Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TOM TAT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.03 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN XUÂN THÀNH

NGHIÃN CÆÏU MÄI TRÆÅÌNG SÄÚNG,
TÀNG TRÆÅÍNG,
DINH DÆÅÎNG VAÌ SINH SAÍN CUÍA
RÄÖNG ÂÁÚT
(Physignathus cocincinus Cuvier, 1829)
TRONG ÂIÃÖU KIÃÛN NUÄI TAÛI THÆÌA
THIÃN HUÃÚ

Chuyên ngành: ĐỘNG VẬT HỌC
Mã số: 60 42 10
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGÔ ĐẮC CHỨNG

HUẾ, NĂM 2011


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
P

: Trọng lượng cơ thể

L


: Dài thân

L

: Dài cơ thể

L.cd

: Dài đuôi

Lt

: Dài chân sau

HSTT

: Hiệu suất tăng trưởng (%)

HSTA

: Hiệu suất thức ăn (%)

R

: Hệ số tương quan

TN

: Thí nghiệm


Ptr

: Trọng lượng trứng


MỞ ĐẦU
1.1. Tầm quan trọng của Rồng đất
Rồng đất Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 là một loài
thằn lằn thuộc họ Nhông (Agamidae), bộ Có vẩy (Squamata), lớp Bò
sát (Reptilia).
Rồng Đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) tên tiếng
Anh là Chinese Water Dragons hay còn gọi là Thai Water Dragons,
hoặc Indochinese Water Dragons, Asian Water Dragons và Green
Water Dragons. Tên tiếng Việt là Rồng đất hoặc Rồng tạng, có nơi
còn gọi là Tò te hay Càm càm, Nhông Nam bộ. Ở Miền Trung
và Miền Đông Nam Bộ gọi là Kỳ tôm, con Đan gian, con Rình
rình (Mường), Bùng nhỉ lòng (Dao), Kỳ nhông (Katu), Tu xã
tảng (Thái)…
- Đối với tự nhiên: Rồng đất cũng đóng vai trò vô cùng quan
trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Đối với con người: Rồng đất được sử dụng làm thực phẩm,
làm dược liệu, nuôi làm cảnh hay động vật nuôi trong nhà. Rồng đất
là loài động vật tham gia tích cực vào việc bảo vệ cây trồng và thực
vật rừng.
Hiện nay, Rồng đất Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 đang
bị săn bắn và buôn bán trong nước cũng như xuất khẩu.
1.2. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta, Rồng đất đã được tìm thấy hầu như khắp các vùng
rừng núi phía Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trên
thế giới Rồng đất đã được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Trung Quốc.

Riêng ở nước ta, Rồng đất mới được đưa vào nuôi thử nghiệm tại
miền Trung và Nam Bộ.
Theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007, Rồng đất được xếp vào bậc
VU (sẽ nguy cấp). Chính vì vậy mà việc gây nuôi để bảo tồn, duy trì
và phát triển nguồn gen Rồng đất là vấn đề rất cần thiết.

1


Hiện nay, Rồng đất đã được đưa vào nuôi thử nghiệm và đã
thu được những kết quả ban đầu tại Nam Đông (Thừa Thiên Huế) và
ở Chợ Lách (Bến Tre). Tuy nhiên, để xây dựng một quy trình nuôi
hoàn chỉnh cần phải được nuôi thử nghiệm nhiều lần và nhiều nơi để
xác định tính quy luật các các đặc điểm môi trường sống, dinh dưỡng
và sinh sản của Rồng đất.
Từ những thực trạng trên, chúng tôi chọn Rồng đất
Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 là đối tượng nghiên cứu với
đề tài: “Nghiên cứu môi trường sống, tăng trưởng, dinh dưỡng và
sinh sản của Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829)
trong điều kiện nuôi tại Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn thạc
sĩ chuyên ngành Động vật học.
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Thử nghiệm nuôi con trưởng thành loài Rồng đất để đánh giá
khả năng thích nghi với các đặc điểm sinh thái ở Thừa Thiên Huế.
- Từ kết quả nuôi thử nghiệm hình thành quy trình nuôi Rồng
đất trưởng thành tại Thừa Thiên Huế.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi chỉ nghiên cứu đặc điểm sinh
thái và đặc điểm sinh học, các tập tính của Rồng đất trong điều kiện
nuôi tại Thừa Thiên Huế, đồng thời hoàn thiện quy trình nuôi Rồng

đất trưởng thành.


* Cấu trúc luận văn:
Luận văn gồm có 73 trang nội dung và 15 trang phụ lục. nội
dung chính trong luận văn như sau:
MỞ ĐẦU
Phần I. TỔNG QUAN
Chương 1. Tình hình nghiên cứu loại Rồng đất
Chương 2. Khái quát điều kiện tự nhiên và xã hội
Chương 3. Thời gian, đối tượng, địa điểm và phương pháp
Phần II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 4. Đặc điểm sinh thái của Rồng đất
Chương 5. Đặc điểm sinh học Rồng đất trong điều kiện nuôi
Chương 6. Kết quả sinh trưởng của Rồng đất
Chương 7. Một số tập tính của Rồng đất
Chương 8. Đề xuất quy trình nuôi Rồng đất
Phần III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LOÀI RỒNG ĐẤT
Chương 2. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
VÙNG NGHIÊN CỨU
Điều kiện tự nhiên và xã hội của thành phố Huế đã được trình
bày chi tiết trong luận văn.
Chương 3. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng IX năm 2010 đến tháng IX năm 2011, cụ thể là:
Tháng IX/ 2010 – X/ 2010: Xây dựng đề cương, thu thập các
tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Tháng X/2010 - IX/2011: Xây dựng chuồng nuôi, thu mẫu đưa
con giống vào nuôi thử nghiệm.
Tháng VII/2011 - IX/2011: Xử lý thống kê toàn bộ số liệu thu
được và viết Luận văn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tên Việt Nam: Rồng đất.
Loài: Physignathus cocincinus Cuvier, 1829.
Giống: Physignathus.
Họ: Nhông (Agamidae).
Bộ: Có vẩy (Squamata).
Lớp: Bò sát (Reptilia).
3.3. Địa điểm nghiên cứu
- Tiến hành nuôi thử nghiệm tại phường Xuân Phú, thành phố
Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu điều kiện nuôi
Quan sát, đo đạc, ghi nhận, quay phim, chụp ảnh các đặc điểm
sinh thái tại nơi nghiên cứu. Sử dụng nhiệt kế, ẩm kế, lích kế để xác
định nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng trong khu vực nghiên cứu.


Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố vô sinh đến tập tính sinh học và
sinh sản của Rồng đất. Quan sát các hoạt ngày đêm của Rồng đất
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng
Dựa theo các loại thức ăn trong điều kiện nuôi ở Nam Đông Thừa Thiên Huế và Chợ Lách – Bến Tre để đưa vào làm thức ăn.
Đồng thời thử nghiệm một số loại thức ăn khác có ở địa phương.

Theo dõi thành phần và số lượng các loại thức ăn tiêu thụ hàng
ngày, thức ăn ưa thích, thức ăn ưa thích theo tháng và mùa.
* Xác định hiệu suất thức ăn (%)
Hiệu suất thức ăn được xác định theo phương pháp được Trần
Kiên (1984), Đinh Thị Phương Anh (1994) sử dụng.
PCT(i) – PCT(i+15)
HSTA =
x 100%
Trong đó: PTA: Trọng lượng thức Păn
tiêu
thụ
trong 15 ngày (g);
TA
PCT(i): Trọng lượng cơ thể cân tại ngày thứ i (g);
PCT(i +15): Trọng lượng cơ thể cân tại ngày thứ i+15 (g);
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu sinh sản
Quan sát, ghi nhận những hoạt động liên quan đến tập tính
sinh sản.
Chế độ chăm sóc con trưởng thành và con sơ sinh. Theo dõi
hoạt động ngày, đêm của con trưởng thành và con sơ sinh theo mùa.
3.4.4. Phương pháp nghiên cứu tăng trưởng
Cân đo và theo dõi từng đợt (mỗi đợt 15 ngày với Rồng đất
trưởng thành, 7 ngày với Rồng đất sơ sinh) các chỉ tiêu về kích thước
và trọng lượng cơ thể.
* Tăng trưởng theo trọng lượng cơ thể
- Gia tăng trọng lượng (g) được tính theo công thức:
P(g) = PCT(i) – PCT(i+15)
Trong đó: PCT(i): Trọng lượng cơ thể cân tại ngày thứ i (g);
PCT(i +15): Trọng lượng cơ thể cân tại ngày thứ i+15 (g);



- Hiệu suất tăng trưởng cơ thể (%)
* Tăng trọng theo chiều dài cơ thể
- Gia tăng chiều dài cơ thể (mm) được tính theo công thức:
L (cm) = LCT(i) – LCT(i+15)
Trong đó: LCT(i): Chiều dài cơ thể đo tại ngày thứ i (cm);
LCT(i+15): Chiều dài cơ thể đo tại ngày thứ i+15 (cm);
- Hiệu suất tăng trưởng theo chiều dài (%)
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp
Phân tích các số liệu để so sánh với kết quả nghiên cứu ở Nam
Đông và Bến Tre để đánh giá sự thích nghi của Rồng đất tại Thừa
Thiên Huế.
* Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel theo
phương pháp thống kê toán học. Đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố
thí nghiệm thông qua hệ số tương quan R.
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Chương 4. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA RỒNG ĐẤT TRONG
ĐIỀU KIỆN NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
4.1. Cơ sở khoa học để thiết kế chuồng nuôi
4.1.1 Mô tả một số kiểu chuồng nuôi của các tác giả.
Theo T. Power, Melissa Kaplan's và một số tác giả nước ngoài,
chuồng nuôi từ 1 - 3 con Rồng đất, rộng 1,8m, sâu 0,6 – 1m, cao 1,2
– 1,8m, được làm bằng gỗ hoặc thủy tinh tráng một mặt, có thể bằng
ván ép. Chuồng có có cửa kính cao 1,8m, rộng 1m. Nền chuồng có
thể dùng đất hoặc có thể sử dụng đất trộn với cát hoặc hỗn hợp của
đất 2 /3 than bùn + 1/3 sạch cát với vỏ cây, có thể dùng giấy, báo,
khăn trải giường, gạch ceramic hoặc bằng miếng xốp. Cây xanh trong
chuồng được trồng trong chậu, Dụng cụ chứa nước có thể bằng nhựa,
chảo hoặc thùng chứa đủ để Rồng đất ra vào, nước phải ngập 1/2 cơ
thể. Chuồng có những vị trí ánh sáng tự nhiên chiếu vào



Chuồng nuôi tại Nam Đông có kích thước 4m x 3m x 2m, xung
quanh được bao bằng lưới kẽm (1cm). Chuồng có một cửa rộng
65cm. Hồ nước có kích thước 1,5m x 1,2m x 1m, có hệ thống cấp và
xả nước. Bên trong chuồng còn trồng cây xanh, xây hòn non bộ. Nền
chuồng tạo một bãi cát dài 3m, rộng 1m, dày 15cm để làm bãi đẻ.
Chuồng nuôi tại Bến Tre có kích thước 3m x 3m x 2m, chân
tường rào được xây cao 40cm, dưới chân tường rào được bao bọc tôn
trơn nhẵn. Phía trên chuồng được bao bọc bằng lưới, mắt lưới nhỏ
(1cm). Chuồng có một cửa ra vào kích thước 1m x 1,5m. Nền chuồng
phủ một lớp đất pha cát cồn dày khoảng 40 - 50cm, lớp cát cồn được
trộn ít đá nhỏ. Trong chuồng trồng nhiều cây xanh, có các hốc đá. Hồ
nước được xây giữa chuồn. Máng ăn trong chuồng rộng 0,5m x 1,5m,
sâu 10cm.
4.1.2. Tập tính và điều kiện tự nhiên của Rồng đất
4.2. Mô tả chuồng nuôi tại Thừa Thiên Huế
Chuồng nuôi được xây dựng mô phỏng theo điều kiện sống
ngoài tự nhiên của Rồng đất và có các đặc điểm:
Chuồng nuôi con trưởng thành có kích thước 4m x 3m.
Chuồng xây theo hình mái xuôi để thoát nước mưa, phần mái cao
3,1m phần mái thấp cao 2,4m. Mái chuồng được lợp bằng tôn (lợp
2/3 mái).
Chân tường rào được xây cao 40cm, dưới chân tường rào mặt
phía trong được bao bọc tôn trơn nhẵn cao 1m. Hai bên chuồng, phía
ngoài được bao bọc bằng lưới sắt B40 bảo vệ chuồng, phía trong lưới
sắt và lưới cước mắt lưới nhỏ (1cm). Chuồng có một cửa ra vào kích
thước 0,7m x 1,8m, cửa được bọc lưới, có khóa cẩn thận.
Đất: Nền sân của chuồng là lớp đất sét dày, một số nơi xen lẫn
lớp đất thịt mỏng, trên mặt là một lớp đất cát dày khoảng 10 - 15cm,

lớp đất cát được trộn ít đá sỏi nhỏ.


Cảnh quan chuồng nuôi: bên trong chuồng trồng cây Nguyệt Quới
(Murraya paniculata (L.) Jack); Ngâu cánh (Aglaia pleuropteris
Pierre); cây môn (Alocasia sp); cây phát tài (Dracaena sp); cây mua
(Melastoma sp). Cây trong chuồng thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa.
Trong chuồng đặt thêm nhiều cành khô hoặc gậy gỗ buộc vào nhau làm
giá thể để Rồng đất ngủ và nghỉ ngơi. Bên ngoài chuồng nuôi trồng cây
Trứng cá (Muntingia calabura); cây đu đủ (Carica papaya L) tạo ra
bóng mát cho chuồng và giúp giữ ẩm cho chuồng.
Hồ nước: có dạng hình tròn đường kính 75cm, sâu 30cm, được
đặt ở gốc chuồng nơi có ánh nắng thuận lợi cho Rồng đất
tắm xong phơi nắng. Thành hồ rộng 8 - 10cm. Hồ nước thường
xuyên được thay nước và làm vệ sinh (3 - 4 ngày/1lần). Nước trong
hồ luôn được giữ nước sạch và nguồn nước được sử dụng là nguồn
nước máy.
Máng ăn: sử dụng những đĩa nhựa nông đường kính 25cm.
Bên trong chuồng thiết kế các hang, hốc ở góc chuồng hoặc sử
dụng ống nhựa cắt thành từng đoạn 20 – 25 cm, lồng chim bọc bìa
các tông bên ngoài làm nơi trú ẩn cho Rồng đất.
Chuồng nuôi sơ sinh (mới nở): kích thước: 2,5m x 1,2m x 1m,
được làm từ lưới cước có mắt lưới nhỏ. Chuồng sơ sinh được đặt
hướng về nguồn sáng mặt trời tự nhiên buổi sáng. Trong chuồng đặt
một máng đựng thức ăn và một chậu nước đường kính 30cm, sâu
9cm đặt ngầm dưới mặt đất. Trồng hai cây Nguyệt Quới (Murraya
paniculata (L.) Jack), một chậu cây Ngâu cánh (Aglaia pleuropteris
Pierre) và gác những cành cây khô, ở hai góc chuồng tạo hang hốc
để chúng ẩn nấp..
4.3. Đặc điểm sinh thái chuồng nuôi

4.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình của chuồng nuôi là 28,2 0C, nhiệt độ bề
mặt trung bình của chuồng nuôi là 26,7 0C. Nhiệt độ trung bình tháng


cao nhất là 31,7 0C (tháng VII/2011). Ngày cao nhất là 35,00C. Nhiệt
độ trung bình tháng thấp nhất là 21,0 0C (tháng III/2011). Ngày thấp
nhất là 16,00C. Như vậy có sự chênh lệch nhiều giữa các mùa, biên
độ dao động nhiệt của ngày khoảng 10 – 130C.
4.3.2. Ánh sáng
Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt độ và độ ẩm môi
trường. Ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng đến sự sinh trưởng và
phát triển của Rồng đất. Bên cạnh đó, ánh sáng cũng ảnh hưởng đến
tập tính phơi nắng và các hoạt động sống khác của Rồng đất. Ánh
sáng tự nhiên còn giúp những con Rồng đất sau khi thay da sẽ nhanh
chóng cứng cáp và khỏe mạnh. Trong quá trình xây dựng chúng tôi
đã thiết kế chuồng nuôi để tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên,
những ngày trời râm không có nắng thì thắp bóng đèn (75W).
4.3.3. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình của chuồng nuôi là 62,9%, độ ẩm của
chuồng giảm dần từ sáng đến 15 - 16 giờ (khi đã bớt nắng chiều) độ
ẩm của môi trường tăng lên vào đêm.
Chương 5. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC RỒNG ĐẤT
TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
5.1. Đặc điểm dinh dưỡng trong điều kiện nuôi
5.1.1. Thành phần thức ăn
Kết quả thử nghiệm các loại thức ăn trong điều kiện nuôi như sau:
Rồng đất trưởng thành, chúng ăn 13 loại Động vật và 11 loại thực vật.
Rồng đất sơ sinh ăn 11 loại động vật và 6 loại thực vật
5.1.2. Cách thức cho ăn

Rồng đất thích ăn những thức ăn động nên có thể dùng que gắp
đung đưa thức ăn trước mặt chúng cho chúng vồ, hoặc thả rơi thức ăn
trước mặt gây sự chú ý của chúng hoặc để thức ăn trước mặt chúng,
một số con cần đút cho ăn. Đơn giản nhất, cho chúng ăn bằng cách
cho thức ăn vào dĩa. Khi thử cho Rồng đất thức ăn mới thường để
chúng đói 1 - 2 ngày. Thức ăn được xử lí trước khi cho Rồng đất ăn.


5.1.3. Thời gian ăn
Buổi sáng, cho Rồng đất ăn vào khoảng 7 giờ đến 9 giờ 30 là
chính, ngoài ra còn cho ăn vào khoảng 14 giờ đến 15 giờ 30. Mỗi
ngày cho Rồng đất ăn từ 1 - 2 lần. Thời gian ra kiếm ăn của Rồng đất
phụ thuộc vào nhiều yếu tố sinh thái như ánh sáng, nhiệt độ, độ tuổi,
độ no... Đa số thường ra ăn vào khoảng 8 giờ 30 đến 15 giờ chúng ít
khi ra ăn sau 16 giờ. Những ngày mưa, trời nhanh tối chúng cũng ít
khi ra ăn trễ.
5.1.4. Thức ăn ưa thích của Rồng đất
(i) Thức ăn ưa thích của Rồng đất sơ sinh
Thức ăn ưa thích của Rồng đất sơ sinh trong điều kiện nuôi là:
Sâu gạo (37,31%), Giun đất (16,42%), Châu chấu (13,43%), Mối
(11,94%), Chuối chín (8,96%), Bí đỏ (4,48%). Các loại cá mại, xoài,
trái trứng cá, cà rốt Rồng đất sơ sinh ít sử dụng.
(ii) Thức ăn ưa thích của Rồng đất trưởng thành
Thức ăn ưa thích của Rồng đất trưởng thành trong điều kiện
nuôi là: Giun đất (19,08%), Sâu gạo (17,92%), Chuối chín (17,43%),
Châu chấu (15,61%), Mối (11,56%), Cà rốt (6,07%). Các loại xoài, bí
đỏ, trái trứng cá, cá mại Rồng đất trưởng thành ít sử dụng.
5.1.5. Khối lượng thức ăn
Rồng đất sơ sinh thường ra ăn nhiều lần trong ngày (2 - 5 lần/
ngày). Lượng thức ăn nhiều nhất 1,10g/cá thể/ngày, ít nhất 0,41g/cá

thể/ngày. HSTA trong giai đoạn 2 tháng tuổi trung bình 27,02% tăng
9,91% so với giai đoạn 1 tháng tuổi (trung bình 17,11%).
Rồng đất trưởng thành số lần ra ăn ít (1 - 2 lần/ngày). Lượng
thức ăn nhiều nhất 8,09g/cá thể/ ngày, ít nhất 2,94g/cá thể/ngày. Cũng
có khi con trưởng thành 2 - 3 ngày mới ra ăn một lần. HSTA rất thấp
và đạt giá trị âm (từ 22,68% - 5,23%), thời gian này Rồng đất ăn rất
ít, không đều giữa các cá thể, trọng lượng cơ thể giảm, những giai
đoạn tiếp theo HSTA cũng rất thấp từ 0,10 - 4,22%.


5.2. Đặc điểm sinh sản trong điều kiện nuôi
5.2.1. Kết quả nghiên cứu về sinh sản của Rồng đất của các
tác giả khác
Trong điều kiện nuôi ở Nam Đông thì Rồng đất đẻ tháng III và từ
giữa tháng V đến giữa tháng VI, 2 lứa/1 năm, số lượng trứng từ 7 - 14
trứng, thời gian ấp trứng từ 68 - 78 ngày. Nhưng trong điều kiện nuôi ở
Bến Tre từ tháng IV năm 2008 đến tháng VII năm 2009, đã ghi nhận có
6 cá thể Rồng đất đẻ trứng với 6 ổ trứng. Số lượng trứng từ 4 – 10 trứng,
thời gian ấp trứng từ 58 - 101 ngày, trung bình là 74 ngày.
5.2.2. Kết quả nghiên cứu tại thành phố Huế
Qua thời gian theo dõi trong điều kiện nuôi từ tháng III đến
tháng VIII năm 2011, chúng tôi đã ghi nhận có 5 cá thể đẻ trứng với
5 ổ trứng, trình bày ở bảng 5.4 và phụ lục 2.5, nhưng 5 ổ xác định
được chính xác ngày đẻ.
5.2.2.1. Thời gian đẻ
Ổ trứng đẻ sớm nhất (ổ 1) vào sáng ngày 6/3/2011 và Ổ trứng
đẻ muộn nhất (ổ 5) ngày 9/3/2011 trên bãi cát. Như vậy mùa sinh sản
của Rồng đất trong điều kiện nuôi ở thành phố Huế bắt đầu là khoảng
thời gian từ tháng III - IV hàng năm.
5.2.2.2 Số lứa đẻ trong năm

Trong thời gian nuôi thử nghiệm từ tháng 3/2011 - 8/2011, có 5
con Rồng đất đẻ, mỗi con đẻ 1 ổ.
5.2.2.3 Số lượng trứng của từng lứa
Trong 5 ổ trứng: 1 ổ 5 trứng, 2 ổ 7 trứng, 1 ổ 8 trứng và 1 ổ có
9 trứng. Như vậy trong điều kiện nuôi ở thành phố Huế Rồng đất đẻ
từ 5 – 9 trứng.
5.2.2.4. Mô tả nơi đẻ
Trong 5 ổ trứng, 3 ổ được Rồng đất đào cát thành một hố có
đường kính 10 - 14 cm, sâu 11 - 15cm. Một ổ (5 trứng) chúng đẻ
ngay trên nền cát gần với gốc cây mà không được đào hố, một ổ (8
trứng) chúng đẻ giữa hai hòn đá và hộp các tông nơi chúng trú ẩn.


Bảng 5.4. Đặc điểm các ổ trứng Rồng đất trong điều kiện nuôi
Đặc điểm sinh sản
Ký hiệu mẫu
1
2
3
4
5
Số lượng trứng đẻ
8
5
7
9
7
Trọng lượng trứng (g) 2.38
3.80
2.71

2.56
2.57
Chiều dài trứng (cm) 2.43
2.68
2.64
2.54
2.50
Chiều rộng trứng (cm) 1.36
1.43
1.30
1.41
1.32
Thời gian đẻ
6/3/11 6/3/11 7/3/11
7/3/11
9/3/11
Trên bề Trên bề
Nơi đẻ
Đào hố Đào hố Đào hố
mặt cát mặt cát
Trắng Trắng
Trắng
Trắng
Trắng
Màu sắc
nhạt
nhạt
hồng
hồng
hồng

Không 24/6 27/6
24/6Thời gian nở
25/6/11
nở
25/6/11
-28/6/11 27/6/11
111,112
113,114 108,111
Số ngày ấp trung bình
111
112
114
110
Nhiệt độ ấp (0C )
18 – 26 18- 30 18 - 31 18- 30 18 - 31
0/7
3/4
4/6
5/8
5/6
Tỉ lệ nở
(0%) (60%) (57.1%) (55.6%) (71.4%)
0
3/3
3/4
4/5
5/5
Tỷ lệ sống
(0%) (100%) (75%)
(80%) (100%)

5.2.2.5. Kích thước và khối lượng trứng
Tính đến ngày 31/8/2011, có 5 con Rồng đất đẻ được 36 quả
trứng, có khối lượng trung bình là 2,72g, chiều dài trung bình là
2,55cm, chiều rộng trung bình là 1,36cm.
5.2.2.6. Thời gian ấp trứng
Thời gian ấp trứng trong điều kiện nuôi ở thành phố Huế từ
108 - 114 ngày, trung bình là 111 ngày.
5.2.3. Sự phát triển của phôi Rồng đất
Trong quá trình ấp trứng, tiến hành mổ 5 trứng trong 5 ổ trứng
quan sát, đo phôi qua các thời gian khác nhau trong quá trình ấp kết
quả trình bày cụ thể trong luận văn.


5.2.4. Tập tính giao phối
Rồng đất là loại sống theo chế độ đa thê, trong mùa sinh sản
một con đực có thể giao phối với nhiều con cái khác. Vào mùa giao
phối (tháng II đến tháng III), cá thể đực hoạt động mạnh, tích cực tìm
cá thể cái. Thời gian cả quá trình giao phối diễn ra từ 20 đến 35 phút.
Chương 6. KẾT QUẢ SINH TRƯỞNG CỦA RỒNG ĐẤT
TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
6.1. Khả năng sống sót khi đưa Rồng đất vào nuôi
6.2. Kết quả sinh trưởng
6.2.1. Kết quả tăng trưởng Rồng đất trưởng thành
Biểu đồ 6.1 Sự tăng trưởng về trọng
lượng của Rồng đất trưởng thành

Biểu đồ 6.2. Sự tăng trưởng chiều dài
thân của Rồng đất trưởng thành

Trọng lượng cơ thể giảm trung bình 10,00g/con (tháng III) và

2,63g/con (đầu tháng IV), giảm từ 6,81% - 2,03%. Tăng trọng vào
tháng IV tăng trung bình 1,54g/con đạt hiệu suất 1,08% và giai đoạn
tháng VI đến đầu tháng VIII tăng trọng trung bình 1,33g/con –
3,50g/con, tăng 0,79% - 1,95%.
Sau 6 tháng nuôi, mỗi cá thể Rồng đất trưởng thành trọng
lượng tăng trung bình 5.43g/con (trung bình 0,90/con/tháng). Chiều
dài thân 17,87cm/con, tăng 0,08cm (0,66%).


Biểu đồ 6.3. Sự tăng trưởng về trọng
lượng của Rồng đất sơ sinh

Biểu đồ 6.4. Sự tăng trưởng chiều dài
thân của Rồng đất sơ sinh

Biểu đồ 6.5. Sự tăng trưởng chiều dài
đuôi của Rồng đất sơ sinh

Biểu đồ 6.6. Sự tăng trưởng chiều dài
chân sau của Rồng đất sơ sinh

6.2.2. Theo dõi tăng trưởng con sơ sinh được sinh ra trong
điều kiện nuôi
Rồng đất sơ sinh được nở ra trong điều kiện nuôi ở thành phố
Huế tăng trưởng rất nhanh sau khoảng hơn hai tháng nở trọng lượng
trung bình của Rồng đất non là 12,8g/con. Hiệu suất tăng trưởng khá
cao (8,06 – 28,61%).
Tăng trưởng theo chiều dài của Rồng đất sơ sinh khá cao, sau 2
tháng trung bình mỗi cá thể tăng 0,27 cm (tăng 4,88%).



6.2.3. Nhận xét về sự tăng trưởng
Biểu đồ 6.7 cho thấy quan hệ giữa HSTA với HSTT trọng
lượng của Rồng đất sơ sinh thể hiện quan hệ vừa (R 1= 0,33), với
HSTT chiều dài thể hiện quan hệ yếu (R 2= 0,20). Rõ ràng, chất dinh
dưỡng cho sự sinh trưởng, phát triển của Rồng đât sơ sinh chủ yếu từ
noãn hoàng còn lại sau khi nỡ, chất dinh dưỡng từ thức ăn là rất ít.
Biểu đồ 6.7. Quan hệ giữa HSTA và HSTT của Rồng đất sơ sinh

Quan hệ giữa HSTA với tăng trưởng chiều dài cơ thể Rồng đất
trưởng thành thể hiện quan hệ vừa (R 2= 0,37), với tăng trọng lượng
lại thể hiện quan hệ chặt đến rất chặt (R 1= 0,98) (Biểu đồ 6.8) Rõ
ràng, Rồng đất trưởng thành chủ yếu sử dụng dinh dưỡng từ thức ăn
tăng trọng lượng cơ thể sau mùa mưa kéo dài (từ 9/2010 đến 2/2011)
và chuẩn bị cho đợt sinh sản tiếp theo. Ngoài ra sự tăng trưởng của
Rồng đất còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường sống như
nhiệt độ, độ ẩm.


Biểu đồ 6.8. Quan hệ giữa HSTA và HSTT của Rồng đất trưởng thành.

Chương 7. MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA RỒNG ĐẤT
(Physignathus cocincinus Cuvier, 1829)
TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
7.1. Hoạt động ngày đêm của Rồng đất.
Trong điều kiện nuôi, Rồng đất trưởng thành hoạt động chủ
yếu vào ban ngày tại nhiều thời điểm khác nhau từ 5 – 17 giờ, một số
ít hoạt động ban đêm. Trong đó, Rồng đất thành hoạt động cao nhất
từ 7 - 9 giờ (28,36%). Từ 9 - 11 giờ, chỉ số hoạt động là 21,09%. Từ
11- 17 giờ Rồng đất hoạt động rải rác tại các thời điểm khác nhau, từ

15-17 giờ chỉ số hoạt động trong ngày là 16,22%. Từ 17 giờ trở đi rất
ít thấy Rồng đất (4,29%), chúng vào ẩn nấp trong hang, ngủ nghỉ.


Biểu đồ 7.1. Thời điểm hoạt động của Rồng đất trưởng thành

Tháng III nhiệt độ trung bình 21,00C, trời nhiều mưa Rồng đất ra
hoạt động ít (chỉ số hoạt động 15,07%), tháng IV – VIII, nhiệt độ tăng
dần trời nhiều nắng và Rồng đất chuẩn bị cho hoạt động động sinh sản
nên số lượng hoạt động nhiều (chỉ số hoạt động 14,44% - 18,94%).
7.2. Tập tính tắm và ngâm mình trong nước
Rồng đất tắm và ngâm mình trong nước nhiều nhất từ 7 – 9 giờ
(chiếm 32,88% chỉ số hoạt động trong ngày); thấp nhất là khoảng thời
gian > 17 giờ (chỉ số hoạt động chiếm 1,68%). Vào buổi chiều sau thời
gian cho ăn lần 2 từ 15 - 17 giờ có nhiều Rồng đất xuống tắm (chiếm
17,70% chỉ số hoạt động trong ngày). Tháng III nhiệt độ trung bình 210C
chỉ số hoạt động Rồng đất thấp (12,04%), thời gian từ 5 - 7 giờ chỉ số
hoạt động là 3,48%. Tháng VII nhiệt độ trung bình 31,7 0C chỉ số hoạt
động của là 18,53%. Rồng đất chỉ xuống tắm và ngâm mình dưới nước
sau khi kiếm ăn.


7.3. Tập tính tắm nắng
Thời gian tắm nắng, buổi sáng thường từ khoảng 8 giờ - 10 giờ
30. Buổi chiều thường từ 14 giờ - 15giờ. Khoảng từ 12 giờ - 14 giờ
và những lúc nắng gắt Rồng đất rất ít ra tắm nắng.
Biểu đồ 7.2. Thời gian tắm của Rồng đất trưởng thành

7.4. Tập tính kiếm ăn
Rồng đất thường ăn thức ăn có nguồn gốc động vật trước rồi

mới ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Chúng thường ăn những thức
ăn ưa thích trước. Rồng đất ăn những động vật còn sống, có sự cử
động trước sau đó mới ăn những con đã chết. Chúng tuyệt đối
không ăn những thức ăn chết đã bốc mùi hôi, tanh hoặc trái cây đã
bị dập, úng.
Cách ăn: Rồng đất sau khi ngoặm thức ăn, chúng chỉ nhai trệu
trạo và gần như nuốt chửng thức ăn. Khi ăn những loại thức ăn dài như
giun, chúng hay lắc đầu qua lại và nuốt rất nhanh.
7.5. Tập tính ngủ
7.5.1. Vị trí ngủ
Rồng đất thường ngủ trong các hốc đá hoặc thùng hộp các
tông, chúng nằm chồng lên nhau hoặc nằm riêng lẻ. Một số con ngủ
trên cây hoặc tập trung ngủ trên các cây khô, một số con ngủ dưới


nền, một số lại ngủ trên lưới chuông. Vào mùa mưa, những đêm có
sương nhiều hay trời lạnh. Một số con tập trung xung quanh bóng
đèn 75W.
7.5.2. Thời gian ngủ
Rồng đất thường đi ngủ rất sớm những ngày mưa hoặc trời âm
u, khoảng 16 giờ - 16 giờ 30. Vào mùa nắng, Rồng đất đi ngủ trễ hơn
khoảng 16 giờ 30 – 17 giờ. Rất ít con còn hoạt động sau 17 giờ và
chúng cũng dậy rất sớm (khi mặt trời mọc). Thời gian từ 19 giờ 30
đến 20 giờ, chúng lần lượt bò ra ngủ trên những nhánh cây, cành khô,
lưới sắt xung quanh chuồng.
7.6. Tập tính thay da
Thời gian thay da: Trong 15 con sơ sinh có 11 con thay da 1
lần. Thời gian thay da thường mất từ 3 - 6 ngày, trung bình là 4,2
ngày chúng thay da xong.
Rồng đất trưởng thành có 6 con thay da 3 lần, 6 con thay da 2

lần và 11 con thay da 1 lần. Thời gian thay da một lần thường mất từ
4 - 8 ngày, trung bình là 5,6 ngày chúng thay da xong. Khoảng cách
giữa hai lần thay da từ 39 – 109 ngày, trung bình là 76,9 ngày chúng
thay da một lần. Thay da rải rác diễn ra trong tháng III đến tháng V
(tỉ lệ trung bình đạt 14,04% ở tháng III, 17,54 tại tháng IV, 22,81%
tại tháng V).
7.7. Khả năng tái sinh
Trong thời gian nuôi từ III/2011 – VIII/2011 có hai cá thể cái
có đuôi bị đứt trong quá trình kiểm tra mẫu nuôi nhưng quan sát thấy
đoạn đuôi bị đứt mọc ra một đoạn mới dài 10mm, kích thước, hình
dạng và màu sắc không giống đoạn đuôi trước đó.


Chương 8. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH NUÔI RỒNG ĐẤT
(Physignathus cocincinus Cuvier, 1829)
TẠI THỪA THIÊN HUẾ
8.1. Nguồn giống
Giống Rồng đất trưởng thành có thể lấy từ nhiều nguồn khác
nhau nhưng phải đảm bảo sạch bệnh.
Nên chọn Rồng đất trưởng thành có kích thước dài thân (từ đầu
mõm đến lỗ huyệt) 16 – 18 cm, trọng lượng: 150 – 200g, Rồng đất đạt
1,5 – 2 năm tuổi, lứa tuổi này Rồng đất đã bắt đầu sinh sản. Tùy theo địa
điểm nuôi mà lựa chọn nguồn cung cấp con giống phù hợp
8.2. Chuồng nuôi
8.2.1. Kích thước và quy cách chuồng nuôi Rồng đất trưởng
thành
Chuồng con trưởng thành có kích thước 4m x 3m x 2m.
Mỗi chuồng nuôi chỉ nên nuôi từ 15 - 25 con, số lượng con
đực bằng 1/3 con cái. Trên mặt nền sân của chuồng là một lớp đất
pha cát dày khoảng 10 – 20 cm, cát có thể trộn ít đá nhỏ. Trong

chuồng nuôi cần trồng nhiều cây xanh, có các hốc đá ở góc chuồng
cho Rồng đất trú ẩn. Chuồng nuôi Rồng đất trưởng thành phải có 1-2
bãi đẻ bằng cát (lớp cát dày 20 - 40cm), phải có bãi tắm nắng, nơi có
nhiều ánh sáng tự nhiên trực tiếp chiếu vào.
Hồ nước: dạng hình tròn có đường kính 0,75m, sâu 0,30m
hoặc hình chữ nhật: 1,5m x 1m, sâu từ 0,20m. Có van cung cấp và
thoát nước. Nguồn nước phải sạch, không bị nhiễm bẩn, nhiễm mặn,
nhiễm phèn…Máng ăn có dạng hình tròn đường kính 25cm hoặc
hình chữ nhật: 0,5m x 1,5m, sâu 10cm.
* Chuồng nuôi sơ sinh (mới nở): kích thước: 2,5m x 1,5m x 1m.
Xung quanh được bao bởi lưới sắt có mắt lưới rất nhỏ, nền chuồng làm
bằng gỗ nhẵn và được cách mặt đất 20 - 30cm. Hồ nước chuồng con sơ
sinh đường kính 30cm, sâu 10cm


8.2.2. Đặc điểm sinh thái chuồng nuôi
Nhiệt độ: Nhiệt độ trong chuồng nuôi là 28 – 310C, nhiệt độ bề
mặt là 26 - 290C, nhiệt độ ban đêm là 24 – 27oC.
Ánh sáng: Chuồng nuôi phải đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên,
đặc biệt là ánh sáng buổi sáng và chiều để Rồng đất có thể ra tắm
nắng, kiếm ăn. .
Độ ẩm: Phải được duy trì từ 60 - 80%.
8.3. Thức ăn và dinh dưỡng.
- Thành phần thức ăn
Rồng đất là loại động vật ăn tạp nên chúng ăn rất nhiều loại
thức ăn khác nhau, nhưng tùy thuộc vào nơi nuôi để lựa chọn thành
phần thức ăn phù hợp.
- Chế độ ăn:
Rồng đất trưởng thành cho ăn 1- 2 lần/ ngày (vào mùa sinh sản
cho ăn 3 - 4 lần/ngày). Lượng thức ăn: 5 - 20g/cá thể/ ngày đối với

con trưởng thành. Rồng đất sơ sinh ăn 1 - 2 lần/ngày. Lượng thức ăn:
0,5 – 2g/cá thể/ngày.
- Thời gian cho ăn: Buổi sáng từ 7 - 9 giờ, buổi chiều 14 - 16
giờ. Mùa mưa nên cho ăn trước 15 giờ 30.
8.4. Sinh sản
Vào mùa sinh sản, Rồng đất cái đẻ hai lứa trong một năm,
Rồng đất cái đẻ bất kì thời điểm nào trong ngày. Con cái thường đẻ
rồi đẻ trứng vào hố cát rộng 10 – 14cm, sâu 10 – 15cm. Số lượng
trứng trong mỗi lứa từ 5 - 14 trứng.
Trứng của Rồng đất có trọng lượng: 2,70 – 3,00g, chiều dài: 25
– 30mm, chiều rộng: 13 – 15mm. Thời gian ấp trứng từ 60 – 115 ngày,
nhiệt độ ấp trứng khoảng 24 – 320C. Rồng đất sơ sinh khi mới nở có
chiều dài 12,5 – 16cm, trọng lượng 2 – 3g.
8.5. Cách chăm sóc Rồng đất
Rồng đất mới mua hay bắt ngoài thiên nhiên thì khi đưa về chúng
ta cần tạo điều kiện giúp chúng thích nghi dần với môi trường mới. Nên
đưa Rồng đất vào chuồng vào buổi tối. Những con Rồng đất mới trước
khi đưa vào chuồng cần phải cách ly 1tuần để kiểm tra chúng.


Giai đoạn đầu nên cho chúng ăn những thức ăn ưa thích, sau đó
tập cho chúng ăn những loại thức ăn mới. Chuồng cần được làm vệ
sinh sạch sẽ, thay nước thường xuyên (2 – 3 ngày/ lần), nên thực hiện
vào buổi chiều và sáng sớm.
* Chăm sóc Rồng đất sơ sinh: Không nuôi chung Rồng đất sơ
sinh và Rồng đất trưởng thành. Khi Rồng đất đạt 4 tháng tuổi nên
chuyển ra chuồng con non nuôi với chế độ dinh dưỡng con non, khi con
non đạt 1,5 – 2 năm tuổi chuyển chúng sang chuồng con trưởng thành.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra các kết luận sau:
1.1. Về chuồng nuôi
Chuồng con trưởng thành có kích thước 4m x 3m. Chuồng xây
theo hình mái xuôi để thoát nước mưa, phần mái cao 3,1m phần mái
thấp cao 2,4m. Nền chuồng có một lớp cát dày 10 - 30cm. Chân
tường rào được xây cao 40cm, phía trong chuồng được chắn bằng tôn
nhẵn. Xung quanh được bao lưới sắt có mắt lưới nhỏ. Mái chuồng
lợp bằng tôn (lợp 2/3 mái). Bên trong chuồng được trồng cây xanh,
có hồ nước, máng đựng thức ăn, có bãi đẻ, bóng đèn, có hang hốc.
Trong chuồng cần những vị trí có ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Trung
bình nhiệt độ trong chuồng 28,20C, độ ẩm trung bình 62,9%.
1.2. Về thức ăn
- Thành phần thức ăn:
Rồng đất trưởng thành ăn 13 loại thức ăn Động vật và 11 loại thực
vật. Rồng đất sơ sinh ăn 11 loại thức ăn động vật và 6 loại thực vật
- Khối lượng thức ăn: Con trưởng thành trung bình từ 2,94g –
8,09g/cá thể/ngày. Con sơ sinh trung bình từ 0,41 – 1,10g/cá thể/ ngày.
1.3. Về tăng trưởng
+ Rồng đất trưởng thành sau 6 tháng nuôi, trọng lượng của mỗi
con tăng trung bình 5.43g/con (trung bình 0,90/con/tháng). Chiều dài
thân 17,87cm/con, trung bình mỗi cá thể tăng 0,08 cm (0,66%).


+ Rồng đất sơ sinh sau khoảng hơn hai tháng nở trọng lượng
trung bình là 12,8g/con, tăng trung bình 2,13g/con. Tăng trưởng theo
chiều dài trung bình tăng 0,27 cm/con (tăng 4,88%).
1.4. Về đặc điểm sinh sản
Trong điều kiện nuôi tại thành phố Huế, Rồng đất đẻ từ
tháng III - IV, một lứa/năm, từ 4 - 10 trứng/lứa, trọng lượng trung
bình của trứng là 2,72g, chiều dài trung bình là 2,55cm, chiều

rộng trung bình là 1,36cm. Thời gian ấp trứng từ 108 – 114 ngày,
trung bình 111 ngày.
1.6. Về tập tính
Rồng đất hoạt động mạnh nhất thời gian từ 7-9 giờ trong ngày
(28,39%), tháng hoạt động nhiều nhất là tháng VIII (18,94%). Đa số
Rồng đất chỉ xuống tắm và ngâm mình dưới nước sau khi kiếm ăn.
Rồng đất rất ít hoạt động sau thời gian 17 giờ.
Rồng đất trưởng thành, mỗi con thay da từ 1-3 lần, mỗi lần
thay da mất 4-8 ngày, khoảng cách giữa hai lần thay da từ 39-109
ngày. Tháng V có số lần thay da nhiều nhất (22, 81%).
1.7. Quy trình nuôi:
+ Chọn giồng: chọn những con trưởng thành từ 1,5-2 năm tuổi,
khỏe mạnh, không bị bệnh tật. Giống có thể lấy từ các trang trại, các
vườn động vật có nuôi Rồng đất hoặc có thể ngoài tự nhiên.
+ Chuồng nuôi: kích thước 4m x 3m x 2m, chân tường rào cao
40cm, được bao bọc tôn trơn nhẵn cao 1m. Mái lợp bằng tôn, xung
quanh chuồng được bao bọc bằng lưới sắt, mắt lưới nhỏ (1cm). Cửa
ra vào được bọc lưới, có khóa cẩn thận. Nền chuồng phủ một lớp đất
pha cát. Trong chuồng trồng cây xây, có hồ nước và máng ăn.
+ Thức ăn: thành phần thức ăn gồm thức ăn động vật và thực
vât, nên sử dụng những loại thức ăn phổ biến ở địa phương.
+ Sinh sản: Rồng đất cái đẻ hai lứa trong một năm, mỗi lứa từ 5
- 14 trứng. Thời gian ấp trứng từ 60 – 115 ngày. Rồng đất sơ sinh khi
mới nở có chiều dài 12,5 - 16cm, trọng lượng 2 - 3g.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×