Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9 TP.HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN 9 TP.HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2006 -2011”

SVTH: NGUYỄN THỊ TUYẾT HẠNH
MSSV : 08124023
LỚP

: DH08QL

KHÓA : 2008 - 2012
NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

- TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012 -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN


NGUYỄN THỊ TUYẾT HẠNH

“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN 9 TP.HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN


2006-2011 ”

Giáo viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Ngọc Thy
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh)

Ký tên:……………………………………

- Tháng 7 năm 2012-


Đầu tiên con xin gửi đến bố mẹ lời biết ơn thành kính, cảm ơn
bố mẹ đã nuôi dưỡng và giành cho con những điều kiện thuận lợi
nhất để con được học tập và cố gắng mới có được hôm nay.
Em xin kính gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Ngọc
Thy trong suốt thời gian qua đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em
hoàn thành báo cáo.
Trong năm học vừa qua, dưới sự giảng dạy tận tình của quý
thầy cô cùng sự giúp đỡ của ban giám hiệu trường Đại Học Nông
Lâm bản thân em cùng toàn thể các bạn trong khoa đã nhận được
trọn vẹn kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt. Qua đây em xin gửi lời
biết ơn đến toàn thể các Thầy, các Cô trong Khoa Quản Lý Đất Đai
& Bất Động Sản, xin gửi đến các Thầy, các Cô lời chúc sức khỏe và
hạnh phúc.
Để hoàn thành được bài luận văn em xin cảm ơn các anh chị
cán bộ địa phương nơi em thực tập đã tận tình giúp đỡ để luận văn
được hoàn thành đúng thời hạn.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn các cô chú, anh chị làm việc tại
UBND quận 9, phòng Thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường,
Văn phòng Đăng ký QSDĐ đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để đề tài nghiên cứu được tiến hành trong suốt thời

gian thực tập tại địa phương.
Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn hẹp do đó báo cáo
khó tránh khỏi những sai sót, kính mong sự góp ý của quý thầy cô để
luận văn được hoàn thiện hơn. Những kiến thức quý báu mà thầy cô
sẻ chia là tiền đề để cho em trong thời gian công tác tiếp theo.
Đại học Nông Lâm TP.HCM , tháng 7 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Tuyết Hạnh


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh; Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động
Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Đánh giá tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn Quận 9 TP.Hồ Chí
Minh giai đoạn 2006 – 2011”Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Ngọc Thy, Khoa
Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, Bộ môn: Công nghệ địa chính, Trường Đại Học Nông
Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Quận 9 có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế có sự
chuyển biến nhanh và rõ nét trong những năm gần đây theo hướng công nghiệp – thương
mại dịch vụ và nông nghiệp, cơ bản đã thay đổi diện mạo của Quận. Song song với xu
hướng ấy là tình hình sử dụng đất diễn ra sôi động, biến động đất đai diễn ra nhanh chóng
và khó kiểm soát.
Để quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất, đồng thời sử dụng nguồn tài nguyên đất một
cách có hiệu quả, đòi hỏi nhà nước phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Nhà nước không chỉ quản lý về mặt số lượng mà còn quản lý về mặt chất lượng, quản lý
đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng và mọi biến động đất đai diễn ra.
Xuất phát từ vấn đề đó đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu tình hình sử
dụng và biến động đất đai trên địa bàn Quận 9 giai đoạn 2006 – 2011. Từ đó làm cơ sở đề
xuất một số biện pháp sử dụng đất hiệu quả hơn.

 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp đánh giá
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp chuyên gia
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy Quận 9 năm 2011 có diện tích tự nhiên là
11.389,63 ha trong đó diện tích đất phi nông nghiệp 7196,64 ha chiếm 63,19%, diện tích
đất nông nghiệp 4150,77 ha chiếm 36,45%. Biến động đất đai giai đoạn 2006-2011, đất
nông nghiệp giảm 979,39 ha, đất phi nông nghiệp tăng 999,34 ha.
Từ kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho việc xác định phương hướng sử dụng đất
trong thời gian sắp tới, có ý nghĩa trong quy hoạch, thực hiện các dự án đầu tư nhằm đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận .


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai năm 2010
Phụ lục 2: Biểu Thống kê, kiểm kê diện tích đất nông nghiệp
Phụ lục 3: Biểu Thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp
Phụ lục 4: Biểu Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai
Phụ lục 5: Biểu Thống kê, kiểm kê về tăng giảm mục đích theo sử dụng đất
Phụ lục 6: Biểu Phân tích tình hình tăng giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng.
Phụ lục 7: Biểu Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính
Phụ lục 8: Biểu Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng
và quản lý
Phụ lục 9: Biểu Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng năm 2011 so với
năm 2005 và 2010


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Diện tích Quận theo đơn vị hành chính ............................................................... 9
Bảng 2: Tài nguyên đất Quận 9 ......................................................................................... 11
Bảng 3: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp ..................................................................... 14
Bảng 4: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp ..................................................................... 14
Bảng 5: Doanh thu ngành thương mai – dịch vụ............................................................... 15
Bảng 6: Giá trị sản xuất hàng nông nghiệp và thủy sản .................................................... 16
Bảng 7: Hiện trạng dân số và mật độ dân số theo đơn vị hành chính năm 2011 .............. 17
Bảng 8: Tỷ lệ tăng dân số qua các năm trên địa bàn Quận ............................................... 17
Bảng 9: Hiện trạng về trường lớp trên địa bàn Quận 9 năm 2010 .................................... 19
Bảng 10: Kết quả đo đạc bản đồ chính quy năm 2003 – 2004 .......................................... 22
Bảng 11: Thống kê hồ sơ các vụ tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo qua các năm ........ 24
Bảng 12: Thống kê diện tích các nhóm đất chính năm 2011 ............................................ 24
Bảng 13: Cơ cấu đất nông nghiệp năm 2011

............................................................. 25

Bảng 14: Cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2011 ............................................................. 27
Bảng 15: Hiện trạng sử dụng đất chuyên dùng năm 2011 ............................................... 29
Bảng 16: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng ................................................ 32
Bảng 17: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng quản lý.................................................. 33
Bảng 18: Biến động diện tích đất đai đai giai đoạn 2006 – 2007 .............................. 35
Bảng 19: Biến động diện tích đất đai giai đoạn 2007 – 2008 .......................................... 37
Bảng 20: Biến động diện tích đất đai giai đoạn 2008-2010 .............................................. 39
Bảng 21: Kết quả thực hiện quy hoạch đất nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2010 .............. 41
Bảng 22: Kết quả thực hiện quy hoạch đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2010........ 42
Bảng 23: Diện tích sử dụng đất đúng mục đích và không đúng mục đích ........................ 44
Bảng 24: Biến động diện tích đất đai giai đoạn 2010 – 2011 ........................................... 45
Bảng 25: Biến động diện tích đất đai giai đoạn 2006 - 2011 ............................................ 47



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Giá trị sản xuất kinh tế năm 2010 .................................................................... 13
Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng đất Quận 9 năm 2011 ............................................................. 25
Biểu đồ 3: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp...................................................................... 26
Biểu đồ 4:Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp Quận 9 năm 2011 ................................... 28
Biểu đồ 5: Cơ cấu diện tích theo đối tượng sử dụng ......................................................... 32
Biểu đồ 6: Cơ cấu diện tích theo đối tượng quản lý .......................................................... 33
Biểu đồ 7: Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2008 – 2010 .................... 40
Biểu đồ 8: Biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2008 – 2010 .............. 41
Biểu đồ 9: Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2011 .................... 46
Biểu đồ 10: Biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2011 ........... 46
Biểu đồ 11: Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2011 ................. 48
Biểu đồ 12: Biến động diện tích đất phi nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2011 ........... 48


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NĐ: Nghị Định
TT: Thông tư
QĐ: Quyết định
NĐ –CP: Nghị định Chính phủ
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi Trường
Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
ĐVHC: Đơn vị hành chính
UBND: Ủy ban nhân dân
CN: Công nghiệp
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
DTTN: Diện tích tự nhiên
HTX: Hợp tác xã
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
ĐVT: Đơn vị tính

SDĐ: Sử dụng đất




MỤC LỤC.
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................... 1
I. PHẦN TỔNG QUAN ..................................................................................................... 3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 3
I.1.1. Căn cứ khoa học..................................................................................................... 3
I.1.1.1. Các khái niệm ..................................................................................................... 3
I.1.1.2. Phân loại đất và đối tượng sử dụng đất............................................................... 4
I.1.2. Căn cứ pháp lý ....................................................................................................... 5
I.1.3. Căn cứ thực tiễn ..................................................................................................... 5
I.1.4. Khái quát địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 6
I.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 8
I.2.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 8
I.2.2. Phương Pháp nghiên cứu ....................................................................................... 8
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 9
II.1. Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên ................................................................ 9
II.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 9
II.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................... 10
II.2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .......................................................... 13
II.3. Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Quận 9 ....................... 21
II.4. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai trên địa bàn Quận 9 năm 2011 và tình hình biến
động đất đai giai đoạn 2006-2011. .................................................................................... 24
II.4.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2011 ............................................................ 24
II.4.1.1. Đất nông nghiệp ............................................................................................... 25
II.4.1.2. Đất phi nông nghiệp......................................................................................... 27
II.4.1.3. Đất chưa sử dụng ............................................................................................. 31

II.4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và theo đối tượng được giao để
quản lý ........................................................................................................................... 32
II.4.2. Tình hình biến động đất đai trên địa bàn Quận 9 từ năm 2006 -2011 .................... 35
II.4.2.1. Giai đoạn 2006 – 2007 .................................................................................... 35
II.4.2.2. Giai đoạn 2007 – 2008 ................................................................................... 37
II.4.2.3. Giai đoạn 2008 – 2009 .................................................................................... 39
II.4.2.4. Giai đoạn 2008 – 2010 .................................................................................... 39
II.4.2.5. Đánh giá quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 ................................... 41
II.4.2.6. Giai đoạn 2010 – 2011 .................................................................................... 45


II.4.2.7. Giai đoạn 2006 – 2011 .................................................................................... 47
II.4.3. Đánh giá tính hiệu quả và tính hợp lý của việc sử dụng đất ................................... 49
II.4.4. Đề xuất phương hướng sử dụng đất ........................................................................ 51
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 53
III.1. KẾT LUẬN............................................................................................................... 53
III.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 53


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng, trải qua nhiều thế hệ,
nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất như ngày
nay.
Xuất phát từ nền tảng tư tưởng khoa học và truyền thống quan niệm canh tác của tổ

tiên. Hiến Pháp 1992 khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân Nhà nước thống nhất
quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và
có hiệu quả.
Điểm nổi bật của nước ta là đất chật, người đông, việc sử dụng đất trải qua nhiều
giai đoạn lịch sử khác nhau, đất đai lại không phân bố đồng đều giữa các vùng và ở mỗi
vùng lại nảy sinh những vấn đề cần phải xem xét cụ thể. Bên cạnh đó quá trình đổi mới
cơ chế kinh tế làm cho các nhu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho sự phát triển của nền
kinh tế ngày một tăng. Trong đó, yếu tố đất đai là một trong những yếu tố mang tính
quyết định đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Để phát huy được tính hữu ích của
đất đai thì cần phải ban hành các chính sách đất đai hữu hạn để đáp ứng nhu cầu hiện nay
và trong tương lai. Nhà nước cần phải phân phối lại đất đai theo quy hoạch và pháp luật
đảm bảo hợp lý và công bằng.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nguồn lao động dồi dào từ các tỉnh thành
khác đến làm cho nhu cầu SDĐ tăng nhanh. Đặc biệt là địa bàn Quận 9 - nơi đang có tốc
độ đô thị hóa rất cao, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Đông Thành phố, có lợi thế giao thông với
xa lộ Hà Nội, sông Đồng Nai và các xa lộ lớn dự kiến mở nối với các tỉnh xung quanh. Vì
vậy việc bố trí sử dụng đất đai đáp ứng cho nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất có
hiệu quả hơn, một cách hợp lý tạo điều kiện phát triển mọi mặt cho Quận là một vấn đề
lớn và bức bách, đòi hỏi các nhà quản lý và người sử dụng đất phải sử dụng đúng mục
đích được giao, bên cạnh đó xác định mục tiêu sử dụng đất trong những năm tới.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tình
hình sử dụng đất đai trên địa bàn Quận 9 TP.HCM giai đoạn 2006-2011” làm luận
văn tốt nghiệp của chuyên ngành Quản Lí Đất Đai- Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ
Chí Minh.

Trang 1


Ngành Quản lý đất đai


SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình sử dụng và biến động đất đai trên địa bàn Quận 9 giai đoạn
2006-2011. Từ đó làm cơ sở đề xuất một số biện pháp sử dụng đất hiệu quả hơn.
 Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội liên quan đến quá trình sử dụng đất.
- Các loại hình sử dụng đất (đất nông nghiệp, phi nông nghiệp…).
- Các đối tượng sử dụng đất ( hộ gia đình, cá nhân, tổ chức…).
 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: toàn bộ quỹ đất trên địa bàn Quận 9 TP.HCM
- Thời gian: giai đoạn 2006 – 2011.
 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Với tốc độ đô thị hóa mạnh, dân cư tập trung đông dẫn đến nhu cầu sử dụng đất tại
Quận 9 đang trở nên rất sôi động và có nhiều chuyển biến phức tạp. Đề tài này giúp tìm
hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng đất, có ý nghĩa trong quy hoạch, thực hiện các dự án đầu
tư nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu.

Trang 2


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

PHẦN TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
I.1.1. Căn cứ khoa học.
I.1.1.1. Các khái niệm.
• Đất (soil)

Là lớp mặt đất tơi xốp của vỏ trái đất và giới hạn độ sâu 1,2 – 2m. Có hai thành
phần: vô cơ và hữu cơ. Tập hợp hai thành phần này tạo nên thuộc tính cơ bản của đất là
độ màu mỡ, sức sản xuất và khả năng sinh lời của đất. Đất là một trong những thành phần
quan trọng của đất đai.
• Đất đai (land)
Là một vùng không gian đặc trưng được xác định bao gồm các yếu tố: thạch quyển,
thủy quyển, thổ quyển, sinh quyển, khí quyển và các hoạt động của con người từ quá khứ
đến hiện tại và tương lai.
• Sử dụng đất
Là tác động vào đất đai để tạo nên những công trình, những sản phẩm hay để khai
thác tài nguyên sẵn có của đất để phục vụ cho cuộc sống.
• Biến động đất đai:
Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin không gian và thuộc tính của thửa đất sau
khi xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập hồ sơ địa chính ban đầu.
Căn cứ vào đặc trưng biến động đất đai ở Việt Nam, người ta phân chia thành ba
nhóm biến động chính gồm: biến động hợp pháp, biến động không hợp pháp, biến động
chưa hợp pháp.
- Biến động hợp pháp: các dạng hồ sơ đăng ký biến động đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép biến động, bao gồm luôn cả trường hợp biến động không phải
xin phép. Đây là dạng biến động phải được cập nhật vào hồ sơ địa chính.
- Biến động bất hợp pháp: là các biến động không phải là biến động hợp pháp. Đây
là dạng biến động không phải cập nhật vào hồ sơ địa chính, nhưng phải được khoanh
vùng lên bản đồ riêng để phục vụ việc quản lý, hoặc lưu trữ trong một hệ thống sổ bộ
riêng biệt để phục vụ trong quá trình quản lý.
• Chuyển mục đích sử dụng đất: là việc chuyển mục đích sử dụng đất giữa các
nhóm đất hoặc giữa các loại đất trong cùng một nhóm đất.
• Hiện trạng sử dụng đất:
Là sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định theo đơn vị hành chính.
• Kế hoạch sử dụng đất: là sự chi tiết hóa các nội dung của quy hoạch, thời gian
thực hiện các phương án quy hoạch.

I.1.1.2. Phân loại đất và đối tượng sử dụng đất.
1. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng đất, đất đai được phân loại như sau :

Trang 3


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

a. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất
trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm.
- Đất rừng sản xuất.
- Đất rừng phòng hộ.
- Đất rừng đặc dụng.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất làm muối.
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
b. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:
- Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp.
- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất
làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng
sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng
các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công

cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình
công cộng khác theo quy định của Chính phủ.
- Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng.
- Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
c. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
2. Phân loại đối tượng sử dụng đất
Người sử dụng đất quy định trong Luật đất đai bao gồm:
- Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ chức sự nghiệp công, đơn vị vũ
trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ
chức) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất; tổ chức
kinh tế nhận chuyển quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân) được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền
sử dụng đất.
- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn
thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập
quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất.

Trang 4


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo

riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà
nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất.
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính
phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan
hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ được Nhà nước
Việt Nam cho thuê đất.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động
khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam
giao đất, cho thuê đất, được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo pháp luật về đầu tư được
Nhà nước Việt Nam cho thuê đất.
I.1.2. Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2003 được quốc hội ban hành ngày 26/11/2003.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hướng dẫn thi hành luật đất đai
2003 và các văn bản có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất.
- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về hướng dẫn thi
hành luật đất đai 2003 và các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất.
- Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
- Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ TN-MThướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004 NĐ-CP.
-Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ N-MT hướng dẫn thống
kê, kiểm kê đất đai, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
I.1.3. Căn cứ thực tiễn.
Được thành lập từ năm 1997. Qua 15 năm xây dựng và phát triển, trong những năm
gần đây với tốc độ đô thị hóa rất nhanh, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật ngày càng được
nâng cao. Các khu công nghiệp, thương mại dịch vụ hình thành góp phần giải quyết nhu
cầu việc làm trong và ngoài Quận.
Cùng với tốc độ đô thị hóa, quận đã phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp,

thương mại- dịch vụ làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh gây khó khăn cho
người dân vốn sống bằng sản xuất nông nghiệp. Phần đất nông nghiệp còn lại sử dụng sẽ
không có hiệu quả khi liên kết sản xuất và tâm lý sản xuất không ổn định.
Phần lớn các khu đô thị trước đây có quy mô đầu tư nhỏ và hình thức đầu tư chủ yếu
là phân lô bán nền nên hệ thống hạ tầng manh mún, các cơ sở giáo dục, y tế chưa đồng
bộ, thêm vào đó là hiện tượng đầu cơ đất đai nên người dân xây dựng nhà tại các khu đô
thị mới còn ít và đang có hiện tượng hoang hóa trong các khu đô thị, tình trạng ngập úng,
ô nhiễm môi trường…Cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển làm giảm hiệu quả
sử dụng đất, nhiều dự án nhỏ lẻ không theo quy hoạch, các dự án đầu tư tiến hành chậm
trễ gây nên tình trạng “treo” đất nông nghiệp, gây lãng phí tư liệu sản xuất.

Trang 5


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

Những vấn đề trên là vấn đề cấp bách còn tồn tại trên địa bàn quận cùng với quá
trình đô thị hóa mạnh mẽ. Vì vậy cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai,
quản lý chặt chẽ quỹ đất trên địa bàn Quận để đất đai sử dụng ngày càng bền vững.
I.1.4. Khái quát địa bàn nghiên cứu
Lịch sử hình thành quận 9 gắn liền với lịch sử hình thành của thành phố Sài Gòn,
Quận 9 trước đây là Long Vĩnh Hạ thuộc tỉnh Gia Định có 11 xã thôn.
Vào thập niên 20, Pháp cho thành lập lại cấp Huyện vơí danh xưng là quận, sau
thời gian thực hiện chính sách thực trị không có kết quả, tỉnh Gia Định được chia thành 4
Huyện là Thủ Đức, Hóc Môn, Gò Vấp và Nhà Bè. Khi ấy huyện Thủ Đức có 5 tổng và 19
xã.
Sau Hiệp định Geneve, chính quyền Sài Gòn bắt đấu thực hiện việc sắp xếp lại các
đơn vị hành chính một cách quy mô. Theo đó, hai Tổng An Thủy và Long Vĩnh Hạ của

Huyện Thủ Đức được tách ra và hợp với Tổng Chánh Mỹ Thượng của Huyện Châu
Thành, Biên Hòa lập thành Huyện Dĩ An thuộc tỉnh Biên Hòa. Sau đó, Long Vĩnh Hạ
tách ra khỏi Huyện Dĩ An và nhập trở lại Huyện Thủ Đức vào ngày 10/10/1962.
Vào năm 1965, Huyện Thủ Đức có 15 xã là An Khánh, An Phú, Phú Hữu, Long
Trường, Bình Trưng, Hiệp Bình, Linh Xuân, Linh Đông, Long Bình, Long Phước, Long
Thạnh Mỹ, Phước Long, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú và Thạnh Mỹ Lợi. Nhưng đến
1967, xã An Khánh tách ra khỏi Huyện Thủ Đức kết hợp với Huyện Thủ Thiêm lập thành
Quận 9.
Sau ngày giải phóng (30/04/1975), Chính quyền cách mạng đã tổ chức sắp xếp lại
các đơn vị hành chính trong thành phố. Một số xã rộng lớn được chia ra thành các xã mới
Quận 9 bị giải thể và các phường An Khánh và Thủ Thiêm được trả về cho Huyện Thủ
Đức
Quận 9 được thành lập theo Nghị định số 03/NĐ- CP ngày 06/01/1997 của Chính
phủ và Quyết định số 1196/QĐ- UB ngày 18/3/1997 của Ủy ban nhân dân Thành phố cụ
thể hóa Nghị định số 03/NĐ- CP về việc thành lập Quận 9 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh
gồm 13 phường là phường Long Bình, phường Long Thạnh Mỹ, phường Long Phước,
phường Long Trường, phường Trường Thạnh, phường Tân Phú, phường Hiệp Phú,
phường Tăng Nhơn Phú A, phường Tăng Nhơn Phú B, phường Phước Long A, phường
Phước Long B, phường Phước Bình và phường Phú Hữu.
Địa giới hành chính Quận 9 như sau:
- Phía Đông giáp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai.
- Phía Tây giáp quận Thủ Đức.
- Phía Nam giáp quận 2 và sông Đồng Nai.
- Phía Bắc giáp Thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.
Quận 9 ở vị trí cửa ngõ của thành phố, có lợi thế giao thông với Xa lộ Hà Nội,
sông Đồng Nai; là nơi tập trung nhiều dự án lớn về văn hóa, du lịch, nghỉ ngơi, giải trí cấp
thành phố và khu vực. Quận có khu vực vùng Bưng 6 xã với diện tích đất nông nghiệp,
mặt nước sông rạch lớn lợi thế về cảnh quan đô thị và môi trường sinh thái.
Trang 6



Ngành Quản lý đất đai

I.1.

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

Hình 1: Bản đồ địa giới hành chính Quận 9
Đánh giá điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên

Hình 1: Bản đồ địa giới hành chính Quận 9.

Trang 7


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

I.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
I.3.1. Nội dung nghiên cứu.
- Đánh giá điều kiện tự nhiện, tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn Quận 9.
- Đánh giá các nội dung quản lí nhà nước về đất đai.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất 2011 và biến động đất đai giai đoạn 2006 –
2011.
- Đánh giá tình hình quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000-2010.
- Đề xuất phương hướng sử dụng đất trong tương lai.
I.3.2. Phương Pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê : thống kê các số liệu, tài liệu qua công tác thống kê
đất đai hàng năm và tổng kiểm kê đất đai năm 2010 theo quy đinh của Bộ Tài

Nguyên & Môi Trường.
- Phương pháp so sánh: So sánh diện tích đất đai qua các năm để đánh giá
được tình hình sử dụng đất đai cúng như tình hình biến động đất đai trên địa
bàn Quận.
- Phương pháp đánh giá: Tổng hợp các kết quả phân tích rút ra được những
nhận xét, đánh giá những thuận lợi và khó khăn về tình hình sử dụng đất
trong thời gian qua.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu, tài liệu qua công tác thống kê và
kiểm kê đất đai, chọn lọc các số liệu, tài liệu có liên quan đến những năm
trước đó.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những chuyên gia, thầy cô,
các anh chị khóa trước, các nhà quản lý đi trước trên địa bàn quận và một số
ngoài địa bàn để hiểu rõ, từ đó có cái nhìn tổng quát để đánh giá tình hình sử
dụng đất trên địa bàn Quận.

Trang 8


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
II.1. Điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên.
II.1.1. Điều kiện tự nhiên.
1. Diện tích tự nhiên:
Quận 9 là một trong năm quận đô thị hóa của TPHCM. Được thành lập theo Nghị
định 03/NĐ – CP ngày 06/01/1997 của Chính Phủ. Với tổng diện tích tự nhiên 11.389,63
ha, chia thành 13 phường (bảng 1).
Bảng 1: Diện tích Quận theo đơn vị hành chính

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Diện tích tự nhiên (ha)
Đơn vị hành chính
Long Trường
1266,38
Long Phước
2444,00
Trường Thạnh
984,91
Phú Hữu
1188,00
Phước Long A
236,53
Phước Long B
587,55
Tăng Nhơn Phú A

418,97
Tăng Nhơn Phú B
528,29
Tân Phú
445,12
Hiệp Phú
224,61
Phước Bình
98,32
Long Thạnh Mỹ
1205,68
Long Bình
1761,27
Tổng cộng
11.389,63
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường)

2 Vị trí địa lý
+ Phía Bắc giáp quận Thủ Đức và huyện Dĩ An – Bình Dương.
+ Phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai.
+ Phía Tây giáp Quận 2.
+ Phía Đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai.
- Tọa độ địa lý: Từ 10045’ - 10054’độ vĩ Bắc và 106043’ – 106058’độ kinh
Đông.
3. Địa hình ,địa mao
Địa hình Quận được phân thành hai vùng chính : gò đồi và vùng bưng, có sự đan
xen của hệ thống sông rạch làm chia cắt thành nhiều vùng và cù lao.
- Vùng đồi gò và triền gò có độ cao từ 8 – 30 m có nơi cao tới 32 m (khu đồi Long
Bình ), tập trung ở các phường Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tân Phú, Hiệp Phú, Tăng
Nhơn Phú A với tổng diện tích khoảng 3.400 ha chiếm khoảng 30% diện tích toàn Quận.


Trang 9


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

- Vùng đất thấp trũng địa hình bằng phẳng, đại bộ phận nằm ở phía Đông Nam của
Quận và ven các kênh rạch, độ cao từ 0,8 - 2m có những khu vực rất trũng độ cao dưới
1m như khu vực phường Phú Hữu, chiếm khoảng 65% DTTN toàn Quận.
- Do đặc trưng của Quận phần gò và sườn gò có độ cao thích hợp với việc xây dựng
các công trình lớn. Bên cạnh đó còn có vùng đất trũng thấp bị phèn mặn và ngập úng,
chiếm khoảng 70% diện tích toàn Quận, nên cần phải có biện pháp phòng chống ngập úng
và xây dựng hệ thống thuỷ lợi thích hợp.
4. Khí hậu
Quận 9 nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên nhiệt độ cao và
ổn định, lượng bức xạ phong phú, với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mưa tương ứng
với gió mùa Tây Nam bắt đầu từ cuối tháng 5 đến hết tháng 11 và mùa khô ứng với gió
Đông Nam Bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng 5.
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hàng năm là 270 C, biên độ nhiệt tại đây ít thay đổi,
nhiệt độ cao nhất vào tháng 3,4 khoảng 400C.
- Chế độ gió: Khu vục này chịu ảnh của khu vực gió mùa cận xích đạo với hai
hướng gió chính:
+ Hướng gió Bắc Đông Bắc từ tháng 10-12.
+ Hướng gió Nam –Tây Nam từ tháng 5-11.
- Chế độ mưa : lượng mưa biến động bình quân hàng năm khoảng từ 1800 – 2000
mm/năm. Chủ yếu tập trung vào mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm.
5. Mạng lưới thủy văn
Quận 9 có hệ thống sông rạch khá chằng chịt, gồm các hệ thống chính sau:

- Sông Đồng Nai: đây là con sông giúp đẩy mặn, cũng như là nguồn cung cấp nước
ngọt cho toàn địa bàn Quận, bao gồm cả nông nghiệp và sinh hoạt.
- Hệ thống sông Rạch Chiếc – Trao Trảo là hệ thống nối 2 con sông lớn sông Sài
Gòn và sông Đồng Nai .
- Sông Tắc và hệ thống sông rạch phía Nam: sông Tắc là nhánh sông tách dòng của
sông Đồng Nai, nằm trong địa phận 2 phường Long Trường và Long Phước với chiều dài
13km, rộng 150m. Đây là nguồn cung cấp nước ngọt cho 2 phường trên.
- Rạch Ông Nhiêu dài 12,5 km, rộng 80m, vào mùa khô con sông này là nơi dẫn
mặn xâm nhập vào nội đồng gây cản trở cho sản xuất và sinh hoạt.
- Rạch Bà Cua – Ông Cày dài 4,2km, rộng 80m cung cấp nước cho các phường Phú
Hữu, Long Trường và dẫn nước từ nội đồng ra sông Đồng Nai.
II.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.
1. Tài nguyên đất
Quận có diện tích tự nhiên là 11.389,62 ha chiếm tỷ trọng 5,4% diện tích toàn
Thành Phố và bằng 81% diện tích khu vực nội thành. Xét theo hệ thống phân loại Việt
Nam thì đất Quận 9 thuộc 5 nhóm đất trong 9 nhóm đất của thành phố (bảng 2).

Trang 10


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

Bảng 2: Phân loại tài nguyên đất Quận 9
ĐVT: ha
STT
I
1
2

II
1
2
3
4
III
IV
V
1
2
VI

Phân loại theo HTNV

Chuyển đổi
Fao/UNESCO

Đất vàng đỏ và đất xám
Acrisols
Đất vàng đỏ
ferric Acrisols
Đất vàng xám
xanthic Acrisols
Đất xám
Acrisols
Đất xám bạc màu
dyctric Acrisols
Đất xám điển hình
haplic Acrisols
Đất xám có mùn

humic Acrisols
Đất xám nhiễm phèn
thionic Acrisols
Đất bị xói mòn trơ sỏi đá
lithic Lepthosols
Đất phù sa
Fluvisols
Đất phù sa loang lổ đỏ vàng
cambic fluvisols
Đất phèn
thionic Fluvisols
Đất phèn phát triển
orthithionic Fluvisols
Đất phèn tiềm tàng
protothionic
Sông suối
TỔNG CỘNG

Ký hiệu
theo FAO
AC
ACf
ACx
AC
ACd
ACha
AChu
ACt
LPl
FL

FLc
FLt
FLto
FLtp

Diện tích
ha
%
1.493,20 13,11
895,73
7,86
597,47
5,24
1.243,23 10,92
164,75
1,45
361,70
3,18
285,01
2,50
431,77
3,79
83,32
0,73
196,95
1,73
196,95
1,73
6451,95 56,65
307,73

2,70
6.144,22 64,89
1.920,97 16,86
11.389,62 100,00

(Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 9)
- Đất vàng đỏ và vàng xám: tập trung khu đồi Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng
Nhơn Phú A, Tân Phú, diện tích khoảng 1576,52ha, chiếm 13,11% diện tích toàn Quận.
- Đất xám: phân bổ ở vùng gò Ích Thạnh - phường Trường Thạnh, Long Trường,
một phần ấp Tây Hòa - phường Phước Long A, với diện tích 1.234,23ha, chiếm 10,92%
diện tích toàn Quận.
- Đất phù sa: phân bổ ở các phía Tây các phường Long Phước, Long Bình với diện
tích 196,95 ha, chiếm 2,08% diện tích toàn Quận.
- Đất phèn: phân bổ ở các khu Trường Lưu, Phước Lai - phường Long Trường, Phú
Hữu, vùng bưng Long Thạnh Mỹ, phần lớn Long Phước với diện tích 6451,94 ha chiếm
56,65% diện tích toàn Quận.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích 83,32ha, chiếm 0,73% diện tích toàn Quận,
phân bố ở khu vực phía bắc phường Long Bình.
Xét về tính chất cơ lý của đất, phần khu vực Tây Bắc của quận thuận lợi trong việc
xây dựng cơ bản hơn khu vực Đông Nam.
2. Tài nguyên nước
* Tài nguyên nước mặt
Diện tích đất có mặt nước của Quận chiếm đến 16,86% tổng diện tích tự nhiên của
Quận với 1.920,97 ha. Trên địa bàn Quận có con sông Đồng Nai là con sông lớn nhất và
Trang 11


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh


là nguồn nước chính cung cấp cho Thành Phố với diện tích lưu vực khoảng 45.000 km2,
hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước.
* Tài nguyên nước ngầm
Nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của Quận khá dồi dào. Tuy nhiên, hiện nay
việc khai thác nước ngầm còn tùy tiện và thiếu quy hoạch nên Thành Phố cần có biện
pháp để hướng dẫn công tác khai thác nước ngầm. Việc sử dụng phải có quy hoạch và có
sự quản lý chặt chẽ sao cho hợp lý và có hiệu qua nhất, đồng thời ngăn chặn việc xả nước
sản xuất va nước sinh hoạt trực tiếp ra sông gây ô nhiễm nguồn nước.
 Nhận xét chung
 Thuận lợi
- Quận 9 có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành
phố, nối TP. Hồ Chí Minh với khu công nghiệp Biên Hòa, khu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu
và các tỉnh phía Bắc tạo ra mối giao lưu KT-VH giữa Quận với Thành Phố và các vùng
lân cận. Do đó, Quận 9 được sự quan tâm đầu tư ưu tiên phát triển về KT-XH cũng như
củng cố an ninh quốc phòng.
- Nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của Quận khá dồi dào, là nguồn nước chính
cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trong Quận nói riêng và Thành
Phố nói chung. Vì vậy, nguồn nước cũng tham gia một vai trò rất lớn trong việc phát triển
kinh tế, xã hội của Quận và cả ở Thành phố.
- Quận có một hệ thống sông rạch phát triển tạo nên một hệ thống thoát nước tự
nhiên rất tốt.
- Đặc trưng địa hình của Quận có phần gò và sườn gò đạt được độ cao thích hợp để
xây dựng các công trình lớn.
- Do đặc điểm phân dị về địa hình, cùng với hệ thống sông rạch phát triển, tạo nên
nhiều phong cảnh đẹp, có thể hình thành các khu vui chơi, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
phục vụ cho nhu cầu của dân cư thành phố và các vùng lân cận.
Với những thuận lợi trên cũng đã góp phần thu hút lượng lớn người dân về địa
phương sinh sống và làm việc nên nhu cầu về nhà ở rất cần thiết. Do đó tình hình chuyển
nhượng ngày càng tăng, đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân.

 Khó khăn

- Với đặc điểm khí hậu có hai mùa rõ rệt đôi lúc gây khó khăn cho hoạt động sản
xuất và sinh hoạt của người dân. Mùa mưa thường gây ngập úng đối với khu vực vùng
trũng. Mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng phèn hóa, gây khó khăn cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây trồng. Với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên dễ phát sinh sâu
bệnh hại cây trồng.
- Hệ thống sông rạch chằng chịt cùng khu vực vùng bưng gây khó khăn cho việc đi
lại và phát triển cơ sở hạ tầng, tiến độ đô thị hóa không đồng đều giừa các phường trong
Quận.
- Xuất phát điểm là khu vực vùng bưng, kinh tế chủ yếu thuần nông, đời sống người
dân gắn liền với thửa ruộng, cánh đồng của mình, trình độ dân trí còn thấp. Đây cũng
chính là áp lực lớn trong quá trình đô thị hóa của Quận, đặc biệt trong vấn đề chuyển đổi
cơ cấu ngành nghề, giải quyết việc làm cho những người dân trong vùng dự án có đất bị
thu hồi để thực hiện quá trình đô thị hóa.
Trang 12


Ngành Quản lý đất đai

SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh

II.2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
1. Thực trạng phát triển kinh tế.
Quận 9 nằm trong hành lang công nghiệp TP.Hồ Chí Minh - Bà Rịa Vũng Tàu Đồng Nai, Quận có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng chủ
yếu trong nền kinh tế của Quận. Theo thống kê năm 2010, tổng giá trị sản xuất trên địa
bàn của Quận đạt 3.117,79 tỷ đồng. Trong đó:
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp chiếm 62,32% thu hút 51.700 lao động.
- Nông nghiệp chiếm 1,74% thu hút 2.151 hộ lao động.
- Thương mại dịch vụ chiếm 35,94% thu hút 23.199 cơ sở sản xuất.

1,74%
35,94%

62,32%
Nông nghiệp
CN-TTCN
TM - DV

Biểu đồ 1: Giá trị sản xuất kinh tế năm 2010
Hiện nay, nền kinh tế của Quận đã đi vào ổn định và đang trên đà phát triển, đời
sống các khu dân cư không ngừng được tăng lên. Kinh tế chủ yếu tập trung vào ngành
Công nghiệp và thương mại – dịch vụ, cơ cấu ngành nông nghiệp có xu hướng giảm
mạnh. Song cho đến nay nguồn tài nguyên đất đai của Quận vẫn chưa được khai thác hết
cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Thế mạnh trong cơ cấu kinh tế của Quận là công
nghiệp, nên cần phải có quy hoạch sử dụng đất cụ thể nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường và tăng hiệu quả sản xuất kinh tế.
a. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp trên địa bàn đã chú trọng đầu tư vốn thay đổi
công nghệ, máy móc, nâng cao chất lượng, đổi mới trong công tác quản lý, tiếp cận thị
trường, nắm bắt nhu cầu người tiêu dùng. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo
Quận đã góp phần làm tăng giá trị sản lượng CN - TTCN toàn Quận.

Trang 13


×