Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Tiểu luận kinh tế vi mô đề tài kinh tế việt nam từ 2014 đến 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 59 trang )

Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản để đánh giá
thành tựu phát triển của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Nền kinh tế Việt Nam sau
10 năm gia nhập WTO (2007 – 2016) đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,29%. Là thành tựu
hết sức quan trọng trong điều kiện rất khó khăn thiên tai, dịch bệnh, sự biến động giá cả thế
giới và khủng hoảng kinh tế toàn cầu… như hiện nay.
Cụ thể, nếu như năm 1995, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 289 USD thì
đến năm 2015 con số này đã là 2.228 USD, dự kiến năm 2016 là 2.445 USD, cao gấp gần 8,5
lần so với năm 1995. Sau 10 năm gia nhập WTO, GDP bình quân đầu người đạt ở mức khả
quan, bình quân là 1.600 USD đầu người, mức sống của người dân đã được cải thiện. Tỷ lệ
giữa kim ngạch xuất khẩu so với GDP của Việt Nam năm 2016 là 80,5%, thuộc loại cao so với
tỷ lệ chung của thế giới và các nước trong khu vực ASEAN.
Trong giai đoạn 2007-2016, Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng khá cao, bình
quân 6,29%/năm nhưng tổng đầu tư cho phát triển luôn ở mức cao (30,0% - 46,5%), cao hơn
nhiều so với các nước khác.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian qua còn chậm, tỷ trọng các ngành nông, lâm,
ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GDP năm 2015 của Việt Nam thực hiện
tương ứng mới đạt 17,5%; 38,2% và 44,4%. So sánh với nhiều nước trong khu vực thì tỷ trọng
nông, lâm và ngư nghiệp còn cao, khu vực dịch vụ kém phát triển, chiếm tỷ trọng còn khiêm
tốn.
Tóm lại, sau 10 năm hội nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển
đáng ghi nhận. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này chưa được cải
thiện nhiều, dẫn đến hiệu quả thấp, tăng trưởng kinh tế phát triển thiếu bền vững, nhiều vấn đề
xã hội, môi trường chưa được giải quyết hiệu quả. Chính vì vậy, em đã quyết định viết chuyên
đề môn học với đề tài “Tình hình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2014 đến
2016” với mong muốn thông qua đề tài có thể tìm hiểu một cách tổng quan hơn về tình hình


tăng trưởng kinh tế tại nước ta, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần giúp kinh tế Việt Nam
tăng trưởng ổn định và hiệu quả hơn trong tương lai.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu hệ thống lý thuyết về kinh tế vĩ mô.
Phân tích và đánh giá nghiên cứu sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Trên cơ sở đó phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm đặt được nền kinh tế phát triển
và ổn định.

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm từ 2014 đến 2016.
Nghiên cứu các giải pháp tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Phạm vi về không gian: Tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến năm 2016
1
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

Phạm vi về nội dung: Tìm hiểu những vấn đề lý thuyết về kinh tế vĩ mô, đồng thời
đánh giá và đưa ra giải pháp cho tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin từ các phương tiện: báo chí, diễn đàn
kinh tế và các trang wed của Tổng cục thống kê và các tổ chức liên quan
Phương pháp phân tích: Số liệu và thông tin thu thập được sẽ dùng phương pháp phân

tích thống kê, so sánh, phân tích định lượng, đánh giá tổng hợp để làm rõ nội dung vấn đề.

Kết cấu của đề tài: Đề tài gồm 3 Chương
Lời mở đầu: trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, hạn chế của đề tài, kết cấu của đề tài.
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Tình hình kinh tế Việt Nam qua các năm 2014 đến 2016
Chương 3: Kết luận

2
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Tổng sản phẩm quốc Nội GDP:
Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product)
là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm).
Các Phương Pháp Tính GDP
a. Phương pháp chi tiêu
Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia là tổng số tiền
mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng. Như vậy trong

một nền kinh tế giản đơn ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi
tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm.
GDP (Y) là tổng của tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G) và cán cân
thương mại (xuất khẩu ròng, X - M).
Y = C + I + G + (X - M)
Chú giải:
 TIÊU DÙNG - consumption (C) bao gồm những khoản chi cho tiêu dùng
cá nhân của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ. (xây nhà và mua nhà
không được tính vào TIÊU DÙNG mà được tính vào ĐẦU TƯ TƯ NHÂN).
 ĐẦU TƯ - investment (I) là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân. Nó
bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị và nhà xưởng
hay sự xây dựng, mua nhà mới của hộ gia đình. (lưu ý hàng hóa tồn kho khi
được đưa vào kho mà chưa đem đi bán thì vẫn được tính vào GDP)
 CHI TIÊU CHÍNH PHỦ - government purchases (G) bao gồm các khoản
chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ TW đến địa phương như
chi cho quốc phòng, luật pháp, đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế,... Chi tiêu
chính phủ không bao gồm các khoản CHUYỂN GIAO THU NHẬP như các
khoản trợ cấp cho người tàn tật, người nghèo,...
 XUẤT KHẨU RÒNG - net exports (NX)= Giá trị xuất khẩu (X)- Giá trị
nhập khẩu(M)
b. Phương pháp phân phối
Theo phương pháp thu nhập hay phương pháp chi phí, tổng sản phẩm quốc nội
bằng tổng thu nhập từ các yếu tố tiền lương (wage), tiền lãi (interest), lợi nhuận (profit)
và tiền thuê (rent); đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của
xã hội.
GDP=W+R+i+Pr+Ti+De
Trong đó
 W là tiền lương
 R là tiền cho thuê tài sản
 i là tiền lãi

3
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô




Th.s Hoàng Anh Viện

Pr là lợi nhuận
Ti là thuế gián thu ròng
De là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định

c. Phương pháp giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của một
ngành (GO), giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP
Giá trị Gia tăng = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu vào
được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất
1.1.2 GDP danh nghĩa và GDP thực tế:
1.1.2.1 GDP danh nghĩa
Là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng
tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ
đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành
GDPin=∑QitPit
Sự gia tăng của GDP danh nghĩa hàng năm có thể do lạm phát.
Trong đó:


i: loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3...,n

t: thời kỳ tính toán

Q (quantum): số lượng sản phẩm; Qi: số lượng sản phẩm loại i

P (price): giá của từng mặt hàng; Pi: giá của mặt hàng thứ i.
1.1.2.2 GDP thực tế
Là tổng sản phẩm nội địa tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của
năm nghiên cứu còn giá cả tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP theo giá so sánh.
1.1.2.3 GDP thực tế
Được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như sự mất giá của đồng
tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn số lượng thực
sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP. GDP thứ nhất đôi khi được gọi là "GDP
tiền tệ" trong khi GDP thứ hai được gọi là GDP "giá cố định" hay GDP "điều chỉnh
lạm phát" hoặc "GDP theo giá năm gốc" (Năm gốc được chọn theo luật định).
GDP bình quân đầu ngườ: GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại
một thời điểm nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ
này tại thời điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó.
GDP bình quân đầu người: Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người
có thể tính theo giá thực tế, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ (bằng USD theo tỷ giá hối
đoái thực tế hoặc tỷ giá sức mua tương đương); cũng có thể tính theo giá so sánh để
tính tốc độ tăng.
Công thức tính:
Tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong năm (tính
bình quân đầu người
bằng VND)
=

(VNĐ/người )
Dân số trung bình trong cùng năm
Thu nhập bình quân đầu người
4
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

Thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh “mức
thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư”. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá
mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho hoạch định chính sách
nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xóa đói, giảm nghèo.
Để tính được chỉ tiêu này, trước hết phải tính được thu nhập của hộ dân cư. Thu nhập
của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị của hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và
các thành viên của hộ nhận được trong 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Thu
nhập của hộ bao gồm:
(1) Thu từ tiền công, tiền lương;
(2) Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất và
thuế sản xuất);
(3) Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau khi đã trừ đi chi
phí sản xuất và thuế sản xuất);
(4) Thu khác được tính vào thu nhập như do biếu, mừng, lãi tiết kiệm…
Các khoản thu không được tính vào thu nhập gồm rút tiền gửi tiết kiệm, thu nợ, thu bán
tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh,
liên kết trong sản xuất kinh doanh …

Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng (Tổng cục Thống kê công bố theo quy định)
được tính bằng cách chia tổng số thu nhập của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và
chia cho 12 tháng.
Tổng thu nhập của hộ dân cư trong năm
Thu nhập bình quân đầu
(tính bằng VND)
người 1 tháng
=
(VNĐ/người )
12 x (Số nhân khẩu bình quân năm của hộ)
Muốn tính Thu nhập bình quân đầu người 1 năm ta lấy thu nhập bình quân đầu người 1
tháng nhân với 12 tháng.
1.1.2 Tổng sản phẩm quốc dân GNP (Gross National Product)
Tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được công dân
một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định.
GDP khác với tổng sản phẩm quốc dân (GNP) ở chỗ loại bỏ việc chuyển đổi thu nhập
giữa các quốc gia, nó được quy theo lãnh thổ mà sản phẩm được sản xuất ở đó hơn là
thu nhập nhận được ở đó.
Để dễ hiểu hơn, ta có thể lấy ví dụ như sau: Một nhà máy sản xuất đồ ăn nhanh
đặt tại Việt Nam do công dân Mỹ đầu tư để tiêu thụ nội địa. Khi đó mọi thu nhập từ
nhà máy này sau khi bán hàng được tính vào GDP của Việt Nam, tuy nhiên lợi
nhuận ròng thu được (sau khi khấu trừ thuế phải nộp và trích nộp các quỹ phúc lợi)
cũng như lương của các công nhân Mỹ đang làm việc trong nhà máy được tính là một
bộ phận trong GNP của Mỹ.
1.1.3 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng
sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu
người (PCI) trong một thời gian nhất định.
5
Lớp: DHQT12AVL


Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hai quá trình: sự tích luỹ tài sản (như vốn,
lao động, và đất đai) và đầu tư những tài sản này một cách có năng suất hơn. Tiết kiệm
và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng.
Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn
tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Đo lường tăng trưởng kinh tế: Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức
tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm trong một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so
sánh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh
tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%),
Trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế
được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc
GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì
sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế
dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh
nghĩa.
1.1.4 Khái niệm Tổng cung, Tổng

cầu
1.1.4.1Tổng Cầu ( AD)
Khái niệm: Tổng cầu của nền kinh tế
là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà
các tác nhân trong nền kinh tế sẽ sử dụng
tương ứng với mức giá cả, thu nhập và các
biến số kinh tế khác đã cho.
Phương trình: AD = C + I + G + X – IM

6
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

1.1.4.2 Tổng Cung (AS)
Tổng cung là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các dn sẽ sx và bán ra trong
một thời kỳ tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã cho.

Đường tổng cung dài hạn

Đường tổng cung ngắn hạn

1.1.5 Lạm phát
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong
một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.

Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền
tệ so với các loại tiền tệ khác.
1.1.5.1 Đo lường lạm phát
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một
lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Giá cả của các loại hàng hóa
và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá
trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở
thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm
gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá
trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc.
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ
số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng
như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Phép đo của chỉ số
lạm phát ở Việt Nam là: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được
mua bởi "người tiêu dùng điển hình" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia,
những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát
thông thường hay được nhắc tới.
1.1.5.2 Nguyên nhân gây ra lạm phát
a.
Lạm phát do cầu kéo
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác
lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng
nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm
vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả
là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát.
7
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7



Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

b. Lạm phát do chi phí đẩy
Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các
xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức
giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
1.1.6 Thất nghiệp
- Lực lượng lao động là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động, đang làm việc hay không có việc làm và đang tìm việc
- Thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, chưa
có việc làm và đang tìm việc làm
- Tỷ lệ thất nghiệp = ( số người thất nghiệp / cho lực lượng lao động)* 100
1.1.6.1 Tác động của thất nghiệp:
Đối với cá nhân người thất nghiệp: đời sống tồi tệ hơn do không có thu nhập, kỷ
năng chuyên môn bị mai một, mất niềm tin vào cuộc sống
Đối với xã hội: tệ nạn xã hội và tệ phạm gia tăng, chi trợ cấp thất nghiệp gia tăng
Tổn thất về sản lượng: theo định luật Okun khi tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm 1% thì
sản lượng thực tế giảm đi 2% so với sản lượng tiềm năng
Tỷ lệ thất nghiệp = ( số người thất nghiệp / cho lực lượng lao động)* 100%
1.1.6.2 Chỉ số giá tiêu dùng CPI
CPI là một công cụ đo lường sự thay đổi giá do người dùng chi trả theo thời
gian cho các hàng hóa trong rổ hàng hóa và dịch vụ.
Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của
mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số
giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP).
 Rổ hàng hóa và dịch vụ
Hàng hóa và dịch vụ bao gồm: thực phẩm, quần áo, chỗ ở, báo chí và các loại đĩa

CD. Các mòn hàng mà người tiêu dùng thường chi tiêu nhiều như: thực phẩm, thì
chiếm tỉ trọng lớn, quan trọng, trong việc tính toán chỉ số hơn là cách sản phẩm khác
như: kem đánh răng, vé xem phim là những sản phẩm mà người tiêu dùng ít chi tiêu
hơn.
 Mối liên hệ giữa CPI và lạm phát
CPI đo lường lạm phát được trải qua bởi người tiêu dùng trong việc chi tiêu hằng
ngày của họ. Sự gia tăng trong chỉ số CPI sẽ được nhiều người nghĩ rằng như là “tỉ lệ
lạm phát”. Nó được sự dụng bởi các thương nhân bán lẻ để dự đoán giá trong tương lai,
bời các ông chủ để tính tiền lương và bởi chính phủ để xác định mức tăng cho quỹ bảo
trợ xã hội.
Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng
Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo công thức
Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo (kỳ t) so với kỳ cơ sở. Để làm được điều đó phải
tiến hành như sau:
1. Cố định giỏ hàng hoá: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng
hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.


8
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi
thời điểm.

3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân
với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng
công thức sau:

Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước.
Nếu muốn tính Chỉ số lạm phát của một thời kỳ, người ta áp dụng công thức sau:
Chỉ số lạm phát thời kỳ T = (CPI thời kỳ T - CPI thời kỳ T-1) : CPI thời kỳ T-1
Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng bằng
cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ so với tổng
giá trị chi tiêu.
Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ sau.
CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm. CPI còn được tính toán cho từng nhóm
hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng.
Ngoài CPI người ta cũng tính toán Chỉ số giá bán buôn là mức giá của giỏ hàng hóa do
các doanh nghiệp mua vào, khác với CPI là giá do người tiêu dùng mua vào (giá bán
lẻ).
 Các vấn đề gặp phải khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng
Do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính dẫn đến
hạn chế của CPI sau đây:
1. CPI không phản ánh được độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định.
Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì người tiêu
dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ mà tiêu dùng
nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI đã đánh giá cao hơn thực tế
mức giá.
2. CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử dụng
giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có
thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh được sự gia tăng sức
mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.
3. Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá của

một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng
hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều
có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.
1.2 Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó ngân hàng Trung ương
sử dụng các công cụ của mình để điều tiết và kiểm soát các điều kiện tiền tệ của nền
kinh tế nhằm đảm bảo sự ổn định giá trị tiền tệ, tạo nền tảng thúc đẩy sự tăng trường
kinh tế và duy trì các mục tiêu xã hội hợp lý.
1.2.1 Thuế
9
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản)
nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm
điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội.
Chính sách thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại số thu đơn thuần cho ngân sách
mà yêu cầu cao hơn là qua thu góp phần thực hiện chức năng việc kiểm kê, kiểm soát,
quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất
cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích
cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Các sắc thuế khi phân loại theo hình thức thu sẽ gồm hai loại là thuế trực thu và thuế
gián thu.
 Thuế trực thu là thuế mà người, hoạt động, đồ vật chịu thuế và nộp thuế là một.

Ví Dụ như một người nhập hàng hóa từ nước ngoài về và tiêu dùng luôn, hay như
thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế thu nhập cá nhân, tài sản.... Thuế đánh lên thu
nhập hoặc tài sản với kỳ vọng rằng người bị thu thuế sẽ thực sự là người bị mất sức
mua.
 Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một.
Chẳng hạn, chính quyền đánh thuế vào công ty (công ty nộp thuế) và công ty lại
chuyển thuế này vào chi phí tính vào giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng
chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: thuế VAT,thuế xuất nhập khẩu, thuế
tiêu thụ đặc biệt... được thu từ nhà sản xuất, người bán hàng với kỳ vọng chúng sẽ
được chuyển sang cho người tiêu dùng. Thuế này chuyển sức mua khỏi người tiêu
dùng cuối cùng bằng cách tạo khoảng chênh lệch giữa số tiền chi trả cho nhà sản
xuất và giá bán.
1.3 Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt
là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác
bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ
nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: “ Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được
một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó.
Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong
phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là
các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là
"công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

10
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7



Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

CHƯƠNG 2: KINH TẾ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
2014 ĐẾN 2016
Theo báo Kinh tế Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2016 và nhiệm vụ năm
2017 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội
khoá XIV sáng 20/10. Theo báo cáo này, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, điều hành
linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các
chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng tăng 3,14%, cả năm ước tăng khoảng 4%. Việc điều
chỉnh giá theo cơ chế thị trường đối với dịch vụ giáo dục, y tế được chuẩn bị kỹ và điều
hành phù hợp, không gây ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá.
Nợ xấu tiếp tục được xử lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm thanh khoản
và an toàn hệ thống. Tín dụng đối với nền kinh tế đến nay tăng 11,24%. Một số tổ chức
tín dụng tiếp tục giảm lãi suất huy động và cho vay khoảng 0,5 - 1,5%. Tỷ giá và thị
trường ngoại tệ, thị trường vàng ổn định; dự trữ ngoại hối đạt trên 40 tỷ USD, cao nhất
từ trước đến nay.
2.1 Tổng Cung hàng hóa qua các năm ( từ 2014 đến 2016)
2.1.1 Tổng cung về Nông nghiệp
Năm 2014. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014 theo giá so
sánh 2010 ước tính đạt 830 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% so với năm 2013, bao gồm: Nông
nghiệp đạt 617,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9%; lâm nghiệp đạt 23,9 nghìn tỷ đồng, tăng
7,1%; thủy sản đạt 188,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8%.
Năm 2015. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 theo giá so
sánh 2010 ước tính đạt 858,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm 2014, bao gồm:
Nông nghiệp đạt 637,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3%; lâm nghiệp đạt 26,6 nghìn tỷ đồng,
tăng 7,9%; thủy sản đạt 194,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1%.

Năm 2016: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 theo giá so
sánh 2010 ước tính đạt 870,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,44% so với năm 2015, bao gồm:
Nông nghiệp đạt 642,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,79%; lâm nghiệp đạt 28,2 nghìn tỷ đồng,
tăng 6,17%; thủy sản đạt 200 nghìn tỷ đồng, tăng 2,91%.
2.1.2 Tổng cung về Công nghiệp
Năm 2014. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2014 ước tính tăng
7,6% so với năm 2013 (Quý I tăng 5,3%, quý II tăng 6,9%, quý III tăng 7,8%, quý IV
ước tính tăng 10,1%), cao hơn nhiều mức tăng 5,9% của năm 2013.
11
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

Năm 2015. Tính chung cả năm 2015, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp
ước tính tăng 9,8% so với năm 2014 (Quý I tăng 9,3%; quý II tăng 10,2%; quý III tăng
9,3%; quý IV ước tính tăng 10%), cao hơn nhiều mức tăng 5,9% của năm 2013 và
7,6% của năm 2014.
Năm 2016. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng
7,06% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao
11,90%, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung với 1,83 điểm phần trăm.
Ngành khai khoáng năm nay giảm tới 4,00%, đã làm giảm 0,33 điểm phần trăm mức
tăng trưởng chung, đây là mức giảm sâu nhất từ năm 2011 trở lại đây[2]. Nguyên nhân
chủ yếu do giá dầu thế giới giảm khiến lượng dầu thô khai thác giảm hơn 1,67 triệu tấn
so với năm trước; sản lượng khai thác than cũng chỉ đạt 39,6 triệu tấn, giảm 1,26 triệu
tấn. Xu hướng ngành công nghiệp chuyển dịch sang lĩnh vực chế biến, chế tạo, giảm sự

phụ thuộc vào ngành khai khoáng là điều cần thiết vì Việt Nam đang hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững hơn. Ngành xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ 10,00%,
đóng góp 0,60 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
2.1.3 Tổng cung Ngành Dịch vụ
Năm 2014 dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng
trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 6,62%
so với năm 2013, đóng góp 0,91 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
hiểm tăng 5,88%; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng
2,85%, cao hơn mức tăng 2,17% của năm trước.
Năm 2015: Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn
vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt
mức tăng 9,06% so với năm 2014, đóng góp 0,82 điểm phần trăm vào mức tăng chung;
hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,38%, đóng góp 0,41 điểm phần
trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 2,96%, cao
hơn mức tăng 2,80% của năm trước và chủ yếu tập trung vào mua nhà ở, đóng góp
0,16 điểm phần trăm
Năm 2016: Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn
vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt
mức tăng 8,28% so với năm 2015, đóng góp 0,77 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng
chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,79%, đóng góp 0,43 điểm
phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 4,00%,
cao hơn mức tăng 2,96% của năm trước, đóng góp 0,21 điểm phần trăm; dịch vụ lưu
trú và ăn uống năm nay có mức tăng trưởng khá cao 6,70% so với mức tăng 2,29% của
năm 2015, đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

12
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7



Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

Hình 1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước qua các thời kỳ 2014, 2015, 2016 ( Nguồn
Tổng cục thống kê)

Hình 2: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước qua các thời kỳ 2013, 2014, 2015 ( Nguồn
Tổng cục thống kê)

2.2 Tổng Cầu hàng hóa qua các năm ( từ 2014 đến 2016)
Tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản dự kiến đóng góp lần lượt ở mức 4,3 và 1,7 điểm phần trăm cho
tổng tăng trưởng GDP năm 2016,Trong chín tháng đầu năm 2016, đầu tư tăng 9,6% (so với cùng kỳ năm trước)
theo giá hiện hành nâng tổng đầu tư toàn xã hội nên khoảng 33% GDP. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) ở Việt Nam tăng 12,4% (so với cùng kỳ năm trước) đóng góp đến gần một phần tư tổng mức đầu tư ở Việt
Nam.
Bên cạnh đó, đầu tư công vẫn được duy trì ở mức cao, đóng góp khoảng 38% tổng đầu tư toàn xã hội, còn
đầu tư của tư nhân trong nước lại được hỗ trợ do nguồn tín dụng ngân hàng dồi dào. Do thu nhập thực tăng lên và
lạm phát vẫn thấp, doanh số bán lẻ tăng mạnh ở mức 9,5%, cho thấy tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cũng ở mức cao

13
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện


Hình 4: Cầu trong nước đóng góp cho tăng trưởng
Tổng đầu tư (% GDP)

Đóng góp vào tăng trưởng GDP (điểm %)

40

8.0
33.3

31.1

30.5

31.0

32.6

33.1

30

6.0
1.8

1.5

1.4
20


4.0

10

2.0

0

1.7

4.4

3.7

3.9

4.3

2011

2012

2013

2014

1.9
1.7


4.9

4.3

0.0
2011

2012

2013

2014

2015

9M-16

2015e

2016f

-2.0
Tổng số

Tư nhân

Tiêu dùng cuối cùng

Xuất khẩu (ròng)


Nhà nước

Đầu tư NN

Tích lũy tài sản

Tăng trưởng GDP

Hình 3: Tổng cầu về hàng hóa dịch vụ qua các năm ( Nguồn báo cáo ngân hàng thế giới)

2.3 Tình hình Đầu tư vốn từ nước ngoài vào Việt Nam
2.3.1 Vốn thực hiện:
Năm 2014, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được
12,5 tỷ USD, tăng 8,7 % với cùng kỳ năm 2013.
Năm 2015: Trong 12 tháng năm 2015, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã giải ngân được 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% với cùng kỳ năm 2014.
Năm 2016, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 15,8 tỷ
USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước
đến nay.

Hình 4: Tổng đầu tư và đóng góp vào GDP qua các năm ( Nguồn báo cáo của Ngân hàng thế
giới, T12.2016)

14
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô


Th.s Hoàng Anh Viện

Hình 5: Các dự án FDI theo ngành ( Nguồn báo cáo Ngân hàng thế giới, T12.2016)
2.3.2 Theo lĩnh vực đầu tư
Năm 2014. Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của
nhà đầu tư nước ngoài với 880 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng
thêm là 15,5 tỷ USD, chiếm 70,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới
và tăng thêm là 2,83 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh
vực xây dựng với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,08 tỷ USD.
Năm 2015. Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó
lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của
nhà đầu tư nước ngoài với 955 dự án đầu tư đăng ký mới và 517 lượt dự án tăng vốn,
với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15,23 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng vốn đầu tư
đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với hai với 9 dự án đăng ký
cấp mới và 8 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là
2,8 tỷ USD, chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực Kinh doanh bất
động sản với 34 dự án đầu tư mới và 12 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký
cấp mới và tăng thêm là 2,39 tỷ USD chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư.
Năm 2016 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của
nhà đầu tư nước ngoài với 1.020 dự án đầu tư đăng ký mới, 861 lượt dự án điều chỉnh
vốn và 290 dự án, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần,
tổng số vốn cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 15,53 tỷ USD, chiếm 63,7%
15
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7



Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

tổng vốn đầu tư đăng ký trong cả năm. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô,
xe máy đứng thứ 2 với 505 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và
góp vốn mua cổ phần là 1,899 tỷ USD, chiếm 7,79% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh
vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 1,68 tỷ USD, chiếm 6,9% tổng
vốn đầu tư..
2.3.3 Theo đối tác đầu tư
Năm 2014 đã có 63 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn
Quốc dẫn đầu với số tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 7,7 tỷ USD,
chiếm 35,1% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam; Hồng Kông đứng vị trí thứ hai với
tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,03 tỷ USD, chiếm 13,9% tổng vốn
đầu tư; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là
2,89 tỷ USD, chiếm 13,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Năm 2015: Đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Hàn Quốc dẫn đầu với 702 dự án cấp mới và 260 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư
đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6,72 tỷ USD, chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư tại Việt
Nam. Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn là 2,47 tỷ USD chiếm 10,9% tổng vốn
đầu tư, Nhật Bản đứng vị trí thứ ba với số vốn đầu tư là 1,84 tỷ USD chiếm 8,1% tổng
vốn đầu tư, Đài Loan vươn lên vị trí thứ tư với số vốn đầu tư là 1,39 tỷ USD chiếm
6,1% tổng vốn đầu tư,
Năm 2016 có 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn
Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm và góp vốn, mua cổ
phần là 7 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản đứng vị trí thứ
hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 2,58 tỷ
USD, chiếm 10,62% tổng vốn đầu tư đăng ký; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn

đầu tư đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 2,41 tỷ USD, chiếm 9,9%
tổng vốn đầu tư.

Hình 6: Các quốc gia đầu tư vào Việt Nam( Nguồn báo cáo Ngân hàng thế giới, T12.2016)
16
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

2.3.4 Một số dự án đầu tư lớn được cấp phép
* Năm 2014
- Dự án Tổ hợp công nghệ cao Sam Sung Thái Nguyên – giai đoạn 2 nhà đầu tư Công
ty TNHH Sam Sung Electronics Việt Nam Thái Nguyên – Hàn Quốc, dự án đầu tư tại
KCN Yên Bình I, tỉnh Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư đăng ký 3 tỷ USD; dự án được
đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và gia công các sản phẩm điện, điện tử.
- Dự án Công ty TNHH điện tử Samsung CE Complex do nhà đầu tư Samsung Asia
Pte.Ltd – Singapore đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư đăng ký
1,4 tỷ USD; dự án đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm, thiết bị điện tử công nghệ
cao, các sản phẩm phần mềm tiên tiến.
* Đầu tư 2015
- Dự án Cty SamSung Display Việt Nam với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD; dự
án này được cấp phép năm 2014 với số vốn đầu ban đầu là 1 tỷ USD; dự án được đầu
tư tại KCN Yên Phong 1, Bắc Ninh với mục tiêu sản xuất, lắp ráp, gia công, tiếp thị
hoặc bán các loại màn hình.
- Dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2 với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD do Công ty

Janakuasa Sdn. Bhd – Malaysia đầu tư tại tỉnh Trà Vinh với mục tiêu Thiết kế, xây
dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than, công suất khoảng
1.200 MW (bao gồm hai tổ máy với công suất thiết kế 600 MW mỗi tổ máy).
- Dự án Cty TNHH liên doanh thành phố Đế Vương tổng vốn đầu tư là 1,2 tỷ USD do
Cty cổ phần bất động sản Tiến Phước và Cty TNHH bất động sản Trần Thái Liên
doanh với nhà đầu tư Denver Power Ltd - Vương quốc Anh dự án đầu tư tại TP Hồ
Chí Minh vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản.
- Dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY CÔNG TY TNHH CHENG LOONG BÌNH
DƯƠNG PAPER tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD do nhà đầu tư Samoa đầu tư tại Khu công
nghiệp Bình Dương với mục tiêu sản xuất giấy công nghiệp và giấy tiêu dùng.
- Dự án Cty TNHH Hyosung Đồng Nai tổng vốn đầu tư 660 triệu USD do nhà đầu tư
Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư tại Khu công nghiệp Đồng Nai với mục tiêu sản xuất và gia công
các loại sợi.
* Năm 2016:
- Dự án LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15/4/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5
tỷ USD do LG Display co.,ltd (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất và gia công sản
17
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ
thông minh, máy tính bảng....
- Dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng, tổng vốn đầu tư đăng ký 550 triệu USD do
LG Innotek Co.,Ltd (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất mô đun camera tại Hải

Phòng.
- Dự án phát triển tổ hợp cảng biển và khu công nghiệp tại khu vực đầm nhà Mạc, thị xã
Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, do Công ty TNHH tập đoàn quốc tế CDC (Cayman
Islands) đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 315,46 triệu USD.
2.4 Tình hình xuất - nhập khẩu
2.4.1 Tình hình xuất khẩu
Tính đến hết 12 tháng/2016 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn
350,74 tỷ USD, tăng 7,1%, tương ứng tăng gần 23,16 tỷ USD so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷ USD, tăng 9%, tương ứng tăng gần 14,62
tỷ USD; nhập khẩu đạt hơn 174,11 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng hơn 8,54 tỷ
USD. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước tháng 12/2016 thâm hụt 494 triệu USD,
đưa mức thặng dư thương mại của cả năm 2016 còn hơn 2,52 tỷ USD.
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại từ năm 2006-2016

Nguồn: Tổng cục Hải quan
18
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

Hình 6: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu qua các năm ( Nguồn tổng cục thống kê)

Hình 8: Tăng trưởng xuất khẩu của một số nước Đông Á – Thái Bình Dương

Kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong tháng 12/2016 đạt kim ngạch

hơn 20,94 tỷ USD, giảm 0,7%, tương ứng giảm 145 triệu USD so với tháng trước.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 11,47 tỷ USD, giảm 1,2% (tương ứng giảm
19
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

139 triệu USD); kim ngạch nhập khẩu đạt gần 9,48 tỷ USD, giảm 0,1% (tương ứng
giảm 6 triệu USD).
Năm 2016 xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 226,21 tỷ USD,
tăng 8,9%, tương ứng tăng gần 18,43 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, kim
ngạch xuất khẩu gần 123,93 tỷ USD, tăng 12,1%, tương ứng tăng hơn 13,37 tỷ USD.
Kim ngạch nhập khẩu là hơn 102,28 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng gần 5,06 tỷ
USD. Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 12/2016
thặng dư hơn 1,99 tỷ USD, đưa mức thặng dư của khối này trong 12 tháng/2016 lên
hơn 21,64 tỷ USD.
2.4.1.2 Một số mặt hàng xuất khẩu chính
Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu trong năm 2016 đạt gần 126,85 tỷ
USD, chiếm 71,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, lớn nhất là nhóm
hàng điện thoại các loại và linh kiện (gần 34,32 tỷ USD); tiếp theo là hàng dệt may
(hơn 23,84 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (gần 18,96 tỷ USD),...
Nhìn vào lưu đồ ta thấy: Xuất khẩu của Việt Nam năm 2015 và 9 tháng đầu năm
2016 có sự tăng trưởng cả so với các nước trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Nhờ các mặt hàng chủ lực của Việt Nam luôn đáp ứng các yêu cầu của các nước trên
thế giới như nông sản, thủy sản, may mặt, linh kiện điện tử…

Biểu đồ 2: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa năm 2016

Nguồn: Tổng cục Hải quan

-

Điện thoại và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện trong
tháng 12/2016 đạt gần 2,69 tỷ USD, giảm 17,9% so với tháng trước. Qua đó đưa
kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2016 đạt gần 34,32 tỷ USD, tăng
13,8% so với cùng kỳ năm trước.
20

Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

Các thị trường nhập khẩu điện thoại từ Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm: thị
trường EU (28 nước) với kim ngạch đạt gần 11,24 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ
năm trước; Hoa Kỳ đạt kim ngạch hơn 4,3 tỷ USD, tăng 55,5%; Tiểu Vương Quốc Ả
Rập Thống Nhất đạt kim ngạch 3,83 tỷ USD, giảm 14,5%; thị trường ASEAN đạt gần
2,27 tỷ USD, tăng 6,2%; ...
-

Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may tháng 12/2016 đạt gần 2,3 tỷ USD,
tăng 21,1% so với tháng trước. Đưa kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả năm

2016 đạt hơn 23,84 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam trong năm 2016 lớn nhất là Hoa Kỳ
với kim ngạch hơn 11,45 tỷ USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ 2 là
thị trường EU (28 nước) đạt kim ngạch hơn 3,56 tỷ USD, tăng 2,7%; thị trường Nhật
Bản đạt kim ngạch hơn 2,9 tỷ USD, tăng 4,2%; ...
-

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này
trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,86 tỷ USD, giảm 1,1% so với tháng trước. Qua
đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2016 đạt 18,96 tỷ USD,
tăng 21,5% so với năm trước tương đương tăng 3,35 tỷ USD.

Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam
trong năm với 4,1 tỷ USD, tăng 47,2%; tiếp theo là EU đạt 3,73 tỷ USD, tăng 16,5%;
sang Hoa Kỳ đạt 2,89 tỷ USD, tăng 2,05%; sang Hà Lan đạt 1,75 tỷ USD, tăng mạnh
53,5%...so với năm trước.
-

Giày dép các loại: Xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam trong tháng 12
năm 2016 gần 1,34 tỷ USD,tăng 9,7%. Qua đó đưa kim ngạch cả năm của nhóm
hàng này đạt 13 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm trước,

Xuất khẩu giày dép các loại sang Hoa Kỳ đạt 4,48 tỷ USD tăng gần 10%, sang EU đạt
4,22 tỷ USD tăng 3,51%; sang Trung Quốc đạt 905 triệu USD tăng 20%... so với năm
2015.
-

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Xuất khẩu máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng khác trong tháng 12/2016 đạt hơn 1,03 tỷ USD, giảm 6,3% so

với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này
đạt hơn 10,14 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm trước.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác từ Việt Nam năm 2016 chủ yếu được xuất
khẩu sang: Hoa Kỳ với kim ngạch gần 2,13 tỷ USD, tăng 27,2%; Nhật Bản đạt hơn
1,56 tỷ USD, tăng 10,9%; thị trường EU (28 nước) đạt hơn 1,29 tỷ USD, tăng 29,4%;
....
-

Hàng thủy sản: Xuất khẩu hàng thủy sản tháng 12/2016 đạt 657 triệu USD,
giảm 3,1% so với tháng trước, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm của nhóm hàng
này đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,4%, tương ứng tăng 484 triệu USD so với năm
trước
21

Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

Hàng thủy sản chủ yếu được xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 1,44 tỷ USD, tăng 9,7%; sang
EU đạt 1,2 tỷ USD, tăng 3,6%; sang Nhật Bản 1,1 tỷ USD, tăng 6,2%; sang Trung
Quốc đạt 685 triệu USD, tăng 53%...
-

Gỗ và sản phẩm gỗ: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2016 đạt 749

triệu USD, tăng 18,1% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu cả
năm của nhóm này đạt gần 6,97 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

-

Hàng nông sản (gồm các nhóm hàng: hàng rau quả, hạt điều, cà phê, chè,
hạt tiêu, gạo): Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong tháng
12/2016 đạt kim ngạch gần 1,1 tỷ USD. Qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu của
nhóm hàng này trong năm 2016 đạt hơn 12,45 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng
kỳ năm trước.

-

Than đá: Xuất khẩu than đá tháng 12/2016 đạt 284 nghìn tấn, tị giá 37 triệu
USD, tăng 72,5% về lượng và 74,1% về giá so với tháng trước. Qua đó, đưa
kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này cả năm 2016 đạt gần 1,28 triệu tấn, trị giá
141 triệu USD; giảm 27% về lượng và 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm
2015.

Biểu đồ 3: Các thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam giai đoạn 2015-2016

2.2.2 Một số mặt hàng nhập khẩu chính
Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu đạt 110,78 tỷ USD,
chiếm 63,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu của cả nước. Trong đó, lớn nhất
là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (hơn 28,37 tỷ USD) tiếp theo
là là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (hơn 27,87 tỷ USD); điện thoại các loại
và linh kiện (hơn 10,56 tỷ USD), vải các loại (hơn 10,48 tỷ USD)...
Biểu đồ 4: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa năm 2016
22
Lớp: DHQT12AVL


Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

Nguồn: Tổng cục hải quan

-

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác: Nhập khẩu máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng khác trong tháng 12/2016 đạt gần 3,07 tỷ USD, tăng 12,1%
so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt hơn
28,37 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, trở thành nhóm hàng có
kim ngạch nhập khẩu lớn nhất.

Các thị trường cung cấp máy móc thiết bị cho Việt Nam trong năm 2016 chủ yếu gồm:
Trung Quốc với kim ngạch gần 9,28 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước;
Hàn Quốc đạt 5,83 tỷ USD, tăng 14,1%; Nhật Bản đạt gần 4,17 tỷ USD, giảm 7,5%; ....
-

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong
tháng 12/2016 đạt gần 2,51 tỷ USD, giảm 0,9% so với tháng trước, đưa kim
ngạch nhập khẩu cả năm của nhóm hàng này đạt hơn 27,87 tỷ USD, tăng 20,5%
so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2016 máy vi tính, sản phẩm điện và linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ: Hàn
Quốc với kim ngạch hơn 8,67 tỷ USD, tăng 28,8% so với cùng kỳ năm trước; Trung

Quốc đạt gần 5,92 tỷ USD, tăng 13,7%; Đài Loan đạt gần 3,16 tỷ USD, tăng 44,1%;
Nhật Bản đạt gần 2,81 tỷ USD, tăng 23,7%; ...
-

Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu trong tháng của nhóm hàng này
đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 1,2% so với tháng trước. Đưa kim ngạch nhập khẩu cả
năm của nhóm hàng này đạt gần 10,56 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm
trước.
23

Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

Điện thoại các loại và linh kiện trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung
Quốc với hơn 6,14 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt gần
3,58 tỷ USD, tăng 18,4%; ...
-

Nguyên phụ liệu (bao gồm: vải các loại; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy;
xơ, sợi dệt cá lại; bông các loại): Nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu trong
tháng đạt gần 1,68 tỷ USD, giảm 3,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim
ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cả năm đạt gần 18,82 tỷ USD,
tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.


Nguyên phụ liệu trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với kim
ngạch hơn 8,02 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt gần 2,92
tỷ USD, tăng 3%; Đài Loan đạt 2,28 tỷ USD, giảm 2,3%; ...
-

Sắt thép các loại: Nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 12/2016 đạt hơn
1,52 triệu tấn, trị giá 771 triệu USD, tăng 4,4% về lượng và 8,2% về trị giá so
với tháng trước. Qua đó đưa lượng sắt thép các loại nhập khẩu trong năm 2016
đạt gần 18,37 triệu tấn, trị giá gần 4,81 tỷ USD, tăng 26,7% về lượng và 13,5%
về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Sắt thép các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với 10,85
triệu tấn, trị giá hơn 4,45 tỷ USD, tăng 14,25% về lượng và 7,1% về trị giá so với năm
trước; Nhật Bản đạt gần 2,64 triệu tấn, trị giá gần 1,19 tỷ USD, tăng 2,2% về lượng và
6,4% về trị giá; Hàn Quốc đạt hơn 1,8 triệu tấn, trị giá gần 1,01 tỷ USD, tăng 3,16% về
lượng và giảm 3,37% về trị giá; ...
-

Xăng dầu các loại: Nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng đạt gần 1,34
triệu tấn; trị giá 668 triệu USD, tăng 28,2% về lượng và 36,1% về trị giá so với
tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại trong năm
2016 đạt gần 11,86 triệu tấn, trị giá hơn 4,94 tỷ USD, tăng 18% về lượng, tuy
nhiên giảm 7,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Xăng dầu các loại trong năm 2016 chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan với hơn 1,5
triệu tấn, trị giá 638 triệu USD, giảm 33,5% về lượng và 44,9% về trị giá so với cùng
kỳ năm trước; Trung Quốc với hơn 1,04 triệu tấn, trị giá 451 triệu USD, giảm 40,3%
về lượng và 51% về trị giá; ...
2.5 Tình hình lạm phát và thất nghiệp
Lạm phát của Việt Nam có sự thay đổi theo hướng tính cực bởi chính sách ổn

định vĩ mô của nhà nước và đạt được những thành công nhất định. Năm 2017, nghị
quyết của Quốc hội đã đề ra mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%.

24
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7


Môn Kinh Tế Vĩ Mô

Th.s Hoàng Anh Viện

Tỉ lệ thất nghiệp duy trì mức ổn định qua các năm, năm 2014 là 2,08 %, Tỷ lệ thất
nghiệp 2015 tăng lên 2.31%, Năm 2016 quý III là 2,34%
Năm 2017 sẽ tính chỉ số lạm phát theo cách mới, sát với thực tế và phù hợp
thông lệ quốc tế. Từ trước tới nay, Việt Nam đều tính chỉ số lạm phát bằng cách so
sánh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 12 năm nay so với CPI của tháng 12 năm
trước “Cách tính này sẽ không phản ánh đầy đủ những diễn biến của giá cả hàng hóa
trên thị trường. Từ năm 2017, Việt Nam sẽ áp dụng tính chỉ số lạm phát dựa trên bình
quân CPI của 12 tháng trong năm. Cách tính mới sẽ sát thực tế và phù hợp với thông lệ
quốc tế”

Ngồn: Tổng cục Thống Kê

Nguồn tổng cục Thống kê
25
Lớp: DHQT12AVL

Nhóm 7



×