Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Sử dụng chỉ số CVI (COASTAL VULNERABILITY INDEX) để xác định mức độ dễ bị tổn thương bờ biển phục vụ nghiên cứu xói lở bồi tụ đường bờ vịnh nha trang khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.21 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT
-----------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA CHẤT BIỂN

SỬ DỤNG CHỈ SỐ CVI
(COASTAL VULNERABILITY
INDEX) ĐỂ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ
DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BỜ BIỂN
PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU XĨI LỞ
- BỒI TỤ ĐƯỜNG BỜ VỊNH
NHA TRANG - KHÁNH HỊA

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngơ Trần Thiện Q
SVTH: Bùi Minh Chung
(KHĨA: 2013 – 2017)

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2017


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

LỜI CẢM ƠN



Đề tài khóa luận tốt nghiệp là kết quả của quá trình học tập không ngừng nghỉ
và đã góp phần tổng hợp, ôn lại những kiến thức đã học, đó cũng là cột mốc đánh
dấu kết thúc quá trình học tập, rèn luyện tại trường đại học. Để hoàn thành được
đề tài này em không bao giờ quên được ơn sinh thành của bố, mẹ; công lao dưỡng
dục của các bậc thầy cô; sự giúp đỡ tận tình của các thầy, các anh trong phòng Địa
chất và Địa mạo biển tại Viện Hải Dương Học Nha Trang cũng như sự chia sẻ,
giúp đỡ của bạn bè.
Nhân dịp này con xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ đã sinh thành, nuôi con khôn
lớn và tạo tất cả điều kiện tốt nhất cho con ăn học trong suốt 4 năm qua đại học.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths. Phạm Bá Trung - phòng Địa chất và
Địa mạo biển, Viện Hải Dương Học Nha Trang và Ths. Ngô Trần Thiện Quý –
bộ môn Trầm tích và Địa chất biển, khoa Địa chất, trường Đại học Khoa Học Tự
Nhiên Hồ Chí Minh và là những người thầy luôn luôn tận tình quan tâm và hướng
dẫn em từ những buổi đầu tiên thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, em cũng gửi lời cám
ơn đến tập thể phòng Địa chất – Địa mạo biển, phòng Vật lý biển – Viện Hải
Dương Học Nha Trang đã giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian qua để em có thể hoàn
thành tốt đề tài khóa luận của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Địa chất – trường Đại học
Khoa Học Tự nhiên đã trang bị cho em những kiến thức không thể thiếu làm hành
trang vào cuộc sống sau này.
Cuối cùng xin cám ơn đến tập thể lớp chuyên ngành Địa chất biển nói riêng
và lớp 13DCH nói chung, các bạn là những người luôn sẻ chia và gắn bó với mình
trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 07 năm 2017

BÙI MINH CHUNG



Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

3


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
4


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................ 8
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................ 10
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... 11
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 12
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 12

1.2.

ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI . 14

1.2.1.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 14

1.2.2.

Mục tiêu .................................................................................................... 14

1.2.3.


Nội dung ................................................................................................... 14

2.1.

TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN... 15

2.1.1.

Các nguồn tài liệu ..................................................................................... 15

2.1.2.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 16

2.1.3.

Tiến độ thực hiện ...................................................................................... 17

3.1.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ...................................................... 18

3.1.1.

Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 18

3.1.2.

Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................... 18


PHẦN CHUNG .............................................................................................................. 19
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................... 20
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................. 20
1.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN .................................................................... 20

1.1.1.

Vị trí địa lý ................................................................................................ 20

1.1.3.

Đặc điểm thủy văn .................................................................................... 23

1.1.4.

Đặc điểm hải văn [18] ............................................................................... 23

1.2.

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI [1] .............................................................. 24

1.2.1.

Dân cư ....................................................................................................... 24

1.2.2.

Kinh tế....................................................................................................... 25


1.2.3.

Giao thông................................................................................................. 26

1.2.4.

Hạ tầng cơ sở ............................................................................................ 26

1.2.5.

Các hoạt động ngư nghiệp và hoạt động sử dụng nguồn nước biển ......... 26

1.2.6.

Tài nguyên biển ........................................................................................ 27

CHƯƠNG 2 .................................................................................................................... 29
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC VÀ VÙNG LÂN CẬN ....................................... 29

5


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024
2.1.

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý


Lịch sử nghiên cứu địa chất biển [5] ................................................................ 29

2.1.1.

Khảo sát địa vật lý – địa chất .................................................................... 29

2.1.2.

Các nghiên cứu liên quan đến đặc điểm địa hình, địa mạo....................... 32

2.1.3.

Các nghiên cứu về trầm tích Đệ Tứ. ......................................................... 35

2.2.

Địa tầng [17] .................................................................................................... 37

2.2.1.

Địa tầng trước Đệ tứ ................................................................................. 37

2.2.2.

Địa tầng Đệ tứ ........................................................................................... 37

2.2.3.

Đệ Tứ không phân chia (Q) ...................................................................... 39


2.2.4.

Magma xâm nhập...................................................................................... 39

2.3.

Lịch sử phát triển địa chất địa chất vùng biển Bình Cang – Nha Trang [21] .. 42

PHẦN.............................................................................................................................. 43
CHUYÊN ĐỀCHƯƠNG 3 ............................................................................................. 43
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ........................................................................ 44
CHỈ SỐ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BỜ BIỂN (CVI) ......................................................... 44
3.1.

Giới thiệu.......................................................................................................... 44

3.2.

Cơ sở và nguyên tắc chỉ số CVI ....................................................................... 45

3.2.1.

Địa mạo ..................................................................................................... 49

3.2.2.

Thay đổi đường bờ (bồi tụ/xói lở) ............................................................ 49

3.2.3.


Độ dốc đường bờ ...................................................................................... 50

3.2.4.

Độ cao sóng trung bình ............................................................................. 50

3.2.6.

Tốc độ thay đổi mực nước biển tương đối. ............................................... 51

3.3. Cơ sở và nguyên tắc xây dựng bản đồ chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển
(CVI) vịnh Nha Trang................................................................................................. 53
CHƯƠNG 4 .................................................................................................................... 55
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO ............................................................................... 55
KHU VỰC VỊNH NHA TRANG ................................................................................... 55
4.1.

Đặc điểm hình thái địa hình địa mạo vùng bờ vịnh Nha Trang ....................... 55

4.2.

Độ dốc .............................................................................................................. 65

4.3.

Biến động đường bờ các bãi tự nhiên và nhân tạo. .......................................... 67

4.3.1.

Biến động đường bờ các bãi tự nhiên. ...................................................... 67


4.3.2.

Biến động đường bờ do hoạt động lấn biển .............................................. 76

4.3.3.

Mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo biến số biến động đường bờ. ....... 86

CHƯƠNG 5 .................................................................................................................... 88
ĐẶC ĐIỂM THỦY ĐỘNG LỰC – BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................................ 88
5.1.

Đặc điểm gió, bão, sóng, thủy triều ................................................................. 88

5.1.1.

Gió và bão ................................................................................................. 88

5.1.2.

Sóng [14]................................................................................................... 89
6


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024
5.1.3.

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung

Ths. Ngô Trần Thiện Quý

Thủy triều ................................................................................................ 100

5.2.

Đặc điểm dòng chảy cho hai trường gió mùa điển hình ................................ 103

5.3.

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng khu vực. ................................................ 104

CHƯƠNG 6: XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG (CVI) VỊNH NHA
TRANG ......................................................................................................................... 109
6.1.

Kết quả tính toán ............................................................................................ 109

6.1.1.

Mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) trong mùa gió mùa Đông Bắc. 109

6.1.2.

Mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) trong mùa gió mùa Tây Nam .. 113

KẾT LUẬN................................................................................................................... 116
ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 118


7


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Vị trí khu vực nghiên cứu
Hình 2.1: Bản đồ địa chất khu vực nghiên cứu
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình tính toán chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ
biển(CVI)
Hình 3.2: Thống kê sự phân bố của độ cao sóng
Hình 3.3. Xu thế biến đổi mực nước biển trung bình toàn cầu
Ảnh 4.1. Bờ đá gốc đảo Hòn Tre
Ảnh 4.2. Bờ đá gốc tại mũi Hòn Chồng
Ảnh 4.3. Bãi tắm Nha Trang (trước sân bóng Thanh Niên)
Ảnh 4.4. Bãi tắm Đồng Đế
Ảnh 4.5. Khu vực kè bê tông kiên cố tại công viên Alexandre Yersin
Ảnh 4.6. Khu vực kè kiên cố trên đường Phạm Văn Đồng
Hình 4.1. Bản đồ địa mạo đáy vịnh Nha Trang và lân cận
Hình 4.2. Bản đồ chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo biến số
địa mạo
Hình 4.3. Bản đồ chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo biến số
độ dốc
Hình 4.4. Hiện trạng đường bờ từ 1990 - 2015 tại bãi biển Nha Trang
Hình 4.5. Sơ đồ biến động đường bờ giai đoạn 1990 - 2000 tại biển
Nha Trang

Hình 4.6. Sơ đồ biến động đường bờ giai đoạn 2000 - 2015 tại biển
Nha Trang
Hình 4.7. Ảnh Google Earth chụp ngày 15/3/2015 tại khu vực phía
Nam bãi biển Nha Trang và đường bờ vào năm 1990, 2000 và 2015.
Hình 4.8. Sơ đồ tốc độ biến động đường bờ giai đoạn 2000 – 2017 bãi
tắm Nha Trang
Hình 4.9. Sơ đồ tốc độ biến động đường bờ giai đoạn 2000 – 2017 bãi
tắm Đồng Đế
Ảnh 4.7. Khu vực phía Bắc cảng Vinpearl
Ảnh 4.8. Khu vực phía Nam cảng Vinpearl
Hình 4.10. Khu vực lấn biển khu du lịch Rusalka
Ảnh 4.9. Hoạt động san lấp lấn biển tại khu du lịch Rusalka
Hình 4.11. Khu vực lấn biển tại Đường Đệ, Vĩnh Hòa
Ảnh 4.10. Kè vuông góc với bờ tại khu vực lấn biển Vĩnh Hòa
Hình 4.12. Khu đô thị lấn biển An Viên
Ảnh 4.11. Một góc khu đô thị lấn biển An Viên

8

Trang
21
41
48
50
52
57
57
58
58
59

59
61
64
66
67
69
70
71
73
74
75
75
77
77
79
79
81
81


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

Hình 4.13. Khu vực lấn biển gần Hòn Đỏ
Hình 4.14. Khu vực lấn biển tại Đầm Già
Hình 4.15. Khu vực lấn biển tại Hòn Tằm
Hình 4.16. Sơ đồ biến đổi bờ biển đường bờ năm 1967, đường bờ

8/2015 và các khu vực lấn biển.
Hình 4.17. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo biến số biến
đổi đường bờ
Hình 5.1. Hoa gió trạm Nha Trang (1990 – 2014)
Hình 5.2. Hoa sóng khu vực ngoài khơi vịnh Nha Trang (2005 – 2014)
theo kết quả tính toán từ mô hình WAM
Hình 5.3. Phân bố trường sóng trung bình các tháng mùa gió mùa
Đông Bắc
Hình 5.4. Phân bố trường sóng trung bình các tháng mùa gió mùa Tây
Nam
Hình 5.5. Phân bố trường sóng trung bình tháng 3 khu vực vịnh Nha
Trang
Hình 5.6. Phân bố trường sóng trung bình tháng 8 – vịnh Nha Trang
Hình 5.7. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo biến số sóng
gió mùa Đông Bắc
Hình 5.8. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo biến số sóng
gió mùa Tây Nam
Hình 5.9. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo biến số thủy
triều
Hình 5.10. Bản đồ nguy cơ ngập úng với kịch bản mực nước biển dâng
100cm, tỉnh Khánh Hòa
Hình 5.11. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo biến số tốc độ
mực nước biển dâng tương đối
Hình 6.1. Biểu đồ tích lũy chỉ số mức độ dễ bị tổn thương CVI tháng
gió mùa Đông Bắc
Hình 6.2. Bản đồ chỉ số mức độ dễ bị tổn thương (CVI) tháng gió mùa
Đông Bắc
Hình 6.3. Biểu đồ tích lũy chỉ số mức độ dễ bị tổn thương CVI tháng
gió mùa Tây Nam
Hình 6.4. Bản đồ chỉ số mức độ dễ bị tổn thương (CVI) tháng gió mùa

Tây Nam

9

82
83
84
85
87
88
89
93
94
95
96
99
99
102
103
108
110
111
113
114


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung

Ths. Ngô Trần Thiện Quý

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1: Các ảnh viễn thám tại khu vực nghiên cứu bãi tắm Nha Trang
và bãi tắm Đồng Đế.

15

Bảng 2: Tóm tắt các bước xử lý ảnh, xác định đường bờ bằng công cụ
Landsat Toolbox
Bảng 3.1: Phân loại các biến số của chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ

17

biển

48

Bảng 3.2: Phân loại mức độ dễ bị tổn thương bờ biển

54

Bảng 4.1. Bảng phân loại và tính điểm trọng số cho biến số địa mạo
63

vịnh Nha Trang
Bảng 4.2: Các bước tính toán mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo độ

65


dốc.
Bảng 4.3. Kết quả đánh giá biến đổi bờ, bãi tắm khu vực Nha Trang cho

68

từng giai đoạn
Bảng 5.1: Các đặc trưng sóng trung bình tại các vị trí trong vịnh Nha

92

Trang
Bảng 5.2. Phân loại và tính điểm trọng số cho biến số độ cao sóng trung
bình khu vực Nha Trang trong 2 mùa gió điển Đông Bắc và Tây Nam

97

Bảng 5.3. Thống kê mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo biến số độ
cao sóng trung bình tháng gió mùa Đông Bắc vịnh Nha Trang.

98

Bảng 5.4. Thống kê mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo biến số độ
cao sóng trung bình tháng gió mùa Tây Nam vịnh Nha Trang.
Bảng 5.5. Nguy cơ ngập đối với tỉnh Khánh Hòa

98
105

Bảng 6.1. Chiều dài (km) và tỷ lệ (%) các mức độ dễ bị tổn thương bờ

biển vịnh Nha Trang gió mùa Đông Bắc.

110

Bảng 6.2. Chiều dài (km) và tỷ lệ (%) các mức độ dễ bị tổn thương bờ
biển vịnh Nha Trang gió mùa Tây Nam

10

113


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CVI – Coastal Vulnerability Index
CSoVI – Coastal Social Vulnerability Index
DSAS - Digital Shoreline Analysis System
DEM – Digital Elevation Model
ĐCTV – Địa chất thủy văn
E: East
ENE: East North East
ESE: East South East
GIS – Geographic Information System
IPCC - Intergovernmental Panel on Climate Change
KHCN – Khoa học công nghệ

N: North
NDVI – Normalized Difference Vegetation Index
NE: North East
NNE: North North East
PGS.TS – Phó giáo sư, tiến sỹ
RSL – Relative sea level
SE: South East
SoVI – Social Vulnerability Index
SSE: South South East
SW: South West
UBND - Ủy ban Nhân dân
USGS – United States Geological Survey

11


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

LỜI MỞ ĐẦU


1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Vịnh Nha Trang nằm phía Đông thành phố Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa

với tổng diện tích 249,65km2 và được đánh giá là một trong 29 vịnh biển đẹp nhất
trên thế giới. Trong đó, diện tích mặt biển: 211,85km2 và diện tích các đảo trong
vịnh: 37,80km2, đường bờ biển (kể cả các đảo) dài khoảng hơn 107km. Vịnh Nha
Trang nằm trong vòng cung bờ biển thành phố Nha Trang, phía Bắc giáp Bãi Tiên,
phía Đông tiếp giáp với vùng lãnh hải Việt Nam và phía Nam giáp mũi Cù Hin –
là ranh giới của vịnh Nha Trang và cửa ngõ phía Bắc vào vịnh Nha Trang (2466/
QĐ – UBND Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, 2011). Vịnh Nha Trang với lợi thế
về vị trí địa lý và có tiềm lực kinh tế phát triển, đã được xác định là một trong
những trung tâm kinh tế, du lịch lớn, có vai trò quan trọng tạo động lực thúc đẩy
phát triển chung của cả nước, đặc biệt là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Vịnh
Nha Trang sở hữu tài nguyên vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế, du lịch,
giao thông vận tải. Do đó, những vấn đề nghiên cứu cơ bản về đặc điểm địa chất,
địa mạo, xu thế biến động đường bờ trong khu vực cần được quan tâm đúng mức
nhằm đưa ra những giải pháp quản lý tổng hợp đới bờ biển một cách hợp lý và bền
vững.
Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21. Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình
năm đã tăng khoảng 0,5 – 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm [2]. Theo
kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Bộ Tài Nguyên và Môi trường
năm 2016, nếu mực nước biển dâng 100cm, khoảng 1,49% diện tích tỉnh Khánh
Hòa có nguy cơ bị ngập. Trong đó, thành phố Nha Trang (2,27% diện tích), thành
phố Cam Ranh (4,27% diện tích), Vạn Ninh (3,59% diện tích) có nguy cơ ngập
cao [2]. Vùng bờ biển luôn là đối tượng nhạy cảm nhất với những thay đổi kể cả
với các hợp phần trong một đới bờ biển, đồng thời từ các điều kiện từ bên ngoài
như biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Điều này cũng dẫn đến địa hình bờ biển
rất dễ bị tổn thương do mực nước biển dâng. Chính vì vậy, trong những năm gần

12



Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

đây, các nhà khoa học đã đưa ra các mô hình đánh giá khả năng dễ bị tổn thương
bờ biển do mực nước biển dâng được gọi là chỉ số dễ bị tổn thương bờ biển (CVI
– Coastal Vulnerability Index), Thieler – Klose [33] và Ozyurt và Ergin. Ozyurt
và Ergin cho rằng, đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của bờ biển là một công cụ
được các nhà nghiên cứu bờ biển sử dụng để làm sáng tỏ nhiều vấn đề cần thiết
cho quản lý đới bờ cả ở hiện tại và trong tương lai. Flather và Williams đã nghiên
cứu sự thay đổi của thủy triều, sóng bão và mực nước đã ảnh hưởng từ sự thay đổi
mực nước biển, trong khi Nicholls và Tol đã phân tích yếu tố kinh tế - xã hội ảnh
hưởng mực nước biển dâng. Phương pháp chỉ số CVI đã được phát triển bởi
Gornitz, nnk (1990). Những biến số được xác định tại thời điểm đó là: địa hình
(relief), loại đá (rock type), cảnh quan (landform), dịch chuyển kiến tạo thẳng đứng
(vertical tectonic movement), thay đổi đường bờ, mực triều trung bình và độ cao
sóng trung bình. Sau đó chỉ số CVI lại được điều chỉnh bởi Gornitz, nnk (1994)
bao gồm 7 biến số vật lý thuộc biển/đất liền và 6 biến số thuộc yếu tố khí hậu. Có
rất nhiều thay đổi đối với biến số của chỉ số CVI. Tổ chức United States Geological
Survey (USGS) đã sử dụng chỉ số CVI cho việc đánh giá mức độ dễ bị tổn thương
khu vực bờ biển trên toàn khu vực bờ biển của Mỹ (United States) (Thieler, 2000,
Thieler and Hammer-Klose, 1999, 2000). Một vài quốc gia phát triển đã sử dụng
phương pháp đánh giá tổn thương bờ biển như: Canada (Shaw et al., 1998),
Australia (Abuodha &Woodroffe, 2006), Spain (Ojeda – Zujaret et al., 2008),
Greece (Alexandrakis et al., 2009), Turkey (Ozyurt & Ergin, 2010), and India
(Kumar et al., 2008; Wahyudi et al., 2009; Rositasari et al., 2011; Kasim, 2011).
[33]
Tại Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu dựa trên chỉ số CVI để xác

định mức độ dễ bị tổn thương bờ biển như công trình nghiên cứu của PGS.TS Vũ
Văn Phái, nnk, 2011 đã sử dụng chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển để nghiên
cứu biến đổi bờ biển tỉnh Bình Thuận [25]. Ngoài ra, đề tài: Nghiên cứu biến động
đường bờ biển phục vụ quản lý tai biến xói lở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – luận văn
thạc sỹ của Bùi Quang Dũng, năm 2012 cũng đã áp dụng chỉ số tổn thương CVI
để nghiên cứu mức độ dễ bị tổn thương bờ biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ những
nghiên cứu trên, áp dụng và xác định được nguy cơ của mực nước biển dâng lên
13


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

khu vực đới bờ và trên những đảo trong vịnh Nha Trang bằng phương pháp này là
cần thiết và mới để nghiên cứu mức độ dễ bị tổn thương bờ biển trong khu vực đới
bờ với phương pháp sử dụng kết hợp giữa chỉ số CVI và GIS. Trên cơ sở đó, “Sử
dụng chỉ số CVI (Coastal Velnerability Index) để đánh giá sơ bộ mức độ dễ bị
tổn thương bờ biển phục vụ nghiên cứu xói lở - bồi tụ đường bờ biển vịnh Nha
Trang – Khánh Hòa” dưới tác động của mực nước biển dâng được thực hiện với
mục đích thành lập bản đồ và phân tích mức độ dễ bị tổn thương bờ biển theo từng
cấp độ của bờ biển vịnh Nha Trang dựa trên các yếu tố: địa mạo, tốc độ biến động
đường bờ, độ dốc bờ, tốc độ thay đổi mực nước biển dâng tương đối, độ cao sóng
trung bình và độ cao triều trung bình để phục vụ cho nghiên cứu xói lở, bồi tụ và
quản lý đới bờ trong khu vực. Sau đó, kết hợp với những ứng dụng của công nghệ
GIS trong quản lý bờ biển để phát triển hợp lý, bền vững khu vực vịnh Nha Trang
hiện tại và trong tương lai.
1.2. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Đới bờ biển thuộc khu vực vịnh Nha Trang.

1.2.2. Mục tiêu
-

Xác định mức độ dễ bị tổn thương bờ biển vịnh Nha Trang.

1.2.3. Nội dung
Để đạt được mục tiêu, quá trình nghiên cứu thực hiện các nội dung sau:
-

Đặc điểm địa hình địa mạo đới bờ vịnh Nha Trang (xác định các yếu tố
địa mạo, độ dốc của bờ).

-

Tốc độ biến đổi đường bờ biển vịnh Nha Trang (xói lở hay bồi tụ).

-

Yếu tố thủy động lực trong vịnh Nha Trang (độ cao trung bình thủy triều,
độ cao sóng trung bình, tốc độ thay đổi mực nước biển tương đối).

-

Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc tính toán chỉ số CVI.


-

Thành lập bản đồ chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) trong
khu vực vịnh Nha Trang – Khánh Hòa.

14


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

2.1. TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
2.1.1. Các nguồn tài liệu
Các tài liệu được sử dụng trong báo cáo này bao gồm các loại bản đồ có

-

liên quan như: bản đồ địa hình đáy vịnh Nha Trang và lân cận tỷ lệ
1/50.000; bản đồ địa mạo đáy vịnh Nha Trang và lân cận tỷ lệ 1/50.000
do phòng Địa chất và địa mạo biển – Viện Hải dương học thành lập vào
năm 2015.
Đã sử dụng các kết quả tính toán đặc trưng của trường sóng trong vịnh

-

Nha Trang bằng mô hình MIKE-21 do phòng Vật lý biển – Viện Hải
dương học thành lập năm 2015. Ngoài ra, báo cáo cũng sử dụng số liệu

thủy triều được tính toán trong khu vực vịnh Nha Trang từ bảng thủy
triều của khu vực, số liệu tốc độ tăng mực nước biển được lấy từ kết quả
tính toán qua vệ tinh trong khu vực Biển Đông theo Kịch bản biển đổi
khí hậu năm 2016 của Bộ Tài nguyên và môi trường.
Đã sử dụng kết quả tính toán biến động đường bờ khu vực bãi Nha Trang

-

trong giai đoạn năm 2000 – 2015 do phòng Địa chất và Địa mạo biển –
Viện Hải dương học Nha Trang thành lập vào năm 2016.
Tài liệu các ảnh viễn thám bao gồm: ảnh Lansat-7, ETM chụp ngày

-

14/04/2000 có độ phân giải 30m, kênh toàn sắc có độ phân giải 15m; ảnh
Landsat_8, OLI/TIS C1 Level-1 chụp trong các ngày 23/09/2015, ngày
18/04/2016, ngày 21/04/2017 có độ phân giải 30m, kênh toàn sắc có độ
phân giải 15m. [41]
Bảng 1: Các ảnh viễn thám tại khu vực nghiên cứu bãi tắm Nha Trang và bãi tắm
Đồng Đế.
TT

Độ phân

Loại ảnh

giải (m)

Ngày chụp


Giờ chụp

1

Landsat_7, ETM

15

14/04/2000

09:54’ AM

2

Landsat_8, OLI-TIRS_C1_Level 1

15

23/09/2015

10:01’ AM

3

Landsat_8, OLI-TIRS_C1_Level 1

15

18/04/2016


03:00’ AM

4

Landsat_8, OLI-TIRS_C1_Level 1

15

21/04/2017

03:00’ AM

15


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2.1.

Phương pháp sử dụng chỉ số CVI tính toán mức độ dễ bị tổn
thương bờ biển

Xác định và thu thập tài liệu, số liệu tương ứng với 6 biến số trong công thức
tính chỉ số CVI: địa mạo (a); tốc độ biến động đường bờ (m/năm) (b); độ dốc của
bờ (%) (c); tốc độ thay đổi mực nước biển tương đối (mm/năm) (d); độ cao sóng

trung bình (m) (e); và độ cao thủy triều trung bình (m) (f) tại khu vực vịnh Nha
Trang – Khánh Hòa. Sau đó, tính toán chỉ số theo công thức:
CVI = √(𝑎 ∗ 𝑏 ∗ 𝑐 ∗ 𝑑 ∗ 𝑒 ∗ 𝑓)/6
2.1.2.2.

Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu

Thu thập các tài liệu liên quan đến phương pháp chỉ số mức độ dễ bị tổn
thương bờ biển (CVI) trong nước và quốc tế cũng như những tài liệu về khu vực
vịnh Nha Trang bao gồm tài liệu nghiên cứu, bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản
đồ địa mạo, các báo cáo đo vẽ bản đồ, dữ liệu ảnh viễn thám qua các thời kỳ, mức
độ thay đổi mực nước biển của khu vực nghiên cứu.
2.1.2.3.

Phương pháp tổng hợp tài liệu, xử lý số liệu

Phân tích và xử lý những tài liệu có trước về các yếu tố địa hình, địa mạo,
yếu tố thủy động lực khu vực từ đó thành lập bản đồ chỉ số mức độ dễ bị tổn thương
bờ biển vịnh Nha Trang do mực nước biển dâng.
2.1.2.4.

Phương pháp viễn thám và GIS

Trong phương pháp này sử dụng các ảnh viễn thám (Lansat ETM, OLITIRS), các loại bản đồ và các phần mềm GIS (Mapinfo, Envi, ArcGIS…) để nắn
chỉnh hình học, tính toán tốc độ biến động đường bờ bãi biển Nha Trang và thành
lập sơ đồ tốc độ biến động đường bờ khu vực nghiên cứu. Ảnh viễn thám được tải
về đã tiến hành nắn chỉnh hình học bằng phần mềm Envi. Sau đó, sử dụng công cụ
Lansat Toolbox trong ArcGIS để giải đoán đường bờ khu vực nghiên cứu [27] [29]
[32] [36] [43]. Trong phạm vi nghiên cứu này đã bỏ qua việc hiệu chỉnh đường bờ
với mực thủy triều tại khu vực, sử dụng mô-dun DSAS [39] tính toán được biến

động đường bờ biển tại khu vực nghiên cứu bãi tắm Nha Trang và bãi tắm Đồng

16


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

Đế. Các bước xử lý ảnh, xác định đường bờ bằng công cụ Landsat Toolbox trong
phần mềm ArcGIS được trình bày tóm tắt trong bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Tóm tắt các bước xử lý ảnh, xác định đường bờ bằng công cụ Landsat
Toolbox [7]
Tên bước

STT

Nội dung xử lý
Download dữ liệu ảnh Landsat từ trang

Tải và giải nén dữ liệu

1

2

U.S Geological Survey. [41]


Cắt vùng nghiên cứu từ ảnh vệ

Cắt ảnh vệ tinh vùng nghiên cứu bãi tắm

tinh đã được nắn chỉnh trước

Nha Trang và bãi tắm Đồng Đế qua các

bằng Envi

năm 2000, 2015, 2016, 2017.
Phân tích độ sáng nhất, tối nhất, độ ẩm ướt

Phân tích ánh sáng, độ ẩm

3

từ các band ảnh.

Tính toán chỉ số thực vật

Tính toán chỉ số thực vật trên vùng ảnh đã

(NDVI)

cắt.

5

Tạo cấp cho đất và nước


Phân cấp ảnh ra làm 10 cấp.

6

Phân loại đất và nước

Phân cấp lại cho hai cấp đất và nước.

7

Tạo đường bờ

Xác định đường bờ từ hai cấp đất và nước.

4

Kiểm tra lại độ chính xác của kết quả phân

Kiểm tra lại và hiệu chỉnh

8

tích. Sửa lại kết quả phân tích nếu có sai

đường bờ

lệch giữa đường bờ bà ảnh.

2.1.3. Tiến độ thực hiện

-

Tháng 03 – 04/2017: Tổng quan tài liệu.

-

Tháng 04 – 05/2017: Phân tích, xử lý số liệu, vẽ các sơ đồ, bản đồ.

-

Tháng 05 – 06/2017: Viết báo cáo tổng kết.

-

Tháng 07/2017: Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài.

17


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

3.1.

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.1. Ý nghĩa khoa học

-

Xác định mức độ dễ bị tổn thương bờ biển vịnh Nha Trang do mực nước
biển dâng.
3.1.2. Ý nghĩa thực tiễn

-

Phục vụ công tác nghiên cứu xói lở, bồi tụ bờ biển khu vực vịnh Nha Trang.

-

Bổ sung tài liệu nghiên cứu bờ biển vịnh Nha Trang trong việc quản lý tổng
hợp bờ biể n trong hiện tại và cả tương lai.

18


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

PHẦN CHUNG

19


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

1.1.1. Vị trí địa lý
Vịnh Nha Trang kéo dài từ Bãi Tiên đến Sông Lô và từ bờ ra đảo Hòn Dung.
Đảo Hòn Lớn (Hòn Tre) là đảo lớn nhất, án ngữ phía Đông vịnh. Phía Đông Nam
vịnh là một số đảo nhỏ nằm rải rác tạo thành một vành đai chắn sóng hướng Đông
và Đông Nam (tổng cộng là 19 đảo). Chiều dài (song song dọc bờ) vào khoảng 16
km, chiều rộng (vuông góc với bờ) xấp xỉ 13 km. Vịnh thông với biển ngoài bằng
2 cửa: cửa chính phía Đông Bắc, cửa nhỏ hơn phía Đông Nam [7]. Cách thành phố
Hồ Chí Minh 400km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A và có tọa độ trong hệ
lưới chiếu VN2000 – WGS84 zone 49 nằm trong giới hạn tọa độ: kinh độ khoảng
304 000 đến 323 000 và vĩ độ trong khoảng 1 361 000 đến 1 345 000 (hình 1.1).

20


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý


Hình 1.1. Vị trí khu vực nghiên cứu

21


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

1.1.2. Đặc điểm khí hậu [1]
Nha Trang có khí hậu nhiệt đới xavan chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương.
Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa; so với các vùng phía Bắc thì mùa đông ít
lạnh hơn, mùa khô nóng kéo dài hơn; so với các vùng phía Nam thì mùa mưa muộn
hơn. Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 8, trong mùa khô xuất hiện
thời kỳ mưa tiểu mãn vào khoảng trung tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 6. Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào trung tuần tháng 12, tập trung vào hai tháng
10 và 11, lượng mưa các tháng này thường chiếm trên 50% tổng lượng mưa trong
năm. Những đặc trưng chủ yếu của khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ cao đều quanh
năm (250 – 260), sự phân mùa khá rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng
của bão.
-

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 26,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất
vào các tháng 5, 6, 7, 8. Nhiệt độ cao tuyệt đối năm là 37,40C, nhiệt độ thấp
nhất vào các tháng 12, tháng 1 và 2 năm sau (15,80C). Tổng nhiệt độ năm
khoảng 9 600 – 9 7000C và ít biến đổi.


-

Nắng: tổng số giờ nắng trung bình năm là 2 570 giờ. Về mùa khô, số giờ
nắng cao hơn mùa mưa, trung bình tháng từ 220 – 280 giờ, mỗi ngày trung
bình có từ 7 – 9 giờ. Vào mùa mưa, trung bình tháng có từ 150 – 210 giờ
nắng, mỗi ngày có trung bình 5 – 7 giờ.

-

Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 79%. Tháng có độ ẩm cao
nhất là tháng 10 với 83%, độ ẩm thấp nhất trong năm là 33%.

-

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 1 356 mm. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 dương lịch, lượng mưa chiếm gần 80%
lượng mưa cả năm (1 025 mm). Khoảng 10 – 20% số năm mùa mưa bắt đầu
từ tháng 7, 8 hoặc kết thúc sớm vào tháng 11.

-

Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm ở Nha Trang là 1 431 mm/năm. Tổng
lượng bốc hơi trung bình nhiều năm dao động từ 1 000 – 1 100 mm/năm.
Trong 3 tháng (từ tháng 6 – 8), mỗi tháng lượng bốc hơi đạt tới 120 – 150
mm, vượt quá lượng mưa các tháng này. Thời kỳ bốc hơi ít nhất là các tháng
mùa mưa từ tháng 10 – 12, lượng bốc hơi chỉ khoảng 60 – 80mm.
22


Khóa luận tốt nghiệp

SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

-

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

Gió: Gió là một trong những nhân tố khí hậu quan trọng nhất, phản ánh các
điều kiện hoàn lưu khí quyển và tác động nhiều đến thiên nhiên. Chế độ gió
ở Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung là sự luân chuyển các
hướng gió theo hai mùa trong năm rất rõ rệt. Mùa đông chịu ảnh hưởng của
tín phong Đông Bắc, với không khí thịnh hành là nhiệt đới Thái Bình Dương.
Gió mùa mùa hạ đến theo hai luồng: một luồng từ phía Tây, Tây Nam thổi
tới qua các dãy núi Campuchia và Hạ Lào đã đem lại thời tiết khô nóng trong
các tháng mùa hạ, thường gọi là gió Tây khô nóng. Luồng thứ hai là một phần
của tín phong nam bán cầu thổi đến theo hướng Nam hoặc Đông Nam, sau
khi trải qua quãng đường dài trên biển, luồng không khí này đã đem lại thời
tiết mát mẻ hơn vào các tháng cuối mùa hạ.
1.1.3. Đặc điểm thủy văn

-

Lượng nước ngọt đổ vào vịnh Nha Trang chủ yếu từ hai con sông là sông Cái
và sông Quán Trường với lưu lượng trung bình 2 226 km3/năm nhưng tập
trung chủ yếu từ tháng 10 đến tháng 12 chiếm 63,4%. [3]

-

Sông Cái Nha Trang: là sông lớn nhất tỉnh Khánh Hòa có diện tích lưu vực
2 000 km2. Sông có chiều dài 75km, bắt nguồn từ đỉnh Chư Tgo cao 1475m.

Đoạn hạ lưu thuộc địa phận thành phố Nha Trang có chiều dài khoảng 10km,
chảy qua các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, phường
Ngọc Hiệp, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vĩnh Phước và
đổ ra biển. Lưu lượng nước bình quân: Q0=55,70m3/s; lưu lượng nước mùa
kiệt: Qk = 7,32m3/s. Sông Cái Nha Trang là nguồn cung cấp nước chủ yếu
cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và cho sản xuất công nghiệp, du lịch,
dịch vụ, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt dân cư (thành phố Nha Trang).

-

Sông Quán Trường: có chiều dài 15km, chảy qua địa phận các xã Vĩnh
Trung, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thái, Phước Đồng. Sông chia thành 2 nhánh: nhánh
phía Đông có chiều dài 9km (nhánh chính) và nhánh phía Tây (nhánh phụ)
dài 6km. Lưu lượng nước bình quân Q0 = 20,40m3/s; lưu lượng nước mùa
kiệt: Qk= 2,90 m3/s [1].
1.1.4. Đặc điểm hải văn [18]
23


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

Sóng: Sóng có hai hướng chính ứng với hai mùa gió Đông Bắc và Tây Nam

-

[4]. Sóng Đông Bắc phát triển vào các tháng 10, 11, 12, 1, 2 và 3, sóng Tây

Nam phát triển vào các tháng 6, 7, 8 và 9. Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc
thì khu vực ngoài khơi vịnh Nha Trang có sóng tác động mạnh. Nhìn chung,
sóng trong vịnh chịu ảnh hưởng sâu sắc của sóng vùng biển ven bờ Nam
Trung Bộ.
Thủy triều: Thủy triều vịnh Nha Trang chủ yếu là nhật triều. Trong năm,

-

các tháng 11, 12, 1, 2 luôn luôn xuất hiện cực đại mực nước và các tháng 6,
7, 8 luôn xuất hiện cực tiểu mực nước, vì ngoài các lực tạo triều, dao động
mực nước ven bờ còn do tác động của các quá trình dâng, rút mực nước từ
các trường gió mùa và bão. Thời gian triều lên thường kéo dài hơn thời gian
triều rút.
Dòng chảy biển: trong vịnh Nha Trang, vùng sát bờ còn chịu tác động của

-

dòng chảy do sóng tạo ra và dòng chảy sông. Còn ở vùng ven bờ từ độ sâu
lớn hơn 5m nước trở ra, dòng chảy có sự khác biệt theo mùa: vào mùa gió
Đông Bắc, dòng chảy cả tầng mặt và ở tầng sâu 5m đều có hướng chủ đạo là
Đông Bắc – Tây Nam và chuyển hướng Tây Bắc – Đông Nam chảy xuống
phía Nam tại Mũi Chụtt với tốc độ từ 30 – 50cm/s, còn vào mùa gió Tây
Nam, dòng chảy có hướng chủ đạo là Tây Nam – Đông Bắc và tốc độ có giá
trị nhỏ hơn (khoảng 30 – 40cm/s trên mặt, giảm xuống khoảng 20 – 30cm/s
ở tầng sâu 5m) (Trần Văn Chung, 2014) [20]. Đặc điểm dòng chảy ven bờ
vịnh Nha Trang chủ yếu phụ thuộc vào từng đợt gió mùa, hơn 50% tốc độ
dòng chảy nằm trong khoảng 10 – 20cm/s, còn lại là phân bố trong khoảng 0
÷ 10cm/s. Chính chế độ gió và địa hình với nhiều đảo nhỏ đã tạo nên sự phân
hóa dòng chảy phức tạp trong khu vực vịnh Nha Trang đặc biệt là hình thành
các xoáy nhỏ, quy mô và vị trí tương đối của xoáy này thay đổi theo mùa phụ

thuộc vào chế độ gió trong vùng vịnh [3].
1.2.

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI [1]

1.2.1. Dân cư

24


Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Bùi Minh Chung - 1316024

GVHD: Ths. Phạm Bá Trung
Ths. Ngô Trần Thiện Quý

Năm 2010, dân số trung bình toàn thành phố có 394 455 người, trong đó dân
số thành thị chiếm 74,6%, dân số nông thôn chiếm 25,4%. Mật độ dân số trung
bình toàn thành phố là 1 562 người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ
yếu ở các phường nội thành, ven biển và ven các trục đường giao thông. Nơi có
mật độ dân cư cao chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố các phường
Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phước Tân, Phước Tiến, Tân Lập; khu vực có mật độ thấp
là các phường Vĩnh Nguyên, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hải, Ngọc Hiệp; một số xã ngoại đô
như Vĩnh Lương, Phước Đồng, mật độ chỉ có khoảng 320 – 370 người/km2
1.2.2. Kinh tế
Thời gian qua, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động và tình hình
trong nước, trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của Trung ương
và của Tỉnh cùng với sự nỗ lực của toàn Đảng, các cấp chính quyền và toàn thể
nhân dân, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Nha Trang vẫn đạt
được nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương đối

cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng kinh tế đô thị, tăng nhanh tỷ
trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp; là địa phương tự cân đối được ngân sách
và có đóng góp cho tỉnh. Đặc biệt kết cấu hạ tầng đô thị được cải thiện đạt tiêu chí
nâng cấp Nha Trang trở thành đô thị loại I. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân được nâng cao hơn. Quốc phòng được tăng cường, anh ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn.
Hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, du lịch đã và đang tiếp tục phát
triển và phát huy hiệu quả. Nha Trang là đầu mối giao thương hàng hóa của cả
tỉnh, là điểm mua sắm hấp dẫn thu hút du khách thập phương, khách quốc tế; là
trung tâm khai thác, chế biến thủy hải sản lớn, sản lượng thủy hải sản của thành
phố chiếm 41,7% tổng sản lượng toàn tỉnh; là trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá.
Nha Trang còn là địa bàn thu hút dân cư và lao động từ các địa phương trong tỉnh
và vùng lân cận đến học tập, nghiên cứu, làm việc. Nha Trang luôn phát huy thế
mạnh là đầu tàu trong phát triển các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, thể
thao v.v. Nha Trang đã và đang phát huy tốt vai trò là trung tâm tỉnh lỵ, có tác

25


×