CHỈ ĐỊNH GHÉP THẬN, GAN, TIM, PHỔI
Trịnh Hồng Sơn, Hà Phan Hải An, Nguyễn Hữu Ước, Ngô Gia Khánh,
Nguyễn Thái Minh, Bùi Trung Nghĩa, Nguyễn Thành Khiêm, Nguyễn Trần Thủy
CHỈ ĐỊNH GHÉP THẬN
I. Chỉ định ghép thận [1], [2]
1. Suy thận mạn tính
2. Thận có khối u
Các nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn tính thường gặp gồm có:
- Đái tháo đường
- Tăng huyết áp
- Viêm cầu thận
- Thận đa nang/nhiều nang
- Một số bệnh lý tiết niệu
- Một số nguyên nhân khác
Thông thường việc ghép thận được chỉ định cho bệnh nhân suy thận giai
đoạn cuối khi mức lọc cầu thận giảm tới 15ml/phút/1,73m 2 diện tích da. Trên thực
tế, hầu hết các bệnh nhân được ghép thận ở thời điểm đang được lọc máu bằng thận
nhân tạo hoặc lọc màng bụng, tuy nhiên cũng có một số người được ghép sớm hơn,
trước khi phải bắt đầu lọc máu.
II. Chống chỉ định của ghép thận [1], [2], [3]
Các tình trạng có thể là chống chỉ định tuyệt đối cho ghép thận gồm:
- Suy tim, các bệnh lý tim mạch nặng như bệnh mạch vành hoặc bệnh mạch ngoại
vi
- Suy hô hấp
- Suy gan
- Ung thư tiến triển hoặc đã có di căn
- Các bệnh nhiễm trùng không thể kiểm soát, AIDS
- Phản ứng chéo dương tính
- Tình trạng mang thai
Một số tình trạng là chống chỉ định tương đối, như:
- Cao tuổi, nhất là khi đi kèm với tình trạng bệnh tim, đái tháo đường có biến
chứng, béo phì, nghiện thuốc lá, tai biến mạch não...
- Tiền sử mắc bệnh tim
- Béo phì
- Nghiện ma túy
- Có dấu hiệu cho thấy sự không tuân thủ điều trị
- Bệnh tâm thần
- Mắc nhiều bệnh phối hợp phức tạp
Một số tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý cản trở việc ghép thận có thể thay
đổi tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể hoặc chiến lược của từng quốc gia. Một số chính
sách hạn chế tuổi của người nhận thận, loại trừ những người có rối loạn ý thức hoặc
có bệnh tâm thần, loại trừ những người nghiện ma túy... Những người không có ý
thức tuân thủ điều trị dài hạn một cách nghiêm túc cũng có thể bị loại ra khỏi danh
sách chờ ghép thận vì đây là một điều kiện bắt buộc đối với sự sống còn của tạng
ghép, béo phì có thể bị loại do nguy cơ biến chứng phẫu thuật và nguy cơ tim mạch
sau ghép. Bên cạnh các yếu tố về chuyên môn, tình trạng kinh tế và bảo hiểm y tế
có thể là một rào cản lớn đối với ghép thận. Sự hợp tác và hỗ trợ của các thành viên
trong gia đình cũng là một điều kiện rất quan trọng góp phần vào sự sống còn của
tạng ghép. Một số yếu tố khác về địa lý, phương tiện giao thông, các hệ thống hỗ
trợ... cần được xem xét đến trước khi chỉ định ghép thận cho bệnh nhân.
Nhiễm HIV là một tình trạng bệnh lý còn gây tranh cãi cho việc ghép thận ở
nhiều đơn vị ghép. Có những thời điểm nhiễm HIV được coi là chống chỉ định
tuyệt đối cho ghép thận, tuy nhiên gần đây có một số nghiên cứu đề xuất rằng việc
sử dụng đồng thời các thuốc ức chế miễn dịch và các thuốc kháng retrovirus có thể
có tác dụng hiệp đồng và có tác động có lợi đối với cả số lượng virus và số lượng tế
bào CD4, do vậy có thể phòng ngừa được tình trạng thải ghép. Hiện nay tại một số
quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ...đã tiến hành ghép thận thành công cho các
bệnh nhân bị nhiễm HIV. Ngoài ra việc chỉ định ghép thận đã được mở rộng tới cả
những bệnh nhân không hòa hợp nhóm máu ABO.
Ngoài việc ghép thận đơn độc, các trung tâm trên thế giới còn tiến hành ghép
đồng thời thận-tụy, thận-gan en bloc cho những bệnh nhân có chỉ định và thu được
kết quả khả quan.
CHỈ ĐỊNH GHÉP GAN
I. Chỉ định ghép gan
Ghép gan được coi là phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh nhân xơ gan giai
đoạn cuối mà điều trị nội khoa không hoặc ít kết quả.
Tiêu chuẩn lựa chọn để ghép gan phải thỏa mãn 2 điều kiện: thời gian sống
thêm sau ghép hơn 1 năm và chất lượng cuộc sống chấp nhận được [4],[5].
1. Nhóm xơ gan tắc mật:
Chỉ định ghép gan khi: Bilirubin > 8 mg/dL, ngứa nhiều, thiểu dưỡng xương,
viêm đường mật tái diễn, bệnh não gan: hôn mê gan, Child > 7 điểm.
2. Nhóm xơ gan do hủy hoại tế bào gan: do rượu, viêm gan B hoặc C
Chỉ định ghép gan trong các trường hợp sau: Theo phân loại Child – Pugh: từ
7 điểm là xem xét để ghép gan. Ngoài ra còn có một số chỉ định đặc biệt: không
phụ thuộc vào điểm Child – Pugh: Ascite nhiều, không đáp ứng với lợi tiểu, viêm
phúc mạc tiên phát, hội chứng gan thận, bệnh não gan, xuất huyết tiêu hóa do tăng
áp lực TM cửa.
- Xơ gan rượu:
Một điều kiện rất quan trọng trong chỉ định ghép gan là bệnh nhân phải cai
rượu tối thiểu 6 tháng trước ghép. Chỉ định ghép gan trong bệnh lý xơ gan do rượu
còn đang tranh luận, tuy nhiên đây là loại bệnh cho kết quả xa tốt nhất so với các
xơ gan do nguyên nhân khác, tỷ lệ sống thêm 1 năm – 5 năm – 10 năm sau ghép là
83% - 72% - 59%.
- Xơ gan do HBV[6] :
Trong những năm 1980, không có chỉ định ghép gan do tỷ lệ tái phát viêm
gan sau ghép rất cao, thời gian sống thêm sau mổ không dài. Tuy nhiên với sự ra
đời của các thuốc kháng virus mà ngày nay đã có thể ghép gan cho những trường
hợp nhiễm HBV .
- Xơ gan do HCV [6]:
Khoảng 20% bệnh nhân viêm gan C sẽ tiến triển thành xơ gan trong vòng 20
năm. Trong số các bệnh nhân xơ gan do virus C, 4% mất bù và 1 – 4% phát triển
thành ung thư hàng năm. Tỷ lệ sống 5 năm là 50% nếu đã có suy gan, do vậy đây là
bệnh có chỉ định ghép gan và chiếm số lượng 40% tổng số gan ghép. Việc chỉ định
ghép gan trong viêm gan C còn đang tranh cãi với lý do chủ yếu là khả năng tái
phát HCV sau ghép. Tải lượng virus trước ghép đóng vai trò quan trọng đến kết quả
lâu dài: nếu ít hơn 1106 copies HCV RNA/ml tỷ lệ sống 5 năm sau mổ là 84%,
trong khi đó nếu lớn hơn thì tỷ lệ này chỉ còn 57%.
Điều trị thuốc kháng virus chỉ có tác dụng trong 50% số bệnh nhân, nó sẽ
làm giảm nguy cơ suy gan cũng như ung thư hóa. Tuy nhiên việc hạn chế trong khả
năng tẩy virus dẫn đến khả năng tái nhiễm virus C sau ghép là rất cao. Cần giải
thích cho bệnh nhân nguy cơ bị nhiễm lại virus sau ghép: 1-4% bị xơ gan và phần
lớn sẽ bị tử vong trong năm đầu, 20-40% sẽ bị xơ gan trong 5 năm sau ghép. Vì vậy
tỷ lệ sống sau ghép 5 năm của bệnh nhân HCV ít hơn các nhóm bệnh khác.
Nhìn chung tỷ lệ sống thêm sau ghép gan của nhóm xơ gan do virus tại 1
năm – 5 năm – 10 năm là 83% - 72% - 66%.
Ngoài ra, ghép gan còn được chỉ định trong một số bệnh lý sau đây:
3. Suy gan cấp nguy kịch
Suy gan cấp là cấp cứu nội khoa do phần lớn nhu mô gan bị hoại tử, bao gồm
các triệu chứng của suy tế bào gan (đông máu, vàng da), bệnh não gan thường xảy
ra ở bệnh nhân không có tiền sử bệnh gan. Tiên lượng rất tồi, tỷ lệ tử vong 80-85%,
do vậy đây là bệnh lý mà ghép gan là phương pháp điều trị duy nhất cho kết quả
tốt.
Theo tác giả Nhật Bản, suy gan cấp được chẩn đoán dựa trên 3 tiêu chuẩn:
mức độ bệnh não gan, tỷ lệ % PT, thời gian xuất hiện triệu chứng (chủ yếu là bệnh
não gan), từ đó có 3 mức độ suy gan cấp:
. Suy gan cấp (bệnh não gan kết hợp tỉ lệ Prothrombin < 40)
. Suy gan cấp nguy kịch (bệnh não gan độ II + %PT < 40 + thời gian < 8 tuần
kể từ khi khởi phát)
. Suy gan nguy kịch muộn (suy gan cấp nguy kịch từ 8 – 24 tuần)
Tiêu chuẩn để chỉ định ghép gan trong suy gan cấp:
. Bệnh não gan độ II – III – IV
. Có 2/5 tiêu chuẩn sau: Tuổi > 45; Bệnh não gan > 11 ngày; PT < 10%;
Bilirubin máu > 18mg/dL; Tỷ lệ Bilirubin trực tiếp/ toàn phần < 0.67.
Tiêu chuẩn loại khỏi chỉ định ghép: sau khi hồi sức (trong trường hợp không
có tạng để ghép gan) đến ngày 5 đánh giá lại 2 tiêu chuẩn bệnh não gan và tỉ lệ
prothrombin. Nếu bệnh não gan giảm + tỉ lệ prothrombin > 50 được coi là bệnh tiến
triển tốt, không còn chỉ định ghép gan.
Các tác giả châu Âu và Mỹ thì sử dụng tiêu chuẩn của King’s College để lựa
chọn bệnh nhân suy gan cấp ghép gan, cụ thể:
Bảng 1: Tiêu chuẩn của King’s College.
Suy gan cấp do Paracetamol
Suy gan do nguyên nhân khác
pH< 7,3 hoặc
INR>6,5 hoặc
Có 3 trong các triệu chứng sau:
INR>6,5, Creatinin>3,4mg/dL + - Tuổi <10 hoặc >40
bệnh não gan độ III-IV
- Do virus non A, non B
- Thời gian vàng da đến khi hôn mê >7
ngày
- Bilirubin >17,5mg/dL
-INR> 3,5
Kết quả xa theo ghi nhận của các trung tâm ghép gan châu Âu (ELTR –
European Liver Transplant Registry) thì tỷ lệ sống thêm 1 năm – 5năm – 10 năm
sau ghép của nhóm bệnh này là 65% - 59% - 55%
4. Ung thư gan nguyên phát (UTGNP)
UTGNP là ung thư thường gặp, hàng năm có khoảng 1 triệu trường hợp mới
mắc. Hơn 80% UTGNP có kèm xơ gan và chỉ có 10-15% có khả năng cắt bỏ,
nguyên nhân do bản thân giai đoạn của khối u gan hoặc do gan xơ nặng. Ghép gan
là biện pháp điều trị lý tưởng đối với các trường hợp được lựa chọn tốt vì nó vừa
lấy được khối u lại điều trị được bệnh gan mạn tính. Tuy nhiên hiện nay chỉ định
ghép gan vẫn còn tranh cãi, đặc biệt là đối khối u phát hiện sớm.
Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn lựa chọn UTGNP để chỉ định ghép gan, thường
áp dụng nhất là 2 tiêu chuẩn [7]:
Tiêu chuẩn Milan: một u < 5cm hoặc < 3 u kích thước < 3cm.
Tiêu chuẩn UCSF: một u < 6,5cm hoặc 2-3 u kích thước < 4,5cm và tổng
đường kính 3 khối không quá 8cm.
Hình 1.1: Tiêu chuẩn Milan
Hình 1.2: Tiêu chuẩn UCSF
Kết quả xa sau ghép gan: tùy thuộc theo tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân, nhìn
chung là 50 - 80% sau 5 năm.
II. Chống chỉ định ghép gan
1. Chống chỉ định của ghép gan (theo Quyết định 43/2006/QĐ-BYT ngày 29
tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng bộ Y tế về quy trình lấy , ghép gan, thận từ
người cho sống):
- Có ung thư ngoài gan
- Bệnh tâm thần
- Nhiễm khuẩn tiến triển
- Nhiễm HIV
- Có các bệnh chống chỉ định cho phẫu thuật như: suy tim, suy hô hấp, suy đa tạng.
Chống chỉ định tương đối:
- Tuổi trên 65
- Thiếu oxy do shunt ở trong phổi.
2. Chống chỉ định lấy gan từ người cho chết não
- Bệnh ung thư tiến triển, loại trừ một số ung thư nguyên phát của hệ thần kinh, ung
thư da và ung thư tử cung (in situ)
- Bị nhiễm HIV
- Viêm gan C mạn tính
- Bệnh dại
- Bệnh giang mai
- Bệnh lao tiến triển
- Bệnh não bán cấp, Creutzfeld-Jacob
Một số tiêu chuẩn được coi là chống chỉ định tương đối : tăng huyết áp, đái đường,
tuổi > 60, suy thận mạn[8]...
CHỈ ĐỊNH GHÉP TIM
I. Chỉ định ghép tim
Ghép tim được chỉ định cho những bệnh nhân bị bệnh tim giai đoạn cuối, khi
người ta không thể đưa ra các phương pháp điều trị nội khoa hay ngoại khoa khác
tối ưu hơn cho những bệnh nhân này. Nếu không được ghép tim, tiên lượng sống
còn sau 1 năm của các trường hợp này là dưới 50%. Người ta dựa vào các yếu tố
sau để tiên lượng sống còn cho các bệnh nhân suy tim:
- Phân số tống máu thất trái (EF) < 20%
- Thể tích oxy tối đa (VO2max) < 14 mL/kg/phút
- Loạn nhịp
- Áp lực mao mạch phổi bít > 25mmHg
- Nồng độ norepinephrine huyết tương > 600pg/mL
- Nồng độ natri huyết thanh < 130mEq/dL
- Chỉ số NT-proBNP > 5000pg/mL
Các yếu tố trên đều được đề xuất sử dụng như những chỉ điểm của tiên lượng
xấu và là những chỉ định ghép tim tiềm tàng cho những bệnh nhân đã được điều trị
nội khoa tối đa. EF giảm và VO 2max thấp được chấp nhận rộng rãi là những chỉ số
tiêng lượng sống còn độc lập mạnh nhất.
Các chỉ định ghép tim cụ thể:
1. Suy tim tâm thu (được định nghĩa là khi EF < 50%), bao gồm:
- Do thiếu máu
- Do giãn buồng tim (bệnh cơ tim giãn)
- Do bệnh van tim
- Do tăng huyết áp
- Bệnh dạng tinh bột (amyloid)
- Nhiễm HIV
- Sarcoma tim
2. Bệnh tim thiếu máu kèm đau ngực dai dẳng
- Điều trị nội khoa tối đa nhưng không hiệu quả.
- Không thể mổ bắc cầu chủ vành hay phục hồi lưu thông mạch bằng can
thiệp qua da.
- Tái lưu thông mạch vành (phẫu thuật, can thiệp) thất bại.
3. Loạn nhịp dai dẳng, không thể khống chế bằng máy chống rung
- Không thể điều trị bằng điện sinh lí đơn thuần hoặc kết hợp với điều trị nội
khoa.
- Không thể điều trị cắt đường dẫn truyền.
4. Bệnh lí cơ tim phì đại ở mức độ NYHA 4 dù đã được điều trị can thiệp
bằng:
- Tiêm cồn các nhánh vách của động mạch liên thất.
- Phẫu thuật cắt bớt cơ tim.
- Thay van tim.
- Điều trị nội khoa tối đa.
- Dùng máy tạo nhịp.
5. Bệnh tim bẩm sinh
- Bệnh phức tạp không thể điều trị bằng phẫu thuật thông thường.
- Có tăng áp động mạch phổi (ĐMP) cố định (ghép tim + phổi).
6. U tim
- Giới hạn ở cơ tim.
- Không có bằng chứng di căn xa.
II. Chống chỉ định ghép tim
1. Chống chỉ định tuyệt đối
- Trên 70 tuổi.
- Tăng áp ĐMP cố định (không đáp ứng với điều trị thuốc):
. Sức cản ĐMP > 5 đơn vị Wood.
. Chênh áp qua van ĐMP > 15mmHg.
- Bệnh hệ thống làm giảm tiên lượng sống còn, kể cả khi ghép tim:
. Các khối u có tiên lượng sống còn dưới 5 năm.
. HIV/AIDS (có số lượng TCD4 < 200 tế bào / mm3)
. Lupus ban đỏ hệ thống hoặc bệnh nhầy nhớt đang tiến triển.
. Bất cứ một bệnh hệ thống nào khác có khả năng tái phát cao khi ghép
tim.
- Suy gan hoặc suy thận không hồi phục.
2. Chống chỉ định tương đối
- Một số bệnh ung thư mới mắc, có tiên lượng sống > 5 năm.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Huyết tắc hoặc nhồi máu phổi mới và không được điều trị.
- Đái tháo đường có thương tổn các cơ quan đích (thần kinh, thận, mắt).
- Tai biến mạch não hoặc bệnh mạch máu ngoại vi nặng.
- Bệnh loét tiêu hóa thể đang hoạt động.
- Đang mắc các bệnh nhiễm trùng hay viêm các túi thừa mới hoặc tái phát.
- Các bệnh hệ thống làm giảm tiên lượng sống còn và khả năng hồi phục.
- Béo phì hoặc suy kiệt nặng.
- Loãng xương nặng.
- Đang nghiện ma túy hay nghiện rượu.
- Mất khả năng thích nghi xã hội (bệnh tâm thần).
3. Qui trình chẩn đoán bệnh tim và chỉ định ghép tim:
Hoàn cảnh bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tim nặng trong ghép tim có thể
rất khác nhau, song hầu hết đều trong 3 tình huống:
- Bệnh nhân có các dấu hiệu cơ năng suy tim, đến khám tại các cơ sở nội khoa
tim mạch, được chẩn đoán xác định mắc bệnh tim nặng, điều trị nội khoa không
kết quả - thậm chí sử dụng một số can thiệp hỗ trợ (dụng cụ hỗ trợ thất trái, đặt
máy tạo nhịp), nên được chỉ định ghép tim.
- Bệnh nhân mắc một số bệnh tim đã được phẫu thuật hay can thiệp trên tim
(bệnh mạch vành, bệnh van tim …). Sau phẫu thuật – can thiệp, tình trạng bệnh
tim không đỡ hoặc tái phát nặng hơn sau một thời gian, không còn phương pháp
điều trị nào khác, nên được chỉ định ghép tim.
- Bệnh nhân bị ngừng tim đột ngột hoặc dọa ngừng tim do mắc một số bệnh cấp
tính rất nặng (viêm cơ tim cấp, chấn thương – vết thương tim nặng …), được cấp
cứu kịp thời và duy trì sự sống bằng các phương tiện hỗ trợ (ECMO), không có
giải pháp điều trị nào khác, thì sẽ được đề xuất ghép tim.
Như vậy có thể thấy phần lớn bệnh nhân ghép tim được chẩn đoán và điều trị
tại các cơ sở sở nội khoa và hồi sức cấp cứu trước khi chuyển đi đi ghép tim tại các
cơ sở ngoại khoa. Phương tiện chẩn đoán bệnh tim trong ghép tim rất phong phú –
tùy thuộc từng nhóm bệnh, song bao giờ cũng cần có: siêu âm tim Doppler mầu,
điện tâm đồ, chẩn đoán hình ảnh (x quang, CT, IMR …) tim và lồng ngực; ngoài ra
còn có chụp mạch vành, thông tim - chụp buồng tim, sinh thiết cơ tim.
Người mắc bệnh tim nặng – có yêu cầu điều trị bằng ghép tim, sẽ được làm
tất cả các thăm dò cần thiết (lâm sàng, cận lâm sàng) để tìm các yếu tố chống chỉ
định ghép tim. Sau khi xác định không có chống chỉ định ghép tim, người bệnh mới
chính thức được chỉ định ghép tim.
CHỈ ĐỊNH GHÉP PHỔI
I. Chỉ định ghép phổi
1. Chỉ định ghép phổi [9]
- Bệnh phổi tiến triển không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác
- FEV1 25%
- PaCO2 55mmHg
- Tăng PaCO2 cần phải bổ sung Oxy
- Tăng áp lực động mạch phổi ngày càng tiến triển xấu.
- Suy yếu chức năng nghiêm trọng hoặc NYHA III hoặc IV
- Không có biểu hiện suy chức năng các cơ quan khác ngoài phổi.
2. Chỉ định ghép phổi đối với các bệnh lý [9],[10], [11]
2.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic Obtructive Pulmonary Disease COPD) [17] [13]
- FEV1<20% (không có khả năng hồi phục) hoặc DLCO<20%
- Và/ hoặc PaCO2 50mmHg
- Tăng áp lực động mạch phổi tiến triển ngày càng xấu và/ hoặc có biểu
hiện tâm phế mạn hoặc cả hai
- Ưu tiên cho những bệnh nhân tăng PaCO2 tiến triển xấu, yêu cầu liệu
pháp Oxy kéo dài
2.2. Bệnh xơ phổi không rõ căn nguyên (Idiopathic pulmonary fibrosis - IPF)
Mô học hoặc điện quang có bằng chứng của usual interstitial pneumonia
(UIP) và bất kỳ một trong các tiêu chuẩn sau:
DLCO < 39% giá trị lý thuyết
Giảm 10% hoặc nhiều hơn dung tích sống thở mạnh (FVC) trong 6
tháng.
SpO2 giảm thấp hơn 88% trong test đi bộ 6 phút (6MWT: 6 minute
walking test)
Xơ hóa dạng tổ ong trên phim chụp cắt lớp độ phân giả cao (Fibrosis
score >2)
2.3. Bệnh xơ nang phổi (Cystic Fibrosis):
FEV1 < 30% hoặc chức năng phổi giảm nhanh nếu FEV1 >30% và
hoặc có bất kỳ tiêu chuẩn nào sau đây:
Tăng nhu cầu Oxy
Ưu thán (Tăng nồng độ CO2 máu)
Tăng áp lực động mạch phổi
2.4. Tăng áp lực động mạch phổi vô căn:
NYHA III hoặc IV không đáp ứng với điều trị.
Dưới 350m hoặc giảm nhanh trong 6MWT
Không đáp ứng điều trị với epoproserol đường tĩnh mạch hoặc các
thuốc cùng loại
Cung lượng tim (Cardiac index) < 2l/phút/m2
Áp lực nhĩ phải >15 mmHg
2.5. Sarcoidosis:
NYHA III hoặc IV và có bất kỳ các tiêu chuẩn sau:
Thiếu Oxy cả khi nghỉ ngơi
Tăng áp lực động mạch phổi
Áp lực nhĩ phải > 15mmHg
II. Chống chỉ định ghép phổi [9] [10], [11], [12], [13], [14]
1. Chống chỉ định chung:
Ghép phổi chống chỉ định trong trường hợp có bệnh lý khác ngoài phổi làm
rút ngắn kỳ vọng sống của bệnh nhân một cách đáng kể hoặc làm cho phẫu thuật
ghép phổi không thành công.
2. Chống chỉ định tuyệt đối:
- Bệnh tim không có khả năng điều trị
- Nhiễm trùng phổi cấp tính
- Nhiễm trùng tại chỗ hoặc toàn thân đang hoạt động
- Các bệnh lý ác tính kéo dài 5 năm
- Suy thứ phát các tạng khác không hồi phục trừ khi có chỉ định ghép tạng phối
hợp
- Dị dạng thành ngực và cột sống
- Bệnh mạch vành không thể can thiệp hay mổ bắc cầu liên quan đến suy chức
năng thất trái.
- Nhiếm HIV, Viêm gan B, C
- Nghiện rượu, thuốc lá, các chất ma túy
- Có tiền sử rối loạn tâm thần không có khả năng phối hợp với điều trị
3. Chống chỉ định tương đối:
- Tuổi trên 65
- Bệnh lý động mạch vành có chỉ định can thiệp
- Tình trạng lâm sàng tại thời điểm ghép: tình trạng huyết động không ổn định,
thở máy xâm nhập hoặc có hỗ trợ bởi màng lọc oxy ở bệnh nhân mà trước đó
chưa được đánh giá đầy đủ để ghép phổi.
- Thể trạng xấu ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sau mổ của bệnh nhân
- Nhiễm vi khuẩn đa kháng, nấm hoặc mycobacteria
- Sử dụng Corticoid liều cao
- Béo phì BMI > 30kg/m2 hoặc BMI < 18kg/m2
- Suy thận mạn với mức lọc cầu thận (GFR: Glomerular Filtration Rate)
<50ml/phút trừ trường hợp ghép thận kèm theo
- Đái tháo đường có tổn thương cơ quan đích
- Loãng xương nặng (mật độ khoáng xương >2 sd ít hơn so với những người
cùng độ tuổi)
- Viêm loét dạ dày đang hoạt động, viêm túi thừa (diverticulitis)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. University of Maryland Medical Center.
Recipient contraindications to kidney transplantation
2. Guidelines on renal transplantation.
European Association of Urology 2010: 29-42
3. Christopher D Blosser, Ari Huverserian, Roy D Bloom, Peter D Abt, Simin
Goral, Arwin Thomasson, Justine Shults, Peter P Reese.
Age, Exclusion Criteria, and Generalizability of Randomized Trials Enrolling
Kidney Transplant Recipients. Transplantation 2011, 27; 91(8): 858–863.
4. Consensus conference: Indications for Liver Transplantation, January 19 and 20,
2005, Lyon-Palais Des Congres: text of recommendations (long version).
Liver Transpl 2006, 12(6): 998-1011
5. Adam, R., P. McMaster, et al.
Evolution of liver transplantation in Europe: report of the European Liver
Transplant Registry. Liver Transpl 2003, 9(12): 1231-1243.
6. Malet, PF.
Chronic Hepatitis. ACP Medicine. Accessed: April 1, 2009.
7. Malinchoc M, Kamath PS, Gordon FD, Peine CJ, Rank J, ter Borg PC
A model to predict poor survival in patients undergoing transjugular intrahepatic
portosystemic shunts. Hepatology, 2000, 31 (4): 864–71
8. Bendalah K., Bitker M.O., Barrou B.
Aspects organisationnels des prelevements multiorgane en France.
J Chir, 2004, 141, No 1 : 5-10
9. Antonio Roman, Pietat Ussetti, Amparo Sole & Felipe Zurbano Guidelines
for the selection of Lung Transplantation Candidates
Arch Bronconeumol 2011, 47(6), pp. 303-309.
10. Janet R. Maurer, Adaani E. Frost, Marc Estenne, Timothy Higenbottam,
International guidelines for the selection of lung transplant candidates.
Transplantation, 1998, Vol.66: 951 - 956.
11. Jonathan B. Orens, Marc Estenne, Selim Arcasoy, John V. Conte
International Guidelines for the Selection of Lung transpant Candidates updateAconsensus report from the pulmonary scientific council of the international
society for Heart and lung transplantation",
The Journal of Heart and lung transplantion, 2006, 25: 745-755
12. Medica Utilization Management Policy
Lung Transplantation (Single or Double.
Medica Policy 2013, No III-TRA.11.
13. American Thoracic Society
Lung Transplantation
Report of ATS workshop on lung transplantation. 1992.
14.Theodore G Liou, Sanjeev M Raman & Barbara C Cahill
Lung transplantation for chronic obstructive pulmonary disease
Transplant Research and Risk Management, 2013: 1-20.