ. Vì vậy phát minh của anh Thành không còn tính mới đối với thế giới nữa
và không còn khả năng được bảo hộ. Anh Mạnh có lý không? Tại sao?
Trả lời:
1. Về tình huống
Theo nhóm, phát hiện của anh Thành là một giải pháp kỹ thuật, không nên gọi là
phát minh như trong tình huống, bởi phát minh là từ chỉ việc tìm ra những sự vật, hiện
tượng, quy luật có sẵn trong tự nhiên nhưng trước đó con người chưa biết tới. Còn giải
pháp kỹ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người, không hề có sẵn trong tự nhiên. Vì
vậy mà loại đầu bút bi đặc biệt này- một thành quả lao động sáng tạo trí tuệ được coi
là một giải pháp kỹ thuật. Chúng ta đi xem xét xem giải pháp này có được coi là một
sáng chế không và có được bảo hộ dưới dạng sáng chế hay không?
2. Sáng tạo về đầu bút bi đặc biệt của anh Thành NẰM NGOÀI các đối tượng
không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế
Theo điều 59 luật SHTT về đối tượng không dược bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.
3.Giải pháp của anh Thành không đảm bảo có trình độ sáng tạo, không được bảo hộ
dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế
3.1 Anh Mạnh có lý khi cho rằng việc thông khí hai đầu của một chất lỏng khiến
chất lỏng chảy đều hơn là chuyện trong nghề ai cũng biết. Theo quy định của điều 61
luật SHTT có thể thấy do phát hiện của anh Thành dựa trên giải pháp kỹ thuật có sẵn
trước đó mà cải tiến đi làm ưu việt hơn, hiệu quả hơn chứ chưa phải là một bước tiến
sáng tạo vượt trội hơn hẳn so với trình độ kỹ thuật hiện tại và người trình độ trung
bình trong nghề ai cũng có thể dễ dàng biết được nên giải pháp kỹ thuật của anh Thành
về đầu bút bi đặc biệt không được coi là có trình độ sáng tạo.
3.2 Điều này liên quan đến điều kiện bảo hộ đối với sáng chế (điều 58 luật SHTT).
Trong đó, sáng chế phải đảm bảo có trình độ sáng tạo, có tính mới và khả năng áp

dụng công nghiệp mới được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế.
=> Giải pháp kỹ thuật về đầu bút bi đặc biệt của anh Thành không được bảo hộ dưới
hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế do không đảm bảo có trình độ sáng tạo.
4. Xem xét tính mới của giải pháp của anh Thành


Theo như lời anh Mạnh thì anh Thành đã thông báo về đầu bút bi đặc biệt này trước
khi nộp đơn xin bảo hộ sáng chế
4.1 Trường hợp anh Thành thông báo cho một số người bạn có hạn được biết và họ
có nghĩa vụ giữ bí mật
Theo khoản 2 điều 60 luật SHTT, giải pháp kỹ thuật này của anh Thành được coi là
chưa bị bộc lộ công khai và vẫn đảm bảo tính mới. Thêm vào đó, đầu bút bi đó có khả
năng áp dụng công nghiệp (điều 62 luật SHTT) nên theo khoản 2 điều 58 luật SHTT
thì giải pháp kỹ thuật này được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp
hữu ích
4.2 Trường hợp anh Thành công bố về giải pháp của mình dưới dạng báo cáo khoa
học hoặc trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại triển lãm quốc tế
chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức đồng thời đơn đăng ký bảo hộ được nộp
trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố
Theo tiết b, c khoản 3 điều 60 luật SHTT thì trong trường hợp này đàu bút bi đặc
biệt ,mà anh Thành sáng tạo ra vẫn đảm bảo tính mới đồng thời đảm bảo có khả năng
áp dụng công nghiệp (điều 62 luật SHTT) nên được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng
độc quyền giải pháp hữu ích (khoản 2 điều 58 luật SHTT)
4.3 Việc anh Thành thông báo về đầu bút bi đặc biệt của mình nằm ngoài 2 trường
hợp nêu trên
Giải pháp kỹ thuật đó không đảm bảo tính mới nên sẽ không được bảo hộ sáng chế.
5. Trường hợp anh Thành đã gửi đơn xin cấp bằng bảo hộ sáng chế cho giải pháp
của mình tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Sau khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định và đánh giá thấy giải pháp đó không đủ
điều kiện bảo hộ dưới hình thức sáng chế nhưng vẫn đủ điều kiện được bảo hộ dưới

hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích (khoản 2 điều 58 luật SHTT), thì cơ
quan có thẩm quyền sẽ trả lại đơn yêu cầu cấp bằng sáng chế và kèm theo là bản
hướng dẫn đăng kí cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho anh Thành.
Nhận định:
1.

Quy định về Thời hạn bảo hộ của quyền liên quan đối với các đối tượng của


quyền liên quan là giống nhau.
 Sai: Thời hạn bảo hộ của quyền liên quan tùy thuộc vào từng loại đối
tượng cụ thể
Điều 34. Thời hạn bảo hộ quyền liên quan (LUẬT SHTT 2009)
1. Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp
theo năm cuộc biểu diễn được định hình.
2. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm
tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo
năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được
công bố.
3. Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp
theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
4. Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này chấm dứt vào
thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các
quyền liên quan.
2.

Chỉ những cuộc biểu diễn được thực hiện ở Việt nam mới được bảo hộ theo

Luật SHTT Việt Nam.
 Sai. Theo khoản 1 điều 17 Luật sở hữu trí tuệ.

Tình huống 1:
Một nhóm những người yêu điện ảnh ở Phú Yên đã tự lập ra một trang web để chia
sẻ các bộ phim mới nhất, kèm theo những giới thiệu và bình luận của các thành viên
trong nhóm. Các bạn trẻ đưa rất nhiều bộ phim lên trang web này, phần lớn phim do
các thành viên nhóm tự sưu tầm ( thường được tải từ nhiều trang mạng xem phim trực
tuyến) . Trang web của nhóm hoạt động với mục đích phi thương mại, không có lợi
nhuận cũng không có quảng cáo. Sau một năm hoạt động, nhóm này bị nhiều công ty
kinh doanh điện ảnh với tư cách là chủ sở hữu của các bộ phim trên tố cáo đến các cơ
quan chức năng là xâm phạm quyền tác giả và yêu cầu nhóm này chấm dứt việc đưa
phim lên trang web trên và phải bồi thường thiệt hại.




Theo quy định tại khoản 10 điều 28 luật sở hữu trí tuệ quy định về hành

vi được coi là xâm phạm quyền tác giả như sau: "Nhân bản, sản xuất bản sao, phân
phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông
và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả".
Như vậy việc một câu lạc bộ của những ngừoi yêu điện ảnh trẻ ở thành phố Hồ Chí
Minh đã đăng tải những phim ảnh tự sưu tầm lên trang web tự tạo mà không được
sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả của những tác phẩm này thì được coi là
hành vi vi phạm quyền sở hữu cho dù mục đích của họ là phi thương mại và không
có quảng cáo.
Về nguyên tắc xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại thì tòa sẽ xem xét
và căn cứ vào mức thiệt hại cụ thể mà nhóm người trong câu lạc bộ này đã gây ra
cho người chủ sở hữu quyền tác giả của những bộ phim đã đăng theo quy định tại
điều 204 và điểu 205 luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:
Điều 204. Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu
nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc
phục thiệt hại;
b) Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín,
danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.
2. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
Điều 205. Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ


1. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết
định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây:
a) Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã
thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận
bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
b) Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn
được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng
đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực
hiện;
c) Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật
chất theo các căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì mức bồi thường
thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng
không quá năm trăm triệu đồng.
2. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết
định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,

tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.
3. Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ
thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.
Tình huống 2:
Ca sĩ Bích Nga ký hợp đồng thu thanh với Công ty Nghi Thành Audio - Video, theo
đó, Công ty có quyền sản xuất băng đĩa chọn lọc giọng hát của cô và ca sĩ Bích Nga
được nhận thù lao theo thỏa thuận. Công ty Nghi Thành sau đó cho phép Công ty –Tú
Nguyệt là chủ sở hữu website nghe nhạc trực tuyến nhacso.net được sử dụng các bản
ghi âm của họ (trong đó có đĩa ca nhạc chọn lọc giọng hát của cô Nga); đồng thời ký
hợp đồng cho phép một số nhà mạng viễn thông được sử dụng bản ghi âm này để làm


nhạc chuông, nhạc chờ điện thoại. Ca sĩ Bích Nga yêu cầu Công ty Tú Nguyệt và các
công ty viễn thông phải trả thù lao cho cô do việc sử dụng bản ghi có giọng hát của cô
vào hoạt động kinh doanh, thương mại nhưng các công ty này cho rằng họ đã trả tiền
cho Công ty Nghi Thành- là chủ sở hữu băng đĩa, vì vậy, không phải trả tiền cho người
biểu diễn nữa. Theo các bạn, việc công ty Tú Nguyệt và các công ty viễn thông không
trả tiền cho ca sĩ Bích Nga có phù hợp với pháp luật sở hữu trí tuệ hay không?
Phân tích vụ việc trong tình huống trên ta thấy, ca sĩ Bích Nga là chỉ là người biểu
diễn, còn chủ đầu tư việc thu thanh, sản xuất băng đĩa chọn lọc giọng hát của ca sĩ
Bích Nga là Công ty Nghi Thành Audio vì thế Công ty Nghi Thành Audio là chủ sở
hữu bản ghi âm, ghi hình này, đồng thời cũng chính là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi
hình (sản xuất những băng đĩa chọn lọc giọng hát của ca sĩ Bích Nga). Theo khoản 1
Điều 29 Luật SHTT thì ca sĩ Bích Nga có có các quyền nhân thân, tức là được giới
thiệu tên khi phát hành bản ghi; bảo vệ sự tòan vẹn hình tượng biểu diễn, không cho
người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương
hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn. Còn Công ty Nghi Thành Audio có các
quyền tài sản được quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật SHTT và các quyền của nhà sản
xuất ghi âm, ghi hình được quy định tại Điều 30 Luật SHTT, tức là có quyền định hình

cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi; sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc
biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình; phát sóng hoặc truyền
theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công
chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn nhằm mục đích phát sóng;
phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua
hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công
chúng có thể tiếp cận được.
Về phía công ty Tú Nguyệt- chủ sở hữu website nghe nhạc trực tuyến nhacso.net và
các công ty viễn thông, đây là những tổ chức đã sử dụng quyền liên quan vào mục đích
kinh doanh, thương mại nên những chủ thể này không phải xin phép sử dụng mà chỉ
phải trả tiền thù lao. Vậy chủ thể nào có được nhận tiền thù lao??? Theo quy định tại
Điều 33 Luật SHTT thì những tổ chức này khi sử dụng quyền liên quan thì không phải
xin phép nhưng phải trả tiền thù lao theo thỏa thuận cho“tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng”. Với quy


định của điều luật này thì công ty Tú Nguyệt và các công ty viễn thông phải trả tiền
thù lao cho Công ty Nghi Thành Audio- nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và ca sĩ
Bích Nga- người biểu diễn.
Tuy nhiên, nếu theo Điều 29 Luật SHTT, thì công ty Tú Nguyệt và các công ty viễn
thông không phải trả tiền thù lao cho ca sĩ Bích Nga. Vì theo quy định của Điều 29
Luật SHTT thì trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thực
hiện cuộc biểu diễn đó thì họ chỉ có quyền nhân thân đối với cuộc biểu diễn, chủ đầu
tư sẽ có các quyền tài sản, trong đó có quyền định hình, sao chép, phát sóng bản ghi
cuộc biểu diễn. Do đó, ca sĩ Bích Nga chỉ là người biểu diễn, cô ký hợp đồng với công
ty Nghi Thành Audio để đến ghi âm, ghi hình và đã được phía công ty trả tiền thù lao,
vì vậy, bản ghi âm, ghi hình này thuộc sở hữu của nhà sản xuất- Công ty Bến Thành
Audio. Vì vậy, họ có quyền tài sản đối với những bản ghi đó, ca sĩ Bích Nga chỉ có
quyền nhân thân, nên họ là chủ thể duy nhất được tự do kinh doanh và thu tiền từ
những các nhân, tổ chức sử dụng bản ghi của họ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể trong tình huống trên, phía công ty Nghi Thành Audio có quyền ký hợp đồng
với công ty Tú Nguyệt và các công ty viễn thông cho phép sử dụng bản ghi những bài
hát của ca sĩ Bích Nga vào mục đích kinh doanh cá nhân đề thu lợi nhuận cũng như
thu lại nguồn đầu tư ban đầu. Như vậy, trong cùng một văn bản luật đã có sự quy định
chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Do đó, việc công ty Tú Nguyệt và các công ty viễn
thông không đồng ý trả tiền thù lao cho ca sĩ Bích Nga mà chỉ trả tiền cho công Công
ty Bến Thành Audio- Video là không sai. Và yêu cầu của ca sĩ Bích Nga cũng không
trái với quy định của pháp luật. Vì như đã nói ở trên, với tư cách là người biểu diễn, do
đó ca sĩ Bích Nga có quyền yêu cầu công ty Tú Nguyệt- chủ sở hữu website nghe nhạc
trực tuyến nhacso.net và các công ty viễn thông phải trả thù lao cho cô do việc sử dụng
bản ghi có giọng hát của cô vào hoạt động kinh doanh, thương mại. Bởi theo quy định
khoản 1 Điều 33 Luật SHTT: tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công
bố trong trường hợp: 1) nhằm mục đích thương mại để phát sóng; 2) trong hoạt động
kinh doanh thương mại thì không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao
theo thỏa thuận cho “tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng”. Theo đó, công ty Tú Nguyệt và các công ty
viễn thông đã sử dụng quyền liên quan vào mục đích kinh doanh, thương mại, thu lợi


nhuận, vì vậy, việc ca sĩ Bích Nga yêu cầu các tổ chức trên phải thanh toán tiền thù lao
cho cô là phù hợp với quy định của pháp luật.
>>>>>>Như vậy, mặc dù đã có những sửa đổi, bổ sung Luật SHTT vào năm 2009,
cụ thể là việc sửa đổi Điều 33 Luật SHTT để tương thích với quy định của các điều
ước quốc tế: Điều 11 bis Công ước Berne, Công ước Geneva. Tuy nhiên, quy định của
Điều 33 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung vẫn còn gây nhiều tranh cãi mà đã được
đề cập ở trên. Trong tình huống trên, ca sĩ Bích Nga ký hợp đồng thu thanh với Công
ty Nghi thành Audio- Video, theo đó, Công ty có quyền sản xuất băng đĩa chọn lọc
giọng hát của cô và ca sĩ Bích Nga được nhận thù lao theo thỏa thuận. Theo quan điểm
cá nhân, em đồng ý với hướng giải quyết của công ty Tú Nguyệt và các công ty viễn
thông. Tức là công ty Tú Nguyệt và các công ty viễn thông không chấp nhận yêu cầu

của ca sĩ Bích Nga vì cho rằng họ đã trả tiền cho Công ty Nghi Thành Audio- Video.
Bởi, trong trường hợp trên, ca sĩ Bích Nga không phải là chủ đầu tư của cuộc biểu diễn
(chủ đầu tư sản xuất những băng đĩa chọn lọc có giọng hát của cô), do đó, ca sĩ Bích
Nga giống như “những người làm thuê”, cô đã được Công ty Nghi Thành AudioVideo (chủ đầu tư) trả thù lao xứng đáng. Vì vậy, ca sĩ Bích Nga chỉ còn các quyền
nhân thân; quyền khai thác tác phẩm, cuộc biểu diễn thuộc về Công ty Nghi Thành
Audio- Video (chủ sở hữu quyền liên quan). Nên khi khi công ty Tú Nguyệt và các
công ty viễn thông sử dụng các bản ghi có giọng hát của ca sĩ Bích Nga vào mục đích
kinh doanh thương mại của mình sau khi được Công ty Nghi Thành Audio- Video cho
phép (sử dụng theo hình thức “thứ cấp”) thì ca sĩ Bichs NGa không được hưởng tiền
thù lao nữa, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Ví dụ: trong bản hợp đồng thu thanh
giữa ca sĩ Bích Nga và Công ty Nghi Thành Audio- Video giao kết có điều khoản quy
định: Trong trường hợp công ty Nghi Thành Audio- Video cho cá nhân, tổ chức khác
sử dụng bản ghi có giọng hát của cô thu thanh thì phía cá nhân, tổ chức đó phải trả
thêm tiền thù lao cho cô hoặc trong bản hợp đồng Công ty Nghi Thành Audio- Video
giao kết với công ty Tú Nguyệt cũng như trong bản hợp đồng giữa công ty Nghi Thành
Audio- Video giao kết với các công ty viễn thông có điều khoản quy định khi các công
ty này sử dụng bản ghi có giọng hát của ca sĩ Bích Nga thì phải trả tiền thù lao cho ca
sĩ BN. Ngoài ra, với cách giải quyết như trên sẽ đảm bảo sự cân bằng lợi ích của ca sĩ
BN (người biểu diễn), Công ty Nghi Thành Audio- Video (nhà sản xuất bản ghi) cũng
như công ty Tú Nguyệt và các công ty viễn thông (người sử dụng). Bởi nếu bắt công ty


Tú Nguyệt và các công ty viễn thông phải thực hiện nghĩa vụ đối với tất cả các chủ thể
được quy định tại Điều 33 Luật SHTT thì sẽ gây bất lợi cho phía công ty Tú Nguyệt và
các công ty viễn thông. Tóm lại, theo quan điểm cá nhân, yêu cầu của ca sĩ Bích Nga
không được chấp nhận. Công ty Tú Nguyệt và các công ty viễn thông không phải trả
tiền thù lao cho ca sĩ BN mà chỉ phải trả tiền cho Công ty Nghi Thành Audio- Video vì
đã sử dụng quyền liên quan., trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nhận xét các quy định của Luật SHTT hiện hành liên quan đến vấn đề trên.
Như đã phân tích ở trên thì giữa quy định của Điều 29 Luật SHTT và Điều 33 Luật

SHTT có sự chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Điều này đã dẫn đến những vụ
tranh chấp trên thực tế. Do đó, pháp luật nên có những hướng sửa đổi những quy định
về vấn đề này như nên quy định rõ tiền thù lao sẽ được trả cho chủ sở hữu bản ghi âm,
ghi hình được sử dụng. Nếu có sự thỏa thuận về đồng sở chủ sở hữu thì người biểu
diễn, nhà sản xuất hoặc tổ chức phát sóng đồng được hưởng thù lao theo thỏa thuận…
để tránh tình trạng xảy ra tranh chấp như hiện nay. Vấn đề thứ hai cần đề cập đến đó là
với quy định của Điều 33 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung thì cách thức trả tiền thù lao sẽ
được giải quyết như thế nào? Nguyên tắc chung, Điều 33 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung
quy định tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích
thương mại để phát sóng, sử dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại phải trả tiền
theo cách thức và thứ tự ưu tiên như sau: Theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa
thuận thì theo quy định của Chính phủ Khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp
luật. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra, đó là những cá nhân, tổ chức sử dụng quyền liên quan
theo quy định của điều luật này thì không phải xin phép người biểu diễn, nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng, vì vậy hầu như giữa họ không có thỏa thuận;
hoặc nếu có thỏa thuận nhưng không thống nhất được ý chí về mức tiền phải trả thì sẽ
thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc theo phán quyết của Tòa án. Trong khi đó,
Chính phù chưa có quy định về biểu giá tiền thù lao phải trả trong những trường hợp
này; nếu có khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án cũng không có biểu giá để làm căn cứ để
giải quyết. Do vậy, trên cơ sở nghiên cứu, em đồng tình với quan điểm của tác giả Vũ
Thị Hải Yến trong bài viết “Bàn về quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam liên
quan đến giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan” về việc đề ra hướng bổ sung điều
luật. Theo đó, việc xây dựng biểu giá tiền thù lao nên giao cho bộ chuyên trách là Bộ
văn hóa, thể thao và du lịch thay vì Chính phủ như quy định hiện nay. Để xây dựng


×