Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giun đũa: định nghĩa, chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.83 KB, 5 trang )








Giun đũa


GIUN ĐŨA
( Ascaris lumbricoides)

Giun đũa là gì?
Giun đũa sống như thế nào ?







Giun đũa gây bệnh cho người bằng cách nào ?
Người bị nhiễm giun đũa có những triệu chứng gì ?
Giun đũa có gây nguy hiểm gì không ?
Chẩn đoán giun đũa bằng cách nào ?
Điều trị nhiễm giun đũa bằng cách nào ?
Có thể phòng ngừa tránh nhiễm giun đũa được không ?


Giun đũa là gì?


Giun đũa là một giun to sống trong ruột non, gây bệnh phổ biến ở trẻ
em.
Giun đũa trưởng thành sống trong ruột non, con cái đẻ mỗi ngày trung
bình 200.000 trứng, trứng mới đẻ không có phôi, hình bầu dục, có vỏ dày sần sùi, có
kích thước khoảng 60x 40 micromét .

Giun đũa sinh sống như thế nào?
Chu trình phát triển của giun đũa là lọai chu trình trực tiếp qua một ký
chủ mà thôi. Trứng chịu đựng rất dẻo dai trong môi trường bên ngoài, phôi thành hình







sau khi trứng theo phân ra ngoài khoảng 3 tuần lễ, và bắt đầu từ đấy trứng mới có khả
năng gây nhiễm.



Giun đũa gây bệnh cho người bằng cách nào?
Trứng có phôi gây nhiễm theo con đường tiêu hóa, qua thức ăn, nước uống, rau
quả, tay bẩn.
Vào đến tá tràng, ấu trùng giun đũa thoát ra khỏi vỏ, ấu trùng theo dòng máu, đi
một vòng ngoài đường ruột rồi trở về ruột non để trở thành dạng trưởng thành - trước
hết, ấu trùng vào gan tiếp đến vào tim phải, rồi đến nang phổi, từ đây đi ngược lên
cuống phổi đến ngã tư hô hấp – tiêu hóa để lọt vào đường tiêu hóa trở về ruột non.
Thời gian để giun đũa trường thành là từ 8 đến 10 tuần.
Có 3 sự việc cần ghi nhận là :

- trứng trong phân tươi, chưa có phôi cho nên ở đây không có hiện
tượng tự nhiễm.
- trứng nhờ có vỏ dày nên bảo vệ phôi rất lâu, nhiều năm sau, trứng
giun đũa vẫn còn khả năng gây nhiễm.
- Trong cơ thể con người, giun đũa ở giai đoạn ấu trùng bắt buộc
phải di chuyển trong mô, ngoài đường ruột. Thời gian này gây nhiều biểu hiện
sinh học và lâm sàng.








Giun đũa sống ở khắp nơi. Khỏang ¼ dân số trên trái đất này bị giun
đũa ký sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ người mang giun đũa có khác nhau tùy theo vùng, ở vùng
ôn đới số người bị giun đũa ký sinh có phần giảm đi và bệnh cũng có phần nhẹ, còn ở
vùng nhiệt đới bệnh giun đũa còn đanh hoành hành, đặc biệt là ở trẻ em. Ở Việt Nam,
tỷ lệ người bị giun đũa còn khá cao, có nơi lên đến gần 100%, nhất là ở những nơi còn
dùng phân người để trồng trọt.

Người bị nhiễm giun đũa có những triệu chứng gì?
Triệu chứng nhiễm giun đũa tùy thuộc vào mức độ nhiễm giun nhiều hay ít, mà
biểu hiện bệnh qua 2 giai đoạn kế tiếp nhau.
Giai đoạn đầu là giai đoạn di chuyển của ấu trùng giun đũa: người bệnh có
những triệu chứng sau( gọi là hội chứng Loeffler):
- ho khan, sốt nhẹ và đau ngực.
- ngứa ngoài da.
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn giun đã trưởng thành: trẻ hay có triệu

chứng đau bụng,ăn không ngon, đầy hơi, buồn nôn và thường là có những triệu
chứng bực dọc, khó chịu khó ngủ, ngủ hay nghiến răng.
Ngoài ra, giun đũa có thể chui lên ống dẫn mật gây ra cơn đau bụng khủng
khiếp, người bệnh phải ôm bụng, lăn lộn đòi hỏi phải nhập viện cấp cứu .








Chẩn đoán bị bệnh nhiễm giun đũa bằng cách nào?
Chẩn đoán nhiễm giun đũa bằng cách làm xét nghiệm máu thấy có tăng
bạch cầu ái toan, đặc biệt chẩn đoán xác định khi soi phân tìm thấy trứng giun đũa
trong phân.

Điều trị giun đũa như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều lọai thuốc để điều trị giun đũa, thường dùng 1 liều duy
nhất. Có thể dùng một trong những thuốc sau: pyrentel palmoate, Levamisole,
Flubendazole. Dùng thuốc này phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh nhiễm giun đũa có thể phòng ngừa được không?
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa cho bạn và những người thân của mình
bằng cách:
- Tránh ăn những loại rau quả được bón bằng phân người.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín, uống chín, không dùng
phân người để tưới rau.


×