Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bao cao tham luan của ngân hàng chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.24 KB, 7 trang )

BÁO CÁO THAM LUẬN
TỔNG QUAN VỀ CÁC CHÍNH SÁCH, CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI VIỆC THU HỒI NỢ XẤU HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
I. Thực trạng hoạt động tín dụng
1. Khái quát các chương trình tín dụng
Hiện nay theo tại chi nhánh Bạc Liêu thực hiện theo chủ trương của Hội sở Ngân hàng
Kiên Long cho vay theo cơ chế lãi suất thoả thuận nên việc đánh giá thực trạng cơ cấu dư nợ cho
vay và khả năng thu hồi của từng khoản mục là khó chính xác. Trong quá trình thẩm định trong,
trước và sau khi cho vay nhân viên tín dụng chi nhánh luôn theo dõi chặt chẽ, nhắc nhở kịp thời
hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

2. Nhận xét mức độ, nguyên nhân tăng dư nợ, nhận xét về cơ cấu cho vay ngắn,
trung, dài hạn, các thuận lợi khó khăn trong cho vay VNĐ:
Ngân hàng TMCP Kiên Long Chi nhánh Bạc Liêu khai trương gần năm năm, có nhiều
điều kiện thuận lợi phát triển dư nợ, đặc biệt là khách hàng cá nhân và nhỏ lẽ, tăng dư nợ chọn
lựa khách hàng có điều kiện và uy tín để cho vay.
Phát triển mạng lưới cộng tác viên cho vay trả góp ngày 55 người. Dư nợ hơn 26 tỷ đồng,
đây là nguồn thu nhập lớn của đơn vị, góp phần nâng hiệu quả kinh doanh.
Củng cố và mở rộng địa bàn hoạt động đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, tận dụng các
điều kiện thuận lợi trong giai đoạn các ngân hàng thương mại khác đang hạn chế về đầu tư tín
dụng cuối năm, tập trung xử lý các khoản nợ, tạm ngưng cho vay để tiếp cận các khách hàng có
uy tín và mô hình kinh doanh có hiệu quả.
Về tỷ trọng cho vay nguồn vốn ngắn hạn chiếm gần 46,04%, vốn trung hạn 53,96%.
Nguồn vốn trung hạn tập trung chủ yếu cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên và cho vay sửa
chữa, xây dựng nhà ở, phục vụ đời sống, sản xuất nông nghiệp, thương mại, mua và chuyển
quyền sử dụng đất.
Hạn chế: Do thực hiện theo cơ chế lãi suất cho vay khu vực miền tây Nam bộ nên Chi
nhánh khó tiếp cận với các khách hàng lớn, các doanh nghiệp vì cạnh tranh lãi suất và các hoạt
động dịch vụ hỗ trợ.

II. Công tác tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng



Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu đến 20/06/2014 là 43.251 triệu đồng tăng so
với năm 2013 là 23.784 triệu đồng.
Toàn thể nhân viên tín dụng được tập huấn và quán triệt rõ công việc thẩm
định truớc, trong và sau khi cho vay. Luôn theo dõi chặt chẽ các khoản nợ cho vay
để đôn đốc nhắc nhở khách hàng đóng lãi và trả nợ vay kip thời.
Nợ nhóm 2 tăng cao là do khách hàng đóng lãi trễ hạn, chương trình tự động
chuyển sang nhóm 2 và nhất là vào các ngày thứ 7, chủ nhật không làm việc, nợ
nhóm 2 tăng vào đầu tuần rất lớn và cho vay cán bộ công nhân viên bị chuyển
nhóm nợ vào ngày cuối tháng do chưa nhận được lương.


Nợ xấu do một số khách hàng chây ỳ và muốn giao tài sản thế chấp cho ngân
hàng để gán nợ. Hiện đơn vị xử lý nhắc nhở, đôn đốc, thương lượng để khách hàng
tự bán tài sản; Ngoài ra Chi nhánh cũng đã chuyển hồ sơ qua Tòa án khởi kiện 6 hồ
sơ với số tiền vay là: 2,3 tỷ đồng
- Kết quả thu hồi nợ, chú trọng đến chỉ tiêu thu hồi nợ (nợ xấu, nợ bán cho
VAMC, nợ ngoại bảng) đơn vị đã ký cam kết.
Đơn vị: Triệu VND

Số dư đến
31/12/2013
STT

NỘI DUNG

(1)

1


TỔNG
CỘNG
Nợ xấu nội
bảng

3

Nợ xấu bán
VAMC

4

Nợ xấu ngoại
bảng

**

Số
lượng
khoản
vay

(2)

Số dư đơn vị đăng ký thu
hồi
Kế
Kế
Kế
hoạch

hoạch
hoạch
bình
đến
năm
quân
20/06/20
2014
1
14
tháng
(3)

(4)
=(3)/12

(5)= Số
dư đơn
vị đăng
ký đến
quý …

Tỷ lệ HTKH (%)
Số dư đã
thu hồi nợ
đến
20/06/2014

(6)


Tỷ lệ
HTKH
đến
20/06/2
014

Tỷ lệ
HTKH
năm

(7) =(6)/
(5)

(8) =(6)/(3)

19.467

191

18.995

1.583

9.498

3.740

39,38

19,69


19.467

191

18.995

1..583

9.498

3.740

39,38

19,69

2.1. Tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới hoạt động của NHCSXH phục vụ
hoạt động cho vay đối với hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS và các đối tượng chính
sách khác.
Theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, NHCSXH
được tổ chức theo 3 cấp: Hội sở chính ở Trung ương, chi nhánh ở cấp tỉnh và
phòng giao dịch ở cấp huyện, mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành
tác nghiệp.
- Bộ máy quản trị: gồm Hội đồng quản trị (HĐQT) ở Trung ương và Ban đại
diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, cấp huyện do các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ
chức chính trị - xã hội cử trên 8.000 cán bộ lãnh đạo tham gia hoạt động kiêm nhiệm
(trong đó, Chủ tịch HĐQT là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Trưởng
Ban đại diện là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp). HĐQT có
nhiệm vụ tham mưu hoạch định chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tư và chỉ đạo,

giám sát việc thực thi chính sách tín dụng của Nhà nước.


- Bộ máy điều hành tác nghiệp: Đến 31/10/2011, toàn hệ thống có 63 chi
nhánh cấp tỉnh, Sở giao dịch, Trung tâm Đào tạo và Trung tâm Công nghệ thông
tin, 614 phòng giao dịch cấp huyện với hơn 8.000 cán bộ có tay nghề quản lý,
chuyên ngành tài chính - ngân hàng. Thời gian qua, bộ máy điều hành tác nghiệp
đã tiếp nhận và quản lý an toàn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước; tổ chức cho vay
trực tiếp đến người vay tại Điểm giao dịch xã, phường.
2.2. Phương thức quản lý vốn vay và quy trình thủ tục cho vay của
NHCSXH đối với hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS.
Với bộ máy gọn nhẹ, để đảm bảo tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao các
chương trình tín dụng chính sách đối với hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS và các đối
tượng thụ hưởng chính sách khác, NHCSXH đã chọn phương thức quản lý phù
hợp, đó là: uỷ thác từng phần (một số công đoạn trong quy trình tín dụng) cho các
tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông Dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh); thực hiện bình xét công khai tại các Tổ tiết
kiệm và vay vốn; cán bộ NHCSXH giải ngân trực tiếp cho các hộ vay vốn tại các
Điểm giao dịch tại xã. Thực hiện phương thức này, NHCSXH đã tổ chức được
mạng lưới hoạt động rộng khắp đến tất cả các xã, phường, thôn, bản trong cả nước.
Quy trình, thủ tục cho vay đơn giản phù hợp với trình độ của hộ nghèo, hộ
đồng bào DTTS và các đối tượng chính sách khác, cụ thể: Hộ nghèo và các đối
tượng chính sách khác khi có nhu cầu vay vốn NHCSXH thì tự nguyện gia nhập Tổ
TK&VV và viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay; Tổ TK&VV
họp bình xét hộ có đủ điều kiện vay vốn, trình UBND xã xét duyệt và gửi NHCSXH
phê duyệt cho vay; NHCSXH tổ chức giải ngân tại xã theo danh sách được duyệt.
- Hiện nay, có hàng vạn cán bộ của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu
chiến binh và Đoàn Thanh niên ở cả bốn cấp từ Trung ương đến xã, phường đang
thực hiện dịch vụ uỷ thác cho NHCSXH. Thời gian qua, các tổ chức chính trị - xã
hội đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ thành lập và chỉ đạo hoạt động của các Tổ tiết

kiệm và vay vốn, tổ chức hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay và cùng
NHCSXH đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn.
- Tổ tiết kiệm và vay vốn gồm những hộ nghèo và các đối tượng chính sách
có nhu cầu vay vốn cùng sống trên một địa bàn dân cư, do các tổ chức chính trị xã hội thành lập, được chính quyền cấp xã chấp thuận. Hoạt động của Tổ theo
nguyên tắc tự nguyện, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, cam kết
sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn. Tổ tiết kiệm và vay vốn
còn được giao nhiệm vụ tổ chức bình xét công khai, dân chủ những người có đủ
điều kiện vay vốn tín dụng ưu đãi, có sự quản lý, hướng dẫn và giám sát của các tổ
chức chính trị - xã hội, trình Uỷ ban nhân dân cấp xã phê duyệt. Đến nay,
NHCSXH cùng với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã thành lập gần
200.000 tổ TK&VV và hạch toán theo dõi chi tiết đến gần 7 triệu khách hàng vay


vốn tại 11.111 xã nhằm giúp các thành viên trong tổ tương trợ, giám sát lẫn nhau
trong sử dụng vốn vay.
- Hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS sống chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng
sâu, vùng xa, vùng núi cao, giao thông rất khó khăn; món vay nhỏ lẻ. Để giúp
những đối tượng khách hàng này tiếp cận được với vốn của NHCSXH mà không
tốn chi phí đi lại, đồng thời để tuyên truyền, phổ biến chính sách của Nhà nước và
thủ tục của NHCSXH về các chương trình tín dụng ưu đãi, công khai tình hình vay,
trả nợ của các khách hàng trong từng xã, NHCSXH đã tổ chức các Tổ giao dịch
lưu động về hoạt động tại các Điểm giao dịch xã. Với sự giúp đỡ tận tình của lãnh
đạo chính quyền và nhân dân các xã, đến nay, NHCSXH đã tổ chức được 10.688
Điểm giao dịch tại xã.
3. Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng chính sách đối với hộ nghèo
và hộ ĐB DTTS.
Đến 31/10/2011, tổng dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc
thiểu số đạt 57.082 tỷ đồng, chiếm 57,5% tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính
sách do NHCSXH đang thực hiện, với trên 5 triệu khách hàng còn dư nợ, dư nợ bình
quân đạt 11,2 triệu đồng/hộ. Trong đó, dư nợ cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số là

17.509 tỷ đồng, với gần 1,5 triệu khách hàng còn dư nợ, dư nợ bình quân đạt 12,5 triệu
đồng/hộ. Kết quả cho vay đối với riêng đối tượng khách hàng là hộ đồng bào DTTS tập
trung ở một số vùng miền như sau:
- Vùng Tây Bắc: dư nợ cho vay hộ đồng bào DTTS đạt 3.457 tỷ đồng, với gần
296 ngàn hộ còn dư nợ, chiếm tỷ trọng 88%/tổng số khách hàng còn dư nợ.
- Vùng Đông Bắc: dư nợ đạt 7.280 tỷ đồng, với 536 ngàn hộ còn dư nợ, chiếm tỷ
trọng 53,6%/tổng số khách hàng còn dư nợ.
- Vùng Bắc Trung Bộ dư nợ đạt 2.120 tỷ đồng, với trên 175 ngàn hộ còn dư nợ,
chiếm tỷ trọng 17,5%/tổng số khách hàng còn dư nợ.
- Vùng Tây Nguyên dư nợ đạt 2.052 tỷ đồng, với trên 195 ngàn hộ còn dư nợ,
chiếm tỷ trọng 39,1%/tổng số khách hàng còn dư nợ.
- Vùng Duyên hải miền trung và Đồng bằng sông Cửu long dư nợ đạt 2.600
tỷ đồng, với 272 ngàn hộ còn dư nợ, chiếm tỷ trọng 12,6%/tổng số khách hàng
còn dư nợ.
Nguồn vốn cho vay hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong những
năm qua chủ yếu đầu tư vào các đối tượng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn
nuôi trâu, bò, xây dựng nhà ở, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, hỗ trợ kinh phí
học tập... đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến
nhận thức, cách thức làm ăn cho trên 10 triệu lượt hộ, giúp cho người nghèo và hộ
dân tộc thiểu số tự tin và tăng dần vị thế trong xã hội, đồng thời từng bước quen
dần với cơ chế thị trường.


Nhờ đồng vốn ưu đãi của Chính phủ, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
trên toàn quốc có thêm cơ hội tổ chức sản xuất, kinh doanh, đầu tư mua cây con
giống, vươn lên tìm hướng thoát nghèo, đã góp phần quan trọng giúp cho trên 55
ngàn hộ thoát nghèo/năm (giai đoạn 2006-2010).
(Có biểu dư nợ của các chương trình cho vay đối với hộ nghèo và hộ đồng bào
DTTS đính kèm).
4. Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng; nguyên nhân

của những khó khăn, tồn tại.
4.1. Nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và hộ đồng bào DTTS lớn, trong khi
nguồn vốn cho vay có hạn, mức cho vay của một số chương trình tín dụng còn quá
thấp, nên hiệu quả kinh tế - xã hội đạt được chưa cao.
Việc tập trung các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (kể cả nguồn vốn ngân
sách địa phương) dành cho đối tượng khách hàng là hộ nghèo và hộ đồng bào
DTTS vẫn còn nhiều hạn chế. Trong tổng nguồn vốn của NHCSXH, vốn cấp của
ngân sách nhà nước Trung ương và vốn đóng góp, ủy thác của ngân sách địa
phương mới đạt 19%; còn lại chủ yếu là nguồn vốn tạm vay, tạm ứng từ Kho bạc
Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân, huy
động từ cộng đồng người nghèo, chiếm tới 74,5%. Mặt khác, việc cung cấp vốn tín
dụng đối với hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS chủ yếu là trung và dài hạn, do đó cơ
chế tạo lập vốn của NHCSXH gặp nhiều bị động.
4.2. Việc xác định đối tượng hộ nghèo còn bất cập so với thực trạng nghèo
đói ở địa phương, danh sách hộ nghèo không được cập nhật kịp thời, trong khi
thiên tai, dịch bệnh, ốm đau bệnh tật… và các nguyên nhân khách quan bất khả
kháng khác phát sinh thường xuyên làm tăng thêm số hộ nghèo, gây khó khăn cho
việc thực hiện tín dụng chính sách của Nhà nước.
Quá trình bình xét, chất lượng bình xét đối tượng được vay vốn phụ thuộc
vào trình độ và trách nhiệm của cán bộ ở địa phương. Việc bình xét còn thực hiện
theo phương pháp chia đều vốn cho các hộ gia đình mà không căn cứ vào các nhu
cầu cụ thể của từng hộ.
4.3. Thiếu cơ chế gắn kết thống nhất và hiệu quả để lồng ghép, phối hợp
giữa các chương trình, dự án kinh tế - xã hội trên một địa bàn, giữa hoạt động tín
dụng của NHCSXH với các hoạt động khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư, chuyển giao công nghệ... của các tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự
nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội. Trong khi hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo thường sống phân tán tại những vùng sâu, vùng xa, vùng
đặc biệt khó khăn, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí, nhận thức thấp, kiến
thức về sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới kết quả sử dụng vốn

tín dụng chính sách và khả năng trả nợ vốn ngân hàng. Vì vậy hầu hết các hộ
nghèo, hộ đồng bào DTTS vay vốn vẫn thực hiện trồng trọt, chăn nuôi theo


phương pháp truyền thống, canh tác nhỏ lẻ, tự cấp tự túc dẫn đến rủi ro trong sản
xuất là rất cao.
4.4. Thiếu sự gắn bó chặt chẽ và thường xuyên giữa các cơ quan chủ quản
chương trình với NHCSXH trong quá trình xây dựng chính sách, thực hiện chương
trình, đặc biệt trong công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả của chương trình.
Trình độ quản lý, nghiệp vụ làm dịch vụ ủy thác của cán bộ tổ chức Hội
đoàn thể trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của tổ viên còn hạn
chế, công tác tập huấn của các tổ chức chính trị - xã hội cho cán bộ Hội, cho Tổ tiết
kiệm và vay vốn còn chưa được nhiều, chưa chủ động.
4.5. Một bộ phận đối tượng thụ hưởng còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách chế
độ, xem việc vay vốn như chính sách cho không của Nhà nước, sử dụng vốn kém hiệu
quả, có hiện tượng đã thoát nghèo nhưng chây ỳ không trả nợ. Mặt khác, có một bộ
phận người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chưa biết sử dụng vốn nhưng chưa được
các cơ quan, chính quyền, Hội đoàn thể quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn cách làm ăn nên
họ chưa mạnh dạn vay vốn.
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của tín dụng
Để khắc phục những khó khăn, tồn tại, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng của Ngân hàng Kiên Long chi nhánh Bạc Liêu xin đề xuất một số
giải pháp thực hiện sau:
1. Về phía Ngân hàng

- Tiếp tục ưu tiên tập trung phân bổ vốn các chương trình tín dụng chính
sách cho các địa phương là vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó
khăn - nơi tập trung nhiều hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Tập trung chỉ
đạo nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực đôn đốc, thu hồi nợ đến hạn, nợ
quá hạn để cho vay quay vòng. Thường xuyên cải tiến thủ tục vay vốn; chỉ đạo các

đơn vị trực thuộc duy trì và thực hiện nghiêm túc công tác giao dịch lưu động tại
xã, đảm bảo việc giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm... được thực hiện tại xã.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị nhận uỷ thác và Tổ TK&VV.
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn cho
cán bộ tổ chức chính trị - xã hội làm dịch vụ ủy thác và Ban quản lý Tổ tiết kiệm
và vay vốn. Phối hợp với các tổ chức chính trị xã - xã hội các cấp tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát, củng cố hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn.
- Tăng cường bổ sung cán bộ, thực hiện luân chuyển, điều động sắp xếp bố
trí cán bộ có tâm huyết, có năng lực tổ chức triển khai nhiệm vụ từ Trung ương,
tỉnh cho các chi nhánh NHCSXH còn khó khăn và các Phòng giao dịch của
NHCSXH tại các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn - nơi tập trung
nhiều hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số.




×