Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ TÍNH TOÁN CỌC KHOAN NHỒI CHO CÔNG TRÌNH NHÀ PHỨC HỢP THẠNH MỸ LỢI, QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 63 trang )

GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN

Bốn năm tôi ngồi trên giảng đường Đại học Khoa học Tự Nhiên - giảng
đường Khoa Địa Chất đã đi qua. Sau ngần ấy năm, tôi đã được trau dồi kiến
thức, học tập được những bài học quý giá về địa chất, về trái đất, được học hỏi
nhiều điều từ đơn giản nhất đến những điều phức tạp hơn. Tất nhiên, người đã
bên cạnh giúp đỡ tôi không ai khác chính là các giảng viên của Khoa Địa Chất,
những giảng viên ưu tú của trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên - Đại học quốc
gia Tp.Hồ Chí Minh.
Đến hôm nay tôi đã chuẩn bị hoàn thành chương trình học bằng khóa luận
tốt nghiệp này. Và để hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy cô Khoa địa chất, các cán bộ giảng dạy chuyên ngành Địa chất công trình Địa chất thủy văn và bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô khoa Địa Chất đã có những sự
hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học tập.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Lê Thị Huyền Minh,
Th.S Lê Hữu Tuấn, thầy Trương Tiểu Bảo, thầy Trương Minh Hoàng và các thầy
cô, anh (chị) đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Tp.Hồ chí Minh, tháng 07 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tấn Hưng

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI NÓI ĐẦU

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế chính trị lớn
nhất nước với dân số hiện nay gần 8 triệu người. Do đó sức ép về cơ sở vật chất,
cơ sở hạ tầng, cầu đường…để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của người dân ngày
càng cao đòi hỏi nhà nước phải có kế hoạch xây dựng cụ thể và hợp lí. Hiện nay
trung tâm Tp.Hồ Chí Minh đang dần trở nên đông đúc và chật chội. Chúng ta cần
có hướng phát triển mở rộng ra các khu vực lân cận có những đặc điểm thuận lợi
để giảm gánh nặng cho khu trung tâm. Một trong những địa điểm đã được chú ý
đến là quận 2.
Quận 2 là một quận nằm ở phía Đông trung tâm Tp.Hồ Chí Minh. Đây là
địa điểm tiềm năng để cho thành phố có những bước mở rộng về kinh tế, xã hội,
nên thời gian gần đây quận đã và đang được đầu tư mạnh cho việc nâng cấp cơ
sở hạ tầng khởi đầu cho những bước phát triển bền vững trong tương lai. Với tư
cách là những nhà địa chất, nhiệm vụ của chúng ta đặt ra là làm sao khảo sát,
đánh giá được đặc điểm địa chất khu vực để chuẩn bị cung cấp thông tin vể đặc
điểm địa chất và các thông số cơ lý đất chính xác nhằm phục vụ cho công tác

thiết kế, thi công và xây dựng các công trình, đặc biệt là công trình có tải trọng
lớn như công trình Nhà phức hợp Thạnh Mỹ Lợi - Quận 2, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Luận văn tốt nghiệp này là công tác nghiên cứu đầu tiên tôi thực hiện nên
không tránh khỏi những sai sót trong quá trình tính toán, trình bày. Do đó, tôi
mong nhận được sự đóng góp ý từ Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn
thiện hơn.

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1..........................................................................................................1
1.1. Đặc điểm tự nhiên......................................................................................1
1.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................1
1.1.2. Địa hình................................................................................................2
1.1.3. Khí hậu.................................................................................................2
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội..............................................................................2
1.2.1. Dân cư..................................................................................................2
1.2.2. Kinh tế..................................................................................................3
1.2.3. Giao thông............................................................................................4
CHƯƠNG 2..........................................................................................................5
2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất công trình.......................................5
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất..................................................................5

2.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất công trình.................................................6
2.2. Địa tầng.......................................................................................................7
2.2.1. Giới Mesozoi (MZ)...............................................................................7
2.2.2. Giới Kainozoi (KZ)..............................................................................7
2.3. Kiến tạo.....................................................................................................15
2.3.1. Cổ kiến tạo..........................................................................................15
2.3.2. Tân kiến tạo........................................................................................15
2.4. Lịch sử phát triển địa chất.........................................................................16
CHƯƠNG 3........................................................................................................19
3.1. Đặc điểm địa hình - địa mạo.....................................................................19
3.2. Cấu trúc địa chất.......................................................................................19
3.3. Tính chất cơ lý..........................................................................................22
3.4. Điều kiện thủy văn - địa chất thủy văn......................................................30
3.4.1. Phức hệ chứa nước trong trầm tích bở rời Holocene (qh)...................30
3.4.2. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocene (qp)..................31
3.4.3. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích phun trào Mesozoic (ms).....31

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

3.5. Hiện tượng địa chất công trình động lực...................................................32
3.5.1. Hiện tượng sạt lở bờ sông...................................................................32
3.5.2. Hiện tượng lầy hóa.............................................................................32
3.5.3. Hiện tượng lưu biến............................................................................33
3.6. Điều kiện khai thác thi công......................................................................33

3.7. Vật liệu xây dựng......................................................................................33
3.8. Tác động môi trường.................................................................................34
CHƯƠNG 4........................................................................................................35
4.1. Tổng quan về đất yếu................................................................................35
4.2. Giới thiệu về cọc khoan nhồi....................................................................35
4.3. Cơ sở lí thuyết tính toán cọc khoan nhồi...................................................38
4.3.1. Thí nghiệm SPT..................................................................................38
4.3.2. Thí nghiệm trong phòng.....................................................................40
4.4. Tính toán cọc cho công trình.....................................................................41
4.4.1. Tính toán cọc theo kết quả thí nghiệm SPT........................................41
4.4.2. Tính toán cọc theo tính kết quả thí nghiệm trong phòng.....................42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................45
KIẾN NGHỊ.....................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................48
PHỤ LỤC............................................................................................................ 49

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí quận 2
Hình 1.2 Sơ đồ quy hoạch quận 2
Hình 2.1 Sơ đồ địa chất khu vực nghiên cứu

Hình 3.1 Sơ đồ khối địa chất khu vực nghiên cứu
Hình 4.1 Thi công cọc khoan nhồi
Hình 4.2 Mặt cắt ống mẫu SPT
Hình 4.3 Sơ đồ xác định sức chịu tải của cọc

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

Trang
1
3
13
21
37
39
43


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BẢNG BIỂU

BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lí lớp đất 2a
Bảng 3.2 Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lí lớp đất 2b

Bảng 3.3 Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lí lớp đất 3a
Bảng 3.4 Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lí lớp đất 3
Bảng 3.5 Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lí lớp đất 3b
Bảng 3.6 Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lí lớp đất 4a
Bảng 3.7 Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lí lớp đất 4b
Bảng 3.8 Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lí lớp đất 5
Bảng 4.1 Mô tả sơ bộ trạng thái đất thông qua số nhát đập N
Bảng 4.2 Kích thước tiêu chuẩn của các bộ phận của ống lấy mẫu SPT
Bảng 4.3 Cường độ tính toán theo mặt xung quanh cọc và cọc ống fi
Bảng 4.4 Bảng thống kê tính toán số sọc theo kết quả thí nghiệm SPT
Bảng 4.5 Bảng thống kê số sọc theo kết quả thí nghiệm trong phòng

22
23
24
25
26
27
28
29
38
39
41
42
43

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
DCTV – DCCT
ĐHQG
TCVN
TCN
Th.S
Tp
SPT
NĐCP

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

Nội dung
Địa chất thủy văn - Địa chất công trình
Đại học Quốc gia
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn ngành
Thạc Sĩ
Thành phố
Standard penetration test
Nghị định chính phủ


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn

Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU

1. Cơ sở chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của đất nước, các công trình có quy mô lớn ngày
càng phổ biến rộng rãi, yêu cầu về móng cọc vững chắc được đặt lên hàng đầu.
Một giải pháp móng cọc hiện nay đang được sử dụng là hình thức móng cọc sâu,
cụ thể ở đây là cọc khoan nhồi. Đây là phương pháp xử lý nền được sử dụng phổ
biến cho các công trình có tải trọng lớn như: nhà cao tầng, cầu đường, bến
cảng…đặt ngay trên nền đất yếu mà vẫn đảm bảo được độ an toàn cao.
Móng cọc đúc sẵn do nhược điểm gây chấn động mạnh hoặc làm ô nhiễm
môi trường khi dùng búa đóng diezen nên phạm vi sử dụng ngày càng hạn chế,
nhất là ở các thành phố lớn và vùng tập trung đông dân cư. Hơn nữa, cọc ép còn
có một số hạn chế như lực ép có hạn, kích thước cọc không thể tăng tùy ý. Sự
xuất hiện của cọc khoan nhồi đã khắc phục được những đặc điểm trên và đáp
ứng nhu cầu xây dựng ngày càng phát triển hiện đại của con người.
Tp.Hồ Chí Minh – một thành phố năng động và phát triển bậc nhất trong
cả nước với hàng ngàn công trình xây dựng có quy mô lớn đã và đang được tiến
hành xây dựng, đòi hỏi độ chính xác cao trong thiết kế và an toàn tuyệt đối khi
đưa vào sử dụng nên yếu tố móng cọc được đặt ra trên hết. Đề tài “ĐÁNH GIÁ
ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ TÍNH TOÁN CỌC KHOAN
NHỒI CHO CÔNG TRÌNH NHÀ PHỨC HỢP THẠNH MỸ LỢI, QUẬN 2,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề móng
cọc sâu cho công trình đang nghiên cứu và sau đó rộng hơn là các công trình có
quy mô lớn khác trên khu vực Tp.Hồ Chí Minh nói chung và ở quận 2 nói riêng.
Cũng qua quá trình điều tra đánh giá điều kiện địa chất khu vực nghiên cứu,
ta đi sâu tìm hiểu kĩ được đặc điểm địa chất công trình quận 2 hơn, dùng kết quả

này để làm tài liệu lưu dữ có thể tra cứu, tham khảo và sử dụng cho những
nghiên cứu có liên quan.

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá điều kiện địa chất công trình tại khu vực nghiên cứu.
- Tính toán thiết kế cọc cho công trình dựa vào kết quả thí nghiệm xuyên
tiêu chuẩn (SPT) và kết quả thí nghiệm trong phòng từ đó so sánh kết quả để
chọn ra giải pháp thi công thích hợp.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tìm kiếm,thu thập tài liệu:
 Các loại bản đồ về khu vực nghiên cứu: bản đồ hành chính, bản đồ
quy hoạch, bản đồ địa hình - địa mạo.
 Các tài liệu địa chất, các tài liệu hố khoan trong khu vực: trong quá
trình nghiên cứu đã thu thập được 18 hố khoan và được kí hiệu theo
thứ tự từ BH1 đến BH18. Độ sâu trung bình mỗi hố khoan là 80m.
Một số hố khoan sâu có độ sâu 100m như hố khoan BH2, BH4,
BH16…
- Phương pháp thực địa, quan sát ngoài trời: tiến hành đến khu vực quận 2
để quan sát, chụp ảnh mô tả địa hình địa mạo, quan sát các đặc điểm thủy văn.
- Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu: các kết quả số liệu được dùng từ báo
cáo khảo sát địa chất của dự án, tổng hợp các kết quả thí nghiệm cần thiết để tính
toán dựa trên các cơ sở lý thuyết.

- Sử dụng các phần mềm tin học văn phòng để thống kê, tính toán, và đặc
biệt có các phần mềm Mapinfo, Autocad hỗ trợ để thể hiện các bản biểu, bản vẽ,
sơ đồ khối địa chất khu vực nghiên cứu.

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

PHẦN CHUNG

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Quận 2 là một trong năm quận nằm ở phía Đông Bắc Tp.Hồ Chí Minh
(hình 1.1), có tọa độ địa lí giới hạn trong khoảng:
Vĩ độ Bắc: 10o44’27’ đến 10o49’14’.
Kinh độ Đông: 106o42’21’ đến 106o48’35’.


Hình 1.1 Sơ đồ vị trí quận 2
Với vị trí này, quận 2 có phía Đông tiếp giáp quận 9 qua rạch Bà Cua,
phía Tây giáp quận 1,4 và Bình Thạnh qua sông Sài Gòn, phía Nam giáp quận 7
qua xa lộ Hà Nội và tỉnh Đồng Nai qua sông Đồng Nai, phía Bắc giáp quận
Thủ Đức qua xa lộ Hà Nội và quận Bình Thạnh qua sông Sài Gòn.

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

12


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.1.2. Địa hình

Nhìn chung địa hình khu vực quận 2 tương đối thấp và bằng phẳng với độ
cao trung bình vào khoảng từ 1.5 – 3.0m so với mực nước biển. Độ dốc địa hình
theo hướng Bắc – Nam. Đây là vùng có nhiều bưng trũng, bị nhiễm phèn, mặn,
thường xuyên ngập nước lúc triều cường dâng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến cuộc sống sinh hoạt của người dân cũng như trong công việc thiết kế, thi
công và xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng của thành phố.
1.1.3. Khí hậu
Quận 2 cũng như Tp.Hồ Chí Minh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo, có 2 mùa mưa - khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến cuối
tháng 11 với hướng gió chính là hướng Tây Nam. Lượng mưa phân bố không đều
và có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Mùa khô bắt đầu
từ tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau với hướng gió chính là hướng gió mùa

Đông Bắc. Vào mùa khô, lượng mưa thấp và thậm chí có tháng không có mưa.
Lượng bức xạ cao. Nhiệt độ không khí trung bình là 27 oC. Nhiệt độ giữa
tháng cao nhất và thấp nhất chênh nhau khoảng 3 oC. Ðộ ẩm tương đối của không
khí bình quân/năm khoảng 79.5%.
Quận 2 được bao bọc bởi các con sông lớn như: sông Sài Gòn, sông Đồng
Nai. Nội thành quận 2 có hệ thống kênh rạch khá dày, trong đó phải kể đến
những kênh rạch lớn như là Rạch Chiếc, Rạch Cá Trê .
Mật độ sông ngòi dày đã khiến cho giao thông thủy trở nên quan trọng và
thuận lợi. Đồng thời nó giúp điều hòa khí hậu của khu vực đặc biệt là vào mùa
khô; tuy nhiên quá nhiều kênh rạch cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông
bộ.
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.1. Dân cư
Quận 2 được hợp nhất từ 5 xã: Bình Trưng, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, An
Khánh, An Phú của huyện Thủ Đức theo nghị định 03/NĐCP ngày 06/1/1997.

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

13


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ban đầu từ 05 xã trên sau tách thành 11 Phường gồm: An Phú, An Khánh, Thảo
Điền, Bình Trưng, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Bình An,
Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây. Tổng cộng 140,621 người. Mật độ dân số:
2.827 người/km2, chủ yếu là dân tộc Kinh.

1.2.2. Kinh tế

Hình 1.2 Sơ đồ quy hoạch quận 2
Ngày đầu mới thành lập đây là huyện phát triển nông nghiệp với diện tích
đất nông nghiệp lên đến hơn 2500ha. Nhưng lại là vùng đất trũng, bị nhiễm
phèn, mặn thường ngập nước lúc triều cường. Song lại có vị trí thuận lợi để hình
thành khu đô thị mới. Cùng với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam và Tp.Hồ Chí Minh, quận 2 có vị trí quan trọng, sẽ là trung tâm mới của
thành phố sau này, đối diện khu trung tâm cũ qua sông Sài Gòn. Là đầu mối giao
thông quan trọng về đường bộ đường thủy, đường sắt nội đô. Có tiềm năng về
quỹ đất, mật độ dân cư thưa thớt. Nên Ủy ban Nhân dân Thành phố đã có kế
hoạch đổi mới và phát triển đến năm 2020 cho khu vực quận 2 thành “Trung tâm
SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

14


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

dịch vụ - thương mại - công nghiệp - văn hóa - thể dục thể thao” với quy mô dân
số ổn định khoảng 600,000 dân.
Cùng với hệ thống kênh rạch, đặc biệt là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai,
quận 2 rất có thuận lợi trong việc giao thương, phát triển kinh tế.
1.2.3. Giao thông
Quận 2 có vị trí và nhiều điều kiện thuận lợi để hình thành một đô thị mới.
Là đầu mối giao thông về đường bộ, đường sắt nội đô, đường thủy nối liền
Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu; được

bao quanh bởi các sông rạch lớn như sông Sài Gòn, kênh Rạch Chiếc, sông Đồng
Nai. Trong những năm gần đây, quận 2 có vị trí quan trọng đối với Tp. Hồ Chí
Minh – là đầu mối giao thông kết nối với các khu vực khác tại thành phố bởi hệ
thống cầu đường hiện đại như công trình cầu Phú Mỹ (nối với quận 7), công trình
hầm vượt sông Sài Gòn (nối với quận 1), tuyến đường Mai Chí Thọ, đường cao
tốc Tp.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây,...

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

15


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất – địa chất công trình
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất
Trước năm 1975
Trong giai đoạn này, các công trình nghiên cứu chủ yếu là của các nhà địa
chất Pháp như các tác giả A.Lactorit, E.Saurin, N.Fontaine…
- Năm 1935, E.Saurin đã xác định có hai loại phù sa cổ và trẻ ở miền
Đông Nam Bộ.
- Năm 1941, J.Fromaget đã đề cập đến mối quan hệ giữa các chuyển động
tân kiến tạo với các thành phần trẻ và đã phân chia 6 chu kì trầm tích từ Miocen
đến hiện tại. Phù sa cổ thuộc chu kì thứ 5 và phù sa trẻ thuộc chu kì thứ 6.
- Năm 1957, E.Saurin đã công bố kết quả nghiên cứu về các thành tạo trẻ

dọc bờ biển, các bậc thềm, các giai đoạn phun trào bazan và các hoạt động tân
kiến tạo.
- Năm 1971, H.Fontaine và Hoàng Thị Thân công bố kết quả nghiên cứu
phù sa cổ về miền Đông Nam Bộ. Các tác giả cho rằng phù sa cổ có tuổi cổ hơn
700,000 năm.
- Công trình thành lập 5 tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/25.000 Phú Cường, Biên
Hòa, Thủ Đức, Nhà Bè do H.Fontaine và Hoàng Thị Thân thực hiên năm 1975.
Sau năm 1975
Sau năm 1975, công tác nghiên cứu địa chất được đẩy mạnh tạo tiền đề phát
triển khi đất nước vừa thống nhất; vì vậy, có nhiều công trình đo vẽ lập bản đồ
địa chất và tìm kiếm khoáng sản ở các tỷ lệ khác nhau được thực hiện như:
- Bản đồ địa chất khoáng sản, tỷ lệ 1/50.000 miền Nam do Nguyễn Xuân
Bao, Trần Đức Lương chủ biên (1981).
- Bản đồ địa chất khoáng sản nhóm tờ đồng bằng Nam Bộ, tỷ lệ 1/200.000
do Hoàng Ngọc Kỷ (1980 – 1989) và Nguyễn Ngọc Hoa chủ biên (1990 – 1991).
SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

16


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- Bản đồ địa chất khoáng sản Tp.Hồ Chí Minh do Hà Quang Hải và Ma
Công Cọ chủ biên (1988).
- Nhóm tờ Đông Tp.Hồ Chí Minh do Ma Công Cọ chủ biên (1994).
- Nhóm tờ Lộc Ninh do Ma Công Cọ chủ biên (1997 – 2000).
- Bản đồ địa chất Đệ Tứ Việt Nam, tỷ lệ 1/500.000 (Nguyễn Đức Tâm và

Đỗ Tuyết đồng chủ biên, 1994).
- Bản đồ vỏ phong hóa và trầm tích Đệ Tứ Việt Nam, tỷ lệ 1/1.000.000
(Ngô Quang Toàn chủ biên 1999).
- Công trình địa chất vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và địa chất đô thị
thành phồ Hồ Chí Minh do Trần Hồng Phú chủ biên 1997.
- Công trình địa chất và khoáng sản Tp.Hồ Chí Minh (Vũ Văn Vĩnh chủ
biên 2003).
2.1.2. Lịch sử nghiên cứu địa chất công trình
Lịch sử nghiên cứu địa chất công trình quận 2 gắn liền với lịch sử nghiên
cứu địa chất, địa chất thủy văn và địa chất công trình của Tp.Hồ Chí Minh. Các
công trình nghiên cứu khu vực về địa chất công trình đáng chú ý phải kể đến:
- Năm 1983 – 1988, Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT miền Nam đã tiến hành lập
bản đồ ĐCTV – ĐCCT tỷ lệ 1/50.000 Tp.Hồ Chí Minh do Kỹ sư Đoàn Văn Tín
làm chủ biên.
- Năm 1992, Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT miền Nam đã tiến hành lập bản đồ
ĐCTV – ĐCCT tỷ lệ 1/200.000 Nam Bộ do Bùi Thế Định là chủ biên.
- Năm 1995, Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT miền Nam hoàn thành đề án điều
tra địa chất đô thị Tp.Hồ Chí Minh (khu vực trung tâm, tỷ lệ 1/50.000) và vùng
kinh tế trọng điểm Nam bộ tỷ lệ 1/100.000 do Trần Hồng Phú làm chủ biên.
- Năm 1998, Vũ Văn Nghị đã thành lập 5 bản đồ ĐCTV – ĐCCT tỷ lệ
1/10.000 cấp quận huyện.
- Năm 2001, Nguyễn Mạnh Thủy, luận án tiến sĩ: Lựa chọn giải pháp kỹ
thuật hợp lý xử lý nền đất yếu khu vực phía Nam Tp.Hồ Chí Minh.
- Năm 2007, Sở Tài Nguyên và Môi trường báo cáo đề tài nghiên cứu hiệu
chỉnh, bổ sung loạt bản đồ địa chất công trình Tp.Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/50.000.
SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

17



GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.2. Địa tầng

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lập bản đồ địa chất khoáng sản Tp.Hồ Chí
Minh tỷ lệ 1/50.000 của Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam, đồng thời kết
hợp với việc quan sát thực địa cho thấy: trong khu vực nghiên cứu và vùng lân
cận có sự hiện diện của các lớp đất đá theo thứ tự từ cổ đến trẻ được mô tả như
sau:
2.2.1. Giới Mesozoi (MZ)
Các trầm tích Mesozoi hầu như không lộ ra trong khu vực nghiên cứu phần
lớn chỉ gặp chúng ở đáy với lỗ khoan sâu.
2.2.1.a. Hệ Jura - Thống giữa - Điệp La Ngà (J2ln)
Các trầm tích điệp La Ngà chỉ gặp ở các lỗ khoan sâu 60m (Thủ Đức) và
250m (Nhà Bè). Các trầm tích này được đại diện bởi các trầm tích lục nguyên
bao gồm: cát kết, bột kết, sét kết màu xám xanh, xám đen phân lớp mỏng có chứa
vôi. Các nhà địa chất Đoàn 20B cho rằng: bề dày chung của các trầm tích điệp
này là 600-900m.
2.2.1.b. Hệ Jura-thống trên-hệ Kreta-thống dưới-Điệp Long Bình (J3 - K1lb)
Các trầm tích điệp Long Bình chỉ lộ ra trong phạm vi nhỏ hẹp ở Long Bình
(Thủ Đức) và một khối nhỏ ở Giồng Chùa (Cần Giờ). Mặt cắt của hệ tầng được
nghiên cứu qua các vết lộ, các tài liệu lỗ khoan (Hà Quang Hải - 1987 và Ma
Công Cọ - 1991) gồm 2 tập như sau:
Tập dưới: thành phần cát bột kết, phiến sét chứa tuff màu đỏ. Chiều dày
của tập là 12-30m.
Tập trên: thành phần chủ yếu là andesit, dacite, và tuff của chúng. Chiều
dày khoảng 340m. Bề dày chung của các trầm tích điệp Long Bình khoảng trên
350m. Chúng nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích điệp La Ngà.

2.2.2. Giới Kainozoi (KZ)
Các trầm tích Kanozoi phân bố rộng rãi trong Tp.Hồ Chí Minh. Trong mặt
cắt trầm tích Kainozoi vắng mặt các trầm tích Paleogene mà được bắt đầu bằng
SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

18


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

các trầm tích Miocene. Chúng gồm 2 hệ: Neogene, hệ Đệ Tứ.
2.2.2.a. Hệ Neogene
Các trầm tích Neogene không lộ ra ở vùng nghiên cứu, hầu hết chỉ gặp
chúng ở các lỗ khoan sâu.
- Hệ Neogene- thống Miocene, phụ thống trên- hệ tầng Bình Trưng (N 1-3bt):
Hệ tầng này gặp ở đáy lỗ khoan sâu 140m, trong đó mặt cắt chi tiết được nghiên
cứu tại xã Bình Trưng -Thủ Đức. Thành phần gồm: cuội sỏi, dăm kết màu lục, cát
bột kết màu xám, phân lớp mỏng, chứa phức hệ bào tử phấn hoa: Pinus sp,
Piacea sp, Laris sp, Ginkyo sp,...nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích điệp Long
Bình (J3-K1lb). Bề dày của hệ tầng thay đổi 12-20m.
- Hệ Neogene - thống Pliocene, phụ thống dưới - hệ tầng Nhà Bè (N21nb)
Các trầm tích hệ tầng Nhà Bè chỉ gặp trong các lỗ khoan sâu trên 200m, mặt
cắt chi tiết được nghiên cứu tại LK812 ở ấp chợ Đồn, xã Tân Túc, huyện Bình
Chánh. Các trầm tích hệ tầng Nhà Bè phân bố ở độ sâu 217-330m gồm 2 tập:
Tập dưới: thành phần là cát, sạn, cuội kết vôi màu xám, xám xanh xen
kẹp các lớp bột phân lớp mỏng, nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích điệp Long
Bình. Bề dày 43.3 m.

Tập trên: cát, sét chứa ít bột màu xám, gắn kết yếu, bị che phủ bởi các
trầm tích, bề dày tập 69.7m. Bề dày các trầm tích hệ tầng Nhà Bè tại LK812 là
113m. Bề dày chung của các trầm tích hệ tầng Nhà Bè thay đổi từ 15m (LK801)
đến 113m (LK812).
- Hệ Neogene - thống Pliocene, phụ thống trên - điệp Bà Miêu (N22bm).
Các trầm tích hệ tầng Bà Miêu lộ ra rất hạn chế ở khu vực ấp Hàm Luông,
Long Bình, Thủ Đức. Mặt cắt chi tiết được nghiên cứu tại LK812 ấp Chợ Đệm,
xã Tân Túc, huyện Bình Chánh gồm 2 tập:
Tập dưới: bên cưới là cát, sạn, sỏi màu xám vàng, chuyển lên trên là bột sét,
nằm bất chỉnh hợp trên các trầm tích hệ tầng Nhà Bè, bề dày tập 56m.
Tập trên: bên dưới là cát bột màu vàng, loang lổ xen kẹp các lớp bột sét, cát
mịn, trên là sét, bột, cát màu nâu đỏ, bị phủ bởi các trầm tích hệ tầng Trảng Bom.
Trầm tích của điệp có màu từ xám loang lổ đến vàng, nâu đỏ. Trong tập sét bột
SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

19


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

màu xám thường thấy các di tích tảo nước mặn, Foraminifera. Các trầm tích này
phủ không chỉnh hợp trên các trầm tích điệp Long Bình (J3-K1lb) và các đá của
hệ tầng Nhà Bè, bị phủ bởi các vật liệu cấu tạo nên bậc thềm và bazan trẻ ở Đông
Nam Bộ. Bề dày trung bình trên dưới 70m.
2.2.2.b. Hệ Đệ Tứ
Các trầm tích tuổi Đệ Tứ có diện lộ rộng bao gồm các trầm tích Pleistocene và
trầm tích Holocene.

- Thống Pleistocene, phụ thống dưới - hệ tầng Trảng Bom (aQ11tb)
Hệ tầng Trảng Bom khu vực Tp.Hồ Chí Minh được nghiên cứu trong hầu
hết các hố khoan, chúng phân bố ở độ sâu 50-100m từ trên xuống dưới gồm 3
tập:
Tập 1 (tập trên): sét bột, cát màu loang lổ, vàng nâu. Bề dày thay đổi từ
5-9m, chúng phủ bất chỉnh hợp lên trên hệ tầng Bà Miêu chỉnh hợp với các trầm
tích hệ tầng Thủ Đức.
Tập 2 (tập giữa): cát bột màu xám trắng chứa sạn sỏi thạch anh dày1016m.
Tập 3 (tập dưới): sỏi sạn cát thạch anh, bột sét màu xám vàng chứa mảnh
thực vật hóa than màu đen, ở đáy tập là cuội thạch anh có độ mài tròn tốt, bề dày
thay đổi từ 10-15m.
- Thống Pleistocene, phụ thống giữa - trên - hệ tầng Thủ Đức
Trầm tích nguồn gốc sông (aQ1 2-3 tđ), trầm tích nguồn gốc sông - biển (aQ1 2-3 tđ)
Lỗ khoan tại xã Linh Xuân thuộc quận Thủ Đức, chúng phân bố từ bề mặt
địa hình đến độ sâu 27m, gồm 2 tập:
Tập 1 (tập trên): cát thạch anh chứa sạn màu đỏ, bề dày 13m. Theo chiều
mặt cắt từ dưới lên, trầm tích có xu hướng giảm dần độ hạt; điều này đặc trưng
cho các trầm tích nguồn gốc sông.
Tập 2 (tập dưới): cát sạn sỏi màu vàng xen kẽ với các tập sét bột màu
xám trắng bề dày 14m. Theo chiều mặt cắt từ dưới lên, trầm tích có xu hướng
tăng dần độ hạt; điều này đặc trưng cho môi trường vùng cửa sông.

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

20


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Các trầm tích thuộc kiểu nguồn gốc trên tạo bậc thềm cao 25-35m, dạng
lượn sóng thoải.
Trầm tích nguồn gốc biển (mQ1 2-3 tđ)
Tại lỗ khoan ấp 3, xã Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, chúng phân bố ở độ sâu
khoảng từ 53-86m, gồm 3 tập từ trên xuống:
Tập 1 (tập trên): sạn cát, sét màu vàng, bề dày 7m.
Tập 2 (tập giữa): sạn, sỏi, cát vàng đỏ, bề dày 14m.
Tập 3 (tập dưới): cát, bột, sét màu xám, phần trên cùng chứa thân cây
hóa than, đáy có ít sạn sỏi, bề dày 12m. Trong tập đã phát hiện ra một phức hệ
Foraminifera.
- Thống Pleistocene, phụ thống trên - hệ tầng Củ Chi
Trầm tích nguồn gốc sông (aQ13cc)
Phân bố ở phía Đông Bắc Củ Chi và các dải hẹp Thủ Đức tại mặt cắt Cầu
Trệt xã An Phú, huyện Củ Chi. Mặt cắt là vách suối kéo dài 1000m theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam. Đây là trầm tích cấu tạo nên thềm bậc I sông Sài Gòn với
độ cao 8-10m, tại đây không lộ đáy hệ tầng Củ Chi. Mặt cắt từ trên xuống như
sau:
Tập 1 (tập trên): cát bột, sạn màu xám phong hóa loang lổ, nâu vàng.
Tập 2 (tập dưới): cuội sỏi thạch anh lộ ra khỏi đáy suối 0.5-1.5m.
Trầm tích nguồn gốc sông - biển (amQ13cc)
Phân bố ở Hóc Môn, nội thành, Bắc Bình Chánh. Chúng phân bố từ mặt địa
hình tới độ sâu 23.4m. Trong tập cát màu xám loang lổ có dấu tích của tảo nước
mặn và nước lợ như: Tharacosphaera saxea, Rhirosolenia styliforus,...và di tích
tảo nước ngọt như: Asterionella gracillima...
Trầm tích nguồn gốc biển (mQ13cc)
Trầm tích này phân bố ở phía Nam Bình Chánh, phía Tây Nam Nhơn
Thạch. Mặt cắt chuẩn được nghiên cứu ở ấp Bà Tiến, xã An Lạc, huyện Bình
Chánh. Chúng phân bố ở độ sâu khoảng 27-53m, gồm 2 tập từ trên xuống:


SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

21


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tập 1 (tập trên): sạn cát, sét màu xám, xám đen, chứa di tích thực vật hóa
than và hóa thạch Foraminifera, bề dày 15m, chúng bị phủ bởi các trầm tích
thuộc hệ tầng Bình Chánh.

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

22


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tập 2 (tập dưới): cát, sét vàng, đáy có ít sạn sỏi, bề dày 11m. Chúng phủ
không chỉnh hợp lên trầm tích cát vàng tím thuộc hệ tầng Thủ Đức, chứa hóa
thạch Foraminifera. Bề dày của trầm tích này thay đổi từ 3-7m.
- Thống Holocene, phụ thống dưới giữa
Trầm tích nguồn gốc sông (aQ21-2)

Phân bố trên diện tích hẹp dọc sông Sài Gòn. Tại lỗ khoan nông thường
thấy 2 lớp từ trên xuống như sau:
Lớp 1 (lớp trên): cát bột, sét bột màu xám trắng dày 1.5m.
Lớp 2 (lớp dưới): cát sét, sạn sỏi màu xám trắng, xám vàng phủ không
chỉnh hợp lên các trầm tích hệ tầng Củ Chi.
Trầm tích nguồn gốc sông - biển (amQ21-2)
Phân bố chủ yếu ở Hóc Môn và một phần ở Thủ Đức và rải rác trong khu
vực quận 2. Mặt cắt nghiên cứu chi tiết tại vách kênh dẫn nước thuộc ấp Lan Nhì,
xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn. Tại đây địa tầng gồm 2 lớp từ trên xuống:
Lớp 1 (Lớp trên): cát bột sét màu đen, bở rời.
Lớp 2 (Lớp dưới): cát hạt mịn đến trung màu vàng, loang lổ. Các nguồn
gốc sông, sông - biển không có chứa các di tích cổ sinh, việc xác định tuổi và
nguồn gốc dựa vào đặc điểm thạch học và vị trí địa mạo.
Trầm tích nguồn gốc biển (mQ21-2)
Mặt cắt tại ấp Chợ Đệm, xã Tân Túc, huyện Bình Chánh thấy các trầm tích
này phân bố ở độ sâu 5-27m, chứa phức hệ Foraminifera, gồm 2 tập từ trên
xuống:
Tập 1 (tập trên): sét bột, ít cát màu xám xanh ít di tích thực vật màu nâu
đen, bị các trầm tích Holocene giữa trên phủ lên, bề dày 15m.
Tập 2 (tập dưới): cát sạn lẫn ít sét bột màu xám đen.
- Thống Holocene, phụ thống giữa trên
Trầm tích nguồn gốc sông (aQ22-3).
Phân bố dọc sông Sài Gòn, một phần quận 2. Mặt cắt gồm 2 lớp từ trên
xuống:
Lớp 1 (lớp trên): sét lẫn than bùn màu nâu, dày 0.5-1.0 m.
Lớp 2 (lớp dưới): sét cát màu đen chứa tàn tích thực vật.

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

23



GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trầm tích nguồn gốc sông - biển (amQ22-3):

Phân bố chủ yếu ở Nhà Bè, Bình Chánh. Mặt cắt chi tiết tại ấp Bà Tiến, xã
An Lạc, huyện Bình Chánh, gồm có 2 lớp từ trên xuống:
Lớp 1 (lớp trên): sét cát xám đen, xám nhạt, chứa thực vật phân hủy dày
4m.
Lớp 2 (lớp dưới): sét màu xám đen, chứa mùn thực vật, phủ chỉnh hợp
trên sét biển xám xanh tuổi Holocene dưới-giữa. Chứa hóa thạch Foraminifera ở
độ sâu 5m, tảo nước ngọt ở độ sâu 1.0-4.5m, các di tích bào tử phấn hoa ở độ sâu
2-5m.
Trầm tích nguồn gốc đầm lầy - sông (abQ22-3)
Phân bố ở quận 12, bán đảo Thanh Đa, dọc rạch Bến Cát và chiếm diện tích
nhỏ ở khu vực dọc sông Sài Gòn. Gồm 3 lớp từ trên xuống như sau:
Lớp 1 (lớp trên): sét màu xám đen chứa mùn thực vật dày 0.1-0.3m.
Lớp 2 (lớp giữa): than bùn màu nâu đen, dày 0.1-1.0m.
Lớp 3 (lớp dưới): sét màu xám nâu, chứa di tích thực vật phân hủy nằm
bất chỉnh hợp trên sét biển màu xám xanh nguồn gốc biển.
- Thống Holocene, phụ thống trên
Trầm tích nguồn gốc sông (aQ23):
Phân bố thành một dải hẹp dọc hai bên bờ sông Sài Gòn. Thành phần gồm
cát, cát sạn, bột sét.
Trầm tích nguồn gốc đầm lầy sông (abQ23):
Phân bố trên diện tích nhỏ ở Hiệp Bình Phước. Thành phần gồm sét, bột,
cát màu xám xanh chứa thực vật phân hủy.


SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

24


GVHD: Th.S Lê Hữu Tuấn
Th.S Lê Thị Huyền Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hình 2.1: Sơ đồ địa chất

khu vực

nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Tấn Hưng

25


×