Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Báo cáo tổng quan về ngân hàng chính sách huyện Mộc Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.82 KB, 28 trang )

GVHD: TS-NGUYỄN HOÀI NAM BÁO CÁO TỔNG QUAN
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã dành
sự quan tâm đặc biệt của mình vào xoá đói, giảm nghèo. Mục tiêu này đang thực
hiện bởi nhiều chương trình lớn của Chính phủ, trong những năm qua cùng với sự
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nước ta đã đạt được những thành tựu rất
quan trọng: Nền kinh tế tiếp tục phát triển, xã hội ổn định, quan hệ ngoại giao mở
rộng, tạo được những tiền đề cơ bản để đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hoá
đất nước. Song cùng với quá trình phát triển đó, bên cạnh sự tăng thu nhập của số
đông dân cư vẫn tồn tại một bộ phận người nghèo khổ. Mặt khác, do tác động của cơ
chế thị trường, sự tăng trưởng kinh tế thường đi đôi với sự phân hoá giàu nghèo,
khoảng cách giàu nghèo ngày càng rõ rệt và có xu hướng ngày càng gia tăng.
Trước thực trạng đó đã đặt ra nhiều nhiệm vụ đối với Đảng và Nhà nước bên
cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá
và hiện đại hoá đất nước còn phải quan tâm tới công cuộc xoá đói giảm nghèo
(XĐGN).
Giải quyết vấn đề nghèo đói là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của
Đảng và Nhà nước ta. Tại Hội nghị đánh giá Chương trình Mục tiêu quốc gia về
XĐGN tháng 10 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ khẳng định: “Xoá đói giảm
nghèo là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài của Đảng, Nhà nước và toàn dân, là trách
nhiệm xã hội của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức; nó thể hiện bản chất tốt đẹp của
chế độ ta. Xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa kinh tế xã hội, chính trị và nhân văn sâu
sắc”.
Nhằm cụ thể hóa chủ trương này của Đảng và Nhà nước, thời gian qua
các Bộ, Ngành đã trình Chính phủ ban hành một hệ thống cơ chế, chính sách và
giải pháp để giúp người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ sản xuất và các dịch
vụ xã hội cơ bản, để tạo cho họ có cơ hội thuận lợi tự vươn lên thoát khỏi đói
nghèo và trở nên khá giả, giàu có. Một trong những chính sách và giải pháp quan
trọng đó là chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.
Ngày 04 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
131/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).


NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà thực hiện chính sách
tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Với mục
đích khắc phục những tồn tại về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân
hàng Phục vụ người nghèo trước đây, tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng

1
SVTH: MÙI VĂN ANH-TCNH_BK10
GVHD: TS-NGUYỄN HOÀI NAM BÁO CÁO TỔNG QUAN
thương mại, thúc đẩy quá trình hiện đại và lành mạnh hoá hoạt động ngân hàng
trong giai đoạn hiện nay; đồng thời nhằm tập trung và quản lý thống nhất những
chương trình tín dụng ưu đãi, phối hợp lồng ghép có hiệu quả những dự án hỗ trợ
xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lực, phát triển thị
trường lao động.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế này, em xin chọn ngân hàng chính sách xã hội
huyện Mộc Châu là địa điểm thực tập trong thời gian thực tập nhà trường quy định.
Sau một thời gian thực tập tại ngân hàng chính sách huyên Mộc Châu em xin trình
bày bài báo cáo tổng quan về ngân hàng chính sách huyện Mộc Châu.
Nội dung của báo cáo gồm có 3 phần với nội dung chính như sau:
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TÀI CHÍNH TẠI NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN MỘC CHÂU.
PHẦN II: CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN MỘC CHÂU.
PHẦN III: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN MỘC CHÂU.
Với thời gian nghiên cứu và lượng kiến thức tích luỹ còn có hạn, mặc dù đã
có nhiều cố gắng nhưng bài báo cáo vẫn không tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài báo cáo ngày càng
hoàn thiện hơn.


2
SVTH: MÙI VĂN ANH-TCNH_BK10
GVHD: TS-NGUYỄN HOÀI NAM BÁO CÁO TỔNG QUAN
PHẦN I:
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC TÀI CHÍNH TẠI PGD NHCSXH
HUYỆN MỘC CHÂU
1. Lịch sử hình thành và phát triển của PGD NHCSXH huyện Mộc Châu.
Phòng giao Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La
được thành lập theo quyết định số 573/QĐ_HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch
HĐQT NHCSXHVN, có nhiệm vụ thực hiện chính sách tín dụng đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác: nổi bật nhất là chính sách hỗ trợ vốn tín
dụng cho hộ nông dân nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm phát triển sản
xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần
thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của Đảng và Chính phủ trên địa bàn
tỉnh Sơn La nói chung và huyện Mộc Châu nói riêng.
Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mộc Châu tỉnh Sơn
La có trụ sở giao dịch tại tiểu khu 7 – thị trấn Mộc Châu – huyện Mộc Châu. Thực
hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định của Ngân hàng cấp trên.
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, được sự chỉ đạo sát sao của Ban
giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh, Ban đại diện Hội đồng quản trị, huyện
uỷ, HĐND, UBND huyện, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự
phối kết hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị-xã hội huyện cùng với sự nỗ
lực phấn đấu của tập thể CBCNV, PGD NHCSXH huyện Mộc Châu đã đoàn
kết, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm vượt khó khăn đi vào hoạt động ổn
định và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, đánh dấu một bước quan trọng tạo
tiền đề cho sự phát triển những năm tiếp theo.
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng CSXH huyện Mộc Châu.
NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì an sinh xã hội, thực
hiện cho vay với lãi suất và các điều kiện ưu đãi, mục tiêu chủ yếu là XĐGN. Mức

cho vay và lãi suất cho vay của NHCSXH theo Quyết định của Chính phủ từng
thời kỳ. Hiện nay, lãi suất của các chương trình cho vay của NHCSXH từ
0%/tháng đến 0,9%/tháng.
- Đối tượng vay vốn là những hộ gia đình nghèo, các đối tượng chính sách
gặp khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống không đủ điều kiện để vay vốn từ các

3
SVTH: MÙI VĂN ANH-TCNH_BK10
GVHD: TS-NGUYỄN HOÀI NAM BÁO CÁO TỔNG QUAN
NHTM, các đối tượng sinh sống ở những xã thuộc vùng khó khăn (theo Quyết định
số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ tướng Chính phủ).
- Phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội.
- Có Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban đại diện HĐQT các cấp.
 Hoạt động của NHCSXH
- Huy động vốn.
- Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành cho
chương trình tín dụng XĐGN và các chương trình khác.
- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa
phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương
trình dự án.
3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng CSXH huyện
Mộc Châu.
Phòng giao dịch NHCSXH huyện ký hợp đồng uỷ thác cho vay, huy động
tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn qua các Tổ chức chính trị xã
hội từ huyện đến các xã. Tổ chức thu chi nghiệp vụ, thực hiện nghiệp vụ thanh
toán, phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức nhận uỷ thác, các tổ chức
chính trị xã hội trên địa bàn trong việc triển khai thành lập đào tạo bồi dưỡng, giám
sát các hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, phối hợp với các chức năng lồng

ghép các chương trình khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư, với chương trình
cho vay trên địa bàn, tổ chức thực hiện và chấp hành chế độ báo cáo thống kê, kế
toán và báo cáo nghiệp vụ, quản lý nghiệp vụ theo qui định của NHCSXH.
Công tác kiểm tra kiểm soát do giám đốc Phòng GĐ kiêm nhiệm.Thực hiện
việc kiểm tra, kiểm soát theo từng thời kỳ, lĩnh vực nhằm đánh giá kết quả hoạt
động và thực trạng tài chính của Ngân hàng, chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo
Ban đại diện NHCSXH huyện, Ban giám đốc NHCSXH tỉnh. Làm đầu mối tiếp
nhận các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các ngành, các cấp đối với
NHCSXH trên địa bàn, theo dõi chỉ đạo việc chỉnh sửa khắc phục những sai phạm
đã được phát hiện trong quá trình kiểm tra, kiểm toán, báo cáo kip thời Giám đốc,
Trưởng phòng kiểm tra nội bộ và nêu kiến nghị khắc phục chỉnh sửa. Đánh giá
mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động và kiến nghị các biện pháp nâng cao khả
năng bảo đảm an toàn trong hoạt động của NH, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo
thuộc thẩm quyền có liên quan đến hoạt động NHCSXH trên địa bàn.

4
SVTH: MÙI VĂN ANH-TCNH_BK10
GVHD: TS-NGUYỄN HOÀI NAM BÁO CÁO TỔNG QUAN
4. Đặc điểm về tổ chức công tác tài chính của PGD NHCSXH huyện Mộc Châu.
Mô hình Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mộc Châu
tỉnh Sơn La được áp dụng theo mô hình quản lý trực tiếp. Ban Giám đốc Ngân
hàng chính sách xã hội tỉnh Sơn La quản lý toàn bộ các mặt hoạt động kinh doanh
của đơn vị Ngân hàng mình, người quản lý cao nhất là Giám đốc. Mô hình tổ chức
này cho phép tổ chức, sử dụng hợp lý nguồn lực, giao những quyền hạn, trách
nhiệm cụ thể cho từng cán bộ công nhân viên, đảm bảo yêu cầu của cơ cấu tổ chức
là tính tối ưu, tính linh hoạt có độ tin cậy lớn.
Tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mộc Châu biên
chế có 12 cán bộ được bố trí như sau:
Ban giám đốc
Tổ kế hoạch – nghiệp vụ

Tổ kế toán – ngân quỹ.
Các tổ nghiệp vụ có mối quan hệ tương hỗ, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
các tổ trưởng chịu trách nhiệm chung trong phạm vi hoạt động của tổ mình. các tổ
nghiệp vụ thực hiện chức năng quản lý điều hành, tham mưu về hoạt động của
Ngân hàng huyện cho ban giám đốc, cập nhật mọi số liệu, thông tin giúp cho việc
kiểm soát hoạt động của Ngân hàng được tốt hơn.
Tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ:
Xây dựng kế hoạch huy động nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân để cho
vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Triển khai thực hiện các chủ
trương, chính sách tín dụng ưu đãi của nhà nước đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác trên địa bàn huyện, nhận nguồn vốn cho vay ưu đãi do
chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, uỷ thác cho
vay.Thực hiện công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng
như xử lý các vấn đề phát sinh trong cho vay và quản lý nợ của NHCSXH.
Tổ Kế toán - Ngân quỹ:
Thực hiện chế độ hạch toán kế toán thống nhất, chấp hành chế độ quản lý tài
chính về huy động vốn và sử dụng vốn theo qui định của NHCSXH , kiểm tra việc
thực hiện các hợp đồng vay vốn và trả nợ, trả lãi của các tổ chức và cá nhân vay
vốn NHCSXH, mua sắm, thanh quyết toán TSCĐ và CCLĐ, XDCB sửa chữa
thường xuyên theo đúng chế độ qui định.
Thực hiện việc kiểm tra chi trả phí uỷ thác, chi hoa hồng tổ nhóm,phân phối
lãi 120 cho các chủ dự án theo đúng chế độ qui định, thực hiện cho vay thu nợ thu

5
SVTH: MÙI VĂN ANH-TCNH_BK10
GVHD: TS-NGUYỄN HOÀI NAM BÁO CÁO TỔNG QUAN
lãi, huy động vốn , kiểm tra kiểm soát đối chiếu giữa hồ sơ cho vay và chứng từ kế
toán trước khi giải ngân , hàng tháng định kỳ kiểm tra đối chiếu số dư nợ trên sao
kê khế ước với hồ sơ khế ước đang lưu trữ, đối chiếu số dư nợ trên sao kê, khế
ước với hồ sơ khế ước đang lưu trữ, đối chiếu số dư giữa sổ tiết kiệm so với sao kê

tiết kiệm thuộc địa bàn mình quản lý.
PHẦN II
CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI PGD NHCSXH
HUYỆN MỘC CHÂU.

6
SVTH: MÙI VĂN ANH-TCNH_BK10
GVHD: TS-NGUYỄN HOÀI NAM BÁO CÁO TỔNG QUAN
1. Tìm hiểu công tác lập BCTC tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Mộc
Châu.
Phòng giao dịch chấp hành chế độ BCTC theo quyết định 167/2000/QĐ-
BTC ngày 25/10/2000 và được bổ sung theo thông tư 82/2002//TT-BTC ngày
9/10/2002 của Bộ tài chính.
Mặt khác là một chi nhánh của Ngân hàng chính sách xã hội, do vậy phòng
giao dịch chấp hành chế độ BCTC theo Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN về việc
ban hành Chế độ Báo cáo tài chính áp dụng đối với các Tổ chức tín dụng. Áp dụng
năm tài chính theo năm dương lịch( bắt đầu vào ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày
31/12/ N), kỳ kế toán theo quý, hàng kỳ chi nhánh sẽ gửi báo cáo tài chính cho
ngân hàng cấp trên.
Các báo cáo tài chính sử dụng: bảng cân đối kế toán( MS B02-TCTD), báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh(MS B03-TCTD), thuyết minh báo cáo tài chính
(MS B09-TCTD), báo cáo lưu chuyển tiền tệ(MS B04-TCTD). Các mẫu kế toán
này chi nhánh áp dụng đúng theo chế độ kế toán hiện hành.
Thời gian lập báo cáo tài chính của phòng giao dịch được lập vào cuối quý,
cuối năm. Thời gian chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Thời hạn gửi
báo cáo năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Bộ phận lập: Kế toán nội bộ chịu trách nhiệm lập BCTC
a. Trình tự lập bảng cân đối kế toán tại PGD NHCHXH huyện Mộc Châu
Cơ sở lập bảng cân đối kế toán:
-Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp

-Căn cứ vào sổ,thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết
-Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm trước
-Đảm bảo nguyên tắc số liệu tổng nguồn vốn luôn cân bằng với số liệu tổng
sử dụng vốn( tài sản):
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Tổng tài sản = Tổng nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
- Bảng cân đối kế toán -Mẫu B02-TCTD: Được tạo lập theo các bước sau:
+ Bước 1: Chương trình tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu của mẫu B02 trên cơ
sở số liệu của Bảng cân đối tài khoản kế toán riêng lẻ.Số liệu trên mẫu B02 tại
bước này phải đảm bảo khớp đúng với Bảng cân đối tài khoản kế toán riêng lẻ tại

7
SVTH: MÙI VĂN ANH-TCNH_BK10
GVHD: TS-NGUYỄN HOÀI NAM BÁO CÁO TỔNG QUAN
thời điểm cuối kì báo cáo để người sử dụng kiểm soát lại (cách lấy số liệu các chỉ
tiêu báo cáo theo mẫu B02 đính kèm).
+ Bước 2: Trên cơ sở số liệu báo cáo được tạo ra ở Bước 1,chương trình có
tiện ích cho phép người sử dụng nhập các bút toán điều chỉnh các chỉ tiêu báo cáo (
bao gồm: các bút toán đối trừ giao dịch nội bộ trong hệ thống, các bút toán điều
chỉnh do nguyên khác phát sinh trong ký báo cáo- nếu có ). Đồng thời, số liệu điều
chỉnh được tự động cập nhật vào các chỉ tiêu tương ứng trên Báo cáo đã tạo ở
bước 1 ( Danh sách các bút toán đối trừ và các bút toán điều chỉnh theo mẫu B02
đính kèm ).
+ Bước 3: Sau khi thực hiện các bút toán điều chỉnh ở Bước 2, số liệu trên
BCTC là số liệu tổng hợp cuối cùng đã hoàn thiện đề in và gửi báo cáo cho các cơ
quan theo quy định.
Số đầu kỳ lấy số liệu ở bảng cân đối kế toán kỳ trước; số cuối kỳ lấy số dư
cuối kỳ của tài khoản tổng hợp trên bảng cân đối tài khoản kế toán theo nguyên
tắc:
• TK phản ánh tài sản, số dư nợ được ghi bên tài sản. Cụ thể như sau:

(I).Tiền và kim loại quý = Tổng dư nợ các tài khoản 101, 103, 104,105
(II).Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước = dư nợ tài khoản 111
(III).Tiền gửi và cho vay TCTD khác=Tổng dư nợ tài khoản 131,135,
201,205 .
(IV).Chứng khoán kinh doanh
1.Chứng khoán kinh doanh= Tổng dư nợ các tài khoản 141 ( chứng khoán
nợ), 142 ( chứng khoán)
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán = Tổng dư có tài khoản 129, 149 .
(V).Các công cụ tài chính phái sinh = Chênh lệch giữa dư nợ và dư có tài
khoản 486
(VI).Cho vay khách hàng
1.Cho vay khách hàng = Tổng dư nợ các tài khoản 211, 212, 213, 241, 264,
265, 266, 272,273,281,283
2. Dự phòng rủi ro tín dụng = Tổng dư có tài khoản 219, 249, 269, 279 ,289
(VII).Chứng khoán đầu tư
1.Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán = Tổng chênh lệch giữa dư nợ và dư
có tài khoản 151, 152, 155
2. Chứng khoán đầu tư giữ đến khi đáo hạn = Tổng chênh lệch giữa dư nợ và
dư có tài khoản 161, 162
3. Dự phòng giảm giá đầu tư =Tổng dư có tài khoản 159, 169

8
SVTH: MÙI VĂN ANH-TCNH_BK10
GVHD: TS-NGUYỄN HOÀI NAM BÁO CÁO TỔNG QUAN
(VIII).Góp vốn đầu tư dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con= Dư nợ tài khoản 341
2. Đầu tư dài hạn khác = Dư nợ tài khoản 344
3. Dự phòng giảm giá đầu tư = Dư có tài khoản 349
(IX).TSCĐ
1. TSCĐ hữu hình = Dư nợ tài khoản 301 – dư có tài khoản 3051

2. TSCĐ vô hình = Dư nợ tài khoản 302 – dư có tài khoản 3052
3. TSCĐ cho thuê tài chính = Dư nợ tài khoản 303– dư có tài khoản 3053
(X).Tài sản khác = dư nợ tài khoản 38 – dư có tài khoản 31 => Tổng tài sản
= Tổng các khoản mục từ I đến X .
• TK phản ánh nguồn vốn, số dư có được ghi bên nguồn vốn. Bao gồm :
(I).Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước = Dư có tài khoản 401
(II).Tiền gửi và vay tổ chức tín dụng khác
Tiền gửi = dư có tài khoản 411
Tiền vay = dư có tài khoản 415
(III).Tiền gửi của khách hàng = Dư có tài khoản 42
(IV).Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư = dư có tài khoản 441
(V).Chứng chỉ tiền gửi = Dư có tài khoản 43 .
(VI).Các khoản nợ khác = Dư có tài khoản 491
=> Tổng các khoản nợ phải trả = Tổng giá trị các khoản mục từ I đến VI
(VII).Vốn và các quỹ
1. Vốn=vốn điều lệ (dư có TK 601)+vốn đầu tư XDCB (dư có 6022 )
2. Các quỹ dự trữ =Dư có tài khoản 61
3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái =Dư có- dư nợ của tài khoản 63
4. Lợi nhuận chưa phân phối = Dư có tài khoản 69 .
=> Tổng vốn chủ sở hữu = VII
=> Tổng nguồn vốn = Tổng nợ phải trả+ Tổng vốn chủ sở hữu.
Bảng 1:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 3 NĂM
Đơn vị: triệu đồng
STT Tên chỉ tiêu năm năm năm

9
SVTH: MÙI VĂN ANH-TCNH_BK10
GVHD: TS-NGUYỄN HOÀI NAM BÁO CÁO TỔNG QUAN
2010 2011 2012

A Tài sản 164.683 183.735 260.029
I Tiền mặt,vàng bạc,đá quý 134 219 352
II Tiền gửi tại NHNN
III
Tiền vàng gửi tại các TCTD khác và
cho vay các TCTD khác 95 231 38
1
Tiền vàng gửi tại các TCTD khác và
cho vay các TCTD khác 95 231 38
2 Cho vay các TCTD khác
3
Dự phòng rủi ro cho vay các TCTD
khác
IV Chứng khoán kinh doanh
1 Chứng khoán kinh doanh
2
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh
doanh
V
Các công cụ TC phát sinh và các
TSTC khác
VI Cho vay khách hàng 163.984 182.872 259.021
1 Cho vay khách hàng 163.984 182.872 259.021
2 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng
VII Chứng khoán đầu tư
1 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán
2
Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo
hạn
3

Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu

VIII Góp vốn đầu tư dài hạn
1 Đầu tư vào công ty con
2 Vốn góp liên doanh
3 Đầu tư vào công ty liên kết
4 Đầu tư dài hạn
5 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
IX Tài sản cố định 422 365 578
1 Tài sản cố định hữu hình 422 365 578
a Nguyên giá TSCĐ 918 900 1.232
b Hao mòn TSCĐ (495) (534) (654)

10
SVTH: MÙI VĂN ANH-TCNH_BK10
GVHD: TS-NGUYỄN HOÀI NAM BÁO CÁO TỔNG QUAN
2 Tài sản cố định thuê tài chính
a Nguyên giá TSCĐ
b Hao mòn TSCĐ
3 Tài sản cố định vô hình
a Nguyên giá TSCĐ
b Hao mòn TSCĐ
X Bất động sản đầu tư
1 Nguyên giá bất động sản đầu tư
2 Hao mòn bất động sản đầu tư
XI Tài sản có khác 46 46 38
1 Các khoản phải thu 46 44 35
2 Các khoản lãi phí phải thu
3 Tài sản thuế TNDN hoãn lại
4 Tài sản có khác 0,522 2,601 2,971

Trong đó lợi thế thương mại
5
Các khoản dự phòng rủi ro cho các TS
Có nội bảng khác
TỔNG TÀI SẢN CÓ 164.683 183.735 260.029
B
NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ
HỮU 164.683 183.735 260.029
I Các khoản nợ chính phủ và NHNN
II Tiền gửi và vay các TCTD khác
1 Tiền gửi của các TCTD khác
2 Vay các TCTD khác
III Tiền gửi của khách hàng 1.041 2.760 2.917
IV
Các công cụ TC phát sinh và các
khoản nợ TC khác
V
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư,cho vay
TCTD chịu rủi ro 2.846 2.846
VI Phát hành giấy tờ có giá
VII Các khoản nơ khác 154.834 170.559 245.543
1 Các khoản lãi phí phải trả 4,764 2,347
2 Thuế TNDN hoãn lại phải trả
3 Các khoản phải trả và công nơ khác 154.834 170.554 245.540
4 Dự phòng rủi ro khác
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 158.722 176.166 248.460

11
SVTH: MÙI VĂN ANH-TCNH_BK10

×