Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THÔNG QUA SỬ DỤNG CHỈ SỐ SINH HỌC EPT potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.84 KB, 11 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 197-207

197




BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Ở VƯỜN
QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THÔNG QUA SỬ DỤNG
CHỈ SỐ SINH HỌC EPT
Hoàng Đình Trung, Lê Trọng Sơn
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Tóm tắt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng ấu trùng côn trùng ở nước (aquatic
insect) của ba bộ (Phù du, Cánh lông, Cánh úp) làm chỉ thị sinh học để đánh giá chất lượng
nước mặt ở 08 điểm trên các thủy vực chính vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế
thông qua chỉ số sinh học EPT. Kết quả cho thấy, chất lượng môi trường nước mặt tại đây
từ tốt đến rất tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ; phù hợp với việc đánh giá chất lượng
nước mặt thông qua phân tích các chỉ tiêu hóa học. Nghiên cứu còn cho thấy chỉ số EPT và
các thông số DO, COD tồn tại mối tương quan tuyến tính. Các hệ số tương quan và hệ số
hồi quy đều tồn tại với độ tin cậy 95%. Tương quan giữa EPT với DO là tương quan âm,
còn tương quan giữa EPT với hoặc COD là tương quan dương. Tương quan giữa biến phụ
thuộc EPT với 1 biến độc lập (DO và COD) thì giữa EPT với DO tồn tại mối tương quan
chặt nhất, thể hiện qua hệ số tương quan R lớn nhất.

1. Mở đầu
Việc nghiên cứu côn trùng nước ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và
các thủy vực khác ở Việt Nam mới được tiến hành trong 10 năm trở lại đây, các nghiên
cứu thường tập trung xây dựng danh lục loài ở một họ hay một bộ riêng lẻ. Đặc điểm sinh
học, sinh thái và vai trò thực tiễn của côn trùng ở nước còn ít được quan tâm nghiên cứu
và đề cập. Cho đến nay, đã có một vài công bố về côn trùng ở nước tại vườn quốc gia


Bạch Mã của Nguyễn Văn Vịnh (2005) về Phù du; Cao Thị Kim Thu (2005) về Cánh úp
[12]. Tuy vậy, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức điều tra sơ bộ, chưa được tiến hành
liên tục trên toàn bộ vùng nên thành phần loài là dẫn liệu bước đầu. Nghiên cứu ảnh
hưởng của môi trường đến tính đa dạng, vai trò sử dụng côn trùng nước như là vật chỉ thị
môi trường hầu như chưa được tiến hành. Hơn nữa, ảnh hưởng của việc thay đổi môi
trường đến quần thể các loài động vật có xương sống thường rất lâu mới nhận biết được
và khó nhận thấy hơn so với các loài động vật không xương sống (T. T. Struhsaker,
1997) [9]. Động vật không xương sống, trong đó có côn trùng ở nước hiện là đối tượng
được nghiên cứu sâu rộng trên thế giới, đặc biệt về sự đa dạng sinh học, vai trò làm sinh
vật chỉ thị đánh giá chất lượng môi trường nước, cũng như phục hồi các hệ sinh thái. Ấu
trùng côn trùng nước rất nhạy cảm với sự biến đổi của môi trường nước. Chính vì mối
198 Bước đầu đánh giá chất lượng môi trường nước mặt…
liên hệ này đã làm cho côn trùng ở nước và các động vật không xương sống cỡ lớn khác
trở thành sinh vật chỉ thị sinh học cho các yếu tố môi trường nước. Giám sát biến động
quần thể các loài sinh vật chỉ thị theo thời gian sẽ cho phép nắm được tình trạng thay đổi
của loài, từ đó có thể dự báo về xu hướng biến đổi của môi trường cũng như nguyên nhân
của sự thay đổi đó để có thể đề ra các giải pháp nhằm bảo tồn hệ sinh thái và môi trường.
Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu bước đầu về áp dụng chỉ số sinh học EPT
để đánh giá chất lượng nước mặt vườn quốc gia Bạch Mã từ tháng 6/2009 đến tháng 10/2011.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là thành phần loài ấu trùng côn trùng ở nước thuộc ba bộ
(Phù du, Cánh lông, Cánh úp) ở vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế. Quá trình
nghiên cứu được thực hiện trên các hệ thống suối chính của Bạch Mã, từ vùng đệm cho
tới đỉnh, tương ứng với 8 điểm lấy mẫu. Các mặt cắt và điểm lấy mẫu được lựa chọn
trên bản đồ địa hình của Bạch Mã sao cho có thể thu được các đại diện cho vùng lấy
mẫu và tuân thủ đúng theo quy trình, quy phạm điều tra cơ bản của UBKHKT, nay là
Bộ KH&CN ban hành 1981.
Bảng 1. Các điểm thu mẫu côn trùng ở nước vùng Bạch Mã
Stt


Địa điểm thu
mẫu
Đặc điểm thủy vực

hiệu

1 Núi Tranh
Chiều rộng suối 18 - 45m, chiều rộng dòng chảy 3-
7m. Nền suối dạng cát, bùn có lẫn cuội sỏi lớn. Độ
che phủ khoảng 40%.
M1
2 Khe Đá Dựng
Chiều rộng suối 5-13m, chiều rộng dòng chảy 3-6m.
Nền suối dạng cát và sỏi. Độ che phủ khoảng 65%.
M2
3
Khe Tà Lu, Nam
Đông
Chiều rộng suối 20 - 35m, chiều rộng dòng chảy 8-
13m. Nền suối dạng sỏi và đá cuội lớn. Độ che phủ
khoảng 80%.
M3
4
Khe Trường, Nam
Đông
Chiều rộng suối 17-40m, chiều rộng dòng chảy 11-
15m. Nền suối dạng sỏi và đá cuội lớn. Độ che phủ
khoảng 75%.
M4

5 Thác Trĩ Sao
Chiều rộng suối 15-30m, chiều rộng dòng chảy 5-
9m. Nền suối có nhiều đá tảng lớn, đá cuội lớn. Độ
che phủ khoảng 90%.
M5
6 Thác Bạc
- Chiều rộng suối 7-18 m, chiều rộng dòng chảy 3-
7m. Nền đáy suối chủ yếu là đá cuội nhỏ xen kẽ
nhiều các tảng đá lớn. Độ che phủ khoảng 90%. Suối
M6
HOÀNG ĐÌNH TRUNG, LÊ TRỌNG SƠN 199
có địa hình không bằng phẳng với các ghềnh thác
lớn nhỏ.
7 Suối Đỗ Quyên
Chiều rộng suối 5-12m, chiều rộng dòng chảy 3-5m.
Nền đáy của suối là đá cuội cỡ nhỏ và trung bình.
Lòng suối có một số đá tảng cỡ trung bình. Độ che
phủ khoảng 95%.
M7
8 Thác Ngũ Hồ
Chiều rộng suối 9-21m, chiều rộng dòng chảy 5-8m.
Lòng suối có nhiều đá tảng lớn và trung bình. Suối có
độ dốc lớn, nước chảy mạnh. Độ che phủ khoảng 97%.

M8
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Mẫu vật ngoài tự nhiên được thu thập theo phương pháp điều tra côn trùng nước
của W. P. McCafferty (1981) [5] và Jr., G. F. Edmunds et al. (1976) [2]. Mẫu được thu
bằng vợt cầm tay (kích thước mắt lưới 1mm) và vợt surber (50cm x 50cm, kích thước

mắt lưới 0,2mm). Ở nơi có nhiều bụi cây thủy sinh dùng vợt sục vào các bụi cây và rễ cây
ven bờ suối, ở nơi mức nước cạn thì nhấc đá lên và bắt mẫu bám phía dưới bằng panh mềm
để tránh nát mẫu. Mẫu vật sau khi thu được ngoài tự nhiên được bảo quản bằng formalin
4%, sau khi phân tách mẫu thành các phenon, đánh mã số.
2.2.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
2.2.2.1. Phương pháp phân tích mẫu nước
Các chỉ tiêu như hàm lượng oxy hòa tan (DO), được đo ngay sau khi lấy mẫu tại
hiện trường. Các chỉ tiêu còn lại được phân tích tại phòng thí nghiệm. Nhu cầu oxy sinh
học (BOD
5
) được xác định bằng phương pháp cấy và pha loãng, nhu cầu oxy hóa học
(COD) được xác định bằng phương pháp Kali Bicromat đã được quy định trong “Các
tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về Môi trường TCVN và QCVN” [10].
2.2.2.2. Phương pháp phân tích mẫu vật và xử lý số liệu
Mẫu vật được định loại dựa trên các tài liệu về côn trùng nước của Nguyễn Xuân
Quýnh et al. (2001) [7]; Nguyễn Văn Vịnh (2003) [6]; W. P. McCafferty (1983) [5]; N.
Sangpradub & B. Boonsoong (2004) [8]; Thi Kim Thu Cao et al. (2008) [13]; Hoàng Đức
Huy (2005) [3].
Sử dụng chương trình Tools - Data Analysis - Regression để phân tích tương
quan tuyến tính và hồi quy giữa chỉ số ASPT với các thông số môi trường DO, BOD
5

COD của các điểm nghiên cứu. Chương trình này được thực hiện dựa trên các công
thức toán học của Chu Văn Mẫn, 2001 [4].
200 Bước đầu đánh giá chất lượng môi trường nước mặt…
2.2.3. Phương pháp sử dụng chỉ số sinh học EPT
Chỉ số EPT được sử dụng dựa vào hệ thống tính điểm quan trắc của tổng điểm
số của các họ côn trùng thuộc ba bộ: Bộ Phù du (Ephemeroptera), Bộ Cánh úp
(Plecoptera), Bộ Cánh lông (Trichoptera). Hệ thống tính điểm này sử dụng số liệu ở
mức độ họ, mỗi họ được quy cho một điểm số phù hợp với tính nhạy cảm của nó với sự

ô nhiễm hữu cơ. Những điểm số riêng của mỗi họ được cộng lại để cho điểm chống chịu
tổng của mẫu. Điểm tổng cộng này có thể chia cho tổng số cá thể trong mẫu tạo thành
điểm số trung bình của mỗi đơn vị phân loại EPT.
Chỉ số EPT nằm trong khoảng từ 0 – 10,0. Chỉ số càng thấp nước càng sạch và
ngược lại nước có độ ô nhiễm càng cao. Dựa vào chỉ số EPT để đánh giá chất lượng
môi trường nước của từng điểm nghiên cứu theo bảng xếp loại (bảng 2).
Trong đó: [EPT Biotic Index = (TVx d) ÷ D]
TV: giá trị chịu đựng của họ, d: số lượng cá thể của mỗi họ và D là tổng số cá
thể có trong mẫu.
Bảng 2. Mối liên quan giữa chất lượng nước và chỉ số EPT
Chỉ số EPT Chất lượng nước Mức độ ô nhiễm hữu cơ
0 - 3,50 Rất tốt Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
3,51- 4,50 Tốt Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
4,51- 5,50 Tốt vừa Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
5,51- 6,50 Khá sạch Ô nhiễm hữu cơ nhẹ
6,51- 7,50 Bẩn vừa Ô nhiễm hữu cơ ở mức vừa
7,51- 8,50 Bẩn Ô nhiễm hữu cơ nặng
8,51 – 10,0 Rất bẩn Ô nhiễm quá mức
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Sử dụng chỉ số EPT đánh giá chất lượng nước mặt vùng Bạch Mã
Qua kết quả của 11 đợt khảo sát ở Bạch Mã, đã ghi nhận được 30 họ côn trùng ở
nước thuộc ba bộ, Bộ Phù du (Ephemeroptera) và Bộ Cánh lông (Trichoptera) cùng có
13 họ (chiếm 43,33%), Bộ Cánh úp (Plecoptera) 4 họ (chiếm 13,34%).
Các giá trị EPT của các điểm nghiên cứu trong 11 đợt khảo sát và xu thế biến
thiên của EPT theo dòng chảy. Giá trị EPT của điểm M5 (thác Trĩ Sao), M6 (thác Bạc),
M7 (suối Đỗ Quyên), M8 (thác Ngũ Hồ) ít chịu tác động của con người và các nguồn
thải tự nhiên, có chỉ số EPT thấp hơn hẳn so với các điểm nghiên cứu khác. Cụ thể các
điểm M6, M7, M8 chỉ số EPT dao động trong khoảng 2,72 đến 3,24. Trong khi đó điểm
HOÀNG ĐÌNH TRUNG, LÊ TRỌNG SƠN 201
số M1 (Núi Tranh), M2 (khe Đá Dựng – đập thủy điện) nơi không những chịu tác động

của các nguồn thải từ sinh hoạt, nông nghiệp, chăn thả gia súc mà còn chịu tác động tác
động vật lý dòng chảy đó là sự thay đổi đáng kể chế độ thủy văn, tốc độ dòng chảy
chậm, có giá trị EPT tổng số cao hơn những điểm còn lại. Qua bảng 3 cho thấy giá trị
EPT của điểm M2 (khe Đá Dựng – đập Thủy điện) cao nhất, trong khoảng 3,51 đến
3,82. Điểm M1 (núi Tranh) có giá trị EPT thấp hơn so với điểm số M2, trong khoảng
3,44 đến 3,61. Các điểm nghiên cứu còn lại đều có EPT thấp hơn hẳn điểm số M1 và
M2, trong khoảng 2,72 đến 3,32. Như vậy, xu thế biến thiên của giá trị chống chịu các
họ và EPT có sự tương đồng ở hầu hết các điểm nghiên cứu.
Bảng 3. Xếp loại chất lượng môi trường nước các điểm nghiên cứu
dựa trên chỉ số EPT ở Bạch Mã
Địa
điểm
Khoảng
biến thiên
chỉ số EPT
Chất lượng môi
trường nước
Mức độ ô nhiễm hữu cơ
M1 3,44 – 3,61 Tốt Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
M2 3,51– 3,82 Tốt Có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ nhưng không đáng kể
M3 3,19 - 3,32 Rất tốt Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
M4 3,00 – 3,10 Rất tốt Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
M5 3,07 – 3,16 Rất tốt Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
M6 3,13 – 3,21 Rất tốt Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
M7 3,00 – 3,24 Rất tốt Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
M8 2,72– 2,86 Rất tốt Không xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ
Kết quả xác định các thông số thủy lý, hóa của các điểm nghiên cứu trong 11 đợt
khảo sát được thể hiện trong bảng 4. Qua các kết quả phân tích chất lượng nước bằng
phương pháp hóa học cho thấy chất lượng nước của các thủy vực vùng Bạch Mã khá
tốt. Các thông số hóa học môi trường nước (DO, BOD

5
) đều nằm trong giới hạn cho
phép về cấp nước sinh hoạt (Cột A1, A2: QCVN 08 : 2008/BTNMT) [1]. Riêng thông
số COD, có một số đợt vượt quá giới hạn cho phép của nước cấp sinh hoạt.
Bảng 4. Chỉ số EPT và các thông số DO, BOD
5
, COD
của các điểm nghiên cứu ở vùng Bạch Mã
Thời
gian
Thông số
Điểm nghiên cứu
M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8
6/2009
EPT 3,59 3,68 3,52 3,19 3,13 3,00 2,36 2,76
DO (mg/l)

6,73 6,75 7,11 7,24 7,15 7,47 7,09 7,47
202 Bước đầu đánh giá chất lượng môi trường nước mặt…
BOD
5
(mg/l)
2,6 3,2 2,2 3,4 2,4 2,3 1,6 1,7
COD (mg/l)

14,7 21,3 15,1 15,8 12,3 13,8 12,1 10,8
9/2009
EPT 4,15 3,47 3,44 2,90 3,04 3,08 2,84 2,28
DO (mg/l)


6,41 7,03 7,52 7,61 7,53 7,06 7,31 7,42
BOD
5

(mg/l)
4,5 2,8 2,4 2,9 2,1 2,2 1,3 2,2
COD (mg/l)

10,1 20,7 12,5 12,1 11,4 21,1 9,9 12,2
12/2009
EPT 3,76 4,92 3,52 3,25 3,14 3,23 3,28 3,19
DO (mg/l)

6,17 6,47 7,43 7,08 7,22 7,01 7,38 7,36
BOD
5

(mg/l)
3,1 3,9 2,8 3,8 2,6 2,0 2,0 2,9
COD (mg/l)

12,3 16,6 10,1 9,8 12,2 11,8 16,1 10,1

3/2010

EPT 3,48 3,87 3,34 3,09 3,10 3,20 2,81 2,71
DO (mg/l)

6,02 6,58 7,10 6,75 7,23 7,79 7,13 7,61
BOD

5

(mg/l)
4,3 3,2 2,4 4,3 2,8 3,6 2,9 2,9
COD (mg/l)

15,4 18,8 13,6 11,2 9,4 8,6 10,3 9,8
6/2010
EPT 3,41 4,00 3,22 3,00 3,09 3,24 3,46 2,76
DO (mg/l)

5,98 7,14 7,65 6,10 7,17 7,90 6,22 6,50
BOD
5
(mg/l

3,3 2,6 2,4 6,3 3,3 2,4 3,6 2,4
COD (mg/l)

20,0 14,9 22,2 17,6 10,2 11,1 10,6 10,6
9/2010
EPT 3,23 3,50 3,27 3,14 2,94 3,15 3,06 2,86
DO (mg/l)

6,31 6,22 7,15 6,76 7,32 7,56 7,29 7,60
BOD
5

(mg/l)
2,0 2,3 4,6 8,0 3,7 3,0 2,4 2,1

COD (mg/l)

20,3 15,6 16,8 17,6 12,3 12,7 13,6 9,3
12/2010
EPT 3,32 3,63 3,22 3,14 3,11 3,37 3,61 3,09
DO (mg/l)

6,03 6,90 7,83 7,05 7,40 7,95 7,17 7,20
BOD
5

(mg/l)
2,9 2,6 2,4 5,1 6,5 2,1 4,3 3,2
HOÀNG ĐÌNH TRUNG, LÊ TRỌNG SƠN 203
COD (mg/l)

19,9 11,3 18,4 28,1 18,2 14,6 18,4 10,2
3/2011
EPT 3,43 3,57 3,38 3,17 3,15 3,13 3,18 2,76
DO (mg/l)

6,12 6,75 6,95 7,12 7,43 7,63 7,07 7,32
BOD
5

(mg/l)
5,4 2,3 2,3 4,2 3,2 2,1 2,8 3,2
COD (mg/l)

30,2 14,5 10,1 12,7 20,3 10,8 14,7 6,4

6/2011
EPT 3,76 3,23 3,10 3,00 3,39 3,23 3,59 2,82
DO (mg/l)

6,63 6,59 7,08 7,04 7,35 7,52 7,45 7,30
BOD
5

(mg/l)
3,8 4,8 4,3 3,3 3,9 3,1 3,0 3,3
COD (mg/l)

21,6 21,1 12,5 11,0 25,7 9,7 13,9 5,8
9/2011
EPT 3,20 2,89 2,89 2,98 3,35 2,91 3,36 2,73
DO (mg/l)

6,48 6,45 7,21 6,98 7,26 7,16 7,63 7,21
BOD
5

(mg/l)
3,7 3,2 6,5 2,5 4,0 3,1 3,1 2,9
COD (mg/l)

13,9 19,5 14,7 15,6 22,4 8,7 10,7 8,8
10/2011
EPT 3,47 3,58 2,88 2,68 2,83 3,35 2,73 2,72
DO (mg/l)


6,87 7,01 7,26 7,18 7,08 7,28 7,40 7,28
BOD
5

(mg/l)
2,9 2,5 2,6 2,3 4,6 2,9 3,0 2,7
COD (mg/l)

12,4 22,9 11,7 10,1 15,4 14,1 16,4 15,6
3.2. Mối tương quan tuyến tính giữa chỉ số EPT với DO, BOD
5
và COD
Để khẳng định tính khả thi của phương pháp sử dụng côn trùng ở nước và chỉ số
EPT đánh giá chất lượng môi trường nước ở Bạch Mã, chúng tôi đã phân tích mối tương
quan giữa chỉ số sinh học EPT với các thông số môi trường nước DO, BOD
5
và COD.
+ Phân tích tương quan giữa EPT là biến phụ thuộc y với 1 biến độc lập x lần
lượt là DO, BOD
5
và COD. Trong đó:
- Tổng bình phương (Sum Square of Residual) các hiệu biến sai giữa các trị số lý
thuyết của phương trình hồi quy với trị số trung bình chung của biến phụ thuộc y.
- Tổng bình phương (Sum Square of Residual) các hiệu biến sai giữa trị số quan
sát của biến y so với trị số lý thuyết của phương trình hồi quy.
- Trung bình của tổng bình phương (Mean Square of Residual) các hiệu biến sai
204 Bước đầu đánh giá chất lượng môi trường nước mặt…
giữa trị số quan sát của biến y so với trị số lý thuyết của phương trình hồi quy.
Bảng 5. Hệ số tương quan của EPT với DO, BOD
5

, COD ở Bạch Mã
Thông số môi trường DO BOD
5
COD
EPT -0,358 0,119 0,296
Tiến hành phân tích tính tương quan giữa chỉ số EPT với các thông số môi
trường DO, BOD
5
và COD ở vườn quốc gia Bạch Mã, kết quả phân tích cho thấy khi
chỉ số EPT giảm thì giá trị của thông số DO tăng (tương quan âm), giá trị của các thông
số BOD
5
và COD giảm (tương quan dương) và ngược lại. Như vậy, tồn tại mối tương
quan giữa các biến này. Kết quả phân tích tương quan trên đưa đến việc phân tích hồi
quy giữa EPT với các thông số DO và COD. Cụ thể là chỉ số EPT có thể hồi quy một
biến theo DO hoặc COD. Kết quả bảng 6 cho thấy các mức ý nghĩa của các phép kiểm
định đều nhỏ (F< 0,05), điều này cho phép mô hình đưa ra là phù hợp. Cụ thể là chỉ số
EPT có thể hồi quy một biến theo DO hoặc COD hay hồi quy 2 biến theo DO, COD. Do
đó để tăng hiệu quả dự báo cho EPT, ta có thể sử dụng cả 2 thông số DO và COD. Chỉ
số EPT có mối tương quan tuyến tính chặt với thông số DO và COD. Thông qua chỉ số
sinh học EPT, chúng ta có thể dự báo được giá trị của các thông số môi trường (DO,
COD) và ngược lại. Như vậy có thể khẳng định sử dụng chỉ số sinh học EPT để đánh
giá, quan trắc chất lượng nước có tính khả thi và ý nghĩa thực tiễn cao.
Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy ở vùng Bạch Mã
Tên các hệ số
Biến x
DO COD
Hệ số tương quan R 0.35838959 0.2962621
R
2

0.128443098 0.087771232
R bình phương hiệu chỉnh 0.118308715 0.07716392
Sai số chuẩn 0.356602133 0.364827817
Kích thước của mẫu quan sát 88 88
Sum Square of Residual 10.93619697 11.44654292
Mean Square of Residual 0.127165 0.133099336
Sum Square of Regression 1.611689398 1.101343441
Mean Square of Regression 1.611689 1.101343
F 12.673993 8.274597539
Mức ý nghĩa của F 0,6*10
-4
0.005068319
Hệ số tự do a 5,315179491 2.869231283
HOÀNG ĐÌNH TRUNG, LÊ TRỌNG SƠN 205
Hệ số b -0.297386478 0.023683601
Sai số của hệ số a 0.592235439 0.125059814
Sai số của hệ số b 0.083534231 0.008233307
Tiêu chuẩn kiểm tra sự tồn tại của a 8.974774451 22.94287179
Tiêu chuẩn kiểm tra sự tồn tại của b -3.560055253 2.876560018
Mức ý nghĩa của tiêu chuẩn kiểm tra a 5.54*10
-14
2.02842*10
-38

Mức ý nghĩa của tiêu chuẩn kiểm tra b 0.000606792 0.0050683
F: Nếu F< 0,05 thì hệ số tương quan được chấp nhận và ngược lại.
t – stat: tiêu chuẩn kiểm tra sự tồn tại của hệ số hồi quy a, b. Nếu t>t
0,05, n-2

thì hệ

số a và b có độ tin cậy thống kê và ngược lại.
4. Kết luận
4.1. Sử dụng côn trùng nước để đánh giá chất lượng nước mặt các thủy vực vùng
Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua chỉ số sinh học EPT cho thấy chất lượng nước
tại các điểm nghiên cứu ở mức tốt đến rất tốt. Các thông số môi trường nước (DO,
BOD
5
) đều nằm trong giới hạn cho phép về cấp nước sinh hoạt (Cột A1, A2: QCVN
08 : 2008/BTNMT). Riêng thông số COD, có một số đợt vượt quá giới hạn cho phép
của nước cấp sinh hoạt. Khi đối chiếu với kết quả phân tích môi trường nước bằng
phương pháp hóa học, việc xác định chất lượng môi trường nước bằng chỉ số sinh học
EPT cho kết quả tương đương.
4.2. Kết quả phân tích tương quan hồi quy giữa chỉ số sinh học EPT với các
thông số môi trường DO, BOD
5
và COD cho thấy: Giữa chỉ số EPT với các thông số
DO và COD tồn tại mối tương quan tuyến tính. Các hệ số hồi quy đều tồn tại với độ tin
cậy 95%. Tương quan giữa EPT với DO là tương quan âm, còn tương quan giữa EPT
với COD, BOD
5
là tương quan dương. Do vậy, thông qua chỉ số EPT có thể dự báo
được giá trị của các thông số môi trường (DO, COD) và ngược lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài nguyên & Môi trường, Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
(QCVN08: 2008/BTNMT), 2008.
[2]. Edmunds Jr., G. F., et al., The Mayflies of North and Central America, Univ. Minnesota
Press, Minneapolis, 1976.
[3]. Hoàng Đức Huy, Systematics of the Trichoptera (Insecta) in Vietnam. Ph.D Thesis .
Seoul Women's University, Seoul, Korea, 2005.

206 Bước đầu đánh giá chất lượng môi trường nước mặt…
[4]. Chu Văn Mẫn, Ứng dụng tin học trong sinh học, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà
Nội, 2011.
[5]. McCafferty P. W., Aquatic Entomology, Aquatic Insect Ecology, 1981.
[6]. Nguyen V.V., Systematics of the Ephemeroptera (Insecta) of Vietnam. Ph.D Thesis.
Seoul Women's University, Korea, 2003.
[7]. Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, Steve Tilling, Định loại các nhóm động vật không
xương sống nước ngọt thường gặp ở Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
[8]. Sangradub, N., and Boonsoong, B., Identification of Freshwater Invertebrates of the
Mekong River and Tributaries. Thailand: Mekong River Commission, 2004.
[9]. Struhsaker T. T., Ecology of an African Rain Forest: Logging in Kibale and the Conflict
between Conservation and Exploitation, Universiyt Press of Florida, Gainesville, 1997.
[10]. Tiêu chuẩn Việt Nam, Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp
dụng, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2002.
[11]. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, Định loại động vật không xương
sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, 1980.
[12]. Thi Kim Thu Cao, Van Vinh Nguyen and Yeon Jae Bae, Aquatic insect fauna of Bach
Ma National Park in Thua Thien Hue Province, Vietnam, Proceedings of the 3nd
International Symposium on Aquatic Entomology in East Asia (AESEA), (2005), 3-20.
[13]. Thi Kim Thu Cao, Systematics of the Vietnamse Perlidae (Insecta: Plecoptera), PhD.
Thesis, Department of Biology, The Graduate School of Seoul Women’s University,
2008.

PRELIMINARY ASSESSMENT OF SURFACE WATER QUALITY
IN BACH MA NATIONAL PARK, THUA THIEN HUE PROVINCE
BY USING BIOLOGICAL INDICATOR EPT
Hoang Dinh Trung, Le Trong Son
College of Sciences, Hue University

Abstract. In this study, we used the aquatic insects belonging to the three orders: the

Mayfly (Ephemeroptera), the Stonefly (Plecoptera) and the Caddisfly (Trichoptera) as
bioindicators to assess the surface water quality in Bach Ma national park through
biological indicator EPT (Schmiedt et al., 1998). The results of analysis of collected
specimens indicated that 30 families belong to 3 orders. The data analysis showed that the
quality of surface water is from quite fresh water to fresh water. Comparing with results of
water environmental analysis by chemical method, we find out that water environmental
HOÀNG ĐÌNH TRUNG, LÊ TRỌNG SƠN 207
quality determined by biological method gives similar results with results by chemical
method. Data for EPT, DO, BOD
5
and COD values were obtained from 8 stations for 3
years (from 2009 to 2011). Samples were taken in Bach Ma national park, Thua Thien Hue
province. The Tools – Data analysis – Regression computer program of Microsoft Excel
was then used to analyze the relation between EPT and chemical index. Multiple –
regression analysis indicated that EPT was close to chemical index. These relations are
significant with F values lower than 0,05. And this analysis also indicated that EPT was the
closest indicator to DO (dissolved oxygen) and COD (Chemical Oxygen Demand).

×